Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại thư viện tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.79 KB, 82 trang )




TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
=====O0O=====




TĂNG THỊ NHUNG




TỔ CHỨC VÀ BẢO QUẢN VỐN TÀI LIỆU
TẠI THƢ VIỆN TỈNH HÀ TĨNH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thƣ viện thông tin





HÀ NỘI - 2014





TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
=====O0O=====




TĂNG THỊ NHUNG



TỔ CHỨC VÀ BẢO QUẢN VỐN TÀI LIỆU
TẠI THƢ VIỆN TỈNH HÀ TĨNH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thƣ viện thông tin


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
ThS. Hoàng Thị Bích Liên



HÀ NỘI - 2014



LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đã nhận đuợc rất
nhiều sự giúp đỡ, động viên từ gia đình, thầy cô và bạn bè.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Công nghệ Thông tin -
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, cùng tập thể các cán bộ làm việc tại thƣ
viện tỉnh Hà Tĩnh, đã tạo điều kiện giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô thạc sĩ Hoàng Thị
Bích Liên ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, cho phép tôi đƣợc cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình
và bạn bè - những ngƣời đã khuyến khích và là nguồn động viên rất lớn đối
với tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã rất cố gắng, song do thời gian và trình độ có hạn nên khóa
luận không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc
sự góp ý của thầy cô giáo, các chuyên gia trong ngành và bạn bè để khóa luận
đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Tăng Thị Nhung






LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Tổ chức và bảo quản tài liệu tại thư viện tỉnh

Hà Tĩnh” là đề tài nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của Thạc sĩ
Hoàng Thị Bích Liên. Đề tài này đƣợc tác giả độc lập nghiên cứu trên cơ sở
tham khảo tài liệu, khảo sát thực tế và sự phân tích, đánh giá tổng hợp của bản
thân. Khóa luận hoàn toàn không có sự sao chép nguyên văn của bất cứ công
trình nghiên cứu khoa học nào.

Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Tăng Thị Nhung















DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


CNTT

Công nghệ thông tin
CSDL
Cơ sở dữ liệu
TV-TT
Thƣ viện -thông tin
CNH-HĐH
Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá
VH-TT& DL
Văn hoá, Thể thao và Du lịch


















MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 4
6. Ý nghĩa của khóa luận 4
8. Bố cục của khóa luận 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ BẢO QUẢN
VỐN TÀI LIỆU TẠI THƢ VIỆN TỈNH HÀ TĨNH 6
1.1. Khái quát về thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh 6
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thư viện tỉnh Hà Tĩnh 6
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của thư viện tỉnh Hà Tĩnh 8
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của thư viện tỉnh Hà Tĩnh 10
1.1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Thư viện 12
1.1.5. Nguồn lực thông tin 13
1.1.6. Cơ sở vật chất, kỹ thuật 16
1.2. Khái quát lý luận về công tác tổ chức và bảo quản 17
1.2.1. Các khái niệm về tổ chức và bảo bảo quản vốn tài liệu 17
1.2.2. Yếu tố ảnh hướng đến công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu 18
1.3. Vai trò của công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu trong hoạt động
của thƣ viện 21
1.3.1. Vốn tài liệu là một thành tố quan trọng cấu thành thư viện 21
1.3.2. Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu là nhiệm vụ của mỗi thư viện 22
1.3.3. Góp phần tàng trữ lâu dài di sản văn hóa hành văn của dân tộc 23
1.3.4. Góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dùng tin 24



1.4. Đặc điểm vốn tài liệu 24
1.4.1. Về số lượng 24
1.4.2. Đặc điểm về hình thức 27

1.4.3. Đặc điểm về nội dung tài liệu 28
1.4.4. Tình trạng vốn tài liệu tại thư viện 29
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ BẢO QUẢN VỐN
TÀI LIỆU Ở THƢ VIỆN TỈNH HÀ TĨNH 32
2.1. Tổ chức vốn tài liệu 32
2.1.1. Các nguyên tắc tổ chức kho 32
2.1.2. Phương thức tổ chức kho 35
2.2. Bảo quản tài liệu 40
2.2.1. Môi trường lưu trữ tài liệu 40
2.2.2. Kiểm tra, sửa chữa, phục chế tài liệu 42
2.2.3. Nhân sự, kinh phí dành cho công tác bảo quản tài liệu 44
2.2.4. Chuyển tài liệu sang các vật mang tin khác. 47
2.2.5. Số hóa tài liệu 48
2.2.6. Ứng dụng kỹ thuật hiện đại và công nghệ thông tin vào việc bảo
quản vốn tài liệu 49
2.2.7. Giáo dục ý thức bảo quản tài liệu cho bạn đọc 50
2.3. Nhận xét về công tác tổ chức và bảo quản tài liệu 52
2.3.1. Ưu điểm 52
2.3.2 Hạn chế 53
Chƣơng 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC TỔ
CHỨC VÀ BẢO QUẢN VỐN TÀI LIỆU 55
3.1. Giải pháp nâng cao công tác tổ chức vốn tài liệu 55
3.1.1. Nâng cao trình độ cán bộ thư viện về công tác tổ chức vốn tài liệu 55
3.1.2. Tuân thủ các nguyên tắc tổ chức vốn tài liệu 55



