Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

1 trình bày những nội dung công khai tài chính trong nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.66 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, việc Nhà nước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
mặt tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu đã giúp các đơn vị chủ động
hơn trong cơng tác quản lí tài chính, phát huy tối đa khả năng của đơn vị để
thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn kinh phí
Nhà nước cấp có phần giảm xuống, nguồn thu bị khống chế trong khi nhu cầu
chi tiêu lại lớn nên cơng tác huy động và quản lí nguồn tài chính là một vấn
đề khá phức tạp. Việc đa dạng hóa nguồn tài chính và đổi mới quản lí tài
chính sao cho tiết kiệm, hiệu quả là một thách thức không nhỏ đối với các đơn
vị sự nghiệp nói chung và đối với các trường tiểu học nói riêng. Thực tế qua
nghiên cứu cơng tác quản lí tài chính của các trường tiểu học trên địa bàn
thành phố Hà Nội cho thấy, cơng tác quản lí tài chính tại các trường tiểu học
trên địa bàn vẫn cịn có nhiều hạn chế, vừa mang tính khách quan vừa mang
tính chủ quan. Để khắc phục những hạn chế đó địi hỏi nhiều biện pháp đồng
bộ, trong đó khơng thể khơng kể đến các giải pháp cơng khai tài chính của
trường với tư cách vừa là một cơ sở đào tạo vừa là một đơn vị sự nghiệp công
lập. Bài viết tập trung phân tích thực trạng cơng khai tài chính tại các trường
tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và liên hệ với thực
tế tại trường tiểu học Quang Trung nói riêng trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp nâng cao hơn nữa hoạt động cơng khai tài chính của nhà trường nhằm
tăng cường hiệu quả quản lí tài chính nhà trường.

1


NỘI DUNG
1. Một số vấn đề chung về quản lý tài chính nhà
trường trung học cơ sở cơng lập
Tài chính trong các nhà trường trung học cơ sở công lập là
phản ánh các khoản thu, chi bằng tiền của các quỹ tiền tệ trong
nhà trường. Xét về bản chất nó là những mối quan hệ tài chính


biểu hiện dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình
thành và sử dụng các quỹ bằng tiền nhằm phục vụ cho sự nghiệp
giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Các quan hệ tài
chính trong nhà trường như sau :
1.1. Quan hệ tài chính giữa nhà trường trung học cơ sở
với ngân sách nhà nước:
Ngân sách nhà nước cấp kinh phí bao gồm: Chi thường
xun,

chi

sự

nghiệp khoa học cơng nghệ, chi chương trình mục tiêu quốc gia về
giáo

dục

đào

tạo,

chi đầu tư phát triển, chi nhiệm vụ đột xuất do nhà nước giao cho
các

trường.

Các

trường phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước như :

Nộp

thuế

theo

quy

định của nhà nước.
1.2. Quan hệ tài chính giữa nhà trường với xã hội:
Quan hệ tài chính giữa nhà trường với xã hội, mà cụ thể là
người học và gia đình người học được thể hiện thơng qua các
khoản thu sau: Học phí, lệ phí và một số loại phí khác để góp phần
đảm bảo cho các hoạt động giáo dục. Chính phủ quy định khung
học phí, cơ chế thu và sử dụng học phí đối với các loại hình trường.
Tuy nhiên, các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội và người
nghèo thì được miễn giảm, học sinh khá, giỏi thì được học bổng,
khen thưởng; Quan hệ tài chính giữa nhà trường với các tổ chức và
cá nhân có thể phát sinh dưới các hình thức như: cho, biếu, tặng

