Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

(Tiểu luận) đề tài giải pháp truyền thông cho các sản phẩm thực phẩm ocop nhằm thúc đẩy ý định mua của giới trẻ miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.34 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO
TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE ***

ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG CHO CÁC SẢN PHẨM THỰC PHẨM OCOP
NHẰM THÚC ĐẨY Ý ĐỊNH MUA CỦA GIỚI TRẺ MIỀN BẮC

Nhóm:
1.

Nguyễn Phương Hà - 11219690

2.

Trần Kiều My - 11214078

3.

Đỗ Nguyên Phương - 11214743

4.

Hà Bảo Linh - 11219717

5.

Lê Nguyễn Hiền Anh - 11210412

HÀ NỘI, 2023



MỤC LỤC

I. Lý do chọn đề tài
1.
Bối cảnh
2.
Lý do chọn đề tài
II. Mục tiêu nghiên cứu
1.
Vấn đề nghiên cứu
2.
Mục tiêu nghiên cứu
3.
Nội dung và câu hỏi nghiên cứu
III. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
1.
Các tiếp cận nghiên cứu
2.
Thông tin cần thu thập
3.
Vấn đề nghiên cứu
4.
Khách thể nghiên cứu
5.
Phương pháp nghiên cứu
a.
Phương pháp thu thập dữ liệu
i.
Dữ liệu thứ cấp
ii.

Đối với dữ liệu định tính
iii.
Đối với dữ liệu định lượng
b.
Phương pháp phân tích dữ liệu
6.
Phạm vi nghiên cứu
Nguồn và loại dữ liệu
2.
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
a.
Đối với dữ liệu định lượng
b.
Đối với dữ liệu định tính
DANH MỤC THAM KHẢO
1.


I. Lý do chọn đề tài
1. Bối cảnh
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm – OCOP” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 về phê duyệt “Chương trình Mỗi xã một sản
phẩm” giai đoạn 2018-2020. Nhà nước đóng vai trị kiến tạo, ban hành khung pháp lý và
chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý
và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn
kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng
bá sản phẩm, tín dụng. Mục tiêu của chương trình OCOP là phát triển các hình thức tổ chức
sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các
sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị
trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nơng thơn; Góp phần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí
“Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.
Dựa trên “Báo cáo nghiên cứu giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trong bối
cảnh mới” 2022 do nhóm Tư vấn của Văn phịng Điều phối Nơng thơn mới Trung ương thực
hiện, có thể thấy, nhóm thực phẩm các sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất các sản phẩm
OCOP có mặt tại các tỉnh với sự đa dạng và phong phú. Đối với hình thức tiêu thụ, nhóm sản
phẩm OCOP này chủ yếu tiêu thụ tại gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh, các điểm trưng
bày và giới thiệu sản phẩm.
Sau 4 năm thực hiện, đến nay Chương trình có những đóng góp tích cực, hỗ trợ các
địa phương phát triển kinh tế từ chính những tài ngun bản địa và góp phần nâng cao thu
nhập, đời sống của người dân nông thơn. Tuy nhiên chương trình OCOP trong q trình triển
khai vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn và hạn chế:
Năm 2020-2021 dịch bệnh Covid-19 xuất hiện và bùng phát ở trên toàn thế giới cũng
như Việt Nam đã gây ra những tác động cực đến đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh
người dân. Sản xuất nông nghiệp trong nước cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt trong
thời gian diễn ra các đợt bùng phát dịch ở Việt Nam. Nghiêm trọng nhất là đợt dịch thứ 4
giữa năm 2021 và kéo dài đến hết năm, các chủ thể OCOP cũng bị ảnh hưởng rất nhiều trong
các đại dịch, dịch bệnh làm cản trở hoạt động sản xuất, thiếu lao động, hoạt động xúc tiến
thương mại, các hội chợ OCOP bị tạm dừng dẫn tới các sản phẩm OCOP ở nhiều địa phương
khơng thể tiêu thụ được, thậm chí một số chủ thể đã phải giảm hoạt động, dừng hoạt động,
chuyển sang kinh doanh các hoạt động kinh tế khác.


