Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

nho gia và triết học khổng tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.17 KB, 10 trang )

Nho gia và triết học Khổng Tử - Nhóm 1
MỤC LỤC
A. Lời nói đầu .........................................................................................................1
B. Nội dung ............................................................................................................ 2
1. Các thuật ngữ về Nho giáo, Nho học, Nho gia ............................................2
2. Đôi nét về Khổng Tử ................................................................................... 2
2.1. Khổng Tử là ai ? .................................................................................2
2.2. Ngũ Kinh ............................................................................................ 3
3. Một số quan điểm trong triết học Khổng Tử ............................................... 4
3.1. Quan điểm về thế giới ........................................................................ 4
3.2. Quan điểm về chính trị xã hội ............................................................ 4
3.3. Quan điểm về trí, dũng và đức ........................................................... 6
4. Ảnh hưởng của triết học Khổng Tử tới Việt Nam .......................................7
C. Kết luận ..............................................................................................................7
D. Danh mục tài liệu tham khảo .............................................................................8
E. Bảng phân cơng làm việc nhóm .........................................................................8


A. Lời nói đầu
Từ khi văn minh xuất hiện, có thể thấy rằng phương Đông là một
chiếc nôi lớn của nền văn minh nhân loại. Trung Quốc là một trong những
nơi xuất hiện nền văn minh sớm và có ảnh hưởng vô cùng lớn tới các
quốc gia phương Đông, đây cịn là một trong những trung tâm văn hóa cổ
xưa phong phú và rực rỡ nhất của nền văn minh ấy. Trong đó, tư tưởng
Triết học chiếm vị trí và ý nghĩa quan trọng của nền văn hóa cổ Trung
Hoa. Ở thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc (770 TCN – 221 TCN), tại Trung
Quốc đã xuất hiện nhiều học giả, đưa ra nhiều quan niệm về thế giới và
cuộc sống, về chính trị, về luân lý đạo đức,.. những học thuyết của họ đưa
ra chủ yếu muốn sửa đổi chế độ, hy vọng mang lại hạnh phúc ấm no cho
con người, giai đoạn này còn được biết đến là giai đoạn “Bách gia tranh
minh” (trăm nhà đua tiếng).


Sự phát triển rực rỡ của triết học Trung Quốc cổ đại ở giai đoạn này
cũng là thời kì tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến
đang dần hình thành. Quan niệm có ảnh hưởng sâu sắc nhất là Nho gia và
Đạo gia, đặc biệt là Nho gia đã trở thành tư tưởng chính tơng vào thời Hán,
được xác lập làm quan học. Người ta cũng gắn học thuyết này với tên tuổi
của người đã sáng lập nên nó, gọi là Khổng học.
Nhóm chúng em lựa chọn đề tài này bởi có niềm u thích với nền
văn hóa lâu đời cùng tư tưởng triết học Trung Quốc, ngồi ra cịn vì mục
đích học hỏi và trau dồi vốn tri thức của bản thân. Bài viết giúp người đọc
có cái nhìn tóm tắt và tổng quan về tư tưởng Khổng Tử cũng như ảnh
hưởng của nó tới các thế hệ sau, ta cũng nhìn thấy được một phần nào đó
tình hình chính trị, bối cảnh lịch sử thời kỳ Xn Thu - Chiến Quốc thơng
qua lăng kính triết học Khổng Tử.

