Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.48 KB, 3 trang )

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế hiện nay
11:19 | 20/02/2009
(ĐCSVN) – Góp phần đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển và xây dựng
một hệ thống doanh nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh cao, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt
Nam xin giới thiệu với bạn đọc cuốn sách "Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam
trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay" do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia vừa ấn hành,
TS. Nguyễn Hữu Thắng chủ biên.
Cạnh tranh là một hiện tượng phổ biến trong tự nhiên, xã hội và kinh tế. Cạnh tranh của doanh
nghiệp là một loại hình cạnh tranh trong kinh tế. Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra
cần được làm như: cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì? Đo lường năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp như thế nào? Những yếu tố nào tác động đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp? Để làm rõ những vấn đề nêu trên, cuốn sách đã hệ thống hóa tư liệu
trong và ngoài nước về năng lực cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường của nước ta hiện
nay.
Cuốn sách dày 239 trang, gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong kinh tế
thị trường và hội nhập kinh tế hiện nay.
Ở chương này, tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận chung như: Khái niệm năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp và đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; các yếu tố tác động
đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kinh nghiệm
quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Về khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ trước tới nay, khái niệm năng lực cạnh
tranh được nhắc đến rất nhiều nhưng đến nay khái niệm này vẫn chưa được hiểu một cách
thống nhất. Bởi lẽ năng lực cạnh tranh cần phải đặt vào điều kiện, bối cảnh phát triển của đất
nước trong từng thời kỳ. Đồng thời năng lực cạnh tranh cũng cần thể hiện khả năng đua tranh,
tranh giành giữa các doanh nghiệp và cần được thể hiện ra bằng phương thức cạnh tranh phù
hợp. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra định nghĩa cụ thể về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khă năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh
tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả
các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.


Về các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiêp. Cũng như bản thân
doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng chịu tác động của nhiều nhân tố
khác nhau, bao gồm cả những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như thị trường, thể chế chính
sách, kết cấu hạ tầng và bên trong doanh nghiệp như tổ chức quản lý, trình độ công nghệ, lao
động…
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu gay gắt phải nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng, khẩn trương phát
huy nội lực, nắm bắt cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh. Hơn nữa, việc nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp là quá trình thường xuyên, liên tục, đòi hỏi các doanh nghiệp
liên tục khai thác các tiềm năng, lợi thế, tận dụng cơ hội để kinh doanh, không ngừng tăng năng
suât, chất lượng sản phẩm…
Chương II: Thực trạng doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động chủ yếu trong các ngành nghề truyền thống. Tỷ lệ doanh
nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực hiện đại chưa nhiều. Chẳng hạn, doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tín dụng chỉ chiếm 1,46%, kinh doanh tài sản và tư vấn chỉ
chiếm 5,73%, khoa hoc và công nghệ chiếm 0,02%. Cơ cấu này đã phản ánh lĩnh vực kinh
doanh ngành của các doanh nghiệp Việt Nam còn lạc hậu.
Tuy nhiên theo thời gian, cùng với việc chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển rất mạnh, góp phần
to lớn vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho toàn dân, thúc đẩy
nền kinh tế phát triển năng động và hiệu quả hơn. Đồng thời do hoạt động trong cơ chế thị
trường nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao, nhiều doanh nghiệp đứng
vững trên thị trường trong nước và vươn ra cả thị trường quốc tế. Thị phần hàng hóa của các
doanh nghiệp Việt Nam được mở rộng và ngày càng được khẳng định trên thị trường quốc tế.
Thị phần và năng lực chiếm lĩnh thị tường của doanh nghiệp Việt Nam tuy đã được cải thiện
nhưng vấn còn hạn chế. Điều đó phản ánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn
thấp. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, bao gồm cả từ phía các doanh nghiệp, do môi
trường kinh doanh và từ phía Nhà nước các cấp.
Trong chương này tác giả còn đề cập đến thực trạng các yếu tác động đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp Việt Nam. Đó là việc tổ chức quản lý doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm nhiều

yếu tố như: mô hình tổ chức doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, năng lực cán bộ
quản lý doanh nghiệp. Đây là một trong những nhân tố hàng đầu tác động đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, có một số nhân tố nữa tác động đến năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp Việt Nam đó là năng lực vốn , năng lực công nghệ , năng lực của lao động
trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Thực trạng môi trường doanh nghiệp Việt Nam cũng được tác giả quan tâm với một số yếu tố
cơ bản như: thể chế - chính sách, sự quản lý - điều hành của Nhà nước, thị trường đối với các
doanh nghiệp Việt Nam. Về cơ bản, môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp còn nhiều
khó khăn, trở ngại. Để các doanh nghiệp này đứng vững và cạnh tranh được trong điều kiện
hiện nay, bên cạnh sự vươn lên của các doanh nghiệp đòi hỏi phải tiếp tục cải thiện môi trường
kinh doanh.
Chương III: Một số quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nhiều cơ hội đang mở ra đối với các doanh
nghiệp, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức gay gắt đặt ra trước các doanh nghiệp. Để
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần nhận thức đúng cạnh tranh và năng lực
cạnh tranh trong tình hình mới. Trước hết, cần nhận thức đúng về cạnh tranh và năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố và chịu tác
động của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp; là quá trình lâu dài, phức tạp và
thường xuyên, liên tục; là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế.
Từ những quan điểm nêu trên, trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần chú các tác giả cho
rằng trọng vào những biện pháp sau đây để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh: đổi mới tổ
chức, nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp; nâng cao năng lực marketing của doanh
nghiệp; sử dụng có hiệu quả và nâng cao năng lực công nghệ; sử dụng có hiệu quả và nâng
cao chất lượng nhận thức của doanh nghiệp; tăng cường liên kết, hợp tác giữa các doanh
nghiệp với các đối tác trong và ngoài nước
Mặt khác, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước cần giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp
trên các mặt như: phát triển kết cấu hạ tầng; đổi mới thể chế, chính sách phù hợp với trình độ
của nền kinh tế, của các doanh nghiệp Việt Nam và các cam kết quốc tế; tăng cường hỗ trợ

doanh nghiệp, đặc biệt là định hướng, cung cấp thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính…
Sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và sự hỗ trợ của các cấp chính quyền và cơ quan nhà
nước cũng như tổ chức và cá nhân là tiền đề bảo đảm cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của nước ta.
Các từ khóa theo tin:

×