Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch việt nam trên bán đảo đông dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.9 KB, 52 trang )

Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế
chung. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo ra cơ hội cho các nền kinh tế, vừa
tăng sức ép cạnh tranh. Trong điều kiện đó, nỗ lực của một nền kinh tế về cải cách, phát
triển, tăng trưởng phải được so sánh với các nền kinh tế cạnh tranh chứ không chỉ so
với nền kinh tế của chính mình trong q khứ. Những tiến bộ đạt được trước đây rất
đáng trân trọng, song mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành nghề phải tiến nhanh
hơn các đối thủ cạnh tranh của mình để không bị tụt hậu và thua thiệt trong kinh doanh.
Nước ta đang đứng trước những bước phát triển mới về hội nhập địi hỏi phải
nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngành du lịch là một ngành quan trọng
trong cơ cấu nền kinh tế. Chính vì vậy, ngành du lịch cũng khơng thể tách mình ra khỏi
xu thế chung của cả nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là ngành du lịch Việt Nam cần nâng
cao năng lực cạnh tranh của mình trong nền kinh tế thế giới. Để làm được điều đó thì trước hết cần phải đánh giá được năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam đối với
ngành du lịch của các nước khác trong khu vực.
Nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề này trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay,
chúng tôi quyết định nghiên cứu vấn đề “Đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành du
lịch Việt Nam trên bán đảo Đơng dương”.
2. Nội dung và những đóng góp của đề tài.
Đề tài này gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh
Chương 2: Lợi thế so sánh của Du lịch Việt Nam trong khu vực Đông dương.
Chương 3: Một số giải pháp để nâng cao lợi thế của du lịch Việt Nam.
Tham gia nghiên cứu đề tài có: Bùi Việt Đức
Lưu Văn Thi
Nguyễn Trung Nghĩa
dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Minh Hồ
Trong cơng trình này, các tác giả sẽ hệ thống những lý luận cơ bản về năng lực
cạnh tranh trên góc độ quốc gia, phân biệt một số khái niệm về năng lực cạnh tranh quốc
gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch
vụ, đặc biệt là có một hệ thống các chỉ tiêu quan trọng và cần thiết để đánh giá năng lực


cạnh tranh của một quốc gia. Đồng thời, các tác giả sẽ phân tích những lợi thế so sánh,
cũng như những hạn chế của ngành du lịch Việt Nam so với hai nước láng giềng là Lào
và Campuchia.Từ những cơ sở đó, các tác giả rút ra được những giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi của đề tài.
Các tác giả nghiên cứu đề tài này dựa trên phương pháp định tính. Nguồn thông tin
chủ yếu là thứ cấp, được thu thập từ sách, báo, tạp chí và mạng internet. Từ những thơng
tin thu thập được, các tác giả so sánh và đưa ra những đánh giá về những thuận lợi cũng
như những hạn chế của ngành du lịch Việt Nam so với ngành du lịch của hai nước Lào
và Campuchia, từ đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành du lịch Việt Nam trong khu vực.

1


Do thời gian hạn chế, nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô,
tức là chỉ đánh giá năng lực cạnh tranh trên góc độ quốc gia. Các bạn sinh viên yêu thích
đề tài này hoặc nếu có điều kiện, các tác giả có thể phát triển đề tài theo hướng định
lượng và đi sâu đánh giá năng lực cạnh tranh trên tầm vi mô, tức là đánh giá năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian hạn hẹp và hiểu biết còn nhiều
hạn chế, nên đề tài không tránh khỏi các khuyết điểm. Rất mong các ý kiến đóng góp
của Quý thầy Cơ và các bạn để đề tài được hồn thiện hơn!

Hà Nội, tháng 4/2004
Các tác giả

2



Chương 1: Cở sở lý luận và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh.
1.1. Một số khái niệm cơ bản.
Trước khi tiếp cận phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh, chúng ta cần phân biệt
một số khái niệm cơ bản sau:
1.1.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia.
Đây là một khái niệm phức hợp, bao gồm các yếu tố vĩ mô, đồng thời cũng bao
gồm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cả nước. Năng lực cạnh tranh quốc
gia được định nghĩa là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu
hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân.
Một số tổ chức quốc tế (như diễn đàn kinh tế thế giới WEF, Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế OECD, Viện phát triển quản lý IMD ở Lausanne, Thụy Sỹ v.v.) tiến hành
điều tra so sánh và xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của các nền kinh tế trên thế
giới. Các xếp hạng đó áp dụng phương pháp luận tương tự như nhau và đi đến kết quả
giống nhau về xu thế, tuy khơng hồn tồn giống nhau trong xếp hạng do đó có những
khác biệt trong phương pháp luận (thí dụ như trọng số cho từng yếu tố, về cơ sở dữ liệu
v.v.). Các nhà đầu tư quốc tế thường tham khảo các xếp hạng này như một căn cứ để lựa
chọn địa điểm đầu tư. Vì vậy, các xếp hạng đó có ý nghĩa quan trọng đối với các chính
phủ và doanh nghiệp.
1.1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng
thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước. Một
doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều sản phẩm và dịch vụ, vì vậy người ta còn
phân biệt năng lực canh tranh của doanh nghiệp với năng lực cạnh tranh của sản phẩm,
dịch vụ.
1.1.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được đo bằng thị phần của sản phẩm
hay dịch vụ cụ thể trên thị trường.
Trong cơng trình này chỉ tập trung phân tích năng lực cạnh tranh của quốc gia,
khơng đi sâu phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ, nhưng giữa ba cấp

độ: năng lực cạnh tranh quốc gia; năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực
canh tranh của sản phẩm, dịch vụ có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, chế định và phụ
thuộc lẫn nhau. Một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh quốc gia cao phải có nhiều
doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, ngược lại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp
có năng lực cạnh tranh, mơi trường kinh doanh của nền kinh tế phải thuận lợi, các chính
sách kinh tế vĩ mơ phải rõ ràng, có thể dự báo được, nền kinh tế phải ổn định; bộ máy
nhà nước phải trong sạch, hoạt động có hiệu quả có tính chuyên nghiệp.
Mặt khác, tính năng động, nhạy bén trong quản lý doanh nghiệp cũng là một yếu
tố quan trọng, vì trong cùng một mơi trường kinh doanh có doanh nghiệp rất thành công
trong khi doanh nghiệp khác lại thất bại. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện
qua hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đo thông qua lợi nhuận, thị phần của
doanh nghiệp, thể hiện qua chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Là tế bào của nền
kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo cơ sở cho năng lực cạnh tranh quốc
gia.

3


Đồng thời, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng thể hiện qua năng lực
cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Doanh nghiệp có thể
kinh doanh một hay một số sản phẩm, hay dịch vụ có năng lực cạnh tranh.
1.2. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia.
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên phương pháp của diễn đàn kinh tế thế giới
là chủ yếu. Dưới đây sẽ tóm tắt những nội dung chính của phương pháp được tổ chức
này sử dụng trong báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu hàng năm.
1.2.1. Cơ sở chung.
Chúng ta biết rằng, vấn đề trung tâm trong phát triển kinh tế là làm thế nào để tạo
ra các điều kiện để tạo ra năng suất nhanh và liên tục. Các thể chế chính trị và luật pháp
ổn định cũng như các chính sách kinh tế vĩ mơ phù hợp có thể tạo ra tiềm năng năng
suất, nhưng năng suất thực tế được tạo ra ở cấp vĩ mơ. Điều đó có nghĩa là các thể chế

