Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " Cơ sở của mối quan hệ Nhật Bản - Việt Nam " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.45 KB, 21 trang )

Cơ sở của mối quan hệ Nhật Bản - Việt Nam

Hồng Thị Minh Hoa

Đại học Huế

Trong q trình nghiên cứu, tìm hiểu về quan hệ Nhật Bản và Việt
Nam, nhiều tác giả đã đề cập đến các nhân tố khách quan, chủ quan tác
động đến mối quan hệ này, tuy nhiên cũng chỉ đề cập đến từng góc độ, khía
cạnh và từng giai đoạn lịch sử ngắn. Trên cơ sở kế thừa những nguồn tư
liệu và một số nhận xét, đánh giá của các tác giả đi trước chúng tôi sẽ đi sâu
tìm hiểu cơ sở của mối quan hệ Nhật Bản - Việt Nam và đưa ra một số nhận
xét tổng quan về vấn đề này. Bài viết tập trung phân tích chủ yếu về cơ sở
vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở kinh tế, tiềm lực vật chất xã hội,
nguồn lực con người và nhu cầu lợi ích của 2 nước.

1. Yếu tố vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên

Nhật Bản nằm ở Đông Bắc á thuộc Châu á là quốc gia nghèo về tài
nguyên thiên nhiên, nhất là dầu lửa vì vậy muốn phát triển đất nước hùng
cường... Nhật Bản phải có chiến lược gia tăng quan hệ đối ngoại với các
nước ở Đông Nam á, đặt biệt là với Việt Nam - nước có nguồn dầu lửa rất
lớn và rất giàu các tài nguyên thiên nhiên có thể cung cấp cho Nhật Bản

55


trong chiến lược phát triển nền công nghiệp hiện đại tạo lợi thế nâng cao
hơn nữa địa vị kinh tế lẫn chính trị của Nhật Bản ở khu vực và thế giới.

Nhật Bản là một quần đảo hình cánh cung ôm lấy lục địa Châu á, với


tổng diện tích là 372.815 km2, ở vĩ tuyến 300 đến 450 Bắc. Trong quá trình
kiến tạo, Nhật Bản là nơi xung động địa chấn ngang, hẹp chồng lên nhau
khiến cho vỏ Trái Đất vùng này rất không ổn định tạo thành nhiều núi lửa
và thường xuyên có động đất. Nhật Bản nằm đúng vào khu vực thường phát
sinh bão lớn kèm theo mưa to. Do đó, hàng ngàn năm nay người Nhật Bản
ln phải sống triền miên trong mối lo lắng trong những môi trường khắc
nghiệt nhất. Cuộc đấu tranh vật lộn với thiên nhiên bảo vệ sức người sức
của và giữ vững cuộc sống đã tạo nên bản lĩnh can trường giúp người Nhật
Bản vượt qua mọi khó khăn kiến tạo đất nước Nhật hiện đại như ngày nay.

Nhật Bản có 3/ 4 đất đai là vùng đồi núi khơng thích hợp với việc
trồng cây lương thực. Đất canh tác của Nhật chỉ chiếm 1/6 diện tích tồn
quốc và rất nghèo chất hữu cơ, không thuận lợi cho thâm canh tăng năng
suất. Nhật Bản là nước đặt biệt nghèo tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và
các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác hầu như khơng có gì ngồi đá vơi và
khí sunfua. Đối với các nguyên, nhiên liệu cơ bản, Nhật Bản phải phụ thuộc
phần lớn vào nhập khẩu từ bên ngoài. Đến giữa những năm 70, để bộ máy
công nghiệp hoạt động bình thường, Nhật Bản phải nhập tới 82% đồng,
60% chì, 57 % kẽm, 100% nhơm, 100% kền, 91% quặng sắt, 92% than cốc,
100% dầu lữa, 100% uranium, 78% khí tự nhiên

(1)

. Trong tổng số giá trị

(1)

Lưu Ngọc Trịnh “Chiến lược con người trong thời ký kinh tế Nhật
Bản”, NXB CTQG-HN, 1996 trang 36-37.
(2)


Hiôyshi Yushital (Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam) chính sách
của Nhật Bản ở Đơng Nam Á, Tạp chí Quan hệ Quốc tế , số 9 /
1991.

56


nhập khẩu nguyên nhiên liệu, nông sản, thực phẩm của mình, Nhật Bản
nhập từ khu vực Châu á - Thái Bình Dương với 25% dầu mỏ, 60% khí đốt
nhiên liệu, 96% đay, 82% quặng sắt, 100% thiếc, 92% than đá, 77% nhôm,
88% gỗ, 69% bông, 65% đường, 88% thịt, 92% dầu mỡ, 95% len, 100% lúa
mì, đỗ tương, cá, các loại hải sản sống khác. Điều này cho thấy khu vực
Châu á - Thái Bình Dương nhất là Đơng Nam á rất cần thiết đối với Nhật
Bản cần thị trường cung cấp nguyên vật liệu, lương thực thực phẩm cho
cuộc sống và cho sự phát triển.

