Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở việt nam nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội và thành phố hồ chí minh tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.62 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHÙNG NGỌC HỒNG

THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TRONG
LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã ngành: 9. 34. 04. 10

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội - 2023


Cơng trình được hồn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn Chiến Thắng
PGS. TS. Lê Quang Bốn

Phản biện 1: GS. TS. Ngô Thắng Lợi
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thị Bích Loan
Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Xuân Dũng

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại phòng ……… Học viện Khoa học Xã hội


vào hồi ……giờ…… ngày …… tháng …… năm 2023

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm thông tin - thư viện, Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hay còn gọi là Startup, đã và đang khẳng định tiềm năng phát triển với vai trò quan trọng trong
thời gian gần đây.
Thứ nhất; hiện nay ở Việt Nam chúng ta đang trong quá trình hội nhập
quốc tế mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa cũng như yêu cầu thực tiễn về
phát triển kinh tế xã hội cho thấy tăng trưởng kinh tế không thể dựa vào những
lợi thế cũ vốn có sẵn đang được khai thác. Trong đó thúc đẩy đổi mới sáng
tạo mới có khả năng tạo ra những bước đột phá trong việc tăng năng xuất lao
động và tăng trưởng kinh tế phục vụ những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống
cũng là vấn đề cấp thiết trong quá trình chuyển đổi số ở nước ta hiện nay.
Đây là một trong những điều kiện tiên quyết đối với việc thúc đẩy phát triển
kinh tế cũng như rút ngắn khoảng cách về kinh tế của Việt Nam đối với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Với ý nghĩa như vậy thì việc nghiên cứu
đề tài góp phần thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam mang tính cấp thiết
hơn bao giờ hết.
Thứ hai; việc nghiên cứu và thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo cũng như
ứng dụng công nghệ thông tin là một chiến lược được lồng ghép trong các
chương trình, hoạt động chính trị, quản lý, kinh tế, văn hố, xã hội, khoa học
cơng nghệ và an ninh quốc phịng, v.v… có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
việc phát triển kinh tế xã hội nước ta.
Thứ ba; trong khoảng những năm đầu của thập niên thứ ba, thế kỷ
XXI này thì sự phát triển bùng nổ của cộng đồng khởi nghiệp trong lĩnh vực

công nghệ thông tin (CNTT) đã tạo nhiều điều kiện để các bạn trẻ khởi nghiệp
được thể hiện được năng lực của mình trong thực tiễn. Do đó việc thực hiện
chính sách hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải có cơ
sở khoa học, phương pháp luận khoa học, cũng như các luận cứ khoa học để

1


có thể trên cơ sở những luận cứ khoa học đó cùng những căn cứ cụ thể vào tình
hình thực tế để có thể giải quyết tốt bài tốn này đặt ra ở nước ta hiện nay là
vấn đề cần được giải quyết một cách thấu đáo.
Thứ tư; xuất phát từ khoảng trống trong nghiên cứu lý thuyết cần được
bổ sung cùng với thực trạng cộng đồng và loại hình doanh nghiệp này còn nhiều
hạn chế. Mặt khác bên cạnh đó hiện nay thành phố Hà Nội (TP.HN) và thành
phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), là hai đầu tầu kinh tế, chính trị văn hóa cảu cả
nước. Với những lý do như vậy thì việc lựa chọn đề tài và đưa ra các giải pháp
nhằm hỗ trợ và phát triển khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở hai thành phố Hà
Nội và TP. HCM là việc làm cấp thiết trong bối cảnh thực hiện nay ở Việt Nam.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn như vậy tác giả chọn đề tài luận án Thúc
đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam: Nghiên
cứu trường hợp Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh làm luận án tiến
sĩ kinh tế tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin
ở Việt Nam hiện nay qua nghiên cứu trường hợp tại Thành phố Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh. Đề xuất và kiến nghị những giải pháp phù hợp để thúc đẩy sự phát
triển khởi nghiệp sáng tạo về công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay nói chung và
hàm ý chính sách cho thành phố là Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Để đạt được mục tiêu trên, tác giả luận án đi vào thực hiện nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, Tác giả đi vào hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận
và kinh nghiệm thực tiễn đối với thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực
Công nghệ thông tin (CNTT).
Thứ hai, làm rõ thực trạng thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh
vực CNTT ở Việt Nam thông qua việc khảo cứu về Khởi nghiệp sáng tạo
trong lĩnh vực này tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

