Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tieu luan cơ sở lý luận báo chí luật phòng chống tác hại thuốc lá 10 năm vẫn như mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.97 KB, 11 trang )

Luật phòng chống tác hại thuốc lá: 10 năm vẫn như mới

(Dân trí) – Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam là nước có chính
sách cấm quảng cáo, khuyến mại các sản phẩm thuốc lá khá toàn diện so với các
nước. Nhưng trên thực tế sau 10 năm thi hành luật, tỷ lệ nam giới hút thuốc lá ở
nước ta chỉ giảm được 9%.
Mười năm vẫn như… mới
Mười năm không phải là chặng đường ngắn, song kết quả mà các cơ quan
hữu trách thực hiện vẫn không mấy thuyết phục. Tại các điểm bán hàng việc vi
phạm quy định cấm quảng cáo, khuyến mại thuốc lá vẫn xảy ra khá phổ biến. Hệ
thống bán lẻ thuốc thì đâu đâu cũng thấy, từ vỉa hè, cạnh cống đến cầu thang,
công viên… Vi phạm phổ biến nhất là trưng bày số bao thuốc và tút thuốc quá
giới hạn cho phép.

Sau 10 năm thực hiện, tỷ lệ nam giới hút thuốc chỉ giảm được 9% (ảnh minh họa: Internet)

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng
chống tác hại thuốc lá ( PCTHTL), chúng ta mới giảm được 9% số nam giới hút


thuốc, trong khi mục tiêu đề ra: “Giảm tỷ lệ nam giới hút thuốc lá từ 50% xuống
còn 20%”. Về mục tiêu thực hiện môi trường không hút thuốc, theo điều tra
GATS năm 2010 cho thấy, vẫn còn khoảng 55,9% người lao động (tương đương
với gần 8 triệu người) hiện đang bị phơi nhiễm thụ động với khói thuốc lá tại nơi
làm việc; Và có tới 73,1% người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên (tương đương với
47 triệu người) cho biết phải tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nhà.
Biện pháp tăng thuế thuốc lá để giảm hút cũng là một trong những giải pháp
quan trọng để thực thi có hiệu quả các chương trình PCTHTL. Tuy nhiên, hiện
nay mức thuế thuốc lá ở Việt Nam hiện chiếm nhiều nhất chỉ là 45% giá bán lẻ.
Mức thuế này thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 65-85% do Ngân hàng Thế giới
khuyến cáo và so với mức thuế đã đạt được ở các nước có chính sách kiểm sốt


thuốc lá hiệu quả. Thậm chí, gíá thuốc lá ở Việt Nam tăng không nhiều trong hơn
10 năm qua, trong khi thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh và liên tục
làm cho thuốc lá ngày càng trở nên dễ mua hơn. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hút thuốc lá vẫn cao ở nước ta – các chuyên gia khẳng
định.
Cần nâng cao nhận thức người dân
Theo bà Hà Thị Dung, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Bộ
Giáo dục và Đào tạo: “Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta hiện
nay là khá đầy đủ, nhưng nhận thức của người dân khơng tăng, chính sách của
nhà nước không chắc chắn, triển khai không kịp thời, lực lượng hữu trách không
thực thi quyết liệt, đến nới đến chốn thì hiệu quả phịng chống khơng thể cao
được,…”.
Cịn theo, ơng Trần Thế Hịa, Chánh văn phịng, Tổng Liên đồn lao động
Việt Nam đề nghị, chúng ta cũng phải phản đối quyết liệt việc hút thuốc lá khi
đang tham gia giao thơng, bởi nó là một hành vi thiếu văn hóa. Ngồi ra, cần tăng


