Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

bài làm tiểu luận knlvtn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.77 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
KĨ NĂNG LÀM VIỆC THEO NHÓM
Đề tài:
THỰC TRẠNG THỨC KHUY CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ - LUẬT
Giảng viên: Nguyễn Thị Lài
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Đỗ Thu Hiền (NT)
2. Lê Thị Phương
3. Lê Thị Hồng Vân
4. Nguyễn Thị Vân
5. Phan Thị Mỹ Hạnh
6. Cao Nguyễn Hoàng Huy

K224040522
K224101282
K224101302
K224101304
K224040520
K214091292

TP.HCM, ngày 08 tháng 07 năm 2023

MỤC LỤC
Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT......................................................................................1


1.1



Khái niệm sinh viên...............................................................................................1

1.2

Khái niệm thức khuya...........................................................................................1

Chương 2: THỰC TRẠNG..............................................................................................2
2.1

Mô tả nghiên cứu...................................................................................................2

2.2

Thực trạng thức khuya của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật............2

2.3

Ảnh hưởng của thức khuya đến sinh viên...........................................................4

2.3.1 Tác động tích cực...............................................................................................4
2.3.2 Tác động tiêu cực...............................................................................................4
2.4

Tiểu kết...................................................................................................................6

Chương 3: GIẢI PHÁP.....................................................................................................7
3.1

Giảm tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi ngủ.................................................7


3.2

Thiết lập giờ ngủ vào một khung giờ nhất định.................................................7

3.3

Thay đổi thói quen ăn uống..................................................................................7

3.4

Sắp xếp thời gian học tập hợp lý..........................................................................8

3.5

Hạn chế sử dụng chất kích thích vào buổi tối.....................................................8

KẾT LUẬN...........................................................................................................................9
NGUỒN THAM KHẢO....................................................................................................11


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tỷ lệ sinh viên thức khuya của Trường Đại học Kinh tế - Luật....................2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Gen Z - sinh ra và lớn lên trong một thế giới số hóa, có cơ hội được tiếp cận
với Internet, phương tiện truyền thông và các thiết bị di động từ sớm. Sinh viên Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay chính là ví dụ điển hình cho Gen Z đầy tự tin, sáng

tạo, dám nghĩ dám làm. Tuy nhiên, song song với sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học
hiện đại, một trong những hệ lụy đáng quan ngại là thế hệ sinh viên ngày nay có
nhiều khả năng gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm lý hơn so với trước kia. Họ
phải đối diện với áp lực từ môi trường sống khắt khe, cố gắng để đáp ứng tiêu chuẩn
của xã hội. Và, cách họ chọn để đối mặt với những khó khăn đó là thức khuya - tận
dụng khoảng thời gian ban đêm yên tĩnh, thoải mái để giải trí, học tập mà tránh
phiền nhiễu từ xung quanh. Thói quen này dần trở thành một thực trạng chung ở
phần lớn giới trẻ. Tuy nhiên, như một vòng lặp, thức khuya với tần suất cao lại làm
rối loạn đồng hồ sinh học, là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn
lo âu, trầm cảm,.. Vì vậy, nhóm chúng tôi - Trầm, chọn chủ đề Thực trạng thức
khuya của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu và đưa ra giải pháp hợp lý cho vấn đề này.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khảo sát và nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế - Luật, nhóm chúng tơi
muốn tìm ra ngun nhân thực sự để lý giải cho thực trạng thức khuya ở phần lớn
sinh viên hiện nay, chỉ ra những ảnh hưởng của nó đến đời sống, sức khỏe và học
tập. Bên cạnh đó, nhóm cũng đưa ra biện pháp giúp định hướng cách quản lý thời
gian phù hợp, một lối sống khoa học, tích cực, lành mạnh và nâng cao hiệu quả
trong học tập, công việc.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh.


