Tải bản đầy đủ (.pdf) (252 trang)

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016 hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.12 MB, 252 trang )

Bộ Y tế Việt Nam

Nhóm Đối tác y tế

BÁO CÁO CHUNG
TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2016

H
P

Hướng tới mục tiêu già hoá khoẻ mạnh ở Việt Nam

U

H

Nhà xuất bản Y học
Hà Nội, 2018


Chỉ đạo biên soạn
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến - Trưởng Ban
PGS.TS. Phạm Lê Tuấn
TS. Đặng Việt Hùng
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long
TS. Trần Văn Tiến
ThS. Sarah Bales

Nhóm điều phối
TS. Đặng Việt Hùng - Trưởng Nhóm
PGS.TS. Nguyễn Hồng Long


PGS.TS. Phạm Trọng Thanh
TS. Trần Thị Mai Oanh
TS. Hà Anh Đức
TS. Trần Văn Tiến

ThS. Sarah Bales
TS. Trần Khánh Toàn
ThS. Hoàng Kim Hà
ThS. Dương Đức Thiện
ThS. Phan Thanh Thủy
ThS. Vũ Thị Hậu

H
P

Các chuyên gia tham gia biên soạn

U

PGS.TS. Phạm Trọng Thanh
TS. Trần Văn Tiến
ThS. Sarah Bales
TS. Trần Khánh Toàn
ThS. Dương Đức Thiện
TS. Nguyễn Khánh Phương
TS. Lê Thị Thanh Xuân

TS. Phan Hồng Vân
TS. Nguyễn Bích Ngọc
PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương

TS. Trần Bích Thuỷ
GS.TS. Nguyễn Đình Cử
TS. Phạm Ngân Giang
PGS.TS. Giang Thanh Long

H

Hỗ trợ kỹ thuật
ThS. Nguyễn Thị Thu Cúc

ThS. Ngô Mạnh Vũ

i


Lời cảm ơn
Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo thường niên lần thứ
10 được xây dựng với sự hợp tác giữa Bộ Y tế và Nhóm đối tác Y tế (HPG). Báo cáo này nhằm
tổng hợp những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế năm 2016 và giai đoạn 2016-2020, đánh
giá việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm ngành y tế giai đoạn
2016-2020 và kết quả thực hiện các nhiệm vụ năm 2016. Bên cạnh đó, Báo cáo cũng phân tích
sâu chun đề “Hướng tới mục tiêu già hoá khoẻ mạnh ở Việt Nam” với các vấn đề đặt ra do
già hoá dân số và những đáp ứng của Việt Nam.
Báo cáo JAHR năm 2016 đã được hồn thành với sự hỗ trợ tích cực từ nhiều tổ chức và
cá nhân. Chúng tôi xin bày tỏ sự biết ơn đối với những đóng góp quý báu từ các cục, vụ, viện
và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế cũng như các bộ, ngành liên quan trong q trình xây dựng
báo cáo này.
Chúng tơi đặc biệt ghi nhận và đánh giá cao sự hỗ trợ kỹ thuật và các ý kiến đóng góp
hiệu quả của Nhóm đối tác Y tế và các tổ chức, cá nhân quốc tế, cũng như sự hỗ trợ tài chính từ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Liên minh Toàn cầu về Vắc-xin và Tiêm chủng (GAVI) và Liên

minh châu Âu (EU).

H
P

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các chuyên gia trong nước và quốc tế đã tham
gia trực tiếp và đóng góp tích cực vào q trình phân tích các thơng tin sẵn có để giúp nhóm tác
giả xây dựng dự thảo các chương; tổng hợp, phản hồi thông tin cho các đối tác và hồn thiện
nội dung báo cáo. Xin ghi nhận những đóng góp âm thầm của những người vì một lý do nào đó,
tên của họ chưa được liệt kê ở phần sau.

U

Chúng tơi xin trân trọng cảm ơn Nhóm điều phối xây dựng báo cáo JAHR, dưới sự chỉ
đạo của TS. Đặng Việt Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, PGS. TS. Nguyễn Hồng
Long, Cục trưởng Cục Phịng chống HIV/AIDS, cùng các thành viên của nhóm, bao gồm TS.
Trần Thị Mai Oanh, TS. Hà Anh Đức, TS. Trần Văn Tiến, ThS. Sarah Bales, TS. Trần Khánh
Toàn, ThS. Hoàng Kim Hà, ThS. Dương Đức Thiện, ThS. Phan Thanh Thuỷ, và ThS. Vũ Thị
Hậu đã tham gia và đóng góp tích cực trong q trình tổ chức, xây dựng và hồn thiện báo cáo
này.

Hỗ trợ tài chính



H

Ban biên soạn

WHO


Tổ chức Y tế
thế giới

ii


Mục lục
Lời cảm ơn...............................................................................................................................ii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................xi
Giới thiệu..................................................................................................................................1
Mục đích của Báo cáo JAHR........................................................................................... 1
Cấu trúc và nội dung của báo cáo JAHR 2016................................................................ 1
Phương pháp thực hiện................................................................................................... 2
Tổ chức thực hiện ........................................................................................................... 3
PHẦN MỘT. CẬP NHẬT HỆ THỐNG Y TẾ..............................................................................4
Chương I. Quản trị hệ thống y tế và thông tin y tế.............................................................. 5
1. Các nhiệm vụ trọng tâm trong quản trị hệ thống y tế
và hệ thống thông tin y tế giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2016....................................... 5
2. Cập nhật kết quả triển khai hoạt động quản trị hệ thống y tế
và hệ thống thông tin y tế năm 2016................................................................................ 6
3. Các vấn đề ưu tiên......................................................................................................... 15
4. Khuyến nghị giải pháp.................................................................................................... 16
5. Tổng quan về việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến y tế . ..... 17

H
P

Chương II. Các nguồn lực đầu vào cho CSSK................................................................... 18
1. Các nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến nguồn lực đầu vào cho CSSK

giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2016............................................................................... 18
2. Cập nhật kết quả triển khai hoạt động liên quan các đầu vào cho CSSK năm 2016..... 19
3. Các vấn đề ưu tiên ........................................................................................................ 32
4. Khuyến nghị.................................................................................................................... 33

U

H

Chương III. Cung ứng dịch vụ y tế .....................................................................................35
1. Các nhiệm vụ trọng tâm trong cung ứng dịch vụ y tế
giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2016............................................................................... 35
2. Cập nhật một số chính sách mới ban hành liên quan
đến lĩnh vực cung ứng dịch vụ y tế................................................................................ 36
3. Cập nhật kết quả triển khai hoạt động cung ứng dịch vụ y tế năm 2016....................... 36
4. Một số vấn đề ưu tiên .................................................................................................... 53
5. Khuyến nghị các giải pháp.............................................................................................. 55
PHẦN HAI. HƯỚNG TỚI GIÀ HÓA KHỎE MẠNH Ở VIỆT NAM.......................................... 59
Giới thiệu................................................................................................................................60
1. Quan điểm quốc tế về già hố khoẻ mạnh..................................................................... 60
2. Chính sách của Việt Nam về người cao tuổi.................................................................. 61
Chương IV. Già hóa dân số và thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam....... 66
1. Già hóa dân số ở Việt Nam............................................................................................ 66
2. Tình hình sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam.............................................................. 75

iii


Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của NCT ở Việt Nam...................... 102
1. Một số chính sách lớn về CSSK cho người cao tuổi.................................................... 103

2. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe người cao tuổi............................................................. 110
3. Nhân lực và tài chính cho CSSK người cao tuổi.......................................................... 124
4. Thực trạng cung cấp dịch vụ CSSK người cao tuổi..................................................... 134
Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam..................................... 150
1. Chính sách chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ...................................................... 151
2. Nhu cầu chăm sóc dài hạn của người cao tuổi............................................................ 155
3. Cung cấp dịch vụ chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi.............................................. 159
4. Nguồn nhân lực chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ............................................... 175
5. Tài chính chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi........................................................... 183
Chương VII: Môi trường xã hội đối với sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam.......... 189
1. Khung phân tích mối quan hệ mơi trường xã hội và sức khỏe người cao tuổi............. 189
2. Môi trường xã hội đảm bảo điều kiện vật chất cho người cao tuổi.............................. 190
3. Môi trường xã hội đảm bảo sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi............................. 193

H
P

Chương VIII. Các vấn đề ưu tiên và khuyến nghị giải pháp
hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam ....................................................... 201
1. Các vấn đề ưu tiên cho già hóa khỏe mạnh ................................................................ 201
2. Khuyến nghị các giải pháp y tế và liên ngành hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh.....
208

U

Tài liệu tham khảo...............................................................................................................218
Phụ lục. Các chỉ số giám sát và đánh giá, 2011 - 2015, chỉ tiêu năm 2020.................... 226

