45
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG GHRP-2 ĐỐI VỚI LỢN
LÊN CÁC CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT THỊT XẺ
Phùng Thăng Long
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thống nội tiết, đặc biệt là hormone sinh trưởng (GH) đóng một vai trò
quan trọng trong việc điều khiển quá trình sinh trưởng và phân chia dinh dưỡng
giữa mô cơ và mô mỡ ở gia súc nuôi lấy thịt (Etherton, 1982; Etherton và
Kensinger, 1984). Bình thường, việc tiết GH được điều khiển chủ yếu bằng sự
tương tác chức năng giữa 2 peptide thuộc hypothalamus: GHRH - kích thích và
Somatostatin - kiềm chế (Müller EE, 1987; Müller EE và cộng sự, 1999).
Vào những năm đầu thập kỷ1980, một loạt các peptide có kích thước 5-7
amino acid được tổng hợp và có khả năng kích thích tiết GH ở động vật cũng như
ở người được gọi là các peptide giải phóng GH (GHRPs). GHRP-2 là một
hexapeptide mới và hiện tại có hiệu lực kích thích giải phóng GH cao nhất trong
các GHRPs. Ở vật nuôi, GHRP-2 có khả năng kích thích giải phóng GH ở bò
(Roh và cộng sự, 1996; 1997) dê (Hashizume và cộng sự, 1997; 1999), và nâng
46
cao tốc độ sinh trưởng ở bò thịt (Roh và cộng sự, 1996). Trong các nghiên cứu
gần đây ở lợn, chúng tôi cũng đã chứng minh việc sử dụng GHRP-2 qua đường
tĩnh mạnh, vào dưới da và qua đường miệng đều kích thích việc tiết GH (Phùng
Thăng Long và cộng sự, 2000; 2001). Hơn nữa, việc tiêm dưới da GHRP-2 với
liều 30 g/kg khối lượng sống (BW)/ngày đối với lợn nâng cao tăng trọng, hiệu
quả chuyển hóa thức ăn mà không ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào hàng
ngày (Phùng Thăng Long và cộng sự, 2000). Những kết quả nghiên cứu này mở
ra triển vọng sử dụng GHRP-2 như một tác nhân kích thích sinh trưởng trong
chăn nuôi gia súc lấy thịt. Tuy nhiên, để sử dụng GHRP-2 đối với vật nuôi nói
chung, lợn nói riêng, việc nghiên cứu ảnh hưởng của GHRP-2 lên các chỉ tiêu
năng suất và chất lượng thịt xẻ là rất cần thiết. Mục tiêu chính của nghiên cứu
này là đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng dưới da GHRP-2 lên các chỉ tiêu
năng suất và phẩm chất thịt xẻ ở lợn.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Gia súc và thức ăn
Mười lợn đực thiến 3 máu ngoại [Landrace x (Large White x Duroc)] 135
ngày tuổi có khối lượng trung bình 69.7 1.2 kg đã được chọn và sử dụng trong
thí nghiệm này. Lợn được nuôi cá thể trong các ô chuồng riêng biệt và được ăn tự
do khẩu phần có 16% protein thô, 5% xơ thô và 7% khoáng tổng số và được cung
cấp nước uống đầy đủ.
2.2. Bố trí thí nghiệm
47
Mười lợn thí nghiệm trên được phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm, mỗi nhóm
có 5 con. Ở một nhóm, lợn được tiêm vào dưới da lúc 09h hàng ngày 5 ml dung
dịch nước muối sinh lý đã được khử trùng (lô đối chứng, ĐC), nhóm còn lại được
tiêm GHRP-2 (Công ty dược phẩm Kaken, Tokyo, Nhật Bản) với liều 30 g/kg
BW/ngày (lô thí nghiệm, TN) pha trong 5 ml dung dịch nước muối sinh lý. Thời
gian thí nghiệm kéo dài trong 37 ngày trước khi giết thịt. Nghiên cứu được thực
hiện tại phòng thí nghiệm chăn nuôi, trường đại học Obihiro, Nhật Bản.