1


B. Nội dung
1. Các thuật ngữ về Nho giáo, Nho học, Nho gia
Thứ nhất, về nho giáo. Nho giáo có hai nghĩa. Đầu tiên là đem Nho
học để tiến hành giáo hóa (dĩ Nho học tiến hành giáo hóa). Nghĩa thứ hai:
Từ Ngụy Tấn đến Nam Bắc Triều, Tùy Đường, giáo hóa của Nho học
cùng với Phật giáo, Đạo giáo hợp xưng là Tam giáo, trong đó “giáo” của
Phật giáo và Đạo giáo chỉ mặt tơn giáo, cịn “giáo” trong Nho giáo mang ý
nghĩa chỉ giáo hóa của Nho gia. Từ điển Từ hải giải thích ngắn gọn hơn,
“Nho giáo tức Khổng giáo”. Tác giả Lại Nguyên Ân và Bùi Văn Trọng
Cường trong Từ điển văn học Việt Nam mục “Nho giáo và văn học” viết:
“Nho giáo được sáng lập bởi nhà tư tưởng Trung Hoa cổ đại Khổng Tử,
một học thuyết đạo đức chính trị…”. Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Nho
giáo là hệ thống các nguyên tắc đạo đức chính trị do Khổng Tử sáng lập,

nhằm duy trì trật tự của xã hội phong kiến”.
Thứ hai, về thuật ngữ nho học. Nho học Ở Trung Quốc tức học
thuyết của Nho gia, do Khổng Tử sáng lập, dùng ái làm nền tảng và tam
cương ngũ thường là chủ yếu. Từ điển tiếng Việt định nghĩa nho học là:
“Nền học vấn theo Nho giáo”
Thứ ba là về nho gia. Nho Gia Chỉ phương diện học thuyết, học phái,
phân biệt với các "gia" khác, Nho gia là từ dùng rất phổ biến ở Trung
Quốc. Trong các tài liệu của Trung Quốc, Nho gia đều được định nghĩa là
một học phái do Khổng Tử sáng lập. Người Trung Quốc dùng từ Nho sĩ,
Nho gia hoặc Nho để chỉ nhà Nho. Còn ở Việt Nam có xu hướng thiên về
hiểu Nho gia là nhà Nho. Người Việt hiểu từ Nho gia cũng tương tự như
các từ thương gia, nông gia chỉ những bộ phận người trong xã xã hội được
phân biệt bởi nghề nghiệp.
Xét cả ba trường hợp này, dùng các thuật ngữ Nho giáo, Nho gia,
Nho học, có thể thấy giữa Việt Nam và Trung Quốc có sự khác nhau về
cách hiểu hàm ý của mỗi thuật ngữ. Vì vậy, việc sử dụng nó ở hai nước
khác nhau, mức độ phổ biến khác nhau, nội hàm cũng khác nhau.
2. Đôi nét về Khổng Tử
2.1. Khổng Tử là ai ?
Khổng Tử tên đầy đủ là Khổng Phu Tử, quê ở Ấp Trâu, thôn Xương
Bình, nước Lỗ nay là tỉnh Sơn Đơng, Trung Quốc. Ông được biết đến là
nhà khai sáng Nho giáo, và là một giảng sử, triết sư nổi tiếng người Trung
Quốc. Ông hay được gọi với danh hiệu là Khổng Khâu. Thuở nhỏ, ơng
trải qua cuộc sống nghèo khó. Đến khoảng năm 30 tuổi bắt đầu hoạt động
giảng dạy tư nhân. Năm 68 tuổi dốc sức vào sự nghiệp giáo dục ở quê
hương nước Lỗ.
2


