Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Bảo quản vốn tài liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.49 KB, 23 trang )

Trường Đại học Văn Hố Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa Thư Viện Thông Tin
Bộ môn Bảo Quản Vốn Tài Liệu

------

Đề tài:

Giảng viên: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Lớp: Thư Viện 8
Sinh viên: Lê Thụy Diễm Trinh
Nguyễn Thị Thuý
Mai Thị Hướng
Châu Thị Cẩm Lìn
Nguyễn Thị Qun


TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 11 năm 2015


Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 3
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 4
Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 4

I.

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 4
2. Ý nghĩa của đề tài................................................................................................... 4
II.


Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 4

III.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 4

1. Phạm vi không gian ............................................................................................... 4
2. Phạm vi thời gian ................................................................................................... 4
IV.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 4

V. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 5
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH .......................................................................................... 5
CHƯƠNG I: .................................................................................................................... 6
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ Ý THỨC BẢO QUẢN TÀI LIỆU CỦA BẠN
ĐỌC ................................................................................................................................. 6
1. Những khái niệm .................................................................................................... 6
2. Ý nghĩa của việc bảo quản tài liệu của bạn đọc ..................................................... 7
CHƯƠNG II: .................................................................................................................. 8
THỰC TRẠNG BẢO QUẢN TÀI LIỆU CỦA BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐH VĂN HÓA TP HỒ CHÍ MINH ........................................................... 8
1. Giới thiệu sơ nét về trường Đại học Văn Hóa TP. Hồ Chí Minh .......................... 8
2. Giới thiệu sơ nét về thư viện trường đại học Văn Hóa Tp. Hồ Chí Minh ........... 11
3. Tình hình ý thức bảo quản tài liệu của bạn đọc ................................................... 14
4. Nhận xét ............................................................................................................... 16
CHƯƠNG III:............................................................................................................... 18
1



GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG Ý THỨC BẢO QUẢN TÀI LIỆU CHO BẠN ĐỌC 18
1. Giáo dục ý thức bảo quản cho bạn đọc ................................................................ 18
2. Tuyên truyền, vận động các phương pháp bảo quản tài liệu cho bạn đọc ........... 18
3. Xây dựng phong cách ứng xử có văn hóa khi sử dụng tài liệu ............................ 19
PHẦN 3: KẾT LUẬN ...................................................................................................... 21
Danh mục tài liệu tham khảo ......................................................................................... 22

2


LỜI NĨI ĐẦU
Hiện nay trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa thơng tin được xem là nguồn
lực đóng vai trị quan trọng. Tuy nhiên cùng với cơng nghệ hiện đại số lượng thông tin
ngày càng nhiều gây ra hiện tượng bùng nổ thơng tin. Chính vì sự bùng nổ thông tin nên
sự ra đời của các trung tâm thơng tin thư viện lớn nhằm kiểm sốt, chọn lọc những thông
tin đáng tin cậy để đưa tới phục vụ cho bạn đọc, người dùng tin.
Vốn tài liệu trong thư viện ngày càng phong phú, đa dạng về chất lượng và số lượng,
cả nội dung và hình thức. Cũng chính vì việc đáp ứng nhu cầu dùng tin của mọi người nên
cán bộ thư viện luôn luôn cập nhật tài liệu mới, tài liệu quý. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đó
chính là việc bảo quản những tài liệu ấy như thế nào? Cán bộ thư viện đóng góp một phần
trong việc bảo quản nhưng nó cũng phụ thuộc vào việc sử dụng, bảo quản của người dùng
tin. Bạn đọc sử dụng tài liệu để nghiên cứu, học tập nhưng lại khơng để ý đến tình trạng
vật lý của tài liệu, họ không biết cách bảo quản, sử dụng chúng ra sao, như thế nào là đúng
cách. Nếu sử dụng tài liệu một cách đúng đắn thì tuổi thọ của tài liệu sẽ được kéo dài,
không những vậy mà thời gian, công sức cũng như tiền bạc để phục chế tài liệu cũng được
giảm đi rất nhiều.
Trong thực tế không ít bạn đọc khi sử dụng tài liệu vẫn chưa nhận thức được việc sử
dụng tài liệu đúng cách nên tài liệu hiện nay hư hỏng mất mát rất nhiều. Dẫn đến tình trạng
bạn đọc khi đến thư viện khơng tìm được thơng tin cần thiết cho bản thân, chính vì điều đó
thư viện khơng đáp ứng được nhu cầu thông tin cho bạn đọc làm giảm nhu cầu đọc của

