Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

ỨNG DỤNG NHỰA MACROPOROUS H103 TRONG LÀM GIÀU FLAVONOID TỪ DÂU TẰM (MORUS ALBA L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
KHOA DƯỢC
----------

PHẠM ĐỨC THỊNH

ỨNG DỤNG NHỰA MACROPOROUS H103
TRONG LÀM GIÀU FLAVONOID
TỪ DÂU TẰM (MORUS ALBA L.)
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ KHÓA 2016 - 2021)

Người hướng dẫn

: ThS. Vũ Văn Tuấn

Nơi thực hiện

: Trường Đại học Đại Nam

HÀ NỘI 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
KHOA DƯỢC
----------

PHẠM ĐỨC THỊNH

ỨNG DỤNG NHỰA MACROPOROUS H103


TRONG LÀM GIÀU FLAVONOID
TỪ DÂU TẰM (MORUS ALBA L.)
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ KHÓA 2016 - 2021)

Người hướng dẫn

: ThS. Vũ Văn Tuấn

Nơi thực hiện

: Trường Đại học Đại Nam

HÀ NỘI 2021


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện khóa luận tại phòng Nghiên cứu - Trường Đại
học Đại Nam, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ từ các
thầy cô, anh chị và các bạn.
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Vũ Văn Tuấn,
giảng viên bộ mơn Hóa phân tích - Kiểm nghiệm, khoa Dược, trường Đại học
Đại Nam, người đã luôn giành thời gian hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, động viên
em trong suốt thời gian thực hiện và hồn thành khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Ban giám
hiệu, các thầy cô giáo kỹ thuật viên khoa Dược, trường Đại học Đại Nam đã
luôn tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, các anh chị đã ln
bên cạnh động viên và khích lệ em trong suốt quãng thời gian vừa qua. Em xin
gửi lời cảm ơn đặc biệt đến bạn Nguyễn Thị Hồng Linh và Đỗ Hương Giang
đã luôn nhiệt tình hỗ trợ em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài này.

Trong quá trình nghiên cứu vì thời gian và kiến thức cịn hạn chế, dù đã
có nhiều cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi được những thiếu sót, em rất
kính mong nhận được sự đánh giá và góp ý q báu của các thầy cơ giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2021
Sinh viên
Phạm Đức Thịnh

i


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... i
MỤC LỤC .......................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU .......................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .......................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN................................................................................................ 2
1.1. Tổng quan về lá Dâu tằm ....................................................................................... 2
1.1.1. Tên gọi .......................................................................................................... 2
1.1.2. Đặc điểm hình thái lá Dâu tằm ..................................................................... 2
1.1.3. Thành phần hóa học ...................................................................................... 2
1.1.4. Tác dụng dược lý của lá Dâu ........................................................................ 3
1.1.5. Thử nghiệm độc tính ..................................................................................... 5
1.1.6. Tính vị, cơng năng và chủ trị ........................................................................ 6
1.2. Tổng quan về flavonoid.......................................................................................... 6
1.2.1. Cơng thức hóa học ........................................................................................ 6
1.2.2. Phân loại ....................................................................................................... 6

1.2.3. Tính chất lý hóa ............................................................................................ 7
1.2.4. Tác dụng sinh học ......................................................................................... 8
1.2.5. Một số nghiên cứu phân lập flavonoid từ lá Dâu ......................................... 9
1.3. Tổng quan về nhựa macroporous ......................................................................... 12
1.3.1. Giới thiệu chung về nhựa macroporous ...................................................... 12
1.3.2. Phân loại và đặc tính nhựa macroporous .................................................... 13
1.3.3. Khả năng hấp phụ của nhựa macroporous .................................................. 14
ii


1.3.4. Ứng dụng nhựa macroporous trong phân lập các hoạt chất thiên nhiên .... 14
Chương 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .............................................................................................................. 16
2.1. Nguyên vật liệu, hóa chất và thiết bị .................................................................... 16
2.1.1. Nguyên vật liệu ........................................................................................... 16
2.1.2. Hóa chất ...................................................................................................... 16
2.1.3. Dụng cụ ....................................................................................................... 17
2.1.4. Thiết bị ........................................................................................................ 17
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 18
2.3.1. Phương pháp định lượng flavonoid toàn phần ........................................... 18
2.3.2. Phương pháp xử lý nhựa macroporous H103 ............................................. 19
2.3.3. Khảo sát quá trình hấp phụ ......................................................................... 19
2.3.4. Khảo sát quá trình giải hấp phụ .................................................................. 22
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 23
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 24
3.1. Xây dựng phương pháp định lượng flavonoid toàn phần .................................... 24
3.1.1. Phổ khả kiến của dung dịch chuẩn ............................................................. 24
3.1.2. Khoảng nồng độ tuyến tính......................................................................... 24
3.2. Khảo sát q trình hấp phụ ................................................................................... 25

3.2.1. Lựa chọn phương pháp hấp phụ ................................................................. 25
3.2.2. Ảnh hưởng của dung môi hấp phụ.............................................................. 26
3.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ dịch hấp phụ ........................................................ 27
3.2.4. Ảnh hưởng thể tích dịch hấp phụ................................................................ 28
3.2.5. Ảnh hưởng của pH đến quá trình hấp phụ .................................................. 29
3.2.6. Ảnh hưởng của thời gian đến quá trình hấp phụ ........................................ 30
iii


3.3. Khảo sát quá trình giải hấp phụ ............................................................................ 31
3.3.1. Lựa chọn dung môi giải hấp phụ ................................................................ 31
3.3.2. Ảnh hưởng của pH đến quá trình giải hấp phụ ........................................... 33
3.3.3. Khảo sát thể tích giải hấp phụ..................................................................... 34
3.3.4. Ảnh hưởng của thời gian đến quá trình giải hấp phụ ................................. 35
3.4. Làm giàu flavonoid toàn phần từ lá Dâu bằng nhựa H103 .................................. 36
Chương 4. BÀN LUẬN................................................................................................. 38
4.1. Về phương pháp làm giàu flavonoid bằng nhựa macroporous H103 .................. 38
4.2. Về kết quả làm giàu flavonoid bằng nhựa macroporous H103 ............................ 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................

iv


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU
TT

Kí hiệu


Giải thích

1

BV

2

DĐVN

3

HDL

High density lipoprotein
(Lipoprotein có tỷ trọng cao)

