Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa phần văn học trung đại cho học sinh lớp 8 ở trường THCS đông lĩnh TP thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.94 MB, 20 trang )

MỤC LỤC

1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài:
Mác-xim Go-rơ-ki, đại văn hào của nước Nga Xô Viết đã từng nhận định
rằng: “Văn học là nhân học”. Đúng như thế, người giáo viên dạy văn chính là
những kỹ sư tâm hồn với thiên chức cao cả là giúp học sinh khám phá, cảm thụ
và thưởng thức cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương từ đó phát triển toàn
diện về tâm hồn và trí tuệ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, phần lớn học
sinh không thích học môn Ngữ Văn. Nguyên nhân có nhiều, song trước hết có lẽ
vì dạy văn và học văn là công việc khó, cách dạy và học văn còn mang tính hàn
lâm, nặng lí thuyết, tách rời văn học với cuộc sống, chưa mang lại hứng thú cho
người học nên càng khiến các em xa rời môn văn. Vì vậy, để tạo hứng thú học
văn cũng như kích thích sự say mê tìm hiểu văn chương của người học, người
giáo viên dạy văn bên cạnh việc trau dồi nâng cao năng lực chuyên môn vững
vàng, cần trước hết phải là người biết truyền cảm hứng. William Arthur Ward,
nhà giáo dục Mỹ đã từng nói: “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy
giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết
truyền cảm hứng”. Vậy làm thế nào để trở thành người thầy biết truyền cảm
hứng cho học sinh? Đây là câu hỏi lớn mà tôi nghĩ rằng bất kỳ người giáo viên
1


nào khi đứng trên bục giảng cũng đều trăn trở đặc biệt là giáo viên Ngữ văn và
đổi mới phương pháp dạy học để gây hứng thú học văn, phát huy tính tích cực
của học sinh chính là chiếc chìa khóa vạn năng để người thầy truyền cảm hứng.
Từ nhiều năm nay, đổi mới phương pháp dạy Văn đã chú trọng nhiều đến
việc tạo hứng thú học văn cho học sinh. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi
nhận thấy một trong những biện pháp hữu hiệu tạo được hứng thú học Văn cho
học sinh chính là hoạt động ngoại khóa văn học. Không có con đường nào khác
để làm nảy sinh và duy trì hứng thú của học sinh với văn học ngoài cách giúp


các em thấy được sự thú vị, vẻ đẹp và khả năng kì diệu của chính đối tượng học
tập và hoạt động ngoại khóa văn học có thể làm được điều ấy.
Hoạt động ngoại khóa Văn học giúp học sinh trau dồi kiến thức, bổ sung
và nâng cao chất lượng của giờ học chính khóa, hình thành và phát triển kĩ năng
giao tiếp, ứng xử,... Hoạt động ngoại khóa Văn học còn giúp học sinh cảm nhận
sâu sắc hơn vẻ đẹp và đặc trưng của văn học, tạo thêm hứng thú cho học sinh
đối với bộ môn Ngữ văn. Hoạt động này sẽ góp phần bồi đắp tình cảm tinh thần
tự hào dân tộc, tình yêu mến con người Việt Nam, bồi dưỡng giá trị nhân văn
cao cả cho học sinh. Đây cũng là hoạt động nhằm phát hiện ra những tài năng
văn học trong học sinh, có tác dụng lớn trong việc phát hiện và rèn luyện năng
khiếu, bồi dưỡng nhân tài văn học.
Phần văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 8 có bốn bài
thuộc bốn thể loại tấu, hịch, cáo, chiếu đó là “Nước Đại Việt Ta” trích “Bình
Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Hịch Tướng sỹ” của Trần Quốc Tuấn, “Chiếu
dời đô” của Lý Công Uẩn, và “Bàn về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn
Thiếp. Đây là bốn tác phẩm kinh điển của văn học trung đại Việt nam, có giá trị
nhiều mặt, song do sự khác biệt về thời đại nên việc tiếp thu kiến thức của các
tác phẩm còn gặp nhiều khó khăn, học sinh vốn đã ngại học Văn, nay lại học các
văn bản trung đại mà thời gian ra đời cách các em cả vài thế kỷ vì vậy việc học
lại càng khó.
Thêm vào đó, thời lượng dạy được phân phối trong chương trình chính
khóa giành cho bốn văn bản trên rất eo hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu tìm
hiểu, khám phá và thưởng thức của học sinh, vì vậy để giúp các em học sinh có
thể cảm thụ hết cái hay, cái đẹp và những giá trị nhân văn của bốn tác phẩm, để
tạo cảm hứng đam mê học văn cho các em đối với các văn bản trên, để văn
chương gần gũi và thiết thực dễ hiểu, dễ học, hấp dẫn và thú vị, khẳng định giá
trị nhân văn của các tác phẩm được xem là những áng “thiên cổ hùng văn” của
văn học dân tộc tôi đã chọn đề tài: “Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại
khóa phần văn học trung đại cho học sinh lớp 8 ở trường THCS Đông Lĩnh
đạt hiệu quả”.

1.2 Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu cụ thể các giải pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa phần Văn
học trung đại lớp 8 với các văn bản thuộc các thể loại tấu, hịch, cáo, chiếu nhằm
tạo hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học Văn. Đây là hoạt động có nhiều ưu

2


điểm thuận lợi, khuyến khích người học vận dụng hiểu biết, năng khiếu toàn
diện, nâng cao chất lượng dạy và học Văn.
- Đưa ra một số biện pháp cụ thể để tổ chức thành công hoạt đông ngoại
khóa phần Văn học trung đại lớp 8 nhằm khêu gợi sự hứng thú của học sinh làm
cho giờ học diễn ra sôi nổi hơn, học sinh ham học hơn, không còn cảm thấy mệt
mỏi, nặng nề khi đến tiết Ngữ văn. Từ đó giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao hơn,
đáp ứng được yêu cầu của phương pháp dạy học đổi mới.
- Khẳng định vấn đề tổ chức hoạt động ngoại khóa là hoạt động quan
trong trong việc tạo hứng thú học Văn hiện nay. Đây cũng là hoạt động góp
phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa
hoạt động học của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu các giải pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa Văn học tạo
hứng thú học tập cho học sinh khi học các văn bản tấu, hịch, cáo, chiếu trong
chương trình ngữ văn 8.
- Áp dụng cho học sinh khối 8 trường THCS Đông Lĩnh
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu vấn đề đặt ra, trong qua trình thực hiện tôi kết hợp vận
dụng linh hoạt phương pháp lí thuyết và thực hành, cụ thể là:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Tìm đọc các tài liệu
liên quan trên mạng Internets và sách báo, tiến hành tổng hợp ý kiến chung nhất
để trình bày.