người dùng. Điều đó cho thấy được tầm quan trọng của việc bảo quản tài liệu trong thư
viện. Từ đó nhóm chúng tơi chọn đề tài: “Tình hình ý bảo quản tài liệu của bạn đọc tại
thư viện trường Đại học Văn Hóa TP. Hồ Chí Minh” nhằm đưa ra được thực trạng ý
thức bảo quản tài liệu của bạn đọc để từ đó đề xuất những giải pháp cần thiết trong việc
bảo quản tài liệu giúp cho cán bộ thư viện có những phương pháp bảo quản tài liệu cho thư
viện của mình và đưa ra những chỉ dẫn thiết thực về việc bảo quản tài liệu đối với bạn đọc.

3


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I.
Tính cấp thiết của đề tài
1. Lý do chọn đề tài
Bảo quản vốn tài liệu thư viện là một khâu quan trọng trong quy trình xử lý nghiệp
vụ của cơ quan thông tin thư viện. Bên cạnh cán bộ thư viện thì bạn đọc cũng đóng một
phần quan trọng trong việc bảo quản tài liệu. Tuy nhiên, trên thực tế, bạn đọc chưa ý thức
được việc bảo quản tài liệu làm ảnh hưởng, hư hại tới tài liệu. Chính vì lý do đó, chúng tơi
lựa chọn đề tài “Tình hình ý thức bảo quản tài liệu của bạn đọc”.
2. Ý nghĩa của đề tài
Giúp cho người đọc hiểu rõ giá trị của việc bảo quản tài liệu và sử dụng tài liệu đúng
cách. Đưa ra những phương pháp cần thiết về việc bảo quản tài liệu, giáo dục ý thức bảo
quản cho người đọc tốt hơn.
II.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ý thức bảo quản tài liệu của bạn đọc tại thư viện
trường Đại học Văn Hóa TP Hồ Chí Minh.
III.


Phạm vi nghiên cứu
1. Phạm vi không gian

Đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu ý thức bảo quản tài liệu của bạn đọc tại thư viện
Trường Đại học Văn Hóa TP Hồ Chí Minh.
2. Phạm vi thời gian
Đề tài giới hạn trong thời gian 10/10/2015 đến 08/11/2015
IV.

Mục tiêu nghiên cứu

Thực tế cho thấy, vấn đề phục chế lại những tài liệu bị hư hỏng rất tốn kém. Nhà nước
ta tốn rất nhiều chi phí cho việc phục chế và giảm thiểu hư hỏng, mất mát tài liệu nên việc
bạn đọc có ý thức bảo quản tài liệu của thư viện cũng như của bản thân sẽ đóng góp một
phần trong việc giảm thiểu chi phí, thời gian phục chế tài liệu. Từ việc nghiên cứu và đánh
giá đúng được tình hình ý thức bảo quản tài liệu của bạn đọc tại thư viện trường Đại học
Văn Hóa TP Hồ Chí Minh, từ đó có cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất những giải pháp

4


định hướng ý thức bảo quản tài liệu của bạn đọc tại thư viện trường Đại học Văn Hóa TP
Hồ Chí Minh.
V.

Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng các phương pháp:
-


Phương pháp phân tích - tổng hợp

-

Phương pháp quan sát

-

Phương pháp thống kê

-

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH
Chương I: Những vấn đề chung về ý thức bảo quản tài liệu của bạn đọc

Chương II: Thực trạng bảo quản tài liệu của bạn đọc tại thư viện trường Đh
Văn Hóa TP Hồ Chí Minh
Chương III: Giải pháp định hướng ý thức bảo quản tài liệu cho bạn đọc

5


CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ Ý THỨC BẢO QUẢN TÀI LIỆU CỦA BẠN
ĐỌC
1. Những khái niệm
1.1 Tài liệu
Tài liệu là vật thể mang tin, trong đó ghi những thơng tin dưới dạng chính văn, âm

thanh và hình ảnh dùng để truyền đạt trong thời gian, không gian nhằm mục đích bảo quản
và sử dụng chúng.
1.2 Bảo quản tài liệu
1.2.1 Khái niệm
Là những biện pháp đảm bảo sự toàn vẹn và hiện trạng vật lý bình thường của các
tài liệu có trong kho.
1.2.2 Cách bảo quản
1.2.2.1 Lập kế hoạch bảo quản tài liệu
Mục đích của việc lập kế hoạch bảo quản là để xác định quy trình tổng thể hoạt động
bảo quản tài liệu của thư viện cho cả hiện tại và tương lai, xác định việc nào nên và không
nên thực hiện.
Trước hết phải xác định được nhu cầu thực tế của thư viện mình bằng việc khảo sát,
đánh giá các nhu cầu then chốt đó, nội dung bảng khảo sát phải phản ánh được các nội
dung sau:
-

Đánh giá về chủ trương, việc thực hiện và các điều kiện của cơ quan có ảnh
hưởng đến cơng tác bảo quản.