4

HIV

Human immunodeficiency virus
(Virus gây suy giảm miễn dịch ở người)

5

HPLC

6


IUPAC

7

kl/tt

8

LDL

9

MCHC

10

MCV

11

MIC

Minimum inhibitory concentration
(Nồng độ ức chế tối thiểu)

12

RSD

Relative standard deviation

(Độ lệch chuẩn tương đối)

13

TCCS

Tiêu chuẩn cơ sở

14

TT

Thứ tự

15

tt/tt

Thể tích/thể tích

Bed volume
(Thể tích khối nhựa trên cột)
Dược Điển Việt Nam

High-performance liquid chromatography
(Sắc kí lỏng hiệu năng cao)
International Union of Pure and Applied Chemistry
Nomenclature
(Liên minh Quốc tế về Hóa học thuần túy và Hóa
học ứng dụng)

Khối lượng/thể tích
Low density lipoprotein
(Lipoprotein có tỷ trọng thấp)
Mean corpuscular hemoglobin concentration
(Nồng độ huyết sắc tố trung bình trong một thể tích
máu)
Mean corpuscular volume
(Thể tích trung bình của hồng cầu)

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của dịch chiết ethanol từ lá Dâu. .............. 5
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu phân lập flavonoid từ lá Dâu tằm .................................. 11
Bảng 1.3. Đặc tính vật lý một số loại hạt nhựa macroporous. ..................................... 13
Bảng 2.2. Thông số vật lý của nhựa H103 theo nhà sản xuất ...................................... 16
Bảng 2.3. Danh mục hóa chất sử dụng trong nghiên cứu............................................. 16
Bảng 2.4. Danh mục các thiết bị được sử dụng trong nghiên cứu ............................... 17
Bảng 2.5. Bảng khảo sát điều kiện hấp phụ ................................................................. 20
Bảng 3.1. Độ hấp thụ của dãy dung dịch chuẩn rutin .................................................. 24
Bảng 3.2. Kết quả làm giàu flavonoid từ lá Dâu tằm quy mô 1kg nguyên liệu/mẻ (n=3)
...................................................................................................................................... 35
Bảng 3.3. Hiệu suất giải hấp phụ và hiệu suất quá trình làm giàu flavonoid từ lá Dâu
tằm quy mô 1kg nguyên liệu/mẻ (n=3) ........................................................................ 35

vi



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1. Lá Dâu tằm ................................................................................................... 2
Hình 1.2. Khung cơ bản của flavonoid ......................................................................... 6
Hình 1.3. Nhựa macroporous H103 ............................................................................. 12
Hình 3.1. Phổ khả kiến của dung dịch chuẩn ............................................................... 24
Hình 3.2. Đồ thị biểu thị mối tương quan giữa độ hấp thụ với nồng độ rutin.............. 25
Hình 3.3. Khả năng hấp phụ bằng phương pháp hấp phụ tĩnh và hấp phụ động ......... 26
Hình 3.4. Sự phụ thuộc của tỷ lệ và hiệu suất hấp phụ vào nồng độ dung mơi ........... 27
Hình 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ dịch hấp phụ đến tỷ lệ và hiệu suất hấp phụ ......... 28
Hình 3.6. Ảnh hưởng của thể tích dịch hấp phụ đến tỷ lệ và hiệu suất hấp phụ .......... 29
Hình 3.7. Ảnh hưởng của pH đến tỷ lệ và hiệu suất hấp phụ ....................................... 30
Hình 3.8. Sự phụ thuộc của tỷ lệ và hiệu suất hấp phụ vào thời gian .......................... 31
Hình 3.9. Ảnh hưởng của dung môi đến hiệu suất giải hấp phụ .................................. 32
Hình 3.10. Khả năng giải hấp phụ của ethanol và aceton tại pH khác nhau ................ 33
Hình 3.11. Hiệu suất giải hấp phụ của ethanol 70% tại các pH khác nhau .................. 34
Hình 3.12. Ảnh hưởng của thể tích đến hiệu suất giải hấp phụ ................................... 35
Hình 3.13. Ảnh hưởng của thời gian đến quá trình giải hấp phụ ................................. 36
Hình 4.1. Sơ đồ làm giàu flavonoid toàn phần từ Dâu bằng nhựa H103 ..................... 38

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Dâu tằm (Morus alba L.) thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) có nguồn gốc từ Trung
Quốc, từ lâu đã được di thực vào Việt Nam [2]. Trong y học cổ truyền, nhiều bộ phận
của Dâu tằm được sử dụng làm thuốc, trong đó lá Dâu có tên gọi là Tang diệp được
dùng để hạ sốt, cho ra mồ hôi, trừ đờm, hạ áp và giúp sáng mắt [2]. Thành phần lá có
chứa flavonoid, các alkaloid và các polysaccharid [25]. Trong lá Dâu, flavonoid toàn
phần bao gồm rutin, astragalin, isoquercitrin, quercetin 3-(6-acetylglucosid),

kaempferol 3-(6-acetylglucosid)... [12], [25].
Cho đến nay, các phương pháp phân lập flavonoid từ lá Dâu tằm được sử dụng
hầu như chỉ giới hạn ở các kỹ thuật đơn giản như chiết xuất, kết tủa, lắc phân đoạn với
dung môi hữu cơ... dẫn đến khả năng thu hồi thấp, tốn nhiều thời gian, hiệu suất khơng
cao và có thể gây ảnh hưởng đến môi trường bởi các dung môi hữu cơ độc hại. Bên
cạnh đó, cơng trình nghiên cứu đã cơng bố về phương pháp làm giàu flavonoid tồn
phần từ lá Dâu tại Việt Nam chưa có nhiều và cịn khó khăn khi triển khai với quy mơ
lớn.
Trong 20 năm gần đây, nhựa macroporous được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau, đặc biệt trong phân lập các hoạt chất từ thiên nhiên. Chúng không chỉ hạn
chế được các nhược điểm của phương pháp phân lập truyền thống mà còn có các ưu
điểm như: Có thể làm tăng đáng kể các thành phần hoạt chất, không cần sử dụng đến
các dung môi hữu cơ độc hại, trong khi khả năng lặp lại và độ ổn định tốt, chi phí thấp
do có thể tái sử dụng nhiều lần và phù hợp cho sản xuất cơng nghiệp [27].
Nhằm tìm ra một phương pháp mang lại hiệu quả, kinh tế và dễ ứng dụng để
phân lập flavonoid toàn phần từ lá Dâu tằm, đề tài “Ứng dụng nhựa macroporous
H103 trong làm giàu flavonoid từ Dâu tằm Morus alba L.” được thực hiện với 2
mục tiêu:
1. Đánh giá được ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng hấp phụ và giải hấp
phụ flavonoid toàn phần lá Dâu tằm của nhựa H103.
2. Xây dựng được phương pháp làm giàu flavonoid toàn phần từ lá Dâu tằm bằng
nhựa H103 có hàm lượng khơng dưới 40%.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về lá Dâu tằm
1.1.1. Tên gọi
Cây Dâu tằm có tên khoa học là Morus alba L.. Tại Việt Nam, Dâu tằm cịn có