2


Thứ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp phát thúc đẩy khởi nghiệp
sáng tạo tại Việt Nam cũng như hàm ý chính sách cho hai thành phố Hà Nội
và Hồ Chí Minh từ đó góp phần vào q trình phát triển khởi nghiệp sáng tạo
một cách có hiệu quả ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: KNST trong lĩnh vực CNTT ở Việt Nam qua tham chiếu
tại Hà Nội và Hồ Chí Minh có những mặt mạnh và mặt yếu gì? Lực đẩy và
lực cản trong phát triển của các KNST trong lĩnh vực CNTT ra sao?
- Câu hỏi 2: Cần thực hiện giải pháp nào và làm thế nào để có những bước
đi, cách thức thực sự đột phá trong tư duy lý luận và thực tiễn để phát triển và
thực hiện một cách có hiệu quả KNST trong lĩnh vực CNTT trong điều kiện Việt
Nam thực hiện chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế cùng với
bối cảnh mới của hội nhập quốc tế ở Việt Nam?
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo
trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt nam qua nghiên cứu trường hợp tại
Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: 10 năm trở lại đây, đặc biệt là 5 năm

(2015 - 2020) trong đó đặc biệt được gắn liền với đề án 844 của Chính phủ
về Hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo năm 2016.
- Phạm vi thời gian cho đề xuất giải pháp: định hướng đến năm 2030.
- Phạm vi về không gian, và vấn đề nghiên cứu: luận án tập trung nghiên
cứu về thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam thông qua hai trường hợp điển
hình là tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

3


4. Khung phân tích
4.1. Các văn bản về Luật và các lý thuyết làm cơ sở cho nghiên cứu
Luật Đầu tư (2020); Luật Khoa học và Công nghệ (2018); Luật Công
nghệ Thông tin (2010); .
Lý thuyết dây chuyền giá trị hay cịn gọi là ch̃i giá trị: Chuỗi giá trị,
ở đây là chuỗi giá trị phân tích, là thuật ngữ trong khoa học quản lý, quản lý
kinh doanh.
Lý thuyết cực tăng trưởng, hay phát triển không cân đối (unbalanced
growth), đã phân tích và đi vào chứng minh cho thấy khơng thể và cũng không
nhất thiết phải đảm bảo tăng trưởng bền vững bằng việc phải duy trì được cơ
cấu cân đối liên ngành đối với mọi quốc gia trên thế giới.
Cùng với lý thuyết trên, lý thuyết phát triển theo mơ hình “đàn sếu
bay” cũng có thể được tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài luận án.

4


4.2. Khung phân tích
Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam:
Nghiên cứu trường hợp Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

Cở sở lý luận
Thơng tin, số
liệu thứ cấp
từ
NGTK,
báo cáo của
các cơ quan
có liên quan,
v.v…

Thông tin, số
liệu sơ cấp từ
đối
tượng
tham gia liên
kết

Thực trạng thúc đẩy khởi nghiệp
sáng tạo

Bối cảnh mới quốc tế và
trong nước

- Nội dung của hỗ trợ và thúc đẩy

- Thực trạng thúc đẩy khởi nghiệp


khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh

sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ

Những quan điểm chỉ đạo

vực công nghệ thông tin

thông tin ở nước ta hiện nay.