Càng thực hiện công nghiệp hóa cao độ, Nhật Bản càng rất cần thiết
đến một khu vực có thể đáp ứng đầu đủ mọi nhu cầu của mình. Khu vực
đầy tiềm năng đó là Châu á - Thái Bình Dương mà cửa ngõ đi vào khu vực
này là Đơng Nam á. Trong đó Việt Nam là một đất nước cịn "hoang sơ".
Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa có thể cung cấp được mọi
thứ cho Nhật Bản - đất nước khơng có gì ngồi khối óc và đơi bàn tay. Đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay Nhật Bản muốn Giữ vững vị trí cường quốc
kinh tế siêu cường tài chính và là một trong những cường quốc đóng vai
trị ngày càng quan trọng trong trật tự chính trị thế giới và trong trật tự thế
giới mới này Nhật Bản là một cực với đầu đủ ý nghĩa của nó.

Trước những hạn chế về tài nguyên thiên nhiên cho thấy Châu á sẽ là
khu vực duy nhất tạo điều kiện cho Nhật Bản tranh giành ảnh hưởng chủ

đạo với các cường quốc khác. Với Châu á, Nhật Bản khơng chỉ chú trọng vì
lợi kinh tế mà cả lợi ích chính trị an ninh. Nhật Bản biết rõ ràng khơng thể
phát huy vai trị tồn cầu nếu không bắt đầu từ khu vực. Đông Nam á và

57


cho rằng: "Việt Nam sẽ là nước đóng vai trị quan trọng về mặt chính trị và
kinh tế trong khu vực Châu á - TBD ở thế kỷ XX này"(2)

Báo Nihon Keizai Shimbun ngày 21- 8- 1995 dã nêu lên 7 thế mạnh
của Việt Nam là: Có 70 triệu dân trong đó có 33 triệu lao động cần cù, có
trình độ văn hóa cao; Giàu tài nguyên thiên nhiên như dầu lửa, khí đốt,
than, quặng sắt, Bơxit; Là miền đất nơng nghiệp màu mỡ; Có bờ biển dài;
Nguồn du lịch phong phú; Được kích thích bởi tốc độ tăng trưởng nhanh
của các nước Châu á xung quanh; Sự kiểm soát chính trị có hiệu quả.

Nhật Bản là dân tộc rất sính chính trị, vì vậy các vấn đề đuợc đưa lên
báo về cơ bản mang tính thời sự quan trọng và thiết thực. Trong 7 vấn đề
trên có đến 4 yếu tố (từ thứ 2 đến thứ 5) liên quan đến vị trí địa lí và tài
nguyên thiên nhiên của Việt Nam. Trong quan hệ Nhật Bản - Việt Nam,
đây là 4 yếu tố thế mạnh của Việt Nam về cơ bản là những yếu tố mà Nhật
Bản rất cần thiết có thể khai thác để tăng cường hợp tác.

Việt Nam là quốc gia có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng,
đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp xuất khẩu nơng sản
các tiềm năng đó mới chỉ khai thác bước đầu. Việt Nam có thể đáp ứng cơ
bản phần nào cho nhu cầu này nhập khẩu nguyên vật liệu rất lớn của Nhật
Bản. (1)


Các mỏ than, Boxit, sắt và các loại đá quí rải rác ở phía Bắc và Trung.
Ngược lại, trữ lượng dầu và khí đốt lại tìm thấy ở thềm lục địa và duyên
hải. Thiên nhiên đã tạo cho Việt Nam những điều kiện tốt: những mỏ kim

58


loại quí hiếm, những mỏ dầu, than đá và sắt được phát hiện và khai thác với
số lượng ngày càng tăng.

Dọc theo bờ biển từ Bắc đến Nam là các bãi biển rất đẹp, đặt biệt là
vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long có trên 3.000 hịn đảo lớn nhỏ – động Phong
Nha Kẽ Bàng được công nhận là di sản thế giới và Năm năm 2003 Vịnh
Nha Trang được xem là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới; Việt Nam có
nhiều đảo và quần đảo như: Phú Quốc, Cơn Đảo, Bạch Long Vĩ, Hoàng Sa,
Trường Sa,... đáp ứng nhu cầu về thích đi du lịch và yêu thiên nhiên giàu
đẹp của người Nhật Bản.

Việt Nam có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát
triển du lịch. Các sân bay Quốc tế các cảng biển lớn, hệ thống đường bộ
tương đối phát triển thông với biển Đông. Việt Nam là cầu nối quan trọng
giữa Đông á - Nam á và các quần đảo khác trong khu vực Thái Bình
Dương. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch Việt Nam-Nhật Bản
là một trong những thị trường trọng điểm của nghành du lịch Việt Nam.
Việt Nam có nhiều hội để khai thác triệt để những tiềm năng kinh tế vốn có
của thị trường này. Nhật Bản được đánh giá là nước có nhu cầu đi du lịch
nước ngoài rất cao và hiện đang có phong trào thích đến Việt Nam.

(2)


Việt

Nam được đánh giá là "vùng vịnh yên tĩnh giữa biển khơi đầy sóng gió" và
hiện nay" Việt Nam hiện đang là điểm đến an ninh – an toàn nhất thế giới"
theo Hãng tin Keuler.

