Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2010 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.93 KB, 30 trang )

Phòng GD&ĐT Huyện Đồng Phú Trường THCS Đồng Tâm
MỤC LỤC
St
t
Nội dung Trang
Mục lục 1
I Đặt vấn đề 2 -7
1 Cơ sở lí luận 2 - 5
2 Cơ sở thực tiễn 6 - 7
II Giải quyết vấn đề 8 - 31
III Kết thúc vấn đề 32 -35
Nhận xét của hội đồng chuyên môn 36
Một số từ viết tắt trong đề tài:
- HS : Học sinh
- GV: Giáo Viên
- PPDH : Phương pháp dạy học
- PPDHTC: Phương pháp dạy học tích cực
- Chuẩn KTKN: Chuẩn kiến thức kĩ năng
- CSVC: Cơ sở vật chất
- TBDH: Thiết bị dạy học
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI : SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ ĐẠT HIỆU QUẢ
I.ĐẶT VẤN ĐỀ: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.Cơ sở lí luận:
Vào thập niên 80 của thế kỉ 20, các PPDHTC được triển khai và áp dụng đại
trà tại các nước phương Tây như Mĩ, Canada, Pháp…với các phương pháp dạy học
khám phá (J. Bruner), phương pháp Động não, dạy học trải nghiệm (J. Deway).Tại
Liên Xô (cũ), có thể đề cập đến dạy học nêu vấn đề (hay còn gọi là dạy học giải
Đề tài: Sử dụng một số PPDHTC trong DH môn Công nghệ đạt hiệu quả
Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Hướng 1


Phòng GD&ĐT Huyện Đồng Phú Trường THCS Đồng Tâm
quyết vấn đề) của Maxmutov là cách tiếp cận khai phá về PPDH tích cực.Từ thập
kỉ cuối cùng của thế kỷ XX, các tài liệu giáo dục ở nước ngoài và trong nước, một
số văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo thường nói tới việc cần thiết phải chuyển
dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Dạy
học lấy học sinh làm trung tâm còn có một số thuật ngữ tương đương như: dạy học
tập trung vào người học, dạy học căn cứ vào người học, dạy học hướng vào người
học… Các thuật ngữ này có chung một nội hàm là nhấn mạnh hoạt động học và vai
trò của học sinh trong qúa trình dạy học, khác với cách tiếp cận truyền thống lâu
nay là nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò của giáo viên.
Lịch sử phát triển giáo dục cho thấy, trong nhà trường một thầy dạy cho một
lớp đông học trò, cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì giáo viên khó có
điều kiện chăm lo cho từng học sinh nên đã hình thành kiểu dạy "thông báo đồng
loạt". Giáo viên quan tâm trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là
truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chương trình và sách giáo khoa, cố
gắng làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ những điều giáo viên giảng. Cách dạy này
đẻ ra cách học tập thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ, cho nên đã hạn chế
chất lượng, hiệu quả dạy và học, không đáp ứng yêu cầu phát triển năng động của
xã hội hiện đại. Để khắc phục tình trạng này, các nhà sư phạm kêu gọi phải phát
huy tính tích cực chủ động của học sinh, thực hiện "dạy học phân hóa"
,
quan tâm
đến nhu cầu, khả năng của mỗi cá nhân học sinh trong tập thể lớp. Phương pháp
dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm ra đời từ bối cảnh đó.
Trên thực tế, trong qúa trình dạy học người học vừa là đối tượng của hoạt
động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học, dưới sự
chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình về kiến
thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay cho mình được.
Vì vậy, nếu người học không tự giác chủ động, không chịu học, không có phương
pháp học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế.Như vậy, khi đã coi trọng vị

trí hoạt động và vai trò của người học thì đương nhiên phải phát huy tính tích cực
chủ động của người học. Tuy nhiên, dạy học lấy học sinh làm trung tâm không
phải là một phương pháp dạy học cụ thể. Đó là một tư tưởng, quan điểm giáo dục,
một cách tiếp cận quá trình dạy học chi phối tất cả quá trình dạy học về mục tiêu,
nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá… chứ không phải chỉ liên
quan đến phương pháp dạy và học.
Trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX, các tài liệu giáo dục của trong và ngoài
nước, kể cả các văn bản chính thống của Bộ Giáo dục & Đào tạo đều đề cập đến
việc cần thiết chuyển từ dạy học lấy người dạy làm trung tâm sang dạy tập trung
vào người học. Đây là một quan điểm mang tính đột phá trong giáo dục. Quan
điểm này thời gian đầu khi mới xuất hiện không phải được đa số các nhà sư phạm,
các nhà khoa học trong lĩnh vực giáo dục chấp nhận ngay, thậm chí còn bị hiểu sai
lệch về ý nghĩa tích cực của nó. Tuy nhiên, giờ đây quan điểm này được thừa nhận
một cách rộng rãi trong dạy học cũng như nghiên cứu về giáo dục.
Đề tài: Sử dụng một số PPDHTC trong DH môn Công nghệ đạt hiệu quả
Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Hướng 2
Phòng GD&ĐT Huyện Đồng Phú Trường THCS Đồng Tâm
Dạy học hướng vào người học (Learner’s centred) còn có một số thuật ngữ
tương đương như: dạy học lấy học sinh làm trung tâm,dạy học tập trung vào người
học, Các thuật ngữ này có chung một nội hàm là nhấn mạnh đến hoạt động học
của người học như vai trò tự giác, tích cực, độc lập sáng tạo của các em trong quá
trình dạy học, khác với cách tiếp cận truyền thống là chỉ nhấn mạnh đến quá trình
truyền thụ của người dạy mà thôi.
Tại các nước phương Tây có nền giáo dục phát triển như Mĩ, Canada, các
nước châu Âu, lý thuyết LCI (Learner Centred Inquiry), tạm dịch là phương pháp
dạy học khám phá hướng vào người học đang được phổ biến một cách rộng
rãi và nghiêm túc trong các loại hình nhà trường. Theo Carol Blades (KEDP
Casebook for Learner Centred Instruction 2002, Pp 9-11, University of Calgary,
Canada), bản thân người học thích sự ganh đua, sự phấn đấu, sự thể hiện trong môi
trường học tập. Người học càng ngày càng có nhiều kinh nghiệm, nhiều trải