cường công tác thanh tra, xử phạt nghiêm khắc các sai phạm hút thuốc lá nơi
công cộng (bến xe, rạp hát…).
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân:
Để tăng cường các hoạt động PCTHTL, Bộ Y tế cần phối hợp chặt
chẽ với các Bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Luật PCTHTL
trình Quốc hội và Chính phủ xem xét vào cuối năm 2011. Trong dự
thảo Luật cần quy định rõ các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu các tác
hại của thuốc lá tới sức khỏe cộng đồng theo khuyến cáo của Tổ chức
Y tế Thế giới và kinh nghiệm của các nước trong khu vực.
Đồng thời xây dựng các quy định về in lời cảnh báo sức khỏe bằng
chữ và hình ảnh trên bao bì sản phẩm và vỏ bao thuốc; Bộ Tài chính
phối hợp với Bộ Y tế và các bên liên quan nghiên cứu trình Chính phủ
xem xét thành lập Qũy PCTHTL và nâng cao sức khỏe cộng đồng; xây

dựng lộ trình tăng thuế các sản phẩm thuốc lá để tăng nguồn thu cho
ngân sách và hạn chế tiêu dùng thuốc lá ở thanh thiếu niên và người
nghèo.
Bộ Thơng tin Truyền thơng và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
hoàn thiện các quy định cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ của các
công ty thuốc lá và theo dõi sát việc triển khai thực hiện; Bộ Công
thương quản lý chặt chẽ hơn nữa việc sản xuất, kinh doanh các mặt
hàng thuốc lá, thực hiện cấp phép cho hệ thống các sản phẩm bán buôn,
bán lẻ thuốc lá, nhằm hạn chế các sản phẩm thuốc lá lậu, bán thuốc lá
cho người dưới 18 tuổi và tình trạng quảng cáo tại điểm bán và khơng
cho phép bán các bao gói nhỏ các sản phẩm thuốc lá.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ,
Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam, UBND các cấp, các tổ chức chính


trị xã hội nghiêm túc thực hiện quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm
việc, tuyên truyền và vận động các cán bộ trong cơ quan mình bỏ hút
thuốc lá, thuốc lào theo Quyết định số 1315/QĐ-TTg và Quyết định
129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Như chúng ta đã biết, báo chí là một hiện tượng đa nghĩa, gắn bó chặt chẽ
với các thành tố của kiến trúc thượng tầng, là loại hình hoạt động nghề nghiệp
sáng tạo với tính chất chính trị, xã hội rõ ràng. Hoạt động báo chí bao hàm trong
đó sự vận hành phức tạp của một loạt nghề nghiệp, quan hệ với nhau bằng quy
luật vận động nội tại của cả một hệ thống và bằng hiệu quả xã hội có tính mục
đích. Bằng những kiến thức đã học về Cơ sở lý luận báo chí, sau đây, tơi xin đưa
ra những ý kiến phân tích khái qt nhất về bài báo “Luật phịng chống tác hại
thuốc lá: 10 năm vẫn như mới” của tác giả Thu Hà đăng trên Báo Dân trí – Báo
Điện tử của TW Hội Khuyến học Việt Nam.
I.


Những đặc trưng của hoạt động báo chí thơng qua bài báo.


“Thông tin đại chúng” là bản chất của hoạt động báo chí, bản chất này quy
định tính chất của sản phẩm báo chí và phương thức hoạt động của người làm
báo. Trong bài báo “Luật phòng chống tác hại thuốc lá: 10 năm vẫn như
mới”, điều này thể hiện ở các đặc điểm sau:
- Đối tượng tác động của thông tin là xã hội rộng rãi bao gồm các tầng lớp,
các nhóm xã hội khác nhau, mà ở đây, cụ thể là các nhóm đối tượng nam
giới đang hút thuốc lá, nhóm đối tượng bị ảnh hưởng hàng ngày bởi khói
thuốc lá, nhóm đối tượng mua bán, tiêu thụ thuốc lá trên thị trường và
nhóm đối tượng các cơ quan chính quyền có trách nhiệm đối với cơng cuộc
phịng chống tác hại thuốc lá.
- Mục đích của bài báo: Thơng tin về thực trạng, hiệu quả của việc thi hành
Luật phòng chống hút thuốc lá, những nguyên nhân dẫn đến việc tỉ lệ nam
giới hút thuốc lá ở nước ta chỉ giảm được 9% sau 10 năm thi hành luật
(trong khi mục tiêu đề ra là giảm tỉ lệ nam giới hút thuốc lá từ 50% xuống
còn 20%), đồng thời tác động vào nhận thức của bạn đọc nói chung và các
nhóm đối tượng có liên quan, đưa ra những ý kiến, nhận định, những biện
pháp để giảm thực hiện hiệu quả luật phòng chống hút thuốc lá.
- Bài báo đăng trên Báo Dân trí – Báo Điện tử của TW Hội Khuyến học Việt
Nam, thông tin cập nhật đến với công chúng khá nhanh và rộng rãi.
- Đối tượng được phản ánh là hiện trạng, kết quả của việc thi hành luật
phòng chống hút thuốc lá ở nước ta. Thuốc lá và phịng hút thuốc lá là vấn
đề khơng mới trong đời sống xã hội Việt Nam – một trong những nước có
tỉ lệ hút thuốc lá khá cao trên thế giới. Rất nhiều những nghi quyết chính
phủ, những luật lệ đã được ban hành về việc phòng chống và giảm thiểu
tác hại khói thuốc lá đối với sức khỏe của mọi người, đặc biệt là sau Nghị
quyết 12 của Thủ tướng Chính phủ cùng với rất nhiều luật lệ và biện pháp