- Phương pháp phân tích, nêu cụ thể các giải pháp có minh họa chứng
minh.
- Điều tra khảo sát nắm bắt tình thực tế, thu thập thông tin, dùng phiếu
điều tra, phỏng vấn trực tiếp.
- Tiến hành dạy học thực nghiệm tại các lớp trực tiếp giảng dạy: 8A, 8B.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1. Hoạt động ngoại khóa và ngoại khóa văn học.
“Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chương trình học
chính khóa. Hoạt động ngoại khóa liên quan đến tất cả các hoạt động văn hóa,
thể thao, giải trí, xã hội ngoài giờ học trên lớp. Đây là một trong những sân
chơi để học sinh tự nguyện tham gia theo nhu cầu, khả năng của bản thân” [3].
Không chỉ vậy, tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh
cân bằng cuộc sống, thư giãn và tiếp thêm sinh lực từ đó khám phá ra những sở
thích mới mẻ, những trải nghiệm thú vị, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử và
giải quyết tình huống, từ đó tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo của người học.
Hoạt động ngoại khoá văn học là hình thức hoạt động kết hợp dạy học với
vui chơi ngoài lớp, nhằm mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường
với thực tế xã hội. “Hoạt động ngoại khoá Văn học theo quan niệm đổi mới
phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả,
3


nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, mở rộng, kéo dài trường suy tưởng
- thẩm định về bài học cho học sinh”, Hoạt động ngoại khóa văn học góp phần
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất lượng
dạy học trong giờ chính khoá, giúp giải tỏa căng thẳng, phát triển những kĩ năng
mới và củng cố kiến thức được học trong chương trình nội khóa.
Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa văn học là nhằm tạo hứng thú học Văn

cho học sinh, củng cố, khắc sâu những tri thức đã học trên lớp, mở rộng, nâng
cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực đời sống xã hội, tăng vốn hoạt động
thực tiễn. Bên cạnh đó hoạt động ngoại khóa Văn học sẽ hỗ trợ cho giáo dục nội
khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài
năng sáng tạo của học sinh, vì thế, hoạt động ngoại khóa Văn học vừa là hoạt
động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ, "góp phần tạo ra lối sống văn hoá và
khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khoá
Văn học, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục".
Hoạt động ngoại khoá văn học, không chỉ góp phần nâng cao khả năng tư
duy độc lập, tăng cường khả năng sáng tạo trong học tập, kích thích lòng ham
muốn tìm tòi, khám phá những kiến thức mới của người học mà còn góp phần
hoàn thiện khả năng chuyên môn và kỹ năng sư phạm của người thầy trong quá
trình chuẩn bị và "đồng hành" với người học khám phá kiến thức mới.
2.1.2. Sự cần thiết phải tổ chức hoạt động ngoại khóa phần văn học
trung đại lớp 8.
Văn học trung đại Việt Nam là một trong những nội dung chủ yếu của
chương trình Ngữ văn 8 với các thể loại tấu, hịch, cáo, chiếu, có nhiều tác phẩm
đạt đến trình độ “thiên cổ hùng văn”. Tuy nhiên, với những tác phẩm được sáng
tác cách đây nhiều thế kỷ, nên khi dạy học nội dung này, giáo viên gặp rất nhiều
khó khăn. Tác phẩm văn học trung đại tấu, hịch, cáo, chiếu có một hệ thống thi
pháp riêng, sử dụng nhiều điển cố, điển tích ước lệ, sử dụng chữ Hán, chữ
Nôm,... chịu những luật định nghiêm ngặt về niêm, luật, đối... Hơn nữa, đặc
trưng “văn - sử - triết bất phân” yêu cầu người tiếp nhận phải có sự am hiểu
nhiều lĩnh vực liên quan mới có thể hiểu hết giá trị sâu sắc của tác phẩm, nếu
không chỉ là sự phân tích hời hợt bề ngoài hoặc sự liên hệ có tính chất gượng ép
học sinh sẽ không hiểu bài, không tạo được hứng thú học tập cho các em. Ngoại
khoá Văn học trung đại lớp 8 góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của
Văn học trung đại.
Ngoại khoá Văn học trung đại lớp 8 cho phép chúng ta khai thác tác phẩm
Văn học trung đại ở nhiều góc độ, thoả mãn nhu cầu làm "sống lại" tác phẩm

thông qua các hình thức trình diễn bằng lời - nhạc, làm sáng lên những vẻ đẹp
độc đáo của các tác phẩm Văn học trung đại. Qua hoạt động ngoại khóa các em
học sinh chủ động khám phá tri thức, được ngâm thơ, được đóng kịch, được
đóng vai một nhân vật trong tác phẩm, học sinh sẽ cảm thấy tò mò, thú vị, hứng
thú với việc học, hiểu về môi trường sản sinh tác phẩm, không khí của thời đại,
thuận lợi cho việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm về lòng yêu nước, khát vọng tự
do, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc.
4