(1)

Tạp chí kinh tế Châu Á-TBD, số 4 năm 1999.
Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đơng Nam á, số 6 tháng
12/2002, trang 60.
59
(2)


Ngoài ra, Việt Nam và Nhật Bản lại gần gũi nhau về địa lý; Việt Nam
án ngữ các con đường giao thơng quan trọng trong khu vực Tây Thái Bình
Dương với các cảng lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh, Vũng Tàu
cửa ngõ đi vào lục địa Đông Nam á. Con đường này khơng chỉ có lợi thế
mở rộng kinh tế đối ngoại, thương mại mậu dịch, dịch vụ hàng hóa, hàng
khơng và du lịch quốc tế mà có nhiều hải cảng như Cam Ranh, Đà Nẵng
cịn có ý nghĩa quân sự. Việc sử dụng những cảng này trong tương lai thế
nào được coi là một nhân tố tác động lớn đến chiến lược an ninh quốc
phòng Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào sự ổn định của khu vực biển Đông
- nơi mà Việt Nam là đối tác chính.

Việt Nam ở cuối vùng sơng MêKơng - con sơng dài chảy qua địa phận
5 nước: Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam - có ý nghĩa
quan trọng cả về kinh tế và an ninh khu vực. Việc hợp tác, khai thác và sử
dụng sông MêKông không thể khơng có sự tham gia của Việt nam . Năm

1995 Việt Nam chính thức khai thơng hợp tác sơng Mê Kông. Hiện nay dự
án này đang được triển khai rất mạnh và bước đầu đã đạt được 1 số kết quả.

Tóm lại, về vị trí địa lí, tài ngun thiên nhiên cùng nhiều yếu tố nữa
Việt Nam là một địa bàn lý tưởng cho Nhật Bản tăng cường quan hệ hợp
tác lâu dài. Mối quan hệ này hiện đang thu được những thành quả to lớn
đáp ứng lợi ích của cả hai nước.

2. Yếu tố cơ sở kinh tế, tiềm lực tài chính

Hiện nay, mặc dù Nhật Bản đang thực hiện giai đọan chuyển đổi
mạnh hiếm thấy là quá trình chuyển biến từ tăng trưởng kinh tế theo mô
60


hình đuổi bắt sang mơ hình tăng trưởng của một nền kinh tế chín muồi phát
triển cao, nhưng vẫn đóng vai trị đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế Đơng á Đông Nam á trong khoảng vài chục năm đầu thế kỷ XX.

Nhật Bản vẫn là cường quốc kinh tế thứ hai của thế giới có trình độ
khoa học kỹ thuật tiên tiến với thực lực hùng mạnh có dự trữ ngoại tệ khổng
lồ, chủ nợ xuất siêu số một của thế giới; kỹ thuật chế tạo, tỷ trọng đầu tư
cho nghiên cứu phát triển đứng đầu thế giới; dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản
năm 2000 đạt hơn 361,6 tỉ USD bằng 1,3 lần tổng mức dự trữ ngoại tệ của 6
nước phát triển chủ yếu bao gồm cả Mỹ cộng lại (277,8 tỉ USD). Theo số
liệu do Bộ Tài chính Nhật Bản cơng bố, đến cuối năm 2000 tổng số tài sản
ở nước ngoài của Nhật Bản là 346.000 tỉ Yên, ước khoảng 3.209, 6 tỉ USD,
chiếm 50 % tài sản thuần ở nước ngoài của toàn cầu. Nhật Bản rất chú trọng
trong đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển kỹ thuật hiện đại. Tiềm lực
kinh tế quốc gia hùng mạnh chính được dựa trên cơ sở nền tảng thu nhập
của các công ty và các cá nhân của người Nhật Bản. GDP bình quân đầu

người của Nhật Bản là 40.817 USD, trong khi đó Mỹ 27.7.99 USD so với
năm 1990 tăng 2,7 lần chỉ thua Thụy Sĩ 43.481 USD (1)

Ngồi ra Nhật Bản lại có nhiều bí quyết kinh nghiệm quản lý và phát
triển kinh tế rất độc đáo và hữu hiệu. Hiện nay, Nhật Bản đã trở thành đối
tác quan trọng số 1 của Việt Nam. Năm 1999, tổ chức hợp tác và phát triển
OECD đã cơng bố rằng:" Nhật Bản là nước có viện trợ ODA lớn nhất 10,68

(1)

Keizai Koho Center, Japan Institute of Social and
Economic Affairs, Japan International Comparision Tokyo,
1997, p17.
(2)
Nghión cổùu Nhỏỷt Baớn, sọỳ 4-1999
61


tỷ trong 21 nước hội viên. Như vậy Nhật Bản đã 8 năm liền giữ được kỷ lục
này. (2)

ODA Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam nhiều nhất chiếm 50% tổng số
ODA của thế giới cung cấp cho Việt Nam. Nguồn vốn này đã hỗ trợ cho
Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội, cải thiện và phát triển cơ sở hạ
tầng, nâng cao năng lực, góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao
nguồn nhân lực. Nhật Bản là bạn hàng buôn bán lớn nhất của Việt Nam.
Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam rất tích cực, năm 1997 Nhật Bản có 215 dự
án đứng thứ 2 các nước đầu tư vào Việt Nam với số vốn gần 3,5 triệu
USD.(3)


Nhật Bản cũng trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam,
chiếm hơn 14 % thị phần xuất khẩu của ta. Hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam sang Nhật Bản ngày một tăng lên đặc biệt dầu thô, gạo tăng 44,29%,
hoa quả tăng 90,05%, cao su tăng 90,2%. Nền kinh tế phát triển ngày càng
cao, sức tiêu thụ càng lớn Việt Nam sẽ nhập nhiều thiết bị máy móc hiện
đại và những vật liệu cần thiết từ Nhật Bản.

Trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam rất cần
nguồn vốn đầu tư khổng lồ để xây dựng và phát triển các nghành công
ngiệp trong nước. Hiện nay, mặc dù và đã đạt được nhiều thành tựu nhưng
Việt Nam vẫn nằm trong số các nước nông nghiệp lạc hậu và chậm phát
triển. Nước ta đã chịu thiệt hại quá nặng nề qua những cuộc chiến tranh
liên tiếp và những năm dài xung đột phong tỏa về kinh tế của các nước thù
(3)

Tin tham khaớo hàũng ngaỡy

(4)

NXB Thóỳ giồùi,188 nổồùc trón thóỳ giồùi, NXB TG, HN,
2001 trang 559

62


địch. Thiệt hại do chiến tranh gây ra vô cùng lớn: 9000 làng mạc ở phía
Nam đã bị tàn phá, hầu hết các cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, đường sá,
cầu cống bị phá hủy, 1600 hệ thống thủy lợi bị tàn phá

(4)


.... Những khó

khăn trên đã được khắc phục nhanh chóng trong cơng cuộc xây dựng đất
nước, tuy nhiên do những hạn chế về cơ sở hạ tầng Việt Nam rất cần nguồn
vốn tài trợ lớn của Nhật Bản. Tài trợ và đầu tư vốn của Nhật Bản có ý nghĩa
rất quan trọng trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.

Đầu tư trực tiếp FDI của Nhật Bản vào Việt Nam tập trung phần lớn
vào khu vực sản xuất công nghiệp, vào xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển
nông thôn. Riêng lĩnh vực cơng nghiệp chiếm 64% tổng số vốn FDI của
Nhật. Tính đến 30/09/1999 đầu tư của Nhật Bản đã thực hiện trong 24 tỉnh
thành với một số dự án có qui mô khá lớn và số vốn cao với nhiều tập đoàn
kinh tế hùng mạnh như: Sony, Mitshubishi, Toyota, Honda và Suzuki đã có
mặt ở Việt Nam.

Trên cơ sở những mặt mạnh yếu về cơ sở hạ tầng và tiềm lực kinh tế,
2 bên đang tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác vì lợi ích cao nhất của 2 nước.
Theo điều tra, với bảng trắc nghiệm do ngân hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản
tiến hành thì có 338/652 cơng ty Nhật Bản xếp Việt Nam vào hàng thứ 4
trong các đối tác quan trọng nhất mà họ sẽ đầu tư trong 3 đến 10 năm đầu
thập kỷ XX sau Trung Quốc, Mỹ và Inđônêxia.

3. Nguồn nhân lực con người và nhu cầu lợi ích của hai nước.

63


Tuy nghèo về tài nguyên thiên nhiên nhưng Nhật Bản lại rất giàu về
nguồn nhân lực con người về cả số lượng lẫn chất lượng lao động. Đây là

điều kiện rất thuận lợi cho Nhật Bản trong quá trình phát triển kinh tế. Trải
qua nhiều giai đoạn khó khăn của lịch sử. Nhật Bản đã thành công trong
việc đào tạo con người trình độ cao cả về trình độ và kinh nghiệm chuyên
môn sản xuất là tài sản quý giá trong xây dựng và phát triển đất nước.

Dân tộc Nhật Bản vốn là một quốc gia thuần chủng có cùng chủng
tộc, cùng màu da, cùng tiếng nói, 99% dân số là người Hihon hoặc Nippon.
Đây là yếu tố quan trọng tạo nên sự đoàn kết và ý thức cộng đồng cao trong
các công ty tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Mặt khác,
người Nhật Bản có tinh thần trách nhiệm cao, lao động cần cù, sáng tạo, có
kỷ luật lao động theo kỹ cương luật pháp của xã hội ngay từ thời kỳ Minh
trị. Những tố chất trên của người lao động Nhật Bản là rất quý giúp cho
Nhật Bản đạt nhiều thành tựu về kinh tế và tấm gương cho các nước khác
học tập.

Dân số Nhật Bản rất đông là điều kiện thuận lợi và là một trong 3
nhân tố cơ bản nhất của quá trình sản xuất. Nhật Bản là một nước vốn có
trình độ dân trí cao, ngay từ năm 70 Nhật Bản đã có 100% dân số biết chữ
và khi đó đã hồn thành giáo dục phổ thơng cơ sở đã coi là pháp lệnh bắt
buộc đối với toàn dân. Trãi qua những thực tiễn của các thời kỳ lịch sử khác
nhau, qua giáo dục và sản xuất Nhật Bản đã tạo được đội ngũ cơng nhân
lành nghề có kỷ luật và tác phong công nghiệp, sẵn sàng cung cấp những
nhà chuyên mơn cần thiết cho q trình chuyển giao đầu tư trong đó có Việt
Nam.

