Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

(Tiểu luận) tiểu luận môn triết học mác – lênin tên đề tài phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.13 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
BỘ MƠN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

-----

----MÃ ĐỀ:18
TIỂU LUẬN MÔN

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Tên đề tài: Phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ
sản xuất

Họ và tên: Nguyễn Duy Trung
Mã sinh viên:21810810105
Lớp: D16KTDN3


Hà Nội, 1/2022
MỤC LỤC
A.Mở Đầu.................................................................................................................................

1

B. Nội dung............................................................................................................................

2

I. Cơ sở lý luận......................................................................................................................

2



1. Khái niệm cấu trúc lực lượng sản xuất............................................................................

2

2. Khái niệm , kết cấu quan hệ sản xuất..............................................................................

2

3. Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp đối với lực lượng sản xuất.....................

3

3.1.Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản
xuất...........................................................................................................................................

3

3.2 Sự tác động trở lại củaquan hệ sản xuất đối với lực lượng sản
xuất...........................................................................................................................................

3

4 .Ý nghĩa phương pháp luận................................................................................................

4

II. Vận dụng...........................................................................................................................

4


1.
Nhu cầu phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp
trong sự nghiệp công nghiệp hóa ,hiện đại hóa ở nước ta..................................................
5
2. Thực trạng phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước ta....................

5

2.1 Thực trạng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trước
1986...........................................................................................................................................

5

a thực trạng của lực lượng sản xuất
b thực trạng của quan hệ sản xuất
2.2 Thực trạng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất từ sau 1986 đến
nay...........................................................................................................................................

6

a thực trạng của lực lượng sản xuất
b thực trạng của quan hệ sản xuất
3. Giải pháp phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ phù
hợp trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay...........................

8

C. Kết luận.............................................................................................................................


9

D. Tài liệu tham khảo..........................................................................................................

11


A. MỞ ĐẦU
Vấn đề làm thế nào để phát triển lực lượng sản xuất cũng như xây dựng quan hệ sản xuất
tiến bộ phù hợp từ lâu đã được quan tâm chú ý đặc biệt tới giới lãnh đạo, cầm quyền các quốc
gia, dân tộc. Bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất hay còn gọi là nâng cao trình độ của
cơng cụ lao động, trình độ tổ chức lao động sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội cho đất
nước. Ngoài ra việc xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất cũng được đề
cao ,bởi nó quyết định sẽ thúc đẩy hay kìm hãm lực lượng sản xuất tùy thuộc vào sự phù hợp
của nó với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Mặc dù đất nước ta đã có nhiều chiến cơng vang dội như giải phóng và bảo vệ,giành
độc lập và tự do cho đất nước nhưng nó chỉ là một phần nhỏ công lao trong việc phát triển đất
nước Việt Nam ấm no,.lớn mạnh sau này.Như Bác Hồ đã nói : “Các Vua Hùng đã có cơng
dựng nước,bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước “.Mặc dù việc đấu tranh bảo vệ đân tộc đóng
vai trị quan trọng dẫn đến nền độc lập của dân tộc nhưng việc xây dựng ,phát triển đát nước
lại đóng vai trị không kém trong việc bảo tồn đất nước,xây dựng một đất nước ấm no phát
triển cũng như chuẩn bị chắc chắn để phòng vệ trước các mối nguy hiểm và các thế lực xấu
ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam
Các chiến sĩ đã chiến đấu bảo vệ tổ quốc trên chiến trường với vũ khí là súng,dao
găm,gậy gộc .Thì hiện giờ chiến trường của chúng ta là nền kinh tế, các chiến binh của chúng
ta chính là các lực lượng sản xuất ,những con người đóng vai trị phát triển nền kinh tế dân
tộc .Thay vì những cỗ xe tăng , máy bay, chúng ta phát triển các nhà máy công nghiệp cùng
những cỗ máy sản xuất hàng loạt có thể thay thế hàng ngàn người làm việc ngày đêm .Và trong
cuộc chiến nào cũng cần có những chỉ huy lãnh đạo sắp xếp mọi thứ để dẫn đến chiến thắng đó
chính là các nhà lãnh đạo cầm quyền của nhà nước Việt Nam,họ sẽ quyết định cách xây dựng

