Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tầm quan trọng của mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh tiểu học – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.89 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Do nhu cầu đổi mới giáo dục để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước
trong bối cảnh hội nhập quốc tế cũng như đáp ứng nhu cầu của người học,
Việt Nam đã thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông; đổi mới mục tiêu giáo
dục từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho người học sang mục tiêu giáo dục
toàn diện, theo luật giáo dục sửa đổi năm 2018, là đào tạo con người Việt
Nam có đạo đức, văn hóa, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; phát huy
tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và yêu cầu hội nhập quốc tế.
Tiểu học là cấp học đầu tiên, là nền tảng của giáo dục phổ thơng, giáo
dục tiểu học có tầm quan trọng trong việc hình thành thói quen sống của mỗi
người. giáo dục toàn diện từ cấp học này sẽ tạo điều kiện cho học sinh dễ
dàng tiếp thu những kiến thức, kỹ năng ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và
lâu dài về đạo đức, văn hóa và nhân cách. Đây là một chủ trương cần thiết và
đúng đắn. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học ở
nhiều trường vẫn cịn nhiều bất cập; cơng tác quản lí, tổ chức triển khai hoạt
động giáo dục ở rất nhiều trường cịn mang tính hình thức, đối phó với cơ
quan quản lí cấp trên; năng lực tổ chức, quản lý của cán bộ nhà trường chưa
đáp ứng được những yêu cầu đặt ra; cơ chế tổ chức, quản lý còn nhiều khiếm
khuyết.
Đặc biệt cơ chế phối hợp giữa gia đình và nhà trường chưa được chú
trọng, do lãnh đạo các trường tiểu học, chưa xác định được tầm quan trọng
của mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Đó là nguyên nhân cơ bản, dẫn
tới kết quả hoạt động giáo dục toàn diện, cho học sinh tiểu học chưa đạt được
mục tiêu giáo dục theo Luật giáo dục 2018 cũng như yêu cầu của Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã đề ra. Chính vì vậy tơi đã chọn đề tài “Tầm quan trọng của
mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong hoạt động giáo dục tiểu
học – thực trạng và giải pháp” để làm đề tài nghiên cứu.



NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong
giáo dục học sinh tiểu học.
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục đào tạo là giáo dục con người Việt
Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo
của mỗi cá nhân,
Hoạt động giáo dục nói chung cũng hoạt động như giáo dục tiểu học
nói riêng, là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác
nhau, liên quan rất nhiều đến các lực lượng giáo dục như: nhà trường, gia
đình, và xã hội. Vì thế, để đạt mục tiêu giáo dục nói chung, học sinh tiểu học
nói riêng, ln ln địi hỏi có sự phối hợp của các lực lượng tham gia giáo
dục. Ý nghĩa sâu sắc của việc phối hợp các lực lượng giáo dục đã được Bác
Hồ chỉ ra từ lâu: "Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cịn cần có sự
giáo dục ngồi xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà
trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu
giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng hồn toàn".
Hiện nay, chúng ta vẫn dùng một số thuật ngữ như “kết hợp“, "phối
hợp" hoặc “mối quan hệ” để chỉ sự thống nhất về nhận thức, hành động trong
hoạt động giáo dục và trong nhiểu văn bản của ngành giáo dục vẫn dùng khái
niệm “3 kết hợp” để chỉ sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong
giáo dục học sinh. “Ba kết hợp” là một chủ trương đúng đắn, hợp với quy luật
phát triển của giáo dục, nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi, thống nhất cho
các hoạt động giáo dục, nhất là đối với quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức,
lối sống, kỹ năng của học sinh ngày nay. Song, việc thực hiện sự kết hợp giữa
các lực lượng giáo dục chưa đạt hiệu quả cao vì chưa có một cơ chế đảm bảo
sự thống nhất trong hoạt động, chưa có những quy định ràng buộc xác định rõ


