MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Với phương châm tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy gắn với nhu
cầu thực tế của học sinh, những năm gần đây, các buổi sinh hoạt ngoại khóa
theo hình thức “sân khấu hóa các tác phẩm văn học” đã quen thuộc đối với
học sinh trường THCS Quang Trung- Đống Đa, Hà Nội. Ngữ văn là bộ môn
mang đến cho học sinh nhiều kiến thức, giúp các em bồi đắp tình cảm tốt đẹp,
ni dưỡng tâm hồn trong sáng. Để tạo hứng thú cho học sinh với môn học
này, Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường THCS Quang Trung đã thường xuyên
quan tâm, tạo điều kiện cho học sinh các khối lớp tổ chức sân khấu hóa các
tác phẩm mà các em đã học.Sân khấu hóa tác phẩm văn học là một trong
những phương pháp dạy và học Văn học - “Trả tác phẩm về cho học sinh”.
Phương pháp này do Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung (Đại học Quốc gia Hà
Nội) sáng tạo và được áp dụng ở nhiều trường học trên cả nước. Với mơ hình
sân khấu hóa tác phẩm văn học, thay vì những giờ giảng “thầy đọc, trò chép”,
những tiết mục sân khấu hóa sinh động, giúp học sinh dễ học, dễ nhớ, nhập
tâm hơn với những tác phẩm văn học. Mô hình “Sân khấu hóa tác phẩm văn
học” sẽ giúp học sinh có thêm nhiều kỹ năng trong cuộc sống. Cách học văn
này đã tạo thói quen cho mỗi học sinh ln chủ động tìm hiểu, nhập tâm vào
tác phẩm, cảm nhận rõ nét về nội dung, tư tưởng, chủ đề của mỗi tác phẩm
văn học, hướng con người tới những giá trị chân - thiện - mỹ trong cuộc
sống…”.
Từ năm 2013 đến nay nhiều trường học trên cả nước áp dụng mơ hình
này. Bằng hình thức kịch ngắn, phim ngắn, múa dân gian, múa đương đại,
ngâm thơ, kể chuyện, nhạc kịch... đã thu hút sự quan tâm của tất cả học sinh
tham gia. Nhưng thực tế trường của chúng ta chưa được tiếp cận.
1
Để tổ chức, giáo viên cần chuẩn bị kĩ việc lên kế hoạch, phân công
nhiệm vụ từng thành viên, vận động kinh phí từ nguồn xã hội hóa,… khó thực
hiện nên nhiều giáo viên ngán ngại.
Bước đầu, bản thân tôi tiến hành tiết: “Làm quen sân khấu hóa tác
phẩm văn học” trong chương trình Ngữ văn 8, Tập 1, nhằm tạo nên tiền đề
tiếp cận cách dạy học mới mẻ này. Hi vọng sẽ được các em học sinh và tập
thể giáo viên bộ môn Ngữ văn tại đơn vị hưởng ứng.
Sân khấu hóa tác phẩm văn học nếu được thực hiện hiệu quả sẽ là một
trong những phương pháp học hiệu quả giúp nâng cao chất lượng dạy và học
mơn Văn. Đồng thời góp phần phát hiện những nhân tố có năng khiếu nghệ
thuật để phát triển phong trào văn nghệ trong nhà trường, tại địa phương.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Tổ chức sân khấu hóa tác phẩm văn học nhằm mục tiêu phát triển
toàn diện năng lực của thế hệ trẻ. Chủ thể tích cực, năng động sáng tạo của
tồn bộ q trình giáo dục trong và ngồi nhà trường.
- Giúp cho các em trải nghiệm thực tế những tác phẩm mình đã học để
hiểu, cảm thơng với những số phận, những mảnh đời bất hạnh hay vui với
niềm vui của những nhân vật trong tác phẩm.
- Đây còn là một sân chơi bổ ích, thú vị cho các em thể hiện khả năng,
năng khiếu của bản thân trong lĩnh vực nghệ thuật.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng và lên kế hoạch sân khấu hóa cho tác phẩm văn học Lão
Hạc trong chương trình văn học lớp 8.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm
- Tác phẩm văn học Lão Hạc trong chương trình văn học lớp 8.