tên gọi khác là Dâu tàu hoặc Tằm tang. Trên quốc tế, Dâu tằm thường được gọi là
Mulberry.
Theo Dược điển Việt Nam V, lá Dâu tằm có tên khoa học là Folium Mori albae.
Trong y học cổ truyền, lá Dâu có tên gọi là Tang diệp [1].

Hình 1.1. Lá Dâu tằm
1.1.2. Đặc điểm hình thái lá Dâu tằm
Lá mọc so le, nguyên hoặc chia 3 thùy. Trên các cây già, lá dài 8-15cm, có hình
tim ở gốc lá, nhọn ở chóp lá và có các khứa răng cưa ở mép lá từ cuống lá tỏa ra 3 gân
rõ rệt (Hình 1.1) [2].
1.1.3. Thành phần hóa học
Trong lá Dâu có chứa các nhóm chất như flavonoid, alkaloid và polysaccharide
[31]. Trong đó flavonoid là nhóm chất chính, các flavonoid có mặt trong lá Dâu như
quercetin, moracetin, astragalin, kaemferol 3-O-β-D-glucopyranosid, kaemferol 3-O(6’’-O-acetyl)-β-D-glucopyranosid, quercitrin [6].
Năm 2018, Wan - Taek Ju và các cộng sự đã phân tích định lượng flavonoid tồn
2


phần trong 12 giống lá Dâu tằm ở Hàn Quốc bằng phương pháp HPLC. Các phân tích
được thực hiện trong điều kiện sắc ký như sau: Cột Luna Omega 1,6μm C18 (150 ×
2,1mm); nhiệt độ cột 30°C; pha động 0,5% axit fomic trong nước (A) và 0,5% axit
fomic trong acetonitril (B); tốc độ dịng chảy 0,3 ml/phút; thể tích tiêm 5μl; tổng thời
gian chạy 60 phút và tiến hành rửa giải gradient: 0 - 2 phút 7% B; 24 phút 15% B; 40
phút 30% B; 48 - 50 phút 60% B; 53 - 54 phút 90% B; 55 - 60 phút 7% B. Kết quả
phân tích định lượng cho thấy: Hàm lượng flavonoid toàn phần dao động từ 748,5 đến
1297,9 mg/100g dược liệu khô đối với 12 loại lá dâu tằm, trong đó giống Cheong Su
có hàm lượng flavonoid tồn phần cao nhất là 1297,9 ± 112,0 mg/100g dược liệu khô
[40].
Một số thành phần khác được phân lập từ lá Dâu như catechin [32] và
mulberrofuran [21].

1.1.4. Tác dụng dược lý của lá Dâu
1.1.4.1. Tác dụng hạ đường huyết
Tác dụng hạ đường huyết của lá Dâu tằm chủ yếu được xác định dựa trên nồng
độ glucose máu sau ăn. Sử dụng lá Dâu lâu dài có tác dụng làm hạ đường huyết trong
các nghiên cứu trên động vật [39]. Khi sử dụng kéo dài có xu hướng làm thay đổi nồng
độ glucose huyết tương lúc đói, glycated hemoglobin, chỉ số fructosamine và insulin
của động vật mắc bệnh tiểu đường ở mức gần như bình thường [30], [35], [37], [42].
Điều này chỉ ra rằng lá Dâu có hiệu quả trong việc cải thiện kiểm sốt đường huyết và
đảo ngược tình trạng kháng insulin.
Năm 2008, Mohammadi đã đánh giá hiệu quả điều trị của lá Dâu tằm trên mơ
hình động vật mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu được tiến hành bằng cách cho chuột
sử dụng dịch chiết lá Dâu tằm với liều 400 và 600mg/kg thể trọng trong 35
ngày. Đường huyết, hemoglobin, triglycerid, LDL, HDL, urê máu, cholesterol, số
lượng tế bào β... được đo khi bắt đầu và khi kết thúc thí nghiệm. Kết quả cho thấy với
liều 600mg/kg thể trọng, có tác dụng điều trị ở chuột mắc bệnh tiểu đường và có thể
khơi phục số lượng tế bào β bị suy giảm [35].
1.1.4.2. Tác dụng chống xơ vữa động mạch
Dịch chiết butanol của lá Dâu tằm có tác dụng ức chế nồng độ cholesterol trong
huyết thanh, ngăn ngừa xơ vữa động mạch [17]. Việc đánh giá tác dụng này được tiến
hành thử nghiệm trên chuột. Kết quả cho thấy, lá Dâu làm giảm quá trình phát triển xơ
3


vữa động mạch ở chuột thông qua việc tăng cường khả năng kháng LDL để chống oxy
hóa và chống ung thư [19]. Năm 2007 nghiên cứu trên chuột của Chen và cộng sự
cũng cho thấy rằng, dịch chiết nước lá Dâu làm giảm đáng kể xơ vữa động mạch với
liều 400mg/kg thể trọng [13].
1.1.4.3. Tác dụng chống ung thư
Năm 2009, Chon và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đặc tính chống tăng
sinh trên một số bộ phận khác nhau của Dâu tằm, trong đó có lá Dâu. Kết quả cho

