Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Đánh giá bước đầu về khả năng nhân nguồn nhện gié xác định tỷ lệ tăng tự nhiên và ngưỡng gây hại của nhện gié steneotarsonemus spinki smile 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 67 trang )

MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề........................................................................................................1
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài...........................................................................2
1.2.1 Mục đích.......................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu.........................................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU........................................3
2.1. Tình hình nghiên cứu nhện gié trên thế giới..................................................3
2.2. Tình hình nghiên cứu nhện gié trong nước..................................................11
Phần 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....15
3.1 Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................15
3.2. Nội dung nghiên cứu....................................................................................15
3.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................15
3.3.1. Phương pháp tiến hành nghiên cứu khả năng giữ nguồn quần thể nhện gié.....15
3.3.2. Phương pháp đánh giá khả năng giữ nguồn quần thể nhện gié................16
3.3.3 Ảnh hưởng của số nhện đưa vào ban đầu tới hiệu quả nhân nguồn nhện gié
trong ống thân lúa................................................................................................18
3.3.3. Thí nghiệm ni sinh học nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley......18
3.3.4. Thí nghiệm nghiên cứu ngưỡng gây hại của nhện gié trên giống lúa khang
dân 18..................................................................................................................19
3.4.Phương pháp tính tốn và xử lý số liệu.........................................................20
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................22
4.1. Nghiên cứu phương pháp nhân nguồn nhện gié...........................................22
4.1.1. Ảnh hưởng của các giống lúa dến khả năng phát triển của quần thể nhện
gié Steneotarsonemus spinki Smiley...................................................................22
4.1.2. Đánh giá khả năng nhân nguồn nhện sử dụng ống thân ở các giai đoạn lúa
khác nhau.............................................................................................................26


4.1.3 Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản ống thân lúa đến sự phát triển của quần
thể nhện...............................................................................................................29


4.3 Một số đặc điểm sinh vật học của nhện gié...................................................34
4.4. Ngưỡng gây hại của nhện gié trên giống lúa khang dân 18.........................43
4.4.1. Mật độ nhện gié ở giai đoạn lúa trỗ...........................................................43
4.4.2. Năng suất lúa ở thí nghiệm lây nhiễm nhện 40 ngày sau cấy...................46
4.4.3. Năng suất lúa TN lây nhiễm nhện 50 ngày sau cấy..................................49
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................51
5.1 Kết luận.........................................................................................................51
5.2. Đề nghị.........................................................................................................52


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Nhân nguồn nhên gié trên các giống lúa khác nhau...........................24
Bảng 4.2: Nhân nguồn nhên gié trên ống thân lúa khang dân 18 ở các giai đoạn
sinh trưởng khác nhau.........................................................................................28
Bảng 4.3: Nhân nguồn nhện gié trên ống thân lúa bảo quản ở các điều kiện khác
nhau.....................................................................................................................31
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của số nhện đưa vào ban đầu đến hiệu quả......................34
nhân nguồn nhện gié............................................................................................34
Bảng 4.5. Thời gian phát dục của từng pha nhện gié S. spinki ở 20oC và 25oC..36
Bảng 4.6. Khả năng đẻ trứng của nhện gié ở 2 ngưỡng nhiệt độ 20oC và 25o....40
Bảng 4.7 Tỷ lệ nở trứng của nhện gié S. spinki ở 2 nhiệt độ 20oC và 25oC.................44
Bảng 4.8. Tỉ lệ đực cái của nhện gié ở hai nhiệt độ 20oC và 25oC......................45
Bảng 4.9: Mật độ nhện gié trên lúa ở giai đoạn lúa trỗ.......................................46
Bảng 4.10. Chỉ tiêu năng suất lúa TN lây nhện 40 ngày sau cấy............................
Bảng 4.11 Chỉ tiêu năng suất lúa TN lây nhện 50 ngày sau cấy.........................53


DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 4.1. nhân nguồn trên giống khang dân 18
Hình 4.2. nhân nguồn trên giống khang dân 18 sau 10 ngày.............................22

Hình 4.3. Tỷ lệ các pha phát triển của nhện gié ở ống 1 trên các giống lúa, sau
10 ngày................................................................................................................25
Hình 4.4. Tỷ lệ các pha phát dục của nhện gié ở ống 1 trên các giống lúa, sau 10
ngày.....................................................................................................................26
Hình 4.5. Tỷ lệ các pha phát dục của nhện gié ở các giai đoạn phát triển khác
nhau của cây lúa, sau 10 ngày.............................................................................29
Hình 4.6. Tỷ các pha phát dục của nhện gié nhện gié trên ống thân ở các giai
doạn phát triển khác nhau của cây lúa, sau 20 ngày............................................30
Hình 4.7. Tỷ lệ các pha phát dục của nhện gié trên ống thân đã qua bảo quản,
sau 10 ngày..........................................................................................................32
Hình 4.8. Tỷ lệ các pha phát dục của nhện gié trên ống thân đã qua bảo quản,
sau 20 ngày..........................................................................................................33
Hình 4.9. Ảnh hưởng của số nhện đưa vào ban đầu đến hiệu quả nhân nguồn
nhện gié...............................................................................................................35
Hình 4.10. Pha trứng........................................................34
Hình 4.11. Pha nhện non di động........................................................................37
Hình 4.12 Pha nhện non khơng di động .................................................36
Hình 4.13. Pha nhện TT......................................................................................38
Hình 4.14. TT đang giao phối.............................................................................38
Hình 4.15. Động thái đẻ trứng của nhện gié S.spinki ở 20oC và 25oC..............41
Hình 4.16 Tỷ lệ nở trứng của nhện gié ở 2 nhiệt độ 20oC và 25oC...................44
Hình 4.17 Mật độ nhện gié giai đoạn lúa trỗ TN lây nhện 40 ngày sau cấy.......47
Hình 4.18. Mật độ nhện gié giai đoạn lúa trỗ TN lây nhện sau 50 ngày cấy......48
Hình 4.19 Vết nhện hại trên bẹ lá.......................................................46
Hình 4.20 Lúa ở giai đoạn trỗ.............................................................................49
Hình 4.21.Vết nhện hại trên gân lá ......................................................46
Hình 4.22. Nhện trong gân lá..............................................................................50
Hình 4.23. Vết hại trên bẹ lá .......................................................48
Hình 4.24. Vết hại trên gân lá.............................................................................52
Hình 4.25. Vết hại trên hạt ..............................................48