Ngoại khoá Văn học trung đại lớp 8 cho phép người dạy khắc phục được
những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến
thức cần phải truyền đạt, có thể mở rộng và đào sâu những nội dung quan trọng,
bổ sung những vấn đề chưa được đặt ra trong chương trình chính khoá. Đây là
hoạt động vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học, bổ ích, lý thú.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Môn Ngữ văn có vị trí rất quan trọng đối với việc rèn đức luyện tài cho
người học sinh, không chỉ là phương tiện nhận thức mà còn là đối tượng thẩm
mỹ, đồng thời là một cơ sở để hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội, lại vừa là
một công cụ giáo dục đặc biệt hướng con người đến “chân”, “thiện”, “mỹ”,
giúp ta yêu cái thiện, ghét cái ác, trân trọng cái cao cả, khinh bỉ cái thấp hèn.
Môn học có vị trí quan trọng như vậy nhưng những năm gần đây số
lượng học sinh yêu văn cứ giảm dần, niềm đam mê học Văn, hứng thú với môn
văn cứ thế mất đi, số học sinh giỏi văn ít dần, thậm chí những em có năng khiếu
Văn được giáo viên giảng dạy bộ môn chọn vào đội tuyển học sinh giỏi thì từ
chối với lí do đã đăng kí vào đội tuyển các môn khoa học tự nhiên, ảnh hưởng
của việc lựa chọn nghề nghiệp đã khiến cho xã hội quay lưng với môn Văn.
Những giáo viên Ngữ văn có tâm huyết với nghề đã có rất nhiều cố gắng
trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng làm tăng tính tích cực của
học sinh nhưng vẫn chưa thực sự tạo được hứng thú và say mê cho học sinh,

việc dạy và học Văn chưa đáp ứng được yêu cầu của môn học. Nhiều giờ học
Văn vẫn trôi qua tẻ nhạt, học sinh uể oải, thiếu tập trung.
Qua điều tra khảo sát, thu thập thông tin năm học 2017 -2018, khi chưa áp
dụng biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa phần văn học trung đại trên học
sinh khối 8 trường THCS Đông Lĩnh tôi thu được kết quả như sau:
Có hứng thú
học văn
15/67 = 22%

Tiêu chí khảo sát
Không hứng
Kết quả học sinh làm bài thu hoạch
thú học văn
viết kiến thức liên quan đến tác
phẩm
52/67 = 78%
- Yếu: 5/ 67= 7.4 %
- Trung bình: 40/67 = 59.7 %
- Khá: 18/67 = 26.8 %
- Giỏi: 4/ 67 = 6.1 %

2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
Để tạo được hứng thú học văn cho học sinh, và để có được một hoạt động
ngoại khóa như mong muốn, cần có sự chuẩn bị kĩ càng về cách thức tổ chức,
giao nhiệm vụ cho học sinh, tiến trình tổ chức hoạt động.
Để thu hút được học sinh, hình thức ngoại khóa phải phong phú, sinh
động tránh đơn điệu, gò bó, căng thẳng, phải thu hút được tất cả các học sinh
trong lớp tham gia nhiệt tình trong quá trình tìm kiếm ngữ liệu, khám phá tri
thức, chủ động phát hiện vấn đề, biết bảo vệ quan điểm đưa ra…
5



Căn cứ vào tình hình thực tế của bộ môn tại trường giảng dạy, căn cứ vào
mức độ nhận thức của học sinh khối lớp đảm nhiệm giảng dạy, tôi đề xuất hình
thức, giải pháp, tổ chức hoạt động ngoại khóa các văn bản tấu, hịch, cáo, chiếu
nhằm tạo hứng thú học văn cho học sinh khối 8 như sau:
2.3.1. Giải pháp:
* Dự kiến thời gian thực hiện:
+ Tuần thứ 27, sau khi học xong các văn bản “ Chiếu dời đô” của Lý
Công Uẩn, “Hịch tướng sỹ” của Trần Quốc Tuấn, “Nước Đại Việt ta” trích
“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi và “Bàn về phép học” của La Sơn Phu Tử
Nguyễn Thiếp.
* Hình thức tổ chức:
+ Tổ chức tập trung toàn bộ học sinh khối 8 trường THCS Đông Lĩnh
* Nội dung: Gồm 5 phần trong đó có 4 phần thi và 1 phần chơi giành
cho khán giả.
+ Hai lớp chia làm 2 đội, mỗi đội cử 5 em, giám khảo là các thầy cô trong
tổ bộ môn.
+ Phần 1: Phần thi khởi động: bắt thăm gói câu hỏi: Tái hiện kiến thức về
thể loại tấu, hịch, cáo chiếu, về tác giả và tác phẩm.
+ Phần 2: Phần thi vượt chướng ngại vật: Phần thi trả lời nhanh các câu
hỏi trắc nghiệm về tác giả tác phẩm, thể loại...
+ Phần 3: Phần chơi giành cho khán giả: Giải mã ô chữ bí mật.
+ Phần 4: Phần thi tăng tốc: Đuổi hình đoán chữ: Nhận diện tên nhân vật,
tác giả, tác phẩm thông qua những gợi dẫn về hình ảnh dí dỏm, hài hước.
+ Phần 5: Phần thi về đích: Tập làm nghệ sỹ
- Chuẩn bị ngâm đoạn thơ “Nước Đại Việt” trích “Bình Ngô Đại Cáo” của
Nguyễn Trãi.
- Học sinh chuyển thể một tác phẩm, một phân đoạn trong tác phẩm dưới
dạng tiểu phẩm – cho phép có sự sáng tạo, hư cấu nhưng phải đảm bảo được

tinh thần của văn bản, mang giá trị giáo dục tiến bộ, lành mạnh. Tiểu phẩm:
+ Đội Mây trắng (8A): Chuyển thể tác phẩm “Hịch tướng sỹ” thành kịch
bản với nhan đề: “Tiếng gọi non sông”
+ Đội Bầu Trời (8B): Chuyển thể văn bản “Bàn về phép học” thành kịch
bản với nhan đề “Đạo học”
2.3.2. Chuẩn bị:
* Chuẩn bị của học sinh:
- Tích lũy kiến thức bằng cách ôn tập đặc điểm của các thể loại: Tấu, hịch,
Cáo, chiếu, kiến thức về các tác giả Nguyễn Trãi, Lý Công Uẩn, Trần Quốc
Tuấn, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, kiến thức về các tác phẩm “Chiếu dời đô”,
“Hịch tướng sỹ”, Nước Đại Việt Ta” trích “Bình ngô đại cáo”, và “Bàn luận về
phép học”, Học sinh tìm đọc các bài bình luận về tác phẩm và tác giả qua các
trang mạng internet, tìm hiểu cách viết kịch bản, cách ngâm thơ, diễn xuất...
- Tập ngâm thơ.