thấy, tác dụng chống tăng sinh của các bộ phận khác nhau đối với các dòng tế bào của
con người là khác nhau và liên quan đến nồng độ của các chất chiết xuất được khảo
sát. Quá trình lên men lá Dâu tằm đã làm tăng tác dụng chống tăng sinh của dịch chiết
methanol chỉ đối với dòng tế bào ung thư biểu mô dạ dày ở người (SNU-601) với nồng
độ 1000mg/ml [14].
1.1.4.4. Tác dụng chống oxy hóa
Lá Dâu tằm rất giàu các hợp chất polyphenol đặc biệt là flavonoid, trong đó
quercetin 3-(6-malonylglucoside) là chất chống oxy hóa quan trọng nhất có vai trị lớn
trong làm giảm q trình oxy hóa in vivo và in vitro [13], [19], [23], [28].
Dịch

chiết

ethanol

của



Dâu

tằm

chứa

oxyresveratrol



5,7-


dihydroxycoumarin 7-methyl ether giúp loại bỏ superoxide và có khả năng chống oxy
hóa [36]. Với dịch chiết nước cho thấy tính chất chống oxy hóa cao nhất được đánh giá
thơng qua xét nghiệm năng lượng khử/khả năng chống oxy hóa [41].
1.1.4.5. Hoạt tính kháng khuẩn
Dịch chiết ethanol của lá Dâu có hoạt tính kháng khuẩn chống lại Staphylococcus
aureus, Pseudomonas aeruginosa, Candida albicans, Candida krusei, Candida
tropicalis và Aspergillus flavus [9].
Năm 2015, Alisson và các cộng sự đã tiến hành thử nghiệm đánh giá hoạt tính
kháng khuẩn của dịch chiết ethanol từ lá Dâu [9]. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của
dịch chiết chống lại vi khuẩn và nấm được thể hiện qua bảng 1.1. Kết quả cho thấy
rằng: Dịch chiết có hoạt tính mạnh (MIC 256μg/ml) chống lại C. albicans LM-106 và
hoạt tính kháng khuẩn trung bình trên các chủng khác, ngoại trừ A. niger không nhạy
cảm với dịch chiết. Vi khuẩn nhạy cảm nhất với dịch chiết là S. aureus ATCC-13150.
Dịch chiết có MIC như nhau trên các chủng C. albicans ATCC-76645, C. albicans
LM-106, và C. krusei LM-656 [9].
4


Bảng 1.1. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của dịch chiết ethanol từ lá Dâu
Chủng vi sinh vật

MIC (µg/ml)

Khơng ức chế
1.1.5. Thử nghiệm độc tính
Năm 2015, Alisson và các cộng sự đã thử nghiệm đánh giá độc tính của dịch
chiết ethanol lá Dâu qua đường uống đối với chuột. Kết quả cho thấy rằng: Khơng có
tỷ lệ tử vong và bất thường nào được phát hiện đối với những con chuột được thử
nghiệm bằng dịch chiết với liều 300 và 2000mg/kg trong 14 ngày. Tuy nhiên, khi dùng

liều 2000mg/kg cho thấy MCV và MCHC giảm cũng như tăng hoạt tính phosphatase
kiềm trong huyết thanh. Trong các thí nghiệm với dịch chiết ở liều 300 và 2000mg/kg
đã làm giảm số lượng bạch cầu, giảm tỷ lệ tế bào lympho và tăng tỷ lệ tế bào phân
đoạn [9].
Năm 2016, Alisson và các cộng sự tiếp tục thử nghiệm đánh giá độc tính cấp của
dịch chiết ethanol từ lá Dâu qua đường tiêm phúc mạc chuột cùng với liều 300 và
2000mg/kg. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Với mức liều 300mg/kg, các tế bào gan
chuyển màu và mở rộng các lymphonode ở lá lách, khi ở liều 2000mg/kg những thay
đổi tương tự cũng được quan sát thấy cùng với q trình khơng bào trong tế bào gan và
sự phân nhóm các tế bào lympho ở lá lách. Qua đó tác giả đã kết luận, việc tiêm vào
phúc mạc chuột dịch chiết với liều 300mg/kg gây hại hơn đáng kể so với việc uống
5


dịch chiết qua đường miệng với cùng liều lượng này [10].
1.1.6. Tính vị, cơng năng và chủ trị
Tang diệp có vị cam, khổ, tính hàn, quy vào 3 kinh can, phế, thận. Có cơng năng
giải cảm nhiệt, cố biểu, liễm hãn, thanh can sáng mắt, làm hạ đường huyết và huyết áp.
Ngồi ra lá Dâu cịn có tác dụng kháng khuẩn, ức chế trực khuẩn thương hàn và tụ cầu
khuẩn [5].
Về chủ trị, trong y học cổ truyền Tang diệp được dùng để chữa các bệnh cảm
nhiệt; các trường hợp ra mồ hôi trộm; dùng khi kinh can bị phong nhiệt mắt đỏ sưng
đau, viêm màng kết mạc, hoa mắt, chảy nhiều nước mắt; dùng trong bệnh tiêu khát [5].
1.2. Tổng quan về flavonoid
1.2.1. Cơng thức hóa học
Flavonoid là một nhóm lớn của các hợp chất phenol thực vật, có cấu trúc cơ bản
là diphenylpropan (C6-C3-C6), gồm 2 vòng benzen A và B nối với nhau qua một mạch
3 carbon (Hình 1.2) [6].

Hình 1.2. Khung cơ bản của flavonoid

Xét về mặt nguyên sinh thì người ta xem cấu trúc của flavonoid gồm 2 phần:
Phần C6-C3 (vòng B và 3 carbon) xuất phát từ acid shikimic dẫn đến các dẫn chất
phenylpropan; phần C2-C2-C2 (vòng A) xuất phát từ 3 đơn vị acetat dẫn đến acid
triacetic. Trong đa số trường hợp thì mạch 3 carbon đóng vịng với vịng A và tạo nên
dị vịng có oxy (vịng C) [6].
1.2.2. Phân loại
Flavonoid có thể được phân thành các nhóm khác nhau phụ thuộc vào carbon của
vịng C mà ở đó vịng B được gắn vào và mức độ bão hịa và oxy hóa của vòng C. Các
flavonoid mà vòng B được liên kết ở vị trí 3 của vịng C được gọi là isoflavonon.
6