H


iv


Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016
Ban Biên soạn, nhóm điều phối và các tác giả xin chân thành cảm ơn các cá nhân sau
đây đã tích cực đóng góp ý kiến q báu, cung cấp thông tin và hỗ trợ chúng tôi hoàn thành Báo
cáo JAHR năm 2016.
Họ và tên
Bùi Đức An
Đỗ Hồng Anh
Nguyễn Trung Anh
Vũ Nữ Anh
Trương Đình Bắc
Nguyễn Thị Ngọc Bảo
Lê Văn Chính
Trần Ngọc Duy
Eraly Emmanuel
Đinh Thái Hà
Nguyễn Thị Hải
Đàm Trọng Hiếu
Nguyễn Đình Hồ
Đặng Huy Hồng
Nguyễn Văn Hồi
Hồng Thanh Hương
Cendona Jose
Đặng Xuân Khang
Trần Đăng Khoa
Bùi Đức Lập
Đoàn Thị Phương Liên
Nguyễn Đức Mạnh

Kato Masaya
Hoàng Văn Minh
Takeuchi Momoe
Bùi Thị Nam
Phạm Thị Quỳnh Nga
Nguyễn Thanh Ngọc
Phạm Tuyết Nhung
Lê Mai Phương
Nguyễn Thị Kim Phương
Trần Đức Quang
Escalante Socorro
Phạm Thắng
Lê Thanh
Nguyễn Thị Phương Thanh
Phan Thị Kim Thanh
Lương Chí Thành
Nguyễn Hữu Thọ
Trần Minh Thu
Hà Huy Tồn
van der Velden Ton
Nguyễn Xuân Trường
Đinh Anh Tuấn
Khương Anh Tuấn
Nguyễn Ngọc Tuấn
Nguyễn Đăng Vững

Cơ quan cơng tác
Cục Phịng, chống HIV/AIDS
Trung tâm dưỡng lão Orihome
Bệnh viện Lão khoa trung ương

Vụ Bảo hiểm Y tế - Bộ Y tế
Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế
Trung tâm mua sắm tập trung quốc gia - Bộ Y tế
Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế
Vụ Pháp chế - Bộ Y tế
Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam
Tổng cục Dân số-KHHGĐ, Bộ Y tế
Liên Hiệp hội người khuyết tật Việt Nam
Phòng khám BSGĐ Bệnh viện Medlatec
Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam
Ngân hàng thế giới
Cục Bảo trợ xã hội - Bộ LĐ - TB & XH
Vụ KHTC - Bộ Y tế
Liên minh châu Âu
Cục Bảo trợ xã hội - Bộ LĐ - TB & XH
Vụ Sức khoẻ Bà mẹ trẻ em - Bộ Y tế
Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế
Cục Bảo trợ xã hội - Bộ LĐ - TB & XH
Viện Dân số, Gia đình và Trẻ em
Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam
Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội
Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam
Bộ Tư pháp
Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam
Cục Quản lý KCB - Bộ Y tế
Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam
Cục Phòng, chống HIV/AIDS
Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam
Tổng cục DS - KHHGĐ - Bộ Y tế
Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam

Bệnh viện Lão khoa trung ương
Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam
Help Age International
Cục KHCN - Bộ Y tế
Cục CNTT - Bộ Y tế
Vụ BHXH - Bộ LĐ-TB & XH
Trung tâm CSSK người cao tuổi
Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế
Trung tâm BSGĐ Việt Úc
Tổng cục Dân số-KHHGĐ - Bộ Y tế
Vụ Sức khoẻ Bà mẹ trẻ em - Bộ Y tế
Viện Chiến lược và Chính sách y tế
Cục Quản lý Y dược cổ truyền - Bộ Y tế
Trường Đại học Y Hà Nội

H
P

U

H

v


Danh mục bảng
Bảng 1. Tổng hợp quá trình phát triển các văn bản luật trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực
liên quan.................................................................................................................... 9
Bảng 2. Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Y tế, 2012 - 2015............................................. 12
Bảng 3. Quy định của Hiến pháp về quyền lợi của người cao tuổi....................................... 62

Bảng 4. Tóm tắt vai trị các tổ chức đóng góp vào sự nghiệp già hóa khỏe mạnh............... 65
Bảng 5. Tình trạng hôn nhân của người cao tuổi Việt Nam, 2011 (%)................................. 70
Bảng 6. Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi Việt Nam theo tuổi, giới
và khu vực, 2011 (%)............................................................................................... 71
Bảng 7. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở người cao tuổi
Việt Nam, 2001 - 2015............................................................................................. 87
Bảng 8. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người cao tuổi
Việt Nam, 2004 - 2015............................................................................................. 89

H
P

Bảng 9. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh cơ xương khớp
ở người cao tuổi Việt Nam, 2000 - 2015................................................................. 90
Bảng 10.Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh phổi mạn tính
ở người cao tuổi Việt Nam, 2000 - 2015................................................................. 91
Bảng 11. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh tâm thần, thần kinh
ở người cao tuổi Việt Nam, 2000 - 2015................................................................. 94

U

Bảng 12.Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY liên quan đến các yếu tố nguy cơ
theo nhóm tuổi của người cao tuổi Việt Nam, 2015................................................ 97
Bảng 14.Các mục tiêu về sức khỏe người cao tuổi của Đề án chăm sóc sức khoẻ
người cao tuổi giai đoạn 2017 - 2025.................................................................... 105

H

Bảng 15. Quyền lợi bảo hiểm y tế của người cao tuổi.......................................................... 108
Bảng 16. Các chỉ tiêu liên quan phịng chống bệnh khơng lây nhiễm

năm 2020 và 2025................................................................................................. 139
Bảng 17. Điều kiện hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ................................................... 173
Bảng 18. Một số chương trình đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam..... 179
Bảng 19. Tóm tắt tình hình đào tạo nhân lực ngành công tác xã hội ở Việt Nam, 2015...... 182
Bảng 20. Trợ cấp xã hội hằng tháng cho các đối tượng người cao tuổi, 2017..................... 184
Bảng 21. Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, ni dưỡng hàng tháng cho người cao tuổi
tại cơ sở bảo trợ xã hội......................................................................................... 186

vi


Danh mục hộp
Hộp 1. Minh họa các bước thực hiện trong xây dựng Luật Dược (sửa đổi)....................... 10
Hộp 2. Nguyên tắc khám sàng lọc bệnh tật theo khuyến cáo của WHO.......................... 142
Hộp 3. Mơ hình khám sức khỏe định kỳ của nước Anh.................................................... 143

H
P

U

H

vii


Danh mục hình
Hình 1. Khung các thành phần của hệ thống y tế................................................................... 4
Hình 2. Một số thay đổi về mơ hình tổ chức y tế địa phương ................................................ 8
Hình 3. Các quy định cần thiết để sắp xếp, tổ chức lại y tế địa phương................................ 8

Hình 4. Chi bình quân lượt khám bảo hiểm y tế, 2015 - 2016.............................................. 24
Hình 5. Lĩnh vực đầu tư của các đề án xã hội hóa y tế theo báo cáo đến năm 2016........... 27
Hình 6. Nguồn vốn huy động cho các đề án xã hội hóa y tế theo báo cáo đến năm 2016... 27
Hình 7. Khung phân tích về già hóa khỏe mạnh................................................................... 61
Hình 8. Cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam, 1979 - 2049........................................................ 67
Hình 9. Quá trình già hóa dân số ở Việt Nam, 2006 - 2049.................................................. 67
Hình 10. Chỉ số già hóa của dân số Việt Nam, 1979 - 2049................................................... 68
Hình 11. Chỉ số già hóa (65+) của các nước Đơng Nam Á, 2015........................................... 68
Hình 12. Tỷ số phụ thuộc của Việt Nam, 1979 - 2049............................................................. 69

H
P

Hình 13. Xu hướng cơ cấu tuổi của người cao tuổi Việt Nam, 1979 - 2049........................... 69
Hình 14. Tỷ số giới tính theo độ tuổi của người cao tuổi Việt Nam, 1979 - 2049................... 70
Hình 15. Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi Việt Nam, 2002 - 2012............................... 71
Hình 16. Tháp dân số người cao tuổi Việt Nam theo khu vực, 2015...................................... 72
Hình 17. Dự báo tỷ lệ người cao tuổi Việt Nam theo khu vực so
với ngưỡng siêu già, 2015 - 2049............................................................................ 73
Hình 18. Tỷ lệ dân số Việt Nam từ 60 tuổi trở lên, 65 tuổi trở lên theo vùng, 2015................ 73

U

Hình 19. Bản đồ chỉ số già hố dân số Việt Nam, 2015.......................................................... 74
Hình 20. Tuổi thọ khỏe mạnh, số năm sống trung bình có bệnh tật và tuổi thọ
từ lúc sinh theo giới của các nước Đơng Nam Á, 2015........................................... 75
Hình 21. Tuổi thọ khoẻ mạnh, số năm sống trung bình có bệnh tật và tuổi thọ
ở tuổi 60 theo giới của các nước Đông Nam Á, 2015.............................................. 76