3.2. Các giải pháp nâng cao công tác bảo quản vốn tài liệu 56
3.2.1. Giải quyết vấn đề môi trường 56
3.2.3. Đảm bảo điều kiện vệ sinh 58

3.2.3. Lập kế hoạch bảo quản tài liệu 60
3.2.4. Thiết kế, xây dựng kho tài liệu đúng tiêu chuẩn 61
3.2.5. Giáo dục tinh thần trách nhiệm cho cán bộ thư viện và người
dùng tin 64
3.2.6. Đảm bảo kinh phí và trang thiết bị cho công tác bảo quản 66
3.2.7. Thường xuyên kiểm tra và nâng cấp hệ thống kho lưu trữ tài liệu 67
3.2.8. Chuyển dạng tài liệu để bảo quản 68
3.2.9. Đấy mạnh công tác phục chế tài liệu hư hỏng 69
3.2.10. Đào tạo cán bộ chuyên trách về công tác bảo quản tài liệu 70
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
1


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thƣ viện đƣợc coi là kho tàng tri thức của nhân loại, nơi lƣu giữ sách,
báo, các vật mang tin đƣợc lƣu truyền qua các thế hệ. Sách, báo là hình thức
cơ bản nhất trong mọi thời đại để ghi lại, giữ gìn lại tri thức, giá trị văn hoá và
kinh nghiệm xã hội của loài ngƣời. Không có thƣ viện các giá trị văn hoá, đặc
biệt là các giá trị văn hoá tinh thần và tri thức của nhân loại không thể đƣợc
lƣu giữ và truyền lại cho thế hệ sau. Vốn tài liệu là nền móng của thƣ viện, là
một trong bốn yếu tố quan trọng cấu thành nên thƣ viện. Thƣ viện đƣợc thành
lập và hoạt động hiệu quả hay không phụ thuộc vào vốn tài liệu. Một thƣ viện
hoạt động tốt khi bổ sung nguồn tài liệu đầy đủ, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của bạn đọc và ngƣợc lại khi không đáp ứng tốt nhu cầu bạn đọc thì sẽ
không thể hoạt động và tồn tại đƣợc. Hiệu quả phục vụ bạn đọc là tiêu chí
đánh giá chất lƣợng và hiệu quả phục vụ của thƣ viện. Chính vì vậy, thƣ viện
cần tổ chức và bảo quản vốn tài liệu sao cho hợp lý để phục vụ bạn đọc ngày
càng tốt hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động của thƣ viện, góp phần quyết định

sự tồn tại và phát triển của cơ quan Thƣ viện Thông tin (TV-TT).
Trong giai đoạn đối mới giáo dục và đào tạo đại học hiện nay thì vai trò
của thƣ viện ngày càng quan trọng. Để đáp ứng đƣợc những yêu cầu trƣớc sự
đối mới của đất nƣớc, thƣ viện cần phải đối mới toàn diện về mọi mặt để có
thể phục vụ bạn đọc tốt hơn góp phần vào công tác nâng cao trình độ, đào tạo
nguồn nhân lực cho xã hội. Trƣớc sự đối mới về mọi mặt của thƣ viện thì
công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu cũng phải có giải pháp hữu hiệu
nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả phục vụ bạn đọc. Đó là một yêu cầu
cần thiết đối với các thƣ viện làm sao để hoàn thiện công tác tổ chức và bảo
quản vốn tài liệu, giúp thƣ viện trở thành trở thành trung tâm thông tin và có
thể phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và đào tạo của nhà trƣờng trong
giai đoạn đối mới hiện nay.
2


Từ khi thành lập đến nay, Thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh ngày càng đƣợc củng
cố và phát triển, thu hút bạn đọc đến Thƣ viện ngày càng đông, Thƣ viện tỉnh
Hà Tĩnh đã và đang đẩy mạnh mọi mặt hoạt động nhằm đáp ứng thỏa mãn
nhu cầu, nghiên cứu học tập và nâng cao dân trí cho mọi đối tƣợng bạn đọc
góp phần đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, phát triển khoa học, công
nghệ, kinh tế, văn hóa, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH-HĐH) quê hƣơng đất nƣớc.Thƣ viện Hà Tĩnh là một đơn vị sự nghiệp,
là cơ quan văn hóa giáo dục ngoài nhà trƣờng, có chức năng tàng trữ kho tàng
tri thức những giá trị tinh thần của nhân loại, phổ biến thông tin, nâng cao dân
trí. Một vấn đề đặt ra cho cán bộ thƣ viện là phải tổ chức và bảo quản vốn tài
liệu nhƣ thể nào cho tốt và hợp lý. Mặc dù thƣ viện đã có những biện pháp và
trang thiết bị để bảo quản thƣ viện nhƣng cùng với thời gian, các điều kiện về
môi trƣờng, khí hậu và các nhân tổ khác ngày càng tác động mạnh mẽ đến
quá trình hủy hoại và tự hủy hoại tài liệu.
Chính vì tầm quan trọng của công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu

nên em đã chọn đề tài: “Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thƣ viện tỉnh
Hà Tĩnh” làm khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay các đề tài nghiên cứu về chuyên ngành TV - TT nói chung khá
phong phú. Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu là một hoạt động quan trọng và
có ý nghĩa to lớn đối với các thƣ viện chính vì vậy đã có rất nhiều đề tài
nghiên cứu về vấn đề này, chủ yếu là những khóa luận tốt nghiệp của sinh
viên các trƣờng Đại Học, Cao Đẳng chuyên ngành TV - TT nhƣ:
- Nguyễn Ngọc Anh (2001), Nghiên cứu công tác bảo quản tài liệu của Thƣ
viện Quốc gia Việt Nam: khoá luận tốt nghiệp đại học H.: Đại học Văn hoá.
- Nguyễn Thị Thảo (2007), Tìm hiểu việc tổ chức và bảo quản tài liệu
tại thƣ viện trƣờng Đại học Luật Hà Nội: khoá luận tốt nghiệp đại học H.:
Đại học Luật.
3


- Nguyễn Thị Ngọc Yến (2011), Công tác bảo quản tài liệu tại thƣ viện
trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2: khoá luận tốt nghiệp đại học H.: Đại học
Sƣ phạm Hà Nội 2.
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề tổ chức và
bảo quản vốn tài liệu tại thƣ viện. Và có nhiều bài báo đƣợc đăng trên các tạp
chí chuyên ngành thƣ viện. Tuy nhiên, mỗi thƣ viện có số lƣợng, thành phần
vốn tài liệu riêng; có số lƣợng, thành phần bạn đọc riêng và phƣơng thức phục
vụ khác nhau. Tại thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh, đến nay vẫn chƣa có đề tài nào
nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, đề tài " Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu
tại thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh" mà tôi lựa chọn đi theo hƣớng nghiên cứu
chuyên sâu khác nhau và đề xuất các giải pháp để nâng cao công tác tổ chức
và bảo quản vốn tài liệu dựa trên những đặc thù riêng của thƣ viện Hà Tĩnh.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích

Đánh giá thực trạng công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thƣ
viện. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng và hoàn thiện
công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thƣ viện.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, khóa luận tập trung giải quyết các nhiệm
vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu
thƣ viện.
- Nghiên cứu nội dung, thành phần các loại hình kho tài liệu cần thiết
cho công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu.
- Phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại
Thƣ viện.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức và bảo
quản vốn tài liệu Thƣ viện.
4


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu thƣ viện tại Thƣ viện tỉnh
Hà Tĩnh
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: tại Thƣ viện Tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu về công tác tổ chức và bảo quản vốn tài
liệu tại Thƣ viện Hà Tĩnh trong 5 năm trở lại đây (2008 - 2013).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Khóa luận đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng pháp luận duy vật biện
chứng, trên cơ sở phân tích các quan điểm chỉ đạo về đƣờng lối, chính sách
của Đảng và Nhà nƣớc về công tác phát triển khoa học công nghệ, giáo dục

và đào tạo và công tác thƣ viện.
5.2. Phương pháp cụ thể
- Thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
- Quan sát trực tiếp
- Thống kê và so sánh số liệu
- Phỏng vấn, trao đổi với bạn đọc và cán bộ thƣ viện
6. Ý nghĩa của khóa luận
- Về mặt lý luận: Khóa luận góp phần nâng cao và hoàn thiện công tác tổ
chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thƣ viện trong giai đoạn hiện tại và tƣơng lai.
- Về mặt thực tiễn: Khóa luận đã khảo sát, đánh giá thực trạng việc tổ
chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thƣ viện từ đó đề xuất một số giải pháp hữu
ích nhằm tăng cƣờng và hoàn thiện công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu
thƣ viện. Khóa luận cũng giúp Thƣ viện hoàn thiện công tác tổ chức và bảo
quản vốn tài liệu, giúp thƣ viện trở thành trung tâm thông tin và có thể phục
5


vụ đắc lực cho công tác giáo dục và đào tạo của nhà trƣờng trong giai đoạn
đổi mới hiện nay.
8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại thƣ viện
tỉnh Hà Tĩnh.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại thƣ
viện tỉnh Hà Tĩnh
Chƣơng 3: Các giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác tổ chức và bảo
quản vốn tài liệu