4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Không gian: Trường Đại học Kinh tế - Luật
Thời gian: Năm học 2022 – 2023


Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1 Khái niệm sinh viên
Sinh viên là những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và đang theo học
tại một hoặc hơn một trường Đại học (hay cao đẳng). Ở đó họ được truyền đạt kiến
thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Theo nghĩa
rộng hơn, sinh viên là bất kỳ ai đăng ký tham gia các khóa học trí tuệ chun sâu
với một số chủ đề cần thiết để làm chủ nó như là một phần của một số vấn đề ngồi
thực tế trong đó việc làm chủ các kiến thức như vậy đóng vai trò cơ bản hoặc quyết
định
1.2 Khái niệm thức khuya
Theo khuyến nghị của bác sĩ thì người trưởng thành nên ngủ đủ từ 7-8h mỗi ngày.
Theo quan điểm sinh học, nếu một người thức sau 23h vào ban đêm, về cơ bản điều
đó được đánh giá là thức khuya. Bên cạnh đó, thời gian ngủ của những người thức
khuya hầu như không đủ 7-8h mỗi ngày.
Người thức khuya trong thời gian dài sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể không thể
nghỉ ngơi và phục hồi bình thường; thức khuya quá nhiều có thể gây ra nhiều tác
động tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần, cảm xúc và hành vi của con người.



1


Chương 2: THỰC TRẠNG
2.1 Mô tả nghiên cứu
- Tổng số mẫu: 204 sinh viên
- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên học tập tại Trường Đại học Kinh tế - Luật
- Phương pháp: điều tra bằng điền phiếu khảo sát trực tuyến
Bảng 2.1: Tỷ lệ sinh viên thức khuya của Trường Đại học Kinh tế - Luật
Thời gian đi ngủ


Số lượng

Tỷ lệ

Trước 23 giờ

6

2.9%

Từ 23 giờ - 1 giờ sáng

120

58.8%

1 giờ sáng - 3 giờ sáng

66

32.4%

Sau 3 giờ sáng

12

5.9%

Nguồn: Nhóm tự thực hiện
2.2 Thực trạng thức khuya của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật

Theo số liệu thống kê từ cuộc khảo sát, số lượng chung là 204, với 150 sinh
viên nữ (73.5%) và 54 sinh viên nam (26.5%), tỷ lệ sinh viên thức khuya chiếm
97.1%. Trong đó, thức khuya khoảng từ 23 giờ - 1 giờ sáng hôm sau chiếm tỷ lệ cao
nhất (58.8%). Qua đây cho thấy thực trạng thức khuya đang ngày càng phổ biến ,
sinh viên bình thường hóa việc “người Việt Nam sống theo giờ Mỹ”.
Và lý do chúng tôi đề cập đến thức khuya như một thực trạng ở sinh viên nói
chung và sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật nói riêng là vì theo khảo sát,
54.4% trong số họ có tần suất thức khuya là nhiều hơn 4 ngày/tuần. Có nghĩa là,
thực trạng này đang diễn ra liên tục, mặc dù hầu hết sinh viên đều biết những tác
động tiêu cực mà nó mang lại và có 75% đã từng gặp phải các vấn đề về sức khỏe,

