VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ Y
HỖ TRỢ TRẺ EM TỰ KỶ TRONG GIAO TIẾP TỪ
THỰC TIỄN TRUNG TÂM TƯ VẤN GIÁO DỤC VÀ
TRỊ LIỆU TRẺ EM, HUYỆN BÌNH CHÁNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60. 90. 01. 01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
HÀ NỘI, 2017
Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội
Người hướng dẫn khoa học:
TS. HUỲNH VĂN CHẨN
Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN HỒI LOAN
Phản biện 2: ĐỖ THỊ VÂN ANH
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học Viện Khoa học Xã hội vào lúc: ...... giờ, ngày 18. Tháng
04 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viên Học viện Khoa học Xã hội
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình là tương lai của đất nước.
Trong những năm qua, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu,
Đảng và Nhà nước ta luôn coi nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em là
nội dung cơ bản của chiến lượt con người, góp phần tạo ra nguồn
nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiện nay, tự kỷ được xem là “căn bệnh” của thời đại, số lượng
trẻ tự kỷ đang gia tăng một cách đáng báo động ở mọi quốc gia trên
thế giới, ở mọi chủng tộc, màu da, mọi dân tộc, các nền văn hóa khác
nhau. Tại Việt Nam hiện chưa có một số liệu thống kê hay điều tra
khảo sát dịch tễ nào về tự kỷ nhưng theo nhận định của các chuyên
gia thì số TTK được phát hiện có su hướng ngày một gia tăng so với
các bệnh và dạng khuyết tật khác thường gặp ở trẻ em. Trong khi
nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này còn chưa có kết luận chính xác
thì việc gia tăng trẻ mắc bệnh đã khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng.
Như vậy, vấn đề đặc ra số TTK có nhu cầu được can thiệp trong xã
hội là rất lớn. Quá trình chuẩn đoán can thiệp sớm trẻ mắc bệnh tự kỷ
không được hiểu rõ và quan tâm đúng mực dẫn đến nhiều trẻ được
phụ huynh đưa đến điều trị trẻ đã sa sút rất nhiều so với các bạn đồng
trang lứa, thậm chí không nói được khiến việc can thiệp rất khó khăn.
Việc can thiệp càng trễ càng khó giúp trẻ rút ngắn khoảng cách với
bạn bè.
Giao tiếp là cơ sở đầu tiên, là nền tảng của mọi nhận thức và
định hướng cho việc hình thành nhân cách của trẻ em nói chung và
phát triển KNGT cho TTK nói riêng có ý nghĩa với gia đình, nhà
trường, giáo viên, những người chăm sóc trẻ. Trẻ em giao tiếp để tìm
hiểu về thế giới xung quanh, thể hiện yêu cầu, đòi hỏi quan tâm, tham
gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí,… Những trẻ mắc hội
chứng tự kỷ khó khăn cả về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ,
1
KNGT của trẻ cũng bị hạn chế. Đặc biệt các em khó khăn trong việc
giao tiếp bằng mắt, cử chỉ, điệu bộ hay kém khả năng biểu cảm ngôn
ngữ cơ thể làm cho những trẻ này không cảm nhận được người khác
đang nghĩ gì về mình, hài lòng hay không hài lòng và người khác cũng
cảm thấy khó hiểu với chúng. Những khó khăn đó đã gây trở ngại rất lớn
trong việc hòa nhập cộng đồng. Ngoài ra, những người xung quanh
không hiểu những khó khăn đó, không cảm thông với trẻ, kì thị, xa lánh,
khiến cho trẻ ngày càng mặc cảm, tự ti, thiếu niềm tin vào người khác,…
Từ đó, trẻ dần cô lập, tránh giao tiếp với thế giới xung quanh. Điều này
khiến cho quá trình giao tiếp của trẻ vốn khó khăn lại càng khó khăn
hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu những khó khăn đó và tạo ra được
một môi trường giao tiếp thân thiện, tích cực để hỗ trợ trẻ khắc phục
những khó khăn trên thì trẻ sẽ dễ dàng hòa nhập cộng đồng hơn.
Ở Việt Nam hiện nay, các công trình nghiên cứu nhằm hỗ trợ
giao tiếp cho TTK còn ít. Vì những lý do trên tôi cho rằng việc thực
hiện đề tài: “Hỗ trợ trẻ em tự kỷ trong giao tiếp từ thực tiễn Trung
tâm tư vấn giáo dục và Trị liệu trẻ em, huyện Bình Chánh, thành phố
Hồ Chí Minh” vào thời điểm nay là cần thiết. Từ kết quả nghiên cứu
nhằm giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về giao tiếp của những trẻ
không may mắc phải hội chứng tự kỷ. Đồng thời đưa ra các giải pháp
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ giao tiếp cho
TTK tại Trung tâm tư vấn giáo dục và Trị liệu trẻ em, huyện Bình
Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, góp phần tạo điều kiện cho TTK hòa
nhập cộng đồng và đảm bảo an sinh xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về tự kỷ ở trẻ em
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, số lượng TTK
ngày một gia tăng.
2.1.1. Nghiên cứu về công cụ chuẩn đoán, đánh giá trẻ tự kỷ
2.1.2. Nghiên cứu về hỗ trợ kĩ năng giao tiếp
2
2.1.3. Hướng nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến tự kỷ
2.1.4. Hướng nghiên cứu về tỷ lệ mắc tự kỷ
2.1.5. Hướng nghiên cứu về giáo dục hòa nhập
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về tự kỷ ở trẻ
em
Tác giả Võ Nguyễn Tinh Vân người Úc gốc Việt đã xuất bản
cuốn sách “Nuôi con bị tự kỷ”;“Tự kỷ và trị liệu”. Là cẩm nang cho
gia đình có con em mắc hội chứng tự kỷ [21].