mục đích chung, nhiệm vụ trách nhiệm, nội dung giáo dục, phương pháp phối

hợp, cách thức tổ chức điều hành hoạt động giáo dục. Vì thiếu những quy
định cụ thể nên hiệu quả giáo dục, hiệu quả phối hợp còn thấp, đôi khi triệt
tiêu nhau.
Trong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, sự thống nhất tác động
giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội được xem là vấn đề có tính ngun
tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt.
II. Tầm quan trọng của của mối quan hệ, giữa gia đình và nhà
trường trong hoạt động giáo dục cho học sinh tiểu học.
Chúng ta đều biết rằng trong thực tế, trong môi trường mà trẻ sống, học
tập và phát triển; bên cạnh các mặt tác động, các ảnh hưởng tích cực ln hàm
chứa các yếu tố ngẫu nhiên. Với trình độ thiếu từng trải, ít vốn sống lại hiếu
động, trẻ em dễ bắt chước theo, vi phạm các chuẩn mực, tác động tiêu cực
đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Nhất là khi thiếu sự phối hợp đúng đắn,
thiếu sự thống nhất trong hoạt động giáo dục, thậm chí có sự đối nghịch giữa
nhà trường và gia đình thì hậu quả xấu trong giáo dục sẽ xuất hiện, nếu không
kịp thời khắc phục hậu quả sẽ rất tai hại.
Trong việc tổ chức kết hợp các lực lượng giáo dục, gia đình có vai trị
và tác động vơ cùng quan trọng, là trọng tâm của các hoạt động kết hợp. Gia
đình là nơi trẻ em được sinh ra, lớn lên và hình thành nhân cách của mình.
Ảnh hưởng giáo dục của gia đình đến với trẻ em là sớm nhất. Giáo dục con
cái trong gia đình khơng phải chi là việc riêng tư của bố mẹ. mà còn là trách
nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân của những người làm cha mẹ. Nó được
xác định trong nhiều văn bản pháp luật ở nước ta từ trước đến nay như trong
Hiến pháp (1992), Luật Hơn nhân và gia đình (1986), Luật Bảo vệ chăm sóc
và GD trẻ em (1991)... và luật trẻ em (2016), gắn với quan hệ máu mủ ruột
thịt và tình yêu sâu sắc của cha mẹ với con cái nên giáo dục gia đình mang
tính xúc cảm mạnh mẽ, có khả năng cảm hóa rất lớn. Tuy nhiên, trong xã hội
hiện đại ngày nay, gia đình không phải là môi trường duy nhất giáo dục trẻ



em. Ngồi gia đình, trẻ em cịn chịu ảnh hưởng của các mơi trường giáo dục
khác như nhà trường, nhóm bạn bè, các phương tiện thơng tin đại chúng
(trong đó có mạng xã hội)... Nhưng gia đình có vai trị rất quan trọng trong
giáo dục ban đầu. Những đứa trẻ sau này trở thành người như thế nào phụ
thuộc rất lớn vào giáo dục gia đình ở tuổi ấu thơ. Giáo dục gia đình vì thế sẽ
là nền tảng cơ bản cho việc hình thành nhân cách trẻ em và giáo dục gia đình
vẫn tiếp tục theo sát từng bước tiến của các em trên từng giai đoạn trưởng
thành của chúng.
Trong khi đó giáo dục trong nhà trường, hướng đến số đơng và theo
từng cấp độ tuổi, trình độ nhất định của trẻ em thì giáo dục trong gia đình
mang tính cá biệt với từng đứa trẻ về mọi mặt như: sức khỏe, giới tính, cá
tính... từ đó có thể đặt ra những nội dung, hình thức giáo dục cụ thể với mỗi
em. Hơn nữa, giáo dục gia đình được diễn ra hàng ngày trong cuộc sống, có
khả năng đáp ứng kịp thời những yêu cầu đặt ra trong thực tiễn của gia đình
và giải quyết những tình huống nảy sinh trong cuộc sống. Đó những ưu thế
riêng biệt trong hoạt động giáo dục trẻ em.
Hiện nay với nền kinh tế thị trường phát triển, có nhiều mặt tốt, làm
cho con người sống năng động hơn, thực tế hơn và tất nhiên nó cũng mang lại
một cuộc sống vật chất đầy đủ hơn, nhưng cũng mang tới những tác động tiêu
cực của xã hội, đã nới rộng khoảng cách giữa bố mẹ và con cái, những bê bối
trong nền nếp sinh hoạt gia đình cùng với những thay đổi khó hiểu của thế hệ
trẻ ngày nay càng làm cho các bậc làm cha, làm mẹ càng trở nên lúng túng
trong việc giáo dục con em mình.
- Quá trình giáo dục nhà trường là quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo
dục bằng nghiệp vụ sư phạm. Ở trường, trẻ học kiểu tư duy mới, tức là cách
ứng xử mới, với sự việc, với con người, bằng các khái niệm. Các khái niệm
được học trong nhà trường sẽ là cơ sở để trẻ em nhận xét, so sánh với những
trải nghiệm thực tế trong gia đình. Nếu cha mẹ sống lành mạnh, lương thiện,
mẫu mực, nhân hậu, yêu thương, có trách nhiệm duy trì và bảo vệ những