mối quan hệ sản xuất phù hợp để phát triển nền kinh tế của Việt Nam sao cho sánh vai với các
cường quốc trên thế giới . Với một cuộc chiến bằng bút và giấy thì nó đóng một vai trị quan
trọng khơng kém trogn việc bảo vệ dân tộc
Vì hiểu rõ sự cần thiết của việc phát triển của lực lượng sản xuất cũng như cách xây
dựng mối quan hệ sản xuất phù hơp đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của nhà nước
cũng như hứng thú với đề tài này ,em quyết định lựa chọn đề tài cho bài tiểu luận là: “Phát
triển lực lượng sản xuất và xây dựng mối quan hệ sản xuất phù hợp”.

1


B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm cấu,trúc lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất , tạo ra sức
sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu
của con người và xã hội
Về cấu trúc lực lượng sản xuất được chia thành hai mặt , đó là kinh tế kỹ thuật ( cịn
gọi là tư liệu sản xuất) và kinh tế xã hội ( hay còn gọi là người lao động)
+
Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, bao gồm tư liệu
lao động và đối tượng lao động.Trong đó dối tượng lao dộng là những yếu tố vật chất của sản
xuất mà lao dộng con người dùng tư liệu lao động tác động lên ,để biến đổi chúng cho phù hợp
với mục đích sử dụng của con người.Còn tư liệu lao động là những yếu tố vật chất con người
dùng để biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm mong muốn .Tư liệu lao động có thể là các
cơng cụ lao động (là các công cụ mà con người trực tiếp sử dụng tác động lên đối tượng lao động
như búa,cờ lê ....) hoặc phương tiện lao động (là những yếu tố vật chất cùng với công cụ lao động
mà con người dùng để tác động lên đối lượng lao dộng như xe cẩu,máy trộn xi măng...)
2.Khái niệm , kết cấu quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế, vật chất giữa người với người

trong quá trình sản xuất bao gồm
+ Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc
chiếm hữu ,sử dụng các tư liệu sản xuất xã hội.Nó là quan hệ quy định địa vị kinh tế - xã hội của
tập đoàn người trong sản xuất rồi từ đó quy định quan hệ quản lý và phân phối.Đây là quan hệ cơ
bản , đầu tiên ,trung tâm của quan hệ sản xuất , có vai trò quyết định các quan hệ khác
+ Quan hệ tổ chức quản lý sản xuất là quan hệ giữa các tập đoàn trong việc tổ chức sản xuất
và phân cơng lao động . Nó quyết định trực tiếp đến quy mô,tốc độ , hiệu quả, của nền sản xuất ,
có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triẻn của nền sản xuẩt xã hội
+ Quan hệ phân phối sản phẩm là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc phân phối sản
phẩm lao động và xã hội,nói lên cách thức và quy mô của cải vật chất mà các tập đồn người
được hưởng . Nó là chát xúc tác thúc đẩy tốc độ nhịp điệu sản xuất , làm năng động hóa tồn bộ
đời sống kinh tế xã hội hoặc trì trệ, kìm hãm quá trình sản xuất

2


3.

Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp đối với lực lượng sản xuất
3.1 Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất là yếu tố hoạt động nhất , cách mạng nhất,là nội dung của quá trình sản
xuất , còn quan hệ sản xuất là yếu tố phụ thuộc vào lực lượng sản xuất , nó là hình thức xã hội
của sản xuất nên có tính chất tương đối ổn định ,có hướng lạc hậu hơn so với phát triển của lực
lượng sản xuất
Lưc lượng sản xuất phát triển khiển cho quan hệ sản xuất hình thành , biến dổi , phát triẻn cho
phù hợp vơi với nó . Sự phù hợp của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xấut là dộng lcuwj
khiến chó lực lượng sản xuất phát triển
Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất cũ được giải quyết bằng cách
thay thế quan hệ sản xuất cũbangwf quan hệ sản xuất mới phù hợp vơi lực lượng sản xuất .
Trong xã hội có đối kháng giai cấp,mâu thuẫn này được giải quyết thông qua đấu tranh giai