của Đảng và Chính phủ đối

- Những nhân tố tác động và ảnh

- Nghiên cứu trường hợp và đánh

hưởng tới khởi nghiệp sáng tạo

sáng tạo trong lĩnh vực

giá về thúc đẩy Khởi nghiệp sáng

CNTT

trong công nghệ thông tin

tạo trong lĩnh vực CNTT tại Thành

với thúc đẩy khởi nghiệp


phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí

Cơ hội và thách thức đối với
khởi nghiệp sáng tạo trong
CNTT ở Việt Nam hiện nay

Kinh nghiệm quốc tế và trong
nước

Hình 0.1. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu

5


5. Phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu
- Phương pháp thống kê, phân tích thống kê, tổng hợp; Các nhóm phương
pháp này được sử dụng trong q trình phân tích các điều kiện, môi trường phát
triển công nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực CNTT ở nước ta, nghiên
cứu quá trình hỗ trợ đối với loại hình doanh nghiệp này tại Thành phố Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phương pháp so sánh; sử dụng để đánh giá thực trạng, so sánh sự phát
triển của lĩnh vực này ở hai Thành phố này, các thuận lợi, khó khăn, ưu lợi thế của
hai hai thành phố này trong thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo của lĩnh vực CNTT
trong bối cảnh tái cơ cấu ngành kinh tế sau những thách thức gần đây do ảnh
hưởng của đại dịch Covid toàn cầu và ảnh hưởng đối với Việt Nam.
- Tham vấn ý kiến của chuyên gia, một số nhà quản trị doanh nghiệp, một
số chuyên gia về quản lý kinh tế, kinh tế học cùng các nhà khoa học trên một số
lĩnh vực
- Phương pháp định lượng: Tập trung vào việc xác định các thông số liên
quan đến khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin, từ đó dự báo

khả năng phát triển của nó một cách cụ thể, với các tiêu chí, mức độ và mục tiêu
rõ ràng.
- Phương pháp điều tra xã hội học; để thu thập thông tin sơ cấp, đề tài
luận án sẽ tập trung điều tra theo một số nội dung sau:
6. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh
vực công nghệ thông tin
Chương 3: Thực trạng thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công
nghệ thông tin ở nước ta hiện nay qua phân tích trường hợp tại Thành phố Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 4: Các giải pháp hỡ trợ thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh
vực công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay

6


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
Nội dung trọng tâm của chương Tổng quan nghiên cứu này tác giả xin được
nêu, phân tích cụ thể một số cơng trình nghiên cứu và tài liệu tiêu biểu của các tác
giả đã thực hiện trước theo hướng như sau:
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu về Nhà đầu tư thiên thần và
khởi nghiệp
Cuốn sách Thanh Niên Khởi Nghiệp (2017) của tác giả David Kidder dịch
giả Vũ Phương Thanh, Nxb Lao Động Xã Hội. Tác giả Phạm Văn Hải trong cơng
trình nghiên cứu Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trên Tạp chí Tài chính số
08/2017. v.v.... Tác giả khảo cứu những cơng trình có liên quan tới đầu tư thiên

thần, cũng như tinh thần khởi nghiệp.
1.1.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về đổi mới sáng tạo
Bộ sách Những cuốn sách đổi đời, bên những tách cà phê đổi đời của
Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ (2015) Nhà xuất bản
(Nxb) Thế Giới. Bộ sách gồm 5 tập (Quốc Gia Khởi Nghiệp; Không Bao Giờ
Là Thất Bại, Tất Cả Là Thử Thách; Đắc Nhân Tâm; Khuyến Học; Nghĩ Giàu
Làm Giàu, v.v.... tác giả khảo cứu những cơng trình nghiên cứu về đổi mới sáng
tạo ở Việt Nam và trên thế giới
1.1.3. Nhóm cơng trình nghiên cứu về doanh nghiệp khởi nghiệp và
đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin những năm gần đây
Tác giả Phạm Thế Dũng (2009) với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,
“Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và định hướng hoạt động đổi mới công nghệ
của doanh nghiệp trong một số ngành kinh tế”. Phạm Tiến Hùng (2011) với đề
tài Nghiên cứu khoa học về đo lường hành vi sáng tạo của các nhà quản lý doanh
nghiệp dệt may tại Việt Nam; Mã số KT.10.02, v.v…. Tất cả những cơng trình
đó ít nhiều, bàn đến mọi khía cạnh của khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, v.v…
đây là những tài liệu quý cho tác giả luận án tham khảo và kế thừa trong sản
phẩm nghiên cứu của mình sau này.