6


- Chuyển thể tác phẩm sang dạng kịch và tiến hành tập luyện: Học sinh
thực hiện chuyển thể văn bản sang dạng kịch, phân vai và thực hành luyện tập.
- Đội Mây Trắng (lớp 8A), chuẩn bị tiểu phẩm “Tiếng gọi non sông” được
chuyển thể từ tác phẩm “Hịch tướng sỹ”.
Phân vai:
+ Phạm Trọng Giang: Đóng văn nhà vua Trần
+ Lê Minh Thanh: Đóng vai Trần Quốc Tuấn
+ Nguyễn Văn Hiếu: Đóng vai Thái giám
+ Nguyễn Văn Phúc: Đóng vai Quan đại thần
+ Lê Thùy Linh: Đóng vai Quan đại thần
- Đội Bầu Trời (lớp 8B) chuẩn bị tiểu phẩm “Đạo học” được chuyển thể
từ tác phẩm “Bàn luận về phép học”.

Phân vai:
+ Lê Văn Tuyền: Đóng vai nhà vua Quang Trung
+Lê Ngọc Mai: Đóng vai Nguyễn Thiếp
+ Nguyễn An Khánh: Đóng vai Quan đại thần
+ Lê Thị hà Phương: Đóng vai quan đại thần
+ Nguyễn Văn Cường: Đóng vai thái giám.
- Chuẩn bị các điều kiện, phương tiện phục vụ cho buổi ngoại khóa: Máy
chiếu, tranh ảnh...
* Chuẩn bị của giáo viên:
+ Dự định lớp thực hiện: Hai lớp dạy cùng khối và lên kế hoạch tổ chức
cụ thể.
+ Báo cáo Ban giám hiệu nhà trường, bàn bạc trao đổi, xin ý kiến đóng
góp của tổ chuyên môn để cùng góp ý trao đổi nội dung các câu hỏi và cùng đến
dự để rút kinh nghiệm.
+ Hướng dẫn học sinh cách thức tham gia hoạt động ngoại khóa, chia
thành các đội, chọn đội trưởng cho mỗi đội. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đội,
giới hạn phạm vi kiến thức, giới thiệu các kiến thức cần mở rộng.
+ Soạn câu hỏi bám sát đặc điểm thể loại, tác giả, tác phẩm.
+ Soạn phần mềm trình chiếu với ứng dụng linh hoạt, sinh động. Bài
giảng Powerpoint.
+ Duyệt và chỉnh sửa kịch bản, duyệt phần tập làm nghệ sỹ của học sinh.
+ Dự kiến thời gian, địa điểm chính thức tổ chức hoạt động.
Trong mỗi phần, giáo viên phải có hướng dẫn về hình thức tổ chức, thể lệ
từng phần, số điểm từng phần để học sinh nắm được.
2.3.3. Tiến trình tổ chức hoạt động ngoại khóa:
* Thời gian thực hiện:
Chương trình hoạt động ngoại khoá đã được tiến hành tại trường THCS
Đông Lĩnh vào ngày vào ngày 16 tháng 3 năm 2019, bắt đầu từ 14h30’ và kết
thúc vào 16h cùng ngày.
* Tiến trình thực hiện


7


- Mở đầu giáo viên - người dẫn chương trình tuyên bố lí do và giới
thiệu mục đích của buổi hoạt động ngoại khóa:
Mở đầu chương trình người dẫn chương trình cô Trịnh Thị Phương tuyên
bố lý do, và nêu ý nghĩa và tiến trình tổ chức hoạt động ngoại khoá văn học để
tất cả học sinh có thể chuẩn bị tâm thế tham gia vào buổi ngoại khóa:
Tổ chức hoạt động ngoại khóa phần Văn học trung đại lớp 8 với bốn văn
bản thuộc bốn thể loại tấu, hịch, cáo, chiếu nhằm mục đích tạo hứng thú học
văn, bồi đắp, gìn giữ ngọn lửa của niềm say mê văn học.
Đồng thời hoạt động ngoại khóa Văn học trung đại lớp 8 nhằm tiếp tục bổ
sung và củng cố kiến thức cho học sinh giúp các em có cái nhìn tổng thể về các
thể loại tấu, hịch, cáo chiếu, và các tác giả và tác phẩm của văn học trung đại
trong chương trình Ngữ văn 8. Qua đó giúp học sinh khám phá giá trị của các
tác phẩm văn chương, biết cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật, bồi
dưỡng tình yêu văn học, nâng cao chất lượng môn Văn.
- Giới thiệu thành phần, đối tượng tham gia, các đại biểu tới dự.
+ Về phía Giáo viên:
+ Cố vấn cho chương trình: BGH nhà trường, các thầy cô có kinh nghiệm
trong tổ chức hoạt động ngoại khoá:
Thầy Hoàng Lương – Hiệu trưởng nhà trường.
Cô Lê Thị Bích Nga - Phó hiệu trưởng nhà trường.
+ Người dẫn chương trình và chuẩn bị nội dung: Cô Trịnh Thị Phương
+ Những thành viên tham gia chuẩn bị cho sân khấu, âm thanh, ánh sáng,
đạo cụ..: Kết hợp với BCH Đoàn trường và Đội thiếu niên để có thể huy động
sức mạnh tập thể.
+ Khách mời: Ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo trong hội
đồng nhà trường.