chính trị luật pháp cũng như các chính sách kinh tế vĩ mơ có vai trị tạo ra mơi trường
chung, còn bản thân năng suất vào cải thiện năng lực ở cấp vĩ mô, tức là cấp ngành và
cấp doanh nghiệp.
Theo WEF, năng lực cạnh tranh quốc gia được xác định bởi tám nhóm nhân tố:
* Mức độ mở cửa của nền kinh tế, bao gồm mở cửa thương mại và đầu tư;
* Vai trị của chính phủ;
* Tài chính – tiền tệ;
* Kết cấu hạ tầng;
* Quản lý doanh nghiệp;
* Lao động;
* Cơng nghệ;
* Thể chế.
Mỗi nhóm nhân tố trên được xem xét trên các tiểu nhóm nhân tố khác nhau.
1.2.2. Các nhóm nhân tố đánh giá năng lực cạnh tranh.
Chùm các yếu tố bao gồm 8 nhóm yếu tố quan trọng nhất đ ược đề cập tới trong
mục 1.1.2.1 bao gồm nhiều tiêu chí được định lượng hóa và so sánh với nhau. Tuỳ theo
tầm quan trọng của từng giai đoạn phát triển mỗi nhóm yếu tố có một trọng số nhất
định. Thí dụ như yếu tố về khoa học và cơng nghệ trước năm 1999 có trọng số 1/9, đến
năm 2000 trọng số được nâng lên 1/3. Diễn đàn kinh tế thế giới WEF xem xét 155 – 250
tiêu chí tuỳ theo từng năm để phản ánh năng lực cạnh tranh của từng nước.
1.2.2.1. Mức độ mở cửa.
Mức độ mở cửa, chúng ta có thể phân tích dựa trên mức độ hội nhập vào nền kinh tế
thế giới và mức độ tự do hóa ngoại thương và đầu tư.
Nhóm yếu tố này bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Thuế quan và hàng rào phi thuế quan (thuế nhập khẩu; hạn ngạch và các hàng
rào hạn chế nhập khẩu khác; khả năng mua ngoại tệ để thanh tốn nhập khẩu).
- Khuyến khích xuất khẩu (mức độ ưu tiên cho xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu và
bảo hiểm).
- Chính sách tỷ giá (tỷ giá thực, tác động tới xuất khẩu, mức độ dao động).
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), (Liên doanh, phạm vi bảo hộ đầu tư).

Như vậy mức độ mở cửa hay mức độ hội nhập của nền kinh tế bao gồm các chính
sách về xuất, nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các dịch vụ trợ giúp xuất khẩu,

4


khả năng chuyển đổi của đồng tiền đối với các giao dịch vãng lai v.v.. Chính sách tỷ giá
linh hoạt, phản ánh giá trị thực của đồng tiền cũng được coi là một yếu tố quan trọng
của mức độ mở cửa của nền kinh tế. Một thước đo khác của mức độ mở cửa nền kinh tế
là tỷ lệ của giá trị xuất và nhập khẩu so với GDP, trong đó giá trị gia tăng của xuất khẩu
có ý nghĩa quan trọng để đánh giá mức độ mở cửa đích thực của nền kinh tế. Năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế tỷ lệ thuận với mức độ mở cửa của nền kinh tế đó.
1.2.2.2. Vai trị Chính phủ.
Vai trị của Chính phủ ở đây ta hiểu là vai trị của nhà nước, tác động của chính
sách tài khố (thu thuế và chi tiêu), phạm vi can thiệp của Chính phủ và chất lượng của
các dịch vụ do Chính phủ cung cấp.
Để đánh giá vai trị của Chính phủ ta có các chỉ số cụ thể như sau;
- Mức độ can thiệp của nhà nước (Các qui định của Chính phủ, can thiệp của
nhà nước vào hoạt động kinh doanh tư nhân, tình trạng quan liêu của bộ máy);
- Năng lực của Chính phủ (Trợ cấp, năng lực nhân viên trong khu vực cơng,
ảnh hưởng của các nhóm lợi ích lên các chính sách của Chính phủ, tính cơng khai và
minh bạch trong các qui định của Chính phủ, áp lực chính trị đối với dịch vụ dân sự,
hiệu quả trong chi tiêu của Chính phủ);
- Gánh nặng thuế khố và trốn thuế ( hệ thống thuế, trốn lậu thuế);
- Qui mơ của Chính phủ (Mức chi tiêu của Chính phủ);
- Chính sách tài khố (Tiết kiệm của Chính phủ so với GDP, cân đối chính sách
Chính phủ Trung ương);
- Mức thuế (Mức thuế lợi nhuận cơng ty trung bình, mức VAT, mức thuế thu
nhập cá nhân,...)
- Lạm phát.

Như vậy, các tiêu chí xem xét đến vai trị của Chính phủ bao gồm mức độ can
thiệp của chính phủ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sự ưu đãi của Chính
phủ đối với doanh nghiệp nhà nước, ảnh hưởng nhóm lợi ích tới ưu sách của Chính phủ,
sự cơng khai, minh bạch trong chính sách của Chính phủ, mức độ quan liêu, tham
nhũng, tính chuyên nghiệp của bộ máy quản lý, quan hệ của bộ máy với doanh nghiệp.
Qui mơ của Chính phủ, mức tiết kiệm của ngân sách và bội chi ngân sách cũng là một
tiêu chí được xem xét. Ngồi ra chính sách thuế, mức thuế giá trị gia tăng, mức độ trốn
và lậu thuế cũng được coi trọng.
1.2.2.3. Tài chính.
Nhóm chỉ tiêu này ta phân tích dựa theo vai trị của các thị trường tài chính trong hỗ
trợ mức tiêu dùng tối ưu theo thời gian, tỷ lệ tiết kiệm và hiệu quả của các trung gian tài
chính trong việc chuyển tiền tiết kiệm thành vốn đầu tư hiệu quả. Nhóm chỉ tiêu này bao
gồm các chỉ số sau:
- Phạm vi chuyển tiết kiệm thành vốn đầu tư (tài sản của khu vực ngân hàng, tỷ
lệ tín dụng cho khu vực tư nhân)
- Hiệu quả và mức độ cạnh tranh (chênh lệch lãi suất)
- Rủi ro tài chính, phân loại tín dụng quốc gia.
- Đầu tư và tiết kiệm (tổng tiết kiệm trong nước so với GDP thay đổi trong tổng
đầu tư trong nước, tổng tiết kiệm quốc gia so vơi GDP, mức tăng thực của tổng tiết kiệm
quốc gia).

5


Như vậy, sự phát triển của thể chế kinh tế thị trường với hệ thống tài chính, tiền
tệ, ngân hàng làm trung tâm. Qui mơ của hệ thống tài chính tiền tệ so với GDP; sự đa
dạng của các loại hình dịch vụ tài chính, tiền tệ; tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế;
chất lượng và trình độ phát triển của hệ thống tài chính tiền tệ như mức độ xếp hạng của
các công ty tư vấn tài chinh quốc tế, tỷ lệ nợ khó địi v.v.. theo các tiêu chuẩn Basel của
hệ thống ngân hàng. Hệ thống tài chính – tiền tệ càng phát triển, khả năng tiếp cận tín