- Sáng kiến được áp dụng cho học sinh khối 8, trường THCS Quang
Trung quận Đống Đa – Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
2
Trong phần sáng kiến này, chúng tôi đã vận dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
Các phương pháp này giúp chúng tôi thu thập các thông tin để xây
dựng cơ sở thực tiễn của đề tài một các khoa học hơn.
3
NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của vấn đề sân khấu hóa các tác phẩm văn học
Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX đã khẳng định Giáo dục – Đào tạo
cùng với Khoa học – Công nghệ là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là
một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Muốn đào tạo
nguồn lực con người đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội cần phải quan
tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Về mục tiêu giáo dục, điều 2, Luật Giáo dục viết: “Đào tạo con người
Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và
nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội,
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân,
đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”; Bên cạnh đó, Luật Giáo dục
cịn đề cập: “Mục tiêu giáo dục phổ thông giúp học sinh phát triển tồn diện
về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và
trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc
sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Nền giáo dục Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng tám 1945 đến nay rất
quan tâm đến vấn đề giáo dục tồn diện cho học sinh, trong đó hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận khơng thể thiếu của q trình giáo dục.
Trong chương trình sách giáo khoa mới, hoạt động ngoại khố có thể
xem như tương đương với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mục tiêu
nhằm củng cố, khắc sâu những tri thức đã học qua các môn học trên lớp, mở
rộng, nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực đời sống xã hội, tăng
vốn hoạt động thực tiễn… Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt
động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có
tổ chức, được tiến hành xen kẽ với chương trình dạy học và diễn ra trong suốt
4
năm học kể cả thời gian nghỉ hè để khép kín q trình giáo dục, làm cho q
trình đó có thể được thực hiện mọi nơi, mọi lúc. Hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp giúp học sinh biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các
vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra; biết điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống
cho phù hợp, biết nắm bắt những định hướng chính trị, xã hội, biết được
những truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của đất nước và những vấn đề nóng
bỏng của thời đại như hồ bình, hữu nghị, hợp tác, dân số, mơi trường... Từ
đó, rèn luyện cho mình những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử có văn hố,
những thói quen trong học tập, lao động; kỹ năng tự quản, tự tổ chức, điều
khiển, nhận xét, đánh giá, hoà nhập và thực hiện một số hoạt động tập thể có
hiệu quả khác.
Vậy nên, hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học chúng tôi nghiên
cứu trên đây đảm bảo các tôn chỉ của nền giáo dục từ trước đến nay. Sáng
kiến đảm bảo mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực
tế xã hội.
2. Vai trị của hoạt động Sân khấu hóa tác phẩm văn học
Một yêu cầu lớn đặt ra trong việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu nói
riêng, dạy học đối với học sinh THCS nói chung là ln phải ni dưỡng,
phát triển hứng thú của các em đối với môn học. Đặc biệt là đối với môn Ngữ
Văn. Việc bồi dưỡng niềm say mê hứng thú đối với việc học Văn, được thực
hiện trước hết là thông qua các hoạt động chính khố trên lớp, nhưng do
những đặc trưng của bộ mơn, các hoạt động ngoại khố Văn học cũng đóng
vai trò rất quan trọng. Một hoạt động tiêu biểu của ngoại khóa đó chính là Sân
khấu hóa.
Bất kỳ mơn học nào cũng cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và
thực hành. Đó là cách thức tốt nhất để học sinh tiếp thu các kiến thức, chuẩn
bị hành trang cho bậc học cao hơn hoặc bước vào đời một cách tự tin. Nếu chỉ
học lý thuyết suông trên lớp mà khơng thực hành thí nghiệm thì các mơn Vật
5
lý, Hố học, Sinh học… khó mang lại cho người học điều gì bổ ích, thiết
thực. Đối với mơn Ngữ văn, thực hành lại càng có vai trị quan trọng. Bởi lẽ
đây là mơn học giữ vị trí quan trọng đáng kể; mơn Ngữ văn khơng chỉ là mục
đích (dạy cho học sinh cái hay cái đẹp của văn chương) mà cịn là phương
tiện (rèn cho học sinh nói viết hàng ngày). Nói năng viết lách có đúng cách,
có trang nhã thì người nghe mới hiểu được ý của mình, mục đích giao tiếp
mới thực hiện được.