64


Là một quần đảo luôn bị đe dọa bởi những trận động đất và núi lửa
ngoài sự nghèo nàn về tài ngun thiên nhiên chỉ có khối óc và đơi bàn tay,

vì vậy, muốn xây dựng và phát triển đất nước "Hùng cường" Người Nhật
khơng có cách gì khác là phải phấn đấu cật lực, phải cần cù chịu khó. Đây
là yếu tố được coi là vốn qúy nhất của xã hội Nhật Bản, quyết định đưa đất
nước đến giàu mạnh.

Để giữ vững và phát triển nguồn lực con người, Chính phủ Nhật Bản
ln quan tâm chăm sóc, nâng cao chất lượng sống của nhân dân. Tháng
6/1999 chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc xếp Nhật Bản đứng thứ
4/5 trong 5 quốc gia đứng đầu thế giới về chỉ số HDI (sau Canada, Nauy,
Hoa Kỳ, Nhật Bản) trong tổng số 174 nước

Hiện nay có hơn 90% số gia đình Nhật Bản tự hào là họ có mức sống
trung lưu trở lên, tỷ lệ người thất nghiệp thấp nhất thế giới, không quá 3%
trong suốt nhiều năm. (1)

Tại thị trường nội địa của Nhật Bản những hàng hoá tiêu dùng hầu
như đã chật ních, vì vậy quan hệ Nhật Bản-Việt Nam nếu được đẩy mạnh
thì Việt Nam sẽ trở thành khu vực tiêu thụ hàng hoá cho Nhật Bản. Tỷ lệ
hàng hố là máy móc sử dụng trong gia đành Nhật Bản tăng mạnh. Ví dụ
điện thoại: năm 1995 người Nhật sử dụng di động chỉ mới là 4,33 triệu
người, nhưng đến 1998 đã lên đến 40,3 triệu người. Điện thoại cố định 60
triệu người, cứ 1,25 người có 1 điện thoại. Chất lượng sống của người Nhật
Bản đã nâng cao hơn rất nhiều. Tính đến năm 1997, gia đình Nhật Bản đã
(1)

Keizai Kolo Center, Japan Institute of Social and
Economic Affairs, Japan International Comparision Tokyo,
1997, p13.
65



có 99,29% số hộ có tivi màu (năm 1980 con số là 98,2%); 85,1%, tủ lạnhlà
98,7% (năm 1970 là 89,1%), máy tính cá nhân là 22,19% (năm 1990 là
10,6%) dàn âm thanh nổi là 56,3% (năm 1970 là 31,2%) và đàn piano là
22,3%, năm 1980 là 15,8%.

Từ việc tìm hiểu nguồn nhân lực của Nhật Bản cho thấy Việt Nam có
thể học tập Nhật Bản về chiến lược đào tạo nguồn lực, nâng cao mức sống
cho người lao động của Việt Nam một trong những yếu tố quan trọng để
thực hiện phát triển xã hội “dân chủ” “văn minh”; kinh nghiệm về tổ chức
xã hội; kỷ cương luật pháp của một xã hội hiện đại.

Việt Nam có thể khai thác kinh nghiệm quản lý, sản xuất và đào tạo
nguồn nhân lực, cơng nhân kỹ thuật có trình độ và lành nghề. Khai thác yếu
tố do mức sống cao nên nhu cầu thích du lịch của lực lượng lao động Nhật
Bản. Nhật Bản là nước có nhu cầu đi du lịch nước ngồi rất cao và đang có
phong trào thích đến Việt Nam (vì Việt Nam chính trị ổn định, cảnh vật
đẹp, thức ăn tươi sống, hoa quả ngon và giá rẻ) đặc biệt sau sự kiện 11/9 họ
chuyển hướng đi du lịch sang Châu á nhiều hơn. Khách du lịch Nhật Bản có
mức chi tiêu cao. Một người Nhật ra nước ngoài chi khoảng 2.800 USD 3.000 USD một chuyến, gấp 1,5 lần khách Âu Mỹ, gấp 2 lần khách Thái
Lan, Hàn Quốc, 8 lần khách Trung Quốc

(2)

. Nhật Bản là một trong những

thị trường trọng điểm về ngành du lịch của Việt Nam, trong tương lai chúng
ta phải đẩy mạnh cơ hội để khai thác triệt để thị trường này.