Muốn hiểu về Khổng Tử, trước tiên phải đọc sách Luận ngữ, đây là

bộ sách thu gom những lời bàn của Khổng Tử cùng các học trò, được các
học trò của ơng hoặc học trị đời sau nữa hổi tưởng ghi chép lại. Cống
hiến đầu tiên của Khổng Tử cho lịch sử văn hóa tư tưởng Trung Quốc
phải kể đến là ông đã chỉnh lý lại văn hiến của Tây Chu để làm tài liệu
giảng dạy, chúng trở thành văn hiến cổ đại có sức ảnh hưởng nhất ở Trung
Quốc, gọi là Ngũ Kinh.
2.2. Ngũ Kinh
Ngũ Kinh hay còn được gọi là Ngũ Thư. Đây là bộ gồm 5 cuốn sách
kinh điển đó là: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu.
Đây là 5 quyển sách làm nền tảng trong Nho giáo. Và cả 5 quyển này đều
được chính tay Khổng Tử biên soạn.
Thứ nhất là Kinh dịch, đây được cho là có nguồn gốc từ huyền thoại
Hy Lạp. Kinh dịch nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ
đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái,... Trong những thiên
truyện, Khổng Tử giải thích rõ ràng các ý nghĩa sâu xa ở Kinh Dịch và
phát huy những tư tưởng uyên náo về tạo hóa và những quan niệm đặc
biệt về vũ trụ và vạn vật.
Thứ hai là Kinh thư, là bộ sách chép những điển, mô, huấn, cáo, thệ,
mệnh của vua tôi dạy bảo khuyên răn nhau, từ thời vua Nghiêu vua Thuấn
cho đến đời Đông Chu. Kinh Thư giúp cho hậu thế có thể biết được tư
tưởng, đạo lý của cổ nhân, các chế độ phép tắc từ đời này qua đời khác,
hiểu được tiến hóa của dân tộc Trung Hoa mỗi đời một khác. Kinh Thư
chia làm: Ngu thư, Hạ thư, Thương thư và Chu thư. Xem Kinh Thư biết
được tính chất phác và lối văn chương của người đời cổ. Tất cả hành vi và
tư tưởng chép trong sách ấy đều lấy hai chữ chấp trung làm cốt.
Thứ ba là Kinh thi, là bộ sách chép những bài ca, bài dao, từ đời
thượng cổ đến đời vua Bình vương nhà Chu. Học Kinh Thi có thể di
dưỡng tính tình và mở rộng tri thức của người ta. Kinh Thi có 311 thiên.
Trong số đó, chỉ có 305 thiên là đầy đủ, cịn 6 thiên kia chỉ có đề mục
nhưng khơng có lời. Theo bản Mao Thi, Kinh Thi gồm có 3 phần: Quốc

phong: là những bài ca dao của dân tộc các nước chư hầu, nhạc được quan
sưu tập. Nhã: Nhã nghĩa là chính đính, gồm những bài hát nơi triều đình.
Tụng: Tụng nghĩa là ngợi khen, gồm những bài ca tụng các vua đời trước
và dùng để hát ở trốn miếu đường.
Thứ tư là Kinh lễ. Toàn bộ kinh lễ được viết bằng tản văn, không chỉ
miêu tả chế độ nghi lễ đương thời mà còn mà còn giáo dục nhân nghĩa,
đạo đức, ngồi ra có giá trị văn học rất lớn. Đại Học và Trung Dung, hai
cuốn sách kinh điển của nho giáo, chính là hai thiên trong Kinh Lễ. Kinh
3


Lê là bộ sách chép những lễ nghi để hàm dưỡng những tình cảm tốt để giữ
trật tự cho phân minh và tiết chế các dục vọng. Kinh Lễ hiện nay có 25
quyển, chia ra 49 thiên, phần nhiều là văn của Hán nho phụ thuộc vào, cịn
chính văn đời Xn Thu thì khơng cịn được mấy.
Cuối cùng là Kinh Xuân Thu, là bộ sách do Khổng Tử làm ra. Ngài
theo lối văn làm sử mà chép truyện nước Lỗ, kể từ Lỗ Ẩn công đến Lỗ Ai
công. Thời Xuân Thu bấy giờ xã hội loạn lạc nên Khổng Tử đã dùng lối
văn làm sử để biểu thị ý kiến của mình. Xem bề ngồi thì là một bộ sử
biên niên, lời lẽ vắn tắt, nhiều khi không hiểu ý nghĩa, nhưng xét rõ đến
tinh thần thì thật là bộ sách triết lí về việc chánh trị. Sách Xuân Thu có ba
chủ nghĩa là: Chính danh tự, Định danh phận, Ngụ bao biếm (Bao biếm là
khen chê)
3. Một số quan điểm trong triết học Khổng Tử
3.1. Quan điểm về thế giới
Khổng Tử tin có quỷ thần và cho rằng, thần quỷ là do khí thiêng
trong trời đất tạo thành, tuy mắt ta khơng nhìn thấy, tai ta khơng nghe
thấy…, nhưng “dường như lưu động trên đầu ta, ở bên phải ta, bên trái ta,
đâu đâu cũng có”. Song ơng lại cho rằng, quỷ thần khơng có tác dụng chi
phối đời sống con người. Theo ơng, trí thơng minh, khơn ngoan của con