Hoạt động Sân khấu hóa là một phương thức thực hành hữu hiệu, thiết
thực của môn Ngữ văn. Đối với môn Ngữ văn, hoạt động Sân khấu hóa có vai
trị giúp học sinh:
- Tăng cường tính thực hành, học sinh ln vận dụng những kiến thức
đã học vào thực tiễn cuộc sống thông qua lời nói.
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ tác phẩm văn học giúp học sinh ham thích
Văn học, yêu Văn hơn và tìm đến những giá trị nhân bản của con người.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, nói đúng, viết đúng tiếng Việt
- Giáo dục và vun đắp ở học sinh những tình cảm đẹp như: lịng yêu
thương con người, quan tâm đến bạn bè (mọi người xung quanh), lòng yêu
nước, yêu thiên nhiên và yêu dân tộc… góp phần giúp học sinh nhận ra giá trị
đích thực của Văn học “Văn học là nhân học”.
- Rèn luyện khả năng quan sát cuộc sống, mọi vật xung quanh, có tư
duy, năng lực khái quát.
- Đưa lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống.
- Thông qua các hoạt động Sân khấu hóa để củng cố thêm những kiến
thức trên lớp, gắn liền giữa nhà trường và cuộc sống.
Môn Văn mang một đặc thù riêng nên sinh hoạt Sân khấu hóa giữ một
vị trí khơng kém phần quan trọng trong việc dạy Văn của chúng ta trong nhà
trường. Nếu Sân khấu hóa được coi trọng thì khơng những chúng ta khắc sâu,
bổ sung kiến thức mà còn tạo niềm say mê, thắp lên cái “men say” đối với
6
văn chương cho các em. Nếu chúng ta làm tốt SKH thì hiệu quả của việc
giảng dạy và học tập môn Văn sẽ cao nhiều hơn.
2. Nội dung thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Phân tích vấn đề
Các em học sinh đã được hóa thân vào nhiều nhân vật văn học, được
trải nghiệm những cung bậc cảm xúc, những diễn biến tâm lí từ trong trẻo,
đẹp đẽ đến đau đớn, bi thương, tuyệt vọng… Những trải nghiệm thú vị và bổ
ích ấy đã giúp các em học sinh hiểu sâu sắc hơn giá trị nội dung và nghệ thuật
mà tác phẩm phản ánh.
Tất cả các khâu cho việc “Sân khấu hóa tác phẩm văn học” này đều do
các em học sinh thực hiện.
Trước tiên, học sinh chọn tác phẩm văn học hoặc chủ đề văn học để
chuyển sang kịch bản sân khấu. Các em tự xây dựng kịch bản, giáo viên chỉ
là người duyệt và hướng dẫn bổ sung. Việc chuẩn bị phục trang, dựng cảnh,
phân vai diễn xuất, rồi chọn nhạc, làm tiếng động... để tạo nên một vở diễn
ngắn ấn tượng đều là sáng tạo của học sinh.
Tất cả các tác phẩm văn học được học sinh triển khai theo hướng sân
khấu hóa và thảo luận, giáo viên giao hẳn cho các em tự triển khai, điều hành.
Giáo viên thì góp ý, điều chỉnh ở từng khâu chuẩn bị.
