Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG CỦA TÔM CÀNG XANH " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.04 KB, 13 trang )



57


ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG
ĐẾN KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG CỦA TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium Rosenbergii)
Chế Thị Cẩm Hà
Trường Đại học Khoa học, Đại học
Huế

Ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng diện tích nuôi tôm
mỗi năm một tăng, vì vậy nuôi tôm được xem là ngành phát triển mạnh nhất
trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Sự phát triển và qui hoạch nuôi tôm nước lợ
hiện đang hoạt động ổn định, do đó người ta tiếp tục tìm hiểu về nuôi tôm nước
ngọt để phát triển thêm đối tượng nuôi mới.


5
8

Trong bài báo này chúng tôi trình bày các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng
của một số yếu tố môi trường đến khả năng tăng trọng của tôm càng xanh với
mục đích tìm hiểu thêm về đối tượng nuôi mới bổ sung trong nghề nuôi trồng
thủy sản ở tỉnh nhà.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Tôm càng xanh (Macrobrachium Rosenbergii. de
Man 1879)
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Nhiệt độ: xác định bằng nhiệt kế thủy ngân.


+ Độ mặn (0/00): xác định bằng khúc xạ kế Atago
+ pH và oxy hòa tan: xác định bằng máy đo
+ Trọng lượng cơ thể tôm được xác định bằng cân có độ chính xác
0,001g
+ Tăng trưởng tương đối được tính theo công thức:
W =
nn
WW 
1
(g)


59

+ Tăng trưởng tuyệt đối được tính theo công thức:
G
W
=
nn
nn
TT
WW




1
1

(mg/ngày)

Trong đó:
n
W : trọng lượng trung bình tại thời điểm T
n

1n
W : trọng lượng trung bình tại thời điểm T
n+1

T
n+1
- T
n
: khoảng thời gian giữa hai lần thu mẫu.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Ảnh hưởng của độ mặn:
Độ mặn đóng vai trò khá lớn trong đời sống thủy sinh vật, sự thay đổi độ
mặn kéo theo sự biến đổi tương ứng của hàng loạt các yếu tố như pH, nhiệt độ
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố này với tôm có trọng lượng
trung bình là 0,08 - 0,10g. Kết quả được thể hiện ở bảng 1.


60

Qua bảng 1 cho thấy: độ mặn từ 10/00 - 50/00 là khoảng nồng độ muối
tương đối phù hợp với điều kiện sống của tôm càng xanh, sức tăng trưởng nhanh
hơn so với lô đối chứng (nước ngọt).
Bảng 1: Ảnh hưởng của độ mặn đến trọng lượng của tôm càng xanh

Ngày nuôi


Độ mặn
(
0
/
00
)

0

7

14

21

28

35

42

49

56
0 0.09

0.32 0.60


0.95 1.36 2.06

2.80

3.60 4.49

1 - 3 0.09

0.38 0.72

1.12 1.58 2.29

3.04

3.85 5.34

3 - 5 0.09

0.40 0.71

1.14 1.63 2.17

2.96

3.72 4.97

5 - 7 0.09

0.36 0.62


0.90 1.27 1.96

2.73

- -
7 - 9 0.10

0.29 0.57

0.85 1.07 1.42

2.29

- -
9 - 11 0.10

0.26 0.57

0.84 1.08 1.35

- - -


61

Ghi chú: ( - ) : chết
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ:
Nhiệt độ là yếu tố sinh thái quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Tuy
nhiên, phạm vi biên độ dao động nhiệt độ nước thường nhỏ hơn so với nhiệt độ

không khí song nó lại là yếu tố tác động rất quan trọng tới nhiều phương diện
trong đời sống của tôm.
Chúng tôi tiến hành thí nghiệm này với tôm có trọng lượng trung bình:
0,085 - 0,100g. Kết quả về yếu tố nhiệt độ tác động vào sức tăng trưởng về trọng
lượng của tôm được thể hiện qua bảng 2:
Bảng 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự tăng trọng của tôm
Ngày nuôi


Nhiệt độ
(
0
C)

0

7

14

21

28

35

42

49


56
20 - 22 0.096

0.32

0.55

0.73 0.91

1.22

1.84 - -


62

23 - 25 0.096

0.35

0.58

0.88 1.01

1.55

2.03 2.83

3.26
26 - 28 0.096


0.37

0.66

0.96 1.35

1.83

2.21 3.26

4.73
29 - 31 0.096

0.37

0.67

1.02 1.50

2.05

2.54 3.73

5.69
32 - 34 0.096

0.49

0.78


1.17 1.58

2.15

3.94 - -
35 - 37 0.096

0.36

0.57

0.79 0.99

- - - -
Ghi chú: ( - ) : chết
Ở khoảng nhiệt độ 35 - 370C, tuy thời gian sống ngắn nhưng tốc độ tăng
trọng cao hơn thí nghiệm nuôi ở 20 - 22
0
C, theo chúng tôi do nhiệt độ nuôi quá
cao đã ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của tôm. So sánh hai trường hợp trên
chúng tôi nhận thấy với thí nghiệm nuôi ở nhiệt độ cao 35 - 37
0
C sau một thời
gian khoảng 28 ngày thì có dấu hiệu chết hàng loạt, trong khi đó ở thí nghiệm
nuôi 20 - 22
0
C thì tôm có hiện tượng chết dần dần. Vì vậy, nếu tôm nuôi kéo dài
ở vào hai khoảng nhiệt độ này tuy tôm vẫn sống được nhưng bất lợi cho sự tăng
trưởng của tôm.