Công trình thứ nhất của tác giả Ngô Xuân Điệp: “Nghiên cứu
nhận thức của trẻ tự kỷ tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
“Dự án phát hiện sớm TTK và các nguồn hỗ trợ trong cộng
đồng” do bà Nguyễn Thị Nha Trang (Th.s về giáo dục) làm chủ dự
án.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn làm rõ thực trạng KNGT của
TTK và những yếu tố gây ảnh hưởng đến KNGT của TTK. Trên cơ
sở đó đề xuất các biện pháp nhằm phát triển và hỗ trợ kỹ năng giao
tiếp cho TTK.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về KNGT của TTK.
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến
KNGT của TTK.
Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển và hỗ trợ KNGT cho
TTK.
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hỗ trợ trẻ em tự kỷ trong giao tiếp từ thực tiễn trung tâm tư
vấn giáo dục và trị liệu trẻ em, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí
Minh.
3
4.2. Khách thể nghiên cứu
Đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu trên các khách thể sau: trẻ mắc
hội chứng tự kỷ, gia đình có trẻ mắc hội chứng tự kỷ, giáo viên của
TTK tại trung tâm tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em, huyện Bình
Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
4.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 2 năm 2017.
4.4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp hỗ trợ
phát triển KNGT cho TTK đang điều trị tại trung tâm tư vấn giáo dục
và trị liệu TTK.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở phương pháp luận
chủ yếu sau: dựa trên quan điểm của triết học duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử; lý thuyết tiếp cận dự trên quyền; lý thuyết hệ thống sinh thái;
thuyết nhu cầu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp quan sát
Thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng cách quan sát,
theo dõi và ghi chép các biểu hiện, hành vi của trẻ trong giao tiếp..
5.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu
Dựa vào số liệu, thông tin thu thập được NVCTXH sẽ tiến
hành tổng hợp một cách khoa học, phân tích sàn lọc thông tin, lựa
chọn những thông tin phù hợp để sử dụng vào mục đích nghiên cứu
đề tài.
5.2.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực tâm
lý, giáo dục, y tế về các biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho
TTK.
4
5.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu đối với phụ huynh TTK, giáo
viên tại trung tâm những người trực tiếp chăm sóc và giáo dục TTK .
5.2.5. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu với 10 giáo viên và
40 phụ huynh có con mắc bệnh tự kỷ.
5.2.6. Phương pháp công tác xã hội
Sử dụng phương pháp công tác xã hội nhóm dùng trong nghiên
cứu thực nghiệm giảng dạy kĩ năng giao tiếp cho TTK.
6. Ý nghĩa của nghiên cứu
6.1. Về mặt lý luận
Nhằm hiểu rõ khái niệm, chức năng và vai trò của giao tiếp đối
với TTK trong quá trình phát triển, học tập, vui chơi, giải trí, và đặc
biệt là tái hòa nhập cộng đồng. Làm phong phú cơ sở lý luận, lý
thuyết về giáo dục cho TTK.
Xác định các yếu tố gây tác động đến sự phát triển KNGT của
TTK.
Xây dựng các biện pháp hỗ trợ nâng cao KNGT cho TTK tại
trung tâm, làm cơ sở tài liệu hướng dẫn cho giáo viên, phụ huynh.
6.2. Về mặt thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin cụ thể về tình
hình thực hiện công tác xã hội đối với TTK tại trung tâm tư vấn giáo
dục và trị liệu trẻ em, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác giáo
dục KNGT đồng thời đưa ra cách vận dụng công tác xã hội nhóm
trong hỗ trợ KNGT cho TTK.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, danh mục viết tắt, danh mục các
bảng sơ đồ và hộp, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung
luận văn còn được chia thành 3 chương sau:
5
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với trẻ
tự kỷ
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội về hỗ trợ kĩ năng giao
tiếp cho trẻ tự kỷ tại trung tâm tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hỗ trợ
giao tiếp cho trẻ tự kỷ từ thực tiễn trung tâm tư vấn giáo dục và trị
liệu trẻ em
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TRẺ TỰ KỶ
1.1. Một số vấn đề lý luận về trẻ tự kỷ
1.1.1. Khái niệm tự kỷ
Ttự kỷ là một hội chứng rối loạn trong nhóm rối loạn phát triển
lan tỏa, người bị tự kỷ có những rối loạn về nhiều mặt, nhưng biểu
hiện rõ nhất là rối loạn về giao tiếp, quan hệ xã hội và hành vi.
1.1.2. Khái niệm trẻ tự kỷ
Khái niệm TTK trong luận văn này được tôi đưa ra như sau:
“TTK là trẻ bị mắc một hội chứng rối loạn trong nhóm rối loạn phát
triển lan tỏa, trẻ mắc hội chứng tự kỷ có những rối loạn về nhiều
mặt, nhưng biểu hiện rõ nhất là rối loạn về giao tiếp, quan hệ xã hội
hành vi”.
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán
Các rối loạn tự kỷ thường biểu hiện rõ trước 3 tuổi, có khi xuất
hiện ngay từ những năm tháng đầu sau khi lọt lòng mẹ.
1.1.3.1. Các rối loạn về chất trong tương tác xã hội
1.1.3.2. Các rối loạn về chất trong giao tiếp
1.1.3.3. Các biểu hiện hành vi, thích thú và hoạt động thu hẹp, lặp lại
và định hình
1.1.3.4. Các rối loạn tâm thần kết hợp
1.1.3.5. Khám xét cận lâm sàn và khám toàn thân
6
1.1.3.6. Chẩn đoán phân biệt
1.1.4. Các nguyên nhân gây ra tự kỷ
Ngày càng có nhiều bằng chứng về cơ sở sinh học của rối loạn
tự kỷ.