Việc sân khấu hóa tác phẩm văn học là một sáng tạo trong phương
pháp dạy học văn mà ngành giáo dục đã đề xuất và triển khai trong nhiều
năm qua. Mỗi khối lớp chỉ chọn 1-2 tác phẩm văn học để thực hiện việc sân
khấu hóa như thế này. Và học sinh chính là người lựa chọn tác phẩm theo
năng lực, sự cảm nhận, sự yêu thích…
2.2. Các khâu chuẩn bị
Trước khi tổ chức hoạt động sân khấu hóa, học sinh đã được học và
phân tích các tác phẩm văn học tiêu biểu của Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945
và làm làm các poster theo các chủ đề, như: đời sống nông thôn trong tác
phẩm Lão Hạc; nghệ thuật không gian, thời gian trong đoạn kết của Lão Hạc
7
Các hoạt động trong công tác chuẩn bị giúp học sinh có cái nhìn tổng
quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần... của mọi tầng lớp trong xã hội
Việt Nam giai đoạn nửa thực dân phong kiến 1930 - 1945, như: nơng dân,
quan lại, địa chủ, trí thức tiểu tư sản... trong không gian nông thôn giai đoạn
lịch sử đặc biệt này; những lựa chọn con người phải đối mặt trong giai đoạn
này, đồng thời thấy được những giá trị đáng trân trọng của nhân cách, phẩm
giá con người, từ đó để hiểu rõ hơn về các giá trị nghệ thuật, nhân văn trong
các tác phẩm văn học thời kỳ này.
Không chỉ đọc kỹ tác phẩm, xem phim tư liệu,… các em học sinh cịn
chia nhóm, về nhà người dân ở vùng nơng thơn để gặp gỡ, trị chuyện với các
cụ ông, cụ bà sinh ra trong giai đoạn 1930 - 1945 để tìm hiểu về các vấn đề về
cuộc sống, xã hội ở giai đoạn đó.
Mỗi lớp sẽ được chia nhóm thành các êkip. Trong êkip có các ban khác
nhau như viết kịch bản, phụ trách diễn xuất, media, hậu cần, ban tổ chức hội
thảo... Và quan trọng nhất là có một đạo diễn chính của chương trình chịu
trách nhiệm chính về mọi mặt như phân cơng, tuyển chọn diễn viên, thuê
trang phục, quy định giờ giấc cho việc tập luyện…Cứ mỗi năm trường sẽ tổ
chức một lần hội thi các tiết mục do học sinh dàn dựng từ chính tác phẩm văn
học các em đang học trong trường. Trong các năm qua, có nhiều nhóm học
sinh đã chọn cùng một tác phẩm để sân khấu hóa. Nhưng điều rất ngạc nhiên
là các em không bị lặp lại, năm trước khác biệt với năm sau. Mỗi nhóm học
sinh nhìn nhận theo một cách riêng, mỗi nhóm chọn những điểm nhấn khác
nhau. Bởi vậy, chính các em đã là “đồng sáng tạo” với nhà văn”.
Nhưng khác với việc chỉ dừng lại ở dựng tiểu phẩm tham dự các hội
thi, sân khấu hóa tác phẩm văn học được thực hiện tại từng lớp học và trở
thành một phần của bài học. Với cách thức này, tất cả học sinh đều phải đọc
tác phẩm để nắm nội dung, tìm những chi tiết đắt giá góp ý cho kịch bản.
Việc dựng lại những câu chuyện trong bối cảnh thực tại của hàng chục
năm, hàng trăm năm trước trong cái nhìn mới mẻ của chính các em học sinh
8
đã thổi luồng gió mới vào tác phẩm văn học, khiến tác phẩm văn học không
xa rời thực tế cuộc sống hiện tại, khơng nhàm chán, đơn điệu mà có sức hấp
dẫn mới.
Có một lực lượng diễn viên phong phú, đa dạng, giàu khả năng sáng
tạo và say sưa biểu diễn ở bất cứ sân khấu nào: trên bục giảng, trong lớp học,
trên sân trường, hay cả những sân khấu lớn, trang hoàng rực rỡ ..., chẳng cần
cát xê, chẳng cần quảng cáo, cũng chẳng cần đánh bóng tên tuổi mà vẫn thu
hút được tất cả các đối tượng khán giả. Đó chính là hình thức Sân khấu hóa
tác phẩm văn học ở trường học. Phương pháp học tập này ngày càng được
nhân rộng và trở thành sân chơi đầy hấp dẫn và thu hút ngày một nhiều đối
tượng tham gia.
Thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng khơng hề dễ. Bởi “Sân khấu hóa tác
phẩm văn học” yêu cầu học sinh phải có một vốn hiểu biết khá tốt về văn bản
để viết nên một kịch bản hay và khi diễn phải thật nhập vai. Bên cạnh đó, việc
làm đạo cụ và media cũng yêu cầu rất nhiều sự khéo léo, kiên nhẫn, sự hiểu
biết học hỏi của các bạn về cơng nghệ thơng tin, âm nhạc. Chính vì vậy mà
sau mỗi mùa sân khấu hóa tác phẩm văn học, các bạn ln thấy tự hào và
hạnh phúc khi nhìn thành quả của bản thân.
2.3. Nghiên cứu tác phẩm và xác định loại hình sân khấu có thể
chuyển thể tác phẩm hoặc đoạn trích
Đọc - hiểu văn bản
1. Câu chuyện Lão Hạc bán chó và sự day dứt của lão
* Hồn cảnh của lão Hạc:
- Một ơng nơng dân già yếu, khơng nơi nương tựa: sống một mình, tự
kiếm ăn nuôi thân, con trai bỏ đi đồn điền cao su.
- Sau một trận ốm, trong nhà khơng cịn gì để ăn, lão quyết định bán cậu
Vàng - kỉ vật mà anh con trai để lại, không chỉ là một con vật mà cịn giống
như một người bạn.
=> Hồn cảnh vơ cùng khó khăn, khổ cực.
9
* Diễn biến tâm trạng của Lão Hạc xoay quanh việc bán cậu Vàng:
- Tình cảm đối với cậu Vàng:
Cho ăn bằng một cái bát lớn như của nhà giàu, có gì ăn cũng gắp cho nó
cùng ăn.
Khi rảnh rỗi cịn đem nó ra tẳm rửa, bắt giận.
Mỗi khi lão uống rượu có đồ nhắm ngon lại gắp cho nó một miếng như
người ta gắp thức ăn cho con cháu trong nhà.
Thường xun tâm sự với nó, vỗ về ơm ấp.
=> Đối xử giống như với một con người.
- Quyết định bán cậu Vàng: vơ cùng khó khăn, trăn trở giống như phải
quyết định một việc trọng đại trong đời.
- Diễn biến tâm trạng sau khi bán chó: Sáng hơm sau, lão Hạc sang nhà
ơng giáo kể lại tồn bộ sự việc.
Cố làm ra vẻ vui mừng: “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ”, nhưng thực ra
lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước.
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho
nước mắt chảy ra”
Lão hu hu khóc…
Tự trách bản thân mình đã già rồi cịn đi lừa một con chó: “Khốn nạn...
Ơng giáo ơi!... như thế này à?”
Chua chát bảo với ơng giáo: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta phải hóa
kiếp cho nó…”
Lão cười và ho sịng sọc, Lão nói xong lại cười đưa đà… Nụ cười dường
như để nén đi nỗi đau đơn khi mất đi “người bạn” duy nhất.
=> Nam Cao đã khắc họa chân thực nỗi đau khổ, day dứt của Lão Hạc
sau khi bán cậu Vàng.
2. Cái chết đầy bất ngờ của Lão Hạc
- Hồn cảnh: Lão nhờ cậy ơng giáo hai việc.
10
Trong nom hộ mảnh vườn, khi thằng con trai về sẽ giao lại cho nó.
Mang hết tiền dành dụm được nhờ ơng giáo giữ hộ để khi mình chết thì
nhờ ông giáo và bà con lo liệu ma chay cho mình.
=> Chuẩn bị trước cho cái chết của bản thân.
- Diễn biến:
Lão đến xin Binh Tư một ý bả chó và nói dối rằng dạo này có con chó
hay đến vườn nhà lão nên muốn đánh bả nó. Nếu được lão sẽ mời hắn uống
rượu.
Nhưng thực ra lão Hạc dùng số bả chó ấy để tự tử.
- Hình ảnh lão Hạc khi chết đầy ám ảnh: “Lão Hạc đang vật vã trên
giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru
tréo, bọt mép sùi ra, khắp người lão chốc chốc lại bị giật mạnh một cái. Lão
vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết.”
=> Cái chết dữ dội, đau đớn và thê thảm của một con người lương thiện.