truyền thống tốt đẹp của gia đình, chấp nhận những cái mới lành mạnh của
thời đại chắc chắn sẽ tạo được niềm tin cho con cái.
Tóm lại, mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong hoạt động giáo
dục cho trẻ em là một nguyên tắc cơ bản nếu muốn có sự thành cơng. Sự phối
hợp chặt chẽ, trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như
hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, đồng tâm tạo sức mạnh
kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách, đạo đức và kỹ năng của
trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, bài xích lẫn nhau gây cho các em tâm trạng
nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị
tốt đẹp của nhân cách, kỹ năng của trẻ.
III. Thực trạng và giải pháp nâng cao mối quan hệ giữa gia đình và
nhà trường
1. Thực trạng
Dân tộc ta có truyền thống rất coi trọng gia đình. Đó là nơi sản sinh,
nuôi dưỡng và là trường học đầu tiên của mọi thành viên xã hội. Từ người
bình thường đến Vị nguyên thủ quốc gia đều nhờ gia đình mà nhen nhóm lên
lịng nhân ái, tính cần kiệm, hiếu học, lịng dũng cảm, đức hy sinh… là những
phẩm chất cơ bản của mọi nhân cách. Vì vậy, ni dạy con cái là công việc
thường xuyên và quan trọng nhất của mỗi gia đình.
Thực tế hiện nay, một bộ phận khơng nhỏ có tâm lý phó mặc, khốn
trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường, coi mối quan hệ giữa gia đình và
nhà trường chỉ đơn thuần là mối quan hệ kinh tế. Chính vì vậy sự phối hợp
với nhà trường trong vấn đề giáo dục chưa được gia đình quan tâm đúng mức,
cả về nội dung giáo dục và phương thức giáo dục. Đặc biệt là nội dung giáo
dục toàn diện cho các em. Ngoài ra trong xã hội hiện đại như hiện nay, khi
lớp trẻ đang háo hức chạy theo những giá trị mới mẻ (cả tốt và xấu) thì hầu
hết các bậc cha mẹ khơng thích nghi kịp, nên lúng túng trong biện pháp giáo
dục mà không biết phối hợp với nhà trường để tìm giải pháp. Trong khi gia
đình ln được xác định "là tế bào của xã hội". Xã hội càng phát triển, chức



năng giáo dục gia đình càng quan trọng. Vì vậy, một thực tế rất rõ, ai cũng
nhận thấy là hầu như mọi vấn đề của gia đình ngày nay đều là những vấn đề
của xã hội với mức độ khác nhau. Như bước vào thời kỳ kinh tế thị trường và
hội nhập, đời sống xã hội có nhiều thay đổi, có mặt tích cực như: bên cạnh
những gia đình vẫn duy trì mái ấm gia đình nhiều thế hệ, con cái sống có nề
nếp, đã xuất hiện nhiều gia đình khá giả sống độc lập theo xu hướng hiện đại,
văn minh, con cái phát triển khá toàn diện. Tuy nhiên cũng có những tác động
tiêu cực ảnh hưởng đến gia đình khá nhanh, những hiện tượng như nền nếp
gia phong bị xem nhẹ, nhiều giá trị văn hóa gia đình truyền thống có bị mai
một, yếu tố thực dụng gia tăng, cũng như nhiều tệ nạn xã hội đang tiếp tục
xâm nhập vào các gia đình, đó chính là tấm gương phản chiếu về kết quả giáo
dục gia đình. Từ gia đình các em đã bước đầu được hình thành những chuẩn
mực đạo đức, thói quen lao động, cách suy nghĩ, thái độ và quan hệ với các
hiện tượng và sự vật xung quanh; nói chung đã hình thành những ý niệm đầu
tiên về những giá trị mà gia đình thừa nhận và thực hiện trong cuộc sống hàng
ngày. Từ gia đình các em được ni dưỡng chu đáo, là cơ sở cho sự phát triển
thể chất và tinh thần trong tương lai. Tất cả những gì được hình thành ở học
sinh từ gia đình thường để lại trong tâm hồn các em những ấn tượng không
bao giờ phai mờ và có ảnh hưởng quan trọng đến các em trong suốt cuộc đời.
Nhưng thực tế khơng phải gia đình nào cũng có những ảnh hưởng tốt đối với
trẻ em và có sự phối hợp với nhà trường. Ví dụ như ở nhà trường dạy các em
trung thực, hướng thiện, đoàn kết, giữ gìn mơi trường,... nhưng một bộ phận
gia đình vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nhiều phụ huynh không
tôn trọng các quy tắc ứng xử, sinh hoạt trong cộng đồng... nêu gương xấu cho
con em, đã làm giảm đáng kể hiệu quả giáo dục của nhà trường.
Đối với nhà trường, xác định được rằng những năm gần đây, mối quan
hệ với gia đình bước đầu đã có những kết quả đáng ghi nhận. Đã phối hợp
được với gia đình để tổ chức các buổi học ngoại khóa, các chương trình từ