(2)


Nghiên cứu nhật Bản và Đông Bắc Á số 6/12/2002 trang

63.
(1)

Lưu Ngọc Trịnh “Chiến lược con người trong thời ký
kinh tế Nhật Bản”, NXB CTQG-HN, 1996 trang 148.
66


Việt Nam hiện nay có nhiều điểm tương đồng về kinh tế như của Nhật
Bản cách đây 40 năm, việc tìm hiểu và tham khảo những kinh nghiệm của
Nhật Bản trong việc đào tạo nguồn nhân lực là rất bổ ích và cần thiết. Vì
vậy Việt Nam cần, tiếp thu có chọn lọc, biết vận dụng sáng tạo cho phù hợp
với điều kiện Việt Nam

+ Dân số Việt Nam 72 triệu người chiếm 42,5 % dưới 14 tuổi. Lực
lượng lao động khá đông đảo lên tới 37 triệu người. Tổng sản phẩm quốc
dân quá thấp 230 USD/1năm 1 đầu người. Chất lượng sống của lao động
Việt Nam chưa cao, dựa trên 12 tiêu chí cơ bản nhất về tình trạng sức khỏe
của một quốc gia, chúng ta đứng thứ 67 (1). Trình độ học vấn của người Việt
Nam hiện nay đã tăng nhiều so với trước và cao hơn nhiều các nước khác
trên thế giới, song đi sâu xem xét ta thấy còn nhiều vấn đề: Phần lớn lực
lượng lao động mới chỉ được đào tạo về giáo dục phổ thơng và ít được huấn
luyện về chun mơn, nghề nghiệp. Lực lượng lao động Việt Nam nhìn
chung trình độ học vấn và khả năng kỹ thuật hiện nay phần lớn chưa đáp
ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường hiện đại. Trong bộ phận
lực lượng lao động ưu tú phải có 50 vạn người phải đào tạo lại nếu như có
điều kiện. Cơ cấu theo trình độ của lực lượng lao động kỹ thuật còn chưa

hợp lý. Tỷ lệ công nhân kỹ thuật / Cán bộ trung cấp / Cán bộ có trình độ đại
học trở lên là 2,3 / 1,7 / 1 thuộc loại thấp so với tỷ lệ hợp lý cần phải theo
kinh nghiệm các nước là 10 / 4 / 1. Lao động trí óc của Việt Nam chỉ chiếm
7,9 % (trong đó thành thị : 30 % nông thôn 4,4 %) lao động cơ bắp chiếm
92,1 %. Điều này thể hiện sự kém phát triển của xã hội. Con người và đất
nước Việt Nam có nhiều nét tương đồng với Nhật Bản: người Việt Nam bản
tính rất cần cù, chịu khó biết tiết kiệm và có tinh thần phấn đấu vươn lên, có
lối sống cộng đồng chặt chẽ. Có nhiều đặc điểm văn hóa, tơn giáo và tâm lý
tương tự như Nhật Bản.
67


Việt Nam có thể trở thành nơi thu hút đầu tư của Nhật Bản do có một
nguồn lao động dồi dào, thơng minh, khéo léo có trình độ mặt bằng văn hóa
tương đối cao,gần 90% dân biết chữ với trên một triệu người tốt nghiệp đại
học và trung học trong đó có 700.000 người có trình độ đại học trở lên

(2)

.

Sự thừa thãi lao động với giá rẻ là một điểm mạnh hấp dẫn các nhà đầu tư
Nhật Bản xây dựng các nhà máy ở Việt Nam như sản xuất quần áo may sẵn
hay lắp ráp đồ điện tử, các ngành sản xuất hải sản, mỹ nghệ.

Như vậy, có thể thấy từ nguồn lực con người Việt Nam và cơ sở kinh
tế xã hội của Việt Nam, Nhật Bản có thể tăng cường hợp tác nhằm khai thác
lực lượng lao động đông đảo, thông minh, cần cù, sáng tạo và giá nhân
công rẻ. Nhật Bản tăng cường nghiên cứu thị trường Việt Nam giúp đỡ Việt
Nam đào tạo nhân lực cho Việt Nam dưới nhiều hình thức nhằm để chuyển

giao công nghệ, phát triển kinh tế tạo điều kiện biến Việt Nam thành thị
trường cung cấp sức lao động, nguyên vật liệu và tiêu thụ hàng hoá của
Nhật Bản.

Nhật Bản có thể tăng cường đầu tư nâng cấp nền kinh tế của Việt
Nam đặc biệt góp phần nâng cao chất lượng sống của người Việt Nam, một
khu vực dân đông, mức sống còn thấp và là thị trường sức mua chưa được
khai thác là dộng lực thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển.

Lợi ích kinh tế, chính trị an ninh 2 nước

(2)

Nhật Bản tăng cường hiểu biết và hợp tác văn hố,
kinh tế, cơng nghiệp, khoa học kỹ thuật, 1994-1995, NXB
United Pubbisher trang 237
68


Rút kinh nghiệm trong chiến tranh thế giới II, sau chiến tranh Nhật
Bản đã thực hiện đường lối “ngoại giao” kinh tế trên hết và đã ký với Mỹ
hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật nằm trong ô hạt nhân của Mỹ để an tâm phát
triển kinh tế đảm bảo sự tồn tại, phát triển dân tộc Nhật Bản. Do đó, chỉ tiêu
quân sự hàng năm của Nhật Bản chỉ chiếm 1% GDP trong khi các nước
khác 4 - 5 % GDP.