Hiện nay, khu vực phía bắc đã có hơn 1.200 sản phẩm của Chương trình mỗi xã một
sản phẩm (OCOP) đạt chất lượng ba sao, bốn sao và năm sao, chiếm 55,74% tổng số sản
phẩm OCOP của cả nước. Đây được xem là một lợi thế để các tỉnh miền bắc đẩy nhanh tốc
độ phát triển kinh tế địa phương, từng bước đưa nông sản Việt Nam vươn tầm thế giới, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn, đồng thời là giải pháp quan trọng để
thực hiện tiêu chí về sản xuất, thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới
(NTM) nâng cao và NTM kiểu mẫu.

2. Lý do chọn đề tài
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm – OCOP” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 về phê duyệt “Chương trình Mỗi xã một sản
phẩm” giai đoạn 2018-2020. Sau 4 năm thực hiện, đến nay Chương trình có những đóng góp
tích cực, hỗ trợ các địa phương phát triển kinh tế từ chính những tài nguyên bản địa và góp
phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân nông thôn. Tuy nhiên chương trình OCOP
trong quá trình triển khai vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn và hạn chế. Năm 2020-2021 dịch
bệnh Covid-19 xuất hiện và bùng phát ở trên toàn thế giới cũng như Việt Nam đã gây ra
những tác động tiêu cực đến đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể
OCOP. Dịch bệnh làm cản trở hoạt động sản xuất, thiếu lao động, hoạt động xúc tiến thương
mại, các hội chợ OCOP bị tạm dừng dẫn tới các sản phẩm OCOP ở nhiều địa phương không
thể tiêu thụ được, thậm chí một số chủ thể đã phải giảm hoạt động, dừng hoạt động, chuyển
sang kinh doanh các hoạt động kinh tế khác. Không chỉ vậy, các chủ thể tham gia cũng chưa
phát huy hết tiềm lực, trong đó có tiềm lực tài chính của các chính sách dành riêng cho
Chương trình OCOP. Trong giai đoạn 2019-2021, chỉ mới hơn 30% trên tổng kinh phí được
Sở Nơng Nghiệp và PTNT giao cho Chương trình được thực hiện (Tổng kinh phí được giao
cho Chương trình trong giai đoạn 2019-2021 là 6.113,062 triệu đồng; kinh phí được thực
hiện là 2.261,512 triệu, đạt 37% và kinh phí chưa thực hiện được là 3.851,550 triệu đồng,
chiếm 63%)
Các sản phẩm OCOP phản ánh nét đặc trưng, văn hoá và lịch sử đặc biệt của mỗi
vùng, trong đó, thực phẩm là nhóm sản phẩm OCOP chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hiện nay, khu
vực phía bắc đã có hơn 1.200 sản phẩm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt
chất lượng ba sao, bốn sao và năm sao, chiếm 55,74% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước .
Thực phẩm OCOP bao gồm đa dạng và phong phú các loại loại sản phẩm như thực phẩm chế
biến, nông sản, gia vị, đồ uống, đồ ngọt, mỳ gạo, đặc sản,.., tạo nên sự đa dạng về lựa chọn
cho người tiêu dùng và giúp mở rộng thị trường tiêu thụ. Một số sản phẩm nổi bật bao gồm


Trà xanh tại Hà Giang, chè tôm nõn tại Thái Nguyên hay miến dong của Bắc Kạn,… Bởi lợi
thế của các sản phẩm nông nghiệp OCOP, các sản phẩm này đang được các doanh nghiệp tập

trung đầu tư và đẩy mạnh sản xuất theo yêu cầu của thị trường. Đồng thời, thực phẩm OCOP
được cam kết được sản xuất từ nguyên liệu thiên nhiên và chế biến từ phương pháp truyền
thống riêng biệt. Đây được xem là những lợi thế của thực phẩm OCOP để các tỉnh miền Bắc
đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu
vực nông thôn. Mặt khác, phát triển thực phẩm OCOP là giải pháp quan trọng để thực hiện
tiêu chí về sản xuất, thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới (NTM)
nâng cao và NTM kiểu mẫu.
Ý