dụng càng dễ dàng, rủi ro tín dụng càng thấp thì doanh nghiệp kinh doanh càng thuận lợi
hơn, năng động hơn.
1.2.2.4. Cơng nghệ.
Cở sở phân tích của nhóm yếu tố cơng nghệ chính là sự nghiên cứu và ứng dụng
(R&D), trình độ cơng nghệ và kiến thức tích luỹ được.
Nhóm yếu tố này bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Năng lực cơng nghệ nội sinh (trình độ công nghệ, giáo dục khoa học cơ bản,
mức độ chi ngân sách cho R&D phi quân sự, hợp tác nghiên cứu ra các viện và các
ngành kinh tế)
- Công nghệ chuyển giao qua FDI hoặc từ nước ngoài (năng lực hấp thụ công
nghệ mới, chuyển giao công nghệ qua FDI, giấy phép sử dụng cơng nghệ nước ngồi).
Nhóm yếu tố về cơng nghệ và khoa học xét đến trình độ khoa học và cơng nghệ
so với thế giới (có bao nhiêu cơng nghệ đứng đầu thế giới, có bao nhiêu sản phẩm dẫn
đầu thế giới về cơng nghệ), trình độ phát triển của thị trường công nghệ, mức độ đầu tư
của ngân sách và doanh nghiệp vào khoa học và công nghệ, quan hệ giữa viện, trường
đại học và doanh nghiệp, số bằng phát minh sáng chế, giải pháp khoa học, kiểu dáng sản
phẩm mới, mức độ chuyển giao cơng nghệ qua đầu tư nước ngồi, khả năng thu hút và
tiếp thu công nghệ mới qua các kênh khác nhau, tỷ lệ sử dụng Internet v.v.. Năm 2000,
Diễn đàn kinh tế thế giới đã nâng trọng số của các yếu tố khoa học và công nghệ lên gấp
3 lần, thể hiện vai trị quyết định của khoa học cơng nghệ trong nâng cao năng lực cạnh
tranh ở tất cả các cấp độ, từ quốc gia đến doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ.
1.2.2.5. Kết cấu hạ tầng.
Kết cấu thể hiện ở số lượng và chất lượng hệ thống giao thông vận tải, mạng viễn
thông, điện, bến bãi, kho tàng và các điều kiện phân phối với tư cách là cơ sở vật chất hạ
tầng giúp nâng cao hiệu quả đầu tư.
Kết cấu hạ tầng bao gồm các chỉ số:
- Điện thoại cố định và di động, điện thoại quốc tế quay số trực tiếp.
- Kết cấu hạ tầng (Đầu tư của chính phủ cho kết cấu hạ tầng, đảm bảo vốn cho
kết cấu hạ tầng, tư nhân tham gia các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng).
Như vậy, trình độ phát triển, hiệu quả vận hành và sử dụng kết cấu hạ tầng được

đánh giá dựa trên các tiêu chí về hệ thống giao thơng đường sắt, thuỷ, bộ, hàng không,
hệ thống bến cảng và sân bay, hệ thống kho tàng bến bãi, Internet, chi phí về tiền bạc và
thời gian của dịch vụ kết cấu hạ tầng (phí Internet, chi phí và thời gian bốc xếp ở cảng
v.v..). Một trong những tiêu chí là mức độ độc quyền, khả năng thu hút khu vực tư nhân
trong nước và ngoài nước để xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng.
1.2.2.6. Chất lượng quản lý kinh doanh.
Chất lượng quản lý kinh doanh bao gồm chiến lược cạnh tranh phát triển sản
phẩm, kiểm tra chất lượng, hoạt động tài chính cty, nguồn nhân lực, khả năng tiếp thị.
Bao gồm các chỉ số:

6


- Các chỉ số chung về quản lý kinh doanh (chất lượng quản lý nói chung, hiệu
quả sản xuất, quản lý chất lượng, tiếp thị, định hướng khách hàng).
- Quản lý nhân lực (quản lý nhân lực ở doanh nghiệp, đào tạo nhân viên, uỷ
quyền cho cấp dưới, chính sách tiền lương, năng lực cán bộ nhân viên tài chính).
Quản lý doanh nghiệp được đo bằng số các doanh nghiệp đã xây dựng chiến lược
kinh doanh (bao gồm chiến lược mặt hàng, chiến lược chất lượng sản phẩm, khoa học
và cơng nghệ, nguồn nhân lực, chiến lược về tài chính, khả năng tiếp thị v.v...), phân
tích các đối thủ cạnh tranh, đề xuất một chiến lược thích hợp cho doanh nghiệp.
1.2.2.7. Lao động.
Cơ sở phân tích của nhóm nhân tố lao động là sự hiệu quả và linh hoạt của thị
trường lao động. Nó bao gồm các chỉ số cơ bản sau:
- Tay nghề và năng suất (số năm học phổ thơng trung bình, hệ thống giáo dục tiểu
học và trung học, đào tạo lại tay nghề, năng suất lao động trung bình).
- Tính linh hoạt trong qui chế điều tiết, hiệu quả của các chương trình xã hội (thực
hiện và sa thải nhân công, qui chế về lao động, bảo hiểm thất nghiệp, hệ thống phúc lợi
xã hội)
- Quan hệ nghề nghiệp (bãi công, quan hệ chủ thợ, sức mạnh đàm phán tập thể của

người lao động).
Lao động được đánh giá về số lượng lao động, chất lượng lao động về đào tạo
(ngoại ngữ, đào tạo về ngành chuyên mơn, trình độ chun mơn trên các ngành và các
lĩnh vực khác nhau), sức khoẻ, kỉ luật lao động, tần số đình cơng trong kinh tế, mức độ
thay đổi chỗ làm việc v.v... Một tiêu chí quan trọng là chi phí tiền lương trên một đơn vị
sản phẩm để so sánh chi phí tiền cơng với năng suất lao động. Chi phí tiền l ương bao
gồm cả chi phí đào tạo, thuế thu nhập và bảo hiểm, tức là tổng chi phí về lao động đối
với doanh nghiệp.
1.2.2.8. Thể chế.
Nhóm yếu tố thể chế thể hiện ở tính đúng đắn của thể chế pháp lý và xã hội đặt nền
tảng cho nền kinh tế thể hiện cạnh tranh và hiện đại, bao gồm hệ thống luật pháp và bảo
hộ quyền sở hữu.
Các chỉ số cụ thể để phân tích nhóm yếu tố thể chế bao gồm:
- Tình hình cạnh tranh (mức độ tích tụ trên thị trường, chính sách chống độc
quyền)
- Chất lượng của các thể chế pháp lý (mức độ rủi ro bị tước đoạt, hiệu lực thi hành
các hợp đồng thương mại, hợp đồng với Chính phủ, các cơng cụ pháp lý khiếu kiện cơ
quan hành chính, lịng tin vào Chính phủ)
- Cảnh sát và việc phịng chống tội phạm của cảnh sát, tổn phí xã hội do tội phạm
có tổ chức gây ra).
Trong các yếu tố về thể chế, hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật, sự phù hợp
của pháp luật với cơ chế thị trường, trong đó cạnh tranh theo pháp luật và độc quyền được coi là yếu tố quan trọng. Sự khách quan và hiệu lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật,
hiệu lực của hợp đồng thương mại và vai trò của cơ quan trọng tài cũng được xem xét.
Trên đây là 8 nhóm nhân tố được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của một
quốc gia. Tuy nhiên việc dựa theo các nhóm yếu tố này để đánh giá năng lực cạnh tranh
của một quốc gia chỉ là tương đối. Việc tham khảo để đánh giá năng lực cạnh tranh là
cần thiết, song không nên tuyệt đối hóa các tiêu chí đó mà cần kết hợp xem xét với các

7



tiêu thức bổ sung khác chẳng hạn như qui mô của của nền kinh tế, qui mô của một
ngành kinh tế cụ thể, sức tiêu dùng của thị trường và cũng cần lưu ý đến sự ổn định của
nền kinh tế vĩ mơ vì đây là một yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững.

Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Du Lịch Việt Nam Trong Khu Vực Đông
Dương.
Trong chương 1, chúng tôi đã đề cập đến 8 nhóm nhân tố cần thiết để đánh giá năng
lực cạnh tranh Quốc gia. Nhưng trong cơng trình này, trên góc độ đánh giá năng lực
cạnh tranh của ngành du lịch, chúng tơi sẽ đánh giá những nhóm nhân tố sau:
- Tài nguyên du lịch
- Kết cấu hạ tầng
- Mức độ mở cửa của ngành du lịch
- Vai trị của Chính phủ
- Lao động trong du lịch
- Cở chế chính sách và sự quản lý
2.1. Tài nguyên du lịch.
Từ cơ sở lý luận của chương 1 ta thấy rằng, năng lực cạnh tranh của quốc gia phụ
thuộc vào năng lực cạnh của các doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp lại thể hiện qua năng lực cạnh tranh của các sản phẩm. Mà năng lực cạnh tranh
của sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào bản chất của nó, tức là vào nguồn nguyên liệu tạo
ra nó. Chính vì vậy, khi đánh giá năng lực cạnh tranh trong ngành Du lịch, trước tiên
chúng tôi đánh giá năng cạnh tranh về Tài nguyên du lịch, đây chính là điều kiện cốt
yếu tạo ra các sản phẩm du lịch.
2.1.1. Tài nguyên thiên nhiên.
2.1.1.1. Lợi thế so sánh về vị trí địa lý và địa hình
Ba nước Đơng Dương, Việt Nam, Lào, Campuchia nằm trong khu vực Châu á Thái Bình Dương, được coi là khu vực có xu hướng vận động có tính chất thời đại của
luồng khách du lịch quốc tế. Đồng thời, lại nằm trong khu vực Đơng Nam á là nơi có
luồng khách du lịch quốc tế tăng trung bình hàng năm cao nhất thế giới. Đây là khu vực
ổn định về kinh tế, xã hội, tốc độ tăng trưởng về kinh tế nói chung và du lịch nói riêng

nhanh nhất trên thế giới, là khu vực có tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú,
đa dạng, mơi trường sinh thái ít bị ơ nhiễm so với nhiều vùng du lịch khác trên thế giới,
có nguồn lao động dồi dào, giá cả hàng hoá tương đối rẻ. Các lợi thế này giúp cho du
lịch phát triển nhanh, mạnh. Nhưng khi chúng ta xét từng nước riêng, chúng ta sẽ thấy
mỗi nước lại có lợi thế phát triển riêng về kinh tế nói chung và về du lịch nói riêng, tuỳ
thuộc vào vị trí địa lý và địa hình khác nhau.
* Nước Cộng hồ XHCN Việt Nam nằm ở trung tâm Đơng Nam á, phía Đơng bán
đảo Đông Dương, kéo dài từ 130 45’ đến 220 0’ vĩ tuyến Bắc, phía Bắc giáp Trung Quốc,
phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đơng Nam và Tây Nam trơng ra biển Đơng và
Thái Bình Dương. Nhìn trên bản đồ, dải đất Việt Nam lượn cong hình chữ S, kéo dài từ
Bắc đến Nam, toàn bộ phần đất liền Việt Nam nằm trọn trong mũi giờ số 7 GMT.

8


Khoảng cách từ biên giới phía Đơng sang biên giới phía Tây khơng kể thềm lục địa nơi
rộng nhất 600km (Bắc Bộ),400 km (Nam Bộ ),nơi hẹp nhất 50 km (Quảng Bình).
* Cộng hồ dân chủ Nhân dân Lào là một nước lục địa nằm trên bán đảo Đông
Dương ở khu vực Đông Nam châu á và kéo dài từ 13045' đến 220 0' vĩ tuyến bắc. Phần
lớn đất đai Lào nằm giữa dãy Phu Luồng và sông Mê Kông, theo chiều Bắc - Nam từ
Nhọt U đến Kẹng Li- Phi, dài 1.700 km. Nước Lào có trên 5.280 km biên giới đất liền
với 5 nước: Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Myanma, đặc biệt có biên
giới dài nhất với Việt Nam 1.957km và với Thái Lan 1.730 km. Nước Lào khơng có đường thơng ra biển, đường tiếp xúc với biển từ lâu nay là các cảng chủ yếu ở miền
Trung Việt Nam (Cửa Lò, cửa Việt, Đà Nẵng).
Chiều ngang của Lào chỉ có khoảng từ 100 – 4000 km (từ kinh độ 100 005' kinh
đông đến kinh độ 107037' kinh đông), chủ yếu là nằm giữa một bên là dãy Phù Luồng và
một bên là sông Mê Kơng (chỉ có hai tỉnh Xay nhabuly và Chămpasắc là nằm giữa phía
hữu ngạn sơng Mê Kơng).
Phần biên giới quốc gia và lãnh thổ của Lào hiện nay là dựa trên cơ sở hiệp định
của Pháp - Thái Lan được ký kết tại Bangkok năm 1893 sau khi thực dân Pháp xâm lược

Lào.
* Đất nước Campuchia với diện tích 181.035 km 2, có biên giới với Thái Lan và
Lào ở phía Bắc, với Việt Nam ở phía Đơng và Nam , phía Tây – Nam tiếp giáp với vùng
biển vịnh Thái Lan. Là quốc gia được coi là nằm ở vị trí trung tâm Đơng Dương.
Từ đây ta thấy rằng trong ba nước Đơng Dương thì Việt Nam là nước có vị trí địa lý
thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế nói chung và cho phát triển du lịch nói riêng, vị trí
đó của Việt Nam tạo điều kiện cho du khách vào ra bằng cả đường bộ, đường biển và
hàng khơng. Hơn nữa, phía Đơng Việt Nam giáp với biển Đơng, chúng ta có thể thu hút
khách đi du lịch bằng tàu biển. Nước Lào thì khơng có biển, cịn biển của Campuchia thì
lại giáp với Thái Lan, tận trong vịnh Thái Lan, đó là lợi thế của Việt Nam. Chúng ta đều
biết rằng, thị trường mục tiêu của du lịch ba nước Đông Dương đều là Nhật,Trung
Quốc, mà Việt Nam lại là nước gần với các nước này, Việt Nam nằm ở vị trí đón đầu,
nên Việt Nam là nước có khả năng đón được nhiều nhất lượng khách du lịch đến từ các
quốc gia này.
Sự đa dạng của bề mặt địa hình có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động du lịch tạo
nên sự phong phú của các loại hình du lịch. Trong đó mỗi dạng địa hình với đặc điểm
riêng biệt để tạo nên những loại hình du lịch đặc trưng.
Ba phần tư lãnh thổ Việt Nam là đồi núi, trừ một vài vùng đồng bằng châu thổ
rộng lớn, khắp nơi đều nhìn thấy cảnh núi rừng trùng điệp. Đặc biệt suốt chiều dài miền
Trung, rừng núi và đồng bằng xen kẽ nhau làm thành một tổng thể hài hồ. Việt Nam có
bốn vùng núi chính, mỗi vùng mang một sắc thái riêng.
Vùng núi Đông Bắc, kéo dài từ thung lũng sông Hồng ra đến Vịnh Bắc Bộ, có
nhiều danh thắng nổi tiếng như: động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn), hang Pác Bó,
thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Cạn), núi Yên Tử, vịnh Hạ Long (Quảng
Ninh).