Hình 4.26.Vết hại trên hạt...................................................................................53


Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa) thuộc họ Poaceae là một cây lương thực chính của thế
giới, có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Đông Nam Á và Châu Phi.
Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, hơn 1/5 tồn bộ lượng
calo cho con người, bình qn 150 – 200 kg/người/năm ở các nước Châu Á,
khoảng 10 kg / năm / người tại các nước Châu Phi. Ở Việt Nam, hơn 70 % dân
số lao động trong nông nghiệp, và 100% dân số Việt Nam sử dụng lúa gạo làm
lương thực chính. Đồng thời, lúa gạo cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn
của nước ta (đứng thứ 2 trên thế giới, sau Thái Lan), mang lại nguồn ngoại tệ lớn
cho nền kinh tế quốc dân
Hiện nay, việc thâm canh trong sản xuất lúa nhằm làm tăng năng suất và sản
lượng lúa (sử dụng giống mới, phân bón, thuốc hóa học chế độ chăm sóc…) bên
cạnh việc tăng năng suất lúa, nó cũng mang lại những hậu quả khơn lường đối
với sản xuất, làm xuất hiện nhiều lồi dịch hại mới với diễn biến phát sinh gây
hại phức tạp như: sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, bênh
đạo ôn, khô vằn, lùn xoắn lá, lùn lụi…và đặc biệt trong nhữngnawm gần lại đây
là nhện hại lúa – một loài dịch hại mới được để ý và đang trở thành đối tượng
quan trọng cần được chú ý phòng trừ, chúng là đối tượng mới mà chưa có nhiều
nghiên cứu và người nơng dân hầu như chưa có nhiều kinh nghiệm trong phịng trừ
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2004) ghi nhận trên lúa thường gặp 2 lồi nhện hại
chính là Aceria tulipae Kernei sớng ở trên mặt lá và loài Steneotarsonemus spinki
Smiley sống ở bẹ lá lúa. Trong đó lồi Steneotarsonemus spinki Smiley là một
lồi có kích thước nhỏ khó nhìn thấy bằng mắt thường, chúng thường sống và
gây hại trong bẹ lá, gây hại từ bẹ lá ngồi đến bẹ lá địng khi lúa trỗ và cuối cùng
là gié lúa non, cổ bông, cuống gié, hoa trước khi trỗ. Khi lúa trỗ địng thì nhện
hút nhựa làm nghẽn địng, bơng lúa ra có nhiều hạt lép hoàn toàn, làm giảm năng

suất chất lượng lúa.


Trên thế giới, loài này đã được biết đến khá sớm, từ năm 1967 ở Lousiana và
đã gây hại nặng ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, nhện gié là đối tượng
mới gây hại khá nghiêm trọng, nhất là ở các vùng có tập quán gieo sạ lúa. Tuy
nhiên, cho đến nay những nghiên cứu về nhện gié chưa nhiều, sự hiểu biết cũng
còn hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, được sự phân cơng của bộ môn Côn trùng –
Khoa Nông học – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của
GS.TS Nguyễn Văn Đĩnh chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá bước đầu về khả
năng nhân nguồn nhện gié, xác định tỷ lệ tăng tự nhiên và ngưỡng gây hại
của nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley”
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học để nhân nhanh về số lượng và chất lượng
nhện gié trong phịng thí nghiệm để phục vụ cơng tác nghiên cứu. Xác định khả
năng phát triển của quần thể nhện gié và xác định ngưỡng gây hại của nhện gié từ
đó tìm ra biện pháp phịng trừ có hiệu quả
1.2.2 u cầu
- Duy trì được nguồn nhện gié và nhân nguồn nhện phục vụ các thí nghiệm
- Xác định khả năng nhân nguồn nhện gié từ các vật liệu khác nhau: ống
thân các giai đoạn, các giống lúa…
- Xác định được tỷ lệ tăng tự nhiên của nhện gié và các đặc điểm sinh học
cơ bản thông qua nuôi sinh học cá thể nhện gié
- Xác định ngưỡng gây hại của nhện gié trên giống khang dân 18 trong điều
kiện nhà lưới vụ xuân năm 2011.


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu nhện gié trên thế giới

Nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley thuộc ngành chân đốt
(Arthooppoda), lớp nhện (Arrachnidae), bộ vebet (Acari), tổng họ
Tarsonemoidae (Santos, 2004)[28], giống Steneotarsonemus

Beer, loài

Steneotarsonemus spinki Smiley (Smiley, 1967)[29]
Trong họ Tarsonemidae có 3 lồi nhện gây hại trên cây lúa:
Steneotarsonemus

spinki,

Steneotarsonemus

furcates,

steneotarsonemus

spirifex. ở Colombia đã xác định trong họ Tarsonemidae lồi S. spinki là lồi
nguy hiểm nhất vì ngồi những thiệt hại do nó trực tiếp gây ra, nó cịn là mơi
giới truyền bệnh nấm Sarocladium oryzae Sawada và bệnh vi khuẩn, thiệt hại
cao nhất khi tác động cộng gộp của cả hai loài dịch hại này
Nhện gié Steneotarsonemus spinki được Smiley mô tả lần đầu tiên vào
năm 1967 tại Lousian[29]. Đến năm 1970 loài này được phát hiện ở Trung
Quốc , năm 1976 ở Đài Loan. Ở các nước nhiệt đới Châu Á, nhện gié được phát
hiện vào năm 1985. Tại Cu Ba, nhện gié xuất hiện vào năm 1997, tại CH
Đôminica và Haiti năm 1998 (Santos M, 2004)[28], tại Panama năm 2003, tại
Costa Rica và Nicaragoa năm 2004. Mới nhất năm 2005 nhện gié đã xuất hiện ở
Colombia ( Santos L. D., 2006)[27]. Trong báo cáo ở các nước Cộng hịa
Đơminica, Haiti, Cu Ba, Costa Rica, Panama, loài nhện này đã làm giảm tới 70