Các nhân tố sinh học
Các nhân tố sinh hóa
Các nhân tố di truyền
Các nhân tố miễn dịch
Các nhân tố gia đình và tâm lý động học
1.1.5. Các biện pháp can thiệp
Ngày nay, khi trẻ được phát hiện sớm và được thực hiện
chương trình can thiệp đặc biệt, sẽ giúp trẻ cải thiện nhiều về nhận
thức, hành vi và quan hệ xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ học
tập và hòa nhập cộng động là:
Liệu pháp giáo dục và liệu pháp hành vi
Liệu pháp hóa dược
1.2. Phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ
1.2.1. Kĩ năng
Kỹ năng là năng lực (khả năng) của chủ thể thực hiện thuần
thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết kiến thức
hoặc kinh nghiệm nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
1.2.2. Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ
1.2.2.1. Giao tiếp
Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người
nhằm mục đích trao đổi thông tin, nhận thức, xúc cảm ảnh hưởng và
tác động qua lại với nhau.
1.2.2.2. Kĩ năng giao tiếp
KNGT là nghệ thuật là kĩ năng là sự trao đổi tiếp súc qua lại
giữa các cá thể và cũng có thể hiểu là các hình thức biểu lộ tình cảm,
trò chuyện, diễn thuyết trao đổi thư tín, thông tin.
7
1.2.2.3. Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ
Điểm chung về KNGT của TTK là: đa số TTK mặc dù có khả
năng nói và đối đáp, nhưng trong quan hệ và tiếp xúc trẻ vẫn thường
gặp khó khăn để hiểu và trả lời kịp thời, cũng như vẫn thường không
hiểu được một lời nói bóng gió, một ám hiệu, hoặc một cử chỉ của
người khác.
1.3. Lý luận về công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ
1.3.1. Khái niệm công tác xã hội
Theo Bùi Thị Xuân Mai đưa ra khái niệm như sau: Công tác xã
hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá
nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và
tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội
về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và
cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm
bảo an sinh xã hội [12, tr. 19].
Trong luận văn này tôi đồng ý với khái niệm của tác giả Bùi
Thị Xuân Mai và sử sụng khái niệm này làm khái niệm công cụ
nghiên cứu đề tài luận văn này.
1.3.2. Khái niệm công tác xã hội với trẻ tự kỷ
CTXH với TTK là một hoạt động chuyên nghiệp mà ở đó nhân
viên CTXH sử dụng các kiến thức, kĩ năng, phương pháp chuyên
môn nhằm trợ giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ, gia đình trẻ và xã hội
nhằm nâng cao kiến thức, kĩ năng, năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng
cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về
chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp giải quyết và đảm bảo
quyền cơ bản của TTK.
1.3.3. Công tác xã hội nhóm với trẻ tự kỷ
1.3.3.1. Khái niệm công tác xã hội nhóm
Công tác xã hội nhóm là một phương pháp can thiệp của công tác
xã hội. Đây là một tiến trình trợ giúp mà trong đó các thành viên trong
8
nhóm được tạo cơ hội và môi trường có các hoạt động tương tác lẫn
nhau, chia sẻ những mối quan tâm hay những vấn đề chung, tham gia
vào các hoạt động nhóm nhằm đạt được tới mục tiêu chung của nhóm và
hướng đến giải quyết mục đích của cá nhân thành viên giải tỏa những
vấn đề khó khăn. Trong hoạt động công tác xã hội nhóm, một nhóm thân
chủ được thành lập, sinh hoạt thường kỳ dưới sự điều phối của trưởng
nhóm (có thể là nhân viên xã hội và có thể là thành viên của nhóm) và
đặc biệt là sự trợ giúp, điều phối của nhân viên xã hội (trong trường hợp
trưởng nhóm là thành viên của nhóm) [11, tr. 39].
1.3.3.2. Công tác xã hội nhóm đối với trẻ tự kỷ
Công tác xã hội nhóm đối với TTK là một phương pháp can
thiệp của công tác xã hội. Đây là một tiến trình trợ giúp mà trong đó
TTK được tạo cơ hội và môi trường có các hoạt động tương tác lẫn
nhau, tham gia các hoạt động nhóm nhằm đạt được những mục tiêu
chung của nhóm, giúp trẻ hòa nhập với trẻ cùng trang lứa với mục đích
kích thích tương tác qua lại với các thành viên khác, hướng đến giải
quyết các vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Trong hoạt động công tác xã
hội nhóm với TTK sinh hoạt nhóm dưới sự trợ giúp và điều phối của
NVCTXH.
1.3.3.3. Tiến trình công tác xã hội nhóm
Được chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm
Giai đoạn khởi đầu và bắt đầu hoạt động
Giai đoạn tập trung hoạt động
Giai đoạn lượng giá và kết thúc hoạt động
1.3.4. Nội dung công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ
- Trị liệu cho TTK
- Hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng
- Hoạt động tham vấn
- Hoạt động giáo dục
9
1.4. Các lý thuyết tiếp cận trong công tác xã hội với trẻ tự kỷ
1.4.1. Lý thuyết nhu cầu
NVCTXH sử dụng thuyết nhu cầu để giúp đỡ TTK thõa mãn
các nhu cầu, bao gồm cả nhu cầu vật chất và tinh thần. Tăng cường
năng lực cho trẻ bằng cách dạy trẻ biết lắng nghe và giao tiếp tạo điều
kiện tốt nhất giúp trẻ hòa nhập cộng đồng.