cấp ,mà đỉnh cao là cách mạng xã hội
3.2 Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuẩt
Khi quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sán xuất thì nó góp phần
thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.Nền sản xuất phát triển, quy mô được mở rộng ,những
thành tựu khoa học cơng nghệ được áp dụng nhanh chóng,người lao động nhiệt tình hăng hái
Khi khơng phù hợp nó sẽ kìm hãm lực lượng sản xuất thậm chí phá hoại lực lượng sản
xuất,nhưng sự kiềm hãm chỉ trong giới hạn nhất định và cần điều kiện nhất định mới xảy ra
như :
_Quan hệ sản xuất đã lỗi thời trước trình độ của lực lượng sản xuất.C Mác từng khẳng định :
“ Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng ,các lực lượng sản xuát vật chất của xã hội
mâu thuẫn với những quan hệ sản xuẩt hiện có ....trong đó từ trước tới nay các lực lượng sản
xuất vẫn phát triển .Từ chỗ là các hình thức phát triển của lực lượng sản xuất,những quan hệ ấy
trở thành xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng
xã hội “ Khi lực lượng sản xuất đã phát triển ,chúng ta nên cải thiện quan hệ sản xuất sao cho
phù hợp với lực lượng sản xuất mới ví dụ như khi lực lượng sản xuất đã phát triển đến xã hội
cộng sản chủ nghĩa thì khơng nên áp dụng quan hệ sản xuất của các thời kì thấp hơn như chiếm
hữu nô lệ,cộng sản chủ nghĩa (khi mà người dân bị bóc lột tàn bạo ,và khơng phân phối tài
ngun một cách hợp lý )
_Quan hệ sản xuất xác lập một cách duy ý chí đi quá xa so với lực lượng sản xuất.Mặc dù việc
cải tiến mối quan hệ sản xuất là việc cần thiết nhưng nếu cải tiến quá đà cũng gây hại không
kém .Khi lực lượng sản xuất vẫn cịn yếu kém thì khơng nên đẩy mạnh quan hệ sản
3


xuất giống các xã hội phát triển hơn.Ví dụ khi một vương quốc khơng có đủ nơng sản để cung
cấp cho chính mình thì khơng nên bắt chước một vương quốc khác có sản lượng nơng sản thừa
thãi mà trồng thêm các loại nông sản không dùng để ăn khác như bơng , thuốc lá
.Vì điều đó sẽ dẫn đến việc vương quốc đó càng ngày càng nghèo vì khơng có cái ăn mà phải
nhập thêm nhiều thức ăn từ vương quốc khác với giá cao.
4.Ý nghĩa phương pháp luận


Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình đọ phát triển của lực lượng sản xuất vạch ra nguồn
gốc và động lực cơ bản của sự vận động, phát triển của các phương thức sản xuất, làm cho các
phương thức sản xuất thay thế lẫn nhau từ tháp đến cao.
Việc nghiên cứu quy luật này là cơ sỏ để giải thích một cách khoa học về nguồn gốc sâu xa cảu
toàn bộ các hiện tượng xã hội và các biến cố trong đời sống chính trị, văn hóa của các cộng
đồng người trong lịch sử
Trong thực tiễn muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản xuất (lực lượng
lao động và công cụ lao động).Muốn thiết lập ,cải tiến quan hệ sản xuất mới hiệu quả hơn thì
phải căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất , chống tùy tiện ,chủ quan ,duy tâm
duy ý chí mà ban hành sai chính sách khiến cho sự phát triển của lực lượng sản xuất bị đình trệ
Đây chính là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự đổi mới tư duy kinh tế cảu đảng cộng sản
Việt Nam.Đảng luôn luôn quan tâm hàng đầu đến việc nhận thức đúng đắn sáng tạo quy luật
này,áp dụng vào nền kinh tế thị trường để định hướng xã hội chủ nghĩa

II.