người đối lập với mê tín quỷ thần. Ơng dạy bọn thống trị hãy từ bỏ sùng
bái quỷ thần, ra sức nghiên cứu chính sách cai trị cho hợp lý.
Trong quan điểm về thế giới, tư tưởng của Khổng Tử ln có những
tính chất mâu thuẫn. Khi chống lại chủ nghĩa thần bí, tơn giáo đương thời,
ơng thừa nhận sự vật, hiện tượng trong tự nhiên luôn luôn vận động, biến
hố khơng phụ thuộc vào mệnh lệnh của Trời. Đó là yếu tố duy vật chất
phác và tư tưởng biện chứng tự phát – một bước tiến so với quan điểm
duy tâm, thần bí, tơn giáo phổ biến thời Thương, Chu. Nhưng mặt khác,
ơng lại cho rằng, Trời có ý chí và có thể chi phối vận mệnh con người, đó
lại là một bước lùi trong tư tưởng triết học của ông.
Một mặt Khổng Tử tuyên truyền sức mạnh của quỷ thần, nhưng mặt
khác, ông lại nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của hoạt động con người
trong đời sống. Thực chất những mâu thuẫn trong tư tưởng, tâm trạng và
thái độ của Khổng Tử phản ánh những mâu thuẫn của đời sống hiện thực.
Xu thế phát triển của lịch sử xã hội, đã giúp cho Khổng Tử có những quan
điểm tiến bộ, thốt ly chủ nghĩa thần bí, tôn giáo, đặt vấn đề con người lên
hàng đầu để giải quyết. Nhưng do hiện trạng xã hội và hạn chế của lợi ích
giai cấp, Khổng Tử hoang mang, dao động và quay lại với chủ nghĩa duy
tâm.
3.2. Quan điểm về chính trị xã hội
4


Thời đại của Khổng Tử là thời kỳ “Vương đạo suy vi”, “bá đạo trị
vì”, bởi giai đoạn này, các cuộc chiến tranh diễn ra liên miên, việc tranh
quyền, đoạt lợi xảy ra bất chấp. Các nguyên tắc luân lý, đạo đức tốt đẹp
của thời nhà Chu bị đảo lộn, Khổng Tử từng than rằng: “vua không phải
đạo vua, tôi không phải đạo tôi, cha không phải đạo cha, con không phải
đạo con”. Với khát vọng đưa xã hội trở lại thời kì thanh bình và thịnh trị
như thời Nghiêu, Thuấn, Nho giáo chứng to xu hướng biện luận về xã hội,

