Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ðiểm mặt các loại thuốc dễ gây dị ứng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.99 KB, 5 trang )

Ðiểm mặt các loại thuốc dễ
gây dị ứng
Dị ứng thuốc là phản ứng khác thường của cơ thể khi tiếp
xúc lần thứ hai hay những lần sau với một loại thuốc mà
thành phần của thuốc có tính chất gọi là dị nguyên “gây dị
ứng”.
Các thuốc gây dị ứng
Tất cả các thuốc đều có khả năng gây ra phản ứng có hại. Trong
số các loại thuốc gây dị ứng, kháng sinh là nhóm thuốc xếp “đầu
bảng” chiếm tới hơn 50%. Các thuốc kháng sinh có tỷ lệ gây dị
ứng cao là penicilin, ampicillin, streptomicine, sulfonamide. Kế
đến là các thuốc điều trị động kinh, thuốc giảm đau, kháng viêm,
giảm sốt, vitamin, các thuốc có nguồn gốc từ chất đạm (protein,
peptid) như các hormon… Một số thuốc ảnh hưởng trên hệ tim
mạch như thuốc tê novocain, lidocain hoặc thuốc tiêm vitamin
C, vitamin B1… có thể gây choáng phản vệ. Ngay cả aspirin
uống cũng có thể gây choáng phản vệ. Có thuốc gây dị ứng sau
nhiều lần trước đó sử dụng an toàn.
Đặc biệt lưu ý có hiện tượng gọi là phản ứng chéo giữa thuốc
gây dị ứng với thuốc khác cùng nhóm. Thí dụ, người đã bị dị
ứng với kháng sinh amoxicillin thì có thể bị dị ứng với các thuốc
khác nằm cùng nhóm beta-lactam (gọi là nhóm penicilin, nhóm
cephalosporin). Người đã dị ứng với aspirin cũng có thể bị dị
ứng với các thuốc khác nằm trong nhóm thuốc kháng viêm
không steroid (NSAID).
Dị ứng thuốc do đường uống nhiều nhất (hơn 70%), thường gây
ra các hội chứng loại hình dị ứng muộn, tiếp đó là đường tiêm
chích (gần 20%). Các loại thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, bôi ngoài da,
tẩy – nhuộm lông, tóc… cũng đều có khả năng gây ra các dị ứng
tại chỗ và toàn thân như dùng đường uống, đường tiêm chích.




Bất kỳ thuốc nào cũng có thể gây dị ứng.
Trong các trường hợp dị ứng với kháng sinh thường xảy ra, đáng
lo ngại nhất là penicilin và nhóm beta-lactam vì có thể gây sốc
phản vệ.
Thuốc đông y đứng thứ ba trong số các nhóm thuốc gây dị ứng.
Đây thực sự là điều rất đáng báo động vì người dân vẫn thường
quan niệm không độc mà còn mát, bổ và hợp với tạng người
Việt. Vì vậy, mọi người cứ sử dụng mà không đề cao cảnh giác.
Theo các chuyên gia y tế, việc lạm dụng, chữa bệnh theo kiểu
mách bảo, xem nhẹ tác dụng phụ của thuốc đông y là vấn đề hết
sức nguy hiểm. Thực ra, thuốc đông y không đơn giản là lành,
mát, bổ như nhiều người lầm tưởng. Thuốc tân dược cũng như
thuốc đông dược về bản chất đều như nhau, chỉ khác chăng là
phương thức trích ly hoạt chất để sử dụng. Cách sử dụng thuốc
đông y là đun để chiết suất ra thuốc với hàm lượng thấp, còn tân
dược là được “hoá liệu” để tổng hợp tinh chất và hàm lượng cao
hơn. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc đông y cũng phức tạp hơn
thuốc tây vì không những có dược chất chính mà còn rất nhiều
chất khác nữa.
Thông thường, trong mỗi thang thuốc có hàng chục vị, mà mỗi
vị lại có nhiều chất khác nhau mà cho đến giờ, kể cả người bốc
thuốc cũng chưa hiểu hết tác dụng của các vị thuốc. Bên cạnh
đó, người sử dụng thuốc đông y cũng có nguy cơ nhiễm độc với
các loại hoá chất bảo quản như: lưu huỳnh, phospho, thuốc
chống ẩm, mốc… Tình trạng dị ứng thuốc đông y thường chậm,
nhiều bệnh nhân khi đến cơ sở y tế cũng không biết mình bị dị
ứng thuốc đông y.



Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thuốc
Tùy theo cơ địa mà người dùng thuốc có thể bị dị ứng với bất cứ
thuốc nào kể cả những thuốc bổ, thuốc nam. Ở những người có
cơ địa dị ứng, việc dùng thuốc gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều
nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ di truyền giữa cha mẹ và con
cái. Nếu cha mẹ bị dị ứng thì xác suất sinh con có 50% bị dị ứng
và có liên hệ với cùng một nguyên nhân dị ứng. Trường hợp cha
mẹ không bị dị ứng thì tỉ lệ con mắc bệnh dị ứng chỉ là 10%.
Ngoài ra, ở một số trường hợp là nhân viên y – dược bệnh viện,
qua nghiên cứu người ta cũng thấy họ có nguy cơ bị dị ứng
thuốc cao gấp 2,5 lần người khác.
Có người xuất hiện các triệu chứng dị ứng thuốc ngay sau khi
uống một vài giờ, nhưng cũng có khi sau một vài ngày, thậm chí
hằng tuần. Đáng lưu ý là trong rất nhiều trường hợp thấy bị sốt,
ngứa, nổi mày đay, bệnh nhân lại nghĩ rằng mình bị một bệnh
khác và dùng thêm vài loại thuốc nữa, càng làm cho tình trạng dị
ứng thuốc trầm trọng hơn.
Thuốc đã quá thời gian sử dụng hoặc quá trình bảo quản, vận
chuyển không đảm bảo khi đó, chúng không chỉ hết tác dụng mà
có thể biến thành chất khác, gây ngộ độc, dị ứng cho người sử
dụng.
Một nguyên nhân khác là do tình trạng tự điều trị và sử dụng
thuốc bừa bãi. Không ít trường hợp tự kê đơn cho mình hoặc
nhờ người bán thuốc kê đơn.
Người bệnh trước khi uống thuốc cần phải làm thử phản ứng cơ
thể với loại thuốc đó như đặt vào lưỡi, hốc mũi (thuốc uống)
hoặc thử test đối với các loại thuốc tiêm, bôi thử một lượng nhỏ
thuốc vào da vùng sau tai…
Ngoài ra, có quá nhiều loại thuốc được đưa vào thị trường

nhưng lại thiếu thông tin hướng dẫn sử dụng an toàn hợp lý và
chúng ta chưa quản lý được các nguồn thuốc sản xuất trong
nước cũng như nhập khẩu này, cũng là những nguyên nhân gây
dị ứng thuốc

×