Vận dụng

1.
Nhu cầu phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ
phù hợp trong sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở nước ta
Quan hệ sản xuất tiến bộ là một trong những tiền để được Đảng ta quan tâm trong quá
trình phát triển đất nước .Bởi nước ta trong thời kì trước khi đổi mới là đất nước thuộc địa nửa
phong kiến ,lại còn chịu tổn hại nặng nề do hai cuộc chiến tranh kéo dài chống thực dân Pháp
và đế quốc Mĩ . Nên thời kì đó nước ta cịn là một nước nơng nghiệp lạc hậu nghèo nàn ,trình
độ quản lí cịn thấp kém , nền sản xuất là tự túc ngồi ra cịn bị cấm vận mọi mặc bởi thực dân
Mĩ nên lực lượng sản xuất của nước ta rất khó phát triển
Để phát triển đất nước cần vận dụng một cách hợp lí giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất .Đó là quan điểm có tính thực tiễn và định hướng để tìm ra con

đường giúp đất nước phát triển sánh ngang với các nước khác trên thế giới
Quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất đã chỉ ra rằng quan hệ sản xuất phù hợp sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển , tạo
4


nền tảng,động lực cho lực lượng sản xuất phát triển và ngược lại nếu khơng phù hợp nó sẽ kìm
hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất .Quy luật này đã chỉ ra xu hướng tất yếu quan hệ sản
xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
2. Thực trạng phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước ta
2.1 Thực trạng phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước ta trước 1986
a. Thực trạng của lực lượng sản xuất
Trước năm 1986 ,trình độ của người lao động ta vào thời kì trước rất thấp,đều là tay nghề
chưa qua đào tạo .Tất cả những gì họ học được đều là kinh nghiệm của cha ông để lại chứ
không được đào tạo bài bản .Hơn nữa cơng cụ lao động ở thời kỳ đó vẫn cịn lạc hậu ,công cụ
sản xuất chủ yếu vẫn là cái cày,cái cuốc ......cách lao động của thời kì đó vẫn là “ con trâu đi
trước ,cái cày theo sau “ chứ khơng có máy móc áp dụng vào trong q trình làm nơng .
Trong cơng nghiệp máy móc thì thiếu thốn ,cũ kĩ ,lạc hậu ,trình độ khoa học kĩ thuật cịn thấp
hơn các nước khác rất nhiều .Có thể thấy sự lạc hậu đó qua 3 xí nghiệp là cơ khí Caric, dược
phẩm 2/9 và dệt số 5 . Ở xí nghiệp Caric tuy có một số máy cắt nhưng nói chung tất cả máy
móc đều được trang bị từ khá lâu ,chưa được đổi mới .Ở xí nghiệp 2/9 căn bản chỉ có 1 phần
xưởng tiếp thu,cải tạo các trang bị mới, nhưng số lượng không đáng kể ,cịn chủ yếu dây
chuyền thủ cơng vẫn chiếm đa số trong xí nghiệp 2/9.Ở xí ngiệp dệt số 5 cũng có tình trạng
tương tự , vẫn cải tiến số máy cũ để sản xuất ,có trang bị thêm một số máy móc hiện đại mới
nhưng số lượng lại khơng đáng kể
Do chịu thiệt hại nặng nề của các vụ đánh bom của Mĩ trong suốt 21 năm , các tuyến đường
vận chuyển nguyên,nhiên ,vật liệu để sản xuất bị phá hủy nghiêm trọng .Cùng với đó là các tài
ngun ,khống sản bị các nước đế quốc khai thác trong thời kì chiến tranh khiến cho các sản
lượng (quặng poxit,than, chì ....) bị thiếu hụt nghiêm trọng
b. Thực trạng của quan hệ sản xuất

Vào thời kì đó ,nhà nước chủ trương xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế
độ công hữu về tư liệu sản xuất .Các thành phần kinh tế cá thể ,tư nhân đều không được nhà
nước thừa nhận .Nhà nước ta đã vứt bỏ hết các yếu tố tư bản chủ nghĩa với quan niệm rằng
chủ nghĩa tư bản là xấu , không nên áp dụng nó ở Việt Nam .Với một đất nước cịn đang trong
tình trạng nghèo đói , lạc hậu thì việc bỏ qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tiến thẳng lên quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là khơng phù hợp với tình hình thực tế của đất nước vì nó q
cao. Do việc vận dụng sai quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất
nênn nó đã mang đến nhiều hậu quả ngiêm trọng :
Nền kinh tế đã lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng , kinh tế tăng trưởng thấp .Theo số liệu
thống kê từ năm 1976 đến 1985 , tổng sản phẩm xã hội tăng 0,5 lần ,bình quân mỗi năm tăng
0,4 lần , thu nhập quốc dân tnagw 0,3 lần . Khiến cho sản xuất trong nước không đáp ứng đủ
5