thiện. Nhà trường đã tổ chức tốt các hoạt động giảng dạy, giáo dục và học tập;


không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, phát huy hiệu quả giáo dục, cả
trong và ngồi nhà trường, khơng chỉ thể hiện ở kết quả lên lớp mà ở kết quả
đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội; u cầu của gia đình và của cộng đồng.
Ngồi ra, mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình ln được xây dựng trên
mối quan hệ hai chiều, được quan tâm thường xuyên và giải quyết kịp thời
theo từng bước phát triển của xã hội. Tuy nhiên vẫn chưa xác định được cơ
chế mối quan hệ đó là gì và làm như thế nào, khi không nhận được sự đồng
thuận của tất cả phụ huynh học sinh, thậm chí có gia đình cịn cấm cản con
em tham gia.
2. Giải pháp
Trước thực trạng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường như hiện
nay. Để làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong vấn đề
giáo dục học sinh tiểu học. Nhà trường đã đề xuất một số giải pháp cụ thể như
sau:
Một là, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của mối quan hệ với gia
đình từ phía nhà trường. Chỉ khi nhà trường nhận thức đầy đủ, đúng đắn về sự
cần thiết phải phải thiết lập mối quan hệ với gia đình từ Ban Giám hiệu thì các
kế hoạch thực hiện mới có tính khả thi cao và việc tổ chức triển khai thực
hiện kế hoạch này mới đem lại hiệu quả như mong muốn. Bởi trong lịch sử
giáo dục của dân tộc, chưa bao giờ thế hệ trẻ phải sống, hoạt động trong môi
trường vừa phong phú, đa dạng, vừa phức tạp như hiện nay. Môi trường ấy
cùng lúc đan xen giữa cái tốt vả cái xấu, cái thiện vả cái ác, tích cực vả tiêu
cực, sự lựa chọn giữa nhu cầu vật chất và tinh thần, giữa truyền thống của dân
tộc và những giá trị của thời đại, giữa quyền lợi cá nhân vả nghĩa vụ xã hội.
Đó phần nào là thuận lợi, song cũng là những khó khăn vơ cùng lớn ảnh
hưởng tới giáo dục gia đình. Đặc biệt là với học sinh tiểu học. Chính vì bản
thân lãnh đạo nhà trường đã chủ động xây dựng mối quan hệ với gia đình các

em để hoạt động giáo dục có kết quả hơn.


Hai là, thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh để thống nhất, làm
rõ rằng giáo dục không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách
nhiệm của gia đình và tồn xã hội, xác định rõ vai trị, nhiệm vụ của giáo dục
gia đình, nhà trường, tầm quan trọng của mối quan hệ giữa gia đình và nhà
trường trong giáo dục học sinh. Cụ thể:
Vào đầu năm học nhà trường tổ chức buổi họp phụ huynh đầu tiên do
Hiệu trưởng nhà trường chủ trì và chịu trách nhiệm về nội dung. Ngồi việc
thơng qua với tồn thể các bậc phụ huynh học sinh về những đặc điểm cơ bản
của trường trong năm học, những chỉ tiêu lớn và các biện pháp để thực hiện,
thì điều khơng thể thiếu là nhà trường đặt vấn đề rất cao về vai trị, trách
nhiệm của gia đình trong việc giáo dục con cái thông qua nội quy đối với học
sinh của nhà trường và gia đình. Đồng thời thống nhất một số quan điểm để
thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
Trong các buổi họp phụ huynh tiếp theo, ngồi việc thơng báo về kết
quả học tập tu dưỡng của từng em trong quá trình học tập. thì một việc hết sức
quan trọng là biểu dương những em đạt kết quả cao về mọi mặt. Đồng thời
trao đổi cụ thể với từng phụ huynh về kết quả học tập, tu dưỡng của từng em.
Cùng với đó giáo viên các lớp cũng không quên nhắc nhở thêm những em học
sinh còn chưa thật tiến bộ.
Trường hợp phụ huynh có học sinh cá biệt, ngồi tham dự những cuộc
họp mà nhà trường đã quy định, họ còn “được” nhà trường mời đến gặp riêng
(thông thường đ/c Hiệu trưởng chịu trách nhiệm do sự đề xuất của giáo viên
chủ nhiệm) để trao đổi, phối hợp với nhà trường trong hoạt động giáo dục để
giúp các em có ý thức hơn.
Trong thời gian qua do tổ chức tốt các cuộc họp phụ huynh của mỗi
năm học, mà mối quan hệ giữa phụ huynh học sinh với nhà trường, với giáo
viên ngày càng gắn bó. Hơn thế nữa những người làm cha, làm mẹ dần dần đã