H


Hình 22. Tự đánh giá sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam
theo đặc trưng cá nhân, địa lý, 2011........................................................................ 77
Hình 23. Tỷ lệ mất chức năng ở người cao tuổi Việt Nam theo tự đánh giá, 2009................. 78
Hình 24. Tình trạng sống chung của người cao tuổi Việt Nam có khó khăn
hoặc khơng thể thực hiện những chức năng cơ bản, 2009..................................... 78
Hình 25. Cơ cấu gánh nặng bệnh tật theo DALY của người cao tuổi ở Việt Nam
do rối loạn thị giác, 2015.......................................................................................... 79
Hình 26. Các khó khăn về chức năng vận động của người cao tuổi Việt Nam
theo nhóm tuổi, 2011................................................................................................ 80
Hình 27. Tình trạng khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày
của người cao tuổi Việt Nam.................................................................................... 81
Hình 28. Khái niệm năm sống điều chỉnh theo mức độ bệnh tật và tử vong.......................... 81
Hình 29. Các nhóm ngun nhân chính gây DALYs và tử vong
ở người cao tuổi Việt Nam, 2015............................................................................. 82
Hình 30. Xu hướng DALY theo nhóm bệnh ở người cao tuổi Việt Nam, 1990 - 2015............ 82

viii


Hình 31. Mơ hình ngun nhân gây gánh nặng bệnh tật theo DALY
ở người cao tuổi, 2015............................................................................................. 83
Hình 32. Mơ hình nguyên nhân gây tử vong ở người cao tuổi Việt Nam, 2015...................... 84
Hình 33. Mơ hình bệnh tật của người cao tuổi điều trị
tại Bệnh viện Lão khoa trung ương, 2008 ............................................................... 85
Hình 34. Mơ hình bệnh tật ở người cao tuổi khám chữa bệnh tại tuyến cơ sở
theo loại hình dịch vụ, 2014...................................................................................... 86
Hình 35. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh tim mạch ở người cao tuổi Việt Nam
theo nhóm tuổi, 1990 - 2015..................................................................................... 88
Hình 36. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do đái tháo đường ở người cao tuổi Việt Nam

theo nhóm tuổi, 1990 - 2015..................................................................................... 89
Hình 37. Cơ cấu gánh nặng bệnh tật theo DALY do cơ xương khớp
ở người cao tuổi Việt Nam, 2015............................................................................. 90
Hình 38. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh cơ xương khớp
ở người cao tuổi Việt Nam theo nhóm tuổi, 1990 - 2015......................................... 91

H
P

Hình 39. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh phổi mạn tính
ở người cao tuổi Việt Nam theo nhóm tuổi, 1990 - 2015......................................... 92
Hình 40. Cơ cấu tỷ lệ mới mắc ung thư ở người cao tuổi Việt Nam, 2012............................. 93
Hình 41. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh ung thư
ở người cao tuổi Việt Nam theo nhóm tuổi, 1990 - 2015......................................... 93
Hình 42. Cơ cấu gánh nặng bệnh tật do bệnh thần kinh và tâm thần
ở người cao tuổi Việt Nam, 2015............................................................................. 95

U

Hình 43. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh thần kinh và bệnh tâm thần
ở người cao tuổi Việt Nam theo nhóm tuổi, 1990 - 2015......................................... 95
Hình 44. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY liên quan đến 3 nhóm
yếu tố nguy cơ chính theo nhóm tuổi của người cao tuổi Việt Nam, 2015............... 96

H

Hình 45. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY liên quan đến nhóm yếu tố nguy cơ
hành vi theo nhóm tuổi và giới ở người cao tuổi Việt Nam, 2015............................ 98
Hình 46. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY liên quan đến yếu tố nguy
cơ chuyển hóa theo nhóm tuổi và giới ở người cao tuổi Việt Nam, 2015................ 98

Hình 47. Tỷ lệ số ca tử vong liên quan các nhóm yếu tố nguy cơ theo giới
ở người cao tuổi Việt Nam, 2015........................................................................... 100
Hình 48. Nội dung các can thiệp nhằm mục tiêu già hóa khỏe mạnh .................................. 102
Hình 49. Các can thiệp CSSK và chăm sóc dài hạn vì mục tiêu già hóa khỏe mạnh
theo các giai đoạn của vịng đời............................................................................. 103
Hình 50. Sơ đồ mạng lưới y tế lồng ghép hoạt động CSSSK người cao tuổi....................... 112
Hình 51. Cơ cấu lượt sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi Việt Nam, 2012.................. 113
Hình 52. Bản đồ về sự phát triển của chuyên khoa lão khoa Việt Nam năm 2017............... 114
Hình 53. Tỷ lệ người cao tuổi trong tổng số lượt sử dụng các loại dịch vụ y tế, 2012.......... 120
Hình 54. Cơ cấu lượt sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi
theo loại dịch vụ y tế, 2012..................................................................................... 121
Hình 55. Cơ cấu chi phí từ tiền túi theo dịch vụ y tế
được người cao tuổi sử dụng, 2012....................................................................... 121

ix


Hình 56. Cơ cấu lượt sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi
theo cơ sở y tế, loại dịch vụ và nhóm tuổi, 2012.................................................... 122
Hình 57. Cơ cấu lượt khám sức khỏe của người cao tuổi theo nhóm dân cư, 2012............ 123
Hình 58. Cơ cấu lượt khám chữa bệnh ngoại trú của người cao tuổi
theo nhóm dân cư, 2012........................................................................................ 123
Hình 59. Cơ cấu lượt khám chữa bệnh nội trú được người cao tuổi sử dụng
theo nhóm dân cư, 2012........................................................................................ 124
Hình 60. Cơ cấu mức sống người cao tuổi sử dụng dịch vụ theo loại cơ sở y tế, 2012....... 129
Hình 61. Tỷ lệ người cao tuổi có bảo hiểm y tế theo nhóm tuổi, 2006 - 2014....................... 130
Hình 62. Cơ cấu loại hình bảo hiểm y tế ở người cao tuổi theo nhóm tuổi, 2012................. 131
Hình 63. Tỷ lệ người cao tuổi có bảo hiểm y tế theo đặc tính cá nhân, 2006 - 2014............ 131
Hình 64. Cơ cấu loại bảo hiểm y tế theo đặc tính cá nhân của người cao tuổi, 2012.......... 132
Hình 65. Số lượt sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú bình quân

hằng năm ở người cao tuổi theo tình trạng bảo hiểm y tế, 2014........................... 133

H
P

Hình 66. Chi phí bình qn một lần sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú
và nội trú ở người cao tuổi theo tình trạng bảo hiểm y tế, 2014............................ 134
Hình 67. Tam giác chăm sóc người cao tuổi của Kaiser....................................................... 150
Hình 68. So sánh mơ hình chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi tập trung và mơ hình
tại cộng đồng.......................................................................................................... 154
Hình 69. Cơ cấu mức độ khuyết tật của người cao tuổi Việt Nam, 2015.............................. 157
Hình 70. Dự báo số người rất khó khăn hoặc khơng thể thực hiện ít nhất
1 chức năng cơ bản (nhìn, nghe, đi lại, tập trung/ghi nhớ), 2019 - 2049............... 158

U

Hình 71. Dự báo số người cao tuổi gặp khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày,
2019 - 2049............................................................................................................158
Hình 72. Các loại dịch vụ với hai mơ hình chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi................. 159
Hình 73. Quản lý nhà nước về các mơ hình chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi
tại cộng đồng.......................................................................................................... 161

H

Hình 74. Các mảng hoạt động của câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau .............................. 162
Hình 75. Bản đồ thực trạng phát triển câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau tại Việt Nam
đến cuối năm 2016................................................................................................. 164
Hình 76. Cơ chế thành lập các loại hình cơ sở chăm sóc dài hạn tập trung
cho người cao tuổi ở Việt Nam............................................................................... 171
Hình 77. Tình hình người cao tuổi có khuyết tật nặng và người cao tuổi

được nhận chăm sóc nội trú theo vùng, 2014........................................................ 174
Hình 78. Nhân lực chính chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam........................ 176
Hình 79. Mơi trường xã hội và sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam.................................... 189

x


ADR
ARV
ATTP
BHXH
BHYT
BKLN
BMTE
BPTT
BSGĐ
BTXH
BV
CBYT
CLB LTH TGN
CSDH
CNTT
CSSK
CSSKBĐ
CSSKSS
CTMTQG
DALY
DVYT
DVYTCB
ĐTĐ

GDP
HIV/AIDS
JAHR
KB,CB
KCB
KHHGĐ
LĐTBXH
NCT
NSNN
NVYTTB
ODA
PHCN
PK
PPP
PTTT
SDD
TCMR
THA
TNTT
TNV
TTBYT
TT-GDSK
TTYT
TYT
USD
WHO
YDCT
YHCT
YTDP