1.4.2. Lý thuyết về quyền con người
Vận dụng lý thuyết này NVCTXH sẽ đóng vai trò là người
biện hộ, người tham vấn/tư vấn, người tập huấn để nâng cao nhận
thức gia đình có TTK hiểu rõ quyền và lợi ích hợp pháp mà trẻ được
hưởng. Đồng thời giúp trẻ và gia đình nói lên tiếng nói và suy nghĩ
của mình. Từ đó, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của TTK trên mọi
phương diện.
1.4.3. Thuyết hệ thống sinh thái
Trong hoạt động công tác xã hội đối với TTK, NVCTXH cần
nắm được các hệ thống có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển của TTK.
NVCTXH tương tác, làm việc với nhiều hệ thống khác nhau như:
TTK, gia đình TTK, lớp học, giáo viên, chuyên gia tâm lý, luật
pháp,… từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp hỗ trợ cho TTK nói chung
và nâng cao KNGT cho TTK nói riêng.
1.5. Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đối với trẻ tự kỷ
Hiện nay, Việt Nam đã có khung chính sách rất tiến bộ nhằm
cung cấp các dịch vụ cho người khuyết tật nói chung và TTK nói
riêng. Tuy nhiên, do chưa có nhiều thông tin về hội chứng tự kỷ và
các dịch vụ dành cho người tự kỷ, nên có nhiều trẻ mắc chứng tự kỷ
trong một thời gian rất dài, nhưng không được phát hiện và can thiệp
sớm. Đây là một vấn đề xã hội rất đáng phải lưu tâm. Nhà nước cũng
chưa ban hành một văn bản pháp luật nào công nhận tự kỷ là một
dạng khuyết tật riêng biệt [25].
10
Luật Người khuyết tật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm
2011; Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/04/2012 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người
khuyết tật. Tại Điều 44 chương VIII của Luật Người khuyết tật đã
quy định cụ thể về vấn đề trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc
hàng tháng.
Ngoài ra, còn có Quyết định số 32/2010/NĐ-TTg ngày
25/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển nghề
công tác xã hội giai đoạn 2010-2020.
Năm 2006, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Quy định giáo
dục hòa nhập dành cho người khuyết tật (23/2006/QĐ-BG&ĐT);
Năm 2013, Bộ giáo dục Đào tạo và Bộ Lao động Thương binh Xã
hội đã ban hành Quy định về Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục
hòa nhập
Như vậy, ngay cả trong Luật Người khuyết tật được coi là văn
bản pháp luật tiến bộ nhất hiện nay, thì TTK cũng chưa được đề cập
một cách cụ thể mà chủ yếu lồng ghép với các đối tượng khuyết tật
khác. Vì vậy, việc xác định rối loạn phổ tự kỷ là loại khuyết tật nào
trong Luật Người khuyết tật rất quan trọng. Vì nó liên quan đến chính
sách của Nhà nước dành cho TTK sau này trên các lĩnh vực nghiên
cứu khoa học, y tế, giáo dục... Ngoài ra, đây còn là cơ sở pháp lý để
TTK và các gia đình có TTK được thụ hưởng đầy đủ các chính sách
ưu việt của Nhà nước về y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội.
Kết luận chương 1
Luận văn đã khái quát được một số nội dung như sau: một số
vấn đề lý luận về TTK, phát triển KNGT cho TTK, lý luận về công
tác xã hội đối với TTK, các lý thuyết tiếp cận trong công tác xã hội
đối với TTK, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đối với TTK.
Những khái niệm được đề cập đến trong luận văn là khái niệm
tự kỷ, TTK, khái niệm công tác xã hội, khái niệm công tác xã hội với
11
TTK, khái niệm công tác xã hội nhóm với TTK, khái niệm kĩ năng,
KNGT, KNGT của TTK.
Luận văn đã xác định được nội dung cơ bản của công tác xã
hội đối với TTK gồm: CTXH là người hỗ trợ điều trị cho TTK, tư
vấn/tham vấn cho gia đình TTK, hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng,
hoạt động giáo dục. Ngoài ra, xác định ý nghĩa của việc phát triển
KNGT cho trẻ là nền tảng cho sự phát triển tâm lý và nhân cách.
Chính nhờ sự giao tiếp xã hội trẻ có cơ hội gia nhập vào các mối
quan hệ xã hội, hình thành ý thức về người khác và bản thân, gia tăng
khả năng diễn đạt và tiếp nhận ngôn ngữ của TTK, giúp trẻ dễ dàng
hòa nhập với môi trường xung quanh.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỀ HỖ TRỢ KĨ NĂNG
GIAO TIẾP CHO TRẺ TỰ KỶ Ở TRUNG TÂM TƯ VẤN
GIÁO DỤC VÀ TRỊ LIỆU TRẺ EM
2.1. Khái quát chung về Trung tâm tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ
2.1.1. Lịch sử hình thành
Trung tâm ATC được chính thức thành lập vào năm 2009, tại
số 109 Nguyễn Biểu, phường 1, quận 5, thành phố Hồ Chính với tên
gọi: “Trung tâm Tư vấn giáo dục và Trị liệu trẻ tự kỷ” (Autism
Treatment Center) là một trung tâm khoa học hoạt động trong lĩnh
vực nghiên cứu, đào tạo và thực hành tham vấn và trị liệu tâm lý.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của trung tâm bao gồm: Ban giám đốc và các
phòng chuyên môn
2.1.3. Đội ngũ nhân viên trung tâm
Tổng số cán bộ, nhân viên tại trung tâm là: 21 có trình độ chuyên
môn cao.
