1
ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG HỢP LÝ LÃNH THỔ
CHO PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG
Ở HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ
Trương Đình Trọng, Hà Văn Hành
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các ngành sản xuất nói riêng và
những tiến bộ khoa học - kỹ thuật nói chung trong giai đoạn hiện nay đang làm
phong phú, đa dạng thêm mối quan hệ nhiều chiều của hệ thống "tự nhiên - xã
hội". Vấn đề sử dụng, khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên (ĐKTN) và tài
nguyên thiên nhiên (TNTN) đang là vấn đề bức thiết, có tầm quan trọng to lớn.
Trong đó, trước hết đã nảy sinh một nhu cầu cần có sự đánh giá tổng hợp các
ĐKTN lãnh thổ, xây dựng các cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý chúng.
2
Đánh giá tổng hợp các ĐKTN sẽ cung cấp những thông tin cần thiết làm
tiền đề phục vụ quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp và giúp cho các nhà quản
lý đưa ra những quyết định về hướng sử dụng tổng hợp lãnh thổ.
Huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị có tổng diện tích tự nhiên là 354,92
km
2
và tổng số dân là 107.288 người (năm 2003). Lãnh thổ của huyện có sự phân
hóa khá phức tạp bao gồm cả vùng cát và cồn cát ven biển, vùng đồng bằng và
vùng đồi núi. Do tình trạng khai thác, sử dụng lãnh thổ còn mang tính tự phát,
thiếu cơ sở khoa học vững chắc và chưa được hoạch định một cách rõ ràng nên
không những đời sống nhân dân thiếu ổn định, kinh tế khó khăn mà còn làm cho
tài nguyên ngày càng cạn kiệt và hủy hoại môi trường. Để ngăn chặn tình trạng
cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường, đảm bảo phát triển bền vững thì việc
đánh giá tổng hợp các ĐKTN cho mục đích phát triển nông - lâm nghiệp bền
vững ở huyện Triệu Phong là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Việc đánh
giá tổng hợp được thực hiện bằng phương pháp cảnh quan (CQ), với bản đồ tỷ lệ
1/50.000. Trên cơ sở nghiên cứu sự phân hóa các ĐKTN và hình thành nên hệ thống
các đơn vị CQ, lãnh thổ nghiên cứu đã xác định được 79 loại CQ làm đơn vị cơ sở
đánh giá, phân hạng và đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ.
2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG HỢP LÝ LÃNH
THỔ
Để việc đề xuất sử dụng lãnh thổ nghiên cứu chính xác và có cơ sở khoa
học, nhóm tác giả đã dựa vào các căn cứ: kết quả đánh giá tổng hợp các ĐKTN
(hay đánh giá CQ) và phân hạng mức độ thích nghi; hiệu quả kinh tế - xã hội và
3
môi trường của các loại hình sử dụng; phân tích hiện trạng và định hướng phát
triển nông, lâm nghiệp của lãnh thổ.
2.1. Kết quả đánh giá tổng hợp các ĐKTN và phân hạng mức độ thích
nghi:
Đánh giá tổng hợp các ĐKTN và TNTN cho phát triển sản xuất nông, lâm
nghiệp nói một cách tổng quát là so sánh giữa nhu cầu sử dụng của các loại hình
sản xuất với tiềm năng tự nhiên trong các loại CQ ở lãnh thổ nghiên cứu. Trên cơ
sở nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ và thành lập bản đồ CQ, việc đánh giá các
mức độ thích nghi của các loại CQ được tiến hành. Mỗi một loại CQ sẽ được
đánh giá theo các chỉ tiêu cho từng loại hình sử dụng riêng. Bài toán đánh giá
được sử dụng là bài toán trung bình nhân. Để tính toán khoảng cách điểm của mỗi
hạng, công thức do Aivasian (1983) đề nghị đã được áp dụng. Công thức có dạng:
S
max
- S
min
S =
1 + lgH
Trong đó, S là khoảng cách điểm trong mỗi hạng; Smax là điểm trung
bình nhân tối đa (3 điểm); Smin là điểm trung bình nhân tối thiểu (1 điểm) và H
là số lượng loại CQ được đánh giá (45 loại). Khi thực hiện đánh giá ở lãnh thổ
huyện Triệu Phong, trong tổng số 79 loại CQ thì có đến 34 loại CQ được xếp hạng
không thích nghi cho sản xuất nông nghiệp hoặc nông - lâm kết hợp. Số còn lại
đưa vào đánh giá và phân hạng ở chỉ còn lại 45 loại CQ. Áp dụng công thức do
4
Aivasian (1983) đề nghị sẽ tính toán được khoảng cách điểm của mỗi hạng. Thay
các thông số vào ta sẽ có giá trị:
3 - 1
S = 0,71.
