Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Trung điểm của đoạn thẳng lớp 6 hoàng thị lâm triệu thị thu nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.7 KB, 5 trang )

1. Hoàng Thị Lâm, Trường THCS Tiên Hoàng – Cát Tiên
2. Triệu Thị Thu Nga, Trường THCS Triệu Hải – Đạteh
TÊN BÀI DẠY:
BÀI 35: TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
Môn học: Toán học; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: Trung điểm của đoạn thẳng
2. Về năng lực:
- Nhận biết được khái niệm trung điểm của đoạn thẳng
- Biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng
- Giải được các bài toán thực tế liên quan đến trung điểm của đoạn thẳng.
- Vận dụng được kiến thức đã học để thiết kế chiếc cầu bập bênh làm đồ chơi theo một tiêu chí
cho trước.
3. Về phẩm chất: Thực hiện việc đo đạc và tính tốn một cách cẩn thận trước khi thao tác trên
vật liệu cụ thể.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Máy chiếu; thước thẳng; 01 sợi dây; phiếu học tập.
- Hình ảnh minh hoạ: Ảnh cầu bập bênh
- Thanh gỗ (ống mút, nhựa); Keo dán 502, Trụ cầu, Dao, kéo; Một số đồ trang trí.
- SGK Tốn 6.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1. Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Tổ chức thực hiện:
#1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát hình 8.35 và giới thiệu: “Em đã chơi bập bênh
bao giờ chưa? Trong trò chơi này, người ta dùng một thanh gỗ dài gắn cố định lên một cái trục
trên giá đỡ (H.8.35). Nếu hình dung thanh gỗ là một đoạn thẳng thì điểm đặt lên trục phải nằm ở
đâu của đoạn thẳng đó?”

#2: Thực hiện nhiện vụ: HS tập trung quan sát hình8.35 và dự đoán.




Sản phẩm:
Dự đốn: Điểm đó phải nằm chính giữa của đoạn thẳng.
#3: Báo cáo, thảo luận: GV huy động tinh thần xung phong của HS; gọi 1-2 HS phát biểu tại
chỗ.
#4: Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại: Nếu hình dung thanh gỗ là một đoạn thẳng thì điểm đặt lên trục phải nằm ở chính
giữa của đoạn thẳng đó. Trong hình học, điểm đó có ý nghĩa gì và làm thế nào để tìm điểm đó?.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu:
- Nhận biết được khái niệm trung điểm của đoạn thẳng
- Biết đo độ dài đoạn thẳng để xác định trung điểm của đoạn thẳng
b. Tổ chức thực hiện:
#1: Chuyển giao nhiệm vụ 1: GV sử dụng Phiếu học tập số 1 và giao nhiệm vụ như mục Nội
dung.
Nội dung: Quan sát các hình vẽ và cho biết điểm M ở mỗi hình có vị trí như thế nào đối với hai
điểm A và B

#2: Thực hiện nhiện vụ 1: HS hoặt động cặp đơi quan sát các hình vẽ trên phiếu học tập số 1, dự
đốn vị trí điểm M ở mỗi hình. GV hướng dẫn HS tập trung vào các kí hiệu trên hình vẽ đã cho.
Sản phẩm:
Hình 1: Điểm M nằm giữa hai điểm A và B
Hình 2: Điểm M cách đều hai điểm A và B
Hình 3: Điểm M nằm giữa và cách đều hai điểm A và B
#3: Báo cáo, thảo luận 1: GV huy động tinh thần xung phong của các cặp nhóm; gọi 1-2 nhóm
phát biểu tại chỗ.
#4: Kết luận, nhận định 1:
- GV chốt lại: Dựa vào quan sát, ta thấy ở hình 3 điểm M thảo mãn hai điều kiên là “Điểm M nằm
giữa và cách đều hai điểm A và B” thì người ta gọi điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB.



#1: Chuyển giao nhiệm vụ 2: Yêu cầu HS sinh thực hành “không dùng thước thẳng, chia sợi dây
thành 2 phần bằng nhau?”
#2: Thực hiện nhiện vụ 2: HS hoặt động cặp đôi thực hành theo yêu cầu.
Sản phẩm: Gấp đôi sợi dây lại để hai đầu sợi dây trùng nhau
#3: Báo cáo, thảo luận 2: GV huy động tinh thần xung phong của các cặp nhóm; gọi 1-2 nhóm
phát biểu tại chỗ.
#4: Kết luận, nhận định 2:
- GV chốt lại: Nếu xem sợi dây là một đoạn thẳng thì nếp gấp trên sợi dây là điểm cách đều hai
đầu hai đầu đoạn thẳng nên điểm đó là trung điểm của đoạn thẳng. Từ đó rút ra khái niệm trung
điểm đoạn thẳng như SGK/Tr 83.
3. Hoạt động 3: Xây dựng phương án thiết kế cầu bập bênh
a. Mục tiêu: Nhận ra được khả năng tạo ra các đồ vật, trò chơi có liên quan đến trung điểm của
đoạn thẳng; tiếp nhận được nhiệm vụ thiết kế cầu bập bênh theo ý muốn
b. Tổ chức thực hiện:
#1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giới thiệu về một số ứng dụng của trung điểm của đoạn thẳng trong các sản phẩm thực tế
như cân đĩa, cầu bập bênh, giá sách, …;
- Yêu cầu HS tìm hiểu thơng tin về ngun tắc hoạt động của cầu bập bênh từ đó xác định nguyên
vật liệu và tiến trình để chế tạo chiếc cầu bập bênh