Danh mục chữ viết tắt

Tác dụng không mong muốn của thuốc
Thuốc kháng vi rút
An toàn thực phẩm
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bệnh không lây nhiễm
Bà mẹ trẻ em
Biện pháp tránh thai
Bác sĩ gia đình
Bảo trợ xã hội
Bệnh viện
Cán bộ y tế
Câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhau
Chăm sóc dài hạn
Cơng nghệ thơng tin
Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Chương trình mục tiêu quốc gia
Năm sống hiệu chỉnh theo mức độ tàn tật
Dịch vụ y tế
Dịch vụ y tế cơ bản
Đái tháo đường
Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Production)
Vi rút suy giảm miễn dịch ở người/hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
Báo cáo chung tổng quan ngành y tế
Khám bệnh, chữa bệnh
Khám chữa bệnh

Kế hoạch hóa gia đình
Lao động-Thương binh và Xã hội
Người cao tuổi
Ngân sách Nhà nước
Nhân viên y tế thơn bản
Hỗ trợ phát triển chính thức
Phục hồi chức năng
Phịng khám
Hợp tác cơng tư
Phương tiện tránh thai
Suy dinh dưỡng
Tiêm chủng mở rộng
Tăng huyết áp
Tai nạn thương tích
Tình nguyện viên
Trang thiết bị y tế
Truyền thơng giáo dục sức khoẻ
Trung tâm Y tế
Trạm Y tế
Đô la Mỹ
Tổ chức Y tế thế giới
Y dược cổ truyền
Y học cổ truyền
Y tế dự phòng

H
P

U


H

xi


Giới thiệu

Giới thiệu
Mục đích của Báo cáo JAHR
Theo thống nhất với Nhóm đối tác y tế (HPG), từ năm 2007, Báo cáo tổng quan chung
ngành y tế (JAHR) được xây dựng nhằm đánh giá thực trạng và xác định các vấn đề ưu tiên
trong lĩnh vực y tế nhằm hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch hằng năm của Bộ Y tế và làm cơ sở cho
việc lựa chọn các trọng tâm đối thoại và hợp tác giữa ngành y tế với các đối tác quốc tế.
Báo cáo JAHR hằng năm có các mục tiêu sau: (i) cập nhật thực trạng của hệ thống y tế,
bao gồm tổng hợp các chính sách mới và đánh giá tiến độ thực hiện các nhiệm vụ và các kết quả
thực hiện các mục tiêu được đề ra trong các kế hoạch y tế, tiến độ thực hiện các Mục tiêu Thiên
niên kỷ ở Việt Nam và (ii) phân tích và đánh giá chuyên sâu hơn về một khía cạnh của hệ thống
y tế hoặc một số chủ đề quan trọng đang được các nhà hoạch định chính sách y tế quan tâm.

Cấu trúc và nội dung của báo cáo JAHR 2016

H
P

Báo cáo JAHR đã đi qua hai chu kỳ Kế hoạch 5 năm. Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế
mỗi năm, cấu trúc và nội dung của báo cáo JAHR có sự thay đổi để đáp ứng mục tiêu và các
yêu cầu cụ thể của hoạt động lập kế hoạch y tế và lựa chọn các lĩnh vực trọng tâm đối thoại và
hợp tác giữa ngành y tế Việt Nam và các đối tác phát triển quốc tế.
Năm 2007, Báo cáo JAHR đầu tiên được xây dựng, đã cập nhật toàn diện các lĩnh vực
chủ yếu của hệ thống y tế Việt Nam, gồm: (i) Tình trạng sức khỏe và các yếu tố tác động; (ii)

Tổ chức và quản lý hệ thống y tế; (iii) Nhân lực y tế; (iv) Tài chính y tế và (v) Cung ứng dịch
vụ y tế. Báo cáo JAHR 2008 và 2009, ngoài phần cập nhật hệ thống y tế, đã lần lượt phân tích
sâu chủ đề Tài chính y tế và Nhân lực y tế ở Việt Nam. Báo cáo JAHR 2010 đã đặt trọng tâm
vào việc cập nhật toàn diện các cấu phần của hệ thống y tế, nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng kế
hoạch 5 năm ngành y tế giai đoạn 2011 - 2015.

U

H

Báo cáo JAHR 2011, được xây dựng vào năm đầu tiên của Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015
đã cập nhật những định hướng mới được xác định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, và
Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội, nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch y tế năm
2012 và thúc đẩy việc triển khai thực hiện Kế hoạch 5 năm. Các báo cáo JAHR từ 2012 - 2015
có nhiệm vụ hỗ trợ xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm của ngành y tế, thơng qua việc cập
nhật các chính sách mới, đánh giá tiến độ thực hiện các nhiệm vụ trong 6 cấu phần của hệ thống
y tế. Các báo cáo này cũng đã phân tích sâu về các chủ đề khác nhau như Chất lượng dịch vụ y
tế, Bao phủ chăm sóc sức khoẻ (CSSK) tồn dân, Kiểm sốt các bệnh không lây nhiễm và Tăng
cường chất lượng y tế cơ sở hướng tới bao phủ CSSK toàn dân.
Báo cáo JAHR 2016 được xây dựng trong năm đầu tiên của Kế hoạch 5 năm 2016 2020, đồng thời cũng là năm đầu tiên thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững do Liên hợp
quốc đề ra. Bởi vậy, báo cáo JAHR năm nay cũng có các nhiệm vụ: (i) cung cấp thông tin hỗ
trợ xây dựng các giải pháp triển khai Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 của ngành y tế; và (ii) hỗ trợ
xây dựng các chính sách bảo đảm già hố khoẻ mạnh ở Việt Nam.
Báo cáo JAHR năm nay được cấu trúc thành 2 phần với 8 chương như sau.
PHẦN MỘT. Cập nhật hệ thống y tế
Sáu cấu phần của hệ thống y tế được cập nhật theo 3 chương với 3 nhóm: (1) Quản trị
1


Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

hệ thống y tế và hệ thống thông tin y tế; (2) Các nguồn lực đầu vào cho chăm sóc sức khoẻ; và
(3) Cung ứng dịch vụ y tế.
Chương I: Quản trị hệ thống y tế và hệ thống thông tin y tế. Cập nhật tình hình triển khai
thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 và kết quả thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ năm 2016
về quản trị hệ thống y tế và hệ thống thông tin y tế.
Chương II: Các nguồn lực đầu vào cho chăm sóc sức khoẻ. Cập nhật tình hình triển khai
thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 và kết quả thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ năm 2016 liên
quan đến nguồn lực đầu vào cho chăm sóc sức khoẻ: nhân lực, tài chính, thuốc, trang thiết bị y tế.
Chương III: Cung ứng dịch vụ y tế. Cập nhật tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch 5
năm 2016 - 2020 và kết quả thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ năm 2016 trong lĩnh vực cung ứng
dịch vụ y tế: dự phòng, khám chữa bệnh, YHCT, DS-KHHGĐ, CSSKSS và BMTE.
PHẦN HAI. Phân tích sâu về chủ đề “Hướng tới già hoá khoẻ mạnh ở Việt Nam” với
các nội dung sau:

H
P

Giới thiệu: Quan điểm quốc tế về già hóa và khung chiến lược can thiệp của Tổ chức
Y tế thế giới; Chính sách về người cao tuổi (NCT) của Việt Nam; các tổ chức tham gia bảo vệ
quyền lợi, cấp dịch vụ y tế, dịch vụ chăm sóc cá nhân và tổ chức hoạt động để tăng cường môi
trường xã hội cho NCT.
Chương IV: Già hóa dân số, thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam. Chương
này phân tích các đặc điểm của già hoá dân số Việt Nam; tình hình sức khoẻ NCT Việt Nam.
Chương V: Chăm sóc y tế nhằm mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam. Chương này
cập nhật các chính sách về CSSK cho NCT, thực trạng mạng lưới, nhân lực, tài chính và cung
ứng dịch vụ CSSK cho NCT.

U

Chương VI: Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi. Chương này phân tích nhu cầu chăm

sóc dài hạn của NCT Việt Nam, đánh giá thực trạng bảo đảm cung cấp dịch vụ chăm sóc dài hạn
cho NCT hiện nay, một số bài học kinh nghiệm quốc tế.

H

Chương VII: Môi trường xã hội đối với sức khỏe của người cao tuổi. Phân tích, đánh giá
môi trường xã hội bảo đảm các điều kiện về vật chất và tinh thần cho người cao tuổi.
Chương VIII: Xác định các vấn đề ưu tiên và khuyến nghị giải pháp hướng tới mục tiêu
già hóa khỏe mạnh. Chương này tóm tắt các vấn đề ưu tiên và những giải pháp được đề xuất
nhằm bảo đảm cho già hoá khoẻ mạnh ở Việt Nam.
Phần Phụ lục bao gồm một bảng tóm tắt các chỉ số giám sát và đánh giá liên quan đến các
mục tiêu và nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm của ngành y tế và các mục tiêu phát triển bền vững
liên quan y tế cùng số liệu của giai đoạn 2011 - 2015 và mục tiêu năm 2020.