% năng suất. Cho và ctv (1999)[21] cho biết loài này vẫn đặt trong tình trạng
kiểm dịch ở những vùng mà nó chưa xuất hiện. ở Châu Á và Trung Mỹ. Gần
đây Steneotaronemus spinki được nghiên cứu ở vùng Caribe, Trung Mỹ, nước
cộng hịa Đominica và được theo dõi ở Bona
Kí chủ của nhện gié Steneotarsonemus spinki: Kí chủ chính của nhện gié
là loài lúa nước Oryzae sativae L. ngoài ra nhện gié có thể hồn thành vịng đời
trên một số kí chủ phụ như lúa dại ở Mỹ (Oryzae latifolia) và cỏ gà Cynodon


dactylon, cỏ lác Cyperus iria, cỏ lồng vực Enchinochloa olona và cỏ chỉ
Digitania spp. (Ochoa, 2007)[23]. Nhện gié có thể gây hại trên nhiều giống lúa
khác nhau. Loài S. spinki và Tarsonemus talpae có thể gây hại trên 335 giống
lúa khác nhau
Triệu chứng, mức độ gây hại của nhện gié: Trên thế giới, nhện gié
Steneotarsonemus spinki Smiley được coi là một loài dịch hại khá nguy hiểm
trên lúa. Ngay từ những năm 1930 nhện gié đã là loài gây hại nguy hiểm trên
lúa ở Châu Á ( Xu và ctv, 2001)[30]. Thông báo về thiệt hại do nhện gié gây ra
được công bố ở Trung Quốc và Đài Loan cho thấy nhện gié làm giảm năng suất
trung bình 5 – 20 %, một số nơi hại nặng lên đến 70 – 90 % ( Emprapa, 2004). ở
Đài Loan, nhện gié gây hại trên diện tích 17 000 ha năm 1976 và 19 000 ha năm
1977, thiệt hại do chúng gây ra ước tính là 9,2 triệu đơ la Mỹ (Xu và ctv, 2001)
[30]. Trung Quốc là nước chịu thiệt hại rất lớn do nhện gié gây ra thiệt hại có
thể làm giảm 30 – 40 % năng suất (Xu và ctv, 2001)[30]. Tại Vùng Giang Tây,
Trung Quốc nhện gié xuất hiện gây hại từ những năm 70 (Xu và ctv, 2001)[30].
Ở Ấn Độ, thiệt hại do nhện gié gây ra biến động từ 1 – 20 % diện tích (dẫn theo
Nguyễn Văn Đĩnh, 2004)
Tại Cu Ba nhện gié gây hại làm giảm năng suất lúa từ 30-60% diện tích
( Ramos và Rodriguez, 2001)[26]. Sau đó lần lượt được phát hiện ở Cộng hịa
Đơminica, Haiti, Nicaragua, Costa Rica và Panama làm thiệt hại khoảng 30 %
năng suất lúa (Embrapa, 2004). Tại các vùng có khí hậu ơn đới của Mỹ thì sự

gây hại của nhện gié là khơng lớn vì chúng không thể qua đông ở những vùng
trồng lúa này. Năm 2003 – 2004 nhện gié làm giảm năng suất lúa ở Trung Mỹ,
Costa Rica, Panama, Nicaragua lên đến 40 – 60 %. ở Brazin, nước đứng đầu về
sản lượng lúa ở Nam Mỹ, thu hoạch trung bình mỗi năm 12,7 triệt tấn lúa.
Nhưng thiệt hại do nhện gié gây ra làm giảm 30 – 70 %( tương đương 3,8 – 3,9
triệu tấn/năm), và nước này còn chi một khoản tiền lớn để tiến hành các biện
pháp phòng trừ nhện gié . Tháng 7 năm 2007 nhện gié đã được phát hiện ở bang


Taxes – Mỹ và gần đây có những báo cáo chính thức và sự gây hại của nhện gié
ở Mexico (Fenando, 2007)
Ngoài tác động trực tiếp đến cây lúa nhện gié cịn gây ra tác động gián
tiếp là mơi giới truyền bệnh cho một số bệnh hại trên lúa. Ở Châu Á và vùng
Caribe cho thấy thiệt hại do loài nhện gié kết hợp với bệnh nấm S. oryzae (Cho
và ctv, 1999, Ramos và Rodriguez, 2001)[21][26]. Năm 1997, vùng sản xuất lúa
ở Cuba bị thiệt hại nặng, mật độ lên đến 200con/m 2, làm thiệt hại 15-20% năng
suất lúa, do cả nhện và nấm gây ra. Nấm hại này bao gồm: Pyricularia,
Rhychosporium, Rhizoctonia tổng hợp gây ra. Nó cịn gián tiếp gây ra các bệnh
nấm và vi khuẩn cho cây như Fusarium moniliforme (bệnh lúa von),
Currvularia, Alternaria padwickii, Pseudomonas glumae (đen lép hạt). Theo
Navita và ctv lúc nhện gié chích hút vào cây lúa thì nó đã truyền độc tố hoặc lây
nhiễm các bào tử nấm bệnh cho cây lúa
Ngày nay người ta dựa vào đặc điểm triệu chứng để đánh giá mức độ gây
hại. Ở Ấn Độ, mức độ gây hại được xác định thông qua sự thay đổi của triệu
chứng và thường căn cứ vào vết hại trên bẹ lá. Phần lớn nhện thường tập trung
tại vết hại và vùng xung quanh đó (Santos.M.,2005)[28]. Cịn theo Almaguel
(2002)[15] thì triệu chứng gây hại của nhện gié thể hiện rõ và đặc trưng nhất
sau 35 ngày lây nhiễm. Dựa vào triệu chứng này người ta có thể đưa ra được
phương hướng phòng trừ hợp lý nhằm nhăn chặn sự bùng phát thành dịch làm
ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa

Theo Bossmann J. (2004)[17], nhện gié gây hại để lại triệu chứng trên
các bộ phận của cây lúa như gân lá, bẹ lá, thân, bông và hạt, triệu chứng đặc
chưng là các vết thâm kéo dài trên gân lá, bẹ và thân, bông bạc, hạt biến dạng.
Tại Hàn Quốc lúa bị nhện hại có biểu hiện bơng và hạt lúa bị biến dạng, các vết
hại xuất hiên ở mặt trong của bẹ lá đồng thời trên vỏ hạt thóc xuất hiện các vết
màu nâu. Triệu chứng quan sát được ở Ấn Độ là khi bơng lúa bị hại thì khơng
trỗ thốt được và trên các bẹ lá bị chết hoại tìm thấy nhiều nhện sống ở giữa bẹ


lá và thân cây. Hậu quả của sự gây hại này làm cho hạt thóc bị lép (Cho MR và
CTV, 1999)[21]; (Tseng Y.H, 1987). Mật độ nhện tập trung trên các bộ phận bị
hại có lúc lên tới 450 con/m2 (Ramos và ctv, 2001)[26]
Mức độ gây hại của nhện Steneotarsonemus spinki được thấy rõ qua sự
biến đổi vết hại trên cây (Lo và Ho, 1977)[22]. Theo Rao và ctv vết hại trên bẹ
lúa là cơ sở để chia thành các cấp hại khác nhau
Ngày nay người ta dựa vào triệu chứng để đánh giá mức độ gây hại của
nhện gié. Ở Ấn Độ, mức độ gây hại được xác định thông qua sự thay đổi của
triệu chứng và thương căn cứ vào vết hại trên bẹ lá. Phần lớn nhện thường tập
trung tại vết hại và xung quanh đó (Santos, 2004).[28]
Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học của loài nhện gié
Steneotarsonemus spinki Smiley cho thấy, nhện gồm 4 pha phát triển: trứng
(egg), nhện non di động (larva), nhện non không di động (nymph) và nhện
trưởng thành (adult) (Flechtman, 1985, Lindquist, 1986, Ramos và Rodriguez,
2000: Xu và ctv, 2001)[30]. Trong đó nhện non khơng di động đóng vai trị như
pha nhện của bọn cách cứng vì mọi sự chuyển hóa về năng lượng trong cơ thể
để giúp nhện non lột xác hóa trưởng thành đều xảy ra ở giai đoạn này
Nhện gié được xác định là một trong những loài có có kích thước nhở
nhất của họ Tarsonemidae mắt thường khó nhìn thấy được . Trứng có màu trắng
trong, được đẻ rải rác thành từng quả, chúng thường dính lại với nhau. Nhện
non di động và nhện non không di động có màu trắng dục với 3 đơi chân. Kích

thước cơ thể nhện cũng có thể là cơ sở phân biệt giới tính và tuổi nhện. Con cái
trưởng thành có chiều dài 274µm, bề ngang cơ thể là 108µm. Con đực có kích
thước chiều dài và bề ngang cơ thể là 217µm và 121µm (Smiley, 1967)[29].
Nhện cái non được vận chuyển bởi nhện đực đã trưởng thành giống như hầu hết
các lồi thuộc họ Tarsonemidae. Nhện non có màu trắng, trưởng thành có màu
vàng nhạt (Ramos và Rodriguaez,2001)[26]


Nhện đực và nhện cái khác nhau rõ rệt: Con đực mang đặc điểm điển
hình của giới tính do có một đơi kìm dùng để mang con cái đi trong q trình
giao phối. Con cái có đơi chân thứ 4 biến thành dạng vuốt dài. Theo Smiley
(1967), ngồi đơi kìm đặc trưng ở con đực và đôi vuốt dài ở con cái, nhện gié
cái cịn có một bộ phận ở phần dưới đôi chân thứ nhất là một đôi ống thở đối
xứng nhau ở hai bên thân nhện rất dễ quan sát
Hình thái nhện trưởng thành có sự thay đổi khác biệt từ khi hóa trưởng
thành đến lúc giao phối xong. Nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy sau khi giao
phối xong bụng nhện cái phình to, lồi lõm khơng bằng phẳng và có màu trắng
vàng (Xu và ctv, 2001)[30]
Thời gian phát dục của nhện gié phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ. Theo
tác giả Lo và Ho (1979)[22] thì thời gian phát dục từ trứng đến trưởng thành
diễn ra rất mạnh ở nhiệt độ 30oC nhưng khi nhiệt độ hạ xuống 20oC thì thời gian
phát dục này kéo dài hơn. Vòng đời của nhện gié nghiên cứu tại các nhiệt độ
34oC, 24oC, 20oC tương ứng là 4,88: 7,77: 11,33 ngày. Nhiệt độ thuận lợi cho
nhện gié phát triển trong khoảng 20 – 29 oC ( Almaguel và ctv, 2004)[15]. Theo
Cabrera (1998)[18] cho biết vòng đời nhện gié thay đổi theo nhiệt độ. ở 15 oC,
chúng chết gần như hoàn toàn, ở 16oC chúng giảm mọi hoạt động , ngừng phát
triển và sinh sản, tỷ lệ chết cao. Thời gian hồn thành vịng đời là 11 ngày ở
20oC, 8 ngày ở 24- 28oC và 3- 4 ngày ở 28 – 28 oC
Tại Cu Ba ở điều kiện nhiệt độ trung bình 24,42 ± 1,1oC và ẩm độ trung
bình 70,07 ± 4,7 %, thời gian từ trứng đến trưởng thành là 7,7 ngày, thấp nhất là