nghiệm trong cuộc sống. Quá trình phát triển trí não thường đi đôi với các hoạt
động cá nhân và các hoạt động cộng đồng, vì thế việc bản thân ngưòi học tự khám
phá ra tri thức thông qua các hoạt động (theo cá nhân hoặc theo nhóm) là nền tảng,
cơ sở cho việc giáo dục con người. Ở đây, người dạy đóng vai trò là người tổ chức,
điều khiển và định hướng quá trình dạy học.
Thực hiện việc dạy và học tích cực không có nghĩa là từ bỏ các PPDH
truyền thống. Trong quá trình dạy học ở các cấp học khác nhau, các PPDH truyền
thống vẫn được sử dụng một cách phổ biến. Điều này phụ thuộc nhiều vào nội
dung của bài và đối tượng người học. Có những khái niệm ban đầu, những định lý,
tiên đề được thừa nhận một cách mặc định (hệ thống lý thuyết khái niệm) cần cung
cấp cho người học bắt buộc phải sử dụng các PPDH truyền thống, mặc dù tri thức
truyền thụ cho người học mang tính áp đặt, thụ động. Điều này đã, đang và sẽ luôn
cần thiết trong dạy học.Tuy nhiên, lý thuyết của lý luận dạy học đã chỉ rõ, về mặt
nhận thức, các phương pháp thực hành mức độ tích cực cao hơn các phương pháp
trực quan, các phương pháp trực quan tích cực hơn các phương pháp dùng lời và
chữ
Trong PPDH dùng lời và chữ, nguồn tri thức được cung cấp chủ yếu từ phía
người dạy và tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa Nguồn tri thức ở đây mang tính
hệ thống và chuẩn xác, có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, người học mặc nhiên bị động
lĩnh hội những kiến thức này. Phương pháp này có sử dụng kết hợp với phương
pháp dạy học trực quan, song đồ dùng trực quan ở đây chủ yếu mang tính chất
minh họa nội dung bài học.Với nhóm các PPDH trực quan thì các phương tiện trực
quan, các đồ dùng trực quan được coi là nguồn cung cấp truyền tải tri thức đến
cho người học. Ngôn ngữ, lời nói của nhà sư phạm chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng
dẫn sự tri giác các tài liệu trực quan (vật thật, mô hình dạy học, tranh ảnh, mẫu vật,
băng hình, thí nghiệm ), sự phân tích và khái quát các kết quả đã được quan sát.
Ở đây, người học dùng các giác quan để tri giác các tài liệu do người dạy trình diễn
và dùng tư duy của bản thân để rút ra tri thức mới, hình thành khái niệm.Còn với
nhóm các PPDH thực hành, người học được trực tiếp thao tác trên đối tượng
Đề tài: Sử dụng một số PPDHTC trong DH môn Công nghệ đạt hiệu quả

Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Hướng 3
Phòng GD&ĐT Huyện Đồng Phú Trường THCS Đồng Tâm
nghiên cứu (chủ động quan sát bằng các dụng cụ khác nhau, làm thí nghiệm ),
thực hành các bài tập, giải quyết các tình huống có vấn đề, thảo luận trong nhóm
về một tình huống học tập, tự mình tìm kiếm, khám phá tri thức mới phản ánh thế
gới khách quan, thiết kế và thực hành các trò chơi… Có một câu ngạn ngữ xưa
của người Trung Hoa rất phù hợp với lý thuyết về dạy học tích cực: “Tôi nghe- tôi
sẽ quên, tôi xem- tôi sẽ nhớ, tôi làm- tôi sẽ hiểu”.So sánh dạy học cổ truyền và
các mô hình dạy học mới
Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng
vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế,
tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực
chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ
theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có
vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công
sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài
lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các
hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Giáo viên phải có trình
độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng
dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo
viên.
Có thể so sánh đặc trưng của dạy học cổ truyền và dạy học mới như sau:
Dạy học cổ truyền Các mô hình dạy học mới
Quan niệm
Học là qúa trình tiếp thu và
lĩnh hội, qua đó hình thành
kiến thức, kĩ năng, tư tưởng,
tình cảm.
Học là qúa trình kiến tạo; học sinh tìm
tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập,

khai thác và xử lý thông tin,… tự hình
thành hiểu biết, năng lực và phẩm
chất.
Bản chất
Truyền thụ tri thức, truyền thụ
và chứng minh chân lí của
giáo viên.
Tổ chức hoạt động nhận thức cho học
sinh. Dạy học sinh cách tìm ra chân lí.
Mục tiêu
Chú trọng cung cấp tri thức,
kĩ năng, kĩ xảo. Học để đối
phó với thi cử. Sau khi thi
xong những điều đã học
thường bị bỏ quên hoặc ít
dùng đến.
Chú trọng hình thành các năng lực
(sáng tạo, hợp tác,…) dạy phương
pháp và kĩ thuật lao động khoa học,
dạy cách học. Học để đáp ứng những
yêu cầu của cuộc sống hiện tại và
tương lai. Những điều đã học cần
thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và
cho sự phát triển xã hội.
Nội dung
Từ sách giáo khoa + giáo viênTừ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV,
các tài liệu khoa học phù hợp, thí
nghiệm, bảng tàng, thực tế…: gắn với:
- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu
Đề tài: Sử dụng một số PPDHTC trong DH môn Công nghệ đạt hiệu quả

Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Hướng 4
Phũng GD&T Huyn ng Phỳ Trng THCS ng Tõm
cu ca HS.
- Tỡnh hung thc t, bi cnh v mụi
trng a phng
- Nhng vn hc sinh quan tõm.
Phng
phỏp
Cỏc phng phỏp din ging,
truyn th kin thc mt
chiu.
Cỏc phng phỏp tỡm tũi, iu tra,
gii quyt vn ; dy hc tng tỏc.
Hỡnh thc t
chc
C nh: Gii hn trong 4 bc
tng ca lp hc, giỏo viờn
i din vi c lp.
C ng, linh hot: Hc lp,
phũng thớ nghim, hin trng, trong
thc t, hc cỏ nhõn, hc ụi bn,
hc theo c nhúm, c lp i din vi
giỏo viờn.
2.C s thc tin:
Vi vic thc hin chng trỡnh, sỏch giỏo khoa mi cp THCS theo
chun KTKN ũi hi giỏo viờn phi i mi PPDH song trong thc t vic i
mi PPDH ca giỏo viờn cỏc trng THCS cũn rt hn ch, cha ỏp ng yờu cu
bi gp khụng ớt khú khn. C th nh sau:
B ng1: Mức độ hiểu biết và kỹ năng sử dụng PPDH của GV:
S TT PPDH

Mức độ hiểu biết(%) KN sử dụng(%)
Hiểu Rất hiểu Thành thạo
Rất thành
thạo
1 Thuyết trình 18.7 73.5 25.7 71.3
2
Tỡnh hu ng
23.5 42.9 33.6 35.5
3 Vấn đáp 21.3 47.4 22.6 48.3
4 Thảo luận nhóm 58 16.5 37.5 20
5 Trực quan (sử dụng
TBDH hiện đại)
23.6 18.4 20.5 15.5
B ng 2:

Những khó khăn của GV khi thực hiện đổi mới PPDH :
TT Khó khăn
í kin
(%)
1 Kỹ năng xây dựng kế hoạch bài học 87,1
2 CSVC - TBDH thiếu, không đồng bộ 71
3 Kỹ năng sử dụng PPDH tích cực 68,7
ti: S dng mt s PPDHTC trong DH mụn Cụng ngh t hiu qu
Giỏo viờn thc hin: Vn Hng 5
Phũng GD&T Huyn ng Phỳ Trng THCS ng Tõm
4 Số HS/lớp đông 79,7
5 Tài liệu phục vụ dạy học 52,5
6 Kỹ năng sử dụng TBDH 53,6
7
Thời gian xây dựng kế hoạch bài h c ( giỏo ỏn)

32,4
8 ứng dụng Công nghệ thông tin 83,7
Thun li v khú khn ca PPDHTC
+ Thun li :
- PPDHTC cú hiu qu hn cỏc phng phỏp ỏp t vỡ huy ng c HS tham gia
vo quỏ trỡnh nhn thc ;
- Nu c rốn luyn bi PPDHTC, HS dn dn cú nhng phm cht v nng lc
thớch ng vi thi i; ý thc c mc ớch vic hc, t nguyn, t giỏc hc tp;
cú ý thc v trỏch nhim trong hc tp; bit hc mi lỳc, mi ni, tin ti bit t
hc, t ỏnh giỏ, cú nhu cu v hng thỳ hc tp sut i.