IV. Tổng kết
- Nội dung: Truyện ngắn Lão Hạc đã khắc họa chân thực cuộc đời của
người nông dân Việt Nam trước cách mạng cùng với đó là phẩm chất cao quý
của họ.
- Nghệ thuật: miêu tả tâm lí nhân vật, khắc họa nội tâm nhân vật…Có
nhiều hình thức sân khấu có thể chuyển thể từ một tác phẩm văn học hoặc
đoạn trích. Chẳng hạn hình thức kịch ngắn, phim ngắn, múa dân gian, múa
đương đại, ngâm thơ, kể chuyện, nhạc kịch... Nhưng hình thức đơn giản nhất,
dễ nhất phù hợp với học sinh vẫn là hình thức kịch (kịch nói). Trong chương
trình Ngữ văn 8, HKI, hầu hết các văn bản có thể chuyển thể thành kịch nói
(các văn bản tự sự xen miêu tả và biểu cảm). Bên cạnh những văn bản trong
sách giáo khoa, nếu giáo viên thực hiện chuyên đề thì có thể sáng tạo thêm
hoặc đưa các văn bản ngồi sách giáo khoa vào. Chính vì vậy thầy và trị đã
sáng tạo thêm trích đoạn “nước mắt ngày trở về đề dàn dựng thành kịch bản
sân khấu hóa tác phẩm văn học “Lão Hạc” của Nam Cao.
11
I/ PHÂN VAI:
- Con trai lão Hạc
- Ông Giáo
- Nhân vật phụ (bà giáo)
II/ KỊCH BẢN:
TRƯỚC KHI VÀO CẢNH:
(Tiếng hát vọng ra từ sân khấu)
Khúc nhạc vui
VÀO CẢNH Ở NHÀ:
*Ngoài sân ( vào thoại )
Người con trai: Bố ơi! Bố ơi!
Người con trai: Bố đâu rồi ta? Bố đi đâu mà nhà cửa hoang tàn thế
nhỉ?
Ông Giáo: Bà mày ơi? Ai như thằng … con Ơng Hạc vừa về?
Vợ ơng giáo: Đâu nào? Tơi xem nào? Chính là nó rồi chứ cịn ai nữa.
Ơng sang cho nó hay…
Ơng giáo vội ra đi
Trong sân nhà Lão Hạc:
Ông giáo: Cháu vừa về à?
Người con trai: Vâng ạ! Ơng có biết bố cháu đi đâu khơng ạ?
Ơng giáo: Bố cháu…đã…
Người con trai: Tung cửa chạy vào trong nhà
Người con trai:
Bật khóc nức nở, gục xuống chân bàn thờ gọi thảm
thiết: “ Bố ơi…Bố ơi?… Sao bố không chờ con về? Sao bố lại bỏ con?
Người con trai: Bố con … ra đi … như thế nào … hả ơng?
Ơng giáo: Bố cháu mất gần một năm rồi. Ơng ấy đã nhịn đói, khơng
chịu xài vào tiền hoa lợi, không chịu bán vườn. Bố cháu đã tự tử bằng bả chó.
Người con trai: Bố ơi? Sao bố phải khổ thế? Giá mà con không đi.
Ông giáo (vào)
12
Người con trai: Giá mà con khơng đi thì bố đã khơng… Con đã gặp
được bố …lần cuối cùng.
Ơng giáo (ra): Đây là ba mươi đồng bạc. Còn đây là giấy tờ mảnh
vườn. Cụ thà chết chứ không chịu xài, khơng chịu bán.
Người con trai: Bố ơi?....Ơng giáo ơi?
Ơng giáo: Bố cháu căn dặn: Hãy cố gắng mà giữ gìn mảnh vườn.
Người con trai: Vâng, bố ơi!
Ông giáo: Lão Hạc ơi? Thằng con lão đã về. Tôi đã làm theo di nguyện
của ông. Lão hãy yên tâm mà nhắm mắt.
Người con trai: Gục xuống chân bàn thờ
Tiếng hát bài “Tình cha” vang lên.