5,75 ngày và cao nhất là 9,64 ngày trong đó thời gian phát triển của trứng, nhện
non di động và nhện non không di động tương ứng là 2,94; 2,22 và 2,74 ngày
(Ramos và Rodriguez, 2000; 2001). Nghiên cứu của Nivita và cộng sự (2006)
tại Hoa Kì cho thấy ở nhiệt độ 24 oC vịng đời nhện gié là 7 ngày và khi nhiệt độ
cao 30oC thì vịng đời ngắn lại cịn 3 ngày. Bên cạnh đó tác giả cịn cho biết
nhện gié chỉ có thể hồn thành vịng đời ở nhiệt độ trên 16 oC, cịn ở nhiệt độ
dưới 16oC chỉ thấy phơi phát triển


Nghiên cứu về số lượng trứng đẻ của nhện gié cho thấy con cái đẻ trung
bình khoảng 55,5 trứng và đẻ tập trung trong 7 ngày đầu. Trong số trứng nở ra,
con cái chiếm 52,7% (Xu và ctv, 2001)[30]. Trong điều kiện Đài Loan, nhện gié
đẻ được 59,5 trứng/1 con cái ở 30oC và 20 trứng/1 con cái ở 20oC (Lo và Ho,
1979)[22]. ở Cu Ba 1 con cái đẻ được tối đa 78 trứng, trung bình là 30,8 ± 3,4
trứng (Ramos và Rodriguez, 2005)[24]. Thời gian từ trứng đến trưởng thành
ngắn nhất là 3 ngày ở 30oC và ngắn nhất là 20 ngày ở 20 oC. ở Trung Quốc, thời
gian phát triển của một thế hệ phụ thuộc vào nhiệt độ, ở các ngưỡng nhiệt độ
30oC, 28oC và 25oC tương ứng là 8,5 ngày, 9,9 ngày và 13,6 ngày (Xu và ctv,
2001)[30], thời gian đẻ trứng của nhện gié ở 30 oC, 28oC và 25oC trong điều kiện
thí nghiệm ở Trung Quốc tương ứng là 17,2 ngày, 20.2 ngày và 25.6 ngày (Xu
và ctv, 2001)[30], trong khi đó ở Đài Loan, thời gian này khoảng 10 ngày (Lo
và Ho, 1979)[22]. Theo Chen và ctv (1979)[20] nhện gié có khả năng đẻ trứng
cao và tập trung, số trứng để của mỗi con cái lên đến 78 quả trong vòng 5 – 32
ngày. Số trứng đẻ ra trong tuần đầu tiên sau khi giao phối chiếm tới 52,7 % tổng
số trứng (Xu và ctv, 2001)[30]
Con trưởng thành cái loài Steneotarsonemus spinki có khả năng sinh sản
đơn tính, con cái khơng qua giao phối vẫn có thể đẻ trứng nhưng tỷ lệ nở ra con
đực cao hơn so với trứng đã qua giao phối, do đó quần thể nhện tăng nhanh.
Trứng khơng qua giao phối tỷ lệ con cái / con đực là 1,94/1. Con cái sinh sản
đơn tính có thể sinh ra 79,2 trứng, cao nhất có thể đạt 206 trứng trong thời gian

17 ngày. Trong điều kiện thích hợp quần thể nhện có thể tăng số lượng nhanh
chóng (Xu và ctv, 2001)[30]
Khả năng tăng quần thể của nhện gié Steneotarsonemus spinki
Trong điều kiện thích hợp đặc biệt là yếu tố nhiệt độ thích hợp, nhện gié
phát triển mạnh và mật độ quấn thể tăng nhanh. Quần thể nhện gié thường có
đầy đủ các pha phát triển từ trứng cho đến trưởng thành, vào giai đoạn cuối,
quần thể nhện gié chủ yếu là nhện đực


Ở Cu Ba, kết quả thí nghiệm trên giống J – 104 cho biết mật độ quần thể
nhện gié đạt 55,45 con / dảnh sau 105 – 110 ngày lây nhiễm và 47,6 con/ dảnh
sau 91- 100 ngày sau lây nhiễm ở tháng 11, và 27,5 con/dảnh sau 80 ngày
nhiễm và 63,6con/dảnh sau 135 ở tháng 6. Mật độ quần thể nhện gié đạt 42,7
con/dảnh sau 113 ngày sau lây nhiễm. Ở điều kiện tháng 6, mật độ nhện gié có
thể đạt 24,5 con/dảnh sau 60 ngày lây nhiễm, 121,9 con/dảnh sau 66,8 ngày và
129,4 con/dảnh sau 100 ngày lây nhiễm (Almaguel et al,2003)[15]
Theo Santos M. (2004)[16], nhện gié là lồi đặc biệt nguy hiểm, chúng có
thể phát sinh thành dich trong thời gian ngắn, chúng lan truyền trong khoảng
không gian hẹp nhờ gió, nước và cơn trùng, chúng có thể truyền từ vụ trước
sang vụ sau, từ vùng này sang vùng khác và từ quốc gia này sang quốc gia khác
thơng qua hạt giống
Biện pháp phịng trừ nhện gié Steneotarsonemus Spinki Smiley
Trên thế giới, hầu hết các biện pháp bảo vệ thực vật đã được áp dụng để
phòng trừ nhện gié như biện pháp sinh học, biện pháp hóa học, biện pháp canh
tác kỹ thuật, biện pháp sử dụng giống chống chịu và đặc biệt là biện pháp kiểm
dịch thực vât đối với những vùng mà nhện gié chưa xuất hiện
Biện pháp sinh học là biện pháp quan trọng và có ý nghĩa lớn nhất trong
các biện pháp phịng trừ nhện gié, đặc biệt là quá trình nhận dạng và sử dụng kẻ
thù tự nhiên của nó trong thực tế để khống chế sự gia tăng quần thể nhện gié
gây hại và bảo vệ môi trường. Những nghiên cứu cho thấy ở các vùng nhiệt đới