+

Mt s khú khn :
- PPDHTC khụng th bao quỏt ton b lnh vc giỏo dc cú nhng kin thc khụng
th do HS phỏt hin c mc dự cung cp cho HS bt c phng tin no. Cng
khụng phi mi HS u sn sng tham gia vo hot ng tớch cc;
- Trong nhiu trng hp, nu cho phộp ngi hc phỏt hin, gii quyt, chim lnh
tri thc thỡ mt rt nhiu thi gian. T ú cú th thy khụng th ỏp dng mỏy múc
PPDHTC cho ton b cỏc bi hc, cỏc ni dung dy hc ;
- PPDHTC ũi hi mt s iu kin nh GV, HS, phng tin, ti liu. Thc tin
cho thy cũn cú nhng vựng HS cha thớch nghi vi PPDHTC. Tp quỏn lc hu
ca mt s a phng cng cn tr PPDHTC ;
- Nu quỏ thiờn v PPDHTC cú th cú nh hng thiờn lch trong tõm lớ ca tr,
chng hn: ph nhn vai trũ ca mụi trng; hoc do cao quỏ vai trũ ngi hc
cú th dn n coi nh vai trũ ca ngi dy v HS cú th t món;
- PPDHTC chỳ trng tớnh t ch trong vic thc hin mc tiờu dy hc: nu ch
thiờn v nhng k nng, thnh tu n gin thỡ nhng HS xut sc b thit thũi.
Ngc li, nu thiờn v mc tiờu phỏt trin thỡ thit thũi cho HS chm phỏt trin,
kộm thụng minh.

ti: S dng mt s PPDHTC trong DH mụn Cụng ngh t hiu qu
Giỏo viờn thc hin: Vn Hng 6
Phòng GD&ĐT Huyện Đồng Phú Trường THCS Đồng Tâm
Trên cơ sở khảo sát thực tiễn đã nêu trên, cũng như mọi khó khăn khi thực
hiện các PPDHTC của GV tại các trường trong toàn huyện. Với kinh nghiệm của
bản thân đã giảng dạy môn công nghệ từ năm 2004 đến nay .Tôi mạnh dạn đưa ra
một số phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp giáo viên giảng dạy tốt môn công
nghệ THCS.
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Trong chương trình môn học công nghệ THCS, chủ yếu có 4 dạng bài:
- Bài giảng lí thuyết
- Bài giảng thực hành
- Bài ôn tập
- Bài kiểm tra
Để sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực , vào giảng dạy cho từng
dạng bài nêu trên.Trước tiên, thầy cô cần quan tâm tới một số các vấn đề sau đây:
- Phát huy tính tích cực của học sinh qua vai trò hướng dẫn của giáo viên.
- Thiết kế bài giảng khoa học.
- Tăng cường ứng dụng CNTT trong giảng dạy, khuyến khích áp dụng giáo án
điện tử (GAĐT) sao cho phù hợp với nội dung từng bài học.
- GV sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu.
- Tác phong thân thiện, coi trọng việc động viên khuyến khích học sinh.
- Dạy học sát đối tượng ,theo chuẩn KTKN.
- GV đánh giá sát trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh, hướng
dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình.
1.Đối với bài giảng lí thuyết:
Theo PPDH truyền thống, GV quen sử dụng các phương pháp như ; vấn đáp,
thuyết trình , giải thích …nên thường mắc phải những sai sót trong quá trình dạy
đó là:
- Phân phối thời gian không hợp lí cho từng nội dung bài do nhận thức,hiểu

biết của học sinh chưa đều
- Hệ thống câu hỏi quá nhiều, chồng chéo, nhiều lúc còn sai lệch trọng tâm bài
- Không đảm bảo đầy đủ , chính xác về nội dung cần đạt theo chuẩn
Từ những sai sót đó, mà học sinh sẽ trở lên thụ động khi lĩnh hội kiến thức, sẽ
nhàm chán với môn học thường được cho là môn phụ này. Mặt khác, những PPDH
trên rất ít thậm chí không thể kích thích được sự chú ý, tập trung của đa số học
sinh …Kết hợp với các PPDH truyền thống nêu trên , tôi thường sử dụng các kĩ
thuật dạy học tích cực khác và thấy rất hiệu quả.
a.Với những nội dung mà chuẩn KTKN yêu cầu ở mức độ biết:
Giáo viên thường cho học sinh thảo luận trả lời câu hỏi, rồi kết luận về một
nội dung, một vấn đề nên rất tốn thời gian cho các nội dung khác. Những nội dung
này, GV chỉ cần sử dụng các kĩ thuật :
- Xóa một phần nội dung
- Bỏ tiêu đề cho nội dung
- Thay đổi thứ tự nội dung
Đề tài: Sử dụng một số PPDHTC trong DH môn Công nghệ đạt hiệu quả
Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Hướng 7
Phòng GD&ĐT Huyện Đồng Phú Trường THCS Đồng Tâm
- Sử dụng tranh câm
- Tạo thông tin ghép đôi
Thay vì được cung cấp thông tin đầy đủ để đọc,tìm hiểu, học sinh sẽ được
đương đầu với những thách thức dưới dạng thông tin đã qua xử lí. Nhờ đó, học
sinh sẽ tập trung hơn, suy nghĩ nhiều hơn …chiếm lĩnh được toàn bộ nội dung mà
GV cần truyền thụ.
Ví dụ 1: Để học sinh biết được khái niệm về các phép chiếu
GV : Cho học sinh quan sát hình và hoàn thành vào chỗ chấm

…………… là phép chiếu mà các tia chiếu xuất phát từ một điểm.
…………… là phép chiếu mà các tia chiếu song song với nhau nhưng không
vuông góc với mặt phẳng chiếu.

……………. là phép chiếu mà các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu.
Ví dụ 2: Để học sinh nhận biết đâu là nguồn gốc và tính chất của vải sợi thiên
nhiên.
GV: Em hãy dùng các cụm từ trong ngoặc (nguồn gốc,tính chất) hoàn thành vào
chỗ chấm:
…………………
Vải sợi thiên nhiên được dệt bằng các dạng sợi có sẵn trong thiên nhiên,có
nguồn gốc từ thực vật như sợi bông,lanh,đay,gai và có nguồn gốc từ động vật như
sợi tơ tằm,sợi len từ lông cừu,lạc đà.
…………………
Vải sợi bông,vải tơ tằm có độ hút cao nên thoáng mát nhưng dễ bị nhàu.Khi
đốt sợi vải,tro bóp dễ tan.
Ví dụ 3: Để biết được vai đất trong trồng trọt
GV: Cho học sinh quan sát tranh câm và yêu cầu trình bày suy nghĩ . Sau đó GV
cho học sinh kết luận đầy đủ về vai trò của đất trồng theo dẫn dắt, gợi ý của GV
Đề tài: Sử dụng một số PPDHTC trong DH môn Công nghệ đạt hiệu quả
Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Hướng 8
Phòng GD&ĐT Huyện Đồng Phú Trường THCS Đồng Tâm