7


1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về khởi nghiệp sáng tạo, khởi
nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin bằng tiếng nước ngồi trong
những năm gần đây
1.2.1. Những cơng trình nghiên cứu bằng tiếng Anh bàn về Nhà đầu
tư thiên thần, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
Bài viết của nhà nghiên cứu Jeffrey Sohl (2015), The angel investor
market in 2014: a market correction in deal size, Center for Venture Research,
Đại học New Hampshire. Karen E. Wilson (2011) với cơng trình nghiên cứu

Financing High-Growth Firms: The Role of Angel Investors bàn về Nhà đầu tư
thiên thần, khởi nghiệp hay đổi mới sáng tạo, v.v…
1.2.2. Những tài liệu nghiên cứu bằng ngôn ngữ khác về khởi nghiệp
và đổi mới sáng tạo
Tác giả, Bago, Qiao Zhihong (2017), với bộ giáo trình 西 藏 高 职 高 专

学 生 生 涯 规 划 、 创 新 创 业 及 就 业 指 导: 全 3 册 中 册, (Sinh viên với
Lập kế hoạch nghề nghiệp, đổi mới và khởi nghiệp và hướng dẫn việc làm),
v.v….Những tài liệu này đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của khởi nghiệp
sáng tạo về chính sách, về vốn đầu tư, về văn hóa khởi nghiệp, v.v… đây là
những cơng trình nghiên cứu bổ ích cho tác giả trong việc thực hiện luận án của
mình sau này.
1.3. Những nhận xét và đánh giá tình hình nghiên cứu, xác định
những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu của tác giả luận án
Thứ nhất; Các tài liệu là những cơng trình nghiên cứu về khởi nghiệp sáng
tạo đã cung cấp cho tác giả một khối lượng thông tin rất lớn và hữu ích cho tác giả thực
hiện luận án của mình. Từ đó tác giả kế thừa và lựa chọn cho mình được hướng nghiên
cứu trong cơng trình đề tài nghiên cứu tiến sĩ của mình.
Thứ hai; ở mỗi ngành, lĩnh vực, khu vực địa lý, ở mỗi địa phương vấn đề
khởi nghiệp tại Việt Nam có sự khác nhau và sự vận dụng cũng như khai thác
các yếu tố văn hóa ở từng khu vực sẽ mang lại sự thành công hay thất bại cho
khởi nghiệp sáng tạo trên lĩnh vực đó.
Thứ ba; tác giả nhận thấy chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập một
cách bài bản đến. Trong đó là khoảng trống về: 1) Cơ sở lý luận về khởi nghiệp

8


và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin. 2) Thực trạng thúc đẩy
khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở nước ta hiện nay. 3)

Các giải pháp hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ
thông tin.
Lựa chọn đề tài Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ
thông tin ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp Thành phố Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay lại đặt trong mối tương quan so sánh điển hình
chính là khoảng trống trong nghiên cứu mà tác giả lựa chọn cần được làm rõ
trong công trình nghiên cứu luận án của tác giả. Việc lựa chọn đề tài như vậy,
có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Tiểu kết chương 1
Từ việc xây dựng tổng quan như vậy tác giả luận án đưa ra những nhận
định đánh giá những mặt tích cực, đã làm được, cũng như những vấn đề, những
khoảng trống trong nghiên cứu còn chưa được các tác giả đề cập trong các cơng
trình nghiên cứu đó. Trên cơ sở những nhận xét và đánh giá về tình hình nghiên
cứu của các cơng trình nghiên cứu đó tác giả xác định những khoảng trống cần
tiếp tục bổ sung nghiên cứu trong luận án của mình.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ
THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TRONG LĨNH VỰC CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
2.1. Khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin
2.1.1. Khái niệm về khởi nghiệp sáng tạo
Có nhiều cách tiếp cận, định nghĩa tên gọi về loại hình doanh nghiệp này,
cũng như là có nhiều cách hiểu khác nhau về khởi nghiệp sáng tạo (KNST). Từ
điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học của tác giả Hồng Phê (chủ biên) có
định nghĩa như sau: khởi nghiệp là bắt đầu sự nghiệp; khởi nghiệp chỉ từ hai
bàn tay trắng. Cịn Cơng nghệ thơng tin (IT – Information Technology) là một

