Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

kinh nghiệm học tốt môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.35 KB, 6 trang )

KINH NGHIỆM HỌC TỐT MÔN VĂN



Kinh nghiệm học tốt môn Văn
Để có được một bài văn đạt điểm cao trong kỳ thi ĐH không
đơn giản. Nếu chỉ có sự chăm chỉ, niềm đam mê, sự quyết
tâm cao độ thôi chưa đủ. Muốn có điểm số đẹp, chúng ta
phải trang bị thêm cho mình kỹ năng, phương pháp học
đúng với đặc trưng bộ môn. Với những hướng dẫn ngắn gọn
dưới đây, mong các bạn học tốt và yêu thích môn NGỮ VĂN
hơn.
• Phân môn Văn
I. Trước khi học (Chuẩn bị ở nhà)
1. Đọc kỹ văn bản và phần chú thích
- Đọc có suy nghĩ để chia bố cục bằng bút chì vào SGK.
- Khi đọc có thể gạch dưới từ ngữ, câu trong văn bản (nếu thấy
cần).
- Nếu có điều kiện, các em nên tìm đọc trọn tác phẩm có đoạn
trích học ở trên lớp.
2. Tóm tắt truyện (nắm cốt truyện, nhớ tên nhân vật, địa danh…)
3. Trả lời những câu hỏi phần “Đọc – hiểu văn bản” vào tập bài
soạn theo khả năng của mình.
4. Đối với thơ: nên thuộc bài thơ trước khi đến lớp thì mới có thể
phân tích cảm thụ.
II. Khi học trên lớp
1.Tập trung nghe giảng cùng các bạn tìm hiểu cảm nhận cái hay,
cái đẹp của tác phẩm dưới sự dẫn dắt của thầy cô. Cụ thể là :
- Trước những câu hỏi, những vấn đề được đặt ra, phải chịu khó
suy nghĩ, tìm câu trả lời.
- Tích cực tham gia hoạt động nhóm phát biểu ý kiến. Điều đó


không chỉ giúp các em trau dồi vốn ngôn ngữ mà còn rèn luyện kỹ
năng nói và sự tự tin.
- Mạnh dạn nêu những thắc mắc của bản thân.
2. Ghi chép bài đầy đủ, chính xác
- Ngoài phần thầy cô ghi bảng các em nên tập cho mình thói quen
ghi chép thêm vào sổ tay những điều hay thấy cần chẳng hạn ý
so sánh, đối chiếu, mở rộng nâng cao, lời bình của thầy cô…
- Gạch dưới (kèm ghi chú ngắn) từ ngữ đặc sắc, phép tu từ…
trong thơ, câu văn hay dẫn chứng trong truyện.
3. Nắm được giá trị nghệ thuật nội dung của tác phẩm ngay trong
giờ học.
III.Sau khi học
1. Học bài, học thuộc lòng thơ, dẫn chứng trong truyện.
2. Viết các đoạn văn cảm nhận, làm các bài tập trong phần
“Luyện tập” trong sách hoặc bài tập của thầy cô.
3. Đọc tài liệu tham khảo để mở rộng, khắc sâu kiến thức.
4. Các em giỏi môn văn nên tìm và học thuộc nhận định, đánh giá
của những nhà nghiên cứu, phê bình văn học hoặc các tác phẩm,
tác giả vừa học trên lớp.
• Phân môn Tiếng Việt
I.Trước khi học ( chuẩn bị bài ở nhà )
1. Đọc kỹ, tìm hiểu các ví dụ trong từng đề mục, có thể trả lời câu
hỏi bằng bút chì vào sách giáo khoa theo cách hiểu của em (soạn
bài ngắn gọn), không cần mở sách “Học tốt”.
2. Đọc kỹ ghi nhớ, ghi chú ngoài lề phần khó hiểu, thắc mắc của
em để vào lớp thảo luận và lắng nghe thầy cô giảng giải.
II.Khi học trên lớp
1. Tập trung cao khi vào bài mới, chịu khó suy nghĩ, tìm hiểu các
ví dụ thầy cô các bạn đưa ra để hình thành khái niệm (Trả lời cho
câu hỏi Thế nào? Là gì?).