đạo đức. Trước tình cảnh xã hội rối ren, vốn là người bản tính ơn hịa, ơng
đã đề ra “Học thuyết chính danh” để nhằm cải tạo, giáo hóa xã hội. Học
thuyết này khơng chỉ áp dụng trong chính trị, cai trị mà còn được áp dụng
trong cách gọi sự vật, đồ vật. Theo Khổng Tử chính danh thì trên dưới,
vua - tơi, cha - con phải có trật tự phân minh vua lấy làm lễ để khiến “tôi
cho ra tôi, cha cho ra cha, con cho ra con”.
Thuyết chính danh chia xã hội thành năm mối quan hệ cơ bản được
gọi là “ngũ luân”, đó là: “vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bạn
bè”.Mỗi quan hệ lại có những tiêu chuẩn riêng cho từng đối tượng như
cha hiền con thảo, anh tốt em ngoan, chồng biết tình nghĩa vợ nghe lẽ phải,
bề trên từ hiếu, bề dưới kính thuận, vua nhân từ tơi trung thành. Trong
Ngũ luân lại có ba mối quan hệ cơ bản là “tam cương” quân vi thần
cương, phụ vi tử cường, phu vi thê cương.
Khổng Tử cho rằng người làm vua thì phải có đức, có tài khơng cần
tính đến đẳng cấp xuất thân của họ. Vua phải đảm bảo cho dân được ấm
no, xây dựng được lực lượng hùng hậu và chiếm được lịng dân, ngồi ra
cịn phải biết trọng dụng người tài đức, biết rộng lượng với bề tơi của
mình. Cịn dân đối với vua thì phải coi vua như cha mẹ của mình. Trong
quan hệ giữa dân và vua, dân vì vua là “ trung”, vua vì dân để được lịng
tin cũng là “trung” . “Trung” là sự hết lòng và thành tâm trong quan hệ
với nhau. Đối với Khổng Tử,“ chính danh” là quan hệ hai chiều: qn có
nhân thì thần mới trung, phụ có từ thì tử mới hiếu.
Theo Khổng Tử, vua một nước hay người đứng đầu phải là người
quân tử, vì người quân tử ắt sẽ phải rèn đức tu thân, sau đó mới có quyền
bắt người nhà trong gia đình tn theo phép tắc tức là tề gia . Có tề gia thì
mới có thể trị quốc, như ngày nay mọi người gọi là lãnh đạo quốc gia. Có
trị quốc tốt thì thiên hạ mới theo về mình. Đó là câu mà chúng ta thường
nghe “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Do đó muốn chính danh thì
thân phải chính (có nhân). Khơng chấp nhận xảo trá, lừa lọc, lạm dụng
quyền lợi. Đã mang cái danh vua phải làm trịn trách nhiệm một vị vua

nếu khơng sẽ mất cả danh lẫn ngơi.
Như vậy “học thuyết chính danh” của Khổng Tử có nội dung hết sức
phong phú tương đối thống nhất với nhau phản ánh lĩnh vực cơ bản của
5


đời sống xã hội giải quyết những vấn đề đặt ra của lịch sử. Đây có lẽ là
thành quả rực rỡ nhất trong triết lý nhân sinh của ông. Thực tế học thuyết
chính danh khơng chỉ mang tới ảnh hưởng trong thời Xn Thu mà cịn
ảnh hưởng đến tồn bộ lịch sử phong kiến Trung Hoa thậm chí đến ý thức
xã hội hiện nay.
3.3. Quan điểm về trí, dũng và đức
Thứ nhất là về trí, Khổng Tử cho rằng, trí “là dùng người trực, bỏ kẻ
gian. Như vậy có thể giáo hóa kẻ gian thành trực” (Luận ngữ, Nhan Uyên,
21). Ta có thể hiểu rằng, trí là sự sáng suốt, hiểu biết, sự minh mẫn nói
chung để phân biệt và đánh giá con người, tình huống, từ đó xác định cho
mình cách ứng xử cho phải đạo. Trong tiếng Trung, chữ trí được ghép lại
từ chữ tri và chữ nhật, chữ tri là sự hiểu biết nhanh nhạy, còn chữ nhật là
chỉ sự sáng suốt. Theo Khổng Tử, phải có trí con người mới vươn tới
được đức nhân, nên khơng thể là người nhân mà thiếu trí (Dỗn Chính,
2002).
Một mặt, Khổng Tử tin theo mệnh trời, cho rằng thượng trí trời sinh
ra đã có và khơng biến đổi (Luận ngữ, Q Thị, 9). Mặt khác, ơng cũng
cho rằng trí là kết quả của q trình học hỏi khơng ngừng nghỉ. Dù con
người có thiện tâm, trong sáng đến đâu, nếu khơng học thì cuối cùng cũng
bị những thứ ngu muộn, lầm lạc làm biến chất, “học tức là đến gần với trí”
(Trung Dung, 20). Cho nên để trở thành một con người hồn thiện thì tất
phải học hỏi. Mục đích của việc học đối với Khổng Tử là để làm quan,
giúp vua gánh vác cơng việc triều chính, giúp dân, giúp nước. Trong lúc
xã tắc rối ren không ra làm quan khơng phải là người trí, khơng ra giúp