2


tâm lý, tinh thần vì thức khuya nhưng vấn nạn này vẫn đang xảy ra hàng ngày. Vậy,
nguyên nhân thực sự cho vấn đề này là do đâu?
Có đến 82.4% sinh viên được khảo sát cho rằng sử dụng mạng xã hội là
nguyên nhân chính khiến họ thức khuya. Facebook, Messenger, Instagram,Tiktok,...
là những ứng dụng họ dành thời gian nhiều nhất. Đặc biệt với Tiktok và sự bùng nổ
của các video ngắn, người dùng mải mê “lướt” mà đôi khi qn cả thời gian vì độ
cuốn hút, giải trí cao. Bên cạnh đó, sinh viên dành hàng giờ đồng hồ vào ban đêm
cập nhật tin tức trên mạng xã hội vì hội chứng tâm lý FOMO (Fear Of Missing
Out). Họ lo sợ rằng mình có thể bỏ lỡ một thơng tin “hot” gì đó nên ln giữ điện
thoại bên người, kiểm tra thơng báo dù có hay khơng.
Ngồi ra, sinh viên thức khuya để phục vụ cho việc học tập và cơng việc của
các câu lạc bộ, hội, nhóm cũng chiếm tỷ lệ cao với 62.3% và 47.1%. Mặc dù họ
hồn tồn có thể làm việc này vào ban ngày hoặc dậy sớm, họ chọn thức khuya chủ
yếu vì thói quen và cảm giác yên tĩnh, thoải mái làm việc một mình vào ban đêm.
Một lý do khác nữa là vì hầu hết các sinh viên đều thức khuya như nhau, họ cùng
nhau làm việc và học tập. Điều này lặp đi lặp lại và dần trở thành thói quen, khiến

sinh viên dù khơng muốn cũng phải thức khuya vì theo phần lớn mọi người đều như
thế.
Nếu đa số sinh viên nữ dành thời gian vào ban đêm cho mạng xã hội và mua
sắm, sinh viên nam lại có xu hướng giải trí bằng cách chơi game. Họ có thể chơi
game liên tục trong vài giờ, thậm chí là thức trắng đến sáng hôm sau. Điều này xảy
ra do ảnh hưởng từ môi trường sống, bạn bè xung quanh và xu hướng chung của các
bạn trẻ.
Một nguyên nhân khác để giải thích cho việc thức khuya ở sinh viên là vì cơng
việc với 23.5%. Tỷ lệ này được chọn nhiều hơn bởi các sinh viên năm 3 và 4, vì bên
cạnh việc học ở trường, họ còn phải chuẩn bị cho việc thực tập, kiến tập, khóa luận
tốt nghiệp hay đi làm.

3


Đặc biệt hơn, vào mỗi kỳ thi, một lượng lớn sinh viên lại rủ nhau lại các quán
cafe mở 24/24 và cùng học thâu đêm. Lý do được đưa ra là do trong cả q trình
học, họ đã khơng tập trung và ghi chép đầy đủ. Điều này dẫn đến hệ lụy là họ phải
học kiến thức của cả một kỳ học trong vài ngày và đêm trước khi thi.
Qua những nguyên nhân chủ quan trên, chúng tôi nhận ra lý do thật sự cho
thực trạng thức khuya này là do chưa biết cách quản lý thời gian đúng và hiệu quả
của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật. Đương nhiên đây chỉ là phần lớn chứ
không phải tất cả, vì đơi khi họ biết quản lý thời gian nhưng vì các lý do khách quan
như: hồn cảnh bắt buộc, môi trường sống, làm thêm… khiến họ bắt buộc phải thức
khuya chứ khơng phải vì họ muốn. (Tuy nhiên, vì là thiểu số nên chúng tơi sẽ khơng
đề cập đến trong báo cáo này)
2.3 Ảnh hưởng của thức khuya đến sinh viên
2.3.1 Tác động tích cực
Đối với những bạn sinh viên có hồn cảnh khó khăn, họ đi học vào ban
ngày nên phải tìm các cơng việc bán thời gian, làm thêm vào ban đêm để trang trải

chi phí sinh hoạt, giúp đỡ bố mẹ.
Thức khuya cũng giúp sinh viên có thêm thời gian để học tập, làm việc
và hoàn thành các nhiệm vụ được giao từ câu lạc bộ, hội, nhóm,.. Họ mong muốn
được trải nghiệm nên tham gia cả hoạt động ở trường và bên ngoài. Vì vậy, họ có
thêm được kiến thức, các mối quan hệ và được học hỏi nhiều hơn.
Sau một ngày mệt nhọc và căng thẳng, sinh viên có thể tận hưởng thời
gian ban đêm để giảm stress nhờ các hoạt động giải trí, mạng xã hội, chơi game
cùng bạn bè…
2.3.2 Tác động tiêu cực
“Bác sĩ tâm lý Nguyễn Hồng Bách, làm việc ở một trung tâm tâm lý
lâm sàng tại Hà Nội, cho biết trong 1 tháng qua, ơng gặp ít nhất 8 trường hợp bệnh
nhân là sinh viên rối loạn hành vi, rối loạn nhận thức và tất cả đều có chung một
nguyên nhân là thiếu ngủ. C
" ác bạn này đa phần đều mắc vào tình trạng rơi khoảng