như cầu tiêu dùng của nhân dân .Nhà nước không những phải nhập những mặc hàng quan
trọng mà còn phải nhập cả những mặt hàng đáng lẻ chính nhà nước có thể tự sản xuất được
như vải vóc,gạo ,......Sản xuất nơng cơng đình đốn .Kinh tế bị lạm phát ở mức 3 con số .Đời
sống người dân sa sút .Lương của một công nhân viên chức ở thành thị chỉ đủ để ăn nửa tháng
.Ở nông thôn lúc giao mùa ,có hàng triệu gia đình nhà nơng khơng có cái ăn .Đời sống khó
khăn dẫn đến các tệ nạn xã hội cũng xảy ra ngày càng nhiều .Cuộc sống nhân dân khổ cực
khiến cho các cơ quan lãnh đạo ,quản lý Đảng và nhà nước cũng thấy rõ không thể tiếp tục
duy trì chủ trương này
2.2 Thực trạng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất từ 1986 đến nay
a Thực trạng của lực lượng sản xuất
Theo báo cáo lao động của năm 2021 của tổng cục thống kê cả nước có 51 triệu người tham
gia lao động ,tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo là đến 26%, cịn lao động có trình độ nghè (sơ
cấp,trung cấp và cao đẳng ) chỉ chiếm hơn 38% còn lại là lực lượng lao động đã qua đào tạo
đại học trở lên .So với năm 1996 , tỷ lệ đã qua đào tạo chỉ có 12,3% thì đến năm 2021 nó đã
tăng đến 26%, gấp 2,1 lần so với năm 1996 .Nhà nước đã thành công trong việc mở rộng các
cơ sở giáo dục,dạy nghề góp phần nâng cao trình độ kiến thức cũng như tay nghề cảu người

lao động.Ngoài ra số lượng các sinh các sinh viên,thạc sĩ ra trường cũng tăng nhanh so với
những năm trước .Theo báo cáo của cục giáo dục nghề nghiệp năm 2019, nước ta có gần 2000
cơ sở trong đó có 400 trường cao đẳng ,492 trường trung cấp,1025 trung tâm giáo dục nghề
nghiệp,224 trường đại học, 236 trường cao đẳng ......Theo các số liệu trên ta có thể
nhận thấy,nhà nước đã biết quan tâm,phát triển trình độ của lực lượng lao động ,góp phần
thúc đẩy sự phát triển của đất nước
Trong lĩnh vực sản xuất ,các loại máy cày,máy gặt ,tuốt ......đã được sử dụng trong q trình
ni trồng nơng nghiệp và phổ biến rộng rãi .Cùng với đó là các giống cây,hoa quả được nâng
cao chất lượng như gạo St25 .Cũng như áp dụng tin học thông minh để quản lý trang trại ,khu
gia súc.Thay vì phải đên tận nơi để kiểm tra và cho ăn,người làm nơng có thể dùng điện thoại
để kiểm tra số lượng thức ăn ,tưới nước,bón phân từ xa chỉ bằng một nút ấn .Nhờ đó người
làm nơng có thể dễ dàng kiểm sốt được lượng nước cũng như thời gian tưới nước cho cây
trồng hoặc kiểm soát được nhiệt độ cũng như nhu cầu dinh dưỡng phù hợp cho từng loại cây
Trong công nghiệp ,việc ứng dụng công nghệ kĩ thuật mới được đẩy mạnh .Đưa dây chuyền
sản xuất hàng loạt tự động vào xí nghiệp khiến cho một cơng việc cần 1000 người có thể rút
ngắn đi cịn 1 người .Ngồi ra cịn biết sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu mới vào trong sản
xuất thay vì chỉ có than,dầu như ngun liệu sinh học, hạt nhân , năng lượng gió, năng lượng
mặt trời....Ngồi ra nước ta cũng có nhiều tập đồn mới tự sản xuất nhiều linh kiện máy móc
cần thiết cho các máy móc điện tử hoặc phương tiện như ơ tơ, điện thoại ,......Một trong
những thành tựu nổi bật phải kể đến giàn khoan tự nâng 90m nước,lò phản ứng hạt nhân Đà 6