9



thuật ngữ bao gồm tất cả các nhóm ngành cơng nghệ (sử dụng hệ thống máy
tính, phần mềm, và mạng lưới internet)
Đối với Khởi nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT) được
hiểu như sau: Công nghệ thông tin là một lĩnh vực lớn, cho nên nó bao hàm rất
nhiều ngành nghề cụ thể bên trong. Do đó, tuỳ thuộc vào sở trường, thế mạnh
bản thân từ đó bạn đưa ra quyết định phù hợp
Như vậy ở đây theo chúng tơi thì có thể hiểu rằng: “DNKNST (Startup)
là những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (Startup
company), gắn với những đỉnh cao của khoa học cơng nghệ, nói đến những điều
thế giới chưa từng làm, chưa từng có ở đâu, tạo ra cái mới cái đột phá mang
tính sáng tạo cao. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở đây được hiểu là một
tổ chức được thiết kế và xây dựng, thành lập ra nhằm hướng tới việc cung cấp
sản phẩm và dịch vụ cho thị trường, trong chính những điều kiện khơng chắc
chắn nhất (có tính rủi do cao) nhưng bên cạnh đó cũng ln có cơ hội để có thể
tăng trưởng một cách mạnh mẽ nhất hướng tới việc xây dựng một phân khúc thị
trường mới với mong muốn tạo ra sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà với
tất cả các loại hình doanh nghiệp khác trên thế giới.
2.1.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo
DNKNST ở loại hình này có những đặc điểm, đặc tính riêng khác biệt
với các doanh nghiệp thông thường. Các đặc điểm này được thể hiện bao gồm:
Tính đột phá và sáng tạo; Tiềm năng tăng trưởng và lợi nhuận lớn; Khởi đầu
khó khăn và rủi ro cao ; Thiếu nguồn lực.
2.1.3. Khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Hiện nay, nhu cầu phát triển ngành công nghệ số, chuyển đổi số ở Việt
Nam đang rất lớn.
Hiện tại Việt nam mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực cơng
nghệ thơng tin được xây dụng và hình thành theo xu hướng như sau:
Doanh nghiệp - Công nghệ thông tin - Công nghệ
Các DNKNST trong lĩnh vực công nghệ thông tin đang tập trung vào một
số nhóm, ngành, lĩnh vực chính:


10


Thương mại điện tử Thương mại điện tử là việc bao gồm quá trình sản
xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán
trên mạng internet, nhưng được giao nhận có thể hữu hình hoặc giao nhận qua
internet dưới dạng số hố
Cơng nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)
Mặc dù là quốc gia đi sau nhưng AI đã và đang được ứng dụng mạnh mẽ
trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thơng, thương mại
điện tử, v.v...
Cơng nghệ tài chính (Fintech)
Fintech sẽ là một trụ cột của toàn bộ nền kinh tế số Việt Nam. Tầng lớp
trung lưu mới nổi của Việt Nam cùng với giá cước truy cập Internet đã tạo ra
một bước đột phá cho môi trường cho fintech phát triển mạnh
Phần mềm dạng dịch vụ (SaaS)
DNKNST trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam là những doanh
nghiệp được tạo lập nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ trong lĩnh vực công
nghệ thông tin nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng và có cơ hội tăng trưởng
nhanh nhất, xây dựng một phân khúc thị trường mới, nhu cầu mới của con người.
2.1.4. Vai trò của khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ
thông tin
Khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin có vai trị to
lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội: Có đóng góp tích cực cho sự phát triển
kinh tế; Hỡ trợ và góp phần giải qút lượng lớn việc làm; Góp phần huy
động được nhiều nguồn lực trong xã hội; Góp phần làm đa dạng nền kinh tế;
Hướng tới thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Làm bệ đỡ
ươm mầm các tài năng kinh doanh:
2.2. Những nhân tố tác động tới khởi nghiệp sáng tạo trong công

nghệ thông tin
2.2.1. Những nhân tố bên trong
Thể chế, chính sách liên quan; Chất lượng nguồn nhân lực; Cơ sở hạ
tầng hỡ trợ; Văn hóa khởi nghiệp sáng tạo
2.2.2. Những nhân tố bên ngoài