4


nhớ, hay nói một cách khác là suy giảm trí nhớ. Trong đó có sinh viên làm đâu
quên đó và tự bạn ấy nhận thức được việc suy giảm trí nhớ trầm trọng, chưa kể tâm
tính thay đổi đến rối loạn hành vi và nhận thức; 7 bạn còn lại cũng có nguy cơ mất
trí nhớ nếu tiếp tục thức khuya", bác sĩ Bách chia sẻ.
Theo bác sĩ Bách, việc thiếu ngủ nếu kéo dài liên tục sẽ dẫn đến trầm
cảm, thay đổi chức năng hormone, thay đổi tính cách, nhân cách, suy giảm trí nhớ
và mắc các bệnh lý về thần kinh”[1].
Qua bài báo trên, có thể hình dung được những tác hại to lớn của việc
thức khuya liên tục trong thời gian dài bao gồm:

 Thức khuya làm suy giảm thị lực
Ban đêm là lúc đôi mắt cần được nghỉ ngơi sau một ngày dài, nếu phải

liên tục hoạt động với cường độ cao và thiếu ánh sáng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó
lường. Ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại cũng là yếu tố gây nhiều tổn hại đến đôi
mắt của chúng ta.

 Quầng thâm, bọng mắt, mụn trứng cá và các bệnh về da
Mức độ tái tạo da vào ban đêm sẽ nhanh hơn ban ngày. Việc thức khuya
khiến cho hoạt động điều tiết khơng thể xảy ra như bình thường. Về lâu dài, các
chức năng của da bị suy giảm, bị sạm màu, mụn, quầng thâm mắt, lão hóa da…

 Gây đau đầu và suy giảm trí nhớ
Theo thống kê, tỷ lệ người có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ
cao gấp 5 lần so với người bình thường khơng có thói quen thức khuya. Bộ não của
chúng ta cần thời gian để thư giãn sau một ngày căng thẳng. Thức khuya làm não
phải tiếp tục hoạt động quá mức, gây đau đầu và trí nhớ bị suy giảm.

 Thay đổi tính tình, dễ cau có, khó chịu

5


Thiếu ngủ làm giảm khả năng tương tác xã hội, dễ cáu gắt với mọi
người xung quanh. Các vấn đề về lo âu, trầm cảm, stress, các bệnh tâm lý cũng là
hậu quả do thức khuya gây ra.

 Gia tăng nguy cơ bị đột quỵ ở giới trẻ
Một công bố trên tạp chí Neuroscience của Mỹ cho thấy, việc ngủ ít
hơn 5 giờ một đêm khiến nguy cơ đột quỵ tăng lên gấp 8 lần so với người bình
thường. Lối sống phản khoa học này còn gây ra các bệnh về hệ miễn dịch, chức
năng của nhiều cơ quan trên cơ thể bị suy giảm.