-

Tình trạng chung của toàn bộ các tài liệu lưu trữ và chỉ ra được những giải
pháp cần làm để cải thiện tình trạng đó cũng như biện pháp nào để bảo quản
các tài liệu đó lâu dài.

-

Các yêu cầu, đề xuất về kế hoạch bảo quản cụ thể, đề xuất các hoạt động đáp
ứng được u cầu đó.


-

Thơng tin và tình trạng tồn bộ tịa nhà, các yếu tố mơi trường, đặc điểm khí
hậu, an ninh, kết cấu tịa nhà, giá trị kiến trúc, hệ thống bảo vệ và sử dụng,…

6


Phác thảo kế hoạch bảo quản phải thể hiện được vai trò và tầm quan trọng của việc
bảo quản, cho thấy được công tác bảo quản tài liệu là một công việc tương đương như
những khâu công tác khác quyết định sự tồn tại của thư viện.
Kế hoạch của mỗi thư viện sẽ khác nhau dựa trên kế hoạch khảo sát thực tế của mỗi
thư viện. Có kế hoạch đơn giản nhưng cũng có kế hoạch phức tạp và chi tiết tùy vào tình
hình mỗi thư viện.
1.2.2.2 Các phương pháp bảo quản tài liệu
Mỗi thư viện cần có những phương pháp bảo quản tài liệu riêng như lắp đặt các trang
thiết bị có cơng suất, kích cỡ, độ ồn,… phù hợp với từng loại hình thư viện. Đồng thời mỗi
thư viện cần phải điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phù hợp nhằm bảo quản tài liệu một cách tốt
nhất.
Thư viện cần xây dựng kho lưu trữ phù hợp với từng loại hình tài liệu của thư viện.
Xây dựng và xử lý một số nguyên nhân gây hư hỏng tài liệu: Đưa ra kế hoạch xử lý
tài liệu khi bị hư hỏng trong nhiều trường hợp như hỏa hoạn, lũ lụt, sinh vật phá hoại,…
2. Ý nghĩa của việc bảo quản tài liệu của bạn đọc
Vốn tài liệu là yếu tố hình thành nên thư viện. Vốn tài liệu được các thư viện xây
dựng trong suốt quá trình hoạt động, tuy nhiên, tài liệu được lưu trữ trên các vật liệu rất dễ
bị hủy hoại nếu như bạn đọc khơng có ý thức bảo quản tài liệu. Vì vậy việc giữ gìn vốn tài
liệu và giữ gìn di sản thành văn của dân tộc là một vấn đề cần được chú trọng đối với cán
bộ thư viện cũng như đối với người dùng tin.
Rất nhiều tài liệu, đặc biệt là các tài liệu quý hiếm nếu không được bảo quản tốt sẽ bị
hư hỏng và phải bỏ ra một số tiền lớn mới có thể mua được bản khác. Mặt khác nếu bảo

quản tài liệu không tốt, tuổi thọ của tài liệu bị giảm thì số tiền để khắc phục sẽ rất lớn.

7


CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG BẢO QUẢN TÀI LIỆU CỦA BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐH VĂN HĨA TP HỒ CHÍ MINH
1. Giới thiệu sơ nét về trường Đại học Văn Hóa TP. Hồ Chí Minh
1.1 Mục tiêu
Xây dựng Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh thành một cơ sở đào tạo nguồn
nhân lực văn hóa, nghệ thuật, truyền thơng và du lịch trình độ Đại học và trên Đại học, có
chuẩn mực, chất lượng cao.
Xây dựng Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh thành một trung tâm nghiên cứu
khoa học về Văn hóa, Nghệ thuật, Truyền thơng và Du lịch của khu vực phía Nam và của
cả nước, có khả năng góp phần vào việc giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong
việc khai thác các giá trị văn hóa nhất là ở khu vực phía Nam, phục vụ cơng cuộc phát triển
sự nghiệp văn hóa và phục vụ văn hóa cho cộng đồng.
Xây dựng Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh thành một môi trường mở đa
ngành, đa cấp, đa phương thức đào tạo. Một môi trường sư phạm thân thiện với người học
và với cộng đồng. Một mơi trường có quan hệ quốc tế rộng rãi.
Xây dựng Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh thành một cơ sở đào tạo và
nghiên cứu khoa học có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, chuyên dụng và hiện
đại, tạo ra một môi trường tốt nhất cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
Xây dựng Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh thành một cơ sở đào tạo vừa có
tính trung tâm vừa có tính động lực cho các cơ sở đào tạo văn hóa khu vực phía Nam. Trở
thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học tầm cỡ khu vực Đông Nam Á và Châu
Á.
1.2 Chức năng nhiệm vụ
* Đào tạo cán bộ VHTT các ngành:

-

Thư viện- Thông tin

-

Bảo tàng

-

Văn hóa Du lịch
8


-

Phát hành xuất bản phẩm

-

Quản lý Văn hóa

-

Văn hóa học

-

Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam


* Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học về lĩnh
vực văn hóa thơng tin vào hoạt động thực tiễn khu vực phía Nam.
* Hỗ trợ tư vấn cho các cơ sở đào tạo cán bộ VHTT khu vực phía Nam
1.3 Q trình hình thành và phát triển
- Ngày 03/01/1976, theo quyết định của Bộ Văn hố Thơng tin miền Nam, Trường
Nghiệp vụ Văn hố – Thơng tin (nay là trường Đại học Văn hố Tp. Hồ Chí Minh) được
thành lập và từ đó, ngày này trở thành ngày truyền thống của Nhà trường. Quá trình xây
dựng, phát triển của Trường đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử đáng nhớ.
- Ngày 30/8/1976, theo Quyết định số 110/VH-QĐ trường có tên gọi là Trường Lý
luận nghiệp vụ II. Nhiệm vụ chính của Nhà trường thời kỳ này là bồi dưỡng lý luận nghiệp
vụ văn hoá cho số cán bộ ngành văn hố miền Nam cịn rất non trẻ sau ngày giải phóng.
- Ngày 19/9/1981, theo Quyết định số 121/VH-QĐ trường được đổi tên thành Trường
Văn hoá Tp. Hồ Chí Minh và có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo cán bộ văn hố
thơng tin có trình độ trung cấp cho các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên do nhu cầu của hoạt động
Văn hố thơng tin phía Nam thời kỳ này còn quá thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ ĐH,
Trường đã mạnh dạn liên kết với trường Đại học Văn hoá Hà Nội để đào tạo cán bộ Văn
hố Thơng tin bậc Đại học. Sự liên kết này đã được liên tục thực hiện cho đến ngày hôm
nay và đạt được những kết quả mỹ mãn.
- Ngày 26/4/1995, theo Quyết định số 1787/VH-QĐ Trường được nâng cấp thành
Trường Cao đẳng Văn hố Tp. Hồ Chí Minh trực thuộc Đại học Văn hoá – Nghệ thuật Tp.
Hồ Chí Minh. Từ thời điểm này Trường bắt đầu đào tạo cán bộ Văn hố thơng tin ở trình

9


độ cao đẳng cho các tỉnh phía Nam với các chuyên ngành: Thư viện, Bảo tàng, Văn hoá
quần chúng, Phát hành xuất bản phẩm, Văn hoá du lịch.
Ngày 10/7/1998, Trường được Thủ tướng Chính phủ Quyết định nâng cấp thành
trường Cao đẳng Văn hố Tp. Hồ Chí Minh theo Quyết định số 124/QĐ-TTg và tiếp tục
thực hiện nhiệm vụ của giai đoạn trước.