2.1.4. Các hoạt động của trung tâm
12
- Can thiệp cá nhân
- Tâm vận động
- Hoạt động kĩ năng
- Hoạt động ngoài trời
- Hoạt động năng khiếu
- Trị liệu âm nhạc
- Lớp tiền học đường
2.2. Thực trạng hỗ trợ phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ
2.2.1. Thực trạng về trẻ tự kỷ tại trung tâm tư vấn giáo dục và trị liệu
trẻ em.
- Về số lượng và độ tuổi: khi tiến hành khảo sát tại trung tâm
tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em thì có 100 trẻ, độ tuổi từ 24 tháng
tuổi đến 14 tuổi, chủ yếu là các em từ 4 đến 7 tuổi.
- Điều kiện sống: đa số trẻ học tại trung tâm được chăm sóc
nuôi dưỡng tốt về mặt thể chất, và tinh thần. Tuy nhiên, có một số ít
trẻ sống cùng ông bà thiếu sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ và gia
đình, không có sự hợp tác giữa cha mẹ và cô giáo.
- Đặc điểm tâm lý:
Nhận thức: ít các hành vi điển hình, hành vi của trẻ biểu hiện
điển hình là rập khuôn, lặp đi lặp lại.
Đặc điểm về giao tiếp: phần lớn ngôn ngữ ngữ nói của trẻ
chậm hơn so với trẻ bình thường, hầu hết trẻ đều ngại giao tiếp và
hạn chế trong nghe hiểu và diễn đạt..
Tình cảm: đa phần trẻ không rõ ràng giữa chuyện buồn,
chuyện vui, nét mặt vui buồn đều giống nhau. Tuy nhiên có một số ít
trẻ thể hiện cảm xúc với người khác, quan tâm đến bạn bè và mọi
người xung quanh.
- Đặc điểm về mặc trí tuệ: chỉ số trí tuệ của trẻ rất thấp, có một
số trẻ tự kỷ rất thông minh (tự kỷ chức năng cao).
13
2.2.2. Tình hình thực hiện công tác xã hội trong việc hỗ trợ phát triển
kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ từ thực tiễn trung tâm tư vấn, giáo dục
và trị liệu trẻ em.
Can thiệp đối với TTK là một chương trình can thiệp toàn diện
và lâu dài cần có sự tham gia của mọi thành viên liên quan đến trẻ:
cha mẹ, giáo viên và các chuyên gia. Trẻ cần được can thiệp từ nhiều
phương.
2.2.2.1. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng
2.2.2.2. Hoạt động giáo dục
2.2.2.3. Hoạt động tham vấn
2.2.2.4. Hoạt động trị liệu
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ
2.2.3.1. Khả năng của trẻ
2.2.3.2. Năng lực giáo viên
2.2.3.3. Môi trường gia đình
2.2.3.4. Môi trường lớp học
2.2.3.5. Môi trường bạn bè
2.2.3.6. Môi trường xã hội
2.3. Nội dung phương pháp hỗ trợ kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ
2.3.1. Mục đích hỗ trợ kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ
Mục đích của hỗ trợ phát triển KNGT cho TTK là nhằm phát
triển toàn diện nhân cách cho TTK nói chung và phát triển năng lực
hành động nói riêng trong mối quan hệ của trẻ ở gia đình, nhà trường
và xã hội.
2.3.2. Các phương pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp đang được sử dụng
2.3.2.1. Phương pháp khoa học
Sử dụng Phương pháp TEACCH và Phương pháp PECS
2.3.2.2. Phương pháp truyền thống
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp làm việc nhóm
14
Kết luận chương 2
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng hợp lý luận các vấn đề
có liên quan đến đề tài, tôi tiến hành lựa chọn các phương pháp và
công cụ tiến hành can thiệp. Phương pháp sử dụng chủ yếu là phiếu
điều tra, phỏng vấn sâu, phúc trình vấn đàm với giáo viên, phụ huynh
người có liên quan đến đến quá trình giáo dục KNGT cho TTK nhằm
thu thập thông tin và đánh giá trẻ. Bên cạnh đó, tìm hiểu được những
yếu tố tác động đến phát triển KNGT cho TTK. Cuối cùng, tôi sử
dụng các phương pháp giáo dục KNGT cho TTK nhằm ứng dụng
trong quá trình can thiệp nhóm nâng cao hiệu quả KNGT cho TTK
với nhóm trẻ mà tôi đã lựa chọn ở chương tiếp theo (vận dụng
phương pháp công tác xã nhóm trong phát triển KNGT cho TTK tại
trung tâm tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em).
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ
TRỢ GIAO TIẾP CHO TRẺ TỰ KỶ TỪ THỰC TIỄN TRUNG
TÂM TƯ VẤN GIÁO DỤC VÀ TRỊ LIỆU TRẺ EM
3.1. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao kĩ năng giao tiếp cho trẻ
tự kỷ
3.1.1. Nguyên tắc đề xuất phải pháp
- Nguyên tắc phối hợp các lực lượng trong hỗ trợ phát triển
KNGT cho TTK
- Nguyên tắc lấy trẻ em làm trung tâm
- Nguyên tắc nâng cao hiệu quả giao tiếp cho TTK qua quá
trình học tập và thực tế.
3.1.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ phát triển
kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ
3.1.2.1. Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cho phụ huynh trẻ
tự kỷ
15
NVCTXH cung cấp các kiến thức, kĩ năng giúp cha mẹ trẻ
hiểu vấn đề nà trẻ gặp phải, có nhận thức hơn về tình trạng giao tiếp
của con em mình, có được những thông tin và kĩ năng về giáo dục và
hỗ trợ phát triển KNGT cho trẻ.