2


hay các khoản hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức và cá nhân với nhà
trường.
1.3. Quan hệ tài chính trong nội bộ nhà trường:
Quan hệ tài chính trong nội bộ nhà trường gồm các quan hệ
tài chính giữa các bộ phận, ban, trung tâm và giữa các cán bộ viên
chức trong trường thông qua quan hệ tạm ứng, thanh toán, phân
phối thu nhập như: thù lao giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tiền

lương, thưởng, thu nhập tăng thêm….
Việc quản lý hiệu quả các hoạt động của các trường, đặc biệt
về

mặt

tài

chính

là hết sức quan trọng và cần thiết để sự nghiệp giáo dục đào tạo
của

nhà

trường

được tiến hành thường xuyên và hiệu quả, đi đúng định hướng
chiến

lược

phát

triển giáo dục đào tạo của đất nước.
1.4. Quản lý tài chính nhà trường
Bản chất của quản lý tài chính trong mọi tổ chức cơng nhìn
chung




giống

nhau. Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi ngành nên nó có những nét


bản

riêng.

Các

trường trung học cơ sở cơng lập là đơn vị sự nghiệp hoạt động
cung cấp dịch vụ giáo dục cho xã hội. Vì vậy, có thể khái qt về
quản lý tài chính nhà trường THPT cơng lập như sau: Quản lý tài
chính nhà trường trung học cơ sở công lập là hoạt động của các
chủ thể quản lý tài chính thơng qua việc xác định mục đích và sử
dụng có chủ định các phương pháp quản lý và công cụ quản lý là
những định hướng và quy định của pháp luật trong lĩnh vực giáo
dục và quản lý tài chính cơng để tác động và điều khiển hoạt động
tài chính của nhà trường đạt được các mục tiêu đã định.
Từ các phân tích theo nội dung và giai đoạn thực hiện các tác
động

quản

3





có thể xác định cơng tác quản lý tài chính nhà trường trung học cơ
sở công lập hiện nay là việc Hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ cơ
bản sau: (i) Tổ chức cơng tác kế tốn; (ii) Lập kế hoạch tài chính;
(iv) Lập dự tốn ngân sách; (v) Chỉ đạo thực hiện hoạt động chấp
hành ngân sách và báo cáo tài chính

2. Nội dung cơng khai tài chính trong nhà trường
Theo thông tư số: 36/2017/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 12 năm 2017
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở
giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Tại điều 3 của thông tư
quy định:
Đối với các cơ sở giáo dục cơng lập: cơng khai tài chính theo các văn
bản quy định hiện hành về quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân
sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà
nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà
nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước
và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và các văn bản
hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức
được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Thực hiện niêm yết các biểu mẫu cơng khai
dự tốn, quyết tốn thu chi tài chính theo các văn bản quy định hiện hành về
công khai quản lý tài chính theo nguyên tắc:
- Việc thực hiện công khai của các cơ sở giáo dục và đào tạo phải đảm
bảo đầy đủ các nội dung, hình thức và thời điểm công khai quy định tại Quy
chế này.
- Thông tin được công khai tại các cơ sở giáo dục và đào tạo và trên
các trang thông tin điện tử theo quy định tại Quy chế này phải chính xác, đầy
đủ, kịp thời và dễ dàng tiếp cận.
3. Thực trạng cơng khai tài chính tại trường tiểu học Quang Trung
3.1. Khái quát chung về trường Tiểu học Quang Trung