Lạt , và gần đây nhất là nhà máy ô tô Vinfast tự sản xuất ô tô đời mới thay vì phải nhập ơ tơ
từ các hãng khác ở nước ngoài
Ngành điện lưc cảu ta cũng rất phát triển từ thời kỳ cả nước chỉ có 6000MW sau hơn 20 năm
cả nước đã có tới 28000 MW và hàng trăm nghìn km đường dây, hàng trăm trạm biến áp từ
500kV trở xuống
Bên cạnh những thành cơng trên thì nó cịn có 1 số hạn chế như :Tâm lí coi trọng tấm bằng
đại học,đào tạo sinh viên thạc sĩ một cách tràn lan,và tình trạng mua điểm cũng như mua
bằng đại học thạc sĩ giả vẫn còn tiếp tục..... khiến cho việc nhiều đối tượng được đào tạo

xong nhưng không học được gì để giúp ích cho cơng việc.Khiến cho nhiều sinh viên,thạc sĩ ra
trường nhưng lại khơng có việc làm. Trình độ sản xuất cao cũng khiến cho một lượng lớn cơng
nhân,lao động khơng có tay nghề chịu ảnh hưởng .Bởi các máy móc có thể thay thế nhưng đối
tượng ấy một cách dễ dàng vì những cơng việc ấy khơng cần kinh nghiệm,và máy móc có thể
sản xuất hiệu quả và không cần thời gian nghỉ cũng như đảm bảo được sản lượng mỗi ngày
chính xác cho xí nghiệp
b.Thực trạng của quan hệ sản xuất
Từ sau đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986,đảng và nhà nước đã cải thiện lại mối quan hệ sản
xuất sao cho phù hợp .Bằng đường lối chính sách pháp luật đúng đắn ,bước đầu nhà nước đã
cho tồn tại nhiều thành phần kinh té khác nhau , phát triển nên kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo chế độ chủ nghĩa xã hội .Cơ cấu
kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng dựa trên cơ
cấu sở hữu toàn dân,sở hữu tập thể,sở hữu tư nhân,trong đó sở hữu tồn dân và sở hữu tập thể
là nền tảng
Sau giai đoạn đổi mới nhà nước ta đã thừa nhận nhiều loại quan hệ sản xuất với các trình dộ
khác nhau .Việc thừa nhận này của đảng và nhà nước là sáng kiến hoàn toàn phù hợp đối với
thực trang của nước ta hiện nay khi trình độ của người sản xuất vẫn cịn thấp vẫn cịn sử dụng
các cơng cụ lao động thơ sơ như cuốc,cày để tham gia sản xuất ,ngồi ra trình độ lao động của
lực lượng sản xuất lại không đồng đều .Khi đã cải tiến khu sản xuất để người lao động có thể
làm trong các khu cơng nghệ cao , phịng thí nghiệp tối tân , thì các nơi khác lại bán mặt cho
đất , bán lưng cho trời làm việc khơng có năng suất cao bằng với những dụng cụ thô sơ như
cái cày,con trâu và vẫn giữ vững phong cách làm việc của cha ông mà không có học tập, cải
tiến phương pháp mới.
Nhờ việc vận dụng đúng quy luật sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất của đât nước ta ,việc cho phép tồn tại nhiều quan hệ sản xuất phù hợp với các trình độ
khác nhau này đã tạo một bước đệm lớn thúc đẩy nền kinh tế xã hội