NVCTXH khuyến khích phụ huynh có TTK vượt qua cú sốc
tâm lý, mặc cảm, tự ti đưa trẻ đến các trung tâm có uy tín khám, chẩn
đoán lâm sàn về mức độ giao tiếp của trẻ nhằm xây dựng chương trình
hỗ trợ một cách chi tiết và hiệu quả nhất.
Truyền thông cho phụ huynh TTK dựa trên những nhu cầu và
mong muốn của họ nhằm nâng cao kiến thức về phương pháp phát
triển KNGT cho TTK.
NVCTXH là cầu nối, kết nối phụ huynh có con mắc tự kỷ
thành lập hội cha mẹ có trẻ tự kỷ để có thể trao đổi thông tin, kinh
nghiệm về cách nuôi dạy trẻ nói chung và phát triển KNGT nói riêng.
3.1.2.2. Phối hợp nâng cao vai trò trung tâm
Vai trò của trung tâm: môi trường trung tâm cũng rất cần thiết
trong việc giúp TTK phát triển KNGT. Đây là nơi mà TTK có thể có
thêm nhiều cơ hội học hỏi phát triển ngôn ngữ, cải thiện hành vi cử
chỉ và phát triển nhiều mối quan hệ, tương tác với người ngoài gia
đình, phong phú môi trường giao tiếp.
Thiết kế và tổ chức bài học có tích hợp nội dung giáo dục
KNGT cho TTK thông qua dạy học các môn KNGT.
NVCTXH phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc giáo dục,
lượng giá trong quá trình trị liệuTruyền thông đến các nhà lãnh đạo
ngành giáo dục hiểu rõ tính cấp thiết, tầm quan trọng phát triển
KNGT cho TTK. Do vậy, cần mở rộng các lớp tập huấn hội thảo về
công tác xã hội nhân cao nhận thức giáo viên và hỗ trợ trong tiến
trình hỗ trợ TTK. Đào tạo ngày càng nhiều và có chất lượng đội ngũ
giáo viên giáo dục đặc biệt, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
16
Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn cho giáo viên về kĩ
năng, phương pháp, mục tiêu, nội dung dạy học cho TTK. Khuyến
khích các giáo viên có các công trình nghiên cứu vầ các vấn đề liên
quan đến giáo dục nâng cao KNGT cho TTK. Phân chia nhóm các tổ
chuyên môn đảm nhận các vấn đề liên quan đến trẻ đã nêu trên.
3.1.2.3. Nâng cao nhận thức cộng đồng, người dân về việc hỗ trợ
giao tiếp cho trẻ tự kỷ
NVCTXH phối hợp với các tổ chức ban ngành, chính quyền địa
phương nơi có TTK cư trú, mở các trung tâm học tập cộng đồng cung
cấp thông tin, kiến thức nhằm giúp cộng đồng.
Như vậy, để thực hiện tốt vai trò của NVCTXH trong hỗ trợ
phát triển KNGT cho TTK. NVCTXH cần nắm rõ các kĩ năng, kiến
thức về TTK, đóng nhiều vai trò khác nhau như nhà tư vấn/tham vấn,
giáo dục hoặc kết nối, biện hộ.
3.1.2.4. Phát huy vai trò nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ
giao tiếp cho trẻ tự kỷ
NVCTXH là người giúp đỡ hỗ trợ cho TTK trong việc giải
quyết những khó khăn mà các em gặp phải.
Hỗ trợ gia đình TTK một cách có hiệu quả trong việc chăm sóc
và giáo dục TTK.
Hỗ trợ tâm ký cho giáo viên, xây dựng mối quan hệ giữa các
giáo viên với nhau, giải quyết mâu thuẫn giữa các giáo viên. Giúp đội
ngũ giáo viên giải tỏa áp lực, khó khăn trong cuộc sống.
Hỗ trợ tâm lý, giải quyết mâu thuẫn, xây dựng mối quan hệ
giữa các cán bộ, vai trò là cầu nối giữa nhà trường với cộng đồng..
3.2. Vận dụng công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ kĩ năng
giao tiếp cho trẻ tự kỷ từ thực tiễn trung tâm tư vấn giáo dục và
trị liệu trẻ em
3.2.1. Lý do ứng dụng công tác xã hội nhóm
17
Công tác xã hội nhóm là một trong những phương pháp can
thiệp chính của nghề công tác xã hội chuyên nghiệp. Trong công tác
xã hội nhóm cá nhân nâng cao chức năng xã hội. Trẻ tự kỷ gặp khiếm
khuyết nghiêm trọng về giao tiếp và tương tác xã hội, phương pháp
nhóm giúp trẻ hòa nhập với trẻ em cùng trang lứa với mục đích kích
thích trẻ tương tác qua lại với các thành viên khác. Thông qua chơi
nhóm, trẻ hiểu những cách ứng xử và qui định của nhóm. Hoạt động
các thành viên chính là những nhân tố kích thích trẻ nhận thức và bắt
chước, các thông điệp lời nói và không lời được truyền trong nhóm
tác động đến từng thành viên, lôi kéo các thành viên tham gia hoạt
động. Tình trạng tự kỷ được cải thiện khi trẻ tự kỷ dần dần chơi
tương tác với các hình thành viên khác trong nhóm. Vì vậy, vận dụng
phương pháp công tác xã hội nhóm trong thực tế hỗ trợ giao tiếp cho
nhóm TTK tại trung tâm tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em, huyện
Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh là cần thiết.