Ngoài các kĩ thuật dạy học trên , khi giới thiệu bài mới để thu hút sự chú ý và
kích thích tư duy não bộ của học sinh tôi thường đặt ra các vấn đề cần giải quyết
trong nội dung bài học.
Ví dụ 4 : Bài “ Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng” \Công nghệ 8
- Vì sao cần phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng?
- Sử dụng điện năng như thế nào là hợp lí ?
- Làm thế nào để có thể tiết kiệm điện?
Ví dụ 5 : Bài “Cắm hoa dạng tỏa tròn”\ Công nghệ 6
- Cắm hoa dạng tỏa tròn được thực hiện như thế nào?
- Những bình hoa dạng tỏa tròn được trang trí ở những vị trí nào? Nó có ý

nghĩa gì?
Ví dụ 6: Bài “Nối dây dẫn điện”\ Công nghệ 9
Trong quá trình lắp đặt cũng như sửa chữa mạch điện,ta thường phải thực
hiện nối dây dẫn điện.
- Có những loại mối nối nào? Chúng được nối như thế nào?
Thông thường , đối với những nội dung mà chuẩn KTKN yêu cầu ở mức độ
biết tôi chỉ cần đặt câu hỏi với những cụm: Cho biết,kể tên,liệt kê,…
b.Với những nội dung chuẩn KTKN yêu cầu ở mức độ hiểu:
Để học sinh tích cực trong giờ học, chủ động tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức,
sáng tạo, vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tiễn .Tôi thường sử dụng các
phương pháp : thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề,…kết hợp với một vài kĩ
thuật dạy học như ;
b1. Kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn”
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá
nhân và hoạt động nhóm nhằm:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực.
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS.
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS.
Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đề
Đề tài: Sử dụng một số PPDHTC trong DH môn Công nghệ đạt hiệu quả
Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Hướng 9
Phòng GD&ĐT Huyện Đồng Phú Trường THCS Đồng Tâm
1
Viết ý kiến cá nhân
4
Viết ý kiến cá nhân
2
Viết ý kiến cá nhân
3
Viết ý kiến cá nhân

* Cách tiến hành kĩ thuật “khăn trải bàn”:
Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm). Mỗi người ngồi vào vị trí như vẽ trên
tấm khăn phủ bàn trên đây. Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…).Viết vào ô đánh
số của bạn những điều bạn thích về câu hỏi (chủ đề) và những điều bạn không
thích. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút. Khi mọi người đều đã
xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lời. Viết những ý kiến chung của cả nhóm
vào ô giữa tấm khăn trải bàn. Cả nhóm quyết định lựa chọn một câu hỏi/chủ đề
nghiên cứu.
*Các nhiệm vụ trong nhóm:
+ Người quản gia:
Bạn sẽ tìm hiểu xem nhóm cần những tài liệu gì và bạn có thể tìm những tài
liệu đó ở đâu. Bạn cần thu thập các tài liệu một cách nhanh chóng để nhóm có thể
Đề tài: Sử dụng một số PPDHTC trong DH môn Công nghệ đạt hiệu quả
Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Hướng 10
Phòng GD&ĐT Huyện Đồng Phú Trường THCS Đồng Tâm
làm việc Trong quá trình nhóm làm việc, nếu cần tham khảo hoặc sử dụng thêm tài
liệu nào, bạn là người duy nhất được phép đi lấy nó. Khi nhiệm vụ của nhóm đã
hoàn thành, bạn sẽ nộp bài tập nhóm cho giáo viên và trả các tài liệu đã lấy vào
đúng chỗ ban đầu.
+ Người cổ vũ:
Bạn sẽ động viên tinh thần của nhóm trước khi bắt đầu làm việc. Ví dụ “Nào
các bạn, chúng ta bắt đầu nhé!”
- Khi một thành viên trong nhóm gặp khó khăn, bạn sẽ khuyến khích họ, ví dụ
như “Hãy cố gắng lên, tôi biết bạn có thể làm được”.
- Khi cả nhóm đều gặp bế tắc, bạn có thể động viên tinh thần nhóm bằng
những câu nói khích lệ “ Chúng ta có thể làm được, hãy cùng nhau suy nghĩ để tìm
ra cách làm”
+ Người giữ trật tự:
- Bạn sẽ đảm bảo sao cho các thành viên trong nhóm không thảo luận quá to.
- Nếu các thành viên trong nhóm tranh luận gay gắt, bạn có thể yêu cầu họ nói

một cách nhẹ nhàng hơn.
- Nếu nhóm của bạn bị các nhóm khác làm ảnh hưởng, bạn có thể là đại diện
yêu cầu nhóm đó bình tĩnh và trật tự hơn.
+ Người giám sát về thời gian:
- Bạn sẽ phụ trách việc theo dõi đồng hồ để biết thời gian làm việc của nhóm.
- Ngay từ khi bắt đầu làm việc, bạn sẽ thông báo với các thành viên thời gian
cho phép.
- Khi nhóm dành quá nhiều thời gian cho một bài tập, bạn cần thông báo với
các thành viên trong nhóm, ví dụ như “Chúng ta phải chuyển sang câu hỏi khác
thôi, nếu không toàn bộ bài tập sẽ không thể hoàn thành được”.
- Trong quá trình thảo luận, bạn có thể thông báo về thời gian còn lại.
- Khi thời gian cho phép gần hết, bạn cần thông báo với nhóm để hoàn thành
bài tập.
* Thư ký:
- Bạn sẽ chuẩn bị bút và giấy trong quá trình làm việc.
Đề tài: Sử dụng một số PPDHTC trong DH môn Công nghệ đạt hiệu quả
Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Hướng 11
Phòng GD&ĐT Huyện Đồng Phú Trường THCS Đồng Tâm
- Ghi lại những câu trả lời đã được thống nhất trong nhóm một cách cNn thận
và rõ ràng.
* Người phụ trách chung:
- Bạn cần theo dõi để các thành viên đều ở tập trung làm việc trong nhóm.
- Khi có thành viên nào trong nhóm thảo luận sang vấn đề không có trong bài
tập, bạn phải yêu cầu họ quay trở lại nội dung làm việc.
- Bạn cũng cần đảm bảo rằng khi một người trong nhóm trình bày thì các
thành viên còn lại chú ý lắng nghe.
- Bạn tạo điều kiện cho tất cả thành viên trong nhóm đều được trình bày và
tham gia.
- Khi nhóm mất đi sự tập trung, bạn cần động viên họ tiếp tục.
b2. Kĩ thuật “Các mảnh ghép”

Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các
nhóm nhằm: Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp. Kích thích sự tham gia tích cực
của HS nhằm: Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ
hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn
thành nhiệm vụ ở Vòng 2).
1
1
2
3
Vòng 1
Vòng 2
1
1
1
1
2
2
2
2
3
3
Đề tài: Sử dụng một số PPDHTC trong DH môn Công nghệ đạt hiệu quả
Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Hướng 12
Phòng GD&ĐT Huyện Đồng Phú Trường THCS Đồng Tâm
3
3
3
2
* Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép”
Vòng 1:

- Hoạt động theo nhóm 3 người
- Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2:
nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C).
- Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong
nhiệm vụ được giao.
- Mỗi thành viên đều trình bày được nhóm đã tìm ra câu trả lời như thế
nào.Vòng 2:
- Hình thành nhóm 3 người mới (1người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1
người từ nhóm 3).
- Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia
sẻ đầy đủ với nhau
Nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết.
- Lời giải được ghi rõ trên bảng.
* Bốn yếu tố chủ đạo trong kĩ thuật
- Sự phụ thuộc tích cực.
- Trách nhiệm cá nhân.
- Tương tác trực tiếp.
- Nhiệm vụ yêu cầu động não.
* Ra nhiệm vụ “Mảnh ghép” như thế nào?
- Lựa chọn một chủ đề thực tiễn.
- Xác định một nhiệm vụ phức hợp – bao gồm các phần khác nhau (để thực
hiện ở vòng 2).
- Xác định những yếu tố cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp (kiến thức,
kĩ năng, thông tin, chiến lược).
Đề tài: Sử dụng một số PPDHTC trong DH môn Công nghệ đạt hiệu quả
Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Hướng 13
Phòng GD&ĐT Huyện Đồng Phú Trường THCS Đồng Tâm
- Xác định các nhiệm vụ mang tính chuẩn bị (cho vòng 1). Xác định các yếu tố
hỗ trợ cần thiết để hoàn thành thành công vòng 2.
* Vai trò – nhiệm vụ trong nhóm (ví dụ)Trưởng nhóm: Phân công nhiệm

vụ.Thư kí: Ghi chép kết quả.Phản biện: Đặt các câu hỏi phản biện.Hậu cần: Chuẩn
bị đồ dùng tài liệu cần thiết.Liên lạc với nhóm khác: Liên hệ với các nhóm
khác.Liên lạc với thày cô: Liên lạc với giáo viên để xin trợ giúp.
b3: Vùng hợp tác và các kĩ năng hợp tác:
Liên tục đả kích
đàn áp người khác
Hách dịch
Liên tục chỉ trích
Kẻ cả
Giảm thiểu vai trò
của người
Khác
Quá phục tùng
Tự biến mình thành người vô hình
Thờ ơ
b4. Sơ đồ KWL và Sơ đồ tư duy
Sơ đồ KWL
Ghi lại những điều bạn học được
Đề tài: Sử dụng một số PPDHTC trong DH môn Công nghệ đạt hiệu quả
Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Hướng 14
CHỦ ĐỘNG
TÍCH CỰC
Đọ sức - vạch ranh giới – yêu
cầu – tin tưởng vào quan điểm
bản thân - chỉ trích
Lãnh đạo-tổ chức-thuyết phục
khuyên nhủ-quan tâm-khuyến
khích-cảm thông
HỢP TÁC
PHẢN ĐỐI

Cởi mở-chấp nhận ý kiến phê
bình-lắng nghe-giữ đúng lời đợi
chờ-mềm dẻo
Thể hiện sự thất vọng &không
hài lòng-im lặng – rút lui -
đứng bên lề-thu mình
THỤ ĐỘNG
Phòng GD&ĐT Huyện Đồng Phú Trường THCS Đồng Tâm
Tìm ra điều bạn đã biết
về một chủ đề
Tìm ra điều bạn muốn
biết về một chủ đề
Thực hiện nghiên cứu
và học tập
Sơ đồ KWL
Chủ đề: …………………………………………………………………….
Họ tên: ………………………………………………………………………
Ngày: ……………………………………………………………………….
K(Điều đã biết) W(Điều muốn biết) L(Điều học được)
Sơ đồ tư duy:
Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở
rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm.
Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng
cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm. Các nhánh chính lại được
phân chia thành các nhánh cấp 2, cấp 3,…Trên các nhánh, ta có thể thêm các hình
ảnh hay các kí hiệu cần thiết. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên
kết với nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi
sâu rộng mà các ý tưởng thông thường không thể làm được. Là một công cụ tổ
chức tư duy. Là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa

thông tin ra ngoài bộ não. Là một phương tiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả:Mở
rộng, đào sâu và kết nối các ý tưởng Bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi
sâu rộng.
Vấn đề liên quan
Vấn đề liên quan
Chủ đề
Vấn đề liên quan
Vấn đề liên quan
Đề tài: Sử dụng một số PPDHTC trong DH môn Công nghệ đạt hiệu quả
Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Hướng 15
Phòng GD&ĐT Huyện Đồng Phú Trường THCS Đồng Tâm
Vấn đề liên quan
* Sơ đồ tư duy giúp gì cho bạn?
Sáng tạo hơn,tiết kiệm thời gian , ghi nhớ tốt hơn, nhìn thấy bức tranh tổng
thể, tổ chức và phân loại
* Cách tiến hành: Từ một chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan.Từ mỗi
chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố/nội dung liên quan.Sự phân nhánh cứ tiếp tục và
các yếu tố/nội dung luôn được kết nối với nhau. Sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức
tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một cách đầy đủ và rõ rang
b5. Động não:
*Khái niệm: Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư
tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các
thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng
(nhằm tạo ra "cơn lốc" các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát
triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ.
* Quy tắc của động não :Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu
thập ý tưởng của các thành viên;Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày;
Khuyến khích số lượng các ý tưởng;Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.
* Các bước tiến hành :Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ
một vấn đề;Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý

kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;
Kết thúc việc đưa ra ý kiến; Đánh giá:Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo
khả năng ứng dụng Có thể ứng dụng trực tiếp;Có thể ứng dụng nhưng cần nghiên
cứu thêm; Không có khả năng ứng dụng. Đánh giá những ý kiến đó lựa chọn Rút
ra kết luận hành động.
* Ứng dụng :Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề; Tìm các phương án
giải quyết vấn đề; Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau.
* Ưu điểm : Dễ thực hiện; Không tốn kém; Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng,
huy động tối đa trí tuệ của tập thể; Huy động được nhiều ý kiến; Tạo cơ hội cho tất
cả thành viên tham gia.
* Nhược điểm :Có thể đi lạc đề, tản mạn;Có thể mất thời gian nhiều trong việc
chọn các ý kiến thích hợp; Có thể có một số HS „quá tích cực", số khác thụ động.
Đề tài: Sử dụng một số PPDHTC trong DH môn Công nghệ đạt hiệu quả
Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Hướng 16
Phòng GD&ĐT Huyện Đồng Phú Trường THCS Đồng Tâm
Kỹ thuật động não được áp dụng phổ biến và nguời ta xây dựng nhiều kỹ thuật
khác dựa trên kỹ thuật này, có thể coi là các dạng khác nhau của kỹ thuật động não.
b6. Động não viết:
Khái niệm: Động não viết là một hình thức biến đổi của động não. Trong động
não viết thì những ý tưởng không được trình bày miệng mà được từng thành viên
tham gia trình bày ý kiến bằng cách viết trên giấy về một chủ đề.
Trong động não viết , các HS sẽ giao tiếp với nhau bằng chữ viết. Các HS đặt
trước mình một vài tờ giấy chung, trên đó ghi chủ đề ở dạng dòng tiêu đề hoặc ở
giữa tờ giấy. Các HS thay nhau ghi ra giấy những gì mình nghĩ về chủ đề đó, trong
im lặng tuyệt đối. Trong khi đó, các HS xem các dòng ghi của nhau và cùng lập ra
một bài viết chung. Bằng cách đó có thể hình thành những câu chuyện trọn vẹn
hoặc chỉ là bản thu thập các từ khóa. Các HS luyện tập có thể thực hiện các cuộc
nói chuyện bằng giấy bút cả khi làm bài trong nhóm. Sản phẩm có thể có dạng một
bản đồ trí tuệ.
* Cách thực hiện : Đặt trên bàn 1-2 tờ giấy để ghi các ý tưởng, đề xuất của các