2.4. Giao nhiệm vụ
Sau khi tiếp cận một văn bản, giáo viên hình dung ra một kịch bản sơ
lược gồm: nhân vật, các cảnh, đạo cụ, phục trang,… Giáo viên xác định số
lượng diễn viên (tạm thời) đồng thời mời gọi học sinh đăng kí vào vai diễn.
Bước đầu, giáo viên vẫn phải là người viết kịch bản. Sau đó, trong q trình
làm việc, phát hiện ra học sinh có năng khiếu sẽ giao ln nhiệm vụ này. Giao
nhiệm vụ cụ thể cho những học sinh còn lại chuẩn bị phục trang, đạo cụ (nếu
có thể tự trang bị), chuẩn bị hậu đài, nhạc nền, phim nền.
Giao trưởng nhóm viết lời giới thiệu, lời bình. Trưởng nhóm (có thể là
MC chính) là người chịu trách nhiệm tập dợt, điều động các bạn đã được giáo
viên phân công. Trong quá trình điều động, tập dợt MC viết và chỉnh sửa
chương trình hoạt động cho phù hợp.
Giáo viên xem xét, góp ý, chỉnh sửa kịch bản và chương trình nếu thấy
cần thiết.
3. Các hoạt động chính trong một tiết sân khấu hóa
3.1. Giáo viên trình bày mục đích của tiết học bằng hình thức sân
khấu hóa
Hình thức sân khấu hóa văn bản văn học là một hình thức mới nhưng sẽ
tạo ra được nhiều hứng thú, dễ khắc sâu văn bản cho học sinh. Ngoài ra, đây
13
còn là cơ hội để học sinh tự thể hiện mình, phát hiện ra các năng khiếu như:
điều động, dẫn chương trình; ca hát; diễn xuất;…
3.2. Thể hiện tác phẩm
- MC: Tác phẩm "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao là một trong những
tác phẩm văn học kinh điển, phản ánh vô cùng sinh động cuộc sống vô cùng
cực khổ của người nông dân trong thời kỳ phong kiến dưới sự áp bức bóc lột
của địa chủ, cường hào. Thơng qua hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học
“Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao do các bạn học sinh lớp 8C thể hiện sẽ cho
chung ta thấy một giai đoạn xã hội Miền Bắc trong những năm 1930-1945 vơ
cùng cơ cực và đói khổ.
Thầy trị chúng em xin trân trọng kính mời Thầy, Cơ và các bạn cùng
theo dõi
- Tập thể lớp 8C biểu diễn (15 phút)
MC: Phần diễn xuất vừa rồi đã khép lại tiết học sân khấu hóa tác phẩm
văn học lần đầu tiên. Thầy và trị rất mong sự góp ý chân thành từ thầy tổ
trưởng chun mơn và thầy Phó Hiệu trưởng chun mơn
Mời nhận xét, góp ý, đánh giá của Thầy Phó hiệu trưởng (2 phút)
Mời chấm điểm của Thầy Tổ trưởng chuyên môn ( 3 phút)
Giáo viên tổng kết, cảm ơn việc đánh giá, góp ý của Phó hiệu trưởng,
thầy tổ trưởng cùng q thầy cơ dự giờ (nếu có) (1 phút)
4. Kết luận
Qua việc tổ chức hoạt động sân khấu hóa, chúng tôi thu nhận được một
số kết quả như sau: Đối với học sinh, các em cảm thấy yêu thích mơn Văn
hơn, thực sự có cảm hứng hơn đối với bộ môn hơn. Các em được tự khám
phá, thể hiện khả năng của mình đối với các tác phẩm văn chương.
Khi viết văn, viết bài thu hoạch, bài viết của học sinh phong phú hơn
và diễn đạt tốt hơn vì có được chất liệu thực tế sống động từ sân khấu hóa.
Giờ hoạt động sân khấu hóa rèn luyện được kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp
14
cho học sinh, học sinh nói được lưu lốt hơn trước tập thể.
Theo khảo sát sau hoạt động, có đến trên 90% học sinh thích giờ sân
khấu hóa.