định mua, trong thời đại ngày nay, đã trở nên phức tạp và có ý nghĩa quan trọng

hơn bao giờ hết (Madahi và Sukati, 2012). Để hình thành nên ý định mua ở mỗi cá nhân, cần
phải cân nhắc đến nhiều yếu tố bên trong và bên ngồi. Trong q trình tìm kiếm và thu thập
thông tin, các nghiên cứu về ý định mua các sản phẩm OCOP nói chung và sản phẩm thuộc
nhóm thực phẩm nói riêng vẫn chưa được tiến hành; đồng thời, nghiên cứu về các tác động
của truyền thông đến ý định mua sản phẩm OCOP vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc thực
hiện nghiên cứu sơ cấp về ý định mua các sản phẩm OCOP nói chung và sản phẩm thực
phẩm thuộc chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” nói riêng cũng đóng góp quan trọng trong
việc đánh giá hiệu quả của các chiến dịch truyền thông về chương trình của quốc gia và các
cấp khác; từ đó nhìn nhận ra điểm mạnh yếu của các chương trình truyền thơng đã thực hiện
và có những giải pháp khắc phục, phát huy làm sao cho hiệu quả. (ref) Điều này đặt ra tính
cấp thiết trong việc thực hiện nghiên cứu về ý định mua của người tiêu dùng với sản phẩm
OCOP nhằm tìm ra các yếu tố cấu thành các chương trình truyền thơng có tác động và khả
năng thay đổi nhận thức, (ref) ý định mua của người tiêu dùng trong bối cảnh các chương
trình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP đang được nhà nước đẩy mạnh. (ref)
Sau đại dịch Covid-19, hành vi mua của người dân đang có sự dịch chuyển từ mua
hàng trực tiếp sang trực tuyến. Đồng thời, nhận thức của người dân nói chung về chương
trình OCOP chưa đầy đủ và khơng đồng đều. Nghiên cứu về mức độ nhận biết sản phẩm
OCOP tại xã Lương Hòa, tỉnh Bến Tre đã cho thấy rằng đa số người dân hồn tồn khơng
biết, khơng biết và biết nhưng không lưu tâm, tức không nắm được nội dung cụ thể của

chương trình này (Dũng Phát & Lan Anh 2021). Nắm bắt được vấn đề trên, Trung tâm Xúc
tiến Thương mại Nông nghiệp Việt Nam (Agritrade) đã có thoả thuận hợp tác chiến lược đối
với ứng dụng trực tuyến TikTok để thúc đẩy hành vi mua hàng đối với sản phẩm OCOP. Một
ví dụ cho sự thành công của việc hợp tác này là câu chuyện về 23 tấn vải thiều Bắc Giang
được bán sạch sau 4 tiếng livestream trên TikTok (Vân Trường 2023). Theo Global Data