4


Trường tiểu học Quang Trung được thành lập ngày 27 tháng 7 năm
1989 tại số 06 Đặng Tiến Đông, bên cạnh gò Đống Đa - mảnh đất ghi dấu
chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa của Người anh hùng Quang Trung - Nguyễn
Huệ đã đập tan 20 vạn quân Thanh xâm lược.
Ban đầu trường có tên gọi là trường PTCS Quang Trung (bao gồm các
lớp Tiểu học và THCS). Các lớp THCS học buổi sáng, các lớp tiểu học học
buổi chiều. Đến tháng 9 năm 2005 do yêu cầu của thực tế giáo dục Thủ đô,
UBND quận Đống Đa quyết định tách riêng thành hai trường độc lập. Trường
THCS Quang Trung chuyển đến địa điểm mới, Trường tiểu học Quang Trung
ở lại tiếp quản cơ sở vật chất cũ. Mặc dù đã được sự quan tâm đầu tư, giúp đỡ
của các cấp, các ngành song hệ thống các phòng chức năng còn thiếu, điều
kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học còn chưa đầy đủ. Tuy nhiên,
trong điều kiện như vậy các thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường
luôn luôn nỗ lực phấn đấu theo lời dạy của Hồ Chủ Tịch “Dù khó khăn đến
đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt” đưa nhà trường nhiều năm liền đạt
trường Tiên tiến cấp quận. Nhiều giáo viên, học sinh của nhà trường đạt giáo
viên dạy giỏi, học sinh giỏi cấp thành phố.
Năm học 2009 - 2010 được sự quan tâm đầu tư của UBND quận Đống
Đa, phòng GD&ĐT quận Đống Đa nhà trường được nâng cấp một cách tồn
diện. Phịng học được trang bị đầy đủ ánh sáng, bàn ghế, phương tiện dạy học
khá hiện đại. Hệ thống các phòng chức năng nhà thể chất, phịng thư viện,
phịng truyền thống được hồn thiện và làm mới. Năm học 2010 -2011 ghi
nhận những thành tích của thầy và trị cùng với điều kiện CSVC được đảm
bảo, trường tiểu học Quang Trung được UBND thành phố Hà Nội công nhận
là Trường tiểu học đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1.
Về đội ngũ giáo viên

Năm học 2019 - 2020 trường có 34 cán bộ giáo viên, nhân viên trong
đó có 2 cán bộ quản lí, 5 nhân viên và 27 giáo viên, cùng 599 học sinh trên 5
khối lớp.
5


Trình độ chun mơn của giáo viên: 100% các đồng chí giáo viên đạt
trình độ chuẩn và trên chuẩn. Trong đó Đại học: 15 ; cao đẳng 7 và 5 trung
học sư phạm.
Đại đa số giáo viên có tuổi nghề trên 10 năm. Các đồng chí đó có nhiều
kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm cũng như quan hệ,
trao đổi với phụ huynh. Có đội ngũ nịng cốt chun mơn nhiệt tình, năng nổ.
Trường ln nhận được sự chỉ đạo chun mơn kịp thời của Phịng Giáo
dục quận Đống Đa. Bên cạnh đó, trường cịn nhận được sự động viên và hỗ
trợ tích cực của Đảng uỷ và UBND phường Trung Liệt và phụ huynh học sinh
của trường.
Về cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, là đơn vị chuẩn ở giai đoạn đầu nên đến nay
các phòng học đã bị xuống cấp và thiếu trầm trọng. Chỉ có 15 phịng trên 20
lớp học. Thiếu cả phịng học chính và các phịng học chức năng. Một số giáo
viên được chuyển về theo chính sách cịn q non về chun mơn, cả kiến
thức lẫn phương pháp.
Trình độ đội ngũ giáo viên khập khễnh về chuyên mơn.
Có một số ít phụ huynh học sinh do mải làm ăn nên chưa thật quan tâm
đến việc học hành của con em mình mà cịn giao phó cho nhà trường.
3.2. Vấn đề cơng khai tài chính tại trường tiểu học Quang Trung
Căn cứ Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện dân chủ
trong hoạt động của cơ sở giáo dục cơng lập đã có hiệu lực từ 01/7/2020 quy
định những vấn đề hiệu trưởng phải công khai.
Cụ thể, Điều 9, Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT nêu rõ: Những việc

hiệu trưởng phải cơng khai. Trong đó tại điểm d) Kinh phí hoạt động hằng
năm, bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn
tài chính khác; quyết tốn kinh phí hằng năm; tài sản, trang thiết bị; kết quả
kiểm toán của cơ sở giáo dục;