nhận ra vai trò trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái, họ sẵn sàng


cùng với nhà trường phối hợp để vì một mục đích chung: Sự trưởng thành về
mọi mặt của con em mình.
Ba là, bên cạnh việc tổ chức chu đáo, có chất lượng các kì họp phụ
huynh trong năm, nhà trường cịn sử dụng có hiệu quả “Sổ liên lạc học sinh”.
Kinh nghiệm cho thấy: Ngoài những nội dung ghi chép định kì, thơng báo
định kì theo quy định của sổ. Đối với những em học sinh “có vấn đề” về các
mặt (đặc biệt về mặt đạo đức) đều được giáo viên chủ nhiệm lớp trao đổi kịp
thời với gia đình thông qua sổ. Đồng thời nhà trường yêu cầu cha mẹ học sinh
thơng qua “Sổ liên lạc học sinh” có sự phản hồi bằng cách bố mẹ (hoặc những
người có trách nhiệm trong gia đình) trực tiếp ghi, trực tiếp mang đến gặp
giáo viên chủ nhiệm. Sau một vài lần được gặp gỡ trao đổi cụ thể với giáo
viên chủ nhiệm lớp (mà thông qua sổ không thể diễn đạt hết). Các bậc phụ
huynh đều rất hài lòng, họ đồng tình về cách làm việc của nhà trường, về tinh
thần trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm.
Bốn là, ngoài sổ liên lạc học sinh, nhà trường còn xây dựng hệ thống
liên lạc giữa nhà trường và gia đình thơng qua mạng xã hội Zalo để kịp thời
cập nhật thông tin về tình hình giáo dục của học sinh; các hoạt động giáo dục
của nhà trường; thông tin, trao đổi những nhu cầu phối hợp giữa gia đình và
nhà trường trong hoạt động giáo dục.
Hệ thống liên lạc hỗ trợ cho phụ huynh vể chuyên môn trong giáo dục,
giúp nắm được phương pháp và nội dung giáo dục trong gia đình, nắm được
thơng tin về chính sách giáo dục, từ đó lồng ghép một cách khéo léo để phụ
huynh thấy được nghĩa vụ và trách nhiệm phối hợp của mình với nhà trường
trong việc nuôi dạy con cái.
Mặt khác các bậc phụ huynh học sinh có trách nhiệm chủ động phản
hồi, hợp tác trở lại với nhà trường trong việc tổ chức phối hợp giáo dục.
Tránh tư tưởng khoán trắng cho nhà trường. Thông qua mối quan hệ với nhà

trường, phụ huynh sẽ hiểu rõ nhiệm vụ giáo dục của mình để khơng ngừng
học hỏi, tìm hiểu những tri thức khoa học, xã hội, trang bị và nâng cao kiến