Point (2023), vào ngày 28/02/2023, nhằm nâng cao năng lực chuyển đổi số cho doanh nghiệp
vừa và nhỏ (SME), hợp tác xã tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đưa
ra những chính sách nhằm khích lệ đơn vị kinh doanh sản xuất thúc đẩy và phát triển sản
phẩm trên các nền tảng trực tuyến. Mặt khác, sản phẩm OCOP đang xuất hiện trong chiến
dịch tuyên truyền của Sở Thông tin và Truyền thông và sẽ dần được quảng bá rộng rãi hơn
với người dân trong thời gian tới tới.
Mặc dù khơng phải thế hệ có dân số đơng nhất, cũng khơng có thu nhập trung bình
cao nhất, nhưng người trẻ lại là đối tượng khách hàng mà ngành hàng cần tập trung thu hút.
Người trẻ là nhóm đối tượng với quy mơ lớn. Theo báo cáo của Nielsen, hiện ở Việt Nam,
tính đến năm 2025, thế hệ trẻ sẽ chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia, và tương
đương với khoản 15 triệu người tiêu dùng tiềm năng. Chính vì vậy, trong tương lai, thế hệ trẻ
sẽ trở thành lực lượng người tiêu dùng đông đảo nhất, giữ vai trò đưa ra những quyết định
tiêu dùng quan trọng nhất. Có thể nói, thế hệ trẻ sẽ là nguồn doanh thu chính cho cả thị
trường kinh tế tương lai. Không chỉ vậy, thế hệ này dành một lượng thời gian đáng kể trên
các trang mạng truyền thông xã hội và các nguồn video như Instagram, Facebook và
YouTube với cách tiếp cận đa dạng. Tùy từng nền tảng mạng xã hội mà người trẻ lại có mục
đích và cách thức sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, thế hệ trẻ khơng chỉ có thể tiếp cận được
trên các nền tảng truyền thông xã hội. Theo báo cáo của Nielsen, với khoảng 90% thế hệ Z
xem truyền hình mỗi ngày, quảng cáo trên kênh truyền thơng truyền thống có thể được sử
dụng hiệu quả như việc đăng tải nội dung thơng qua các kênh truyền thơng xã hội. Vì vậy,
việc nhìn nhận đúng thơng điệp trên các phương tiện phù hợp vào đúng thời điểm là điều
quan trọng. Chính vì lẽ đó, nhóm nghiên cứu tập trung vào nhóm đối tượng thế hệ trẻ từ 1630 tuổi để có thể đưa ra các giải pháp truyền thông phù hợp nhằm thúc đẩy ý định mua để các
sản phẩm thực phẩm OCOP phát triển bền vững.

Trong những năm qua, các tỉnh khu vực phía Bắc đã tập trung triển khai thực hiện tốt
các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm “Mỗi xã một sản phẩm”
(OCOP). Hiện nay, khu vực phía bắc đã có hơn 1.200 sản phẩm của Chương trình OCOP đạt
chất lượng ba sao, bốn sao và năm sao, chiếm 55,74% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước.
Bên cạnh đó, ⅘ tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước đều thuộc miền Bắc: Hà
Nội, Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn. Điểm đáng chú ý, trong những năm qua, các tỉnh khu
vực phía Bắc đã tập trung triển khai thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng
bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, trở thành khu vực triển khai Chương trình OCOP hiệu quả và
đồng bộ nhất cả nước. Đây được xem là một lợi thế để các tỉnh miền Bắc đẩy nhanh tốc độ


phát triển kinh tế địa phương, từng bước đưa nông sản Việt Nam vươn tầm thế giới, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn, đồng thời là giải pháp quan trọng để thực
hiện tiêu chí về sản xuất, thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới
(NTM) nâng cao và NTM kiểu mẫu. Tuy chiếm tỉ trọng lớn trong các sản phẩm OCOP,
nhưng các sản phẩm OCOP tại miền Bắc chưa được phổ biến rộng rãi, kể cả ở 4 tỉnh có sản
lượng lớn nhất cả nước. Với những ưu điểm và khó khăn hiện tại, việc truyền thơng quảng bá
cho các sản phẩm OCOP nói chung và sản phẩm thực phẩm OCOP tại miền Bắc nói riêng là
vơ cùng cấp thiết.
Từ các lý do trên, đề tài “ Giải pháp truyền thông cho các sản phẩm thực phẩm OCOP
nhằm thúc đẩy ý định mua của giới trẻ miền Bắc” đã được nhóm nghiên cứu lựa chọn làm đề
tài nghiên cứu. Mục tiêu của cuộc nghiên cứu tìm ra nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản
phẩm thực phẩm OCOP người trẻ trong độ tuổi 16 - 30 tại Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp
cho các chủ thể OCOP giúp họ đưa ra chiến lược truyền thông hiệu quả và phù hợp nhằm
thúc đẩy ý định mua của người trẻ khiến các sản phẩm thực phẩm OCOP có thể phát triển
bền vững.
II. Mục tiêu nghiên cứu
1. Vấn đề nghiên cứu
Xác định mức độ ảnh hưởng của truyền thông đến ý định mua thực phẩm OCOP của
giới trẻ tại miền Bắc