thành viên; Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình trên các tờ giấy đó; Có
thể tham khảo các ý kiến khác đã ghi trên giấy của các thành viên khác để tiếp tục
phát triển ý nghĩ; Sau khi thu thập xong ý tưởng thì đánh giá các ý tưởng trong
nhóm.
* Ưu điểm : Ưu điểm của phương pháp này là có thể huy động sự tham gia
của tất cả HS trong nhóm; Tạo sự yên tĩnh trong lớp học;Động não viết tạo ra mức
độ tập trung cao. Vì những HS tham gia sẽ trình bày những suy nghĩ của mình
bằng chữ viết nên có sự chú ý cao hơn so với các cuộc nói chuyện bình thường
bằng miệng;Các HS đối tác cùng hoạt động với nhau mà không sử dụng lời nói.
Bằng cách đó, thảo luận viết tạo ra một dạng tương tác xã hội đặc biệt;Những ý
kiến đóng góp trong cuộc nói chuyện bằng giấy bút thường được suy nghĩ đặc biệt
kỹ.
* Nhược điểm: Có thể HS sa vào những ý kiến tản mạn, xa đề;Do được tham
khảo ý kiến của nhau, có thể một số HS ít có sự độc lập.
b7. Động não không công khai:
Động não không công khai cũng là một hình thức của động não viết. Mỗi
một thành viên viết những ý nghĩ của mình về cách giải quyết vấn đề, nhưng chưa
Đề tài: Sử dụng một số PPDHTC trong DH môn Công nghệ đạt hiệu quả
Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Hướng 17
Phòng GD&ĐT Huyện Đồng Phú Trường THCS Đồng Tâm
công khai, sau đó nhóm mới thảo luận chung về các ý kiến hoặc tiếp tục phát triển.
Ưu điểm: mỗi thành viên có thể trình bày ý kiến cá nhân của mình mà không bị
ảnh hưởng bởi các ý kiến khác. Nhược điểm: không nhận được gợi ý từ những ý
kiến của người khác trong việc viết ý kiến riêng.
b7. Kỹ thuật XYZ:
Kỹ thuật XYZ là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận
nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút
dành cho mỗi người. Ví dụ kỹ thuật 635 thực hiện như sau: Mỗi nhóm 6 người,
mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết 1 vấn
đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh; Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi

người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác; Con số X-Y-Z có thể thay
đổi;Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến.
b8. Kỹ thuật "bể cá":
Kỹ thuật bể cá là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm
HS ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp ngồi xung
quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận
thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận.
Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi. HS tham gia nhóm
quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa
ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị
chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này được gọi là phương pháp thảo luận "bể
cá", vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận, tương
tự như xem những con cá trong một bể cá cảnh. Trong quá trình thảo luận, những
người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau.Bảng câu hỏi
cho những người quan sát Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình
không ? Họ có nói một cách dễ hiểu không ? Họ có để những người khác nói hay
không ? Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không ?Họ có
đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không ?Họ có lệch hướng khỏi đề
tài hay không ? Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không ?
b9. Kỹ thuật "ổ bi":
Kỹ thuật "ổ bi" là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó HS chia
thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối
Đề tài: Sử dụng một số PPDHTC trong DH môn Công nghệ đạt hiệu quả
Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Hướng 18
Phòng GD&ĐT Huyện Đồng Phú Trường THCS Đồng Tâm
diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi HS có thể nói chuyện với lần lượt các HS ở
nhóm khác.
* Cách thực hiện: Khi thảo luận, mỗi HS ở vòng trong sẽ trao đổi với HS đối
diện ở vòng ngoài, đây là dạng đặc biệt của phương pháp luyện tập đối tác; Sau
một ít phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim

đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới.
b10. Tranh luận ủng hộ – phản đối :
Tranh luận ủng hộ – phản đối (tranh luận chia phe) là một kỹ thuật dùng
trong thảo luận, trong đó đề cập về một chủ đề có chứa đựng xung đột. Những ý
kiến khác nhau và những ý kiến đối lập được đưa ra tranh luận nhằm mục đích
xem xét chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Mục tiêu của tranh luận không phải
là nhằm "đánh bại" ý kiến đối lập mà nhằm xem xét chủ đề dưới nhiều phương
diện khác nhau.
* Cách thực hiện: Các thành viên được chia thành hai nhóm theo hai hướng
ý kiến đối lập nhau về một luận điểm cần tranh luận. Việc chia nhóm có thể theo
nguyên tắc ngẫu nhiên hoặc theo nguyên vọng của các thành viên muốn đứng trong
nhóm ủng hộ hay phản đối. Một nhóm cần thu thập những lập luận ủng hộ, còn
nhóm đối lập thu thập những luận cứ phản đối đối với luận điểm tranh luận. Sau
khi các nhóm đã thu thập luận cứ thì bắt đầu thảo luận thông qua đại diện của hai
nhóm. Mỗi nhóm trình bày một lập luận của mình: Nhóm ủng hộ đưa ra một lập
luận ủng hộ, tiếp đó nhóm phản đối đưa ra một ý kiến phản đối và cứ tiếp tục như
vậy. Nếu mỗi nhóm nhỏ hơn 6 người thì không cần đại diện mà mọi thành viên có
thể trình bày lập luận. Sau khi các lập luận đã đưa ra thì tiếp theo là giai đoạn thảo
luận chung và đánh giá, kết luận thảo luận.
b11. Kỹ thuật tia chớp:
Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên
đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình
trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên
lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu
hỏi hoặc tình trạng vấn đề.
* Quy tắc thực hiện: Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành
viên thấy cần thiết và đề nghị; Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một
Đề tài: Sử dụng một số PPDHTC trong DH môn Công nghệ đạt hiệu quả
Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Hướng 19
Phòng GD&ĐT Huyện Đồng Phú Trường THCS Đồng Tâm

câu hỏi đã thoả thuận, ví dụ: Hiện tại tôi có hứng thú với chủ đề thảo luận không?
Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình; Chỉ thảo luận khi tất cả đã
nói xong ý kiến.
b12. Kỹ thuật "3 lần 3":
Kỹ thuật "3 lần 3" là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự
tham gia tích cực của HS. Cách làm như sau: HS được yêu cầu cho ý kiến phản hồi
về một vấn đề nào đó (nội dung buổi thảo luận, phương pháp tiến hành thảo
luận ). Mỗi người cần viết ra: 3 điều tốt; 3 điều chưa tốt; 3 đề nghị cải tiến. Sau
khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi.
2. Đối với bài giảng thực hành:
Trong chương trình công nghệ THCS, những bài thực hành là rất cần thiết
đối với các em học sinh . Qua các bài giảng thực hành này ,các em được rèn luyện
rất nhiều kĩ năng như ; làm việc tuân theo trình tự,cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc…
từ đó hình thành tác phong công nghiệp. Chính vì vậy,việc sử dụng các phương
pháp dạy học trong các bài giảng thực hành là vấn đề được rất nhiều giáo viên
quan tâm. Để các bài thực hành công nghệ, thực sự không bị nhàm chán trong tiềm
thức của các em học sinh ,những bài giảng mà giáo viên thường bế tắc khi sử dụng
phương pháp dạy học.Với kinh nghiệm của bản thân, tôi xin được giới thiệu cùng
quý thầy cô một vài phương pháp giảng dạy những bài thực hành sau :
Trước hết, giáo viên cần cho học sinh chuẩn bị chu đáo,đầy đủ mọi vật liệu,
dụng cụ cần thiết để thực hành, nêu rõ mục tiêu cần đạt trong bài. Kết hợp với
những phương pháp trên, giáo viên có thể:
- Sử dụng tranh ảnh giới thiệu trình tự thực hành.Phương pháp này, giúp các
em nhìn nhận tổng quát về công việc đã làm và chuẩn bị làm. Các em sẽ nhớ
lại nội dung bài học trước, hình thành kĩ năng thực hành ở nội dung mới .
Ví dụ: Bài thực hành “ Nối dây dẫn điện” \SGK công nghệ 9
Gv : Treo quy trình sau và cho học sinh nhắc lại các bước đã thực hành .Sau đó
giáo viên thuyết trình về nội dung,mục tiêu chuẩn bị thực hành.
Bóc vỏ Làm sạch lõi Nối dây Kiểm tra mối nối Hàn mối
nối Cách điện mối nối

