Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tham luận xây dựng câu lạc bộ nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.81 KB, 3 trang )

Kính thưa chủ tọa hội nghị cùng tồn thể các đồng chí Cán bộ viên chức
trong nhà trường.
Lời đầu tiên cho phép em xin gửi tới các đồng chí có mặt trong hội nghị lời
chúc sức khỏe, chúc hội nghị thành cơng rực rỡ.
Thưa tồn thể hội nghị, để bắt nhịp cùng với sự phát triển của xã hội, cũng như
bám sát mục tiêu Giáo dục toàn diện, hiện nay trong các nhà trường TH&THCS
cũng đã thành lập rất nhiều Câu lạc bộ để học sinh tham gia sinh hoạt, nhằm rèn
luyện kĩ năng và giúp các em học sinh được cung cấp thêm nhiều kiến thức văn
hóa, kiến thức xã hội, như Câu lạc bộ tiếng anh, Câu lạc bộ sách, Câu lạc bộ
Vovinam, Câu lạc bộ Mĩ thuật, văn nghệ, Câu lạc bộ em u thích các mơn học….
Mơ hình Câu lạc bộ trong trường học đang bắt đầu phát triển ngày một sâu rộng,
góp phần xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
Để đáp ứng nhu cầu của học sinh là được học hỏi và rèn luyện kĩ năng. Năm
học 2019-2020 cấp TH trường TH&THCS Cao Dương đã thành lập 3 Câu lạc bộ
đó là Câu lạc bộ em thích học Tốn và tiếng Việt, Câu lạc bộ tiếng anh, Câu lạc bộ
vovinam. Dù được thành lập chưa lâu nhưng các Câu lạc bộ đã nhanh chóng đi vào
hoạt động rất hiệu quả và được sự ủng hộ rất nhiệt tình của các thầy cơ giáo, các
bạn học sinh. Là môi trường giúp cho hs thực hành những điều đã học , cũng như
phát triển tối đa khả năng ở mỗi cá nhân. Quan trọng hơn là sau những trải nghiệm
cùng Câu lạc bộ mỗi bạn học sinh sẽ thêm tự tin với những kiến thức và những kĩ
năng mà mình thu được.
Để tổ chức và duy trì hoạt động của Câu lạc bộ theo bản thân tôi đúc rút
được kinh nghiệm qua tham gia tập huấn các Câu lạc bộ, xin được chia sẻ với hội
nghị như sau:
Một là thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết
của học sinh và phụ huynh về vị trí, vai trị tổ chức các hoạt động của Câu lạc bộ
trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục hiện nay.
Hai là nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc quan
tâm, tạo đk về thời gian và nguồn lực để tổ chức và duy trì hiệu quả hoạt động của
Câu Lạc Bộ.
Ba là khi lựa chọn các thành viên tham gia Câu lạc bộ cũng như khi tổ chức


các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ cần phải tham gia tự nguyện, không phân biệt đối xử,
đảm bảo sự công bằng, phát huy tính sáng tạo, tơn trọng ý kiến của mỗi thành viên
trong Câu lạc bộ.
Bốn là: Xây dựng kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ, cụ thể từng tháng trong
năm học phù hợp với kế hoạch của nhà trường