thức, khả năng chăm sóc, dạy dỗ và giáo dục con cái, để khơng chỉ góp phần
tăng cường, nâng cao và phát huy được vai trị giáo dục gia đình, mà còn khắc
phục phương pháp giáo dục chỉ dựa trên kinh nghiệm và cảm tính. Tránh tự
đề ra những yêu cầu giáo dục đi ngược lại mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của
nhà trường. Chú trọng tạo dựng môi trường gia đình tràn ngập tình yêu
thương, bình đẳng và trách nhiệm, tổ chức lối sống gia đình lành mạnh, các
thành viên trong gia đình yêu thương, sẻ chia, gắn kết và cha mẹ, ông bà nêu
gương cho con trẻ học theo, làm theo những điều tốt đẹp, có giá trị nhân văn
lớn lao. Đi liền cùng đó, trong mỗi gia đình, các bậc cha mẹ ý thức được trách
nhiệm của mình; xác định mục tiêu giáo dục con trẻ trong từng giai đoạn và
trong cả quá trình, phù hợp tâm sinh lý và lứa tuổi để thống nhất phương pháp
giáo dục; để khơng chỉ phịng, tránh trường hợp mỗi người một phương pháp
mà còn khắc phục được tâm lý gây áp lực cho con trẻ.
Thông qua mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường để thống nhất quan
điểm trong hoạt động giáo dục như: việc tạo điều kiện để con trẻ được nêu
chính kiến, quan điểm thậm chí phản biện lại một vấn đề nào đó là vơ cùng
cần thiết, bởi đây là năng lực, bản lĩnh cần thiết của mỗi con người được giáo
dục hiện đại, toàn diện; lấy con trẻ làm trọng tâm trong quá trình dạy dỗ, giáo
dục và nghiêm túc trong việc dạy bảo con trẻ, giáo dục, rèn luyện con trẻ học
hỏi tính kỷ luật, sự tôn trọng các thành viên, nhất là cha mẹ, ơng bà để con trẻ
có thời gian luyện tập nhân cách của mình. Cùng với đó, mỗi bậc cha mẹ
khơng chỉ cần quan tâm, chăm sóc mà cịn phải tôn trọng, hiểu đúng về con
trẻ để việc giáo dục đúng, đạt hiệu quả. Cụ thể là, phải tạo được sự gần gũi,
thân mật, tin tưởng ở con trẻ, để con trẻ coi mình là những người bạn lớn mà
chia sẻ tâm tư, tình cảm, diễn biến tâm lý bên trong, từ đó cha mẹ, ơng bà có
thể hiểu được các mối quan hệ, khát vọng, cảm xúc, suy nghĩ, nguyện vọng,

mong muốn, sở thích, lo lắng, niềm vui, nỗi buồn của con trẻ. Thực tế cho
thấy, nếu giáo dục gia đình và nhà trường khơng có sự phối hợp thực chất,
hoạt động giáo dục của nhà trường và gia đình có mâu thuẫn thậm chí là đối


nghị thì con trẻ khơng những khơng phát huy được khả năng của mình mà cịn
ln cảm thấy căng thẳng, dễ dẫn đến suy sụp tinh thần và thể chất.


KẾT LUẬN
Trong việc hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, kỹ năng cho
học sinh, gia đình đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Giáo dục gia đình tốt có
thể đem lại hiệu quả tích cực về giáo dục đạo đức, lối sống, phát triển đời
sống tâm lý - tinh thần, nhất là tình cảm, rèn luyện hành vi ứng xử, quan hệ
giao tiếp cho học sinh. Gia đình cịn là đối tác tích cực nhất của nhà trường
trong tổ chức việc học tập ở nhà theo yêu cầu của nhà trường. Ngồi ra, gia
đình cịn tham gia các hoạt động mang tính xã hội vì sự nghiệp giáo dục, như
tham gia Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, lớp, Hội khuyến học, Hội đồng
giáo dục cơ sở, các chương trình xã hội hóa cơng tác giáo dục… nhất là việc
xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường, thực hiện tốt phương
châm phối hợp giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường. Để làm được điều
này, trong cơng tác quản lí của mình các nhà trường phải coi việc tổ chức
phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường là một nội
dung quan trọng của quản lí, quan tâm đúng mức và xây dựng các cơ chế
quản lí phối hợp các lực lượng, để hoàn thành mục tiêu:
+ Tạo ra sự thống nhất mục tiêu GIÁO DỤC toàn vẹn, liên tục
+ Tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, rộng khắp
+ Đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục
cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh
kích thích, thúc đẩy q trình phát triển nhân cách của trẻ.

+ Nâng cao vai trị, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, trong việc
giáo dục học sinh.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Luật Giáo dục 2018. NXB Giáo dục, H. 2019.

2.

Phạm Minh Hạc. về phát triển toàn diên con nguởi thịi kì cơng

nghiệp hóa, hiện đại hốa. NXB Chính trị quốc gia, H. 2001.
3.

Phạm Hồng Quang. Mơi truờng giáo dục. NXB Giáo dục, 2006.

4.

Hà Nhật Thăng. Đạo đức và giáo dục dạo đức. NXB Đại học sư

phạm, H. 2007.
5.

Hà Nhật Thàng. Rèn luyện kĩ năng sư phạm. NXB Giáo dục

Việt Nam, H. 2010.




×