Ngày 23/6/2005, theo Quyết định số 154/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ, Trường được nâng cấp thành Trường Đại học Văn hố Tp. Hồ Chí Minh. Chức năng
nhiệm vụ chính của Trường hiện nay là đào tạo cán bộ Văn hố Thơng tin với các ngành:
Khoa học Thư viện, Bảo tàng học, Việt Nam học (Văn hoá du lịch), Kinh doanh xuất bản
phẩm, Quản lý văn hoá, Văn hoá học, Văn hoá dân tộc thiểu số; Nghiên cứu phát triển, ứng
dụng khoa học các lĩnh vực văn hoá vào hoạt động Văn hố Nghệ thuật, Thơng tin và Du
lịch khu vực phía Nam; Hỗ trợ các cơ sở đào tạo cán bộ VHTTDL khu vực phía Nam…
Như vậy, qua 5 lần thay đổi nhiệm vụ, Nhà trường đã trải qua nhiều giai đoạn phát
triển từ thấp đến cao, đạt được những thành tích đáng kể đánh dấu sự đổi mới, trưởng thành
của một Nhà trường đào tạo nghề nghiệp đặc thù – Nghề nghiệp trong lĩnh vực VHTTDL.
Nhà trường đã bồi dưỡng, đào tạo được hàng chục ngàn cán bộ VH-TT từ trình độ trung
cấp cho đến đại học, bổ sung cho các đơn vị trong toàn ngành VHTTDL các tỉnh phía Nam,
góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ “nền văn hoá Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc”. Trường đã đóng góp nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp đổi mới GD-ĐT
và đã được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất. Đó khơng chỉ là nguồn
cỗ vũ, động viên tồn thể cán bộ cơng nhân viên Nhà trường mà cịn là tiền đề, chứng tỏ
tiềm năng để Nhà trường vững bước đi lên trong giai đoạn mới.
1.4 Cơ sở vật chất
Cơ sở chính: Khu Hiệu bộ và giảng đường
Diện tích: 7000 m 2. Địa chỉ: 51 Quốc Hương, Thảo Điền, Q.2 Tp.HCM.
+ Một thư viện: trên 15.000 đầu sách
+ 2 phịng máy vi tính: 80 máy
+ 1 thư viện thực hành
10


+ Phòng học giám định cổ vật
+ Phòng học vẽ
+ 1 CLB thực hành
+ Sân TDTT: 1.850 m2

+ Hội trường đa năng: 650 chỗ ngồi
Ký túc xá: 20 căn nhà
Diện tích: 2000 m2. Địa chỉ: Làng Báo chí, Thảo Điền, Tp.HCM.
Phục vụ: 300 sinh viên nội trú
Khu biệt thự K:
Diện tích: 1.035 m2. Địa chỉ: 732 An Điền, Thảo Điền, Tp.HCM.
Phục vụ: 150 sinh viên nội trú
Khu thể thao-KTX sinh viên
Diện tích: 3 ha. Địa chỉ: 288 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long A, Q.9, Tp.HCM.
2. Giới thiệu sơ nét về thư viện trường đại học Văn Hóa Tp. Hồ Chí Minh
2.1 Đặc điểm
Thư viện trường Đh Văn Hóa TP Hồ Chí Minh ra đời từ những ngày đầu thành lập
trường 1976 và gắn liền với các bước phát triển của nhà trường. Trước đây, thư viện do
phòng đào tạo quản lý, qui mơ hoạt động cịn nhỏ phương thức thủ công truyền thống. Khi
mới thành lập, thư viện chỉ có 1 cán bộ phụ trách khơng có nghiệp vụ chun mơn về thư
viện. Trụ sở chính đặt tại lầu 10, cao ốc 727 Trần Hưng Đạo, quận 5, tp HCM. Sau đó
nhằm nâng cao cơng tác phục vụ, ban giám hiệu đã cử một giáo sinh thư viện cùng một
sinh viên tốt nghiệp thủ khoa trung cấp thư viện đầu tiên về nhận cơng tác tại thư viện. Lúc
đó, thư viện có khoảng 6000 bản sách, trong đó sách tiếng Nga chiếm khoảng 40% kho
sách. Sau đó nhà trường dời trụ sở về tập trung tại làng báo chí, xã An Phú, Thủ Đức (cũ).
Thư viện được chuyển về đường 3, làng Báo chí để phục vụ nhu cầu học tập và giảng dạy
của giảng viên và học viên giai đoạn đào tạo cán bộ văn hóa trình độ trung cấp lúc bấy giờ.
Sau đó, thư viện được chuyển về số 3A cư vá Ngân Hàng, xã Thảo Điền, Thủ Đức (cũ).
Hiện nay, thư viện được đặt tại lầu 2, dãy nhà thực hành nằm trong khuôn viên trường tại
số 51, Quốc Hương, P Thảo Điền, Q2.