có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của của nhện bắt mồi thuộc họ
Phytoseiidae, đây sẽ là biện pháp sinh học có hiệu quả nếu tỷ lệ nhện bắt
mồi/mật độ nhện hại thích hợp. Ở các nước Châu Á, 2 lồi nhện bắt mồi nhện
gié Amblyseius taiwanicus và Lasioseus parberiesei Bhattacharyya được sử
dụng phổ biến trong chương trình sử dụng bắt mồi phòng chống nhện gié hại
lúa (Lo và Ho,1979)[22]. Ở Cu Ba, nhện bắt mồi thuộc họ Phytoseiidae được sử
dụng phổ biến trong phòng trừ nhện gié hại lúa. Một số loài dược dùng để


khống chế sự phát triển và gây hại của nhện gié như Amblyseius asetus,
Galendromus sp., Typhlodromus sp. Và loài Lasioseius sp (Ramus và
Rodrigiez,1998)[24]. Theo Almauel (2003), mật độ nhện bắt mồi ăn thịt khoảng
3,3 con/dảnh có thể khống chế được sự phát sinh phát triển của quần thể nhện
Biện pháp hóa học đặc biệt là sử dụng thuốc chuyên trừ nhện gié có ý
nghĩa lớn trong việc dập dịch vì chúng có tác dụng nhanh mạnh nhưng cịn
nhiều hạn chế. Việc sử dụng thuốc hóa học quá mức ở Đài Loan đã dẫn đến hậu
quả là không những không dập tắt được dịch nhện gié mà cịn làm tăng tính
kháng thuốc của nhện. Trước thực trạng đó, các nhà bảo vệ thực vật đã tiến
hành các nghiên cứu cần thiết nhằm giảm bớt lượng thuốc hóa học, dư lượng
thuốc và bảo vệ mơi trường.
Về việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ nhện gié, tại Trung Quốc, để
trừ nhện gié người ta dùng các loại thuốc gốc Sulphua hoặc Clo. Kết quả cho
thấy dùng thuốc Dimethion 30 EC nồng độ 0,04% có thể trừ được nhện gié
Steneotarsonemus spinki. Ở Cu Ba người ta sử dụng thuốc Hostathion 40EC trừ
nhện gié trong điều kiện ở phịng thí nghiệm, hiệu lực của thuốc đạt tới 93%
trong 15 ngày (Cabrera và ctv, 1999)[18]
Biện pháp sử dụng chế phẩm sinh học vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu
để tạo ra các sản phẩm mới có hiệu quả phịng trừ nhện gié cao và đặc biệt là
biện pháp này rất thân thiện với môi trường. Cabrera và cộng tác viên (2000)
thử hiệu lực của thuốc Bacillus thuringiensis sepa LBT-13, kết quả là hiệu lực

phòng trừ đạt 41,58% trong vòng 14 ngày.
Biện pháp canh tác kĩ thuật: Biện pháp này có tác dụng lớn trong phòng
chống nhện gié. Việc làm đất, vệ sinh đồng ruộng, cỏ dại đều có tác dụng diệt
trừ nhện gié khơgn cho chúng có cơ hội lây lan từ vụ trước sang vụ sau. Khoảng
cách giữa 2 vụ ít nhất là 25 ngày mới có khả năng làm chết và giảm khả năng
tồn tại của nhện gié trên ruộng (Santos et al.,2004)[16]. Mức độ bón phân khác
nhau, mật độ nhện gié hại khác nhau. Nếu khơng bón đạm mật độ nhện gié hại


cao nhất 12,7 con/bẹ (IACuba-28) và 3,9 con/bẹ (IACuba-27), ở mức 140 kg
N/ha, mật độ nhedednj gieds trên 2 giống là 13,7 và 7,6 con/bẹ, ở mức 160 kg
N/ha mật độ nhện gié là 26,1 và 12,2 con/bẹ (Santos M.et al.,2004)[16]
Biện pháp dùng giống chống chịu: Những nghiên cứu tại Trung Quốc
cho thấy một số giống có thể làm giảm thiệt hại do nhện gié Steneotarsonemus
spinki gây ra (Jiang và ctv, 1994). Tuy nhiên nhện gié có khả năng gây hại cho
rất nhiều giống lúa khác nhau. Theo Zhang và ctv (1995), loài
Steneotarsonemus spinki và Tarsonemus talpae gây hại cho 335 giống lúa lai:
ISA-40, JUMA-57, Prosedoca-95 và Prosequisa-97 có khả năng nhiễm cao, cịn
hai giống Prosedoca-97 và Prosequisa-4 có khả năng chống được nhện gié
(Ramos và Rodriguez, 2001)[24]. Cu Ba đã chọn tạo được các giống chống chịu
được nhện như:IA Cuba-29, IA Cuba-31
2.2. Tình hình nghiên cứu nhện gié trong nước
Hiện nay ở nước ta, nhện gié hại lúa đã xuất hiện hầu hết ở các tất cả các vùng
trồng lúa, nhưng những nghiên cứu về chúng cịn rất ít và hầu như chưa có.
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (1994), (2004)[7][10] cho biết có 2 lồi nhện nhỏ
gây hại chính là hện cà rốt bẹ lá Aceria tulipa và nhện gié Steneotarsonemus
spinki. Loài nhện cà rốt chủ yếu gây hại trên lá, bẹ lá. Loài nhện gié hại trong bẹ
lá, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quang hợp và trao đổi chất của lá.
Theo Nguyễn Văn Lầm (2000), bộ nhện nhỏ hại lúa gồm 3 loài Aceria tulipa
Kernel; Steneotarsonemus spinki Smiley và Oligonychus oryzae Hirst. Trong đó

lồi nhện gié S. spinki gây hại trên lá và bơng, hai lồi cịn lồi cịn lại chủ yếu
gây hại trên lá
Nhện gié được phát hiện lần đầu tiên tại Huế, Theo Ngô Đình Hồ, 1992
[8] tại Thừa Thiên Huế năm 1992 có 40 ha lúa bị nhện gié hại và có đến 15% hạt bị
lép, hiện nay nhện gié đã xuất hiện ở hầu hết các vùng trồng lúa trên cả nước
Triệu chứng và mức độ gây hại: Triệu chứng xuất hiện ở tất cả các bộ
phận của cây lúa như gân lá, bẹ lá, thân, bông và hạt. Trên gân lá là các vết hình