- Thực hành mẫu: Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có kĩ năng thực
hành thành thạo cho từng bước công việc. Là một phương pháp không phải
giáo viên công nghệ nào cũng có thể sử dụng tốt.Tuy nhiên,hiệu quả của
phương pháp này rất cao. Học sinh quan sát công việc thực hành, thực tế
hơn .Gây được sự chú ý của học sinh, học sinh hứng thú với công việc hơn.
Trong quá trình học sinh thực hành theo nhóm tổ, giáo viên cần phải thường
xuyên quan sát và hướng dẫn chỉnh sửa lỗi sai đối với từng em học sinh.Cuối cùng,
giáo viên cần phải cho học sinh tự nhận xét,đánh giá kết quả . Hoặc giáo viên nhận
xét , đánh giá để rút ra những bài học cho các tiết thực hành tương tự.
Đề tài: Sử dụng một số PPDHTC trong DH môn Công nghệ đạt hiệu quả
Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Hướng 20
Phòng GD&ĐT Huyện Đồng Phú Trường THCS Đồng Tâm
3. Đối với bài giảng ôn tập:
Mục tiêu chính trong các bài ôn tập là; củng cố ,hệ thống lại toàn bộ những
kiến thức đã học trong một chương, một phần hoặc toàn bộ chương trình.Giúp
pháp triển tư duy logic cho các em học sinh, khắc sâu các kiến thức và hình thành
các kĩ năng cần thiết chuẩn bị cho nội dung mới.Vì vậy,với những kiểu bài ôn tập
tôi thường sử dụng bản đồ tư duy đã nêu ở phần trên.Cùng với phương pháp này ,
kĩ thuật đặt câu hỏi cho từng nội dung là một phương pháp rất có hiệu quả cho 4
kiểu bài nêu trên mà tôi thường sử dụng khi giảng dạy bộ môn công nghệ .
4. Kĩ năng nhỏ để hình thành năng lực ứng xử khi đưa ra câu hỏi cho học
sinh:
4.1. Dừng lại sau khi đặt câu hỏi
Mục tiêu :
- Tích cực hoá suy nghĩ của tất cả HS
- Đưa ra các câu hỏi tốt hơn, hoàn chỉnh hơn
Tác dụng đối với HS :
- Dành thời gian cho HS suy nghĩ để tìm ra lời giải
Cách thức dạy học :
- Sử dụng “thời gian chờ đợi” (3-5giây) sau khi đưa ra câu hỏi

- Chỉ định một HS đưa ra câu trả lời ngay sau “thời gian chờ đợi”
4.2. Phản ứng với câu trả lời sai
Mục tiêu:
- Nâng cao chất lượng câu trả lời của HS
- Tạo ra sự tương tác cới mở
- Khuyến khích sự trao đổi
Tác dụng đối với HS :
Khi GV phản ứng với câu trả lời sai của HS có thể xảy ra hai tình huống sau :
- Phản ứng tiêu cực : Phản ứng về mặt tình cảm, HS tránh không tham gia vào
hoạt động.
- Phản ứng tích cực : HS cảm thấy mình được tôn trọng, được kích thích phấn
chấn và có thể có sáng kiến trong tương lai.
Cách thức dạy học :
- Quan sát các phản ứng của HS khi bạn mình trả lời sai (sự khác nhau của
từng cá nhân)
- Tạo cơ hội lần thứ hai cho HS trả lời bằng cách : không chê bai, chỉ trích
hoặc phạt để gây ức chế tư duy của các em.
Đề tài: Sử dụng một số PPDHTC trong DH môn Công nghệ đạt hiệu quả
Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Hướng 21
Phòng GD&ĐT Huyện Đồng Phú Trường THCS Đồng Tâm
- Sử dụng một phần câu trả lời của HS để khuyến khích HS tiếp tục thực hiện .
4.3. Tích cực hoá với tất cả HS
Mục tiêu :
- Tăng cường sự tham gia của HS trong quá trình học tập
- Tạo sự công bằng trong lớp học
Tác dụng đối với HS :
- Phát triển được ở HS những cảm tưởng tích cực như HS cảm thấy “những
việc làm đó dành cho mình”
- Kích thích được các HS tham gia tích cực vào các hoạt động học tập
Cách thức dạy học :

- GV chuẩn bị trước bảng các câu hỏi, và nói với HS : tất cả các em sẽ được
gọi để trả lời câu hỏi
- Gọi HS mạnh dạn và HS nhút nhát phát biểu
- Tránh làm việc chỉ trong một nhóm nhỏ
- Có thể gọi cùng một HS vài lần khác nhau
4.4. Phân phối câu hỏi cho cả lớp
Mục tiêu :
- Tăng cường sự tham gia của HS
- Giảm “thời gian nói của GV”
- Thay đổi khuôn mẫu “hỏi-trả lời”
Tác dụng đối với HS :
- Chú ý nhiều hơn các câu trả lời của nhau
- Phản ứng với câu trả lời của nhau
- HS tập trung chú ý tham gia tích cực vào việc trả lời câu hỏi của GV
Cách thức dạy học :
- GV cần chuẩn bị trước và đưa ra những câu hỏi tốt (là câu hỏi mở, có nhiều
cách trả lời, có nhiều giải pháp khác nhau ; câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, xúc tích).
Giọng nói của GV: phải đủ to cho cả lớp nghe thấy.
- Khi hỏi HS, trong trường hợp là câu hỏi khó nên đưa ra những gợi ý nhỏ.
- Khi gọi HS có thể sử dụng cả cử chỉ
- GV cố gắng hỏi nhiều HS cần chú ý hỏi những HS thụ động và các HS ngồi
khuất phía dưới lớp.
4.5. Tập trung vào trọng tâm
Mục tiêu :
- Giúp HS hiểu được trọng tâm của bài học thông qua việc trả lời câu hỏi
- Cải thiện tình trạng HS đưa ra câu trả lời “Em không biết” hoặc câu trả lời
không đúng.
Đề tài: Sử dụng một số PPDHTC trong DH môn Công nghệ đạt hiệu quả
Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Hướng 22
Phòng GD&ĐT Huyện Đồng Phú Trường THCS Đồng Tâm