6


Căn cứ thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở
Giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân;
Căn cứ Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế cơng khai tài chính đối với các
cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân
sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân
sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách
nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân;
Căn cứ thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Quy chế cơng khai tài chính đối với các đơn vị dự tốn
ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hổ trợ;
Căn cứ Quyết định của UBND quận Đống Đa, Phòng Tài chính quận
Đống Đa về việc giao dự tốn ngân sách năm 2019, Hiệu trường trường tiểu
học Quang Trung đã ra hành quyết định về cơng khai tài chính trong trường
học năm 2019 có nội dung chính như sau:
Điều 1. Cơng bố cơng khai số liệu dự tốn ngân sách năm 2020 và
quyết toán ngân sách năm 2019 (theo các biểu chi tiết đính kèm).
Điều 2. Giao bộ phận chuyên môn, phối hợp với nhau triển khai thực
hiện việc công khai số liệu dự toán ngân sách năm 2020 và quyết toán ngân
sách năm 2019 theo Quyết định này.
Điều 3. Bộ phận chun mơn, tài chính của đơn vị liên quan chịu trách

nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này kể từ ngày ký./.
Cùng với đó ban hành quy chế thực hiện cơng khai tài chính năm 2020
của trường Tiểu học Quang Trung (Kèm theo QĐ số 04/QĐ-THQT) ngày
23/01/2020 của Hiệu trưởng).
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
7


Quy chế này quy định về thực hiện công khai của trường Tiểu học
Quang Trung theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm
2017 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
Các cán bộ, giáo viên, công nhân viên và các bậc phụ huynh trường
Tiểu học Quang Trung chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
Điều 2. Mục tiêu thực hiện công khai.
1. Thực hiện công khai cam kết của trường Tiểu học Quang Trung về
thu-chi tài chính để cán bộ, giáo viên, công nhân viên và các bậc phụ huynh
của trường tham gia giám sát và đánh giá trường theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện công khai của trường nhằm nâng cao tính minh bạch, phát
huy dân chủ, tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường
trong quản lý nguồn lực và đảm bảo chất lượng.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện công khai.
1. Việc thực hiện công khai phải đảm bảo đầy đủ các nội dung, hình
thức và thời điểm cơng khai quy định trong Quy chế này.
2. Thông tin được công khai tại trường Tiểu học Quang Trung trong
Quy chế này phải chính xác, kịp thời và dễ dàng tiếp cận.
Chương II
THỰC HIỆN CÔNG KHAI CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC TRƯỜNG MN
Điều 4: Nội dung công khai: Công khai thu chi tài chính.

a. Tình hình tài chính của trường:
- Thực hiện Quy chế cơng khai tài chính theo Quyết định số 192/2004/
QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế
cơng khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán
ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước,
các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản
đóng góp của nhân dân và theo Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22 tháng
3 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế công khai tài
8


chính đối với các đơn vị dự tốn ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà
nước hỗ trợ.
- Thực hiện niêm yết các biểu mẫu công khai dự tốn, quyết tốn thu
chi tài chính theo hướng dẫn của Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22 tháng
3 năm 2005 của Bộ Tài chính.
b. Học phí và các khoản thu khác từ học sinh: mức thu học phí và các
khoản thu khác theo năm học và dự kiến cho năm học tiếp theo.
c. Các khoản chi theo từng năm học: các khoản chi lương, chi bồi
dưỡng chuyên môn, chi hội họp, chi tham quan học tập; mức thu nhập hàng
tháng của giáo viên và cán bộ quản lý (mức cao nhất, bình quân và thấp nhất);
mức chi thường xuyên/1 học sinh; chi đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm
trang thiết bị.
d. Kết quả kiểm tra tài chính (nếu có): thực hiện cơng khai kết quả
kiểm tra tài chính của Phịng Tài chính và kết quả thực hiện kết luận, kiến
nghị kiểm tra của phịng Tài chính quận Đống Đa.
Điều 5. Hình thức và thời điểm cơng khai.
1. Đối với các nội dung quy định tại Điều 4 của Quy chế này:
a. Gửi công khai về trang thông tin điện tử của trường các khoản thu

chi trong ngân sách vào tháng 1 và các khoản thu chi ngoài ngân sách cuối
tháng 5 hàng năm, đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và cập nhật khi khai giảng
năm học (tháng 9) và khi có thơng tin mới hoặc thay đổi.
b. Niêm yết công khai tại trường đảm bảo thuận tiện cho cán bộ, giáo
viên, công nhân viên và các bậc phụ huynh học sinh xem xét. Thời điểm công
bố công khai các khoản thu chi trong ngân sách là tháng 1 và các khoản thu chi
ngoài ngân sách là cuối tháng 5 hàng năm và cập nhật đầu năm học (tháng 9)
hoặc khi có thay đổi nội dung liên quan.
c. Bất cứ lúc nào trường hoạt động, cha mẹ học sinh và những người
quan tâm đều có thể tiếp cận các thơng tin trên. Để chuẩn bị cho năm học