- Ban giám khảo:
+ Cô Nghiêm Thị Hằng – Giáo viên Ngữ văn – Tổ trưởng tổ xã hội:
Trưởng ban giám khảo.
+ Cô Hoàng Thu Hiền – Giáo viên môn Mĩ Thuật
+ Nguyễn Thị Ngọc – Giáo viên môn Ngữ Văn
- Về phía học sinh:
- Học sinh toàn khối 8, trường THCS Đông Lĩnh
* Nội dung buổi ngoại khóa
Phần 1: Khởi động: Bốc thăm gói câu hỏi.

8


Giáo viên nêu rõ mục
đích và luật của phần này:
Nhằm tái hiện lại vốn kiến
thức đã học về các thể loại
tấu, hịch, cáo, chiếu, kiến
thức về tác giả, tác phẩm với
những vấn đề chung khái quát
và cốt lõi nhất. Phần thi có
hai gói câu hỏi, mỗi gói có 8
câu, trả lời nhanh trong vòng
2 phút, hai đội bắt thăm chọn
gói câu hỏi. Các đội lần lượt
trả lời gói câu hỏi của mình.
Mỗi câu trả lời đúng được 1
điểm.

Ví dụ về nội dung các gói câu hỏi cụ thể như sau:

- Gói câu hỏi số 1:
Câu hỏi 1: Chiếu là thể văn do ai viết?
- Đáp án: Vua
Câu hỏi 2: Chiếu là thể văn dùng để làm gì?
- Đáp án: Ban bố mệnh lệnh của vua.
Câu hỏi 3: Lý Công Uẩn viết “Chiếu dời đô” khi nào?
- Đáp án: Năm 1010, khi ông lên làm vua
Câu hỏi 4: Tên kinh đô cũ của hai triều đại Đinh, Lê là gì?
- Đáp án: Hoa Lư
Câu hỏi 5 : Bài “Chiếu dời đô” của Lí Thái Tổ thuyết phục người nghe nhờ
những yếu tố nào?
- Đáp án: Kết hợp chặt chẽ giữa lý và tình.
Câu hỏi 6: Thể văn nào do bề tôi dùng để gửi lên vua chúa ?
- Đáp án: Tấu
Câu 7: Trong “Hịch tướng sỹ” từ ngữ nào thể hiện rõ nhất mong muốn giết giặc
của Trần Quốc Tuấn?
- Đáp án: Xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu.
Câu 8: Trong Văn bản “Nước Đại Việt ta” Nguyễn Trãi đã dùng từ nào để khẳng
định vị thế của dân tộc Đại Việt trước Phương Bắc.
- Đáp án: Chữ “đế”.
Gói câu hỏi số 2:
9


Câu hỏi 1: Ai đã viết “Hịch tướng sĩ”?
- Đáp án: Trần Quốc Tuấn.
Câu hỏi 2 : Thể văn nào do vua hay tướng lĩnh dùng để cổ động đấu tranh ?
- Đáp án: Hịch
Câu hỏi 3: Văn bản “Nước Đại Việt ta” trích “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn
Trãi được sáng tác năm nào ?

- Đáp án: 1428
Câu hỏi 4: Bố cục chung của một bài hịch đánh giặc thường gồm mấy phần?
- Đáp án: 4 phần.
Câu hỏi 5: Trong bài “Hịch tướng sỹ” tác giả Trần Quốc Tuấn đã gọi lũ giặc xâm
lược bằng những từ ngữ nào?
- Đáp án: Cú diều, dê chó, hổ đói.
Câu hỏi 6: Nội dung tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi trong “bình Ngô
đại cáo” là gì?
- Đáp án: Yên dân, trừ bạo.
Câu 7: Trong bài “Chiếu dời đô” Lý Công Uẩn muốn dời đô đến vùng đất nào?
- Đáp án: Đại La
Câu 8: Thành Đại La là mảnh đất như thế nào?
- Đáp án: Trung tâm của trời đất
Phần 2: Vượt chướng ngại vật:
Giáo viên nêu rõ luật của
phần này: Phần thi có 10
câu, mỗi câu hỏi có thời gian
tối đa suy nghĩ để trả lời là
10 giây, cả hai đội cùng trả
lời bằng cách chọn đáp án
đúng A, B, C, hoặc D. Mỗi
câu trả lời đúng được 1
điểm, không có câu trả lời
hoặc trả lời sai, trả lời quá
thời gian quy định đều
không được điểm.
Nội dung câu hỏi và đáp án như sau:
Câu hỏi 1 : Lạp Phong Cư Sĩ là tên hiệu của tác giả nào ?
A. Trần Quốc Tuấn
C. Nguyễn Trãi

B. Nguyễn Thiếp
D. Lí Công Uẩn
Đáp án: B
Câu hỏi 2 : Đoạn trích Nước Đại Việt ta” thường được gọi là gì ?
A. Áng thiên cổ hùng văn
C. Khúc ca khải hoàn
B. Hồi kèn xung trận
D. Bản tuyên ngôn độc lập
10


- Đáp án: D
Câu hỏi 3: Trong văn bản “Bàn luận về phép học” Nguyễn Thiếp đã đặt ra
vấn đề gì?
A. Bàn về quân đức, khuyên vua lấy sự học làm tu đức.
B. Bàn về dân tâm khuyên vua vận động dân học để hiểu đạo.
C. Bàn về mục đích, phương pháp, tác dụng của việc học chân chính.
D. Tất cả những điểm trên.
- Đáp án: C
Câu hỏi 4: Cách giải nghĩa nào đúng với từ “văn hiến” trong câu “Như nước
Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu”?
A.Văn chương, chữ nghĩa
B. Văn hoá nói chung
C. Người hiền tài
D.Truyền thống văn hoá lâu đời tốt đẹp.
- Đáp án: D
Câu hỏi 5: Trong văn bản “Chiếu dời đô” tác giả Lý Công Uẩn đã viện dẫn
sử sách nói về việc dời đô của các vua thời xưa bên Trung Quốc nhằm mục
đích gì?
A. Nêu gương cho hai nhà Đinh, Lê học tập.