Những hợp chất mà vòng B được liên kết ở vị trí 4 được gọi neoflavonoid, trong khi
đó vịng B được liên kết ở vị trí 2 có thể được chia nhỏ thành nhiều phân nhóm nhỏ
dựa trên các đặc điểm cấu trúc của vịng C. Các phân nhóm này gồm: flavon, flavonol,
flavanon, flavanonol, flavanol hoặc catechin, anthocyanin và chalcon [6].
Flavon là một trong những phân nhóm quan trọng của flavonoid. Chúng có mặt
rộng rãi trong lá, hoa, quả như các glucosid. Cần tây, rau mùi tây, ớt đỏ, hoa cúc, bạc
hà, và bạch quả là một trong những nguồn chính của flavon. Luteolin, apigenin và
tangeritin thuộc phân lớp này. Vỏ trái cây họ cam quýt giàu flavon polymethoxy hóa,
tageretin, nobiletin, và sinensetin. Chúng có liên kết đơi giữa các vị trí 2 và 3 và một
keton ở vị trí 4 của vòng C. Phần lớn các flavon trong rau và trái cây có nhóm hydroxy
ở vị trí 5 của vịng A, trong khi hydroxy hóa ở các vị trí khác, hầu hết ở vị trí 7 của
vịng A hoặc vị trí 3’ và 4’ vịng B có thể thay đổi theo phân loại rau hoặc trái cây
[33].
Flavanon là một phân nhóm quan trọng khác thường có trong tất cả các loại trái
cây họ cam, chanh, nho. Hesperitin, naringenin và eriodictyol là những ví dụ cho phân
nhóm này. Flavanon có liên quan tới nhiều lợi ích sức khỏe bởi đặc tính quét gốc tự
do. Các hợp chất này chịu trách nhiệm cho vị đắng của nước ép và vỏ trái cây họ cam
quýt. Các flavonoid họ cam có tác dụng dược lý như chống oxy hóa, chống viêm, hạ

lipid máu và giảm cholesterol. Flavanon cịn được gọi là dihydroflavon, nó có vịng C
bão hịa, do đó khơng giống như flavon liên kết đơi giữa các vị trí 2 và 3 là bão hòa và
đây là sự khác biệt duy nhất về cấu trúc giữa 2 nhóm flavonoid. Trong 15 năm qua số
lượng flavanon đã tăng đáng kể [24].
Isoflavonoid là một phân nhóm rất đặc biệt và lớn của flavonoid. Chúng chỉ được
phân bố hạn chế trong giới thực vật và được tìm thấy trong đậu tương và các loại cây
họ đậu khác. Một số isoflavonoid cũng đã được báo cáo là có mặt trong vi khuẩn.
Chúng cũng được tìm thấy có vai trị quan trọng như tiền chất cho sự phát triển của
phytoalexin trong tương tác vi khuẩn thực vật. Isoflavonoid thể hiện tiềm năng chống
lại nhiều bệnh tật. Các isoflavonoid như genistein và daidzein thường được coi là
phytoestrogen bởi vì hoạt tính estrogen trong các mơ hình động vật [11].
1.2.3. Tính chất lý hóa
Các flavonoid có màu thay đổi từ đỏ cam đến vàng nhạt và không màu tùy thuộc
vào số nối đơi liên hợp như các flavon có màu vàng rất nhạt cho đến không màu,
7


chalcon và auron màu vàng đậm đến đỏ cam, còn các dẫn chất isoflavon, flavanon...
khơng có liên kết đơi nên khơng có màu. Riêng các anthocyanidin có màu thay đổi
theo pH mơi trường [6].
Về độ tan, các flavonoid có độ tan không giống nhau, thường các flavonoid
glycosid và flavonoid sulfat phân cực nên khơng tan hoặc ít tan trong dung môi hữu
cơ, tan được trong nước, cồn nước. Trong khi đó các aglycon flavonoid thì tan trong
dung mơi hữu cơ, khơng tan trong nước. Các dẫn chất flavonoid có nhóm 7-OH
thường dễ tan trong kiềm loãng [6].
1.2.4. Tác dụng sinh học
1.2.4.1. Tác dụng chống oxy hóa
Gần đây, các hợp chất flavonoid đã được coi là chất chống oxy hóa mạnh mẽ
trong thử nghiệm và được chứng minh là chất chống oxy hóa mạnh hơn vitamin C,
vitamin E và carotenoids [15], [20].

Năm 2008, Jianxiong Yang và cộng sự đã phân tích hoạt tính chống oxy hóa của
rutin bằng cách sử dụng các xét nghiệm khác nhau bao gồm: tổng hoạt tính chống oxy
hóa và giảm năng lượng, xét nghiệm loại bỏ gốc hydroxyl, xét nghiệm loại bỏ gốc
superoxide, 1,1-diphenyl-2-picryl-hydrazyl (DPPH) và xét nghiệm peroxy hóa lipid sử
dụng lịng đỏ trứng làm nguồn giàu lipid. Tổng khả năng chống oxy hóa được xác định
bằng xét nghiệm dựa trên sự giảm độ hấp thụ của β-caroten của mẫu. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, rutin thể hiện hoạt tính loại bỏ gốc DPPH mạnh mẽ. Ở nồng độ
0,05mg/ml, acid ascorbic, butylated hydroxytoluene (BHT) và rutin cho thấy sự ức chế
tương ứng là 92,8%, 58,8% và 90,4%. Ngồi ra, rutin có hiệu quả ức chế q trình
peroxy hóa lipid. Các hoạt động chống oxy hóa khác nhau đó được so sánh với các
chất chống oxy hóa tiêu chuẩn như BHT và acid ascorbic [26].
1.2.4.2. Tác dụng kháng khuẩn
Dịch chiết flavonoid từ quả Mơ cho thấy khả năng ức chế đối với sự phát triển
của Staphylococcus aureus, Shigella sonnei, Shigella flexneri, Candida albicans với
đường kính vịng ức chế tương ứng là 23, 21, 26 và 29mm [8]. Kết quả tương tự đối
với dịch chiết flavonoid của cây Diếp cá trên sự phát triển của Escherichia coli,
Pseudomonas aeruginosa, Bacillus subtilis và S.aureus với giá trị MIC lần lượt là 100,
200, 200 và 50µg/ml [7]. Kuwanon G được phân lập từ dịch chiết methanol của Dâu
tằm có khả năng kháng khuẩn hoạt động ở giá trị MIC 8,0μg/ml chống lại
8


Streptococcus gây nên sâu răng [25].
1.2.4.3. Tác dụng giải độc bảo vệ gan
Tác dụng chống độc của flavonoid thể hiện làm giảm thương tổn gan, bảo vệ
được chức năng gan khi một số chất độc được đưa vào cơ thể động vật thí nghiệm
(carbon tetraclorua, benzen, ethanol, cloroform, quinin, novarsenol...). Dưới tác dụng
của flavonoid ngưỡng ascorbic được ổn định đồng thời lượng glycogen trong gan tăng.
Sự tích lũy glycogen có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chức năng giải độc gan
[6].