2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Sau khi kết thúc thời gian thí nghiệm, tất cả lợn được vận chuyển về lò mỗ
sau khoảng 24 h nhịn đói lợn được cân khối lượng và giết thịt theo phương pháp
công nghiệp. Các chỉ tiêu sau đã được theo dõi:
Tỷ lệ các cơ quan nội tạng so với khối lượng sống trước lúc giết thịt
Các chỉ tiêu thịt xẻ: khối lượng thịt xẻ (không bao gồm da), các chiều đo:
dài thân thịt, độ dày mỡ lưng và diện tích cơ thăn (longissimus Dorsi) ở vị trí
giữa xương sườn số 10-11 (dùng tracing paper), thành phần thịt xẻ (nạc, mỡ,
xương) của phần thịt lưng (loin) ở giữa xương sườn 8 và10, thành phần hóa học
của cơ thăn ở giữa xương sườn 8 và10.
Các đặc tính lý hóa liên quan đến phẩm chất thịt: tỷ lệ nước (phương pháp
sấy khô), lipit thô (phương pháp Soxhlet), protein thô (phương pháp Kjeldahl),
pH (máy đo pH), màu sắc (MinoltaCM 1000) và lực cắt Warner-Bratzler (máy đo
lực cắt Warner-Bratzler) của cơ thăn ở giữa xương sườn 8 và 10.
48
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được được xử lý và phân tích thống kê sử dụng GLM của
phần mềm MINITAB (phiên bản 13.2). Các giá trị được thể hiện là giá trị trung
bình độ lệch chuẩn.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của việc tiêm dưới da GHRP-2 lên khối lượng các cơ
quan nội tạng của lợn:
Ảnh hưởng của việc tiêm GHRP-2 dưới da cho lợn với liều 30 g/kg
BW/ngày trong vòng 37 ngày lên khối lượng các cơ quan nội tạng của lợn được
trình bày trên bảng1.
49
Bảng 1: Ảnh hưởng của việc tiêm dưới da GHRP-2 lên khối lượng các cơ quan
nội tạng của lợn
a)
Lô
Chỉ tiêu theo dõi
Nước nuối sinh lý (ĐC)
(n=5)
GHRP-2 (TN) (n=5)
Tim (%)
Gan (%)
Phổi (%)
Lách (%)
Dạ dạy (%)
Ruột non (%)
Ruột già (%)
0.35 0.01
1.37 0.03
0.88 0.03
0.18 0.01
0.52 0.01
1.08 0.02
1.80 0.03
0.36 0.01
1.27 0.01
0.88 0.03
0.16 0.01
0.52 0.01
1.15 0.01
1.91 0.06
a)
Các giá trị được trình bày là tỷ lệ phần trăm so với khối lượng sống của lợn
trước lúc giết thịt
50
Kết quả trên bảng 1 cho thấy: không có sự sai khác có ý nghĩa về tỷ lệ các
cơ quan nội tạng so với khối lượng của cơ thể lợn tại thời điểm giết thịt giữa lô
đối chứng và lô thí nghiệm. Điều này chứng minh việc tiêm GHRP-2 vào dưới da
cho lợn với liều 30 g/kg BW/ngày trong vòng 37 ngày không gây ảnh hưởng
lên sự sinh trưởng của các cơ quan nộị tạng.
3.2. Ảnh hưởng của việc tiêm dưới da GHRP-2 lên các chỉ tiêu thịt xẻ
Các kết quả về ảnh hưởng của việc tiêm dưới da GHRP-2 đối với lợn lên
các chỉ tiêu thịt xẻ được trình bày trên bảng 2.