11


Năm 2001, Nhà trường xây dựng đề án nâng cấp thư viện trường thành trung tâm

Thông tin – Thư viện và tháng 8/2002, Ban Giám Hiệu đã ra quyết định nâng cấp thư viện
thành trung tâm Thông tin – Thư viện, trực thuộc Ban Giám nhà trường.
2.2 Chức năng, nhiệm vụ
2.2.1 Chức năng
Trung tâm có chức năng thơng tin và phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo,
nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và quản lý của nhà
trường thông qua việc sử dụng, khai thác các loại tài liệu có trong thư viện.
2.2.2 Nhiệm vụ
Tham mưu giúp hiệu trưởng trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh xây
dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và chiến lược phát triển; tổ chức điều phối tồn bộ hệ
thống thơng tin, tư liệu, thư viện trong nhà trường.
Thu thập, bổ sung, trao đổi, phát triển nguồn lực thông tin trong nước và nước ngoài
đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của nhà trường.
Thu nhận lưu chiểu các tài liệu do nhà trường xuất bản, các công trình nghiên cứu
khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội thảo, khóa luận, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỹ
của cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng
và các dạng tài liệu khác của nhà trường, các tài liệu được tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao
đổi giữa các thư viện.
Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu. Biên soạn các loại hình thư
mục, ấn phẩm thông tin theo quy định của pháp luật phục vụ công tác nghiên cứu khoa
học, đào tạo.
Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn
tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin thư viện thông qua các hình thức phục vụ phù
hợp. Nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật mới vào công tác xử lý
và phục vụ bạn đọc.
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ,
ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ cán bộ thư viện để không ngừng nâng cao chất lượng và
hiệu quả công tác.

12



Tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ, kho tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật; bảo quản,
kiểm kê tài liệu định kỳ và thanh lọc tài liệu theo quy định của Bộ Văn hóa, thể thao và du
lịch. Thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm và đột xuất khi có u cầu.
2.3 Nguồn lực thơng tin:
Nguồn lực thông tin là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả
hoạt động của thư viện. Chính vì vậy, ngay từ lúc thành lập Trung tâm đã chú trọng rất
nhiều đến việc xây dựng nguồn lực thông tin cho thư viện và bước đầu đã đáp ứng được
nhu cầu của đông đảo người dùng tin. Nguồn lực thông tin của thư viện hơn 42.067 tài liệu
bao gồm:
-

Sách: 33.326 bản

-

Công báo từ 2002 đến nay

-

Báo – Tạp chí: 150 tên

-

Luận văn, Luận án: 754 bản

-

Khóa luận: 1268 bản


-

Tài liệu đa phương tiện: 712 tên (bao gồm đĩa CD, VCD, DVD…)

-

Ấn phẩm định kỳ: 5910 bản

-

Và một số sản phẩm thơng tin khác:

§ Thư mục chun đề phục vụ đào tạo cán bộ Văn hóa Thơng tin
§ Thư mục giới thiệu tài liệu mới hàng tháng
§ Thư mục trích báo tạp chí
§ Tài liệu giới thiệu sách hay trong thư viện
2.4 Nhân sự:

TT

HỌC VỊ, HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

NỘI DUNG CƠNG VIỆC
ĐANG ĐẢM NHIỆM

01


Ths. Giang Anh Thơ

Phó Giám đốc phụ
trách

Quản lý chung các hoạt động
của thư viện

02

CN. Nguyễn Hải Gian

Tổ trưởng Tổ
Nghiệp vụ

Xử lý kỹ thuật tài liệu, quản trị
mạng thư viện, website,…

13


03

CN. Lê Thị Định

Tổ trưởng Tổ Lưu
hành

Phụ trách hoạt động khối phòng
đọc, mượn, dịch vụ thư viện


04

CN. Nguyễn Văn Xuyên

Thư viện viên

Làm công tác phân loại, xử lý
kỹ thuật tài liệu

05

CN. Lê Tôn

Thư viện viên

Tổ trưởng Tổ CĐ Trung tâm
TT-TV, làm cơng tác phục vụ
bạn đọc

06

CN. Đồn Thị Ánh Tơ

Thư viện viên

Làm công tác phục vụ bạn đọc

07


CN. Nguyễn Thị Tuyết Xuân

Thư viện viên

Làm công tác phục vụ bạn đọc

3. Tình hình ý thức bảo quản tài liệu của bạn đọc

Biểu đồ thể hiện cơ cấu vốn tài liệu thường
hay sử dụng
2% 2% 11%

85%

Giấy

Bản đồ

CD

Khác

Qua biểu đồ có thể thấy, vốn tài liệu của thư viện rất là phong phú và đa dạng, trong
đó, tài liệu dạng giấy là tài liệu phổ biến, dễ sử dụng nên các bạn đọc thường lựa chọn sử
dụng nhiều nhất chiếm 85%. Tài liệu dạng bản đồ và CD là dạng tài liệu ít thông dụng nhất.