chữ nhật dài 3- 5 cm, màu vàng nhạt đến nâu đen. Trên bẹ lá, các vết hại tương
tự trên gân lá nhưng mức độ phát triển nhanh hơn: vết hại ban đầu màu trắng
vàng về sau chuyển màu vàng, nặng vết hại có màu đen chiếm tồn bộ bẹ lá.
Trên thân triệu chứng tương tự trên bẹ nhưng ít hơn. Trên bơng và cổ bơng có
màu thâm đen, thường trỗ khơng thốt, nếu trỗ thốt thì bơng dễ bị gãy gập
xuống khi có gió, mưa. Thường thấy hạt lúa bị biến dạng méo mó, hạt lép lửng
màu nâu đen, hạt gạo bị mủn. Trên hạt, nhị, nhuỵ và đài hoa bị nhện hại hồn
tồn có màu vàng nâu và teo khô (Trần Thị Thu Phương, 2006) [12]. Theo
Nguyễn Văn Đĩnh, 2004 [7] trên bẹ lúa tạo nên các vết hại màu xám nhạt hoặc
đen dài vài centimet. Nếu nặng lúa khơng trỗ được hoặc nếu trỗ được thì hạt
biến màu, méo mó, vỏ trấu màu trắng xám. Trên lá vết nhện hại ban đầu có một
lỗ đục nhỏ 0,3- 0,5 mm xung quanh màu trắng vàng, sau đó vết hại có hình chữ
nhật dài màu trắng vàng đến vàng nâu kích thước 0,2- 15 cm. Nhện gié đục
thơng qua các khoang mô và tạo ra mủn.
Theo Trần Thị Thu Phương, 2006 [12], trong phịng thí nghiệm khi lây 20
nhện so với đối chứng không lây nhện năng suất giảm 42,3 – 48,3%.
Nhện gié đã gây ra thiệt hại đáng kể trên lúa mùa sớm ở HTX Cẩm
Sơn, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương, năng suất tại một số ruộng có thể giảm
đến 60% (Đỗ Thị Đào và cs., 2008)[2]
Đặc điểm sinh học của nhện gié: Nhện trưởng thành có cơ thể nhỏ bé,
trong suốt màu nâu sáng, có 4 đơi chân, đơi chân sau của trưởng thành cái thối

hóa, đơi chân sau của trưởng thành đực biến thành dạng kẹp. Theo Nguyễn Thị
Thu Phương (2007)[12], vòng đời của nhện gié Steneotarsonemus spinki ở nhiệt
độ 24,6oC trung bình 9,33 ± 1,29 ngày và đời trung bình 24,52 ± 2,32 ngày , ở
nhiệt độ 29,9, thời gian trên là 5,83 ± 0,55 ngày và 20,72 ± 1,54 ngày. Khả năng
sinh sản của nhện gié, 1 nhện trưởng thành cái đẻ trung bình 51,1 trứng/nhện
cái/10 ngày nuôi trong bẹ lá, nuôi trong gân lá là 28,26 ± 4,05 quả /nhện cái/10
ngày. Tỷ lệ trứng nở trung bình 91,4. Tỷ lệ sống đến trưởng thành đẻ trứng
72,9%, tỷ lệ đực cái khoảng 4 con cái 1 con đực, cao nhất khoảng 10 con cái 1 con đực


Sự phân bố gây hại của nhện gié trên cây lúa có sự khác nhau theo giai
đoạn sinh trưởng phát triển cả trong điều kiện lây nhiễm nhện và điều tra tự
nhiên ngồi đồng ruộng. Các giống khác nhau có thể có sự khác biệt về mật
độ cũng như chiều dài vết hại.
Giai đoạn lúa đẻ nhánh, nhện gié phân bố chủ yếu ở các bẹ lá thứ 4 và 5
với mật độ thấp (0,7 - 0,8 nhện và 1,3 - 1,8 trứng/bẹ) ở ngoài đồng ruộng. Giai
đoạn lúa trước trỗ, nhện gié vẫn tập trung ở lá thứ 3 trên giống Khang dân 18
với mật độ 3,5 nhện và 5,2 trứng/lá. Giai đoạn lúa trỗ, ở ngoài đồng ruộng nhện
gié tập trung hại nhiều nhất ở lá thứ 4 trên giống Q5 với mật độ 1,8 nhện và 1,8
trứng/lá. Giai đoạn lúa chín sữa, nhện gié tập trung nhiều nhất trong bẹ lá địng
(giống Khang dân 18) ở ngồi tự nhiên với mật độ 26,3 nhện/lá. Giai đoạn lúa
đẻ nhánh đã có nhện gié xâm nhập gây hại trên cây lúa nhưng chưa biểu hiện rõ
triệu chứng. (Đỗ Thị Đào, Nguyễn Văn Đĩnh và cs, 2010)[4]
Theo Đỗ Thị Đào, Nguyễn Văn Đĩnh và ctv (2011)[3] nghiên cứu khả
năng kháng nhiễm nhện gié trên các giống lúa trồng tại Việt Nam thì các giống
ít nhiễm nhện gié gồm Q5, IBR1, Khâm dục, OM8923, OM2514, OM3536,
Nam ưu 601, tẻ Đỏ, OM4218, DL6. Những giống nhiễm trung bình nhện gié là
VLĐ95-20, OM6561, OM4655, Bắc thơm 7, OM6162, OM6377, OM2517,
OMCS2009, OM4101, OM1490, OM4900, OM5472, HĐ1. Một số giống nhiễm
nặng nhện gié là nếp IR352, Hương cốm, Nam ưu 714, BC15, nếp VN1, VL24,