1.2.4.4. Tác dụng đối với bệnh tim mạch
Tác động bảo vệ của các flavonoid đối với tim mạch có thể do khả năng của
chúng trong việc ngăn ngừa sự oxy hóa các LDL, phịng ngừa xơ vữa động mạch, chặn
sự kết tụ huyết khối, điều hòa nhịp tim, ngăn ngừa bệnh mạch vành và nhồi máu cơ
tim, điều hòa huyết áp... [25].
1.2.4.5. Tác dụng chống viêm
Tác dụng chống viêm của nhiều flavonoid thuộc các nhóm flavon, flavanon,
dihydroflavonol, anthocyanin, flavan-3-ol, chalcon, isoflavon, biflovon, 4-aryl
coumarin, 4-aryl chroman đều được chứng minh bằng thực nghiệm do các chất
flavonoid này ức chế con đường sinh tổng hợp prostagladin. Người ta sử dụng rutin,
citrin, leucodelphinidin, quercetin, catechin để điều trị ban đỏ, viêm da, tổn thương da
và màng nhầy trong trường hợp xạ trị [6].
1.2.4.6. Các tác dụng khác
Một số tài liệu gần đây có nói đến tác dụng chống ung thư của một số chất như
leucocyanidin, leucopelargonidin và tác dụng kháng HIV của một số dẫn chất thuộc
nhóm flavon như chrysin, acacetin 7-O-β-galactopyranosid [6].
Các dẫn chất thuộc nhóm isoflavonoid như genistein, daizein có tác dụng kiểu
estrogen. Tác dụng này được giải thích do sự gần giống nhau về cấu trúc với
diethylstilboestrol [6].
1.2.5. Một số nghiên cứu phân lập flavonoid từ lá Dâu
Cho đến nay, một số tác giả đã phân lập được flavonoid từ lá Dâu tằm bằng
nhiều phương pháp khác nhau như: Sử dụng nhựa macroporous [18], [28]; sắc ký cột
với chất hấp phụ silica gel [3], ...
Năm 2008, Jun Wang và các cộng sự đã sử dụng 8 loại nhựa macroporous để
9


phân lập flavonoid từ lá Dâu tằm. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hàm lượng flavonoid
toàn phần đạt tối đa khi lá Dâu được chiết xuất trong điều kiện tối ưu hóa với pH là
8,0, tỷ lệ nguyên liệu : dung môi là 1:40g/ml, nhiệt độ 90oC và thời gian chiết 4 giờ.

Nghiên cứu chỉ ra rằng nhựa H103 là thích hợp nhất cho phân lập flavonoid từ dịch
chiết lá Dâu tằm, giải hấp phụ có thể được mơ tả với các đường đẳng nhiệt Langmuir
và Freundlich. Độ phục hồi và độ tinh khiết flavonoid trong sản phẩm cuối cùng lần
lượt là 90,57 và 76,33% [28].
Tiếp tục phát triển nghiên cứu phân lập flavonoid từ lá Dâu tằm bằng nhựa
macroporous, một nghiên cứu của Dongdong Jia và các cộng sự (2009) đã sử dụng
nhựa H103 với sự hỗ trợ của sóng siêu âm. Trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành
chiết lá Dâu 2 lần với dung môi là ethanol : nước tỷ lệ 80:20 (tt/tt) trong bể siêu âm
với tần số 40kHz, mỗi lần trong 30 phút ở 60oC. Sau đó tác giả đã sử dụng nhựa H103
để phân lập với nồng độ flavonoid là 0,33mg/ml, thể tích mẫu nạp 20BV, tốc độ nạp là
3 ml/phút, giải hấp phụ lần lượt với 2BV nước và 5BV aceton 70% với tốc độ 2
ml/phút. Kết quả cho thấy: Hàm lượng flavonoid tồn phần có thể lên đến 36,30% với
khả năng thu hồi là 83,40% trong điều kiện tối ưu. Các hợp chất flavonoid gồm rutin
và isoquercitrin trong dịch chiết được phát hiện bởi kĩ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao
và khả năng thu hồi của chúng là trên 80% [18].
Năm 2011, Zhu Xinting và cộng sự đã nghiên cứu sử dụng nhựa macroporous
D140 để tinh chế flavonoid toàn phần từ lá Dâu bằng phương pháp hấp phụ động. Kết
quả cho thấy, nhựa D140 cũng có khả năng tinh chế flavonoid toàn phần trong lá Dâu
một cách hiệu quả. Tỷ lệ thu hồi của flavonoid trong lá Dâu cao hơn. Với nồng độ
flavonoid trong dịch nạp cột là 3,0mg/ml, tốc độ dịch nạp là 2 BV/giờ, độ thu hồi của
flavonoid tồn phần cao và khi lượng mẫu là 4,5BV thì nhựa đã đạt đến hấp phụ bão
hòa động. Tác giả sử dụng 3BV nước để loại tạp và sử dụng dung môi rửa giải là
ethanol 70% với tốc độ rửa giải là 1 BV/giờ cho hiệu suất rửa giải và độ tinh khiết đạt
tối đa. Độ tinh khiết flavonoid trong lá Dâu đạt 41,10% [45].
Năm 2017, Vũ Đức Lợi và các cộng sự đã dùng các phương pháp sắc kí phân lập
được hai hợp chất flavonoid từ lá Dâu tằm thu được ở tỉnh Thái Nguyên. Tác giả đã
tiến hành sắc ký cột với chất hấp phụ silica gel, dung môi rửa giải là dicloromethan :
methanol với độ phân cực của dung môi tăng dần (từ 20:1 đến 0:1) thu được 4 phân
đoạn B1, B2, B3 và B4. Phân tách phân đoạn B3 trên sắc ký cột với chất hấp phụ pha
10