Riêng với lô thí nghiệm ở khoảng nhiệt độ 32 - 35
0
C sau thời gian nuôi 42
ngày, tôm đặc biệt lớn nhanh khi so sánh tốc độ sinh trưởng ở thí nghiệm này với
các thí nghiệm khác cùng thời điểm, phải chăng ở giai đoạn sinh trưởng này tôm
thích nghi được nhiệt độ cao. Theo chúng tôi, nhiệt độ nước ở lô thí nghiệm này


63

tương đối cao so với ngưỡng sinh thái của tôm càng xanh, điều này đã làm ảnh
hưởng tới quá trình sinh trưởng, dinh dưỡng cũng như chín mùi sinh dục sớm ở
các loài thủy sinh vật.
3. Ảnh hưởng của oxy hòa tan:
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước là yếu tố hết sức quan trọng quyết định
tỉ lệ sống và sinh trưởng của tôm. Oxy hoà tan trong nước sẽ tham gia vào qúa
trình trao đổi chất, duy trì năng lượng cho quá trình phát triển, sinh sản và tái sản
xuất cho các vi sinh vật sống dưới nước. Vì vậy, việc thăm dò hàm lượng oxy
trong môi trường nuôi thiết nghĩ cần được nghiên cứu.
Chúng tôi tiến hành thí nghiệm này với trọng lượng trung bình của tôm:
1,00 - 1,72g.
Dựa vào kết quả ở Bảng 3 chúng tôi nhận thấy: tôm sinh trưởng tốt ở
khoảng hàm lượng oxy hòa tan là 7.0 - 8,5mg/l. Hàm lượng oxy trong nước từ
7.0 - 8.5mg/l là điều kiện môi trường phù hợp để nuôi tôm càng xanh sinh trưởng
và phát triển tốt.
Bảng 3: Ảnh hưởng của oxy hòa tan đến tốc độ tăng trọng về chiều dài của tôm


64


Ngày nuôi


Oxy (mg/l)

0

7

14

21

28

35

42

49

56
4 - 5.5 1.38

1.66 - - - - - - -
5.5 - 7 1.38

1.85 2.57

3.47 4.48 5.55


6.43

- -
7 - 8.5 1.38

2.03 3.02

4.04 5.19 6.96

8.31

9.32

10.50
> 8.5 1.38

1.69 1.97

2.34 2.81 - - - -
Ghi chú: ( - ) : chết
Với kết quả thu được như vậy theo chúng tôi tôm càng xanh có phản ứng
rất nhạy với tình trạng thiếu oxy trong nước, vì vậy trong việc nuôi tôm càng
xanh, oxy hòa tan là yếu tố quan trọng nhất cần đặc biệt chú trọng. Khi lượng
oxy thấp kéo dài dễ gây cho tôm chết nhiều hơn cả.
Nhìn chung, tôm càng xanh sinh trưởng và phát dục thuận lợi ở môi
trường nước thoáng sạch và giàu oxy. Vì vậy, kết quả nuôi bị hạn chế ngoài lý do


65


hàm lượng oxygen thấp còn phụ thuộc vào nhiều lý do khác như tình trạng sức
khỏe của tôm kết hợp các yếu tố môi trường khác tác động.
4. Ảnh hưởng của pH:
Chỉ số pH là một trong những chỉ tiêu quan trọng về chất lượng nước, nó là
chỉ số độ axit hay độ kiềm của nước. Độ pH có ảnh hưởng rất lớn đến sức sinh
trưởng của tôm và đời sống thủy sinh nói chung. Vì vậy pH là một trong những
chỉ tiêu cần kiểm tra đối với chất lượng nước nuôi. Biết được giá trị pH cho phép
chúng ta xử lý nước, điều chỉnh môi trường nuôi thích hợp với đối tượng nuôi
trồng. Chúng tôi tiến hành lô thí nghiệm này với trọng lượng: 0,085 - 0,01g.
Kết quả theo dõi về tốc độ tăng trưởng theo trọng lượng của tôm dưới tác
động của độ pH được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng của tôm dưới tác động của pH
Ngày nuôi