3.2.2. Vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm trong phát triển
kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ tại trung tâm tư vấn giáo dục và trị
liệu trẻ em
Tôi lựa chọn làm việc với nhóm tiền học đường do cô Phan
Thị Thanh Nhàn là giáo viên chủ nhiệm. Thông qua quá trình quan
sát tiếp xúc và làm quen cùng với việc thu thập thông tin từ giáo viên
chủ nhiệm lớp tôi thấy lớp tiền học đường gồm những em từ 6 đến 10
tuổi, đều có vấn đề đặc biệt. Do thời gian có hạn nên tôi lựa chọn 5
em đều là trẻ tự kỷ nhẹ trong lớp tiền học đường để ứng dụng can
thiệp nhóm trong luận văn của mình.
Tôi sử dụng phương pháp TEACCH để đánh giá TTK.
3.2.2.1. Giai đoạn thành lập nhóm
- Địa điểm thành lập nhóm
- Thành phần tham gia
- Lý do thành lập nhóm.
18
- Phương pháp sử dụng
- Mục đích của nhóm:
- Chọn nhóm viên
- Xây dựng kế hoạch can thiệp nhóm:
- Sự tham gia của các nhóm viên:
- Kết quả của buổi thành lập nhóm:
Ưu điểm: Tạo được bầu không khí vui vẻ thoải mái giữa các
thành viên trong nhóm với NVCTXH, thống nhất thời gian, địa
điểm sinh hoạt nhóm, được sự ủng hộ của cán bộ trung tâm và phụ
huynh TTK.
Nhược điểm: Do thời gian còn hạn chế nên các hoạt động
chưa phong phú, NVCTXH đôi khi còn lung túng.
- Nhận xét:
Trong nhóm có bé N.H.H là người tương tác tích cực nhất
với các bạn còn lại, tuy nhiên mối quan hệ tương tác còn chưa đều.
Em H.K.L là người ít tương tác nhất, em còn khá trầm và rụt
rè, kém tương tác với các bạn trong nhóm.
Hầu hết các em còn lại đều tương tác với nhau nhưng sự
tương tác hạn chế, nhất là tương tác 2 chiều.
3.2.2.2. Giai đoạn khảo sát nhóm
3.2.2.3. Giai đoạn can thiệp nhóm
Hoạt động 1: sinh hoạt nhóm lần 1
Hoạt động 2: sinh hoạt nhóm lần 2
Hoạt động 3: sinh hoạt nhóm lần 3
Hoạt động 4: sinh hoạt nhóm lần 4
Hoạt động 5: sinh hoạt nhóm lần 5
Hoạt động 6: sinh hoạt nhóm lần 6
- Đánh giá về nhân viên công tác xã hội
Ưu điểm: tích cực tham gia nhiệt tình trong công việc, luôn là
người khơi gọi sự hứng thú cho trẻ, biết phát huy thế mạnh của từng
19
trẻ. Luôn quan tâm và có trách nhiệm trong từng tiết dạy, từng buổi
sinh hoạt. Có kiến thức kĩ năng trong lĩnh vực công tác xã hội nhóm
và trong vấn đề giáo dục KNGT, có tinh thần học hỏi cao, sau mỗi
buổi sinh hoạt nhóm NVCTXH ngồi lại trao đổi với giáo viên để nhìn
nhận và đánh giá tình hình nhận thức của trẻ, để điều chỉnh các hoạt
động cho các buổi sau đạt hiệu quả cao hơn. Thường xuyên trao đổi
với phụ huynh để nắm bắt tình hình ở nhà của trẻ. Gần gũi với với
các thành viên trong nhóm
Hạn chế: kinh nghiệm làm việc với TTK còn hạn chế, đôi
khi chưa kiềm chế được cảm xúc cá nhân. Sắp xếp thời gian chưa
khoa học nên đôi khi công việc chồng chéo, giảm hiệu quả.
3.2.2.4. Lượng giá và kết thúc
- Về hoạt động lượng giá: lượng giá trong giai đoạn kết thúc
của tiến trình công tác xã hội nhóm là đánh giá lại tiến trình các hoạt
động và kết quả cũng như mức độ hoàn thành các mục tiêu so với kế
hoạch.
- Những mặt đã đạt được:
Đảm bảo được lịch sinh hoạt 2 buổi/tuần. Các thành viên
trong nhóm tương tác khá tốt với các bạn và người khác.
Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm được cải thiện,
gắn bó với nhau, đoàn kết chia sẻ lẫn nhau trong công việc chung của
nhóm cũng như hoàn cảnh riêng của mỗi cá nhân. Tin tưởng vào sức
mạnh của nhóm và người lãnh đạo.
Tạo được sân chơi lành mạnh trong học tập, vui chơi nhằm
giáo dục những KNGT cơ bản cho TTK,
- Những mặt hạn chế: thời gian đầu các thành viên cũng mất
khá nhiều thời gian để làm quen với hoạt động của nhóm. Trong
nhóm đôi khi xảy ra những bất đồng nhỏ của các thành viên, trẻ ít tập
trung chú ý gây khó khăn trong đảm bảo thời gian hoạt động điều này
dẫn đến ảnh hưởng kết quả của nhóm.
20
Lợi ích của việc lượng giá:
Lượng giá giúp NVCTXH xem xét, đánh giá tính hiệu quả của
phương pháp hỗ trợ phát triển KNGT đã đưa ra với nhóm trẻ được
chọn mà mình trợ giúp.
Nội dung lượng giá cụ thể như sau:
Xem xét lượng giá tính hiệu quả của quá trình hoạt động
nhóm, đó là các thành viên trong nhóm có đạt được mục tiêu đề ra
hay không. Nhóm đạt được mục đích xây dựng ban đầu không?