7



Trong hơn 20 năm đổi mới ,GDP cảu nước ta liên tục tăng nhanh.Trong giai đoạn đầu tham
gia đổi mới từ 1986-1990 GDP chỉ tăng trưởng bình quân đến 3,9% thì trong 5 năm tiếp theo
đã tăng đến mức 8,2% .Từ năm 2001 đến nay tốc độ tăng GDP của Việt Nam luôn giữ mức
cao và ổn định .Mặc dù năm 2011 ,sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính cịn
chậm,nhưng mức tăng trưởng kinh tế bình qn vẫn đạt 7% và được coi là cao hơn bình quan
của các nước khác trong khu vực
Cùng với việc duy trì tăng trưởng GDP thì cơ cấu kinh tế của Việt Nam cung có sự thay đổi
đáng kể .Tỷ trong nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1986 là 46,3%, năm 2005 cịn
20,9%, năm 2010 cịn 20,6% .Tỷ trọng cơng nghiệp và xây dựng tăng nhanh và liên tục với
thiết bị, công nghệ ngày càng hiện đại: năm 1988 là 21,6%, năm 2005 lên 41%; tỷ trọng khu
vực dịch vụ đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,1% năm 2005 .Trong từng nhóm ngành, cơ cấu
cũng có sự thay đổi tích cực. Trong cơ cấu cơng nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế
biến tăng, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Cơ cấu của khu vực dịch vụ thay
đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm, du lịch…
Hiện nay nền kinh tế của Việt Nam đứng thứ 44 trên thế giới và đứng thứ 6 trong Đơng Nam
Á Tuy vị trí này vẫn còn thấp nhưng đây cũng là một kết quả lạc quan khi nó thể hiên rằng
nhà nước đã quyết định đúng hướng đi phát triển của đất nước ta cũng như thể hiện sự cố gắng
suốt bao nhiêu năm của đảng và nhân dân .Những mặt hàng nông sản mới cũng đã được lựa chọn
, sắp xếp để chọn làm mặt hàng xa xỉ xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản , Úc,Ma rốc..... như
chơm chơm,xồi,mít,sầu riêng.....Những việc đó là khởi đầu của nước ta trong quá trình tạo
thương hiệu cho các nông sản Việt Nam thể hiện cho các nước khác rằng nước ta cũng có một
nguồn nơng sản phong phú,và đạt đủ chất lượng để có thể chọn làm hàng chất lượng cao ,đặc sản
xa xỉ ở các nước khác.
3.Giải pháp phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp
trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay
Nhà nước đã đề ra phương hướng giải quyết phù hợp để cải tiến nâng cao lực lượng sản
suất ,chúng ta hiện giờ nên dựa vào đó mà cải tiến phương pháp để khiến quá trình diễn ra
nhanh hơn đem lại hiệu quả tốt hơn.Để tiếp thu được nhiều kiến thức, công nghệ mới để cải
tiến máy móc cơng nghệ ở Việt Nam thì cần liên tục ngoại giao với các nước khác ,kết bạn trao

đổi tri thức giữa các nước.Rồi qua đó tạo đường lối cho các thế hệ lao động sau để sang nước
bạn học tập kiến thức mới để đem về cung cấp cho đất nước.Tạo nhiều học bổng ra nước ngoài
học tập để các lực lượng lao động sau có sự hỗ trợ ,động lực để sang các nước khác hơn.Bên
cạnh đó để tránh bị mất chất xám của đất nước ,nên tạo nhiều ưu đãi cho các
8


