Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Lê Văn Duyệt- Lí Phụng Hiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.19 KB, 2 trang )

Lê Văn Duyệt
(Quý Mùi 1763 - Nhâm Thìn 1832)
Tướng, công thần nhà Nguyễn, quê 1àng Bồ Đề, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Nguyên từ đời
nội tổ di cư vào miền Nam ngụ 1àng Hòa Khánh (gần Vàm Trà Lọt) tỉnh Định Tường (nay là Tiền
Giang), sang đời thân phụ ông là Lê Văn Hiếu dời đến Rạch Gầm thuộc Long Hưng, Mĩ Tho, cũng
trong tỉnh Định Tường cũ.
Khi Nguyễn ánh bị nghĩa quân Tây Sơn đuổi chạy đến Rạch Gầm gặp ông, liền thu dụng làm bộ
tướng. Ông dày công phù tá Nguyễn ánh, có lần bị Tây Sơn bắt nhưng thoát được, Nguyễn ánh
phong làm Cai cơ, từng hộ giá Nguyễn ánhsang Xiêm (Thái Lan) hai lần. Khi trở về Gia Định ông
lập hai chiến công lớn : thu phục thành Qui Nhơn và trận đánh cửa biển Thị Nại (thuộc Bình Định)
năm Canh thân 1800.
Năm Tân Dậu 1801 chiếm xong Phú Xuân, Nguyễn ánh lên ngôi tức vua Gia Long, ông được
phong làm Khâm sai Chưởng Tả quân dinh Bình Tây tướng quân, tước Quận Công (1802). Sau đó
ông nhận lệnh cùng trung quân Nguyễn Văn Thành và hậu quân Lê Chất đem quân đi bình định
miền Bắc, rồi lãnh chức Kinh lược sứ Thanh Nghệ (Thanh Hóa, Nghệ An).
Năm Quý dậu, ông vào Nam làm Tổng trấn Gia Định, bảo hộ Chân Lạp (Cam-Pu-Chia), đến năm
1816 triều đình triệu về kinh, năm 1820 ông trở vào làm Tổng trấn Gia Định lần thứ hai cho đến
ngày 30-7 âm lịch năm N. Thìn 1832 ông mất tại chức, thọ 69 tuổi.
Mộ ông nay hãy còn tại xã Bình Hòa (nay thuộc TP. Hồ Chí Minh) nhân dân xưng tụng là Lăng đức
Tả quân, Lăng Thượng Công, hay Lăng ông Bà Chiểu. Sau khi mất, con nuôi ông là Lê Văn Khôi
liên kết với Vệ úy Thái Công Triều và nghĩa quan dấy binh phản đối sự hà khắc của triều đình Huế,
chiếm thành Gia định suốt 2 năm (1833-1834). Quân triều phải vất vả lắm mới dẹp được.
Minh Mạng vốn ghét ông nên nhân cơ hội này đã kết tội ông, ra lệnh san bằng phần mộ và dựng
tấm bia ghi : "Quyền yểm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ" (đây là nơi tên yêm hoạn Lê Văn Duyệt
chịu phép nước). Mãi đến đời Tự Đức mới phục hồi danh dự ông.
Lý Phụng Hiểu


Ngày xưa, ở làng Băng Sơn, huyện Hồng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, có người to lớn vạm

vỡ, râu ria rậm rạp, khỏe mạnh phi thường, tên là Lê Phụng Hiểu. Khi hai mươi tuổi, có hai


thôn Cổ Bi và Đàm Xá tranh nhau ruộng đất đem dân làng ra đánh nhau, Phụng Hiểu vung
cánh tay lên bảo với người làng Cổ Bi rằng: "Chỉ một mình tôi có thể đánh được muôn
người".

Dân làng mừng lắm, làm rượu để mời Phụng Hiểu ăn uống. Phụng Hiểu uống hết một vò
lớn, ăn sạch một nồi ba mươi cơm mới no, bấy giờ mới ra khiêu chiến với người làng Đàm
Xá. Khi hai xã giáp chiến, Phụng Hiểu vươn mình lên nhổ một cây to bên vệ đường cầm
ngang trong tay, xông vào đánh nhau với dân Đàm Xá. Dân làng này phải bỏ chạy, không
ai dám địch, chạy không kịp thì bị thương, đành phải nhường trả ruộng cho làng Cổ Bi.

Bấy giờ vua Thái Tổ nhà Lý đang kén người có sức mạnh để sung vào quân túc vệ, nghe
tiếng Phụng Hiểu liền cho vời đến phong ngay chức Võ Vệ tướng quân.

Đến khi vua Thái Tổ m^'t, Thái Tôn nối ngôi, có ba vị vương là Dực Thánh Vương, Võ
Đức Vương và Đông Chính Vương mưu làm phản, đem binh vào Đại Nội để cướp ngôi
vua.

Phụng Hiểu vâng mệnh vua Thái Tôn đem quân túc vệ ra cửa vung kiếm giết ngay Võ Đức
Vương. Quân tam vương thấy vậy, rùng rùng bỏ chạy tìm đường thoát thân, quân túc vệ
thừa thế đánh tràn ra, giết quân ba phủ không còn một mống nào, chỉ có hai vị vương kia
chạy được thoát. Bình xong cuộc biến, lúc trở vào triều, vua Thái Tôn vỗ vai Phụng Hiểu
khen ngợi: "Trẫm xem sử nhà Đường, thấy Uất Trì Kinh Đức cứu nạn cho vua Đường Thái
Tôn, tưởng là các bày tôi về sau không còn ai trung dũng được như thế nữa, nay không ngờ
có khanh".

Rồi phong cho làm Đô Thống tướng quân. Được ít lâu, Phụng Hiểu theo vua Thái Tôn vào
đánh Chiêm Thành, làm tiên phong phá tan quân giặc, bắt được vua Chiêm là Chế Vũ.
Thành công trở về, vua định thưởng nhiều vàng bạc và phong tước hầu cho Phụng Hiểu,
nhưng Phụng Hiểu đều từ chối, xin cho đứng ở trên núi Băng Sơn ném một lưỡi dao ra
ngoài, hễ rớt xuống chỗ nào, thì xin đất đến đấy để lập nghiệp.


Vua bằng lòng cho, Phụng Hiểu đứng ở trên đỉnh núi, ném vút thanh đao ra ngoài mười
dặm, sa xuống cắm vào làng Đa Mỹ, quy vuông tính ra được hơn nghìn mẫu. Tự đấy ruộng
thưởng cho công thần gọi là ruộng thác đao (nghĩa là cắm đao) là do sự tích ấy.

Phụng Hiểu cho con cháu đến ở, lập thành một làng, sống đến 73 tuổi mới mất. Dân lập
đền thờ ông làm Phúc thần, gọi là Lịch Đại Đế Vương miếu.

×