1 + lg45
Như vậy, giá trị 0,71 là khoảng cách điểm trong một hạng và theo chỉ số
này thì trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu có thể phân hóa thành 4 hạng:
- Hạng không thích nghi (N): có điểm trung bình nhân là 0.
- Hạng ít thích nghi (S3): có điểm đánh giá 1,00 - 1,71.
- Hạng thích nghi (S2): có điểm đánh giá từ 1,72 - 2,43.
- Hạng rất thích nghi (S1): có điểm đánh giá từ 2,44 - 3.00.
Từ thang phân hạng trên, kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích
nghi của các loại CQ theo 4 loại hình sử dụng được tổng hợp ở bảng 1.
5
Bảng 1: Kết quả đánh giá, phân hạng cho các loại hình sử dụng
Hạng
Loại hình sử dụng
Rất thích nghi
(S1)
Thích nghi
(S2)
Ít thích nghi
(S3)
Không thích
nghi (N)
Lúa nước 2-3 vụ có
tưới
1.627,4 ha
5.247,8 ha
9.254,5 ha
19.362,3 ha
Cây trồng cạn ngắn
ngày
2.324,5 ha
5.864,5 ha
10.621,8ha
16.681,2 ha
Cây CNDN và cây ăn
quả
2.136,0 ha
4.342,6 ha
9.268,0 ha
19.745,4 ha
Nông - lâm kết hợp 4.326,5 ha
8.747,5 ha
10.765,3 ha
11,.652.7 ha
2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của các loại hình sử
dụng đất:
Nếu chỉ dựa vào kết quả đánh giá, phân hạng thích nghi để làm cơ sở cho
đề xuất sử dụng lãnh thổ là chưa đủ, mà còn phải căn cứ vào kết quả đánh giá
hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của từng loại hình sử dụng. Một loại hình
6
sử dụng đất có thể cho hiệu quả kinh tế cao nhưng lại có thể làm suy thoái tài
nguyên và môi trường rất lớn. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và
môi trường là rất cần thiết, cụ thể là:
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sản xuất chủ yếu: Được
phân tích theo các chỉ tiêu là: nhu cầu vốn đầu tư; tổng giá trị sản phẩm thu được;
thu nhập thực tế đạt được; giá trị ngày công lao động; yêu cầu kỹ thuật và hiệu suất
sử dụng đồng vốn. Việc phân tích chi phí - lợi ích của các loại hình sử dụng đất đã
được tiến hành theo công thức:
n Bt - Ct
NPV =
t =1 (1 + r)
t -1
Trong đó, NPV: Lợi nhuận hiện thời; Ct: Chi phí năm thứ t; Bt: Lợi ích
thu được năm thứ t; n: Số năm tính toán; r: Hệ số chiết khấu (%).
- Hiệu quả xã hội: Bao gồm các vấn đề: khả năng đáp ứng mục tiêu chiến
lược phát triển kinh tế, an ninh lương thực, tăng lợi ích của người nông dân, thu
hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm, tăng cường sản phẩm hàng hóa
- Đánh giá tác dụng môi trường của các loại hình sử dụng: Các chỉ tiêu
được lựa chọn bao gồm: khả năng chống xói mòn; mức độ cải tạo và bồi dưỡng
đất; tác dụng điều tiết nước mặt và nước ngầm; khả năng thiết lập cân bằng sinh
7
thái. Trên cơ sở tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình trước đây ở
trong và ngoài nước, kết hợp với việc lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu về độ phì,
thành phần cơ giới, độ ẩm để đưa ra kết quả cuối cùng về tác dụng môi trường
của từng loại hình sử dụng đất.