Bảng 2: Ảnh hưởng của việc tiêm dưới da GHRP-2 lên các chỉ tiêu thịt xẻ
a)
Lô
Chỉ tiêu theo dõi
Nước muối sinh lý
(ĐC) (n=5)
GHRP-2 (TN)
(n=5)
51
Khối lượng giết thịt (kg)
Khối lượng thịt xẻ (kg)
Tỷ lệ thịt xẻ (%)
Dài thân thịt (cm)
Dày mỡ lưng (XS 10, cm)
Diện tích cơ thăn giữa XS 10-
11 (cm
2
)
Thành phần thịt xẻ
a)
Tỷ lệ nạc (%)
Tỷ lệ mỡ (%)
Tỷ lệ xương (%)
Thành phần hóa học
cơ thăn
Hàm lượng nước (%)
Hàm lượng lipid thô (%)
113.42 1.38
70.00 1.23
61.67 0.40
79.90 0.40
2.46 0.07
31.96 4.41
49.79 0.78
37.56 0.79
12.65 0.19
72.60 0.24
3.67 0.26
117.68 1.45*
74.20 0.84*
63.07 0.15*
80.00 0.95
1.96 0.08 *
41.75 2.71**
55.89 0.87*
31.66 0.91*
12.45 0.08
72.90 0.14
2.18 0.12*
52
a)
Các giá trị được trình bày là tỷ lệ phần trăm so với khối lượng phần thịt lưng
(loin) giữa xương sườn 8
và 10.
*P<0.05; **P<0.01 so sánh với các giá trị tương ứng ở lô đối chứng.
Số liệu thu được ở bảng 2 cho thấy: việc tiêm GHRP-2 vào dưới da cho
lợn với liều 30 g/kg BW/ngày trong vòng 37 ngày đã nâng cao có ý nghĩa khối
lượng giết thịt, khối lượng thịt xẻ và tỷ lệ thịt xẻ của lợn (P<0.05). Mặc dù không
có sự khác biệt về chiều do dài thân thịt giữa các lô thí nghiệm, nhưng việc sử
dụng GHRP-2 làm giảm đáng kể độ dày mỡ lưng (P<0.05) và làm tăng diện tích
cơ thăn ở lô thí nghiệm (P<0.01). Ngoài ra, tỷ lệ nạc trong thịt xẻ cũng được
nâng cao, tỷ lệ mỡ được giảm đi đáng kể (P<0.05). Khi phân tích thành phần hóa
học của cơ thăn các kết quả cho thấy hàm lượng protein trong cơ tăng, hàm
lượng lipid giảm bởi việc sử dụng GHRP-2. Kết quả này cùng với kết quả ở bảng
1 khẳng định GHRP-2 có tác dụng nâng cao sự sinh trưởng thân thịt của lợn và
thay đổi thành phần thịt xẻ theo hướng nâng cao khối lượng mô nạc và giảm khối
lượng mô mỡ. Hiện nay, cơ chế của hiện tượng này chưa được biết đến, nhưng có
nhiều khả năng sự tăng tiết GH khi sử dụng GHRP-2 đã có ảnh hưởng làm tăng
cường quá trình tổng hợp protein và quá trình phân hủy lipid.
3.3. Ảnh hưởng của việc tiêm dưới da GHRP-2 lên các đặc tính lý hóa
liên quan đến phẩm chất thịt lợn:
Kết quả được trình bày trên bảng 3.
Bảng 3. Ảnh hưởng của việc sử dụng dưới da GHRP-2 lên các đặc tính lý hóa
53
liên quan đến phẩm chất thịt lợn
Lô
Chỉ tiêu theo dõi
Nước muối sinh lý (ĐC)
(n=5)
GHRP-2 (TN)
(n=5)
pH (24h sau khi giết thịt)
Màu sắc của thịt
Giá trị L
*
Giá trị a
*
Giá trị b
*
Lực cắt Warner-Bratzler
(kg)
5.68 0.22
55.21 0.14
1.05 0.22
8.53 0.13
3.90 0.07
5.61 0.01
55.47 0.54
2.09 0.44
8.71 0.25
4.17 0.10
Qua bảng 3 chúng tôi thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về các đặc tính
lý hóa
54
liên quan đến phẩm chất thịt giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng trong nghiên cứu
này. Kết quả này chứng tỏ việc sử dụng dưới da GHRP-2 với liều 30 g/kg
BW/ngày cho lợn trong vòng 37 ngày không gây ảnh hưởng xấu lên chất lượng
thịt.