Phương pháp thực hiện
Quá trình xây dựng báo cáo JAHR 2016 được thực hiện dựa vào một số phương pháp
tiếp cận và yêu cầu chung, bao gồm:
Căn cứ vào bối cảnh kinh tế-xã hội và đặc điểm của hệ thống y tế Việt Nam đang trong
quá trình đổi mới và phát triển, dựa vào các tiêu chí cơng bằng, hiệu quả của hệ thống y tế, để
đánh giá đúng những kết quả, tiến bộ, những khó khăn, trở ngại trong việc thực hiện các mục
tiêu cần hướng tới, đặc biệt là các nhiệm vụ đã đề ra, từ đó đề xuất các giải pháp tương ứng.
2


Giới thiệu
Tìm hiểu và vận dụng các khung lý thuyết phù hợp đối với từng cấu phần của hệ thống
y tế, cũng như đối với các chủ đề trọng tâm được đề cập trong báo cáo hằng năm, để bảo đảm
tính nhất quán, khoa học về quan niệm và cách tiếp cận, phù hợp với xu thế hiện đại.
Chú trọng thảo luận với cán bộ, chuyên gia các vụ, cục liên quan của Bộ Y tế để làm rõ
những vấn đề cần quan tâm để bảo đảm tiến độ thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch

5 năm liên quan đến từng vụ, cục; kịp thời trao đổi thông tin và cung cấp các dự thảo báo cáo
cho nhóm cơng tác của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế chịu trách nhiệm điều phối xây dựng
Báo cáo JAHR.
Các phương pháp cụ thể được sử dụng để xây dựng báo cáo, bao gồm: (i) Tổng hợp các
tài liệu có sẵn, gồm các văn bản chính sách, pháp luật và các tài liệu nghiên cứu, khảo sát, và
(ii) Thu thập, xử lý ý kiến của các bên liên quan, nhất là của cán bộ quản lý, chuyên gia ngành
y tế và các bộ, ngành liên quan, các chuyên gia quốc tế.
Tổng hợp và xử lý các tài liệu sẵn có, gồm các văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ,
Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ; các cơng trình nghiên cứu, khảo sát;
các báo cáo của các bộ, ngành; báo cáo tổng kết chuyên ngành; tài liệu của các tổ chức quốc tế
và của nước ngồi. Nhóm điều phối tìm kiếm và cung cấp một số tài liệu và số liệu thống kê
chính; các chun gia chủ động tìm kiếm và chia sẻ các tài liệu liên quan.

H
P

Việc thu thập và xử lý các ý kiến của các bên liên quan được thực hiện như sau:
■■ Tổ chức 01 Hội thảo và 04 buổi thảo luận bàn tròn với các chuyên gia trong nước với sự
tham gia của các đại biểu từ Nhóm đối tác y tế.
■■ Đăng các dự thảo chương trên website của JAHR (www.JAHR.org.vn) để lấy ý kiến của
các chuyên gia trong nước và quốc tế.

U

■■ Gửi các dự thảo chương để lấy ý kiến của các cục, vụ và đơn vị của Bộ Y tế và một số
bộ, ngành liên quan.

Tổ chức thực hiện

H


Cũng như các năm trước, JAHR 2016 được xây dựng với sự phối hợp chỉ đạo của Bộ Y
tế và Nhóm đối tác y tế với cơ cấu tổ chức điều hành việc xây dựng báo cáo gồm:
Ban chỉ đạo, do Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Ban, với sự tham gia của Thứ trưởng
Phạm Lê Tuấn, lãnh đạo một số Vụ, Cục đầu mối và các điều phối viên quốc tế và trong nước,
có nhiệm vụ xác định chủ đề, xây dựng kế hoạch, lựa chọn chuyên gia, phê duyệt đề cương và
thẩm định báo cáo JAHR hằng năm.
Nhóm điều phối, gồm đại diện Bộ Y tế, một điều phối viên quốc tế, một điều phối viên
trong nước và một số cán bộ hỗ trợ, có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề liên quan đến quản lý
và hành chính, tổ chức hội thảo, tổng hợp các ý kiến đóng góp, bảo đảm sự tham gia của nhiều
bên trong quá trình xây dựng báo cáo; thực hiện biên tập, hồn thiện báo cáo.
Chuyên gia tư vấn, gồm các chuyên gia trong nước từ Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội và một số tổ chức phi chính phủ. Các chun gia này có kiến thức, kinh nghiệm
liên quan đến các cấu phần của hệ thống y tế, bảo trợ và chăm sóc NCT, có nhiệm vụ dự thảo
các chương của báo cáo, thu thập ý kiến của các bên liên quan và hoàn thiện các chương phù
hợp với các góp ý và nhận xét chung.
3


Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

PHẦN MỘT. CẬP NHẬT HỆ THỐNG Y TẾ
Phần một của Báo cáo JAHR 2016 nhằm mục đích cập nhật các chính sách mới và hoạt
động mới, trong đó có việc đánh giá hoạt động thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao trong
Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2016. Khung phân tích chung của hệ thống y tế được thể hiện
trong Hình 1.
Hình 1. Khung các thành phần của hệ thống y tế
Quản trị hệ thống y tế và Hệ thống thông tin y tế

Các đầu vào:

◊ Nhân lực y tế
◊ Tài chính y tế
◊ Dược phẩm, sinh
phẩm, vắc-xin,
trang thiết bị, cơ
sở hạ tầng

Hoạt động cung
ứng dịch vụ:
◊ YTDP
◊ CSSKBĐ
◊ KCB, PHCN
◊ YHCT
◊ Dân số-KHHGĐ,
CSSKSS

Đầu ra, mục tiêu
◊ Phát triển kinh tếxã hội
◊ Tình trạng sức
khỏe
◊ Cơng bằng xã hội

H
P

U

H

4



Chương I. Quản trị hệ thống y tế và thông tin y tế

Chương I. Quản trị hệ thống y tế và thông tin y tế
Nội dung của Chương này nhằm: (i) rà soát lại các nhiệm vụ trọng tâm về quản trị hệ
thống y tế và hệ thống thông tin y tế giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2016; (ii) cập nhật các hoạt
động chuẩn bị cho thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020; (iii) đánh giá kết quả triển khai hoạt
động quản trị hệ thống y tế và hệ thống thông tin y tế năm 2016; và (iv) trên cơ sở đó đề xuất
một số nội dung ưu tiên cho năm 2017 cũng như cả giai đoạn 2017 - 2020.

1. Các nhiệm vụ trọng tâm trong quản trị hệ thống y tế và hệ thống
thông tin y tế giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2016
Ngày 1/3/2016, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký văn bản số 139/KH-BYT ban hành Kế hoạch
Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2016 - 2020, xác định 9 nhiệm
vụ trọng tâm của ngành y tế trong 5 năm tới, trong đó có các nhiệm vụ liên quan đến quản trị
hệ thống y tế và phát triển hệ thống thơng tin y tế. Có 6 nhiệm vụ cụ thể trong lĩnh vực này,
bao gồm:

H
P

■■ Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế;

■■ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về y tế;

■■ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng cơng nghệ thơng tin;
■■ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra;

■■ Tăng cường hợp tác, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trong lĩnh vực y tế;


U

■■ Củng cố và tăng cường hệ thống thông tin y tế.

Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 7/1/ 2016, và Chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết (135/CTr-BYT ngày 29/02/2016) đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế trong
năm 2016. Liên quan quản trị hệ thống y tế với các nội dung sau:

H

■■ Hồn chỉnh để trình Chính phủ ban hành Quy hoạch phát triển hệ thống y tế Việt Nam
đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, phổ biến triển khai quy hoạch được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt; Thực hiện đồng bộ mơ hình trạm y tế (TYT) xã thuộc Trung
tâm y tế (TTYT) huyện, khơng nhất thiết phải có bác sĩ trong định biên mà luân phiên
bác sĩ giữa TTYT và TYT xã.
■■ Xây dựng Dự thảo các dự án Luật trình Quốc hội (Luật Phịng, chống tác hại của rượu,
bia; Luật về Máu và tế bào gốc; Luật dân số), các Đề án trình Chính phủ; hồn thành việc
xây dựng các Thông tư trong kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
■■ Xây dựng và hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính
của ngành y tế năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020; nâng cao việc ứng dụng công nghệ
thông tin, truyền thông trong hoạt động của các cơ quan đơn vị thuộc Bộ; thực hiện việc
kiểm tra, đánh giá và xác định chỉ số cải cách hành chính của các vụ, cục, văn phòng bộ,
Thanh tra Bộ Y tế.
■■ Xây dựng và thực hiện tốt Kế hoạch Thanh tra năm 2016, tập trung vào: thanh tra công tác
quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm; hóa chất chế phẩm diệt côn trùng và đồ gia dụng;
5


Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016

kinh doanh, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; thanh tra toàn diện một
số đơn vị sự nghiệp cơng lập; việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế; việc
thực hiện chính sách, pháp luật trong xã hội hóa cơng tác y tế; quản lý nhà nước về lĩnh
vực dược; công tác đấu thầu thuốc, giá thuốc và sử dụng thuốc; việc thực hiện chế độ thu,
chi tài chính và phịng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
■■ Tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các dịch vụ hành chính
cơng mức độ 4, Dự án cơ chế một cửa ASEAN và cơ chế hải quan một cửa quốc gia cơ
quan Bộ Y tế.
Đối với phát triển hệ thống thông tin y tế, các ưu tiên trong năm 2016 gồm:
■■ Thiết lập hệ thống quản lý thông tin đủ mạnh và hiệu lực giúp cho các nhà quản lý theo
dõi và hoạch định chính sách có đủ thơng tin có chất lượng một cách hệ thống, thường
xuyên và kịp thời.
■■ Tổng kết việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong
lĩnh vực y tế. Xây dựng chương trình hành động và các chỉ tiêu cụ thể để triển khai các
mục tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực y tế.