6


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ BẢO QUẢN VỐN
TÀI LIỆU TẠI THƢ VIỆN TỈNH HÀ TĨNH
1.1. Khái quát về thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh
1.1.1 lịch sử hình thành và phát triển của thư viện tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, mảnh đất Hà Tĩnh
đƣợc nhiều ngƣời nhắc đến, trong tâm thức là "Đất địa linh, nhân kiệt Hồng
Lam", là nơi "Tích tụ nguyên khí" sản sinh ra biết bao các bậc hiền tài. Tạo hóa
đã ƣu đãi cho Hà Tĩnh một cảnh vật hùng vĩ bởi núi, bởi sông. Núi Hồng Lĩnh
với 99 ngọn cùng sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, sông La là nguồn cảm hứng cho
bao thế hệ thi nhân, nhạc sĩ và cũng là cái nền làm nên làn điệu dân ca sâu lắng.
Mảnh đất con ngƣời Hà Tĩnh luôn là đề tài hấp dẫn, là nguồn cảm hứng sáng
tạo của các tác giả và những ngƣời biên soạn sách - là nguồn vốn tài liệu quý
báu, phong phú để bổ sung vào kho sách địa chí của thƣ viện địa phƣơng.
Với tƣ cách là trung tâm văn hoá Tỉnh. Thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh đƣợc thành
lập vào tháng 7 năm 1957. Kể từ đó đến nay, Thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh đã trải qua
bao nhiêu thăng trầm. Ra đời, tồn tại, phát triển, đi sơ tán, bị thiên tai bão lụt,
nhập tỉnh, tách tỉnh. Quá trình đó tuy có những khó khăn chung của đất nƣớc
nhƣng thƣ viện Tỉnh cũng không ngừng phát triển về mọi mặt, thể hiện vai trò,
tác dụng của hệ thống thƣ viện công cộng đối với quê hƣơng Hà Tĩnh.
Khi mới thành lập biên chế chỉ có 3 ngƣời, cán bộ phụ trách thƣ viện là
những ngƣời tham gia phong trào văn hóa sang phụ trách thƣ viện nên không
có trình độ chuyên môn. Vốn tài liệu rất hạn chế chí gần một vạn cuốn, chủ
yếu là kho sách kháng chiến liên khu 4 trƣớc đây.
Trải qua quá trình phát triển, đến năm 1960 Thƣ viện có 3 cán bộ trong
đó có 2 cán bộ đại học và kho sách có 25000 bản.
Năm 1965 trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, Hà Tĩnh là

một tỉnh bị chiến tranh phá hoại rất nặng nề, cơ sở vật chất bị thiệt hại nhiều.
7


Thƣ viện phải đi sơ tán về nông thôn, mọi hoạt động của Thƣ viện gặp khó
khăn, ngừng trệ, một số lƣợng tài liệu khá lớn đã bị bom đạn tàn phá.
Đến năm 1975, trƣớc khi nhập tỉnh, vốn tài liệu của Thƣ viện có 47.000
bản sách và 50 loại báo, tạp chí. Thời điểm này, Thƣ viện có 10 biên chế,
trong đó có 4 cán bộ có trình độ đại học, 4 cán bộ có trình độ cao đẳng và 2
cán bộ có trình độ trung cấp.
Sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng cả nƣớc đi lên chủ nghĩa xã
hội, quốc hội nƣớc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam họp phiên đầu
tiên (1976) quyết định hợp nhất hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ
Tĩnh. Kể từ đó, thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh sáp nhập trở thành thƣ viện tỉnh Nghệ
Tĩnh. Đến tháng 12/1991 tỉnh Hà Tĩnh đƣợc tái lập. Thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh
cũng đƣợc tách ra từ Thƣ viện tỉnh Nghệ Tĩnh với tên gọi là "Thƣ viện khoa
học tổng hợp Hà Tĩnh". Thời kì này, Thƣ viện gặp rất nhiều khó khăn song
với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, Thƣ
viện tỉnh Hà Tĩnh đã nhanh chóng ổn định tổ chức, cơ sở vật chất, vốn tài liệu
tiếp tục đƣợc tăng cƣờng để phục vụ bạn đọc.
Tới nay, Thƣ viện đã đổi tên chính thức là "Thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh" Cơ
quan đóng tại số 01- Đƣờng Nguyễn Hữu Thái - TP Hà Tĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày đầu thành lập với vốn tài liệu chỉ gần 1 vạn cuốn, đến nay Thƣ viện tỉnh
Hà Tĩnh đã bổ sung thêm nhiều tài liệu phong phú với tổng số sách hiện có là
206.905 cuốn sách (trong đó có hơn 2.600 cuốn sách địa chí) và 325 loại báo
- tạp chí.
Đội ngũ cán bộ thƣ viện cũng đƣợc tăng cƣờng và nâng cao từ 3 cán bộ
năm 1957 đến nay Thƣ viện đã có 22 cán bộ. Cán bộ thƣ viện trƣởng thành về
mọi mặt không ngừng nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cơ sở vật
chất trang thiết bị cũng ngày càng đƣợc nâng cấp thực sự trở thành trung tâm