#2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động theo nhóm tìm hiểu thông tin về nguyên tắc hoạt động
của cầu bập bênh từ đó xác định nguyên vật liệu và tiến trình để chế tạo chiếc cầu bập bênh
Sản phẩm:
Nguyên vật liệu:
+ Thanh gỗ (ống mút, nhựa)

+ Keo dán 502


+ Trụ cầu.

+ Ống mút

+ Một số đồ trang trí.

+ Dao, kéo


Hướng dẫn làm thí nghiệm:
+ Cắt thanh gỗ ( hoặc ống mút, dùng keo dán các ống mút lại voi nhau)
+ Xác định trung điểm của thanh gỗ
+ Gắn trụ cầu vào trung điểm của thanh gỗ
+ Trang trí cầu
#3: Báo cáo, thảo luận:
- GV di chuyển trong lớp để quan sát, phát hiện và đặt câu hỏi gợi ý để HS định hướng xem xét
lại thiết kế của mình.
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm (mỗi dãy bàn 1 nhóm), so sánh thiết kế theo yêu cầu đã
cho; thống nhất lựa chọn một thiết kế chung của nhóm.
#4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét chung về hoạt động của lớp; nhấn mạnh các tiêu chí; tầm quan trọng của việc tính
tốn chính xác số liệu và việc vận dụng những kiến thức/kĩ năng đã học.
4. Hoạt động 4: Làm cầu bập bênh
a) Mục tiêu: Vận dụng được các kiến thức trong chủ đề và kiến thức đã biết, thiết kế và chế tạo
được chiếc cầu bập bênh theo ý muốn
b) Tổ chức thực hiện:
#1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thực hiện các bước sau:
- Lắp đặt các thành phần của cầu bập bênh theo bản thiết kế.
- Thử nghiệm hoạt động của sản phẩm, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm (Phiếu số 1).
HS điều chỉnh lại thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lý do (Nếu cần điều chỉnh).

- Ghi danh mục các vật liệu và tính giá thành chế tạo sản phẩm.
- Hồn thiên sản phẩm; chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm.
#2: Thực hiện nhiệm vụ: HS phối hợp thực thi làm cầu bập bênh. GV nhắc nhở HS tra cứu bản
thiết kế khi làm, lưu ý an toàn khi thực hiện.
#3: Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu HS sắp xếp gọn gàng sản phẩm thu được trên mặt bàn để GV kiểm tra.
#4: Kết luận, nhận định:


- GV nhận xét chung về tinh thần, thái độ và sự hợp tác của các nhóm trong q trình làm cầu bập
bênh; lưu ý HS về vệ sinh và những lưu ý khác nếu có.
5. Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm
a) Mục tiêu: HS biết giới thiệu về sản phẩm, đáp ứng được các tiêu chí đánh giá sản phẩm đã đặt
ra, biết thuyết trình, giới thiệu sản phẩm, đưa ra ý kiến nhận xét, phản biện, giải thích được bằng
các kiến thức liên quan. Có ý thức về cải tiến, phát triển sản phẩm
b) Tổ chức thực hiện:
#1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV nhắc lại tiêu chí của sản phẩm; nhấn mạnh về sự phù hợp của
sản phẩm với bản thiết kế; nhấn mạnh về số liệu đo đạc, tính tốn liên quan đến trung điểm của
đoạn thẳng. Sau đó u cầu HS của từng nhóm trình bày, phân tích về hoạt động, giá thành và
kiểu dáng của chiếc cầu bập bênh.
#2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thuyết trình và trả lời câu hỏi thảo luận. GV tổ chức, điều hành.
Sản phẩm:
Cầu bập bênh của nhóm, bản thiết kế, nội dung thuyết trình và nội dung lời thảo luận.

#3: Báo cáo, thảo luận:
- GV tổ chức cho HS kiểm tra chéo về kết quả/ sản phẩm (đo đạc lại số liệu) của các nhóm (có thể
thực hiện phiếu đánh giá gắn với tiêu chí cụ thể).
#4: Kết luận, nhận định:
- GV sử dụng các sản phẩm của HS, lựa chọn những điểm cần lưu ý trong các trình bày, bình luận
và giải thích cụ thể gắn với kiến thức/kĩ năng của bài.

- GV tổng hợp lại những nội dung kiến thức cốt lõi và nhấn mạnh về tư duy áp dụng kiến thức
vào thực tế cuộc sống.
- Thời gian cịn lại, GV có thể u cầu HS thực hiện một số bài tập trong SGK.



×