đảo sử dụng YMC-gel, sử dụng hệ dung môi rửa giải aceton : nước thu được 4 phân
đoạn nhỏ là B3.1, B3.2, B3.3 và B3.4. Phân đoạn B3.1 được tinh chế thu được chất rắn
màu vàng ký hiệu là hợp chất 2. Phân đoạn B3.2 được phân tách bằng sắc ký cột silica
gel pha thường rửa giải bằng hệ dung môi cloroform : methanol thu được hợp chất 1.
Cấu trúc hóa học của hai hợp chất này được xác định là kaempferol 3-O-β-Dglucopyranosid và quercetin-O-α-L-rhamnopyranosid dựa trên các dữ liệu phổ khối
lượng và cộng hưởng từ hạt nhân kết hợp so sánh với dữ liệu phổ. Đây là hai hợp chất
lần đầu tiên được phân lập từ lá Dâu thu hái tại Việt Nam [3].
Năm 2018, Trịnh Trọng Minh đã tiến hành chiết xuất cao toàn phần từ lá Dâu
tằm bằng phương pháp ngâm tại nhiệt độ phòng với dung mơi methanol. Cao tồn
phần thu được sau đó được phân bố vào nước cất và chiết phân đoạn với các dung dịch
n-hexan, ethylacetat thu được lần lượt các cắn phân đoạn với khối lượng đạt 0,1% (nhexan); 0,125% (ethylacetat); 0,07% (cắn nước) so với khối lượng dược liệu khô ban
đầu. Tác giả đã phân lập được 3 hợp chất từ phân đoạn dịch chiết ethylacetat của lá
Dâu tằm thu hái tại tỉnh Thái Nguyên. Sử dụng phương pháp sắc ký, dựa vào đặc điểm
lý hố (cảm quan, nhiệt độ nóng chảy), phổ khối (APCI-MS, ESI-MS), cộng hưởng từ
hạt nhân NMR (1H-NMR, 13CNMR, DEPT) và qua đối chiếu với các tài liệu đã công
bố của các hợp chất liên quan đã phân lập, tác giả đã xác định cấu trúc phân tử 3 hợp
chất là maesopsin-4-O-glucosid, leonuriside A và eriodictyol [4].
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu phân lập flavonoid từ lá Dâu tằm
TT Năm

Tác giả

Phương
pháp

Kết quả

1


2008

Jun Wang và các
cộng sự [28]

Nhựa
H103

Nhựa H103 thích hợp nhất cho phân lập
flavonoid từ lá Dâu, độ phục hồi và độ
tinh khiết flavonoid là 90,57% và
76,33%.

2

Dongdong Jia và
2009
các cộng sự [18]

Nhựa
H103

Hàm lượng flavonoid tồn phần có thể
lên đến 36,30% với khả năng thu hồi là
83,40% trong điều kiện tối ưu.

3

2011


Zhu Xinting và
các cộng sự [45]

Nhựa
D140

Độ tinh khiết flavonoid trong lá Dâu đạt
41,10%

11


Vũ Đức Lợi và
các cộng sự [3]

4

2017

5

Trịnh Trọng
2018
Minh [4]

Sắc ký cột
silica gel

Phân lập được 2 hợp chất trong lá Dâu

lần đầu tiên ở Việt Nam: kaempferol 3O-β-D-glucopyranosid và quercetin -Oα-L-rhamnopyranosid

Sắc ký cột
silica gel

Phân lập được 3 hợp chất trong lá Dâu:
maesopsin-4-O-glucosid, leonuriside A
và eriodictyol.

1.3. Tổng quan về nhựa macroporous
1.3.1. Giới thiệu chung về nhựa macroporous
Nhựa macroporous (hay nhựa hấp phụ macroporous) là hạt polymer hình cầu, có
cấu trúc xốp với các lỗ lớn trên bề mặt, có cấu trúc mạng và diện tích bề mặt tiếp xúc
lớn, được ứng dụng chủ yếu để tách các nhóm chất khác nhau, hấp phụ nhờ lực liên
kết tĩnh điện, liên kết hydro hoặc tạo phức [43].
Theo IUPAC, hạt nhựa macroporous có các lỗ xốp với đường kính khoảng 50nm
đến 1μm. Tuy nhiên gần đây, do nhận được nhiều sự chú ý nên các vật liệu có kích
thước lỗ xốp từ 1 đến 100μm và lớn hơn nữa cũng được sản xuất. Các hạt này cịn
được gọi là các polyme supermacroporous [43].

Hình 1.3. Nhựa macroporous H103
12


1.3.2. Phân loại và đặc tính nhựa macroporous
1.3.2.1. Phân loại
Dựa vào tính phân cực, nhựa macroporous có thể được chia thành 2 loại chính:
khơng phân cực và phân cực [16]. Theo độ phân cực được chia thành phân cực yếu,
phân cực mạnh. Một số nhựa macroporous được sử dụng phổ biến:
Bảng 1.3. Đặc tính vật lý một số loại hạt nhựa macroporous

Độ phân
cực

Loại hạt
nhựa

Cấu trúc

Kích
thước
(mm)

Diện tích
bề mặt
(m2/g)

Độ ẩm
(%)

≥ 550

55 - 60

500 - 600

50 - 55

540 - 580

60 - 65


> 0,25

600

65 - 70

0,3 - 1,0

500 - 650

55 - 75

0,3 - 1,2

500 - 550

65 - 75

550 - 600

55 - 65

300

50 - 55

≥ 1050

65 - 75


100 - 200

55 - 70

190 - 220

60 - 70

≥ 150

60 - 65

D140
Không
phân cực

X-5

Styren

0,3 - 1,2

D4020
HP - 20
Phân cực
yếu

HP - 20


Polystyren

DM - 130
D302
Phân cực
trung bình

Phân cực

Polystyren
HPD - 600

0,3 - 1,2

XDA - 8

Styren
divinylbenzen

FL - 1

Polystyren

ADS - 11

Nhóm sulfonic

0,3 - 1,0
0,3 - 1,2


DA201

Styren

1.3.2.2. Đặc điểm hạt nhựa macroporous
Ba đặc tính quan trọng đặc trưng cho khả năng hấp phụ của các hạt nhựa là tổng
diện tích bề mặt (trong và ngồi), đường kính lỗ xốp và độ phân cực bề mặt. Diện tích
bề mặt thường trong khoảng 100 đến 1000m2/g, đường kính lỗ xốp khoảng từ 100 đến
300Å, độ phân cực thì rải đều từ khơng phân cực, phân cực yếu, trung bình và mạnh
tùy theo monomer sử dụng trong hoặc xử lý sau q trình polymer hóa. Đường kính lỗ
xốp gấp khoảng 10 đến 20 lần kích thước phân tử chất tan thì sự phân tách là tốt nhất
[22], [38].
Đường kính lỗ xốp và diện tích bề mặt được quyết định bởi cấu trúc của hạt
13