9


Vùng núi Tây Bắc từ biên giới phía Bắc, đây là vùng núi hùng vĩ, có Sapa (Lao

Cai ) ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển, quanh năm khí hậu mát mẻ, có di tích
Điện Biên Phủ lừng danh và đỉnh Phan - xi-păng, nóc nhà của Đông Nam á, cao 3143m.
Vùng Trường Sơn Bắc chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam kéo dài từ miền tây
Thanh Hố đến đèo Hải Vân, có Phong Nha kỳ thú (Quảng Bình) và những đèo nổi
tiếng như: đèo Ngang (Hà Tĩnh), đèo Hải Vân (Đà Nẵng ). Đặc biệt có đường mịn Hồ
Chí Minh được thế giới biết đến bởi những kì tích của người Việt Nam trong cuộc
kháng chiến vĩ đại lần thứ hai.
Vùng Trường Sơn Nam, nằm ở phía Tây các tỉnh Nam Trung Bộ, có vùng đất
Tây Nguyên đầy huyền thoại.
Rừng và đất rừng ở Việt Nam chiếm khoảng 50% diện tích. Việt Nam có hai
đồng bằng lớn, đồng bằng châu thổ sông Hồng rộng khoảng 15.000 km 2, được bồi tụ
phù sa của hai con sông lớn: sơng Hồng và sơng Thái Bình. Đây cũng là địa bàn cư trú
của người Việt từ bao đời. Nền văn minh lúa nước cũng được tạo ra từ vùng đông bằng
này. Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long rộng khoảng 36.000 km 2 là vựa lúa lớn nhất
Việt Nam.
Trên lãnh thổ Việt Nam có hàng nghìn con sơng lớn nhỏ. Dọc bờ biển cứ khoảng
20 km lại có một cửa sông, hai hệ thống sông quan trọng là sông Hồng (miền Bắc ) dài
500 km, sơng Mêkơng cịn gọi là sơng Cửu Long.
Việt Nam có bờ biển dài 3260 km, cả ba phía đơng, nam, tây đều trơng ra biển.
Dọc bờ biển Việt Nam có nhiều bãi tắm đẹp: Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thuận
An, Non Nước, Vũng Tàu, HàTiên… và vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di
sản thiên nhiên thế giới. Bờ biển Việt Nam có nhiều hải cảng như: cảng Hải Phịng, Đà
Nẵng, Quy Nhơn, Cam Ranh, Vũng Tàu, Sài Gòn … Cam Ranh là cảng tự nhiên thuộc
loại lớn và tốt so với nhiều cảng trên thế giới. Vùng biển Việt Nam cịn có vùng thềm
lục địa rộng lớn, có khoảng ba nghìn hịn đảo lớn nhỏ. ở giữa biển Việt Nam có quần
đảo Hồng Sa, gồm 30 đảo đá, cồn cát san hơ, có bãi đá ngầm và quần đảo Trường Sa
có rạn đá ngầm và bãi san hơ. Vùng biển phía Tây Nam có huyện đảo Phú Quốc.
Đặc điểm nổi bật của địa hình Lào là địa hình đa dạng có cả núi, cao nguyên,
đồng bằng, thung lũng, chiếm 3/4 diện tích. Địa hình ở nước Lào chia thành hai vùng
lớn: vùng phía Bắc từ sơng Nặm Ca Đinh trở lên, núi trùng điệp, hiểm trở chia cắt thành

nhiều thung lũng hẹp vực thẳm đi lại khó khăn và đại bộ phận địa hình nghiêng dần từ
phía Bắc xuống phía Nam. Vùng Trung và Hạ Lào từ Nặm Ca Đinh đổ về Nam do ảnh
hưởng nhẹ của các cuộc vận động tạo núi địa hình ít uốn nếp, nhiều cao nguyên lớn,
đồng bằng rộng, bằng phẳng và nghiêng dần từ Đơng sang Tây.
Địa hình thượng Lào có thể chia thành 4 vùng:
+ Vùng núi Đông Bắc từ Phông xa Ly đến Hùa Phăn có độ cao trung bình từ
1000 - 1500 m với dãy núi Phù Lời, đỉnh Phù Hoạt (2.425) là điểm cao nhất trong vùng.
+ Vùng núi Tây Bắc thuộc các tỉnh Luồng Nặm Tha, Bo Kẹo, U Đôm Xay,
Luồng Pha Bang, Xay Nha Bu Ly độ cao trung bình từ 1.500 - 2.000m,
núi non
triền miên xen kẽ các thung lũng nhỏ, vực sâu. Đáng chú ý có hai đồng bằng t ương đối
lớn là Mường Sinh và Nặm Tha.

10


+ Nằm giữa hai vùng nói trên là cao nguyên Mường Phuôn (Xiêng Khoảng) rộng
độ 2.000 km2, độ cao trung bình 1.200 m, đỉnh Phù Bía (2.820m), nằm ở phía Nam cao
nguyên này là đỉnh cao nhất của địa hình nước Lào. Cao ngun Mường Phn vừa
chứa trong lịng đất nhiều khống sản, vừa là nơi đất đai phì nhiêu, khí hậu mát mẻ cùng
nhiều đồng cỏ rộng bao la rất thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi theo qui mô lớn.
+ Đồng bằng Viêng Chăn rộng độ 4.000 km 2 là vùng địa hình thượng Lào, một
trong những đồng bằng phù sa trù phú và vựa lúa lớn của nước Lào.
Địa hình Trung Lào gồm có các tỉnh: Bo Ly Khăm Xay, Khăm Muộn, Xa Văn
Na Khệt, từ dãy Phu Luồng nghiêng dần về lưu vực sông Mê Kông qua nhiều cao
nguyên lớn và thấp, độ cao trung bình từ 300 đến 700 m trong đó có cao nguyên Khăm
Kợt và cao nguyên Na Kay là quan trọng hơn cả. ở khu vực Đông Nam Trung Lào có
đồng bằng Xa Văn Na Khẹt là đất đai phì nhiêu và vựa lúa quan trọng của nước Lào.
Địa hình Hạ Lào có thể chia thành ba khu vực: Khu vực vùng dựa lưng vào dãy
Phu Luồng phía Đơng giáp với Tây nguyên của Việt Nam. Khu vực phía Tây do đồng

bằng Chămpasắc cấu tạo nên sát với bờ sông Mê Kơng và nối liền với đồng bằng phía
Tây thành một dải liên hoàn. Đây cũng là vùng trú phú dân cư đơng đúc và là vựa thóc
lớn của Lào.
Các cao nguyên Bolavên, độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m trải rộng khoảng
3.600 km2 giữa vùng Phu Luồng và vùng đồng bằng Chămpasắc ven sông Mê Kông.
Đây là vùng đất đỏ phì nhiêu, có khả năng trồng nhiều loại cây công nghiệp và cây
dược liệu như: cà phê, sa nhân, canh Kina ... khí hậu mát mẻ lại nhiều đồng cỏ mượt
rộng thích hợp cho chăn ni và trồng cây cơng nghiệp theo qui mơ lớn.
ở vùng phía Bắc Lào phần lớn là núi non hiểm trở tạo thành các dạng địa hình
đặc biệt có giá trị du lịch. Địa hình Kars (đá vơi) với những hang động, thác nước,
những đỉnh núi nhọn và những mỏm núi chênh vênh, đã tạo nên những phong cảnh kỳ
thú. Vùng này cịn giữ được nhiều khu rừng ngun sinh, có nhiều loại cây quý hiếm
như: Gỗ lim, gỗ Pơmu (Fokienia) ... và nhiều loại động vật như: Hổ, voi, tê giác ...
Ngồi ra cịn có nước khống, khống sản ... nổi bật nhất ở vùng này là tỉnh Luồng Phạ
Bang.
Vùng Trung và Hạ Lào dựa lưng vào dãy Phù Luồng hùng vĩ, có núi đá vơi và
các cao ngun lớn. Vùng này vẫn cịn giữ được khu rừng ngun sinh, có nhiều loại
động thực vật q, thác gềnh địa hình Kars và rất nhiều hang động.
Lào là một nước có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú và giầu khoáng sản.
Campuchia có bờ biển dài 443 km, trong đó có 40 bãi tắm đẹp với những bãi cát
dài và thời tiết rất thuận lợi cho du khách đi nghỉ biển. Trong đó có 5 bãi tắm đạt quy
mơ và tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế.
Vùng cao nguyên Campuchia trải dài xen kẽ là thung lũng, rừng Campuchia có
diện tích khá lớn chiếm 40 % diện tích đất đai. Campuchia có nhiều hồ lớn, trong đó
Tonle Sap có vị trí nằm ở trung tâm của đất nước là hồ lớn nhất của Campuchia và cũng
là một trong những hồ kỳ quan về địa lý, có nhiều điều kỳ lạ của thế giới. Đây là hồ
nước ngọt lớn nhất của Đông Nam á, dài 160 km, rộng 36 km.
Như vậy ta có thể khẳng định là Việt Nam là nước có lợi thế nhất về địa hình, có
bờ biển kéo dài, có nhiều vịnh, đảo đẹp tạo thuận lợi phát triển du lịch biển. Địa hình có