văn hóa giáo dục của Tỉnh.
8


Trải qua 55 năm xây dựng và trƣởng thành, thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh thực
sự trở thành kho tàng lƣu giữ một khối lƣợng tri thức vô giá. Kho tàng này đã
đƣợc đông đảo cán bộ, nhân dân trong và ngoài tỉnh khai thác. Sách, báo tài
liệu của Thƣ viện đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ những nhiệm vụ
của tỉnh, tuyên truyền rộng rãi đƣờng lối chủ trƣơng, chính sách của Đảng và
Nhà nƣớc, phố biển những thành tựu khoa học, kỹ thuật nhằm thúc đẩy sản
xuất phát triển, phục vụ nhu cầu học tập nhằm nâng cao trình độ và giải trí
của nhân dân. Đồng thời thƣ viện còn tham gia vào quá trình bồi dƣỡng
nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nƣớc.
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của thư viện tỉnh Hà Tĩnh
1.1.2.1. Chức năng
Thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh là cơ quan văn hóa, giáo dục, thông tin, giải trí
cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, là một đơn vị sự nghiệp văn hoá
công lập, trực thuộc Sở VH-TT&DL tỉnh Hà Tĩnh,chịu sự chỉ đạo và hƣớng
dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Thƣ viện Quốc gia Việt Nam. Thƣ viện
tỉnh có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung các
tài liệu đƣợc xuất bản tại địa phƣơng và viết về địa phƣơng, các tài liệu trong
nƣớc và nƣớc ngoài, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển
địa phƣơng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trong
thời kỳ CNH-HĐH đất nƣớc
1.1.2.2. Nhiệm vụ
Thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh là thƣ viện trung tâm của tỉnh, là trung tâm lƣu trữ
các tài liệu xuất bản trong nƣớc và nƣớc ngoài với nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, cụ thể hoá các chủ trƣơng, chính sách và pháp luật của nhà
nƣớc về Thƣ viện phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh để
tham mƣu cho Sở Thông tin và Truyền thông trình uỷ ban nhân dân tỉnh về kế

hoạch, quy hoạch phát triển sự nghiệp thƣ viện ở tỉnh Hà Tĩnh.
9


- Tổ chức phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời đọc sử dụng vốn
tài liệu của Thƣ viện tỉnh thông qua các hình thức phục vụ: đọc tại chỗ, mƣợn
về nhà và phục vụ ngoài thƣ viện phù hợp với nội quy thƣ viện.
- Thu thập và phát triển vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm tự nhiên, xã
hội, kinh tế - văn hoá của tỉnh và đối tƣợng phục vụ của thƣ viện. Thu nhận
các xuất bản phẩm của tỉnh theo chế độ lƣu chiểu do Sở Thông tin và Truyền
thông chuyển giao, các bản sao khoá luận, luận văn tốt nghiệp của sinh viên
các trƣờng đại học ở địa phƣơng. Thu thập, tàng trữ và bảo quản lâu dài các
tài liệu đƣợc xuất bản tại tỉnh và viết, nói về tỉnh Hà Tĩnh. Xây dựng bộ phận
tài liệu dành cho thiếu nhi, ngƣời khiếm thị và tăng cƣờng nguồn lực thông tin
của Thƣ viện tỉnh thông qua mở rộng sự liên thông giữa Thƣ viện với các thƣ
viện trong nƣớc và thƣ viện nƣớc ngoài bằng hình thức cho mƣợn, trao đối tài
liệu, kết nối mạng Thanh lọc ra khỏi các kho tài liệu không còn giá trị sử
dụng theo quy định của Bộ VH-TT&DL
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giới thiệu kịp thời, rộng rãi
vốn tài liệu phục vụ công cuộc phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.
Biên soạn và xuất bản các ẩn phẩm thông tin, thƣ mục, thông tin có chọn lọc
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đối tƣợng phục vụ của Thƣ viện.
- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào mọi mặt hoạt
động của Thƣ viện, tham gia xây dựng và phát triển mạng lƣới TT-TV của hệ
thống thƣ viện công cộng
Hƣớng dẫn, tƣ vấn tổ chức thƣ viện, tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thƣ viện ở tỉnh, tổ chức luân chuyển
sách bảo, chủ trì phối hợp hoạt động với các thƣ viện, các ngành khác ở
địa phƣơng.
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ có thu phí phù hợp với chức năng và