- Tích cực tham gia hoạt động nhóm, tổ và phát biểu ý kiến để
trau dồi vốn ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng diễn đạt ý bằng lời nói
và sự tự tin (đừng sợ nói sai, nói dở…)
- Mạnh dạn nêu những thắc mắc của bản thân.
2. Ghi chép đầy đủ, chính xác:
- Cần dùng bút màu gạch chân các đề mục, nội dung quan trọng
trong tập và sách giáo khoa.
- Tập thói quen ghi chú vào sách (hoặc sổ tay) các phần giải đáp
bài tập, các ví dụ văn thơ… sau khi thầy cô đã sửa bài.
3. Nắm vững kiến thức thầy cô đã truyền đạt (có thể thuộc ngay
những ghi nhớ ngắn) để ứng dụng vào việc dùng từ, đặt câu, viết
văn bản và tìm hiểu giá trị nghệ thuật, nội dung của bài thơ.
III.Sau khi học
1. Học bài cũ: xem lại các ví dụ, bài tập sách giáo khoa và phần
ghi chép để thuộc bài (hiểu – nhớ các ý trọng tâm).
2. Làm bài tập để khắc sâu kiến thức (trong sách giáo khoa và
thầy cô cho thêm) Cần viết được các đoạn văn miêu tả, biểu
cảm… có các yêu cầu về ngữ pháp.
3. Biết liên hệ với các bài văn, thơ đã học, đọc thêm để tìm thêm
ví dụ có liên quan nội dung đã học.Từ đó có thể dùng từ, đặt câu,
viết đoạn văn, dùng các biện pháp tu từ và diễn đạt ý trong sáng,
giàu sức biểu cảm hơn.
4. Đọc thêm tài liệu tham khảo để khắc sâu, mở rộng kiến thức.
• Phân môn Tập làm văn
CÁC BƯỚC LÀM BÀI TẬP LÀM VĂN
1. Tìm hiểu đề (để tránh lạc đề)
- Đọc kỹ đề, gạch chân từ ngữ quan trọng.
- Xác định thể loại (VD: kể chuyện, thuyết minh, nghị luận…)
- Xác định nội dung
2. Tìm ý (đặt câu hỏi và trả lời)

- Tìm ý chính, ý phụ, ý lớn, ý nhỏ.
- Ý nào đứng trước, ý nào đứng sau.
3. Lập dàn bài
Tác dụng:
- Sắp xếp các ý theo trình tự trước sau hợp lý.
- Không thừa, thiếu ý.
- Xác định được phần trọng tâm (viết dài), phần không trọng tâm
(viết ngắn).
Các loại dàn bài:
- Dàn ý đại cương (chỉ có các ý chính)
- Dàn bài chi tiết (có cả ý lớn và ý nhỏ)
Lưu ý: bài tập làm văn gồm nhiều đoạn
- Mở bài ngắn gọn (từ 1đến 5 câu)
- Thân bài gồm nhiều đoạn văn, mỗi đoạn triển khai một ý chính.
- Kết bài rút ra bài học, phát biểu cảm nghĩ cần tự nhiên chân
thành, tránh hô khẩu hiệu, liên hệ gượng ép, khiên cưỡng.
Viết bài:
- Dùng từ ngữ khai triển các ý trong bài.
- Dùng từ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp.
- Tách đoạn hợp lý, có liên kết câu và liên kết đoạn văn để bài
văn rõ ràng chặt chẽ.
Sau khi làm bài:
- Đọc lại bài văn.
- Sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi viết câu.
- Nếu thiếu sót thì bổ sung ở lề trái.
Muốn viết văn hay cần rèn luyện thêm:
- Tìm đọc những bài văn hay cùng chủ đề, để học cách viết. Tuy
vậy không nên sao chép, đạo văn.
- Phải chú ý quan sát con người, sự vật, cảnh quan xung quanh
mình. Cần viết nhiều, nhờ thầy cô sửa rồi viết lại. Cũng cần đọc

nhiều, đi nhiều để có vốn từ, vốn sống.

×