nhựa, cấu trúc được kiểm soát dựa vào thành phần các chất hóa học sử dụng trong hỗn
hợp đem đi polymer hóa (ngồi các monomer thì để tạo ra các lỗ xốp còn thêm các
chất gọi là porogen trộn lẫn với hỗn hợp monomer, khơng hịa tan được polymer hóa
để lại những lỗ hổng trong cấu trúc polymer) [27].
1.3.3. Khả năng hấp phụ của nhựa macroporous
Công nghệ nhựa hấp phụ macroporous lần đầu tiên được sử dụng trong xử lý
nước thải, cơng nghiệp dược, cơng nghiệp hóa chất, hóa phân tích, thử nghiệm lâm
sàng và điều trị cùng nhiều lĩnh vực khác. Những năm gần đây, nhựa macroporous đã
được sử dụng nhiều trong chiết xuất hoạt chất, tách, làm giàu hoạt chất từ thảo dược.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, ứng dụng cơng nghệ nhựa macroporous có nhiều
ưu điểm trong nâng cấp công thức y học cổ truyền, thúc đẩy sự phát triển trong các
nghiên cứu trong việc hiện đại hóa y học cổ truyền [27].
Nhựa macroporous có các đặc tính chọn lọc tốt, độ bền cơ học cao và tốc độ hấp
phụ nhanh chóng cũng như q trình tái sử dụng đơn giản. Vì vậy nhựa này rất thích

hợp sử dụng trong việc tách các hợp chất phân cực thấp từ dung dịch nước. Sau khi
một mẫu được hấp phụ trong một loại nhựa macroporous, cột nhựa thường được tách
rửa với một nồng độ nước, methanol, ethanol hoặc aceton với tỉ lệ thích hợp từ 10%,
20%... trong từng bước, cuối cùng giải hấp phụ bằng ethanol hoặc aceton [27].
Một nhựa macroporous có thể được tái sử dụng sau khi xử lý đơn giản: ngâm và
rửa với methanol hoặc ethanol khi cần thiết, ngâm với acid clohydric 1M và natri
hydroxyd 1M rồi rửa sạch với nước cất cho pH trung tính. Bảo quản trong methanol
hoặc ethanol và rửa bằng nước cất trước khi sử dụng. Ở giai đoạn rửa giải, tạp chất ưa
nước như acid amin có thể được tách bằng cách rửa giải với một thể tích nước qua cột
sắc ký. Thường sử dụng nhựa macroporous là bước xử lý ban đầu trước khi kết hợp
với các phương pháp khác như sắc ký cột silica gel hay sắc ký lỏng hiệu năng cao. Kể
từ cuối năm 1970, nhựa macroporous đã được áp dụng trong việc chiết xuất và làm
giàu các chất có nguồn gốc thiên nhiên. Việc sử dụng nhựa macroporous có nhiều ưu
điểm như: Thuận lợi, chi phí vận hành thấp, giảm tiêu thụ dung mơi và dư lượng hóa
chất thấp trong sản phẩm cuối cùng [27].
1.3.4. Ứng dụng nhựa macroporous trong phân lập các hoạt chất thiên nhiên
Những năm gần đây, nhựa macroporous được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực
chiết xuất, làm giàu và tinh chế các hoạt chất có nguồn gốc thiên nhiên như flavonoid,
14


glycosid, saponin, carotenoid... [27].
Nhựa macroporous có các ưu điểm như có thể tăng đáng kể nồng độ của các
thành phần hoạt chất, loại bỏ một lượng lớn các tạp chất, không cần sử dụng đến các
dung môi hữu cơ độc hại, trong khi khả năng lặp lại và ổn định tốt, chi phí thấp và phù
hợp cho sản xuất với quy mơ cơng nghiệp [27]. Nhờ vào những đặc tính và ưu điểm
vượt trội đó Jun Wang, Dongdong Jia và cộng sự đã đề xuất sử dụng nhựa
macroporous H103 để phân lập flavonoid toàn phần từ lá Dâu tằm [18], [28]. Vì vậy,
nhóm nhựa này được ứng dụng phát triển trong nghiên cứu này.


15


CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, hóa chất và thiết bị
2.1.1. Nguyên vật liệu
Lá Dâu được thu hái vào tháng 08 năm 2020 tại xã Liên Hà, huyện Đan Phượng,
Hà Nội. Dược liệu được giám định và lưu mẫu tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật - Viện Hàm lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Nguyên liệu được rửa 3 lần
với nước sạch và sấy đến khô ở nhiệt độ 60oC. Tiến hành chiết nóng bằng nước trong
nồi 2 lớp ở 90oC, 6 giờ x 2 lần với tỉ lệ dung môi: dược liệu là 10:1 (tt/kl). Dịch chiết
được tập trung và cô đặc đến thể chất cao đặc (hàm ẩm 19,81%), gọi là cao thô và bảo
quản ở nhiệt độ dưới 8oC trong tủ lạnh. Cao này được dùng cho các thí nghiệm trong
nghiên cứu này.
Nhựa H103 được cung cấp bởi công ty Anhui Sanxing Resin Technology Co.,
Ltd (Trung Quốc)
Bảng 2.2. Thông số vật lý của nhựa H103 theo nhà sản xuất
Tiêu chí

Thơng số kỹ thuật

Tính phân cực

Khơng phân cực

Kích thước hạt nhựa (mm)

0,25 - 0,88


Độ ẩm (%)

45 -55

Tỷ trọng (g/ml)

0,7 - 0,8

Diện tích bề mặt (m2/g)

1100 - 1200

Đường kính lỗ xốp trung bình (nm)

86 - 95

Độ xốp (%)

45 - 55

Tạp chất (%)

≤3

Tỷ trọng thực tế (g/ml)

1,05 - 1,09

2.1.2. Hóa chất
Bảng 2.3. Danh mục hóa chất sử dụng trong nghiên cứu

TT
1

Hóa chất
Ethanol 96%

Tiêu chuẩn

Nguồn gốc

DĐVN V

Trung Quốc

16


×