nhiệm vụ đƣợc giao và phù hợp với quy định của pháp luật.
10


- Thực hiện báo cáo định kỳ, tháng, quý, năm và báo cáo đột xuất về tình
hình hoạt động của thƣ viện với Sở Thông tin và Truyền thông và Sở VH-
TT&DL. Quản lý tổ chức cán bộ và tài sản theo phân cấp và quy định của Sở
Thông tin và Truyền thông. Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc lĩnh vực thƣ
viện do Sở Thông tin và Truyền thông giao.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của thư viện tỉnh Hà Tĩnh
Cơ cấu tổ chức của một cơ quan TV-TT là hệ thống các phòng ban với
những chức năng nhiệm vụ riêng. Cơ quan TV-TT có thể hoàn thành tốt đƣợc
chức năng nhiệm vụ của mình thông qua hoạt động của các phòng ban. Vì vậy
phải có sự phân công trách nhiệm, sắp xếp một cách rõ ràng giữa các bộ phận
và có sự phối hợp hoạt động thống nhất trong cơ quan.
Hiện nay, Thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh có 22 cán bộ trong đó có 13 đại học, 9
trung cấp. Cơ cấu tố chức của Thƣ viện gồm 3 phòng chính với các nhiệm vụ
cụ thể sau:
 Ban giám đốc thƣ viện: gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc
 Phòng tổ chức- hành chính: Có 8 cán bộ (4 đại học, 4 trung cấp). Có
nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tài chính, kế toán, thống kê, báo cáo, cung ứng
vật tƣ cho hoạt động sự nghiệp; tham mƣu lãnh đạo tuyển dụng, đào tạo, quản
lý cán bộ; cấp thẻ bạn đọc; nhận lƣu chiểu xuất bản phẩm địa phƣơng, biếu
tặng, tài trợ, trao đổi giữa các thƣ viện, bảo quản, tu sửa, phục chế tài liệu, sao
chụp tài liệu cho bạn đọc phối hợp các phòng chức năng khác tổ chức các
hoạt động của thƣ viện.
 Phòng phục vụ bạn đọc: Có 7 cán bộ (6 đại học, 1 trung cấp). Có
nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu của bạn đọc về sử dụng vốn tài liệu có trong hoặc
ngoài thƣ viện thông qua các phòng: phòng đọc, phòng báo tạp chí, phòng đọc
thiếu nhi, phòng đọc ngoại văn, phòng đa phƣơng tiện, phòng đọc địa chí - tra

cứu, phòng mƣợn và các phòng chuyên biệt khác; hƣớng dẫn tra cứu và trả lời
11


bạn đọc các thông tin về vốn tài liệu của Thƣ viện; tuyền truyền vốn tài liệu,
bảo quản tài liệu; phối hợp các phòng chức năng khác tổ chức các hoạt động
thƣ viện.
 Phòng bổ sung biên mục - chỉ đạo nghiệp vụ cơ sở: Có 7 cán bộ (6
đại học, 1 trung cấp). Có nhiệm vụ xử lý, biên soạn các ấn phẩm thông tin
chọn lọc, các loại thƣ mục, hƣớng dẫn tra cứu và trả lời các thông tin vốn tài
liệu thƣ viện. Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, giới thiệu thƣ
viện, tổ chức luân chuyển vốn tài liệu từ Thƣ viện tỉnh xuống các Thƣ viện,
hƣớng dẫn, tham gia xây dựng mạng lƣới thƣ viện cơ sở, hƣớng dẫn và bồi
dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ thƣ viện trên địa bàn
Sau đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của Thƣ viện:
















Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng tổ
chức -
hành chính
Phòng phục
vụ
Phòng
mƣợn –
đọc
thiếu nhi
Phòng
phục vụ
báo –
tạp chí
Phòng
phục vụ
đọc
Phòng
đa
phƣơng
tiện










Phòng
nghiệp vụ
Phòng
phục vụ
mƣợn
Phòng
sách địa
chí và
ngoại
văn
12


1.1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Thư viện
Liên tục phấn đấu để trở thành thƣ viện hiện đại, thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh
đã nhanh chóng ứng dụng các phần mềm trong họat động của mình. Năm
2005 Thƣ viện Quốc gia đầu tƣ cho Thƣ viện Hà Tĩnh với phần mềm Ilib 3.6.
Đến đầu năm 2008, toàn bộ phần mềm Ilib 3.6 đã đƣợc đƣa vào lƣu thông ở
tất cả các khâu của hoạt động nghiệp vụ thƣ viện. Phần mềm Ilib đƣợc đƣa
vào sử dụng đã đem lại một phƣơng thức làm việc và phƣơng pháp phục vụ
mới cho thƣ viện. Nhờ việc ứng dụng phần mềm Ilib, thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh
đã từng bƣớc hoàn thiện một thƣ viện hiện đại đáp ứng nhu cầu đọc ngày
càng cao của đông đảo tầng lớp nhân dân. Hiện tại thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh đang
sử dụng mục lục điện tử Opac với 85.000 biểu ghi và 11 cơ sở dữ liệu
(CSDL).
- Thiết bị công nghệ
+ Máy tính: 42 cái (2 máy chủ, 10 máy trạm nghiệp vu, 30 máy trạm
tra cứu)
+ Máy in: 6 cái

+ Máy chiếu: 1cái
+ Máy đọc mã vạch: 4 cái
+ Máy scanner: 2 cái
+ Lắp đặt đƣờng truyền ADSL.
Năm 2009, thƣ viện đã xây dựng trang web điện tử, đến giữa năm
2009 Web-site của thƣ viện Hà Tĩnh chính thức đi vào hoạt động và có tên
miền . Trang web đƣợc tích hợp đƣờng link vào
trang Opac giúp bạn đọc ngoài Thƣ viện có thể tra cứu thƣ mục trực tuyến
trên Internet một cách dễ dàng.
Quá trình ứng dụng CNTT tại thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian
qua đã có những bƣớc tiến đáng kế, phục vụ đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin
13