11


nhiều đồi núi, tạo nên nhiều hang động kỳ vĩ, việc đi lại những điểm tham quan này dễ
dàng, dân cư tại đó khơng q thưa thớt, địa hình khơng quá hiểm trở. Hay trong một
vùng, sự thay đổi của các tầng địa hình là khơng q lớn, địa hình không quá dốc như ỏ
Lào, Campuchia. Rất nhiều tỉnh của Vịêt Nam có thể phát triển vừa du lịch biển và du
lịch tham quan trên địa hình cao, việc đi lại giữa các vùng này là rất thuận tiện, tạo nên
một sự đa dạng về sản phẩm, hấp dẫn để thu hút khách. Đây là điểm đặc biệt mà chỉ ở
Việt Nam mới có do địa hình Việt Nam kéo dài, bờ biển dài, bề ngang của đất nước là
không lớn.
Tuy nhiên, với địa hình quá dài so với hai nước Lào và Cămpuchia, đã gây ra
một bất lợi đối với du khách khi đến thăm đất nước Việt Nam. Vì thời gian của chuyến
du lịch thường khơng qúa dài nên du khách khơng thể có điều kiện tới thăm hết được tất
cả các điểm du lịch trên phạm vi lãnh thổ.
2.1.1.2. Khí hậu
Hoạt động du lịch nhất là du lịch nghỉ ngơi tham quan và thể thao chịu ảnh
hưởng trực tiếp về khí hậu và đặc biệt là diễn biến của thời tiết. Với những điều kiện khí
hậu điều hồ thì hoạt động du lịch diễn ra quanh năm. ánh nắng mặt trời, bầu khơng khí
trong lành cũng là các yếu tố quan trọng cùng với các dạng địa hình, núi non hiểm trở đã
góp phần tạo nên một sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn cho khách du lịch trong nước
và quốc tế.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có gió mùa, ánh nắng chan hoà,
lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao. Một số nơi gần chí tuyến hoặc vùng núi cao khí hậu
có tính ơn đới. Việt Nam có nắng suốt bốn mùa, mùa hè khoảng 200 giờ /tháng, mùa
đông khoảng 70 giờ /tháng. Độ ẩm cao thường dao động từ 80-100 %, mỗi năm trên đất
nước Việt Nam thường nhận được chừng 600 tỉ tấn nước mưa. Nhiệt độ trung bình cả
nước là 220 C – 270 C, ở Hà Nội 230 C, thành phố Hồ Chí Minh 260 C, Huế 250 C, khí
hậu Việt Nam có hai mùa rõ rệt, mùa khô rét (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ), mùa
mưa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10 ), nhiệt độ thay đổi theo mùa rõ rệt nhất ở các tỉnh

phía Bắc, giữa các mùa chênh nhau tới 120 C, miềm Nam sự chênh lệch nhiệt độ giữa
các mùa chỉ khoảng 30 C. Trên nền khí hậu chung hai mùa, Việt Nam vẫn có dấu hiệu
thay đổi bốn mùa: Xn, Hạ, Thu, Đơng, rõ nhất ở các tỉnh phía Bắc.
Nước Lào có vị trí vành đai khí hậu nhiệt đới Bắc bán cầu (từ vĩ tuyến 13 054' đến
vĩ tuyến 22030' Bắc) và ở khu vực gió mùa Châu á. Đất nước Lào kéo dài trên 8 0 vĩ
tuyến, địa hình nhiều vẻ, lại nằm sâu trong lục địa, khí hậu Lào khơng thuần nhất từ Bắc
xuống Nam, từ đồng bằng đến cao nguyên và đến vùng núi cao. Do đó nhìn chung khí
hậu Lào mang tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm là chủ yếu, có pha tính chất ơn đới ở
độ cao trên 1.000 m nhưng đồng thời cũng mang tính chất lục địa đa dạng của từng
vùng.
Khí hậu Lào chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa đồng
thời là mùa nóng có gió mưa Tây nam thổi từ tháng 5, 6 cho đến tháng 10; tháng 7,
tháng 8 và tháng 9 là ba tháng mưa nhiều nhất (thống kê 1995) lượng mưa trung bình cả
năm tồn quốc là 1.600 đến 1.800 mm. Mùa khô bắt đầu với 5 tháng lạnh và hanh, có
gió mùa Đơng Bắc từ tháng 11 cho đến tháng 3 và tiếp tục với tháng khô và nóng nhất là
tháng 4 và 5 nhiệt độ trung bình toàn quốc là 260C.

12


Do khác nhau về vĩ độ, độ cao, hướng núi, khí hậu Lào có những đặc điểm khác
nhau giữa 2 miền: Thượng và Trung - Hạ Lào. Trong mỗi miền, giữa đồng bằng, thung
lũng, đồi núi, cao nguyên có những nét khác biệt, khí hậu thượng Lào từ vĩ tuyến Viêng
Chăn (khoảng 18 Bắc) trở lên có vĩ độ cao hơn lại nằm sâu trong lục địa, chịu ảnh
hưởng gió mùa đơng nhiều hơn. Khí hậu Thượng Lào có nhiệt độ trung bình thấp hơn
miền Nam (Thượng Lào từ 170 C đến 330 C và Trung và Hạ Lào từ 220 C đến 340 C).
Trong năm nhiệt độ không bao giờ xuống thấp dới 160 C và ít khi vượt quá 350 C.
Đó cũng là một thuận lợi đối với sức khoẻ con người. Vào thời kỳ mưa, nhất là những
tháng mưa nhiều, khơng khí ẩm gây ra khó chịu cho con người. Từ cuối tháng 3 đến
tháng 5 là thời kỳ nóng thực sự. Những trận mưa đầu mùa của gió mùa Tây nam làm

cho khơng khí mát mẻ, nối tiếp đó là thời tiết ẩm ướt và ngột ngạt của mùa mưa.
Thời gian tốt cho du lịch ở các tỉnh phía Bắc (từ Thủ đơ Viêng Chăn trở nên) là
thời kỳ từ tháng 11 cho tới tháng 3. Thời gian này từ đồng bằng tới núi cao thời tiết rất
mát mẻ. Riêng ở vùng núi cao có sương mù, đôi khi hai, ba hôm mới thấy mặt trời.
Trên toàn bộ lãnh thổ Lào, nhiệt độ cao nhất xảy ra vào tháng 3, tháng khơ bắt
đầu có gió mùa Tây Nam. Mỗi khu vực chịu ảnh hưởng gió mùa ít nhiều có khác nhau,
tạo nên sự khác biệt về mùa. Đối với hoạt động du lịch có thể sơ bộ chia thành 3 mức độ
thuận lợi khác nhau.
+ Mùa nóng từ tháng 3 đến đến tháng 5
+ Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 2
+ Mùa mát từ tháng 10 đến tháng 2.
Nhìn chung mùa du lịch thích hợp nhất ở Lào là những tháng cuối năm trước và
đầu năm sau, vì đây là thời kỳ khơ ráo và mát mẻ nhất trong năm trên khắp lãnh thổ đất
nước.
Campuchia có khí hậu nhiệt đới, có hai mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa và mùa
khô. Mùa mưa ở Campuchia kéo dài hơn mùa khơ, nhiệt độ trung bình trong năm là
250C.
Qua những thông số trên ta thấy Việt Nam có khí hậu rất thuận cho sự phát triển
của ngành du lịch, so với Lào và Campuchia, Việt Nam có số giờ nắng trong ngày cao
hơn, có số ngày nắng trong năm lớn hơn, mùa khô kéo dài, mùa mưa chỉ kéo dài khoảng
4 tháng. Mà ngay trong mùa mưa, số giờ nắng trong ngày là cũng rất lớn. Việt Nam có
bốn mùa khơng như hai nước Lào và Campuchia chỉ có hai mùa, khí hậu của bốn mùa
tạo nên sự đa dạng phong phú về hệ thực vật, tạo nên những vẻ đẹp riêng, đặc sắc cho
các hoạt động vui chơi giải trí cho từng mùa. Hơn nữa, khơng như Lào khí hậu Việt
Nam khơng có sự thay đổi q nhanh chóng, khơng có sự khác biệt về khí hậu quá lớn
trong cùng một vùng giữa: cao nguyên, thung lũng, đồng bằng …, vì vậy đã khơng tạo
nên sự khó chịu cho du khách, khi đi thăm quan nhiều điểm du lịch trong một khoảng
thời gian ngắn.
Tuy nhiên do điều kiện khí hậu và thời tiết ở Việt Nam thường hay xảy ra thiên
tai lũ lụt, nên đó cũng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến Ngành du lịch. Do vậy công tác

dự báo khá được coi trọng để giúp cho dự đốn và ứng phó tốt được với các tình huống
bất thường có thể xảy ra do điều kiện thời tiết.