11


Tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế mang lại những cơ hội cho các nước có
nền kinh tế đang phát triển cơ hội để bứt phá
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ ở mọi
mặt của đời sống xã hội trên thế giới đã chứng minh sự đổi mới, sáng tạo trong
lĩnh vực công nghệ thơng tin là vơ cùng cần thiết
2.3. Các chính sách thúc đẩy, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh
vực công nghệ thông tin
Nhà nước ban hành hướng tới hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp
và đổi mới sáng tạo ngày càng có bước phát triển ở Việt Nam.
2.3.1. Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong công nghệ thông tin thơng
qua chính sách
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ln đề ra yêu cầu, mong muốn phát triển
mạnh mẽ ngành cơng nghệ thơng tin nói chung và các DNKNST trong lĩnh vực
này nói riêng. Chính phủ đã ban hành Quyết định 392 ngày 27/3/2015 phê duyệt
Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Nghị quyết số 41/NQ-CP về chính sách ưu
đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam,
2.3.2. Thúc đẩy bằng cơ chế tài chính – nguồn vốn
Để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thì vấn đề hỗ trợ
vốn đối với loại hình doanh nghiệp này luôn là thành phần quan trọng trong việc
xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. Thông qua khảo sát và nghiên cứu của tác

giả theo tình hình thực tế, tác giả xin được đưa ra nhận định về phương
thức phổ biến mà các Doanh nghiệp thường huy động vốn theo bảng
thống kê như sau:

12


Bảng 2.2: Một số hình thức huy động và vay vốn của doanh nghiệp trong

Nguồn huy động

Cá nhân
Gia đình và bạn bè
Nhà cung cấp và tín dụng
thương mại
Ngân hàng thương mại
Các chương trình của Chính
phủ
Chào bán riêng lẻ cổ phiếu
Phát hành cổ phiếu ra công
chúng
Nhà đầu tư thiên thần
Nhà đầu tư mạo hiểm

khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
Thời gian
Chi phí vốn vay
Lãi
Lãi
Vốn

Vốn
suất suất
Cổ
ngắn
dài
thả
cố
phần
hạn
hạn
nổi
định
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X

Quyền kiểm sốt
Theo
điều
khoản

Quyền
biểu

quyết

X
X

x
x

X
X

X

X

X

X

X

x

X

X

X

x


X

X

x

X

X

X

x

X
X

x
x

X

X
X

X
X

Bảng 2.3: Một số hình thức huy động và vay vốn của doanh nghiệp trong

khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ 2019 - 2020
Thời gian
Nguồn huy động

Vốn
ngắn
hạn

Vốn
dài
hạn

Cá nhân
Gia đình và bạn bè
Các chương trình của
Chính phủ
Nhà đầu tư thiên thần
Nhà đầu tư mạo hiểm
Các quỹ đầu tư mạo hiểm

X
X
X

X
X
X

X
X

X

X
X
X

Chi phí vốn vay
Lãi
suất
thả
nổi

Lãi
suất
cố
định
x
X

X
X

13

Cổ
phần

Quyền kiểm sốt
DN
Theo

điều
khoản

Quyền
biểu
quyết

X
X

x
x

X
X
X

x
x
x

X


2.3.3. Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo thông qua thị trường
Việc hình thành nên một thị trường cho các DNKNST trong lĩnh vực
công nghệ thông tin là điều vô cùng cần thiết. Thị trường cần có người mua –
người bán, khi có đủ điều kiện xuất hiện cầu thì ắt nguồn cung sẽ phát triển.
Nhà nước cần có những giải pháp phù hợp để hình thành một thị trường
cơng nghệ thông tin hoạt động năng động, hiệu quả, đa dạng nhằm giải đáp

những nhu cầu của xã hội.
2.3.4. Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo bằng nguồn nhân lực chất
lượng cao
Hiện nay, hầu hết startup Việt Nam đều gặp khó khăn khi tuyển dụng
nhân sự, nhất là các nhân sự có trình độ, kỹ năng
2.3.5. Thúc đẩy bằng xây dựng mơ hình “Văn hóa khởi nghiệp sáng tạo”
Trọng tâm của kỹ năng khởi nghiệp bao gồm kỹ năng mềm cụ thể nhằm
nâng cao năng lực khởi nghiệp và phát triển văn hóa khởi nghiệp trong xã hội.
2.3.6. Những hỗ trợ Mềm khác đối với khởi nghiệp sáng tạo
Các quốc gia có thể áp dụng các giải pháp như: “(i) Hỗ trợ phát triển
công nghệ thông tin và truyền thông cho khu vực tư nhân; (ii) Tăng cường mạng
lưới liên kết, cụm công ty, cụm ngành nhằm phổ biến công nghệ và đổi mới; (iii)
Xây dựng cầu nối giữa cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, các trường đại học
và khu vực tư nhân; (iv) Hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ cao”.
2.4. Kinh nghiệm và bài học thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh
vực công nghệ thông tin của một số quốc gia trên thế giới cho Việt Nam
2.4.1. Kinh nghiệm khởi nghiệp sáng tạo của Israel
Israel một quốc gia nhỏ bé, khơng có tài ngun thiên nhiên, nhưng với
một tinh thần khởi nghiệp lớn được truyền tải tới từng người dân, doanh nghiệp,
v.v…
2.4.2. Kinh nghiệm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của Phần Lan
So với nhiều nước ở Châu Âu, Phần Lan được coi là một trong những
trung tâm KNST với những thành tựu ấn tượng.
2.4.3. Kinh nghiệm từ thung lũng Silicon tại Hoa Kỳ