Việc đánh giá chung hiệu quả kinh tế - xã hội và tác dụng môi trường được định
lượng hóa theo 3 cấp: cao, trung bình và thấp, tương ứng với điểm số 3, 2 và 1. Riêng 2
chỉ tiêu: nhu cầu vốn đầu tư và yêu cầu kỹ thuật sẽ có điểm tương ứng ngược lại là 1, 2
và 3.
Bảng 2: Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của các
loại hình sử dụng chủ yếu ở huyện Triệu Phong
Loại hình sử dụng
Ch
ỉ tiêu
Lúa nước 2 -
3 vụ có tưới
Hoa màu &
cây CNNN
Cây CNDN
& cây ăn quả
Nông, lâm
kết hợp
I. Hiệu quả KT - XH
- Giá trị kinh tế. 2 2 2 3
- Nhu cầu vốn đầu tư. 2 3 1 3
- Yêu cầu kỹ thuật. 2 3 1 2
8
- Tính khả thi. 3 3 2 3
II. Tác dụng môi trường
- Chống xói mòn. 2 1 2 3
- Cải tạo, bồi dưỡng đất 2 2 3 2
- Điều tiết nước. 1 1 2 3
- Cân bằng sinh thái. 1 1 2 3
Điểm TB nhân 1,77 1,79 1,77 2,71
Như vậy, cứ một loại CQ tương ứng với mỗi loại hình sử dụng sẽ có 2 giá
trị trung bình nhân. Tổng hợp số điểm (giá trị trung bình nhân) của đánh giá thích
nghi với đánh giá kinh tế - xã hội và môi trường sẽ là căn cứ cho đề xuất định
hướng sử dụng lãnh thổ.
2.3. Phân tích hiện trạng và định hướng phát triển nông, lâm nghiệp của lãnh thổ.
Ngoài việc căn cứ vào kết quả đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi;
hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường thì việc đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ
cũng cần phải dựa trên cơ sở phân tích mức độ hợp lý về hiện trạng sản xuất ở
địa bàn nghiên cứu và những định hướng phát triển chung của vùng cũng như
9
của địa phương. Định hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp của vùng đến
năm 2010 bao gồm các vấn đề cơ bản sau:
- Tiến hành quy hoạch lại đất đai, quy hoạch giao thông và nguồn nước.
- Tiến hành tổ chức định canh, định cư ổn định đời sống cho nhân dân.
- Tập trung đầu tư khai hoang mở rộng diện tích.
- Hỗ trợ kinh phí để xây dựng các mô hình kinh tế hộ gia đình và trang
trại.
- Hoàn thành cơ bản việc xây dựng cơ sở hạ tầng vào năm 2010.
- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc.
- Đẩy mạnh việc bảo vệ, chăm sóc rừng và trồng mới các loại cây bản địa.
Như vậy, các yếu tố trên đây sẽ là cơ sở khoa học vững chắc phục vụ cho
việc đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ nghiên cứu.
1
0
1
1
3. ĐỀ XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG LÃNH THỔ VÀ XÂY DỰNG CÁC MÔ
HÌNH KINH TẾ SINH THÁI ĐẶC TRƯNG CHO CÁC TIỂU VÙNG
3.1. Đề xuất hệ thống sử dụng lãnh thổ cho phát triển nông, lâm nghiệp:
Dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp các ĐKTN và kết hợp với việc phân
tích, đánh giá về kinh tế - xã hội và tác dụng môi trường làm căn cứ quan trọng
của việc đề xuất. Hướng sử dụng của các loại CQ được đề xuất cụ thể ở bảng 3.