13


2.1.1.3. Hệ động thực vật
Rừng và đất rừng ở Việt Nam chiếm khoảng 50 % diện tích, là nơi hội tụ của
nhiều lồi thực vật, động vật của miền Đơng Nam á và thế giới trong đó có nhiều lồi gỗ
quý: lát hoa, đinh, lim, sến, táu, pơmu … Ngoài gỗ, rừng Việt Nam có nhiều đặc sản có
giá trị xuất khẩu: cánh kiến đỏ, nhựa thông, hồi, tráu… Các loài động vật quý hiếm ở
Việt Nam như: tê giác một sừng, bò xám, hươu cà toong, trâu rừng, heo vịi, tê giác hai
sừng, bị tót, voọc đầu trắng, cầy mực, khỉ vàng… Theo kết quả điều tra nghiên cứu thì
Việt Nam đã phát hiện được khoảng 11.000 lồi thực vật và gần 2.000 lồi động
vật.Tính đến năm 1997, trên phạm vi cả nước đã có 105 khu rừng đặc dụng, trong dó có
10 vườn quốc gia, 61 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hoá - lịch sử - mơi
trường với tổng diện tích là 2.092.466 ha bằng gần 6 % diện tích lãnh thổ Việt Nam.
Các khu rừng quốc gia được nhà nước bảo vệ có kế hoạch phát triển du lịch sinh
thái như rừng quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), rừng Ba Vì (Hà Tây), rừng Cát Bà
(Hải Phòng ), rừng Cát Tiên (Đồng Nai), rừng Côn Đảo, rừng ngập mặn ở Bạc Liêu, Cà
Mau.
Về động, thực vật ở Lào có rất nhiều loại thực vật. Từ dây leo đến cây thân cứng
khắp nơi đều có thảm thực vật, cây cối xanh tươi. Hiện nay ở Lào có rất nhiều những
khu bảo tồn quốc gia đồng thời là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý như: Voi, Hổ,
Hươu, Tê giác, Trăn, Rắn … Có thể nói nước Lào đất rộng người thưa, cịn có nhiều
loại rừng: Rừng bảo tồn quốc gia, rừng đặc dụng, rừng trồng và rừng bảo vệ. Trong đó
có rừng bảo tồn quốc gia tới 20 nơi. Phần lớn rừng ở Lào là rừng nguyên sinh. Ví dụ: ở
vùng du lịch phía Bắc Lào là rừng bảo tồn quốc gia: Phu Khẩu Khoa (tỉnh Viêng Chăn)
và ở vùng du lịch Trung và Hạ Lào là rừng bảo tồn quốc gia Đồng Hùa Xào.
Ngồi ra cịn nhiều khu bảo tồn quốc gia khác như: Phu Đen Đin (Phong Xa Ly);

Năm Mo, Phu Hin Pun (Khặm Muôn), Phu Xang He, Đồng Phu Viêng (Xa văn na kệt),
Xê Băng Nuan, Phù Xiêng Thoang, Xê Xếp (Xalavăn), Đồng Am Phan (AHap) và Đồng
Hùa Xào, Xê Piên (Chămpasắc).
Rừng Campuchia có hơn 500 lồi cây, trong đó có nhiều loại gỗ quý rất có giá trị
như: đinh, lim, sến, táu, cây caki, cây bềng, cây niengnn. Khu rừng nhiệt đới ngun
sinh ở phía tây - nam giáp biên giới Thái Lan là khu rừng Pailen có 4 tầng là. Rừng đã bị
giảm từ 74 % diện tích che phủ năm 1969 xuống cịn 58% diện tích che phủ năm 1997.
Trong các khu rừng của Campuchia có hơn 250 lồi động vật có vú như: voi, hổ, gấu,
báo, bị rừng, bị tót, hươu, nai, sơn dương, khỉ … Hơn 600 loài chim như: vẹt, gà rừng,
sáo, vành khuyên, chim cu … Đặc biệt rất nhiều cá với hơn 1000 loài cá nước ngọt chủ
yếu ở Tonle Sap (biển Hồ ) trong đó có cá heo, loại cá trê lơn, cá chép lớn (cá biệt có
con nặng nhất tới 135 kg) …, có lồi cá giống người thiếu nữ và hơn 500 lồi cá biển.
Campuchia có 7 khu cơng viên quốc gia: Kirirom, Phnom Bokor, Ream…, có 10
khu bảo vệ động thực vật hoang dã: Aural, Beng Per, Peam Krasop…
Như vậy là ba nước đều có tiềm năng rất lớn về hệ động thực vật, nước nào cũng
có một hệ động thực vật phong phú đa dạng, có nhiều rừng nguyên sinh, có nhiều khu
bảo tồn quốc gia. Nên nước nào có khả năng về tiềm lực về kinh tế mạnh đầu tư khai
thác sẽ tạo ra cho mình những loại hình du lịch, những sản phẩm du lịch phong phú và
hấp dẫn, mà Việt Nam thì nền kinh tế phát triển hơn. So với Lào và Campuchia thì Việt
Nam có hệ động vật phong phú hơn, do địa hình khơng q hiểm trở nên việc đi lại đến

14


các khu bảo tồn thiên nhiên dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho du khách có thể thăm quan
nghiên cứu, tìm hiểu, Việt Nam có thể phát triển du lịch sinh thái.
2.1.1.4. Nguồn nước
Nguồn nước khoáng thiên nhiên ở Việt Nam rất phong phú: Suối khoáng Quang
Hanh (Quảng Ninh ), suối khống Hội Vân (Bình Định ), suối khống Vĩnh Hảo (Ninh
Thuận ), suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khống Kim Bơi (Hồ Bình), Tiền Hải

(Thái Bình ), Tiên Lãng (Hải Phòng ), đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và có khả
năng khai thác tốt. Hiện đã điều tra khảo sát được trên 400 nguồn nước khoáng tự nhiên
lộ ra trên mặt và dưới dạng nước ngầm. Nguồn nước khống Việt Nam có độ khống
hố khá cao (tới trên 30g/l) và hàm lượng các nguyên tố vi lượng khá cao như brôm đến
64,04 mg/l, iốt đến 19,04 mg/l, flo đến 16,3mg/l, ôxit silic đến 488,0 mg/l … Đặc biệt
nguồn nước khống nóng của Việt Nam khá dồi dào, có tới trên 80% tổng số nguồn
nước có nhiệt độ cao trên 350 C đó là điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch quanh
năm.
Lào cịn có con sơng Mê Kông - một con sông lớn chảy dài từ Bắc đến Nam với
các con sông ở hạ lưu như: Nặm U, Nặm Khan, Nặm Ngựm, Xê Đôn ... Phần cuối con
sơng này có Thác Khổng nổi tiếng ở châu á và nhiều thác nước đẹp đã trở thành nơi du
lịch tuyệt vời và phát triển cho ngành điện lực.
Campuchia cũng có nhiều nguồn nước, trong đó nguồn nước lớn nhất chính là từ
con sơng Mê Kơng và một hệ thống sông hồ nhưng không phong phú về chủng loại và
chất lượng nguồn nước không cao. Đặc biệt là nguồn nước khống của Campuchia rất ít
so với Việt Nam và Lào đó là một bất lợi của Campuchia trong việc phát triển loại hình
du lịch nghỉ dưỡng.
Hệ thống cung cấp nước sạch ở Campuchia còn nhiều yếu kém, đặc biệt là ở
các vùng nông thôn với 95% dân số đang dùng nguồn nước bị ô nhiễm, không bảo đảm
vệ sinh. ở các thành phố lớn tình hình tuy có khá hơn nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề, tỉ
lệ người dùng nước sạch mới chỉ chiếm tỉ lệ 38%. Du lịch là ngành rất cần vệ sinh, an
toàn về nguồn nước là yêu cầu tất yếu đối với việc phát triển du lịch. để có được nguồn
nước sạch thì các khách sạn, nhà hàng… phải chi một khoản tiền rất lớn. Do vậy để phát
triển mạng lưới du lịch trong cả nước thì chính phủ Hồng Gia Campuchia cần phải giải
quyết tích cực vấn đề cấp nước ở thành phố, đi đơi với việc đẩy mạnh chương trình
nước sạch ở nơng thơn.
Như vật ta thấy ba nước Đơng Dương thì Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng
về nguồn nước nhất, chúng ta có nhiều suối nước khống, có nhiều nguồn nước ngầm có
nhiệt độ cao, có hàm lượng hố chất cao, tốt, có nhiều nguyên tố vi lượng tốt. Tạo điều
kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh. Nhờ