đi kèm, những tưởng chúng ta sẽ có thể đạt được mục tiêu đề ra: “Giảm tỉ
lệ nam giới hút thuốc lá từ 50% xuống còn 20%”, tuy nhiên, trên thực tế,


sau 10 năm thực hiện, con số giảm được chỉ là 9% - quá ít so với chỉ tiêu
ban đầu. Với tít bài khá cuốn hút: “Luật phịng chống tác hại thuốc lá:
10 năm vẫn như mới”, bài báo đã bàn đến một khía cạnh của vấn đề
“khơng phải là mới” này. Cùng với thông tin mới mẻ về một vấn đề quen
thuộc, những số liệu chứng minh xác thực, nguồn thông tin đa dạng, tin
cậy, lời lẽ ngắn gọn, súc tích cùng dung lượng vừa phải, mang tính chất
thơng báo thông tin, bài báo đã đặt ra một vấn đề rất đáng quan tâm cho
đối tượng tiếp nhận thông tin: Làm thế nào để thi hành hiệu quả nhất Luật
phịng chống tác hại thuốc lá.
- Tác phẩm có kết cấu khá rõ ràng: Gồm 2 phần: Phần 1 tựa đề “10 năm vẫn
như… mới!”, phần lớn là thông tin mơ tả một vài thơng tin phân tích, nêu
lên thực trạng về tỉ lệ nam thanh niên hút thuốc lá ở nước ta cũng như thực
trạng thực hiện Nghị quyết 12 của Thủ tướng Chính phủ về Phịng chống
tác hại thuốc lá trong vòng 10 năm qua. Phần 2 tựa đề “Cần nâng cao
nhận thức người dân” trích dẫn ý kiến của bà Hà Thị Dung – Phó Vụ
trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, ơng Trần
Thế Hịa – Chánh văn phịng, Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam và Phó
Thủ Tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân về các biện pháp cụ thể phịng
chống tác hại thuốc lá. Tuy nhiên, có thể thấy, trong nội dung bài báo,
phần thông tin khái quát và thơng tin hướng dẫn chưa nhiều. Tồn bộ phần
2 của bài báo chỉ mang tính chất trích dẫn lại ý kiến của 3 nhân vật được
nhắc đến chứ không thấy có dấu hiệu thể hiện quan điểm riêng, thế giới
quan riêng của nhà báo. Do thơng tin chỉ mang tính chất trích dẫn y
ngun, khơng có sự phân tích cụ thể, chuyên sâu của nhà báo nên thông
tin ở phần 2 này chưa mang lại cho cơng chúng những hình dung cụ thể về
phương hướng, phương pháp hành động, về mục đích và khả năng đạt

được mục đích trong những điều kiện hiện thực.