9


mới, nhà trường có thể cung cấp thêm các thơng tin liên quan khác để cha mẹ
học sinh nắm rõ và phối hợp thực hiện.
2. Đối với nội dung quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 của Quy chế
này, nhà trường cần thực hiện công khai như sau:
a. Đối với trẻ mới tiếp nhận: phổ biến trong cuộc họp cha mẹ học sinh
hoặc phát tài liệu cho cha mẹ học sinh trước khi trường tiếp nhận nuôi dưỡng,
chăm sóc và giáo dục các cháu.
b. Đối với những trẻ đang được ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục tại
trường: phát tài liệu cho cha mẹ học sinh trước khi tổ chức họp cha mẹ học
sinh vào đầu năm học mới.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Trách nhiệm của Hiệu trưởng.
1. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện
các nội dung, hình thức và thời điểm công khai quy định tại Quy chế này.
Thực hiện tổng kết, đánh giá cơng tác cơng khai nhằm hồn thiện và nâng cao

hiệu quả công tác quản lý.
2. Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế công khai của năm học trước và
kế hoạch triển khai Quy chế công khai của năm học hiện tại tới các cơ quan
quản lý, chỉ đạo, chủ trì tổ chức kiểm tra hàng năm.
3. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện
công khai của trường.
4. Thực hiện công bố kết quả kiểm tra tại thời điểm không quá 5 ngày
sau khi nhận được kết quả kiểm tra của cơ quan chỉ đạo, chủ trì tổ chức kiểm
tra và bằng các hình thức sau đây:
a. Cơng bố công khai trong cuộc họp với cán bộ, giáo viên, công nhân
viên của trường.
b. Niêm yết công khai kết quả kiểm tra tại đơn vị đảm bảo thuận tiện
cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh xem xét.
10


c. Đưa lên trang thông tin điện tử của trường Tiểu học Quang Trung
(thquangtrungdongda.edu.vn).
Điều 7. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế công khai, các
Tổ chuyên môn và nhân viên trong nhà trường
- Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ như đã được phân công trong Quyết
định số 04/QĐ-THQT ngày 23/01/2020 của trường Tiểu học Quang Trung.
- Các tổ chun mơn và tồn thể cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên
trong nhà trường có trách nhiệm thực hiện tốt Quy chế này. Trong quá trình
thực hiện nếu có vướng mắc thì đề nghị Ban chỉ đạo xem xét sửa đổi. Quy chế
sửa đổi có hiệu lực thi hành khi có Quyết định thay thế./.
4. Một số giải pháp nâng cao hoạt động cơng khai tài chính của trường
Tiểu học Quang Trung trong thời gian tới
Một là, Công khai việc quản lý, sử dụng các khoản thu, chi của trường
thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thành phố

Hà Nội và quận.Đống Đa. Theo đó, trong năm học này có 3 hình thức thu và
đóng góp, đó là các khoản thu theo quy định; các khoản được thu theo hình
thức thỏa thuận và tự nguyện. Trong đó, khoản đóng góp thỏa thuận, gồm có:
Dạy thêm, học thêm; Tổ chức học buổi thứ hai trong trường, nước uống của
học sinh; Khoản thu được triển khai bằng hình thức đóng góp tự nguyện gồm:
Tài trợ cho các cơ sở giáo dục; Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ
học sinh; Quỹ Đoàn, Đội. Cụ thể như sau:
ST
Nội dung thu
T
1