H
P

Trên cơ sở các nhóm mục tiêu, nhiệm vụ được đặt ra trên, phần còn lại của chương sẽ
tập trung đánh giá kết quả thực hiện và khó khăn, hạn chế. Từ đó sẽ xác định các vấn đề cần ưu
tiên giải quyết trong năm 2017, và giai đoạn đến năm 2020.

2. Cập nhật kết quả triển khai hoạt động quản trị hệ thống y tế và hệ
thống thông tin y tế năm 2016

U

Nhiệm vụ 1. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế


Theo Kế hoạch Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016 - 2020,
nhiệm vụ thứ nhất liên quan đến quản trị hệ thống y tế là Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tổ
chức y tế từ trung ương đến địa phương sau khi Quy hoạch phát triển hệ thống y tế Việt Nam
đến năm 2025 được phê duyệt theo hướng giảm đầu mối, phù hợp với hội nhập quốc tế nhằm
sử dụng có hiệu quả nguồn lực ở các tuyến. Trong đó có 3 nhiệm vụ cụ thể được nêu trong Dự
thảo Quy hoạch, gồm: (i) sáp nhập bệnh viện (BV) huyện và TTYT huyện thành TTYT có 2
chức năng là phịng bệnh, khám chữa bệnh (KCB) và quản lý các trạm y tế xã; (ii) từng bước
sáp nhập các trung tâm, đơn vị làm nhiệm vụ dự phịng tuyến tỉnh thành Trung tâm kiểm sốt
bệnh tật tuyến tỉnh (CDC), chuyển nhiệm vụ điều trị sang các bệnh viện; (iii) sáp nhập các đơn
vị kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, vắc-xin, sinh phẩm y tế, ATTP, TTBYT ở trung ương thành
đơn vị kiểm nghiệm, quản lý chất lượng thực phẩm và dược phẩm. Thành lập một số trung tâm
kiểm nghiệm vùng.

H

Kết quả đạt được
Về tổ chức y tế trung ương
Bộ Y tế tổ chức đánh giá việc thực hiện Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Trên cơ

6


Chương I. Quản trị hệ thống y tế và thông tin y tế
sở đó, đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/06/2017
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế trong nhiệm kỳ Chính
phủ khóa XIV (2016 - 2021). Về cơ bản, vẫn giữ nguyên các nội dung trong Nghị định 63, theo
đó Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm
các lĩnh vực: y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, giám định y khoa,
pháp y, pháp y tâm thần, y dược cổ truyền, sức khỏe sinh sản, trang thiết bị y tế, dược, mỹ phẩm,

an toàn thực phẩm, bảo hiểm y tế, dân số, quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Một số nội dung chi tiết có chỉnh sửa, cập nhật theo
các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.
Về tổ chức y tế địa phương
Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 51/2014/TTLT-BYT-BNV ngày
11/12/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế và Phòng
Y tế huyện. Bộ Y tế cũng đã xây dựng và ban hành Thông tư 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016
hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TTYT huyện, Thông tư số
59/2015/TT-BYT ngày 31/12/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của TTYT tỉnh. Đây là các văn bản pháp lý quan trọng để tổ chức y tế địa phương tinh gọn, hiệu
quả, đảm bảo sự phối hợp, tính liên tục trong cung ứng dịch vụ y tế (DVYT).

H
P

Tuyến tỉnh: Thông tư 51 quy định “… thực hiện mơ hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
ở tuyến tỉnh trên cơ sở sáp nhập các trung tâm có cùng chức năng; các trung tâm chuyên khoa,
trung tâm có giường bệnh chuyển về bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc thành lập bệnh viện chuyên
khoa khi có nhu cầu và có đủ điều kiện về nguồn lực” (Hình 2). Đây là điểm mới có tính đột
phá trong tổ chức hệ thống y tế dự phòng (YTDP). Tính đến tháng 10/2016, đã có 23 tỉnh được
UBND tỉnh ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Sở Y tế, trong đó 17 tỉnh quy định thực hiện Trung tâm kiểm sốt bệnh tật ở tuyến tỉnh. Mơ
hình y tế địa phương của các tỉnh khác vẫn đang trong quy trình xem xét, phê duyệt của UBND
các tỉnh.

U

H

Tuyến huyện: Thông tư 51 quy định “… TTYT huyện được tổ chức thống nhất trên địa

bàn cấp huyện, thực hiện chức năng về YTDP, KCB và PHCN; các phòng khám đa khoa khu
vực (PKĐKKV), nhà hộ sinh khu vực (nếu có) và TYT xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện
là đơn vị y tế thuộc TTYT huyện…”; “… chỉ thành lập Bệnh viện đa khoa ở tuyến huyện khi
thực sự có nhu cầu, điều kiện và phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn là bệnh viện hạng II trở lên…”
(Hình 2). Đến tháng 10/2016, đã có 18 tỉnh quy định thống nhất mơ hình TTYT huyện thực hiện
chức năng YTDP và KCB (14 tỉnh sáp nhập TTYT với bệnh viện huyện, 4 tỉnh đã có mơ hình
TTYT huyện thực hiện 2 chức năng từ trước). Việc thực hiện tổ chức TTYT huyện có 2 chức
năng phù hợp với điều kiện thực tế, tránh đầu tư dàn trải; tập hợp được nhân lực, có thể điều
động, luân chuyển, huy động cán bộ y tế giữa các tuyến; tăng kết nối giữa lĩnh vực YTDP và
KCB; đảm bảo được sự chỉ đạo, hướng dẫn thống nhất giữa tuyến huyện và tuyến xã.
Tuyến xã: Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 33/2015/TT-BYT hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ của TYT xã, phường, thị trấn. Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
117/2014/NĐ-CP về y tế xã. Đến nay đã có 62/63 tỉnh đã quy định TYT xã là đơn vị y tế thuộc
TTYT huyện.

7


Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016
Hình 2. Một số thay đổi về mơ hình tổ chức y tế địa phương

Trung tâm Y
tế dự phòng
Trung tâm
phòng chống
HIV/AIDS

Trung tâm phịng
chống Sốt rét, ký
sinh trùng, cơn trùng

Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật tuyến tỉnh

Trung tâm kiểm dịch
y tế quốc tế

Trung tâm phòng chống
bệnh xã hội
Bệnh viện
huyện

Trung tâm Y tế huyện
2 chức năng
(bệnh viện hạng 2 có thể
hoạt động độc lập)

Trung tâm Y tế
huyện

H
P

Trạm Y tế xã

Nguồn: Thông tư liên tịch số 51/2014/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015

Khó khăn, hạn chế

Một loạt các Nghị định, Thông tư liên quan đến tổ chức y tế địa phương được ban hành,
trong khi Quy hoạch tổng thể về phát triển hệ thống y tế chưa được phê duyệt, đặt ra yêu cầu

phải có kế hoạch hướng dẫn chi tiết về sắp xếp, tổ chức các khoa phòng trong các đơn vị y tế tại
địa phương. Văn bản về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Trung tâm kiểm soát bệnh tật
tuyến tỉnh (CDC) được ban hành chậm (Thông tư 26/2017/TT-BYT mới được ban hành ngày
26/6/2017).