Mặc dù hoạt động báo chí là hoạt động thơng tin nhưng tính chất thơng tin
của mỗi nền báo chí lại bị chi phối bởi thể chế chính trị và những mục tiêu mà thể
chế ấy hướng tới. Do vậy có thể nói: Báo chí là hoạt động chính trị xã hội. Bài
báo “Luật phòng chống tác hại thuốc lá: 10 năm vẫn như mới” đã nêu những
biểu hiện của những phương hướng chủ yếu trong hoạt động của Đảng và Nhà
nước trong cơng cuộc phịng chống tác hại thuốc lá, những mục tiêu cơ bản đặt ra
cũng như những con đường, hình thức và phương tiện chính để đạt được mục tiêu
đó qua ý kiến của bà Hà Thị Dung – Phó Vụ trưởng Vụ cơng tác học sinh sinh
viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Trần Thế Hịa – Chánh văn phịng, Tổng Liên
đồn Lao động Việt Nam, và đặc biệt là Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện
nhân về phịng chống tác hại thuốc lá.
II.

Tính giai cấp thể hiện trong bài báo.

Báo chí ra đời và phát triển trong xã hội có giai cấp. Là một loại hình hoạt
động chính trị xã hội có tính chất sáng tạo, với sự tham gia trực tiếp vào các mối
quan hệ xã hội, can thiệp vào quá trình vận động của xã hội, có uy lực to lớn
trong đời sống hàng ngày của các tầng lớp nhân dân, báo chí khơng chỉ liên quan
đến các giai cấp mà cịn mang tính chất giai cấp. Hoạt động báo chí bị ảnh hưởng
có tính chất chi phối của các mối quan hệ giai cấp, phản ánh quyền lợi và đấu
tranh nhằm thực hiện các mục tiêu của một giai cấp nhất định.
Ở Việt Nam, báo chí là báo chí cách mạng – báo chí của giai cấp vơ sản. Vì
thế, để phục vụ những lợi ích giai cấp, hồn thành sứ mệnh của mình, nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu của báo chí Việt Nam là góp phần xây dựng hình thái kinh
tế xã hội mới – chủ nghĩa xã hội, giải quyết được những mâu thuẫn của chủ nghĩa
tư bản, đồng thời cũng cần chú ý lợi ích của giai cấp vơ sản khơng được phép

mâu thuẫn với lợi ích của các giai cấp khác trong xã hội. Một biểu hiện rõ nét về
sự nhất quán của tính giai cấp và tính dân tộc trong báo chí của chúng ta là quan
điểm báo chí là tiếng nói của Đảng đồng thời là diễn đàn của nhân dân.


Trong bài báo “Luật phòng chống tác hại thuốc lá: 10 năm vẫn như mới”
của tác giả Thu Hà, điều này thể hiện rõ trong việc tác giả đăng tải ý kiến của đại
diện các cơ quan chức năng, đặc biệt là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Thiện Nhân – đại diện của Nhà nước về vấn đề phịng chống tác hại
thuốc lá. Khơng chỉ đăng tải, giới thiệu thông tin một cách đơn thuần, bài báo
giáo dục ý thức giai cấp một cách khá nhẹ nhàng (đưa ra thực trạng tỉ lệ nam
thanh niên hút thuốc, tỉ lệ những người bị ảnh hưởng bởi khói thuốc, các biện
pháp cần thiết để giảm thiểu tỉ lệ nam thanh niên hút thuốc ở Việt Nam…). Bàn
đến một vấn đề không phải là mới trong đời sống xã hội, tuy nhiên, cùng với
những số liệu xác thực, bài báo cũng phần nào tác động đến nhận thức của bạn
đọc nói chung và các đối tượng được tác động nói riêng để họ có những thái độ
và hành động tích cực thích hợp – nghĩa là, ở một khía cạnh nào đó, bài báo đã
tác động tới nhân dân để họ trực tiếp tham gia giải quyết vấn đề nêu ra là phòng
chống tác hại thuốc lá, bảo vệ lợi ích, sức khỏe của chính bản thân mình, gia đình
và xã hội, đồng thời tác động vào các cơ quan chức năng, tăng cường vai trò lãnh
đạo của các cơ quan chính quyền để có những biện pháp cụ thể, thiết thực để đạt
được hiệu quả cao nhất trong công cuộc phịng chống tác hại thuốc lá.
III.