B. Chuẩn bị cho lý lẽ ở phần sau: Việc nhà Lý dời đô không có gì khác
thường và không trái quy luật.
C. Thanh minh cho sai lầm của các vua thời tam đại
D. Bắt chước người xưa.
- Đáp án: B
Câu hỏi 6: Theo em, thực chất, nguyên nhân khiến hai triều Đinh, Lê không
dời đô, cứ đóng yên kinh thành ở Hoa Lư là gì?
A. Thế và lực của hai nhà chưa đủ mạnh để đóng đô ở vùng đồng bằng.
B. Thế và lực của hai Triều đã đủ mạnh nhưng khinh thường mệnh trời,
không noi theo dấu cũ.
C. Vì quen ở Hoa Lư nên không muốn dời đổi.
D. Vì sợ trăm họ không đồng tình.
- Đáp án: A
Câu hỏi 7: Em hãy cho biết thái độ của tác giả Trần Quốc Tuấn như thế nào
khi miêu tả phân tích sự ham chơi, hưởng lạc của tướng sỹ?
A. Phê bình nhẹ nhàng.
B. Nhắc nhở nhỏ nhẹ.
C. phê phán nghiêm khắc nhưng chân thành.
D. Sỉ vả nghiêm khắc.
- Đáp án: C
Câu hỏi 8: Em hãy nêu điểm giống nhau của hai thể loại chiếu và cáo
A. Đều là thể văn nghị luận cổ, nhằm mục đích ban bố công khai, là lời
của bề trên nói với kẻ dưới
B. Đều dùng để ban bố mệnh lệnh
11


C. Đều dùng để kêu gọi, cổ vũ, thuyết phục nhằm mục đích khích lệ tinh
thần tình cảm.
D. Đều dùng để trình bày ý kiến lên cấp trên

- Đáp án: A
Câu 9: Trong văn bản “ Bàn luận về phép học” tác giả Nguyễn Thiếp cho biết
mục đích chân chính của việc học là gì?
A. Học để cầu danh lợi
B. Học để hiểu rõ đạo làm người.
C. Học để được thăng quan phát tài
D. Học cho cha mẹ, thầy cô vui lòng.
- Đáp án: B
Câu 10: Văn bản “Bàn luận về phép học” Nguyễn Thiếp đã đề ra phép học
đúng đắn nào?
A. Học từ trong ra ngoài
B. Chủ yếu phải học với thầy “không thày đố mày làm nên”
C. Học từ thấp đến cao, học rộng rồi tóm gọn, học phải đi đôi với hành
D. Phải tích cực học ở bạn bè.
- Đáp án: C
Phần 3: Phần chơi giành cho khán giả: Giải mã ô chữ bí mật.
Giáo viên nêu rõ luật chơi:
Phần chơi giành cho khán
giả là giải mã ô chữ bí mật
hàng dọc với bảy chữ cái có
nội dung liên quan đến hành
động của tướng sỹ nhà Trần
trong cuộc kháng chiến
chống Mông - Nguyên lần
thứ hai năm 1285. Để giải
mã ô chữ bí ẩn hàng dọc sẽ
có bảy gợi ý bàng các ô chữ
hàng ngang. Khán giả thông
minh tìm được ô chữ bí mật
hàng dọc sẽ được tặng

thưởng một món quà nhỏ.
Câu hỏi như sau:
Hàng ngang số 1: Gồm 11 chữ cái, tên tác phẩm nổi tiếng của Trần Quốc
Tuấn?
Hàng ngang số 2: Gồm 8 chữ cái, Trần Quốc Tuấn gọi tướng sỹ dưới
quyền là gì?
Hàng ngang số 3: Gồm 2 chữ cái, Trần Quốc Tuấn dùng đại từ nào để
xưng hô khi nói với các tướng sỹ?
Hàng ngang số 4: Gồm 12 chữ cái, tước hiệu của Trần Quốc Tuấn là gì?
12


Hàng ngang số 5: Gồm 14 chữ cái, Trần Quốc Tuấn đã biên soạn cuốn
sách gì để tướng sỹ học tập ?
Hàng ngang số 6: Gồm 12 chữ cái, Trần Quốc Tuấn được nhân dân suy
tôn là gì?
Hàng ngang số 7: Gồm 10 chữ cái, tên một tướng giặc Mông-Nguyên
- Đáp án trò chơi ô chữ.

Phần 4: Phần thi tăng tốc: Đuổi hình bắt chữ.
Giáo viên nêu rõ luật
thi: Phần thi tăng tốc gồm
có các câu hỏi theo hình
thức đuổi hình bắt chữ:
Học sinh nhìn hình đoán
tên tác phẩm văn học, nhân
vật văn học. Dùng cờ hiệu
để giành quyền trả lời. Mỗi
câu đúng được: 1 điểm.
Thời gian cho mỗi câu là

10 giây
Ví dụ về một số hình ảnh và đáp án như sau:

13


Phần thi 5: Phần thi về đích: Tập làm nghệ sỹ
Giáo viên nêu rõ luật thi: Phần thi về đích có hai nội dung:
+ Thứ nhất là ngâm thơ: Hai đội thi cử đại diện lên ngâm đoạn thơ “Nước
Đại Việt ta”. Thời gian tối đa cho phần thi là 10 phút. Điểm tối đa là 5 điểm.
Ngâm thơ là cách tiếp cận thơ qua thanh điệu, âm nhạc, mỗi câu thơ được ngân
nga, lên cao, xuống thấp, trầm bổng nhịp nhàng, giúp học sinh thẩm thấu trọn
vẹn ý nghĩa của từng lời thơ và tâm tư tác giả, muốn ngâm thơ hay học sinh phải
nhập thân vào tác giả, cảm nhận tiếng lòng nhà thơ. Khi ngâm đoạn thơ “Nước
Đại Việt ta” học sinh phải hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, tâm tư, tình cảm
của nhà thơ Nguyễn trãi, với đoạn thơ này giọng ngâm cần hào sảng, tự tin,
truyền cảm thể hiện được lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
Hai đội thi lần lượt cử đại diện trình bày bài ngâm thơ của đội mình. Ban
giám khảo lắng nghe, cho điểm.
+ Thứ hai là trình bày tiểu phẩm: Hai đội thi lần lượt trình bày tiểu phẩm
đã chuẩn bị. Thời gian tối đa là 30 phút, điểm tối đa là 10 điểm.
Sơ lược kịch bản “ Đạo học” ( Bàn luận về phép học)
- Các cảnh của vở kịch:
+ Cảnh 1: Vua Quang Trung đang nghị sự cùng các quan đại thần, thì thái
giám vào báo La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp cầu kiến.
+ Cảnh 2: La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp vào chầu và dâng tấu “Bàn luận
về phép học
14