Trong thời gian này, Nhật Bản đã nhận thức được rằng khu vực Đông
Nam á, Châu á là thị trường truyền thống không thể thiếu được trong sự
phát triển kinh tế Nhật Bản. Đây là lợi ích sống cịn cho Nhật Bản trong xây
dựng và phát triển đất nước vì Nhật là một nước nghèo nàn tài nguyên hầu

như điều kiện phát triển kinh tế khơng có gì.

Sau khi trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 của thế giới và siêu cường
tài chính, Nhật Bản đã muốn dùng khu vực Châu á đặc biệt là Đông Nam á
để vươn lên giành quyền lực chính trị ngang tầm kinh tế của mình. Vì Nhật
Bản hiểu rõ rằng có thế lực chính trị là điều kiện để bảo vệ những lợi ích
kinh tế của mình trên thế giới và khu vực. Từ những năm 90 trở đi trật tự đa
cực đang hình thành, Nhật Bản muốn trở thành 1 cực với đầy đủ quyền lực
về kinh tế và chính trị, tham gia giải quyết các vấn đề lớn của khu vực và
thế giới. Vì vậy Nhật Bản vẫn coi quan hệ Nhật - Mỹ là nền tảng, lấy Châu
á làm trọng điểm trong đó ưu tiên số một là Đơng Nam á, phát huy vai trị
chính trị trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Trong chiến lược đối ngoại đó
Nhật Bản rất muốn tạo một khu vực ổn định hịa bình an ninh để phát triển
kinh tế và Việt Nam là một trong những đối tượng đáp ứng được yêu cầu
của Nhật Bản. Tuy nhiên, muốn thực hiện được nhu cầu của cả 2 nước Nhật
Bản phải đẩy mạnh công cuộc cải tổ cơ cấu kinh tế hiện nay, tạo địn bẩy
phát triển kinh tế của mình, đưa đất nước Nhật Bản bước vào giai đoạn cất
69


cánh mới xứng đáng đầu tàu thúc đẩy kinh tế Châu á, Đông Nam á tạo điều
kiện nâng cao uy tín chính trị của Nhật Bản trên thế giới.

Tăng cường viện trợ mọi mặt dưới nhiều hình thức: đầu tư, tài trợ, cho
vay... cho khu vực Châu á, đặc biệt Đơng Nam á trong đó có Việt Nam để
làm bàn đạp kinh tế cho Nhật Bản, nâng cấp trình độ kinh tế, mức sống,
điều kiện sống ở khu vực này nhằm biến khu vực Đông Nam á thành nơi
chuyển giao cơng nghệ cao, thị trường tiêu thụ hàng hóa và là nơi đầu tư
mọi mặt cho Nhật Bản. Bảo đảm và đa dạng hóa nguồn cung cấp nguyên
liệu cho nền kinh tế dễ bị tổn thương và lệ thuộc nặng nề vào nguồn ngun

liệu từ bên ngồi. Do tính lệ thuộc này mà trong tương lai khi mà nền kinh
tế thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu, Nhật phải
chuẩn bị kế hoạch chiến lược đối ngoại với Khu vực Châu á-Thái Bình
Dương nhất là Đông Nam á.

- Giúp Đông Nam á, đặc biệt là Việt Nam trong việc vay vốn,
chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm sản xuất quản lý, xây dựng các cơ sở
hạ tầng, hệ thống giao thông tạo cơ sở để Nhật Bản tăng cường đẩy mạnh
quan hệ với Việt Nam, đáp ứng nhu cầu và lợi ích của 2 nước.

Đối với Việt Nam, mặc dù hệ thống chính trị của chúng ta khác Nhật
Bản nhưng cần hạn chế sự khác biệt đó để tăng cường quan hệ với Nhật
Bản. Phải tận dụng Nhật Bản nhà hảo tâm số 1 trong số các cường quốc có
nền kinh tế phát triển nhất có lợi ích gắn chặt với khu vực Đơng Nam á.
Nếu khơng có Châu á - Đơng Nam á, thì kinh tế Nhật Bản rất khó phát triển
bền vững vì Nhật Bản khơng có những điều kiện thuận lợi về thiên nhiên
đất đai như Mỹ, cũng như khơng có những mỏ kim cương, tài nguyên thiên
70


nhiên giàu có như Mỹ. Vì vậy Nhật Bản muốn xây dựng đất nước thì Đơng
Nam á trong đó có Việt Nam là “sân sau” không thể thiếu của Nhật Bản.
Việt Nam phải tận dụng Nhật Bản là một nước rất quan tâm đến phát triển
văn hóa và con người để thu hút vốn, phát triển giáo dục, văn hóa, đào tạo
con người, phát triển du lịch.

Lợi ích cao nhất của Việt Nam về kinh tế, chính trị và an ninh quốc
gia cần phải được đảm bảo khi quan hệ với Nhật Bản. Từ sau chiến tranh
lạnh kết thúc, Việt Nam thực hiện đổi mới chính sách đối ngoại “là bạn với
tất cả các nước” tiếp đó gia nhập ASEAN tháng 7 (1995) tham gia APEC

và nhiều tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế khác. Điều này chứng tỏ tình
hình khu vực đang biến chuyển cực kỳ thuận lợi cho Nhật Bản triển khai
chính sách hịa hợp ASEAN - Đơng Dương vì Nhật hiểu rõ khơng có một
Đơng Nam á phồn vinh mà thiếu sự tham gia của Việt Nam - một quốc gia
có nhiều tiềm năng và đông dân thứ hai ở Đông Nam á (chỉ sau Inđonêxia).