Tính tự do báo chí thể hiện trong bài báo.

Tự do báo chí là quan niệm về trạng thái của báo chí trong mối quan hệ với
các yếu tố quy định và chi phối báo chí. Ở Việt Nam, trong điều kiện mới, nền tự
do báo chí mà chúng ta đang xây dựng và thực hiện là sự tự do sử dụng báo chí
như những cơng cụ của tồn xã hội để thơng tin, trao đổi, cổ vũ nhau thực hiện

các mục tiêu đổi mới theo hướng xã hội chủ nghĩa. Nền tự do báo chí của chủ
nghĩa xã hội mà chúng ta phấn đấu xây dựng là sự tự do cho những người có
cùng mục tiêu, cùng chí hướng để làm cho dân giàu nước mạnh, đoàn kết và nhân
ái theo nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội. Nền tự do báo chí đó tn thủ các
ngun tắc cơ bản của báo chí vô sản là tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền lợi


chính đáng của con người, bảo vệ cơng bằng xã hội, chống lại mọi tư tưởng và
khuynh hướng có hại cho sự nghiệp đổi mới theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
Khơng nằm ngồi những quy luật đó, bài báo “Luật phòng chống tác hại
thuốc lá: 10 năm vẫn như mới” của tác giả Thu Hà là tiếng nói chân chính về
thực trạng thực hiện Nghị quyết 12 của Thủ tướng chính phủ về phịng chống tác
hại thuốc lá, đồng thời đặt ra một dấu hỏi lớn trong nhận thức của người đọc ngay
từ cách đặt tít bài: Tại sao luật phòng chống tác hại thuốc lá 10 năm lại vẫn cịn
như mới? Ngun nhân là từ phía nhận thức của người dân? Hay trong công tác
tuyên truyền, thực thi nghị quyết của chính các cơ quan chức năng cịn lỏng lẻo
và chưa triệt để? Cần phải làm gì để giảm thiểu tỉ lệ nam thanh niên hút thuốc lá
xuống còn mức thấp nhất?
IV.

Các chức năng mà bài báo đã đạt được.

Là một loại hình hoạt động đặc thù, ra đời do những nhu cầu khách quan của
xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định của văn minh nhân loại, báo chí
mang trong mình những tiềm năng có ý nghĩa hết sức to lớn đối với xã hội Chính
những tiềm năng đó đã quy định tính chất khách quan của các chức năng của báo
chí. Nói cách khác, bản thân sự ra đời và tồn tại của báo chí đã khẳng định một
cách khách quan vai trị, tác dụng và ý nghĩa của nó trong xã hội.
Theo như lý luận báo chí Mác – Lênin và thực tiễn hoạt động của các
phương tiện thông tin đại chúng cho thấy báo chí có các nhóm chức năng sau:

nhóm các chức năng tư tưởng, nhóm các chức năng quản lý và nhóm các chức
năng khai sáng giải trí. Xét bài báo “Luật phòng chống tác hại thuốc lá: 10
năm vẫn như mới”, nhóm chức năng tư tưởng và nhóm chức năng quản lý là nổi
bật hơn cả. Điều này thể hiện qua những phương diện sau:
- Bài báo cung cấp thông tin về thực trạng và kết quả thực hiện Nghị quyết
12 của Thủ tướng chính phủ về giảm tỉ lệ nam thanh niên hút thuốc ở nước