bạn đọc. Việc ứng dụng CNTT đã tác động sâu sắc đến bản thân thƣ viện và
đến bạn đọc của thƣ viện. Có thể nói với trang thiết bị tƣơng đối hiện đại, số
lƣợng tài liệu phong phú và đa dạng, cán bộ thƣ viện có tâm huyết, thƣ viện
Hà Tĩnh có thể tự tin trong việc cung cấp thông tin, phục vụ bạn đọc một cách
tốt nhất. Từ thƣ viện có nguồn lực thông tin khép kín sang thƣ viện có khả
năng, chia sẻ, trao đổi nguồn lực thông tin giữa các cơ quan TV - TT với
nhau. Đối tƣợng đến Thƣ viện ngày càng đông, không chỉ có học sinh, sinh
viên, mà còn có các kỹ sƣ đa ngành, công an, bộ đội và đặc biệt là các đồng
chí lãnh đạo của tỉnh đến nghiên cứu, tìm kiếm thông tin để phục vụ cho quá
trình công tác, ngƣời dùng tin khi đến thƣ viện không chỉ sử dụng nguồn
thông tin truyền thống mà còn đƣợc đáp ứng nguồn thông tin hiện đại. Với
việc ứng dụng CNTT vào công tác thƣ viện, hoạt động khai thác tài liệu, phục
vụ bạn đọc, công tác tổ chức và bảo quản tài liệu của thƣ viện đã đạt đƣợc
những thành tựu nhất định.
1.1.5. Nguồn lực thông tin
Hiện nay, thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh có nguồn lực thông tin vô cùng phong

phú và đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực tri thức, môn loại khác nhau. Cụ thể
Vốn tài liệu đƣợc phân chia theo các kho nhƣ sau:
- Kho mƣợn: 91.060 bản
- Kho đọc: Với tổng số vốn tài liệu là 60.781 bản. Tài liệu phân
theo khổ Việt lớn, Việt vừa và Việt nhỏ nhƣ sau
+ Vl: 425 bản
+ VV: 25.735 bản
+ VN: 25.621 bản
- Kho luân chuyển: 344.74 bản
- Kho ngoại văn: 2.460 bản
14


- Kho thiếu nhi: 36.002 bản
- Kho tra cứu: 1.717 bản
- Kho địa chí: 2769 bản
- Tài liệu phòng đa phƣơng tiện: 300 đĩa, 18 cassettes, 120 CD cho ngƣời
khiếm thị
- Báo - tạp chí: 325 loại, 48.750 cuốn

Về nội dung:
Thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh là loại hình thƣ viện công cộng, thƣ viện phù hợp
với vốn tài liệu tổng hợp bao gồm các loại hình tài liệu khác nhau về tất cả
các ngành tri thức.
Vốn tài liệu thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh với nội dung chính là tuyên truyền,
giới thiệu các chủ trƣơng chính sách, tƣ tƣởng của Đảng và Nhà nƣớc cho
nhân dân trong tỉnh. Ngoài ra, còn có tài liệu về chính trị xã hội, tài liệu tra
cứu, tài liệu học tập, tài liệu dành cho thiếu nhi chủ yếu là truyện tranh và
truyện cổ tích Việt Nam và các nƣớc khác trên thế giới.
Vốn tài liệu của thƣ viện đƣợc phân chia theo nội dung nhƣ sau:

Nội dung
Số đầu tài liệu
Tỷ lệ %
Khoa học xã hội
55.865
27%
Khoa học tự nhiên
47.558
23%
Khoa học kỹ thuật
42.622
20,6%
Văn hóa nghệ thuật, thể dục - thể thao
24.828
12%
Tài liệu dành cho thiếu nhi
36.002
17,4%
Tổng
206.905
100%
Bảng 1.1: Nguồn lực thông tin phân chia theo nội dung

Về hình thức:
Thƣ viện Hà Tĩnh có các loại hình với số lƣợng nhƣ sau:
15



STT

Dạng tài liệu
Số lƣợng
Tỷ lệ %
1
Sách(cuốn)
206.905
80,78%
2
Luận văn, luận án, khóa luận tốt nghiệp
50
0,02%
3
Băng, đĩa(cái)
438
0,17%
4
Báo, tạp chí( cuốn)
48.750
19,03%
5
Tổng
256.143
100%

Bảng 1.2: Nguồn lực thông tin phân chia theo loại hình
Qua khảo sát, tìm hiểu cho thấy loại hình tài liệu chủ yếu là loại tài liệu
bằng giấy (sách, báo, tạp chí, tranh ảnh, bản đồ). Các loại tài liệu khác nhƣ
băng đĩa, tài liệu nghe nhìn có số lƣợng ít chỉ chiếm 0,17%. Loại hình tài liệu
tại thƣ viện có sự chênh lệch lớn nhƣ vậy là do thói quen sử dụng tài liệu của
bạn đọc khi đến thƣ viện. Sách, báo, tạp chí là loại hình tài liệu luôn đƣợc bạn

đọc quan tâm và thƣờng xuyên sử dụng khi đến thƣ viện. Còn với các loại
hình tài liệu khác nhƣ tài liệu nghe nhìn, băng đĩa do bạn đọc ít quan tâm và
giá thành cao nên chƣa đƣợc chú trọng bổ sung vào thƣ viện