 Giảm khả năng tập trung vào ban ngày
Đặc biệt đối với các bạn sinh viên, việc thiếu ngủ gây ảnh hưởng rất
nhiều tới việc học tập ở trường. Họ luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi, không thể
tập trung, dễ bị xao nhãng [2].
2.4 Tiểu kết
Như vậy, việc thức khuya, đặc biệt trong thời gian dài và liên tục gây nên
những hậu quả nặng nề về sức khỏe tâm lý, sức khỏe tinh thần của sinh viên Trường
Đại học Kinh tế - Luật. Thiếu ngủ khiến bạn không thể tỉnh táo và đủ minh mẫn,
sáng suốt để học tập và đạt năng suất, hiệu quả cao trong công việc. Hầu hết các bạn
sinh viên đều nhận thức được tác hại của việc thức khuya, nhưng vì nó đã trở thành
thói quen và “thói quen thì thường khó bỏ”. Liệu họ có muốn thay đổi thói quen này
và đón nhận một lối sống khoa học hơn hay khơng? Và họ có thực sự biết mình phải
làm gì để từ bỏ thói quen này cũng như gây ảnh hưởng lên những người khác để
cùng thay đổi số đơng? Đó mới là điều quan trọng tất yếu!


6


Chương 3: GIẢI PHÁP
3.1 Giảm tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi ngủ
Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử là một chất kích thích trong nhịp sinh học
của cơ thể con người. Thông thường, cơ thể sản xuất hormone melatonin với số
lượng nhỏ vào ban ngày, sau đó tăng số lượng vào ban đêm, vài giờ trước khi đi ngủ
và đạt đến đỉnh điểm vào nửa đêm. Nếu tiếp xúc quá nhiều với loại ánh sáng này
vào ban đêm có thể làm giảm sản xuất hormone melatonin, hormone điều chỉnh chu
kỳ giấc ngủ của một người; từ đó có thể khiến lịch trình giấc ngủ của một người bị
trì hỗn, gây mất ngủ, ngủ khơng n giấc.
Theo kết quả cuộc khảo sát, nguyên nhân thức khuya của 82.4% sinh viên
trường Đại học Kinh tế - Luật được khảo sát là từ việc sử dụng thiết bị điện tử. Vì

thế, nếu muốn hạn chế tình trạng thức khuya, sinh viên nên tắt tất cả các thiết bị
điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.
3.2 Thiết lập giờ ngủ vào một khung giờ nhất định
Mỗi người đều có một đồng hồ sinh học riêng. Chiếc đồng hồ sinh học này
giúp ta cảm thấy tỉnh táo vào ban ngày và khiến ta buồn ngủ vào ban đêm. Việc
thức dậy và đi ngủ vào một khung giờ nhất định giúp đồng hồ sinh học của con
người giữ một lịch trình đều đặn. Thiết lập thói quen đi ngủ vào một khung giờ nhất
định sẽ giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn và thức dậy dễ dàng vào một khung giờ
nhất định trong ngày. Từ đó giảm thiểu việc mệt mỏi, uể oải, thiếu tập trung sau khi
thức dậy.
3.3 Thay đổi thói quen ăn uống
Người thức khuya thường ăn uống khơng lành mạnh, ăn tối q muộn hoặc
thậm chí không ăn. Một bữa tối cần thiết là một bữa ăn nhẹ nhưng vẫn phải đảm
bảo giàu chất dinh dưỡng trước khi đi ngủ ít nhất 4 tiếng. Điều này giúp cơ thể có
thời gian tiêu hóa thức ăn và không làm ảnh hướng tới giấc ngủ đêm. Nếu phải thức
khuya, chỉ nên ăn uống nhẹ, có thể là sữa hoặc cháo,... để dạ dày có thể làm việc,
giúp phịng tránh các chứng bệnh liên quan đến dạ dày.
7


3.4 Sắp xếp thời gian học tập hợp lý
Trong số sinh viên được khảo sát, nguyên nhân đứng thứ 2 khiến sinh viên
chọn thức khuya liên quan đến việc học tập. Hầu hết sinh viên thức khuya để giải
quyết số bài tập phải hoàn thành hoặc tồn đọng. Nhiều sinh viên chọn đêm khuya để
học bởi môi trường xung quanh vào khoảng thời gian này yên tĩnh, khiến họ dễ tập
trung hơn. Thức khuya vì bất kì lí do nào cũng không tốt, hãy biết sắp xếp thời gian
hợp lý giải quyết từng ít một để tránh tình trạng “thâu đêm”.
3.5 Hạn chế sử dụng chất kích thích vào buổi tối
Để có đủ năng lượng cho một ngày học tập dài, sinh viên thường tìm đến các
loại đồ uống như cà phê hoặc nước tăng lực giúp tinh thần minh mẫn, tăng sự tỉnh