ta trong vòng 10 năm qua: “Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 12 của Thủ
tướng Chính phủ về phịng chống tác hại thuốc lá ( PCTHTL), chúng ta
mới giảm được 9% số nam giới hút thuốc, trong khi mục tiêu đề ra: “Giảm
tỷ lệ nam giới hút thuốc lá từ 50% xuống cịn 20%”. Về mục tiêu thực hiện
mơi trường không hút thuốc, theo điều tra GATS năm 2010 cho thấy, vẫn
còn khoảng 55,9% người lao động (tương đương với gần 8 triệu người)
hiện đang bị phơi nhiễm thụ động với khói thuốc lá tại nơi làm việc; Và có
tới 73,1% người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên (tương đương với 47 triệu
người) cho biết phải tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nhà.”, đồng
thời cũng giúp người đọc nhận thức được những nguyên nhân dẫn đến hiện
trạng này đó là: “Tại các điểm bán hàng việc vi phạm quy định cấm quảng
cáo, khuyến mại thuốc lá vẫn xảy ra khá phổ biến. Hệ thống bán lẻ thuốc
thì đâu đâu cũng thấy, từ vỉa hè, cạnh cống đến cầu thang, công viên… Vi
phạm phổ biến nhất là trưng bày số bao thuốc và tút thuốc quá giới hạn
cho phép” và “Biện pháp tăng thuế thuốc lá để giảm hút cũng là một
trong những giải pháp quan trọng để thực thi có hiệu quả các chương
trình PCTHTL. Tuy nhiên, hiện nay mức thuế thuốc lá ở Việt Nam hiện
chiếm nhiều nhất chỉ là 45% giá bán lẻ. Mức thuế này thấp hơn rất nhiều
so với tỷ lệ 65-85% do Ngân hàng Thế giới khuyến cáo và so với mức thuế
đã đạt được ở các nước có chính sách kiểm sốt thuốc lá hiệu quả. Thậm
chí, gíá thuốc lá ở Việt Nam tăng không nhiều trong hơn 10 năm qua,
trong khi thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh và liên tục làm

cho thuốc lá ngày càng trở nên dễ mua hơn”. Cùng những thông tin xác
thực, số liệu chứng minh cụ thể, bài báo đã tác động mạnh mẽ vào nhận
thức, giúp công chúng hiểu và đánh giá chính xác vấn đề được nhắc đến.
Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam – là một trong những nước có tỉ lệ
hút thuốc cao nhất trên thế giới, tuy nhiên những biện pháp phòng chống
lại chưa được thực hiện triệt để và tồn diện, muốn Luật phịng chống tác
hại thuốc lá được thực hiện hiệu quả nhất có thể, thì việc đầu tiên cần làm


đó là thay đổi nhận thức của người dân – Đó là điều mà bài báo muốn
hướng tới. Sự định hướng này thể hiện qua việc tác giả dành trọn phần thứ
2 của bài báo để đăng tải các ý kiến của đại diện các cơ quan chính quyền
về vấn đề này, đặc biệt là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Thiện Nhân.
- Bài báo đã thực hiện chức năng quản lý giám sát xã hội qua việc thu thập
khá nhiều những thông tin và số liệu rõ ràng về Nghị quyết 12 về phòng
chống tác hại thuốc lá cũng như việc thực hiện Nghị quyết ấy, thu thập và
cung cấp ý kiến của đại diện cơ quan chính quyền về những biện pháp cần
thiết để thực hiện Nghị quyết. Bài báo không chỉ tác động vào nhận thức
các bộ phận nhân dân mà còn tác động tới các cơ quan chính quyền để có
những biện pháp hiệu quả, tồn diện trong cơng cuộc phịng chống tác hại
thuốc lá ở nước ta trong giai đoạn hiện tại.

Kết luận:
Xã hội càng phát triển thì những nhu cầu thơng tin báo chí càng lớn, địi hỏi
sự tăng cường cả về số lượng và chất lượng của hệ thống các phương tiện thông
tin đại chúng. Chất lượng nghiên cứu lý luận báo chí hay trình độ phát triển của
báo chí học là một trong những điều kiện quan trọng nhất, ảnh hưởng mạnh mẽ
đến tất cả các phương tiện và khu vực cụ thể của nền báo chí.
Với vốn tri thức cơ bản của mình về bộ mơn Cơ sở lý luận báo chí, trên đây

là những ý kiến phân tích khái qt của tơi về bài báo “Luật phịng chống tác
hại thuốc lá: 10 năm vẫn như mới” của tác giả Thu Hà đăng trên báo Dân trí Báo Điện tử của Hội TW Khuyến học Việt Nam. Rất mong nhận được sự góp ý
từ phía thầy cơ và các bạn.



×