U

H

Đổi mới tổ chức y tế cần phải kèm theo các quy định chi tiết về tổ chức, sắp xếp lại về
cơ sở vật chất, nhân lực y tế (tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng), cơ
chế hoạt động, cơ chế tài chính. Tuy nhiên, chưa có các hướng dẫn cụ thể về các nội dung này,
ví dụ về nhân lực, các quy định về định mức biên chế quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/
TTLT-BYT-BNV hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước đến nay
khơng cịn phù hợp với tổ chức và hoạt động của các cơ sở y tế (Hình 3).
Hình 3. Các quy định cần thiết để sắp xếp, tổ chức lại y tế địa phương
Đổi mới
tổ chức

Nhân lực

Cơ sở
vật chất

Cơ chế
hoạt động

Cơ chế chế
tài chính


Nhiệm vụ 2. Tiếp tục hồn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về y tế
Nhiệm vụ thứ 2 trong Kế hoạch 5 năm của ngành y tế 2016 - 2020 là tiếp tục hoàn thiện
hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về y tế. Trong đó nhiệm vụ địi hỏi cụ thể là phải:
(i) nâng cao năng lực hoạch định và vận động chính sách; (ii) tăng cường xây dựng chính sách
dựa trên bằng chứng; (iii) có sự tham gia rộng rãi của các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề
nghiệp và người dân.
8


Chương I. Quản trị hệ thống y tế và thông tin y tế
Kết quả đạt được
Hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực y tế tiếp tục được hoàn chỉnh. Quốc hội đã
thông qua Luật Dược sửa đổi số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016, trong đó có một số điểm mới
như chính sách phát triển cơng nghiệp dược (ưu tiên nghiên cứu, sản xuất nguyên liệu làm thuốc
từ nguồn dược liệu sẵn có tại Việt Nam, ưu tiên thuốc sản xuất trong nước), chính sách quản lý
giá thuốc, đăng ký thuốc, dược lâm sàng, chứng chỉ hành nghề dược… Các văn bản luật khác
cũng đã hoàn thành dự thảo chi tiết, dự kiến trình Luật Phịng, chống tác hại của lạm dụng rượu,
bia, Luật về Máu và tế bào gốc, Luật Dân số và Luật Chuyển đổi giới tính (Bảng 1).
Bảng 1. Tổng hợp quá trình phát triển các văn bản luật trong lĩnh vực y tế và các lĩnh
vực liên quan
Năm

Tên Luật

1989

Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân

2005


Luật Dược

2006

Luật PC nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)

2006

Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác

2007

Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm

2007

Luật Phịng chống bạo lực gia đình

2008

Luật Bảo hiểm y tế

2009

Luật Khám bệnh chữa bệnh

2009

Luật Người cao tuổi


2010

Luật An tồn thực phẩm

2012

Luật Phịng chống tác hại của thuốc lá

2014

Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi)

2016

Luật Dược (sửa đổi)

2016

Luật Trẻ em

2018

Luật Phòng, chống tác hại rượu bia (dự kiến)

2018

Luật Máu và tế bào gốc (dự kiến)

2018


Luật Dân số (dự kiến)

H
P

U

H

2019 - 2020 Luật Chuyển đổi giới tính (dự kiến)

Bộ Y tế cũng đã tích cực hồn thành để trình Chính phủ ban hành 11 Nghị định quy định
điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực y tế. Đặc biệt, Bộ Y tế đã xây dựng và trình Chính phủ ban
hành Nghị định 36/2016/NĐ-CP, trong đó lần đầu tiên áp dụng việc phân loại TTBYT theo quy
định hội nhập, quản lý TTBYT theo chu trình vòng đời sản phẩm, thay đổi phương thức quản
lý, áp dụng chung hình thức đăng ký lưu hành sản phẩm TTBYT… Bộ Y tế ban hành 01 Thông
tư liên tịch và 17 Thông tư của Bộ Y tế về các lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, y học cổ truyền,
dược, đấu thầu mua thuốc, môi trường y tế [1].
Nâng cao năng lực hoạch định và vận động chính sách, tăng cường xây dựng chính
sách dựa trên bằng chứng có sự tham gia rộng rãi của các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề
9


Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016
nghiệp và người dân cũng có sự tiến bộ nhất định. Các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư do
Bộ Y tế xây dựng đều tuân thủ các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
(Hộp 1).
Hộp 1. Minh họa các bước thực hiện trong xây dựng Luật Dược (sửa đổi)
1. Tổ chức đánh giá 10 năm thi hành Luật dược 2005, tạo cơ sở khoa học và thực tiễn
quan trọng cho việc xây dựng Dự án Luật Dược (sửa đổi).

2. Rà sốt, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về dược; dịch và tham khảo luật
của một số nước về dược.
3. Tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm nước ngoài trong việc xây dựng và triển khai
thực hiện văn bản pháp luật.
4. Tổ chức các hội thảo lấy ý kiến các nhà quản lý, các nhà khoa học và các chuyên gia về
nội dung Dự án Luật.
5. Tổ chức các cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập để xin ý kiến về nội dung của Dự án
Luật trong quá trình soạn thảo.
6. Tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản và thông qua các hội nghị giới thiệu Dự án Luật đối với
các Bộ, ngành, Sở Y tế, các cơ sở kiểm nghiệm thuốc, cơ sở KCB, cơ sở kinh doanh
thuốc
7. Đăng trên cổng thơng tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Y tế để xin ý kiến rộng rãi các
đối tượng chịu tác động của Dự án Luật và các đối tượng khác trong xã hội.
8. Xây dựng Báo cáo đánh giá tác động của Dự án Luật, Bản thuyết minh chi tiết Dự án
Luật, đánh giá tác động thủ tục hành chính và Báo cáo về lồng ghép bình đẳng giới
trong Dự án Luật.
9. Xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về Dự án Luật.
10.Trình Chính phủ xem xét, trình Quốc hội thơng qua, ban hành Luật Dược (sửa đổi).

H
P

U

Sử dụng thông tin cho xây dựng và hoạch định các chính sách dựa trên bằng chứng được
chú trọng thông qua các đề án xây dựng luật, các nghiên cứu đánh giá, các hội thảo, vận động
xây dựng chính sách…

H


Bộ Y tế tích cực thu thập từ thông tin từ phản hồi của người sử dụng dịch vụ để xây dựng
các chương trình cải cách. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 4939/QĐ-BYT năm 2016 phê duyệt
Kế hoạch triển khai Đề án Đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế cơng, giai
đoạn 2016 - 2020; thành lập các đồn công tác kiểm tra thực hiện Đề án Đổi mới phong cách,
thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng đến sự hài lòng của người bệnh tại 63 tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương.
Khó khăn, hạn chế

Q trình xây dựng các chính sách y tế mặc dù sử dụng các phương thức thu thập thông
tin, ý kiến khác nhau, tuy nhiên một số phương thức chưa đạt hiệu quả, ví dụ xin ý kiến qua
website nhận được rất ít góp ý. Sự tham gia của các bên liên quan đến thực hiện chính sách (Sở
Y tế, các cơ sở y tế) cịn hạn chế nên một số chính sách được xây dựng chưa phản ánh đầy đủ
thực tiễn.
Cơ chế phản hồi từ phía cơ quan soạn thảo văn bản, chính sách đối với các ý kiến góp ý
cịn chưa phù hợp, chưa công bố rộng rãi các nội dung tiếp thu và không tiếp thu, lý do không
tiếp thu nên chưa thỏa mãn nhu cầu thông tin của các bên liên quan.

10


Chương I. Quản trị hệ thống y tế và thông tin y tế
Đánh giá tác động thực hiện chính sách chưa thực hiện đầy đủ nên một số chính sách,
quy định đã ban hành chưa khả thi với điều kiện thực tế. Ví dụ, quy định về thời gian thực hành
tại cơ sở khám, chữa bệnh…
Việc tổng hợp tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cịn hạn chế, một số chính
sách chậm được cập nhật, sửa đổi. Theo báo cáo của Chính phủ, từ tháng 1-10/2016, Bộ Y tế được
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 105 nhiệm vụ, trong đó đã hồn thành 19 nhiệm vụ (đúng
hạn: 10, quá hạn: 9), chưa thực hiện trong hạn: 79 nhiệm vụ, chưa thực hiện quá hạn 7 nhiệm vụ [2].
Nhiệm vụ 3. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng cơng nghệ
thơng tin

Kế hoạch 5 năm của ngành y tế 2016 - 2020 cũng yêu cầu đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hệ thống y tế, trong KCB, thanh toán
BHYT và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến.
Kết quả đạt được

H
P

100% các vụ, cục, tổng cục của Bộ Y tế đã công bố phù hợp với tiêu chuẩn của Hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 9001:2008. Tháng 5/2016, hoàn thành kết nối liên
thông gửi, nhận văn bản điện tử với Văn phịng Chính phủ. Đảm bảo kết nối, cơng khai tất cả
văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành lên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế và
công khai số liệu giải quyết văn bản đến và đi tại trụ sở Bộ Y tế [3].
Bộ Y tế đã hồn thành việc đơn giản hóa 221/225 thủ tục hành chính (98,2%); 100% các
thủ tục hành chính cơng đã được cung cấp ở mức độ 2 trên Cổng thông tin điện tử. Bộ Y tế đã
xây dựng được 37 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, liên tục cập nhật kết quả trên Cổng thông
tin điện tử của bộ, ứng dụng chữ ký số trong tất cả các phần mềm dịch vụ công trực tuyến mức
độ 4 để trả kết quả trực tuyến cho doanh nghiệp.1

U

Thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử và chỉ đạo
của Chính phủ về tin học hóa BHYT, Bộ Y tế phối hợp với BHXH Việt Nam đẩy mạnh ứng
dụng CNTT trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT. Bộ Y tế đã ban hành Quyết
định 5004/QĐ-BYT ngày 19/9/2016 phê duyệt mơ hình kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin
KCB BHYT; bắt đầu thực hiện kết nối liên thơng tồn bộ hệ thống KCB của các cơ sở y tế từ
30/6/2016 để nâng cao hiệu quả, minh bạch trong giám định và thanh tốn BHYT.