Tác dụng đối với HS :
- HS phải suy nghĩ, tìm ra các sai sót hoặc lấp các “chỗ hổng” của kiến thức.
- Có cơ hội tiến bộ.
- Học theo cách khám phá “từng bước một”.
Cách thức dạy học :
- GV chuẩn bị trước và đưa ra cho HS những câu hỏi cụ thể, phù hợp với
những nội dung chính của bài học.
- Đối với các câu hỏi khó, có thể đưa ra cả những gợi ý nhỏ cho các câu trả lời.
- Trường hợp nhiều HS không trả lời được, GV nên tổ chức cho HS thảo luận
nhóm.
- GV củng cố một cách tích cực câu trả lời của HS để giúp họ xây dựng kiến
thức của bàimột cách logic. GV phát hiện và cho phép “loại bỏ” các quan niệm,
định nghĩa, sai (kiểm tra và sửa sai).
- GV dựa ào một phần nào đó câu trả lời của HS để đặt tiếp câu hỏi. Tuy nhiên
cần tránh đưa ra các câu hỏi vụn vặt, không có chất lượng.
4.6. Giải thích
Mục tiêu :
- Nâng cao chất lượng của câu trả lời chưa hoàn chỉnh
Tác dụng đối với HS :
- Đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh hơn
- Hiểu được ý nghĩa của câu trả lời, từ đó hiểu được bài
Cách thức dạy học :
GV có thể đặt ra các câu hỏi yêu cầu HS đưa thêm thông tin.
Ví dụ :
- “Tốt, nhưng em có thể đưa thêm một số lí do khác không ?”
-“Em có thể giải thích theo cách khác được không, cô chưa hiểu ý của em ?”
4.7. Liên hệ
Mục tiêu :
- Nâng cao chất lượng cho các của câu trả lời chỉ đơn thuần trong phạm vi
kiến thức của bài học, phát triển mối liên hệ trong quá trình tư duy.

Tác dụng đối với HS :
- Giúp HS có thể hiểu sâu hơn bài học thông qua việc liên hệ với các kiến thức
khác.
Cách thức dạy học :
Yêu cầu HS liên hệ các câu trả lời của mình với những kiến thức đã học của
môn học và những môn học có liên quan.
4.8. Không nhắc lại câu hỏi của mình
Đề tài: Sử dụng một số PPDHTC trong DH môn Công nghệ đạt hiệu quả
Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Hướng 23
Phòng GD&ĐT Huyện Đồng Phú Trường THCS Đồng Tâm
Mục tiêu :
- Giảm “thời gian GV nói”
- Thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS
Tác dụng đối với HS :
- HS chú ý nghe lời GV nói hơn.
- Có nhiều thời gian để HS trả lời hơn.
- Tham gia tích cực hơn vào các hoạt động thảo luận.
Cách thức dạy học :
Chuẩn bị trước câu hỏi và có cách hỏi rõ ràng xúc tích, áp dụng tổng hợp các
kĩ năng nhỏ đã nêu trên.
4.9. Tránh tự trả lời câu hỏi của mình đưa ra.
Mục tiêu :
- Tăng cường sự tham gia của HS.
- Hạn chế sự tham gia của GV.
Tác dụng đối với HS :
- HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập như suy nghĩ để giải bài tập,
thảo luận, phát biểu để tìm kiếm tri thức,
- Thúc đẩy sự tương tác HS với GV, HS với HS.
Cách thức dạy :
- Tạo ra sự tương tác giữa GV với HS làm cho giờ học không bị đơn điệu. Nếu

có HS nào đó chưa rõ câu hỏi, GV cần chỉ định một HS khác nhắc lại câu hỏi.
- Câu hỏi phải dễ hiểu, phù hợp với trình độ HS, với nội dung kiến thức bài
học. Đối với các câu hỏi yêu cầu HS trả lời về những kiến thức mới thì những kiến
thức đó phải có mối liên hệ với với những kiến thức cũ mà HS đã được học hoặc
thu được từ thực tế cuộc sống.
4.10. Tránh nhắc lại câu trả lời của HS
Mục tiêu :
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS, tăng cường tính độc lập
của HS.
- Giảm thời gian nói của GV.
Tác dụng đối với HS :
- Phát triển khả năng tham gia vào hoạt động thảo luận và nhận xét các câu trả
lời của nhau.
- Thúc đẩy HS tự tìm rs câu trả lời hoàn chỉnh.
Cách thức dạy học :
- Để đánh giá được câu trả lời của HS đúng hay chưa đúng, GV nên chỉ định
các HS khác nhận xét về câu trả lời của bạn, sau đó GV kết luận.
Đề tài: Sử dụng một số PPDHTC trong DH môn Công nghệ đạt hiệu quả
Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Hướng 24
Phòng GD&ĐT Huyện Đồng Phú Trường THCS Đồng Tâm
5. Mô tả các kĩ năng nhỏ trong kĩ năng đặt câu hỏi.
(6 kĩ năng nhỏ để hình thành năng lực đặt câu hỏi nhận thức theo hệ thống
phân loại các mức độ câu hỏi của Bloom)
1. Câu hỏi “biết”
Mục tiêu : Câu hỏi “biết” nhằm kiểm tra trí nhớ của HS về các dữ kiện, số
liệu, tên người hoặc địa phương, các định nghĩa, định luật, quy tắc, khái niệm
Tác dụng đối với HS : Giúp HS ôn lại được những gì đã biết, đã trải qua.
Cách thức dạy học : Khi hình thành câu hỏi GV có thể sử dụng các từ, cụm từ
sau đây : Ai ? Cái gì ? Ở đâu ? Thế nào ? Khi nào ? Hãy định nghĩa ; Hãy
mô tả ; Hãy kể lại

2. Câu hỏi “hiểu”
Mục tiêu : Câu hỏi “hiểu” nhằm kiểm tra HS cách liên hệ, kết nối các dữ kiện,
số liệu, các đặc điểm khi tiếp nhận thông tin.
Tác dụng đối với HS :
- Giúp HS có khả năng nêu ra được những yếu tố cơ bản trong bài học.
- Biết cách so sánh các yếu tố, các sự kiện trong bài học
Cách thức dạy học : Khi hình thành câu hỏi GV có thể sử dụng các cụm từ sau
đây : Hãy so sánh ; Hãy liên hệ ; Vì sao ? Giải thích ?
3. Câu hỏi “Áp dụng”
Mục tiêu: Câu hỏi “áp dụng” nhằm kiểm tra khả năng áp dụng những thông tin
đã thu được (các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm ) vào tình huống mới.
Tác dụng đối với HS :
- Giúp HS hiểu được nội dung kiến thức, các khái niệm, định luật.
- Biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Cách thức dạy học :
- Khi dạy học GV cần tạo ra các tình huống mới, các bài tập, các ví dụ, giúp
HS vận dụng các kiến thức đã học.
- GV có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác để HS lựa chọn một câu trả lời đúng.
Chính việc so sánh các lời giải khác nhau là một quá trình tích cực.
4. Câu hỏi “Phân tích”
Mục tiêu : Câu hỏi “phân tích” nhằm kiểm tra khả năng phân tích nội dung
vấn đề, từ đó tìmramối liên hệ, hoặc chứng minh luận điểm, hoặc đi đến kết luận.
Tác dụng đối với HS : Giúp HS suy nghĩ, có khả năng tìm ra được các mối
quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận riêng, do đó
phát triển được tư duy logic.
Cách thức dạy học :
Đề tài: Sử dụng một số PPDHTC trong DH môn Công nghệ đạt hiệu quả
Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Hướng 25

×