VĐ 20, Jasmine, IR5040, OMCS2000, Tám mới, Khang dân.
Theo Trần Thị Nga, nguyễnVăn Đĩnh và cs (2010)[13], nhện gié trên
giống Khang dân 18 vụ mùa sớm tại các mật độ 2,13 - 2,85 con/dảnh và tỷ lệ hại
từ 11 - 35% trước trỗ 7 ngày làm giảm năng suất từ 19,39 - 29,16%. Trong khi
trên giống lúa lai PC15 và lúa nếp 97 mùa muộn, giai đoạn lúa phát triển đòng
trước trỗ 14 ngày, mật độ 35,78 - 36,03 con/dảnh, tỷ lệ hại 47 - 71% làm giảm
năng suất lúa 23,79 - 37,29%.
Biện pháp phòng trừ nhện gié


Biện pháp sinh học: Theo Nguyễn Văn Đĩnh, thiên địch của nhện gié là
bù lạch đen và đen thuộc họ Phlaeraothrippidae và nhện nhỏ bắt mồi
Amblyseius sp.,Lasioseius youcefi
Biện pháp hóa học: Hiện nay đang tiến hành nghiên cứu hiệu lực phịng
trừ nhện gié của một số thuốc hóa học. Theo Nguyễn Thị Thu Phương (2007)
[12], hiệu lực phòng trừ nhện gié ngoài đồng ruộng của thuốc Kinalux 25 EC là
cao nhất, đạt 85,42%. Ở những vùng trồng lúa thường xuyên bị nhện gié gây hại
nên phun phòng ngừa vào giai đoạn lúa 40 – 60 ngày, có thể phun 2 lần cách
nhau 10 ngày, phun kết hợp với thuốc trừ sâu cuốn lá và sâu đục thân.
Thời điểm phun trừ nhện gié bằng Kinalux 25EC trước trỗ 14 ngày, 7
ngày và khi lúa thấp thoi trỗ đều đạt hiệu quả. Phun thuốc 2 lần trước khi lúa
trỗ đạt hiệu quả cao nhất.
Mơ hình quản lý tổng hợp IPM nhện gié được thực hiện ưor Lý Nhân, Hà
Nam, có mật độ nhện gié/dảnh và tỷ lệ hại thấp, chỉ số hại thấp hơn rõ rệt so với
ruộng nông dân. Năng suất lúa trên ruộng IPM cao hơn so với ruộng nông dân
52,88% minh chứng quy trình IPM dễ thực hiện và hiệu quả phòng chống nhện
gié cao (Trần Thị Nga, nguyễnVăn Đĩnh và cs, 2010)[13]


Phần 3

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley
- Thời gian: từ ngày 05/01/2011 đến 28 /6/2011
- Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu:
+ Vật liệu: Giống lúa Khang dân 18
+ Dụng cụ nghiên cứu: Kính lúp cầm tay, kính lúp soi nổi, dao, kéo, giấy

thấm, panh, kim cơn trùng, bút lông, bông giữ ẩm, ống nghiệm, lưỡi lam, xớp
cắm hoa, ...
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Duy trì nguồn nhện gié phục vụ các thí nghiệm nghiên cứu về nhện gié
- Nhân nguồn nhện gié từ các vật liệu khác nhau: gân lá, bẹ, ống thân
(còn tươi hoặc giai đoạn khác ...)
- Xác định các đặc điểm sinh học cơ bản: Vòng đời của nhện gié, tỷ lệ
trứng nở, tỷ lệ đực/cái, tỷ lệ cái thông qua nuôi sinh học cá thể nhện gié
- Xác định ngưỡng gây hại của nhện gié trên giống khang dân 18 trong
điều kiện nhà lưới
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp tiến hành nghiên cứu khả năng giữ nguồn quần thể
nhện gié
- Địa điểm: Khu thí nghiệm Khoa Nơng học - Trường Đại học Nơng
nghiệp Hà Nội, phịng thí nghiệm nhện gié và phịng bán tự nhiên thuộc Khoa
Nơng học.


Nuôi nhện trong ống thân
Chuẩn bị ống thân: Chọn những cây lúa có ống thân to, mập nhiều dinh
dưỡng thường chọn cây lúa trỗ tù 2 – 10 ngày (với những cây lúa chưa dùng đến
còn lại trên đồng phải rút hết bông để cây tập trung dinh dưỡng phát triển thân).

Dùng kéo cắt hết lá rồi bóc sạch bẹ lá lúa chỉ giữ lại ống thân
Chuẩn bị nhện: Cắt những dảnh lúa có triệu chứng bị nhện gié gây hại
trong nhà lưới mang về phịng thí nghiệm. Bóc bẹ lá và cắt phần gân lá có triệu
chứng nhện hại soi dưới kính lúp soi nổi để ở độ phóng đại 40 lần.
Khi soi thấy nhện dùng bút lông chuyển nhẹ nhàng nhện vào trong ống
thân đã chuẩn bị hoặc dùng dao lam cắt nhỏ bộ phận cây lúa có nhện gié rồi đưa
vào ống thân.
Cắm ống thân lên xốp cắm hoa, giữ ẩm cho ống thân lúa bằng cách hàng
ngày tưới nước lên xốp cắm hoa
3.3.2. Phương pháp đánh giá khả năng giữ nguồn quần thể nhện gié
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của các giống lúa đến khả năng
phát triển của quần thể nhện gié
Thí nghiệm gồm 5 CT và 10 lần nhắc lại/CT
Công thức 1: Nhân nguồn trên giống khang dân 18
Công thức 2: Nhân nguồn trên giống dịng bố giống TH 3 -6
Cơng thức 3: Nhân nguồn trên giống Bắc thơm
Công thức 4: Nhân nguồn trên giống BC 15
Công thức 5: Nhân nguồn trên giống ĐS 1
Dùng kéo cắt hết lá rồi bóc sạch bẹ lá lúa, chỉ giữ lại ống thân phần gốc
ống được cắt vát cách đốt ống 0,5cm
Thí nghiệm nhân nguồn được tiến hành trên cả 2 đoạn của ống thân lúa
Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng nhân nguồn nhện sử dụng ống thân ở
các giai đoạn lúa khác nhau. TN gồm 4 CT, 10 lần nhắc lại/ 1 CT
Công thức 1: Nhân nguồn trên ống thân lúa ở giai đoạn trước trỗ



×