đời khơng phải là người nhân (Luận ngữ, Dương Hóa, 1)
Thứ hai là về dũng. Dũng là sức mạnh về thể chất và tinh thần cao
hơn mức bình thường, tạo ra khả năng dám đương đầu với khó khăn, nguy
hiểm để làm những việc nên làm. Theo Khổng Tử, dũng là lòng can đảm,
sức mạnh làm chủ tình thế của con người. Ơng từng nói rằng: “Bậc trí giả
chẳng mê hoặc, bậc nhân chẳng lo rầu, bậc dũng chẳng sợ sệt”, có thể
hiểu chung là trí, nhân, dũng là ba đức nền tảng của người quân tử, ai
thiếu một trong ba đức trên không thể là người quân tử đúng nghĩa được
(Luận ngữ, Tử Hãn, 27).
Người hiểu được mệnh trời, lâm vào tình thế nguy nan, khốn khó mà
khơng thấy sợ hãi, nản lịng, giữ được tâm điềm tĩnh trước mọi tình huống,
Khổng Tử nói đó chính là cái dũng của bậc thánh nhân.
Thứ ba là đức, ông chủ chương dùng đức trị, nghĩa là dùng đạo đức
để cai trị, không sử dụng luật pháp mà dùng đạo đức làm công cụ để ổn
định trật tự xã hội. Ông cho rằng, luật pháp là sự cưỡng chế từ bên ngoài
6


để bắt con người tuân theo những quy chuẩn pháp luật, khơng làm trái
pháp luật; cịn đạo đức là ràng buộc bằng các chuẩn mực đạo đức của con
người, nghĩa là đề cao tính tự giác từ bên trong của mỗi người. Khi con
người làm điều sai trái, tội lỗi, thì ý thức đạo đức sẽ tự trừng trị ngay.
Với chính trị, đạo đức và chính trị ln thống nhất với nhau. Khơng
thể có một bộ luật đạo đức nào chung cho nhiều quốc gia mang nhiều chế
độ chính trị khác nhau như Trung Hoa cổ đại thời Xuân Thu - Chiến Quốc
(Dỗn Chính, 2002). Tuy nhiên, cuối cùng, pháp luật vẫn luôn là công cụ
hữu hiệu nhất để giữ vững và duy trì trật tự xã hội. Vì thế quan điểm
“nặng đức, nhẹ hình”của Khổng Tử là khơng thực hiện được.
4. Ảnh hưởng của triết học Khổng Tử tới Việt Nam
Nho giáo đã có lịch sử truyền bá ở nước ta gần 2000 năm và ảnh