– Xác định rõ nội dung, chủ đề cho buổi sinh hoạt: đây là khâu quan trọng
nhất. Một buổi sinh hoạt chỉ nên hướng vào một chủ đề nhất định thậm chí 1 chủ
đề có thể sinh hoạt trong nhiều buổi. Và những chủ đề đó cần phải được lựa chọn
kĩ càng trước khi đưa vào sinh hoạt, nó phải thực sự phù hợp với tâm lí, nhu cầu và
tính thiết thực đối với học sinh tham gia. Bên cạnh đó nội dung cần phải thu hút tất
cả các thành viên của Câu lạc bộ tham gia.
– Xác định hình thức thể hiện: sau khi đã xác định nội dung cho buổi sinh
hoạt. Ban chủ nhiệm phải thống nhất hình thức thể hiện như: diễn giảng, hội thảo,
tọa đàm, sinh hoạt văn nghệ, giới thiệu chủ đề mình sinh hoạt …. Bên cạnh đó,
Câu lạc bộ cần tổ chức thêm các hoạt động vui chơi giải trí, các trị chơi mang tính
bổ sung kiến thức cũng như kĩ năng mềm cho thành viên Câu lạc bộ.
– Phân công người phụ trách: người phụ trách có thể là thành viên của ban
chủ nhiệm Câu lạc bộ hoặc là thành viên Câu lạc bộ. Người phụ trách có trách
nhiệm lên kế hoạch công việc, kiểm tra và đôn đốc các khâu thực hiện của Câu lạc
bộ, đồng thời là người có trách nhiệm điều khiển buổi sinh hoạt. Người điều khiển
chương trình là linh hồn của buổi sinh hoạt vì thế phải là người có tác phong nhanh
nhẹn, hoạt bát, có khả năng dẫn dắt mọi người.
– Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ban trong Câu lạc bộ. Định
hướng cho HS cần phải chung tay giúp đỡ lẫn nhau hồn thành tốt các cơng việc đc
giao phó để các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ được tổ chức 1 cách tốt nhất
Năm là: Khi kết thúc mỗi năm học nhà trường nên có hoạt động đánh giá và
cấp giấy chứng nhận cho hs hoàn thành tốt nhiệm vụ khi tham gia Câu lạc bộ. Tổ
chức tốt việc tuyên dương, khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể tham gia tích

cực, hiệu quả để các Câu lạc bộ hoạt động tốt hơn.
Sáu là: Mỗi thành viên trong Câu lạc bộ phải có trách nhiệm làm cầu nối để đưa tất
cả các em hs trong trường đến gần với Câu lạc bộ hơn, giúp cho các em hs hiểu thêm về
Câu lạc bộ qua các buổi lễ do trường tổ chức, qua các áp phích, tờ rơi.
Có thể nói nhờ các Câu lạc bộ mà học sinh được thể hiện bản thân, được rèn
luyện những năng lực, sở trường của mình. Chắc chắn rằng tiềm năng đó sẽ đơm
hoa kết trái, không gian trong Câu lạc bộ sẽ trở thành mơi trường lí tưởng chấp
cánh cho những tài năng bay cao bay xa, từ đó giúp cho mỗi cá nhân vượt qua giới
hạn của bản thân, thắt chặt hơn tinh thần đồn kết và khơng sa đà vào các tệ nạn xã
hội.
Bản thân ca nhân, là một thành viên tư vấn của Câu lạc bộ em thích học
Tốn và tiếng Việt với hành động: Hãy hướng cho các em yêu thích hoạt động của
Câu lạc bộ vì: (Nó giúp cho các em được trải nghiệm những gì mình thích và
những điều mình chưa biết. Từ đó giúp các em chăm ngoan và ham học hơn ..)


Mỗi Câu lạc bộ đều mang một sắc thái riêng, những điều lý thú riêng bổ ích
cho mỗi chúng ta. Qua những trải nghiệm của bản thân tôi cũng mong là các bạn
CBGV trong nhà trường khi đã tham gia tư vấn một Câu lạc bộ nào đấy thì hãy là
một thành viên tích cực, có tinh thần trách nhiệm cao, hãy thể hiện hết mình những
đam mê và tình u đối với Câu lạc bộ, có như thế thì Câu lạc bộ mới duy trì và
phát triển bền vững được.
Trên đây là những ý kiến tham luận của tập thể CBGV tổ chuyên môn khối
4,5 về phương pháp tổ chức hoạt động hiệu quả của Câu lạc bộ trong Nhà trường.
Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng chí để bài tham luận được hồn thiện
hơn. Một lần nữa xin kính chúc các đ/c trong Hội đồng nhà trường mạnh khỏe,
hạnh phúc, xin chúc cho hội nghị thành công rực rỡ.
Xin trân trọng cảm ơn.




×