+ Cảnh 3: Vua Quang Trung chuẩn y tấu sớ của Nguyễn Thiếp và giao
nhiệm vụ các quan đại thần triển khai, thực hiện.
Sơ lược kịch bản “ Tiếng gọi non sông” (Hịch tướng sỹ)
- Các cảnh của vở kịch:
+ Cảnh 1: Tại Đại điện, Vua Trần và các quan đại thần đang cực kỳ lo
lắng trước họa xâm lăng của quân Nguyên - Mông.
+ Cảnh 2: Trần Quốc Tuấn vào yết kiến vua Trần, bày tỏ quyết tâm chống
giặc.
+ Cảnh 3: Trần Quốc Tuấn hiệu triệu tướng sỹ, khơi dậy lòng căm thù
giặc và khích lệ tình thần chiến đấu của tướng sỹ.
+ Cảnh 4: Quân dân nhà Trần trên dưới đồng lòng giết giặc.
Hai đội thi lần lượt trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị. Ban giám khảo lắng
nghe, cho điểm.
2.3.4. Kết quả buổi ngoại khóa, số điểm hai đội chơi đại diện cho hai
lớp đạt được như sau:
Phần thi
Đội 1 (lớp 8A)
Đội 2 ( Lớp 8B)
Đội Mây Trắng
Đội Bầu Trời
Phần 1: Khởi động
6 điểm
8 điểm
Phần 2: Tăng tốc
5 điểm
5 điểm
Phần 4
2 điểm
2 điểm
Phần 5

- Ngâm thơ
3 điểm
4 điểm
- Tiểu phẩm
7 điểm
9 điểm
Tổng điểm
23 điểm
28 điểm
* Kết thúc
Kết thúc các trò chơi trong buổi hoạt động ngoại khóa, giáo viên mời đại
diện BGH nhà trường trao phần thưởng cho hai đội thi.
Giáo viên chúc mừng học sinh các đội chơi hoàn thành các phần thi.
Nhấn mạnh, khẳng định lần nữa sự thú vị của buổi hoạt động ngoại khóa cũng
như những lợi ích của nó đối với việc dạy và học môn Ngữ văn: Văn học phản
ánh cuộc sống và quay trở lại phục vụ cuộc sống, văn học và cuộc sống có mối
quan hệ khăng khít. Đời sống là môi trường sản sinh ý tưởng, tác phẩm là kết
quả phản ánh hiện thực đời sống. Mỗi sáng tác văn chương luôn có mối quan hệ
mật thiết với xã hội và thời đại. Bốn tác phẩm: “Chiếu dời đô”,“Hịch tướng sỹ”,
“Nước Đại Việt Ta” trích “Bình Ngô đại cáo”, và “Bàn luận về phép học” của
văn học trung đại Việt Nam là bốn tác phẩm có giá trị lớn, bốn tác phẩm phản
ánh quá trình phát triển của dân tộc Đại Việt trong chiều dài lịch sử dựng nước
và giữ nước. Vừa phản ánh khát vọng của nhân dân ta trong việc xây dưng đất
nước phát triển hùng cường, vừa thể hiện tình thần tự hào, lòng tự tôn dân tộc.
Vì vậy qua hình thức của hoạt động ngoại khóa sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn giá
trị của tác phẩm, bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức dân tộc.
Kết thúc buổi ngoại khóa giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm, những mục
tiêu đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục. Cám ơn đại biểu đã đến dự.
15



2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
2.4.1. Đối với học sinh:
Thông qua hình thức ngoại khóa học sinh nhớ kiến thức dễ dàng hơn, có
hứng thú nhiều hơn với môn Ngữ văn, các em tự khám phá các tác phẩm văn
chương. Ngoài ra, ngoại khóa các văn bản tấu, hịch, cáo, chiếu cũng rèn luyện
cho các em kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp trước đám đông, kĩ năng làm việc
nhóm, kỹ năng viết kịch bản đơn giản, kỹ năng diễn xuất. Thông qua đó giáo
dục, vun đắp cho học sinh những tình cảm đẹp, cách sống lành mạnh: tình yêu
nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn, sự khâm phục đối với các bậc anh hùng
dân tộc, yêu các giá trị văn hóa dân tộc, góp phần giúp học sinh nhận ra giá trị
đích thực của Văn học: Văn học là nhân học.
Hoạt động ngoại khóa văn học trung đại lớp 8 với các tác phẩm thuộc các
thể loại tấu, hịch, cáo, chiếu đem lại những ảnh hưởng tích cực trong nhà
trường. Đa số các em đều thích thú, hào hứng. Sau đây là kết quả khảo sát chất
lượng học sinh sau khi tham gia hoạt động ngoại khóa theo thống kê phiếu thăm
dò thực hiện vào cuối tháng ba năm học 2018 - 2019:
Tiêu chí
Kết quả sau khi ngoại khóa
Hứng thú học văn
18/ 78= 100%
Kỹ năng giao tiếp
Cơ bản nắm được những yêu cầu sử dụng
tiếng Việt. Vốn từ phong phú, biết sử dụng
linh hoạt, phù hợp với nhiều ngữ cảnh đa
dạng.
Kĩ năng làm việc theo Đoàn kết, hỗ trợ nhau trong quá trình giải
nhóm
quyết vấn đề, có thói quen hợp tác và cùng
chịu trách nhiệm.