Bảng 3: Đề xuất hệ thống sử dụng lãnh thổ huyện Triệu Phong
Tiểu
vùng
cảnh
quan
Nhóm, loại
cảnh quan
Chức năng
Định hướng sử dụng;
Mô hình kinh tế đề xuất
Đồi cao
Nhóm I
3, 4, 5, 6, 8, 10,11,
13, 14, 16, 17, 18,
19, 20, 23, 40.
Phòng hộ
đ
ầu nguồn +
Khai thác
kinh tế
Khoanh nuôi, bảo tồn đa dạng sinh
học, phục hồi rừng tự nhiên, phát
triển cây công nghiệp dài ngày và
cây ăn quả, thực hiện mô hình nông
- lâm kết hợp ở vùng có độ dốc dưới
25
0
.
Nhóm II
Khai thác
kinh tế +
Trồng rừng phủ đất trống, đồi
trọc. Trồng cây công nghiệp dài
1
2
Đồi thấp
1, 2, 7, 9, 12, 15,
17, 22, 24, 26, 31,
33, 36, 38, 39, 43,
45, 58.
Phòng hộ ngày và cây ăn quả. Xây dựng các
mô hình nông - lâm kết hợp.
Đồng
bằng
Nhóm III
37, 41, 42, 44, 46,
47, 48, 49, 50, 51,
52, 53, 54, 55, 56,
57, 59, 60, 61, 63,
68, 73.
Khai thác
kinh tế
Trồng lúa nước ở những nơi thuận
lợi. Phát triển cây hoa màu, cây
công nghiệp ngắn ngày và nuôi cá,
gia súc, gia cầm. Phát triển cơ sở
chế biến nông, lâm sản và tiểu thủ
công nghiệp. Xây dựng trung tâm
cụm dân cư và thị trấn.
Dải cát
ven biển
Nhóm IV
62, 64, 65, 66, 67,
69, 70, 71, 72, 74,
75, 76, 77, 78, 79.
Phòng hộ
đới bờ +
Khai thác
kinh tế
Trồng rừng phòng hộ chống cát bay,
cát lấp, nuôi thuỷ hải sản, đẩy mạnh
mô hình nông - lâm kết hợp trên đất
cát.
3.2. Xác lập một số mô hình kinh tế sinh thái nông hộ và trang trại:
Mô hình kinh tế sinh thái hộ gia đình thực chất là một hệ thống Thiên -
Địa - Nhân thu nhỏ. Trong các mô hình kinh tế sinh thái nông hộ, vòng tuần hoàn
vật chất - năng lượng vận chuyển theo một phương hướng và cường độ đặc trưng
cho từng địa tổng thể, trong đó quang hợp là điểm khởi đầu và con người là mắt
xích cuối cùng trong các hệ kinh tế sinh thái. Xây dựng các mô hình kinh tế sinh
1
3
thái nông hộ và trang trại hợp lý đồng nghĩa với việc tạo ra các CQ nhân sinh có
hiệu quả kinh tế cao nhưng lại có cấu trúc và chức năng tương tự như các CQ tự
nhiên ở trong từng khu vực. Mô hình đó phải có tính ổn định cao và chịu được
mọi tác động của tự nhiên theo thời gian.
Trong quá trình nghiên cứu, một số phương pháp tiếp cận để lựa chọn mô
hình đã được sử dụng là:
- Tiếp cận theo phương diện chủ thể sản xuất.
- Tiếp cận theo phương diện KT - XH và lịch sử.
- Tiếp cận theo phương diện sinh thái và môi trường.
Qua nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ và phân tích cấu trúc, chức năng các
tiểu vùng sinh thái CQ, các mô hình kinh tế sinh thái tổng quát đã được đề xuất cho
từng tiểu vùng cảnh quan cụ thể.
4. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu và đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ huyện Triệu Phong có thể
rút ra một số kết luận sau:
- Lãnh thổ huyện Triệu Phong có sự phân hoá đa dạng và độc đáo các ĐKTN
với tiềm năng tài nguyên và quỹ sinh thái phong phú cho phép phát triển một nền
nông, lâm nghiệp toàn diện.