14


Bởi vì dạng tài liệu này khơng phổ biến, khó sử dụng, nhu cầu bạn đọc không cao, tỷ lệ sử

dụng chiếm 2% mỗi tài liệu.

Biểu đồ thể hiện cơ cấu mục đích sử
dụng tài liệu của bạn đọc

17%

23%

23%
29%
8%

Khơng

Đánh dấu, ghi chú

Che nắng

Quạt

Khác

Qua biểu đồ có thể thấy, mục đích sử dụng tài liệu của bạn đọc ngoài việc sử dụng
cho việc học tập, nghiên cứu chiếm 23% thì bạn đọc cịn sử dụng vào các mục đích khác
như quạt, che nắng, đánh dấu, ghi chú,... Bên cạnh những bạn đọc biết sử dụng đúng cách
tài liệu, thì có một số bạn sử dụng chưa đúng cách làm hư hỏng tài liệu như sử dụng cho
việc đánh dấu, ghi chú (29%)... Từ đó cho thấy ý thức bảo quản tài liệu của bạn đọc đang
còn hạn chế.


15


Biểu đồ thể hiện cơ cấu ý thức bảo quản tài
liệu của bạn đọc
2%
4%

42%
52%

Tốt

Bình thường

Khơng tốt

Kém

Qua biểu đồ có thể thấy, ý thức bảo quản tài liệu do bạn đọc tự đánh giá, mức độ bình
thường chiếm tỷ lệ cao nhất 52%, mức độ bảo quản tài liệu kém là 2%.
Từ ba biểu đồ trên có thể rút ra được phần lớn các bạn đọc sử dụng tài liệu dạng giấy
và nhận thức được việc bảo quản tài liệu là cần thiết. Tuy nhiên, một bộ phận bạn đọc chưa
nhận thức về phương pháp bảo quản tài liệu một cách đúng đắn.
4. Nhận xét
4.1 Tích cực
Phần lớn bạn đọc có ý thức bảo quản tài liệu luôn chấp hành đầy đủ nội quy khi vào
thư viện.
Một số bạn sinh viên nhận thức được việc sử dụng và bảo quản tài liệu đúng cách.
Tài liệu được lấy cẩn thận ít gây hư hỏng tài liệu.

4.2 Tiêu cực
Một bộ phận sinh viên chưa ý thức được việc sử dụng và bảo quản tài liệu đúng cách
làm giảm tuổi thọ của tài liệu.
Tài liệu bị hư hỏng, mất mát gây ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ người dùng tin
của cán bộ thư viện.
Những hành động như xé tài liệu, tẩy xóa làm mất đi giá trị thông tin của tài liệu khiến
cho người dùng tin sau không tiếp cận được nguồn thông tin đó.
16


4.3 Nguyên nhân
4.3.1 Chủ quan
Do bản thân bạn đọc chưa nhận thức được
tầm quan trọng của việc sử dụng tài liệu đúng
cách. Chính vì vậy, trong q trình sử dụng tài
liệu, bạn đọc chỉ quan tâm đến nội dung mà khơng
chú ý đến tình trạng vật lý của tài liệu gây nên hư
hỏng, rách nát.
4.3.2 Khách quan
Bạn đọc không được sự hướng dẫn kỹ lưỡng của cán bộ thư viện về công tác bảo quản
tài liệu.
Do cách sắp xếp tài liệu chưa hợp lý của cán
bộ thư viện nên gây ra sự hư hỏng tài liệu, đồng
thời những tài liệu chưa được xử lý đó lại được
mang ra phục vụ cho bạn đọc nên tình trạng của
tài liệu tổn hại ngày càng nhiều gây ra sự khó khăn
cho q trình phục chế, sửa chữa tài liệu.

17



CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG Ý THỨC BẢO QUẢN TÀI LIỆU CHO BẠN
ĐỌC
1. Giáo dục ý thức bảo quản cho bạn đọc
Mặc dù được trang bị những thiết bị nhằm bảo quản tài liệu nhưng tài liệu vẫn bị mất,
báo, tạp chí vẫn bị cắt xé, đánh dấu, nhàu nát,… điều đó cho thấy cơng tác giáo dục bạn
đọc là rất quan trọng và cần thiết nếu như thư viện muốn tàng trữ đời đời vốn tài liệu thư
viện. Vì vậy tại các phịng đọc thư viện cần phải có bảng nội quy dành cho bạn đọc. Nếu
bạn đọc vi phạm vào những quy định trên, tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà nhắc nhở,
cảnh cáo, thu lại thẻ đọc, phạt tiền hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
Riêng đối với quy định tiền phạt, căn cứ vào nghị định số 31/2001 NĐ-CP của chính
phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa – thơng tin, thư viện quốc gia quy
định như sau:
-

Đối với hành vi mang tài liệu ra khỏi phòng đọc của thư viện khi khơng được
phép của người có trách nhiệm, xử phạt “lần thứ nhất 100 nghìn đồng, lần thứ
hai 100 nghìn đồng và thu thẻ bạn đọc, thơng báo với cơ quan và trường học”.