Kĩ năng nhận diện và giải Chủ động, tích cực.
quyết vấn đề
- Yếu: 3/78 = 3.8%
Nắm kiến thức văn học
- Trung bình: 30/ 78 = 38.5%
- Khá: 31/78 = 39.7%
- Giỏi: 14/78 = 18%
2.4.2. Đối với bản thân giáo viên
Gắn lí thuyết với thực tiễn, củng cố thêm kiến thức trên lớp, gắn liền nhà
trường và cuộc sống. Hiểu rõ hơn học sinh của mình, phát hiện được khả năng
của các em, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy trên lớp cho phù hợp, khơi dậy,
bồi dưỡng những tiềm năng văn học. Mặt khác, giáo viên cũng có cơ hội bồi
dưỡng thêm vốn sống, vốn hiểu biết từ thực tế để giờ dạy chính khóa không còn
nghèo nàn, thiếu cơ sở thực tiễn. Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu. Phát huy
tính tự chủ độc lập và làm việc tập thể của học sinh.
3. Kết luận, kiến nghị:
3.1 Kết luận:
Hoạt động ngoại khoá có thể được xem như một trong các hình thức để
đánh giá học sinh theo quan điểm phát triển toàn diện và càng có ý nghĩa hơn
16


nếu các hoạt động ngoại khoá có tác động trở lại, giúp học sinh có thêm hứng
thú, niềm vui trong học tập môn Ngữ văn và rèn luyện đạo đức. Với những lý do
trên, hoạt động ngoại khoá nên được tổ chức gắn liền với quá trình học tập chính
khóa để học sinh tham gia với niềm say mê, tự nguyện, quan trọng nhất là thay
đổi được cách tiếp nhận và thái độ học đối với bộ môn.
Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn phần văn học trung đại cho học sinh
lớp 8 với các văn bản thuộc thể loại tấu, hịch, cáo chiếu không chỉ khắc sâu
kiến thức cho học sinh về đặc điểm thể loại, tác giả, tác phẩm, mà còn giúp các

em liên hệ tích hợp liên môn kiến thức liên quan về Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc,
Mĩ thuật, phát hiện tài năng phát huy khả năng của học sinh.
Với những kết quả khả quan đạt được từ giải pháp và cách thức tổ chức
ngoại khóa trên, tôi thiết nghĩ nếu sáng kiến của tôi được mở rộng với đồng
nghiệp ngoài nhà trường, phòng giáo dục tiếp nhận thì hiệu quả dạy và học môn
văn cũng như các văn bản văn học trung đại trong chương trình văn 8 sẽ phát
huy cao hơn.
3.2 Kiến nghị.
Nhà trường có kế hoạch bố trí kinh phí hợp lí nhằm góp phần hỗ trợ, cổ
vũ, khuyến khích cho hoạt động ngoại khóa của các tổ chuyên môn. Xem hoạt
động ngoại khóa là mặt không thể thiếu, cùng với các giờ học chính khóa giúp
củng cố và bổ sung kiến thức, khơi dậy niềm đam mê văn học.
Khi tổ chức cho cả một khối lớp, rất mong sự phối hợp giữa tổ chuyên
môn với các thầy cô giáo chủ nhiệm và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà
trường.
Trên đây là một số giải pháp về hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá
phần văn học trung đại cho học sinh lớp 8 mà tôi đã thực hiện, đó là sự nỗ lực
của cá nhân tôi, tôi xin đề xuất trình bày trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm
của mình. Rất mong ý kiến đóng góp, rút kinh nghiệm của các cấp lãnh đạo để
hình thức hoạt động này thực sư khơi lại ngọn lửa đam mê Văn học, tạo hứng
thú học văn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Ngữ văn
trong nhà trường THCS.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đông Lĩnh , Ngày 01 Tháng 04 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA
Tôi xin
BGH
cam đoan đây là SKKN của
Hiệu trưởng
mình viết, không sao chép nội của người

khác.
Người viết sáng kiến
Hoàng Lương

Trịnh Thị Phương

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường THCS.
2- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa văn 8 tập 2, Nhà xuất bản Giáo Dục
3- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo viên Ngữ Văn 8 tập 2: Nhà xuất bản Giáo
Dục
4- Lê Tiến Hùng (chủ biên) “Tổ chức hoạt động giáo dục” (1995), Nhà xuất bản
Giáo Dục.
5- Lưu Đức Hạnh (chủ biên), Em tự đánh giá kiến thức ngữ văn 8 tập 2: Nhà
xuất bản Giáo Dục
6- Nguyễn Văn Đường (chủ biên), Sách thiết kế Ngữ Văn 8 tập 2: Nhà xuất bản
Hà Hội
7- Nguyễn Thanh Hùng, “Giáo trình phương pháp dạy học ngữ văn THCS”
(2008), nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
8- Nguyễn Quang Uẩn, “Tâm lý học đại cương” (2014), Nhà xuất bản Đại học
Sư phạm.
9. Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy văn, Nxb Đại học Quốc gia 1996.

18


DANH MỤC

CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO
HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Phương
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THCS Đông Lĩnh.
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại
đánh giá
(Phòng, Sở,
(A, B,
xếp loại
Tỉnh...)
hoặc C)
1. Phương pháp dạy học nêu vấn Phòng GD
A
2003-2004
đề trong môn Địa Lí lớp 7 ở Đông sơn.
trường THCS Đông Thanh
2. Phương pháp sử sụng số liệu Phòng GD
A
2004-2005
và biểu đồ trong dạy học Địa Đông sơn..
Lí lớp 7 Ở trường THCS
19



3.

Đông Lĩnh
Giúp học sinh học tốt môn Lịch Phòng GD
Sử lớp 7 qua việc sử dụng sơ Tp Thanh
đồ dạy học
Hóa.

B

2016-2017

20



×