14


Thung lũng Silicon là cái nôi của ngành công nghiệp sản xuất chip tại
Hoa Kỳ, có cơng ty máy tính nổi tiếng hàng đầu thế giới như Intel, HP.

2.4.4. Kinh nghiệm hỗ trợ khởi nghiệp tại Singapore
Singapore được coi là một trong những môi trường khởi nghiệp tốt nhất
trên thế giới.
2.4.5. Kinh nghiệm khởi nghiệp sáng tạo tại Ấn Độ
Ấn Độ hiện có khoảng 4.750 cơng ty khởi nghiệp cơng nghệ, đứng hàng
thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Anh,
2.4.6. Kinh nghiệm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại Trung Quốc
Hội nghị T.Ư 5 (khóa XVIII) đặt phát triển sáng tạo vào vị trí hàng đầu
trong năm quan điểm phát triển, v.v...
2.4.7. Kinh nghiệm khởi nghiệp sáng tạo tại Hàn Quốc
Hàn Quốc hiện có khoảng 3,1 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa, đóng vai
trị là trụ cột trong nền kinh tế của Hàn Quốc.
2.4.8. Đánh giá và Kinh nghiệm tham khảo cho Việt nam về khởi
nghiệp sáng tạo
Thứ nhất, chính sách hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực; Thứ hai, xây
dựng và hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp; Thứ ba, về chính sách hỗ trợ về tài
chính; Thứ tư, chính sách hỗ trợ về mơi trường đầu tư kinh doanh, về pháp lý,
thủ tục hành chính và thuế cho hoạt động liên quan đến khởi nghiệp; Thứ năm,
chính sách về đa dạng hóa mơ hình và tăng cường liên kết quốc tế.
Tiểu kết chương 2
Bằng những luận cứ khoa học về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo có được
trong chương này là căn cứ, chỉ dẫn khoa học cho tác giả đi vào chỉ ra thực trạng
trong lĩnh vực khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin
ở nước ta hiện nay qua khảo sát thực tế tại TP. HN và TP. HCM.

15


Chương 3.
THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TRONG LĨNH

VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY QUA
PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Chính sách về khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam qua nghiên cứu
trường hợp tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1. Chính sách hỗ trợ đối với khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực
công nghệ thông tin ở Việt Nam
Ngày 18/5/2016 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” (Quyết định số 844/QĐ-TTg). Đây
là văn bản chính sách đầu tiên, bao quát và là nền tảng chính sách quan trọng hỗ trợ
đối với hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.
3.1.2. Chính sách hỗ trợ về khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công
nghệ thông tin tại Thành phố Hà Nội
Ở Hà Nội hiện nay, thị trường Khoa học - Công nghệ đang được
định nghĩa là thị trường xoay quanh sản phẩm là các sản phẩm cơng
nghệ vơ hình thuộc về sở hữu trí tuệ, khó định giá, ít mang lại giá trị
do khơng có sản phầm thực tiễn.
Với định hướng đến năm 2025, Hà Nội trở thành một trong những trung
tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo hàng đầu của cả nước, UBND thành phố đã
phê duyệt “Đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2019-2025”
3.1.3. Chính sách hỗ trợ về khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công
nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trong giai đoạn 2016-2020, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh
(TPHCM) đã tạo ra 34 cơ sở ươm tạo, 10 không gian làm việc (khoảng 33.032
m2) và các không gian đổi mới sáng tạo.
Năm 2016, UBND TP.HCM có Quyết định số 4181/QĐ-UBND về
Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, nâng cao năng
lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn 2016-2020