H


Về cải cách hành chính, chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) là cơng cụ quản lý mới
trong triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.
Bảng 2 cho thấy chỉ số PAR Index 2015 của Bộ Y tế có sự cải thiện rõ rệt từ 73,55 lên 86,58
điểm, tăng cao nhất trong số các Bộ. Xếp hạng của Bộ Y tế cũng tăng từ hạng 17 lên hạng 8.
Điều này khẳng định những nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Y tế, đặc biệt là
đánh giá của người dân về chất lượng ngành y tế, thái độ của viên chức ngành y tế cũng được
cải thiện qua từng năm.
1 Theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc cung cấp thơng tin và dịch vụ công trực
tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, có 4 mức độ dịch vụ cơng
trực tuyến, mức độ 4 là cao nhất cho phép người sử dụng thanh tốn lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến,
trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng (http://
www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?mode=detail&document_id=101050).

11


Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016
Bảng 2. Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Y tế, 2012 - 2015
Năm

PAR Index

Xếp hạng Bộ, ngành

2012

64,78

19/19


2013

74,19

19/19

2014

73,55

17/19

2015

86,58

8/19

Nguồn: Báo cáo chỉ số cải cách hành chính-PAR Index 2015, Bộ Nội vụ[4]

Khó khăn, hạn chế
Ứng dụng CNTT trong KCB và thanh tốn BHYT cịn khó khăn, vướng mắc do một số
cơ sở KCB chưa sử dụng các công cụ CNTT hoặc sử dụng nhiều hệ thống do các đối tác khác
nhau cung cấp trên các nền tảng khác nhau. Chưa có hệ thống hạ tầng kết nối mạng lưới y tế và
trung tâm tích hợp dữ liệu lưu trữ và liên thông cơ sở dữ liệu bệnh nhân, bệnh án điện tử giữa
các cơ sở KCB trong toàn quốc. Danh mục dùng chung đã xây dựng, nhưng còn chưa ổn định,
chưa đảm bảo tính khoa học và nhất quán trong quá trình cập nhật.

H
P


Nhiệm vụ 4. Tăng cường cơng tác kiểm tra, thanh tra

Kế hoạch của ngành y tế 2016 - 2020 đồng thời yêu cầu phải tăng cường công tác kiểm
tra, thanh tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

U

Kết quả đạt được

Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 25/KH-BYT ngày 14/1/2016 triển khai kế hoạch thực
hiện Đề án nâng cao năng lực thanh tra y tế đến năm 2020 (Quyết định số 2176/QĐ-TTg năm
2014). Các quy trình thanh tra về ATTP, thanh tra TTBYT và thanh tra trách nhiệm thực hiện
pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực y tế được tích cực xây dựng, Bộ Y tế đã ban hành
Quyết định số 4988/QĐ-BYT ngày 16/9/2016 về việc ban hành 04 quy trình thanh tra ATTP.

H

Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 869/QĐ-BYT năm 2017 phê duyệt tài liệu “Chuẩn
năng lực cơ bản của Thanh tra Y tế”. Bộ Y tế cũng tích cực đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thanh
tra y tế nói chung và các lĩnh vực thanh tra chuyên ngành về y tế dự phịng và mơi trường y tế,
an tồn thực phẩm cho cán bộ thanh tra tại Bộ Y tế và các địa phương. Tổ chức 02 lớp đào tạo,
phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và 17 lớp tập huấn nghiệp vụ thanh tra và xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực y tế cho 2056 người ở các đơn vị, địa phương.
Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh tăng cường triển khai các đoàn thanh tra về YTDP, KCB,
dược, mỹ phẩm và TTBYT, DS-KHHGĐ, hành chính và phịng, thống tham nhũng. Trong đó,
Bộ Y tế đã tổ chức 51 đồn thanh tra, ban hành 49 quyết định xử phạt; các Sở Y tế đã tiến hành
thanh tra, kiểm tra tại 345 106 cơ sở, phát hiện 56 978 cơ sở (16,5%) vi phạm về ATTP. Qua

thanh tra, đã kịp thời phát hiện và xử lý các tồn tại, ví dụ về ATTP (sản phẩm không rõ nguồn
gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn, vi phạm quy định về lưu giữ hồ sơ về công bố hợp quy,
chưa thực hiện đầy đủ xác nhận kiến thức về ATTP…), về KCB (cơ sở sử dụng nhân viên khơng
có chứng chỉ hành nghề, quảng cáo không đúng chuyên môn trong giấy phép)…
12


Chương I. Quản trị hệ thống y tế và thông tin y tế
Khó khăn, hạn chế
Phạm vi các lĩnh vực cần thanh tra rộng, số đơn vị cần kiểm tra, thanh tra lớn trong khi
số lượng cán bộ thanh tra chuyên ngành còn chưa đáp ứng nhu cầu. Tại địa phương, một số cán
bộ thanh tra không ổn định, thường xun ln chuyển cơng tác.
Sự tham gia của chính quyền tại một số địa phương cịn chưa kịp thời; cơng tác phối hợp
liên ngành trong hoạt động thanh tra tại một số nơi chưa được chặt chẽ.
Nhiệm vụ 5. Tăng cường hợp tác, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trong
lĩnh vực y tế
Nhiệm vụ tiếp theo trong lĩnh vực quản trị hệ thống y tế tập trung vào quan hệ quốc tế,
trong đó có 4 nhiệm vụ cụ thể. Thứ nhất yêu cầu tăng cường hợp tác, chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế trong lĩnh vực y tế. Thứ hai, tiếp tục vận động sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và
kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế. Thứ ba là phối hợp các nước có chung đường
biên giới trong phịng, chống các bệnh dịch như HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch nguy hiểm,
mới nổi khác. Thứ tư, thực hiện các giải pháp để chủ động đối phó với tác động bất lợi của q
trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

H
P

Kết quả đạt được

Bộ Y tế đang quản lý 34 chương trình, dự án ODA, trong đó có 17 dự án viện trợ khơng

hồn lại, 17 dự án vốn vay, với tổng kinh phí tương đương 1,53 tỷ USD. Các dự án viện trợ
được triển khai tốt, góp phần quan trọng vào các hoạt động của ngành, như: xây mới, nâng cấp
nhiều cơ sở đào tạo, khám chữa bệnh; mua sắm trang thiết bị, hỗ trợ đào tạo, phát triển nhân
lực y tế, hỗ trợ xây dựng và thực hiện chính sách; hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và
nghiên cứu khoa học.

U

Bộ Y tế đã tham gia nhiều sự kiện, hội nghị, diễn đàn quốc tế quan trọng: Hội nghị Bộ
trưởng Y tế các nước châu Á về kháng kháng sinh (16/4/2016) tại Tokyo, Nhật Bản; Đại hội đồng
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ 23-28/5/2016 và phiên họp 139 Hội đồng chấp hành WHO (3031/5/2016) … Hội nhập tích cực trong các vấn đề y tế tồn cầu, chủ động góp phần xây dựng
các chính sách tồn cầu và khu vực trong lĩnh vực y tế tại các diễn đàn đa phương như WHO,
APEC, ASEAN… và được bầu đảm nhiệm nhiều vai trò quốc tế quan trọng như thành viên Hội
đồng chấp hành WHO (2016 - 2019), Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN (2016 - 2017).
Khó khăn, hạn chế

H

■■ Tiến độ thực hiện một số dự án ODA còn chậm, giải ngân thấp do chưa đồng bộ về các
thủ tục hành chính, hướng dẫn và quy định giữa Chính phủ với nhà tài trợ và giữa các
nhà tài trợ.
■■ Các nhóm cơng tác (Technical Working Group) trong khn khổ Nhóm các đối tác hỗ
trợ y tế (HPG) hoạt động chưa thường xuyên, liên tục nên mức độ chia sẻ thông tin và
điều phối nguồn lực còn hạn chế.
Nhiệm vụ 6. Củng cố và tăng cường hệ thống thông tin y tế
Kế hoạch 5 năm của ngành y tế đề ra hai nhiệm vụ cụ thể để phát triển hệ thống thông
tin y tế: (i) Củng cố và tăng cường hệ thống thông tin y tế thông qua việc đẩy mạnh triển khai
13



×