táo. Tuy nhiên, việc thường xuyên lạm dụng các loại đồ uống này, nhất là vào buổi
tối có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ bởi caffeine trong đồ uống năng lượng
sẽ tiếp tục thúc đẩy trạng thái kích thích, tỉnh táo và tập trung ở não bộ [3].



8


KẾT LUẬN
Thông qua các báo cáo và thống kê đã được thông qua, dễ dàng để chúng ta
đưa ra những đánh giá cuối cùng của vấn nạn đáng được quan tâm này:
Thứ nhất, xu hướng hoạt động về đêm của gen Z ngày nay (đặc biệt là
bộ phận sinh viên) đã và đang ngày càng trở nên phổ biến đến mức khó kiểm
sốt.
Thứ hai, mặc dù các kênh truyền thơng đang không ngừng khuyến cáo
về nhữngtác động tiêu cực của việc thức khuya nhưng nhìn chung vẫn chưa
nhận được kết quả như mong muốn. Các bạn trẻ phần lớn đều khá thờ ơ với
vấn đề này.
Thứ ba, các chuyên gia cũng đang không ngừng đưa ra rất nhiều giải
pháp sáng tạo và hữu ích hơn để hạn chế tối đa việc thức khuya thường xuyên
ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối với sinh viên Việt Nam.
Thức khuya từ lâu đã khơng cịn là vấn đề riêng của mỗi người mà đã sớm trở
thành vấn đề chung của xã hội. Có thể ngày hơm nay bạn thức khuya, ngày
hơm sau bạn vẫn còn đủ sức để thức dậy đi học, đi làm, tiếp tục cống hiến cho
đất nước nơi bạn sinh ra. Nhưng nếu thói quen này kéo dài hơn thành 1 tuần,
1 tháng hay thậm chí 1 năm, 10 năm, nó sẽ sớm trở thành vật cản cho những
dự định tương lai của bạn. Người trẻ tiếp cận sâu hơn với thế giới, phải không
ngừng chạy theo để bắt kịp với tốc độ đổi mới không ngừng của thời đại.
Điều đó khơng có nghĩa là chúng ta phải làm việc khơng ngừng, càng khơng

có nghiã là chúng ta được phép đắm chìm hàng giờ vào những khơng gian
giải trí trên mạng. Một cơ thể khỏe mạnh, dồi dào sức trẻ và sinh lực kèm
theo đó là một bộ óc minh mẫn, sáng tạo mới là thứ xã hội cần ở sinh viên các
bạn.

9


Thế nên, hi vọng những chia sẻ của Trầm sẽ giúp các bạn sinh viên Kinh tế Luật nói riêng và sinh viên tồn quốc nói chung có đầy đủ hơn những hiểu
biết về chủ đề này, từ đó rút ra những gì bản thân cần thay đổi và trau chuốt
để trở thành một gen Z toàn diện nhất. Để làm chủ được tương lai, hãy làm
chủ sức khỏe và giờ giấc của bạn ngay từ bây giờ.

10


NGUỒN THAM KHẢO
[1] Vũ Thơ – Phương Anh, Báo động về tình trạng người trẻ thức khuya, Báo
Thanh Niên, năm 2023;
[Truy cập ngày
07/07/2023].
[2] Bệnh viện Vinmec, Tác hại của thức khuy, Vinmec.com;
[Truy cập ngày 07/07/2023].
[3] Dương Ngọc Vân, 10 cách để ngủ sớm cho người quen thức khuya hiệu quả,
medlatec.vn, năm 2023.
[Truy cập ngày 08/07/2023].

11




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×