4. KẾT LUẬN
- Việc tiêm dưới da GHRP-2 với liều 30 g/kg BW/ngày trong thời gian 37
ngày đối với lợn ở giai đoạn trước lúc kết thúc nuôi béo không ảnh hưởng lên sự
sinh trưởng của các cơ quan nội tạng, nhưng có tác dụng kích thích sự sinh
trưởng của thân thịt và thay đổi thành phần thịt xẻ theo hướng nâng cao khối
lượng mô nạc và giảm khối lượng mô mỡ.
- Việc sử dụng dưới da GHRP-2 đối với lợn không gây nên các ảnh hưởng
xấu lên chất lượng thịt lợn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Etherton TD. The role of insulin-receptor interactions in regulation
of nutrient utilization by skeletal muscle and adipose tissue: a review.
J. Anim. Sci., 54 (1982) 58-67.
2. Etherton TD and Kensinger RS. Endocrine regulation of fetal and
postnatal meat animal growth. J. Anim. Sci., 59 (1984) 511-528
55
3. Müller EE. Neural control of somatotropic function. Physiol. Rev.,
67 (1987) 962-1053.
4. Müller EE, Locatelli V, Cocchi A. Neuroendocrine control of
growth hormone secretion. Physiol. Rev., 79 (1999) 511-607.
5. Hashizume T, Sasaki K, Sakai M, Tauchi S, Masuda H. The effect of
new growth hormone-releasing peptide (KP102) on the release of
growth hormone in goats. Anim. Sci. Technol. (Jpn), 68 (1997) 247-
256.
6. Hashizume T, Kawai M, Ohtsuki K, Ishii A, Numata M. Oral
administration of peptidergic growth hormone (GH) secretagogue
KP102 stimulates GH release in goats. Domest. Anim. Endocrinol.,
16 (1999) 31-39.
7. Phung T.L., Inoue H., Nou V., Lee H.G., Vega R.A., Matsunaga N.,
Hidaka S., Kuwayama H., Hidari H. The effects of growth hormone-
releasing peptide-2 (GHRP-2) on the release of growth hormone and
growth performance in swine. Domestic Animal Endocrinology 18
(2000) 279-291.
8. Phung T.L., Sasaki A., Lee H.G., Vega R.A., Matsunaga N., Hidaka
S., Kuwayama H., Hidari H. Effects of the administration of growth
hormone-releasing peptide-2 (GHRP-2) orally by gavage and in feed
56
on growth hormone release in swine. Domestic Animal
Endocrinology 20 (2001) 9-19.
9. Roh SG, Matsunaga N, Hidaka S, Hidari H. Characteristics of
growth hormone secretion responsiveness to growth hormone-
releasing peptide-2 (GHRP-2 or KP102) in calves. Endocrine J., 43
(1996) 291-298.
10. Roh SG, He ML, Matsunaga N, Hidaka S, Hidari H. No
desensitization of the Growth hormone (GH) response between GH-
releasing peptide-2 and GH-releasing factor in calves. J. Anim. Sci.,
75 (1997) 2749-2753.
THE EFFECTS OF CHRONIC ADMINISTRATION OF GHRP-2
ON CARCASS COMPOSITION AND MEAT QUALITY IN FINISHING
PIGS
Phung Thang Long
College of Agriculture and Forestry, Hue University
57
SUMMARY
The effects of chronic administration of GHRP-2 on carcass composition
and meat quality were investigated in finishing pigs. The result showed that the
daily subcutaneous injection of GHRP-2 (30
g/kg BW) for 37 days before
slaughtering to finishing pigs increased the mass of muscle (P<0.05), decreased
the mass of adipose tissue in carcass (P<0.05), and had no detrimental effects on
pork quality.
58