Về ngôn ngữ:
Ngôn ngữ tài liệu
Số bản tài liệu
Tỷ lệ phần trăm
Tiếng Anh
1238
0,6%
Tiếng Pháp
204
0,09%
Tiếng Nga
260
0,13%
Hán Nôm
708
0,34%
Tiếng Việt
204.445
98,84%
Tổng
206.905
100%

Bảng 1.3: Nguồn lực thông tin phân chia theo ngôn ngữ
16



Thƣ viện Hà Tĩnh tài liệu có ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Việt có 204.445
cuốn chiếm 98,8%. Các ngôn ngữ khác chủ yếu là tiếng Anh và Hán Nôm
(phần lớn là tiếng Anh). Ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh chiếm số lƣợng
lớn tại thƣ viện nguyên nhân là do bạn đọc sử dụng thƣ viện hầu hết là ngƣời
Việt Nam và rất ít bạn đọc có khả năng sử dụng các ngoại ngữ khác, nếu biết
thì cũng chí có thể đọc lƣớt để hiểu chứ không thể đọc hiểu sâu. Chính vì vậy,
để đáp ứng nhu cầu bạn đọc thƣ viện luôn chú trọng bổ sung tài liệu có ngôn
ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
Thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh là thƣ viện công cộng, vốn tài liệu mang tính tổng
hợp bao gồm nhiều loại hình tài liệu khác nhau về tất cả các lĩnh vực tri thức
về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, văn hoá nghệ thuật, sách dành cho
thiếu nhi Đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của bạn đọc.
1.1.6. Cơ sở vật chất, kỹ thuật
Cơ sở vật chất là một bộ phận quan trọng cấu thành thƣ viện, nó có mối
quan hệ với các yếu tố khác nhƣ vốn tài liệu, nhân sự và kinh phí để thành lập
thƣ viện và đảm bảo cho thƣ viện hoạt động ổn định và phát triển. Cơ sở vật
chất của thƣ viện đóng vai trò quan trọng để nâng cao hiệu quả phục vụ bạn
đọc. Cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi, thuận lợi là yếu tố quan trọng thu hút
bạn đọc đến thƣ viện.
Thƣ viện Hà Tĩnh với một khuôn viên nhà 2 tầng với tổng diện tích
khoảng 3800m2 nằm ở trung tâm thành phố với trang bị tƣơng đối hiện đại.
Cụ thể nhƣ sau:
* Trang thiết bị truyền thống
- Giá để sách: 80 giá
- Bàn ghế phòng đọc: 35 bộ bàn ghế với 75 chỗ ngồi đọc
- Bàn ghế phòng mƣợn: 4 bộ bàn ghế
- Phòng báo tạp chí và thiếu nhi: 25 bộ bàn ghế với 50 chỗ ngồi đọc
17



- Phòng đa phƣơng tiện: 20 bộ bàn ghế với 20 máy tính phục vụ bạn đọc
tìm kiếm thông tin
* Trang thiết bị hiện đại
- Máy tính: 42 cái (2 máy chủ, 10 máy trạm nghiệp vu, 30 máy trạm tra cứu)
- Máy in: 6 cái
- Máy chiếu: 1cái
- Máy đọc mã vạch: 4 cái
- Máy scanner: 2 cái
Trong các phòng đƣợc trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết, hệ
thống chiếu sáng đủ điều kiện chiếu sáng, đáp ứng tiêu chuẩn của chuẩn
nghiệp vụ thƣ viện, đáp ứng tối đa nhu cầu bạn đọc. Ngoài ra thƣ viện còn
xây dựng một nhà để xe phục vụ bạn đọc và cán bộ thƣ viện.
Cơ sở vật chất của thƣ viện đã đƣợc xây dựng từ lâu nên đã có phần
xuống cấp, hiện nay Thƣ viện đang đầu tƣ xây dựng cơ sở mới có tổng điện
tích khoảng 5200m2 với toà nhà 5 tầng khang trang, kiên cố và hiện đại hơn
đã xây dựng xong và đang đi vào hoàn thiện để sử dụng. Dự tính cuối năm
nay thƣ viện sẽ chuyển công tác về trụ sở mới.
1.2. Khái quát lý luận về công tác tổ chức và bảo quản
1.2.1. Các khái niệm về tổ chức và bảo bảo quản vốn tài liệu
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu đƣợc coi là một khoa học, một nghệ
thuật trong tổ chức và bảo quản lâu dài kho tri thức của nhân loại.
Các khái niệm về tổ chức vốn tài liệu
Tổ chức vốn tài liệu là hình thức sắp xếp tài liêu sao cho khoa học và
hiệu quả [4,tr.12]
Tổ chức vốn tài liệu là làm sao tổ chức kho tài liệu cho khoa học, dễ cất,
cất đƣợc nhiều, dễ lấy và dễ bảo quản [4,tr.12]
Nói đến tổ chức vốn tài liệu là nói đến việc đăng ký, xứ lý, sắp xếp,
kiểm kê và bảo quản vốn tài liệu[4, tr.12]

×