cơng dân đã sang nước ngồi về nước để tránh trường hợp chi tiền cho lực lượng lao động rồi
để lực lượng lao động sang hẳn nước khác mà không đem lại lợi ích gì cho đất nước .
Ngồi việc đào tạo cho thế hệ sau ra nước ngoài học tập, thì việc đào tạo cho các học sinh ,sinh
viên, tiến sĩ trong nước cần khắt khe , nghiêm túc hơn, tránh trường hợp đào tạo hàng loạt sinh
viên, tiến sĩ ra trường nhưng không tiếp thu ,áp dụng được kiến thức cho công việc , mà chỉ
biết học vẹt ,nói mà khơng hiểu,nghe mà khơng thơng .
Trong tình hình khi đất nước đã phát triển đến trình độ 4.0 cần nâng cao trải rộng kiến thức về
công nghệ thông tin cho các lực lượng sản xuất.Khi các dịch vụ mới ra đời như mua hàng
online, shipper online đang phổ biến trên tồn thế giới thì cần nâng cao tri thức cho các thế hệ
lao động trung niên ,người dân yếu kém về mặt thiết bị điện tử .Để họ được tiếp thu kiến thức
kinh doanh , xuất nhập khẩu giữa các tỉnh trong và ngồi nước thay vì chỉ lặp lại các kiến thức
trao đổi hàng hóa cũ ở chợ như xưa .Giúp họ tham gia, góp mặt vào một thị trường rộng lớn
hơn thay vì chỉ là một điểm giao dịch cố định ở một nơi trong tỉnh, thành phố
Ngoài ra cần thường xuyên tổng kết ,khảo sát các số liệu về kinh tế để phán đoán xem mối
quan hệ sản xuất đã phù hợp và hiệu quả đối với trình độ sản xuất hiện giờ chưa.Nếu kinh tế
ngày càng phát triển nhanh thì nên dựa vào chính sách đó mà cải thiện phát triển dần lên
.Cịn nếu như kinh tế phát triển thấp có dấu hiệu chững lại thì cần tìm ra nguyên nhân lý do
khiến kinh tế đi xuống mà từ đó khắc phục tìm ra phương hướng phát triển chính xác

C. KẾT LUẬN
Vấn đề lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình
xây dựng đất nước vừa là nhiệm vụ trước mắt vừa là vấn đề có tính chiến lược lâu dài hiện nay.
Để giải quyết tốt vấn đề mối quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất cần phải thực

hiện đồng bộ nhiều giải pháp,suy nghĩ kĩ càng tránh tư duy duy ý chí . Đặc biệt việc giải quyết
vấn đề phát triển lực lượng sản xuất phải được xác định là trách nhiệm của mọi cấp, mọi
ngành, mọi địa phương của cả hệ thống chính trị và của chính đồng bào các dân tộc.
Trong bối cảnh kinh tế bị đình trệ do dịch COVID dang diễn ra hiện nay, cần tìm
phương pháp thay đổi phương thức sản xuất cũng như quan hệ sản xuất sao cho phù hợp để
giảm thiệt hại kinh tế khi các nước đang phong tỏa ,đình trệ .Nên tìm ra nhiều biện pháp bơi
9


trơn giúp đỡ trong việc giải tỏa nguồn hàng hóa bị cất trữ khơng xuất khẩu.Nhất là trong thời
kì 4.0 hiện nay đã có sự cải tiến của cơng nghệ thông tin và nhiều dịch vụ mới phát triển như
shipper công nghệ, mua hàng online.Người dân cần tiếp cận nhanh chóng với cơng nghệ mới
tránh tư duy bảo thủ khơng tiếp cận cái mới mà để nông sản bị hỏng hóc,xí nghiệp thua lỗ
Dưới góc độ là một sinh viên đang ngồi trên bản ghế nhà trường bản thân em cần học hỏi
tìm hiểu và nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của lực lượng sản xuất từ đó tích cực tiếp thu
kiến thức mới để về sau trở thành một phần tử siêng năng ,sáng tạo, đầy kiến thức của lực
lượng sản xuất Việt Nam.Bản thân em nên tích cực học tập,tìm tịi nhiều kiến thức mới về
chun ngành của em khơng chỉ ở trong sách mà cịn ở trên những tài liệu học tập của các
nước khác để tìm ra phương thức, phong cách làm việc năng suất hơn, hiệu quả hơn. Đẩy mạnh
việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn của bản thân, tuyên truyền về đường lối
chính sách của Đảng pháp luật của nhà nước. Chống các biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo
đức, học tập để tránh bị các thế hệ thù địch tẩy não,lừa gạt bản thân tách rời khỏi đường lối của
đảng. Mỗi cá nhân cần có ý thức rèn luyện, tu dưỡng học tập,rèn luyện đạo đức cần có ý thức
xã hội khi học tập rèn luyện tránh lười biếng tiếp thu cái mới trở thành gánh nặng cho lực
lượng lao động của đất nước.

10


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Giáo trình triết học Mác LeNin 2.Vở ghi

3.

tạp chí kinh tế

4.

số liệu thống kê lực lượng sản xuất của cục thống kê 5.hiến pháp năm 1992

11



×