Học phí

Mức thu
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
quy định mức học phí cụ thể
hàng năm phù hợp với thực tế
của các vùng trên địa bàn của
mình

11

Cơ sở pháp lý
Khoản 3 Điều 4 Nghị
định 86/2015/NĐ-CP
Khoản 3 Điều 99 Luật
Giáo dục 2019



ST
Nội dung thu
T

Mức thu

Cơ sở pháp lý

Học sinh tiểu học khơng phải
đóng học phí

2

Khoản 21 Điều 12 Luật
4,5% mức lương cơ sở
Bảo hiểm y tế 2008 sửa
Hiện nay là 4,5% x 1.490.000 đổi năm 2012
Bảo hiểm y tế
đồng = 67.050 đồng/tháng
Điểm đ khoản 1 Điều 7
học sinh
Trong đó, được Nhà nước hỗ và điểm c khoản 1 Điều
trợ tối thiểu 30% mức đóng
8 Nghị định
146/2018/NĐ-CP

3

Dạy thêm, học
Do thỏa thuận giữa cha mẹ

thêm trong
học sinh với nhà trường
nhà trường

Điều 7 Thông tư
17/2012/TT-BGDĐT

4

Kinh phí cho việc may, mua,
thuê, mượn đồng phục và lễ
Quần áo đồng phục lấy từ nguồn kinh phí
phục, quần áo chi thường xuyên của nhà
thể dục thể
trường, đóng góp của học
thao, phù hiệu sinh, sinh viên hoặc các
nguồn thu hợp pháp khác và
phải được công khai thu, chi

Điều 9 Thông tư
26/2009/TT-BGDĐT

5

Đối với thành phố Hà Nội:
Phục vụ bán
tiền ăn do thỏa thuận với cha
trú: Tiền ăn,
mẹ học sinh; chăm sóc bán trú
Quyết định

chăm sóc bán tối đa 150.000
51/2013/QĐ-UBND của
trú, trang thiết đồng/tháng/học sinh; trang
UBND TP Hà Nội
bị phục vụ bán thiết bị phục vụ bán trú: tiểu
trú…
học, THCS tối đa 100.000
đồng/học sinh/năm học

6

Hà Nội: Tiểu học tối đa
Quyết định
100.000 đồng/học sinh/tháng;
51/2013/QĐ-UBND của
học sinh THCS tối đa 150.000
UBND TP Hà Nội
đồng/học sinh/tháng

Học 2
buổi/ngày

12


ST
Nội dung thu
T

Mức thu


Cơ sở pháp lý

7

Học phẩm cho Tùy từng địa phương
Quyết định
học sinh mầm Hà Nội tối đa 150.000 51/2013/QĐ-UBND của
non
đồng/học sinh/năm học
UBND TP Hà Nội

8

Nước uống
học sinh

9

Được vận động, tiếp nhận các
khoản tài trợ để thực hiện các
nội dung sau:
- Trang bị thiết bị, đồ dùng
phục vụ dạy và học; thiết bị
phục vụ nghiên cứu khoa học;
cải tạo, sửa chữa, xây dựng
các hạng mục cơng trình phục
vụ hoạt động giáo dục tại cơ
sở giáo dục
- Hỗ trợ hoạt động giáo dục,

đào tạo và nghiên cứu khoa
học trong cơ sở giáo dục.
Viện trợ, quà,
Không vận động tài trợ để chi Thông tư 16/2018/
biếu, tặng, cho
trả: thù lao giảng dạy; các
khoản chi liên quan trực tiếp
cho cán bộ quản lý, giáo viên,
giảng viên và nhân viên, các
hoạt động an ninh, bảo vệ; thù
lao trông coi phương tiện
tham gia giao thơng của học
sinh; thù lao duy trì vệ sinh
lớp học, vệ sinh trường; khen
thưởng cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên; các chi phí
hỗ trợ cơng tác quản lý của cơ
sở giáo dục