1
4
- Sự phân hóa phức tạp của ĐKTN đã tạo ra sự phát triển đa dạng về mô
hình kinh tế nông hộ và trang trại ở lãnh thổ nghiên cứu.
- Để phát triển bền vững thì việc thiết lập các mô hình kinh tế - sinh thái
nông hộ và trang trại hợp lý là rất cần thiết. Bước đầu nghiên cứu cho thấy có 4
mô hình tổng quát nằm trong 4 tiểu vùng sinh thái CQ, có thể đưa lại hiệu quả
kinh tế - xã hội cao và môi trường bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chỉ đạo kiểm kê rừng tỉnh Quảng Trị, Thuyết minh kết quả kiểm
kê rừng tỉnh Quảng Trị, Đông Hà (9/1999).
2. Chương trình 52E. Các tỉnh giáp biển miền Trung. Đánh giá tổng
hợp ĐKTN, KT - XH và TN thiên nhiên của Bình Trị Thiên, Hà Nội
(1989).
3. Hà Văn Hành. Phân tích cấu trúc cảnh quan để xác lập mô hình kinh
tế sinh thái nông hộ hợp lý phục vụ cho việc định canh định cư ở
huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), Báo cáo đề tài cấp Bộ, mã số
B97.07.21, Huế (1999).
4. Hoàng Đức Triêm, Hà Văn Hành, Trương Đình Trọng và nnk. Đánh giá
tổng hợp các điều kiện tự nhiên và đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ cho
mục đích phát triển nông,lâm nghiệp trên quan điểm phát triển bền
vững, Đề tài cấp Bộ trọng điểm, Huế (2003).
1
5
5. Trương Đình Trọng. Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ
cho quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở huyện Triệu
Phong, tỉnh Quảng Trị, Luận văn Thạc sỹ Khoa học, Huế (2003).
TÓM TẮT
Lãnh thổ huyện Triệu Phong có sự phân hóa khá phức tạp bao gồm cả
vùng cát, vùng đồng bằng và vùng đồi núi. Do tình trạng khai thác, sử dụng lãnh
thổ còn mang tính tự phát, thiếu cơ sở khoa học nên đời sống nhân dân còn nhiều
khó khăn và làm cho tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường bị suy thoái. Vì
vậy, việc quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở huyện Triệu Phong
là rất cần thiết.
Trên cơ sở nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ cho thấy huyện Triệu Phong
đã phân hóa thành 79 loại cảnh quan, 4 tiểu vùng sinh thái cảnh quan, trong đó
có 45 loại cảnh quan được đưa vào đánh giá cho 4 loại hình sử dụng chính. Từ
kết quả đánh giá cảnh quan, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường,
phân tích hiện trạng
sử dụng và định hướng phát triển lãnh thổ, bài báo đã đề xuất
hướng quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp bền vững và xác lập các mô hình kinh
tế sinh thái đặc trưng của lãnh thổ nghiên cứu.
ORIENTATION OF LAND USING A PROJECT SUITABLE
FOR SUSTAINABLE AGRO - FORESTRY DEVELOPMENT AT
1
6
TRIEU PHONG DISTRICT, QUANG TRI PROVINCE
Truong Dinh Trong, Ha Van
Hanh
College of Sciences, Hue
University
SUMMARY
There is a pretty complicated differentiation in the territory at Trieu
Phong District, which includes sand, plains, hills and mountain areas. The
spontaneous and unscientific situation of land exploitation and using here makes
the local people’s living meet with a lot of difficulties; the natural resources
become gradually exhausted and the environment deteriorate. Therefore, the
project of sustainable agro-forestry development at Trieu Phong District is very
necessary.
The research of land differentiation shows that Trieu Phong District has
differentiated into 79 landscape categories, 4 small ecological landscapes in
which 45 landscape categories have been used to evaluate the 4 main using
styles. Based on the evaluation result of landscape, socio-economic effect and
environment; the analysis of land using situation and land’s development
orientation, the article has put forward the way to project sustainable agro-
1
7
forestry development and established typical models of ecological economic at
the research area.