2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tổng quát là nhằm đo lường mức độ hiệu quả
của các yếu tố cấu thành nên một chương trình truyền thơng cho sản phẩm thực phấm OCOP
đến ý định mua đối với giới trẻ đang sinh sống và học tập tại khu vực miền Bắc. Từ đó, đề
xuất một số giải pháp về truyền thông nhằm nâng cao và thúc đẩy ý định mua các sản phẩm
OCOP nói chung và nhóm ngành thực phẩm nói riêng ở giới trẻ tại miền Bắc.
Để hướng đến mục tiêu tổng quát trên, nghiên cứu này được thực hiện hướng tới cấc
mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất là chỉ ra rõ các yếu tố hay bộ phận cấu thành nên một chương trình truyền
thơng dành cho các sản phẩm thuộc nhóm ngành thực phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm).
Thứ hai là làm rõ các cơ sở lý thuyết về ý định mua và các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định mua của giới trẻ miền Bắc.
Thứ ba là đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành nên một chương trình
truyền thơng cũng như mức độ hiệu quả của các chương trình truyền thơng về sản phẩm


OCOP trong phạm vi nhóm ngành thực phẩm tới ý định mua của giới trẻ đang sinh sống và
làm việc tại miền Bắc.
Cuối cùng là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong từng yếu tố, khía
cạnh cấu thành nên một hoạt động truyền thông để từ đó thúc đẩy ý định mua sản phẩm thực
phẩm OCOP ở nhóm đối tượng hướng đến.
3. Nội dung và câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu tập trung xây dựng và cần
trả lời các câu hỏi cho từng nội dung nghiên cứu cụ thể sau đây:
Nội dung nghiên cứu 1: Chỉ rõ các yếu tố hay bộ phận cấu thành nên một chương trình
truyền thơng dành cho các sản phẩm thuộc nhóm ngành thực phẩm OCOP (Mỗi xã một sản
phẩm)
Câu hỏi nghiên cứu:
-


Các yếu tố nào cấu tạo nên một chương trình truyền thơng nói chung?

-

Ngồi các yếu tố kể trên, để tạo nên một chương trình truyền thơng cho sản phẩm

thực phẩm OCOP, cịn cần tính đến yếu tố nào khác?
Nội dung nghiên cứu 2: Làm rõ các cơ sở lý thuyết về ý định mua và các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định mua của giới trẻ miền Bắc.
Câu hỏi nghiên cứu:
-

Lý thuyết nào liên quan đến ý định mua nói chung?

-

Các nhân tố nào có tác động đến ý định mua nói chung? Có sự khác biệt nào trong các
nhân tố tác động đến ý định mua của giới trẻ miền Bắc hay khơng? Nếu có thì là yếu
tố nào?

Nội dung nghiên cứu 3: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành nên một
chương trình truyền thông cũng như mức độ hiệu quả của các chương trình truyền thơng về
sản phẩm OCOP trong phạm vi nhóm ngành thực phẩm tới ý định mua của giới trẻ đang sinh
sống và làm việc tại miền Bắc.
Câu hỏi nghiên cứu:
-

Tác động của từng khía cạnh của truyền thơng đến với ý định mua sản phẩm thực

phẩm OCOP của giới trẻ miền Bắc như thế nào?

-

Mức độ hiệu quả của tổng thể các chương trình truyền thơng về sản phẩm thực phẩm
OCOP tới ý định mua của giới trẻ miền Bắc diễn ra ra sao?

Nội dung nghiên cứu 4: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong từng yếu tố,
khía cạnh cấu thành nên một hoạt động truyền thơng để từ đó thúc đẩy ý định mua sản phẩm
thực phẩm OCOP ở nhóm đối tượng hướng đến.