Hà Nội tối đa 12.000
đồng/tháng

13

Quyết định
51/2013/QĐ-UBND của
UBND TP Hà Nội


Hai là, đối với các khoản thu theo thỏa thuận, nhà trường trường tổ

chức lấy ý kiến thống nhất của phụ huynh học sinh để tổ chức thực hiện sau
đó gửi lên phòng giáo dục và đào tạo quận Đống Đa xem xét, phê duyệt các
khoản thu theo đề nghị của các nhà trường, sau đó thơng báo cơng khai cho
tồn bộ cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên và các bậc phụ huynh trường Tiểu
học Quang Trung
Ba là, đối với các khoản thu hộ - chi hộ nhà trường phải thông báo
đầy đủ đến từng phụ huynh học sinh bằng văn bản hoặc niêm yết công khai
tại đơn vị (ghi rõ nội dung các khoản thu, mức thu, đối tượng và mục đích
sử dụng, nội dung chi). Đặc biệt, quá trình triển khai phải thực hiện giãn
thời gian thu, không tổ chức thu gộp nhiều khoản trong một thời điểm.
Khuyến khích có chế độ miễn, giảm các khoản thu nêu trên (ngồi khoản
thu học phí) cho học sinh thuộc diện gia đình chính sách hoặc có khó khăn
về kinh tế.
Bốn là, việc tài trợ cho các nhà trường phải được thực hiện theo hình
thức tự nguyện, khơng gượng ép.
Năm là, thông báo công khai số điện thoại đường dây nóng để người
dân, cha mẹ học sinh kịp thời phản ánh các khoản thu chi không đúng quy
định.
Sáu là, công khai Các khoản nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh
không được thu của học sinh
1 Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện
2 Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường
3 Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh
4 Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường
5 Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường
6 Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp
học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường
7 Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục
14



8 Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường
4. Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả cơng khai tài
chính tại trường tiểu học Quang Trung
4.1 Kiến nghị
Một là, kiến nghị với UBND thành phố. Ban hành văn bản hướng dẫn
tăng cường công tác quản lý thu chi đâu năm học cho các cơ sở giáo dục trực
thuộc theo phân cấp quản lý; Thành lập các đồn kiểm tra tình hình thu chi
đâu năm học tại các cơ sở giáo dục trực thuộc theo phân cấp; kịp thời chân
chỉnh tình trạng lạm thu, thu các khoản trái quy định. Có hình thức xử lý
nghiêm, kịp thời đổi với Hiệu trưởng những cơ sở giáo dục khơng thực hiện
cơng khai tài chính hoặc cơng khai tài chính khơng đúng quy định. Báo cáo
kết quả kiểm tra về Sở Giáo dục và Đào tạo (phịng Kế hoạch - Tài chính) để
tổng hợp báo cáo UBND Thành phố trước ngày 15/10/2018;
Hai là, thống nhất bằng văn bản về mức thu khác của các cơ sở giáo
dục công lập theo phân cấp quản lý. Tổng hợp báo cáo các khoản thu tại các
cơ sở giáo dục gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo
Ba là, Công bố số điện thoại đường dây nóng để người học, cha mẹ
người học và nhân dân kịp thời phản ánh các hiện tượng thu chi không đúng
quy định tại các trường trên địa bàn. Định kỳ hàng tuần báo cáo kết quả hoạt
động đường dây nóng phản ánh thu chi về Sở Giáo dục và Đào tạo (phòng Ke
hoạch -Tài chính); Chiu trách nhiệm trước UBND Thành phố về các khoản
thu của các trường trực thuộc theo phân cấp quản lý.
4.2. Một số giải pháp
Một là, tổ chức quán triệt và phổ biến tới toàn thể cán bộ, giáo viên,
cha mẹ học sinh các văn bản chỉ đạo thu chi của các cấp quản lý giáo dục;
niêm yết công khai các văn bản chỉ đạo.
Nhà trường chỉ được thu các khoản thu theo quy định, (đối với các
khoản thu khác chỉ được tiến hành sau khi có thống nhất bằng văn bàn của cơ
quan quản lý cấp trên), không trực tiếp thu kinh phí hoạt động của Ban đại