Cả Việt Nam và Nhật Bản đều có điểm đồng nhất về lợi ích chính trị
là duy trì hịa bình và ổn định để cùng phát triển. Việt Nam cũng có vai trị
chính trị ở Đơng Nam á đặc biệt ở Đơng Dương có thể đáp ứng u cầu
muốn nâng cao vai trị chính trị ở Châu á của Nhật, hơn nữa Việt Nam là
nhân tố quan trọng đối với ổn định của khu vực, Nhật Bản cho rằng: “Việt
Nam sẽ là nước đóng vai trị quan trọng về mặt chính trị và kinh tế trong
khu vực Châu á - Thái Bình Dương ở thế kỷ XX này”.(1) Lợi ích cao nhất
(1)

Hipyoki Yushila (Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam):
Chính sách của Nhật Bản ở Đông Nam Á - Tạp chí Quan
hệ quốc tế số 9/1991.
(2)
Nguyễn Mạnh Cầm, trên đường triển khai chính sách
đối ngoại theo định hướng mới. Tạp chí Cộng sản, số
1992 trang 12.
71


của Việt Nam là giữ vững ổn định chính trị để tạo điều kiện cho việc tiếp
tục đổi mới thành cơng đồng thời “Củng cố mơi trường hịa bình và tạo điều
kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội” phát
triển kinh tế sẽ tác động trở lại giúp giữ vững và tăng cường ổn định chính
trị.


Về an ninh, trong một thời đại mà sự phụ thuộc lẫn nhau và hợp tác
đang ngày càng gia tăng, Việt Nam coi ổn định chính trị trong nước là một
bộ phận của an ninh quốc gia và an ninh quốc gia là 1 bộ phận cấu thành và
không thể tách rời khỏi an ninh khu vực và thế giới. Thậm chí trong nhiều
trường hợp an ninh quốc gia cũng là an ninh của khu vực và hịa bình thế
giới. Vì vậy Việt Nam khẳng định: “Có 1 chính sách đúng và hợp lý với các
nước lớn và các nước trong khu vực”

(2)

sẽ là một bảo đảm quan trọng cho

an ninh quốc gia của mình.

Tài liệu tham khảo

1. Các nuớc trên thế giới, NXB VH, Matxcơva (1989).

2. Chủ nghĩa khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Những quan điểm và
hiện thực, NXB Khoa học Matxcơva (1983).

3. Vũ Văn Hà. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản những năm gần
đây, Nghiên cứu Nhật Bản số 2 (2000).
72


4. Vũ Văn Hà. Quan hệ kinh tế Việt Nam trong những năm 90 và triển
vọng, NXB KHXH, HN ( 2000).


5. 25 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, TTNC Nhật Bản, HN (1999).

6. Masaya Hirashi. Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam từ 1951-1975, NXB
ST, HN (1993).

7. Hioyoki Yushita (Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam). Chính sách của
Nhật Bản ở Đơng Nam á, Tạp chí quan hệ quốc tế số 9 (1991).

8. Keizai Koho Center. Japan Institute of Social and Economic Affairs,
Japan International Comparision Tokyo (1997).

9. NXB Thế giới. 188 nước trên Thế giới, NXB TG, HN (2001).

10. Lưu Ngọc Trịnh. Chiến lược con người trong thời ký kinh tế Nhật
Bản, NXB CTQG HN (1996).

11. Nhật Bản tăng cường hiểu biết và hợp tác văn hóa, kinh tế, công
nghiệp, khoa học kỹ thuật, NXB United Pubbisher (1994 - 1995)

12. Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc á số 6 (12/2002).

13. Tạp chí Kinh tế Châu á-Thái Bình Dương, số 4 (1999)
73


14. Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đơng Nam á, số 6 (12/2002).

15. Tin tham khảo hằng ngày, ngày 1/2/1996.

16. The Economic planing Agency-EPA: Cục kế hoạch kinh tế Nhật Bản

- Dẫn theo nghiên cứu Nhật Bản số 4 (1999).

BASIS OF VIETNAM - JAPAN RELATIONSHIP

Hoàng Thị Minh Hoa

Hue University

In the study on the relationship between Vietnam and Japan many
authors have referred to both subjective and objective factors affecting this
relationship, yet on the basis of some specific levels and aspects within
short specific periods of history. By researching into revealed documents
and previous research woks, we have investigated the relationship between
the two nations at a deeper level. Accordingly, we have proposed several
comprehensive comments and arguments. The article’ focus is the analysis
of geographical position, natural resources, economic power and material

74


facilities, society, human resources and beneficial interests of the two
countries.

With its small scope, the article fails to cover, all the factors in details
affecting Vietnam-Japan relationship according to historical development.
Rather, it presents primarily existing basis of this relationship.

75




×