Câu hỏi nghiên cứu:
-

Giải pháp nào được đề xuất cho từng khía cạnh của truyền thơng để chương trình tổng

thể có thể tác động hiệu quả hơn đến ý định mua sản phẩm thực phẩm OCOP của giới trẻ tại
miền Bắc?
III. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
1. Các tiếp cận nghiên cứu
2. Thông tin cần thu thập
3. Vấn đề nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu (chia thành khách thể và vấn đề)
Các yếu tố của truyền thông ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm OCOP của giới
trẻ như quảng cáo, sự đa dạng thông tin, truyền thơng xã hội, báo chí và truyền thơng đại
chúng, tác động của người nổi tiếng và người có ảnh hưởng.
4. Khách thể nghiên cứu
Những người trong độ tuổi từ 18 - 30 đang sinh sống và học tập tại miền Bắc
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập dữ liệu
i.


Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong bài nghiên cứu này được thu thập từ các tài liệu

sách, báo cáo, cơng văn chính phủ, website, các bài nghiên cứu đã có từ trước. Đặc biệt là các
nghiên cứu liên quan đến tác động của truyền thông đến hành vi mua thực phẩm, hành vi
người tiêu dùng, các thơng tin về chương trình OCOP cùng với các kiến thức khác có liên
quan.
Thu thập dữ liệu sơ cấp
ii.

Đối với dữ liệu định tính
Trong bài nghiên cứu, sẽ có 2 dạng phỏng vấn được sử dụng nhằm lấy các dữ liệu thứ

cấp, làm thông tin cũng như nền tảng cho bài nghiên cứu về sau, bao gồm phương pháp
phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm. Đối với phương pháp này sẽ hướng chủ yếu tới các
đối tượng trẻ sinh sống và làm việc tại các khu vực miền Bắc, có độ tuổi từ 18 - 30. Lý do
cho hai phương pháp này được lựa chọn là lượng thông tin lớn, có độ tính xác cao, đồng thời
mặt hàng thực phẩm OCOP là chủ đề có được sự trả lời một cách trung thực, khách quan cao
do tính chất của sản phẩm là thực phẩm.
iii.

Đối với dữ liệu định lượng
Bảng hỏi sẽ là công cụ được chọn nhằm thu thập dữ liệu định tính dưới 2 hình thức

trực tuyến và trực tiếp. Đối với hình thức trực tiếp, đối tượng khảo sát là người trẻ sinh sống


và làm việc tại khu vực miền Bắc, độ tuổi 18 - 30. Đối với hình thức trực tiếp sẽ được thu
thập qua các hội nhóm trên mạng xã hội nhằm tối ưu hiệu quả, giảm thiểu chi phí. Địa điểm

khảo sát sẽ được phân bố xung quanh nhiều tỉnh khác nhau nhằm thu thập thơng tin mang
tính khách quan và chính xác nhất.
b.

Phương pháp phân tích dữ liệu
Các dữ liệu thu thập được sau khảo sát sẽ được phân tích thống kê và xử lý thơng qua

những phần mềm khác nhau như Excel, Stata, SPSS nhằm đưa cái nhìn chi tiết về số liệu thu
thập được.
6. Phạm vi nghiên cứu
Cuộc nghiên cứu sẽ được thực hiện chủ yếu đối với giới trẻ đang học tập, làm việc và
sinh sống tại các tỉnh miền Bắc. Cuộc nghiên cứu sẽ diễn ra từ tháng 7 năm 2023 - tháng 2
năm 2024. Nội dung chủ yếu của cuộc nghiên cứu sẽ là sự ảnh hưởng của các yếu tố truyền
thông lên ý định mua hơn là sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về giá cả, sản phẩm hay phân
phối hay những yếu tố về môi trường vi mô, vĩ mô.
IV. Phương pháp thu thập dữ liệu
1. Nguồn và loại dữ liệu 1.1. Dữ liệu sơ cấp
-

Nguồn: Tự thu thập.

1.2. Dữ liệu thứ cấp
-

Kết quả của các cuộc nghiên cứu khoa học trước đây với chủ đề tương đồng.

-

Báo cáo của các cuộc khảo sát của các Tổ chức chuyên nghiên cứu về hành vi người


tiêu dùng.
-

Tra cứu tài liệu trên các trang báo điện tử, website chính thống.