Lượng giá về kết quả của các buổi sinh hoạt nhóm: trẻ có
tiến bộ trong giao tiếp hay không? Ngôn ngữ phản ánh như thế nào?,
sự thay đổi về mặc giao tiếp của nhóm trẻ sau quá trình can thiệp như
thế nào? (ví dụ: chủ động đặc câu hỏi cho cô: “của ai?”, “ở đâu”,
“của cô hả”).
Lượng giá thu thập phản hồi về phương pháp hỗ trợ KNGT
cho nhóm TTK từ phụ huynh của trẻ, giáo viên về cách làm việc, hỗ
trợ của NVCTXH.
- Kết thúc:
Giải quyết những cảm xúc của các thành viên
Giảm bớt sự phụ thuộc vào nhóm
Duy trì những nỗ lực thay đổi
Lập kế hoạch hành động cho tương lai, chuyển giao.
Kết luận chương 3
Chương 3 của luận văn tập trung chủ yếu vào việc đưa ra giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ giáo dục phát triển KNGT cho
TTK tại trung tâm tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em, huyện Bình
Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó chúng tôi còn lồng
ghép phương công tác xã hội nhóm trong vận dụng phát triển KNGT
cho trẻ tại trung tâm tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em. Điều đó sẽ
mang lại hiệu quả cho công tác giáo dục KNGT cho trẻ TTK tại cơ
sở.
21
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
TTK là những trẻ chậm trễ trong ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ
nói khác thường, giao tiếp và tương tác kém.
Hiện nay TTK đã được học hòa nhập ở các trung tâm nuôi dạy
TTK, các trường mần non, khó khăn lớn nhất của TTK khi học hòa nhập
là giao tiếp.
Hơn nữa, hiện nay các trường chuyên biệt, các trung tâm ở các
thành phố lớn có nhiều TTK theo học nhưng còn một số hạn chế như:
số lượng trẻ quá đông, nhận thức của giáo viên, kiến thức, kĩ năng,
phương pháp dạy cho TTK.
Kết quả thực trạng cho thấy có rất nhiều những hoạt động trong
hỗ trợ, chăm sóc và giáo dục trẻ, giúp TTK phát triển về thể chất và tinh
thần, tuy nhiên còn có những hạn chế khi áp dụng trong thực tế. Một số
giáo viên và phụ huynh nhận thấy những khó khăn của TTK nên họ
dành nhiều tình yêu thương cho TTK, chiều chuộng trẻ hơn, thậm chí
không bao giờ phạt trẻ, tuy nhiên đây không phải là phương pháp giáo
dục tốt đối với TTK. Hoặc đa phần là bù đắp những thiệt thòi cho trẻ,
chưa hiểu được tầm quan trọng của giáo dục giao tiếp đối với TTK.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do thiếu những kiến thức về giáo dục
TTK và chưa nghiên cứu một cách có hệ thống các biện pháp phát triển
KNGT cho TTK cũng như thiếu sự phối hợp chặc chẽ trong chỉ đạo
hướng dẫn các nhà nghiên cứu. Việc nghiên cứu và xây dựng các biện
pháp phát triển KNGT cho TTK được tiến hành dựa trên đặc điểm của
TTK, tổ chức các hoạt động hàng ngày ở trung tâm, phối hợp hài hòa sự
tác động giáo dục đến tất cả các trẻ trong lớp tạo sự tương tác tích cực
giữa các trẻ với nhau và giữa giáo viên với trẻ. Sự phát triển của TTK
diễn ra theo quy luật nhất định song hướng đến mục tiêu là phát triển
KNGT. Bằng kết quả can thiệp cho thấy việc sử dụng phương pháp công
tác xã hội nhóm mang lại hiệu quả cao trong quá trình giáo dục KNGT
22
cho TTK. Nó đòi hỏi giáo viên - NVCTXH có sự nhạy bén, linh hoạt
trong quá trình triển khai các hoạt động. Bên cạnh đó phải biết phối hợp
nhịp nhàng với giáo viên nhóm và giáo viên cá nhân để lên kế hoạch
giáo dục trẻ hiệu quả.
Để giúp TTK phát triển KNGT rất cần các biện pháp tác động
của giáo viên và bên cạnh đó cần có sự phối hợp đồng bộ của gia
đình - nhà trường - xã hội.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với các ban ngành, đoàn thể xã hội
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, các tổ
chức xã hội có chức năng hoạt động liên quan đến gia đình và trẻ
khuyết tật.
Xây dựng chính sách hỗ trợ về tài chính với gia đình có con tự
kỷ.
Tổ chức các câu lạc bộ, diễn đàn, các dịch vụ hỗ trợ như: trung
tâm hỗ trợ gia đình, thành lập mạng lưới đào tạo cộng tác viên hướng
dẫn hỗ trợ gia đình cho các bậc cha mẹ về vấn đề giao tiếp cho TTK.
2.2. Đối với sở/ phòng giáo dục và đào tạo
Cần có sự quan tâm và chỉ đạo sát sao, thường xuyên đối với
vấn đề giáo dục cho trẻ tại các trường chuyên biệt. Thường xuyên tổ
chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhận thức cho
giáo viên về chương trình giáo dục đặc biệt và giáo dục kĩ năng sống.
Các cơ quan đào tạo quản lý, nghiên cứu giáo dục mầm non cần
nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo để tăng
cường nguồn thông tin chuyên môn cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt
là các hoạt động giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng đa
dạng của trẻ em trong thực hiện chương trình giáo dục, nâng cao hiệu
quả giáo dục KNGT cho TTK. Tạo điều kiện thuận lợi cho TTK
được hòa nhập tại các trường mầm non bình thường. Bộ giáo dục và
đào tạo cần nghiên cứu cơ chế phối hợp giữa ngành y tế, các cơ sở
23