Đối với giáo viên dạy Văn, hoạt động sân khấu hóa rất quan trọng
và cần thiết sẽ giúp họ nâng cao chất lượng giảng dạy. Giáo viên được bồi
dưỡng thêm vốn sống, vốn hiểu biết từ thực tế và giờ dạy khơng cịn nghèo
nàn, khơ cứng.
Để có thể hồn thành một buổi sân khấu hóa tác phẩm văn học, các
bạn HS phải mất rất nhiều cơng sức và thời gian. Nhưng những gì nhận lại từ
phương pháp này cũng rất xứng đáng. Đó là tình bạn, là những kỉ niệm đáng
nhớ của tuổi học trò, là những kĩ năng mềm cần thiết cho cuộc sống, và hơn
cả là những bài học làm người. Nhiều học sinh có khi cảm thấy mệt mỏi, chán
nản, nhưng khi nhìn lại những ngày cùng nhau làm việc, những ngày cùng
ngồi ăn cơm chung, những ngày ngồi lại với nhau để chỉnh sửa, học thuộc
kịch bản… các bạn ấy thấy rất vui và ý nghĩa. Đó là những kỉ niệm khơng
phai trong ký ức tuổi học trị.
Sân khấu hóa tác phẩm văn học là một cách dạy văn rất hay đang được
nhiều trường áp dụng để kích thích tình u đối với mơn Văn trong thực trạng
giáo dục hiện nay. Hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học có sức hấp dẫn
với học sinh, bởi phương pháp này khơi gợi cho các em ý muốn tìm hiểu về
tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, giúp học sinh hiểu được thông điệp mà
tác giả, tác phẩm muốn chuyển tải.
Trong cái thế giới ngày càng phẳng như ngày nay, khi mà Iphone,
Ipad, Smart phone lên ngôi, văn hóa đọc ngày càng mai một, thậm chí cả văn
hóa viết cũng đang có nguy cơ bị coi thường, thì đây là một hoạt động đáng
để cổ vũ.
Khi thực hiện Sân khấu hóa tác phẩm văn học khơng nhất thiết phải
đòi hỏi các em là những diễn viên chuyên nghiệp, những vũ công xuất sắc
công phu bài bản, cũng không yêu cầu cần có những dàn nhạc dàn âm thanh
15
hiện đại…mà phải tùy theo khả năng vốn có, niềm yêu thích. Và quan trọng
nhất là giáo viên tạo một sân chơi lành mạnh, bổ ích để các em vượt lên chính
mình, phát huy tiềm năng của bản thân, kết nối tình thân bạn bè.
5. Kiến nghị
Qua việc tổ chức hoạt động sân khấu hóa chúng tơi có một số kến nghị
sau:
- Muốn tổ chức tốt hoạt động sân khấu hóa tốt, giáo viên dạy lớp thảo
luận cùng tổ bộ mơn bàn bạc thảo luận chọn hình thức tổ chức phù hợp cho
chương trình từng khối lớp.
- Phải đề ra được mục tiêu, lập kế hoạch rõ ràng, phân công cụ thể
cho học sinh và giáo viên cùng hỗ trợ tham gia thực hiện.
- Phải có sự hỗ trợ, đ ồ n g t h u ậ n của Ban Giám Hiệu nhà trường.
- Tránh biến giờ sân khấu hóa thành giờ vui chơi giải trí đơn thuần.
- Sau hoạt động sân khấu hóa phải có bài viết thu hoạch của học sinh để
từ đó biết được hiệu quả hoạt động ở mức nào.
- Tổ chức giờ sân khấu hóa không quá nhiều và quá tốn kém.
- Hoạt động sân khấu hóa phải được đại đa số học sinh tham gia một
cách tự nguyện.
Trên đây là một vài kinh nghiệm về tổ chức một hoạt động sân khấu
hóa cụ thể trong chương trình Ngữ văn 8. Xin được trao đổi và rất mong nhận
được sự góp ý của các quý đồng nghiệp.
16
Tài liệu tham khảo
1.
Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy học Văn, NXB ĐHQG, 1999
2.
Tổ chức hoạt động Trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn Trung
học cơ sở, NXB Giáo dục Việt Nam
3.
/>
4.
/>
17
18