-

Đối với hành vi làm hư hỏng tài liệu (làm nhàu và rách nát tài liệu) phạt tiền
gấp 3 lần giá trị tài liệu.

-

Đối với hành vi cắt xé tài liệu phạt tiền gấp 5 lần giá trị tài liệu thu thẻ bạn đọc
và thông báo về cơ quan trường học.
2. Tuyên truyền, vận động các phương pháp bảo quản tài liệu cho bạn

đọc

Trong quá trình sử dụng tài liệu cán bộ thư viện đưa ra những nội quy nhất định trong
việc sử dụng tài liệu của thư viện qua đó cũng thực hiện việc tuyên truyền vận động các
phương pháp bảo quản tài liệu khi sử dụng.
-

Phương pháp tuyên truyền: Lập kế hoạch tuyên truyền việc sử dụng tài liệu
đúng cách đồng thời đưa ra cách bảo quản tài liệu

-

Phương hướng thực hiện:
Thường xuyên thực hiện các bài nói, bài viết tuyên truyền về phương pháp bảo
quản tài liệu của thư viện. Các hoạt động này sẽ được lồng vào các nội dung
18


tuyên truyền giới thiệu sách, hội nghị bạn đọc của thư viện. Sử dụng các
phương tiện thông tin đại chúng như mạng internet, báo, đài phát thanh, … để
thực hiện các cơng việc trên.
Hình thức:
-

Thơng tin tun truyền miệng: tổ chức tọa đàm, bình luận, mời chun gia nói
chuyện, giới thiệu về công tác bảo quản tài liệu của bạn đọc, mời nhà báo tham
dự và đưa tin để tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong quần chúng,…

-


Thông tin tuyên truyền trực quan: Làm các biểu ngữ, tờ bướm tuyên truyền,
giới thiệu những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng tài liệu cho người dùng tin,
trưng bày hình ảnh sách hư hỏng, trình chiếu cách sửa chữa tài liệu, cung cấp
các tài liệu về bảo quản,…

-

Thông tin tuyên truyền tổng hợp: tổ chức cuộc thi về kiến thức sử dụng tài liệu
đúng cách đối với bạn đọc, mở lớp hướng dẫn bảo quản tài liệu ngắn hạn, tổ
chức cuộc tham quan nhấn mạnh đến khía cạnh bảo quản thường xuyên…
3. Xây dựng phong cách ứng xử có văn hóa khi sử dụng tài liệu

Tài liệu là sản phẩm kết tinh các giá trị văn hóa của nhân loại, là tài sản tinh thần của
thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Quá trình tiếp xúc tài liệu là quá trình tiếp xúc các
tri thức. Chính vì thế mà bạn đọc cần phải có thái độ và cách ứng xử có văn hóa đối với tài
liệu.
Để bạn đọc có thái độ trân trọng và yêu quý sách thì cán bộ thư viện cần hướng dẫn
và thường xuyên nhắc nhở các bạn biết cách giữ gìn cẩn thận tài liệu khi sử dụng: không
được gập sách, xé sách, ghi chú lên sách hay tẩy xóa sách,… Đặc biệt là tổ chức trình chiếu
các hình ảnh sách bị hư hỏng dẫn đến khơng có sách để đọc và học, hoặc có thể tổ chức
thực hiện một mơ hình về việc giữ gìn sách của bạn đọc từ đó hình thành những nhận thức
sâu sắc và ý thức bảo quản tài liệu cao hơn.
Thư viện có thể tổ chức một cuộc thi hay phát động phong trào yêu sách đối với bạn
đọc, trên cơ sở đó có thể đánh giá và khen thương bạn đọc có ý thức giữ gìn và bảo quản
tài liệu cẩn thận.
Bên cạnh đó, cán bộ thư viện cần hướng dẫn bạn đọc về cách sử dụng tài liệu, cách
lấy tài liệu đúng cách để không làm tổn hại đến tuổi thọ của tài liệu. Đồng thời cán bộ thư
19




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×