hưởng sâu sắc tới mọi mặt đời sống xã hội, nhất là dưới triều Nguyễn.
Triều đại này triệt để khai thác đạo lý tam cương, ngũ luân của Nho giáo
để bảo vệ tôn ti quân thần và quyền thống trị vĩnh viễn của tông tộc nhà
vua. Nho giáo đã phát huy tối đa sức mạnh kìm hãm của nó, trở thành
ngun nhân sâu xa của tình trạng loạn lạc và trì trệ kéo dài suốt thế kỷ
XIX cho đến khi bị Pháp xâm lược. Do tác động từ Nho giáo nên sự phân
hóa xã hội ở Việt Nam thêm sâu sắc, chủ thể văn hóa Việt Nam bị chia
đơi; hình thành tầng lớp nho sĩ, giai cấp quý tộc, quan lại theo hình mẫu
Nho giáo, tồn tại bên cạnh các giai cấp, tầng lớp sẵn có của xã hội Việt
Nam xưa(nơng dân, thợ thủ cơng, thương nhân).
Mặt khác, trên bình diện quốc gia, Nho giáo là cơ sở làm hình thành
tổ chức nhà nước của Đại Việt, bao gồm hệ thống hành chính, tổ chức
quân sự, quan chế, lương bổng. mô phỏng Trung Hoa, tồn tại song hành
với tổ chức cộng đồng cấp làng quê ra đời từ thời Văn Lang - Âu Lạc. Tư
tưởng Nho giáo cũng hướng ta vào con đường ham tu dưỡng đạo đức theo
Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín, ham học tập để phị Vua giúp nước. Nhiều
ý nghĩa giá trị của những chuẩn mực đạo đức Nho giáo đã được quần
chúng nhân dân sử dụng trong nền đạo đức của mình.
C. Kết luận
Khổng Tử là triết gia đầu tiên của Trung Quốc, cũng chính là tư
tưởng gia phong phú nhất. Tư tưởng triết học của ông là Nho học có ảnh
hưởng lâu dài nhất trong lịch sử Trung Quốc (khoảng trên 2000 năm).
Mọi mặt đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục.. thời kỳ
bấy giờ đều chịu ảnh hưởng của nho giáo, không chỉ ở Trung Quốc mà lan
rộng ra cả miền Đông Á, Việt Nam cũng là nước bị ảnh hưởng sâu sắc bởi
tử tưởng triết học này.

7



Trong bộ Luận Ngữ, có nhiều câu làm châm ngơn để răn dạy đời sau,
nhưng phải là một người từng trải mới hiểu được hết sự thâm thúy trong
từng câu chữ. Trải qua bao nhiêu năm tháng thăng trầm, người đời đánh
giá khen chê có đủ. Nhưng hiếm có nhà tư tưởng nào khiến cho người đời
sau bàn luận sôi nổi cả mấy nghìn năm đến tận bây giờ như vậy.
D. Danh mục tài liệu tham khảo
1. Dỗn Chính (2002), Đại cương triết học Trung Quốc, Nhà xuất bản Thanh
niên, Hà Nội
2. Đổng Tập Minh (2002), Sơ lược Lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Văn
hóa Thơng tin, Hà Nội
3. Trưởng Khởi Chi (2021) , Mười lăm bài giảng về lịch sử Trung Quốc, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
4. Dịch giả Nguyễn Hiến Lê (2003), Luận Ngữ, Nhà xuất bản Văn học, Hà
Nội
5. Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê (2018), Sử ký Tư Mã Thiên, Nhà xuất bản Văn
hóa - Văn nghệ, Hà Nội
6. Nho giáo và ảnh hưởng của Nho giáo tới Việt Nam, Dịch vụ viết luận văn,
17/09/2023.
7. Hoàng Lê Khánh Linh (26/03/2022), Quan điểm về thế giới trong tư tưởng
của Khổng Tử? Chữ Nhân trong triết học Khổng Tử, Luật Minh Khuê,
17/09/2023.
8. Nguyễn Thoan (2019), Tìm hiểu về bộ sách Ngũ Kinh trong lịch sử Trung
Quốc, Tiếng Trung Ánh Dương, 16/09/2023.
9. (2023), Sách của Khổng Tử và kinh điển của Khổng gia, Viên ngọc quý,
/>17/09/2023
10. Nguyễn Kim Sơn (2007), Đôi lời về việc sử dụng các thuật ngữ nghiên cứu
nho giáo hiện nay, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Nghiên cứu Hán
Nôm,
/>15/09/2023.
11. Nho giáo và thuật ngữ Nho gia, Tạp chí điện tử Đơng Tác,

17/09/2023,
12. (2022), Khổng Tử và Kinh Thi - Kinh Thi, Sài Mơn Thi Đàn,
16/092023.
E. Bảng phân cơng làm việc nhóm
8


9



×