pH

0

7

14

21

28

35


42

49

56
5.5 - 7.0 0.097 0.28 0.53

0.82

1.16 1.89 2.70 3.53

4.44



66

8.0 - 8.5 0.097 0.28 0.56

0.84

1.39 2.06 3.67 4.47

5.90

8.5 - 10 0.097 0.28 0.56

0.78

1.20 1.89 2.88 3.67


5.12

Chúng tôi nhận thấy: ở khoảng pH 8.0 - 8.5 là thuận lợi nhất cho sự sinh
trưởng và phát triển của tôm, tôm có những biểu hiện tốt như bơi lội thường
xuyên, tôm khoẻ, hoạt động nhiều ăn nhiều, phát triển nhanh và lột xác thường
xuyên. ở giai đoạn đầu tôm chậm lột xác nhưng đến sau 4 tuần nuôi chúng tôi
nhận thấy tôm bắt đầu phát triển rất nhanh, tần xuất lột xác cũng nhiều lên.
Ở hai thí nghiệm nuôi có độ pH 5,5 - 7 và 8,5 - 10, chúng tôi nhận thấy tôm
tăng trưởng kém có lẽ do môi trường pH thấp kéo dài và cao kéo dài đã làm giảm
khả năng hấp thụ thức ăn của tôm. Khi theo dõi hoạt động vận động của tôm
chúng tôi nhận thấy tôm ít vận động, thường xuyên nổi đầu, có hiện tượng mang
đổi màu ở một vài con (màu hồng nhạt), tần số lột xác kém.
So sánh kết quả ở hai lô thí nghiệm có độ pH 5.5 - 7.0 và lô thí nghiệm có
độ pH 8.5 - 10 thì ở lô này có độ pH 8.5 - 10, tôm càng xanh phát triển tốt hơn.
Điều này cho thấy tôm càng xanh chịu được độ pH kiềm tốt hơn độ pH axit. ở lô
thí nghiệm có độ pH 8.5 - 10 thì tôm có thời lượng sống lâu hơn, chúng vận động
nhiều hơn và trọng lượng thu được cũng cao hơn, pH nước thấp kéo dài đã ảnh
hưởng đến quá trình lột xác và quá trình cứng vỏ đầu ngực. Vì vậy, có thể nói
môi trường nuôi nếu nghiêng về axit sẽ là môi trường bất lợi hơn cho sự tăng
trưởng của tôm, làm mềm vỏ tôm cũng như làm chậm quá trình đồng hóa thức
ăn, tiêu thụ thức ăn, dẫn đến tôm kém tăng trọng.


67

Kết quả cho thấy ở thí nghiệm độ mặn: số lượng tôm sống nhiều nhất và
kéo dài lâu nhất so với các lô thí nghiệm khác như về oxy hòa tan, nhiệt độ và
pH, nên có thể nói tôm càng xanh là loài khá rộng muối, không nhất thiết phải
nuôi được ở môi trường hoàn toàn là nước ngọt.

KẾT LUẬN
1. Tôm càng xanh sinh trưởng và tăng trọng tốt ở khoảng độ mặn từ 1 - 5
0
/
00
.
2. Khoảng nhiệt độ 29 - 310C tôm có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Ngưỡng
nhiệt độ 20 - 22
0
C và 35 - 37
0
C là ngưỡng bất lợi cho sự sinh trưởng và
phát triển của tôm càng xanh, sức tăng trọng kém, ít lột xác và thời lượng
sống ngắn.
3. Tôm càng xanh có sự sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở hàm lượng oxy
khoảng 7.0 - 8.5, oxy hòa tan trong nước trên 8,5 và dưới 5,5 kéo dài làm
hạn chế khả năng sinh trưởng của tôm và làm giảm tỉ lệ sống một cách rõ
rệt.
4. Ở khoảng pH 8.0 - 8.5 là khoảng pH tối ưu cho sự tăng trưởng của tôm
càng xanh. Khoảng pH 5,5 - 7,0 và 8,5 - 10 tôm sinh trưởng kém.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thế Trụ. Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam. NXB Nông nghiệp
TP Hồ Chí Minh. (2000)


68

2. Trần Văn Vỹ, Phạm Văn Trang, Nguyễn Duy Khoát. Kỹ thuật nuôi tôm
nước ngọt và nước lợ xuất khẩu. NXB Nông nghiệp Hà Nội (1993).
3. Chen T.P. Aquaculture Practices in Taiwan. Fishing News Books, Oxford

(1976) 123 - 8
4. Damrongphot, P., Eangchuan,N., Ajpru, S. and Pôlsanguab,B. Karyotype
of the giant freshwater prawn Macrobrachium rosenbergii. Journal of the
Science Society of Thailand (1991)
5. Marcy N. Wilder, Wei-Jun Yang, Do Thi Thanh Huong, Masachika Maed.
Reproductive mechanisms in the giant freshwater prawn, Macrobrachium
rosenbergii and cooperative research to improve seed production
technology in the Mekong delta region of VietNam. Ministry of
Agriculture, Forestry and Fisheries, Japan (2002).
6. Preliminary Overview of Shrimp Aquaculture in Viet Nam The first, is a
freshwater speciec, Macrobranchium rosenbergii, the second a brackish
water species, Metapenaeus ensis which is mostly exploited from the
wild

THE EFFECT OF SOME ENVIROMENTAL ELEMENTS
ON THE WEIGHT GAIN ABILITY OF MACROBRACHIUM


69

Che Thi Cam Ha
College of Sciences, Hue
University

SUMMARY
In this paper, we present some results of the research on ther effect of
some enviromental elements on Macrobrachium’s weight gain ability with our
purpose of making further study about the new object in aquatic farming in Thua
Thien Hue Province.



×