-

Tìm kiếm trong sách báo

2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
a.

Đối với dữ liệu định lượng

* Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi (Phương pháp chủ yếu): Thiết kế bảng hỏi và thực
hiện khảo sát theo hai hình thức trực tuyến (Google Form và gửi vào các hội nhóm dành cho
giới trẻ trên địa bàn các tỉnh khu vực miền Bắc) và trực tiếp:
-

Tiết kiệm thời gian, chi phí.

-

Nhanh chóng tiếp cận được nhiều người.

* Phương pháp quan sát: Quan sát qua lượt tương tác với các trang mạng xã hội của sản
phẩm OCOP:
-

Dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí



b.

Đối với dữ liệu định tính

* Phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân: Trực tiếp phỏng vấn người trẻ từ 18-30 sinh
sống trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc:
-

Thu thập được lượng thông tin tối đa.

-

Thông tin được ghi chép lại 1 cách đầy đủ, chính xác

* Phương pháp phỏng vấn nhóm
-

Đây là phương pháp phù hợp trong việc nghiên cứu thói quen, hành vi người tiêu

dùng.
-

Dễ thực hiện, tốc độ thu thập thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian, chi phí.

-

Thói quen mua sắm sản phẩm OCOP không phải một vấn đề quá nhạy cảm nên mọi


người có thể dễ dàng chia sẻ thơng tin 1 cách trung thực, khách quan nhất.


DANH MỤC THAM KHẢO
Amman (2023) Trade promotion center, TikTok boost digital transformation among
OCOP stakeholders, ProQuest website, accessed 5 July 2023. />Báo điện tử đảng cộng sản Việt Nam (2021) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm
2021-2030, Tư liệu - Văn kiện - Báo điện tử - Đảng cộng sản Việt Nam website, accessed
5 July 2023. />Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2020) Tài liệu tập huấn những kiến thức cơ bản
về chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) , mard.gov.vn, accessed 5 July 2023.
Hương Đ (2023) Sản phẩm OCOP cần có những 'câu chuyện' hấp dẫn, Báo Chính Phủ
website, accessed 5 July 2023. />Học viện Nông nghiệp Việt Nam (2022) NGHIÊN CỨU BÀI HỌC KINH NGHIỆM THÀNH
CÔNG TRONG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OCOP, Học viện Nông nghiệp Việt Nam website,
accessed 5 July 2023.
Hồng T (2023) Giữ hạng sao cho sản phẩm OCOP: Nguy cơ “chết yểu"(Bài 1), Báo Dân tộc
và Phát triển website, accessed 5 July 2023. />Nam L (2023) Gỡ khó cho sản phẩm OCOP có chỗ đứng trong siêu thị, Báo Kinh tế đô
thị website, accessed 5 July 2023. />Nguyên T (2023) Xây dựng sản phẩm OCOP: Cần có “những chiến dịch truyền thông”, Báo
Trà Vinh website, accessed 5 July 2023. />

One Commune One Product in Viet Nam (2022) One Commune One Product in Viet Nam,
Food and Agriculture Organization of the United Nations website, accessed 5 July 2023.
/>one-commune-one-product-in-viet-nam/en
Phát PH and Anh TN (2023) MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHƯƠNG
TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) TẠI XÃ LƯƠNG HỊA, HUYỆN GIỒNG
TRƠM, TỈNH BẾN TRE [Bài báo nghiên cứu] TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ
MINH, accessed 5 July 2023. />Phượng TV (2023) hương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) ở Việt Nam: Thực trạng
và giải pháp, Tạp chí Cơng Thương website, accessed 5 July 2023.
/>Quang M (2023) Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của ngành nông nghiệp, Báo Tuổi
Trẻ Thủ Đô website, accessed 5 July 2023. />Thủy T (2023) Tìm giải pháp phát triển sản phẩm OCOP, Báo Hịa Bình website, accessed
5 July 2023. />Trường V (2023) Bắc Giang bán 23 tấn vải thiều sau 4 giờ livestream t rên mạng xã hội, Báo
Lao Động website, accessed 5 July 2023. />



×