16


3.1.4. Những vấn đề được rút ra từ hỗ trợ và thúc đẩy khởi nghiệp sáng
tạo tại Việt Nam qua việc nghiên cứu trường hợp hai Thành phố Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh
Mặc dù đã có nhiều khởi sắc, song hệ sinh thái khởi nghiệp tại hai thành
phố vẫn cịn nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, chưa có được hệ sinh thái khởi
nghiệp hồn chỉnh để thúc đẩy, nuôi dưỡng khởi nghiệp, lập nghiệp. Việc hỗ trợ
thanh niên khởi nghiệp cịn nhiều khó khăn về vốn, pháp lý, đăng ký sở hữu trí
tuệ, tính đồng bộ, v.v...
Từ thực tiễn hỗ trợ và thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo tại hai Thành phố
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, có thể thấy các quy định hiện hành thực tế
đang có nhiều điểm nghẽn đối với tiến trình đổi mới sáng tạo.
3.2. Thực trạng thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công
nghệ thông tin ở nước ta hiện nay
3.2.1. Khái quát chung về thực trạng thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo
trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam
Tại Việt Nam sau gần 40 năm đổi (1986) mới nền kinh tế nước ta đã đã
đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trên nhiều mặt.
3.2.2. Thực trạng thúc đẩy cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo công nghệ
thông tin thông qua cơ chế thị trường
Theo đánh giá của Cơ quan Thương mại và Đầu tư của Chính phủ
Australia, Việt Nam đang đứng thứ 3 ở Đơng Nam Á về số lượng DN khởi
nghiệp, top 20 nền kinh tế có tinh thần khởi nghiệp dẫn đầu.
3.2.3. Thúc đẩy cơ chế về tài chính – nguồn vốn
Quy mơ vốn trên một doanh nghiệp cũng có sự cải thiện từ 5,8 tỷ đồng
năm 2014 lên 10,2 tỷ đồng vào năm 2017.
Thứ nhất, về các chính sách huy động vốn; Thứ hai, những rào cản chủ
yếu trong tiếp cận vốn và nguyên nhân; Thứ ba, về chính sách thuế; Thứ tư, về

chính sách, chế độ kế tốn, kiểm tốn đối với DN.
3.2.4. Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo bằng phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao

17


Sau quãng thời gian phát triển chạy theo số lượng, hệ sinh thái khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam cần được vận hành theo đúng nghĩa: Kết nối,
ươm mầm và cho ra lị những startup có sản phẩm, dịch vụ sáng tạo ý nghĩa và
có thể tự vươn mình cạnh tranh, tồn tại.
3.2.5. Thúc đẩy bằng xây dựng mô hình và văn hóa “Tinh thần khởi
nghiệp sáng tạo”
Tinh thần khởi nghiệp được bắt nguồn từ những ý tưởng sáng tạo, ý chí,
khát vọng, niềm đam mê, hồi bão, được ấp ủ và trở thành động lực để thực hiện
khát vọng và đam mê khi bắt đầu một công việc nào đó.
3.2.6 Khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong
lĩnh vực công nghệ thông tin tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh
Tác giả đã tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi với 100 doanh nghiệp KNST
trên địa bàn Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Bảng 3.3: Khó khăn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Các khó khăn

Số DN đồng ý

Tỷ lệ đồng ý

Khơng tự tin phát triển thị trường


17

17%

Không tự tin đối với sản phẩm

13

13%

Nguồn tài chính hạn hẹp

83

83%

Khó khăn gặp nhà đầu tư gọi vốn

74

74%

Công nghệ thay đổi nhanh

11

11%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và thực hiện)
Để đánh giá về sự hỗ trợ mà doanh nghiệp nhận được bởi các chủ thể trong

hệ sinh thái.
Bảng 3.4: Đánh giá về việc nhận được sự hỗ trợ
Số điểm trung bình

Chủ thể hỗ trợ
Nhà nước

3.3

Vườn ươm khởi nghiệp

3.5

Viện nghiên cứu

2.9

Trường đại học

2.2
(Nguồn: Tác giả tổng hợp và thực hiện)

18



×