15


diện cha mẹ học sinh; không thu gộp nhiều khoản thu vào đầu năm học đồng
thời thực hiện đầy đủ chế độ quản lý tài chính theo quy định;
Hai là, nhà trường không được thực hiện hoặc đề nghị Ban đại diện cha
mẹ học sinh thực hiện các khoản thu khác từ người học, cha mẹ người học
dưới bất kỳ hình thức nào; Khơng tùy tiện lập các quỹ hoặc để Ban đại diện
cha mẹ học sinh lập quỹ ép buộc học sinh đóng góp dưới danh nghĩa đóng
góp tự nguyện; Chấm dứt việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học
sinh để thu các khoản thu ngoài quy định. Thực hiện công khai sự phối hợp
giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc quản lý, sử dụng
kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh đảm bảo thực hiện đúng
theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 55/201 i/TT-BGDĐT. Phổ biến điều lệ
ban đại diện cha mẹ học sinh tới các phụ huynh học sinh.
Ba là, nghiêm túc thực hiện chê độ công khai theo quy đinh tại Thông
tư số 36/2017/TT-BGDĐT; Thông tư sô 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017
của Bộ Tài chính hướng dẫn về cơng khai ngân sách đơi với đơn vị dự toán
ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Trong đó đặc biệt lưu ý nội dung, phương thức và thời gian thực hiện
công khai các khoản thu được quy định tại Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT;
công khai minh bạch mọi khoản thu chi liên quan đên đóng góp cua cha mẹ
học sinh;

16


KẾT LUẬN
Có thể nói, u cầu cơng khai tài chính trong nhà trường đã được Bộ
Giáo dục và Đào tạo cũng như của UBND thành phố Hà Nội là rất cụ thể, chi

tiết. Thế nhưng, lượng thông tin được các cơ sở giáo dục công khai theo yêu
cầu của Sở giáo dục đào tạo hiện khá ít ỏi; hoặc có chăng cũng chỉ công khai
ở những nơi mà học sinh, phụ huynh khó tiếp cận. Nhiều vấn đề “nóng” của
ngành giáo dục như: thu chi đầu năm học, nhiều lần được Ủy ban MTTQ
thành phố nêu tại các buổi giám sát. Điều đó cho thấy, những bất cập, hạn chế
diễn ra nhiều năm nhưng việc khắc phục rất chậm chạp.
Việc thực hiện công khai để người học, cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền và xã hội tham gia giám sát và đánh giá các cơ sở giáo dục và đào
tạo đã được luật hóa; đầu năm học, giữa học kỳ, các văn bản nhắc nhở của Sở
Giáo dục đào tạo vẫn đều đặn gửi về các cơ sở nhưng kết quả các cơ quan
quản lý giáo dục nhận được lại khơng như u cầu. Xét ở khía cạnh kết quả,
phụ huynh, học sinh là đối tượng chịu thiệt. Đứng ở góc độ luật pháp, chính
những quy định, chế tài về công khai, minh bạch thông tin vẫn chưa đủ mạnh.
Thực tế, việc công khai, minh bạch thông tin tại các cơ sở giáo dục được xem
là động thái để làm người học, các bậc phụ huynh yên tâm với các khoản
đóng góp của mình, là sự khẳng định của cơ sở giáo dục đối với những chính
sách họ cam kết với người học và phụ huynh có con em học tại cơ sở và đây
chính là một trong những mục tiêu khi các cơ sở giáo dục muốn khẳng định
được uy tín của mình để thu hút học sinh.

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017, Thông tư Số:
36/2017/TT-BGDĐT “quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và
đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”
2. Thông tư sô 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017, “hướng dẫn về công
khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách
nhà nước hỗ trợ”

3. Học viện Quản lý Giáo dục (2013) - Quản lý trường Phổ thông –
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
4. Hiệu trưởng trường Tiểu học Quang Trung (2018) – Kế hoạch công
khai tài chính năm học 2019-2020 – Trường tiểu học Quang Trung.

18



×