có nguồn nước khống đa dạng có chữ lượng lớn đã được sử dụng trực tiếp vào làm
nước uống, nước giải khát.
2.1.2. Tài nguyên nhân văn
2.1.2.1. Các di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc
Cùng với tài nguyên thiên nhiên, tài ngun nhân văn cũng có sự hấp dẫn khơng
kém với du khách. Tài nguyên nhân văn bao gồm các giá trị lịch sử và các giá trị văn
hoá.

15


Các giá trị lịch sử bao gồm những nơi mà chiến tranh đã đi qua hoặc các di vật
mà chiến tranh để lại; những nơi sinh ra và lến lên của các vị anh hùng dân tộc, danh
nhân thế giới; những nơi là cố đô cũ; những thánh địa: là nơi sinh ra của các trường phái
tôn giáo…
Các giá trị văn hoá bao gồm các giá trị vật thể và phi vật thể. Các giá trị văn hoá
vật thể là tồn bộ cơng trình kiến trúc, bảo tàng, tác phẩm nghệ thuật. Các giá trị văn
hoá phi vật thể là các phong tục tập quán, các lễ hội, các loại hình nghệ thuật, văn hóa
ẩm thực…
Việt Nam, Lào và Campuchia là ba nước đều có nền văn hố lâu đời, tuy là các
nước láng giềng nhưng mỗi nước đều có những phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá rất
riêng. Bản sắc văn hoá của mỗi nước đều rất phong phú và độc đáo, đó là thế mạnh của
mỗi nước trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch mang đậm văn hoá của từng nước
để thu hút khách du lịch.
Đất nước Việt Nam với bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời, cha ông ta
đã xây dựng lên một dân tộc Việt Nam có một bản sắc văn hố vơ cùng độc đáo mà
khơng một dân tộc nào trên thế giới có được.
Tài nguyên du lịch nhân văn của Việt Nam vô cùng phong phú với lịch sử hàng
nghìn năm dựng nước và giữ nước. Trong số khoảng 40.000 di tích có hơn 2500 di tích
được nhà nước chính thức xếp hạng. Tiêu biểu là quần thể di tích triều Nguyễn ở cố đơ

Huế ( thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế); đô thị cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn ( thuộc tỉnh
Quảng Nam) đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hố thế giới.
Ngồi các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, nhiều nghề thủ công truyền thống
với kỹ năng độc đáo, nhiều lễ hội gắn liền với sinh hoạt văn hoá, văn nghệ dân gian đặc
sắc của cộng đồng 54 dân tộc cùng với những nét riêng, tinh tế của nghệ thuật ẩm thực
được hoà quyện, đan xen trên nền kiến trúc phong cảnh có giá trị triết học Phương
Đơng, đã tạo cho Du lịch Việt Nam có nhiều điều kiện khai thác thế mạnh về du lịch
văn hoá - lịch sử.
Các giá trị lịch sử và văn hoá của nước ta rất phong phú:
Các di tích lịch sử ở nước ta bao gồm:
Di tích ghi dấu về dân tộc học: sự ăn ỏ, sinh hoạt của các tộc người.
Di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu, có ý nghĩa quyết định
chiều hướng của một đất nước, một địa phương (bến Bình Than - nơi diễn ra hội nghị
Diên Hồng, cây đa Tân Trào, rừng Trần Hưng Đạo...)
Di tích ghi chiến cơng chống qn xâm lược (Bạch Đằng, Đống Đa, Điện Biên
Phủ…)
Di tích ghi dấu những kỷ niệm (di tích về người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi
ở Côn Sơn, tượng đài Bác Hồ trên đảo Cô Tô…)
Di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động (cơng trình thuỷ nơng Bắc Hưng
Hải, nhà máy thuỷ điện Hồ Bình …)
Di tích ghi tội ác của đế quốc và phong kiến (chuồng cọp Côn Đảo, làng Sơn
Mỹ, trại giam Phú Lợi …).

16


Lào là một trong những quốc gia ở Đông Nam á có một lịch sử lâu đời. Trong
những năm (1935-1936). Các nhà khảo cổ học Saurin và Fromaget đã tìm thấy ở Thăm
Hàng, Thămpalời (tỉnh Thia Phăn) những di vật của người cổ gồm có răng, mảng xương
sọ, mảnh thái dương cùng với một số công cụ bằng đá cuội có hình ba - bốn cạnh, mũi

nhọn ghè đẽo thơ sơ.
Các di vật của hai nơi đây đều nằm trong các lớp đá trầm tích có hố thạch mà
Sâurin và Fromaget cho rằng lớp trầm tích đó thuộc thời sơ và trung kỳ canh tâm.
Những kết quả gần đây cho rằng lớp trầm tích và các di vật đó có thể thuộc thời đại
muộn hơn, vào thời đại hậu kỳ canh tân.
Cùng với Thăm Hàng và Thămpalời, người ta đã phát hiện và khai quật một số
địa điểm khác như Thăm Nang Eng, Tham Nhôm Na Lạt.
Trong kỹ thuật chế tạo cơng cụ ở Lào đã có truyền thống phát triển rìu đá co vai,
vào khoảng hậu kỳ đổ đá mới. Đặc biệt ở mỗi địa phương các công cụ có những đặc
điểm khác nhau như Lng Pha Bang, thịnh hành rìu có một hoặc hai tầng cịn ở Khăm
Muộn là phổ biến rìu có vai nhọn.
Tiếp theo những tầng văn hoá thuộc thời kỳ đồ đá là những tầng văn hoá đồ đá
lớn (hay nền văn hoá thạch) khá phong phú và độc đáo, thuộc thời kỳ kim loại mà minh
chứng khảo cổ học của Madeleine Colanic trong những năm 1933-1935, đã khai quật ở
mường Pơn (Hùa Phăn) và cánh đồng Chum (Xiêng Khoảng).
ở khu vực trụ đá (Merhir) mường Pơn (tỉnh Hùa Phăn): có những trụ đá cao trung
bình trên 2,5 m hình dệt và nhọn, được đẽo gọt rất kỳ công, dựng lên trong nhiều khu
vực ở Keo Him Tặng, Đồng Mút... Nhiều nhất ở Kong Phăn có 115 trụ đá, 70 đĩa đá...
Bên cạnh trụ đá mà người ta cho đó là những tấm bia của cơng xã đối với thành viên đã
q cổ, cịn những nắp đá đẩy những huyệt chôn người. Trong đồng người ta tìm thấy
răng và những đốt xương người và những dụng cụ đồ gốm, vịng đá, các cơng cụ bằng
đá thau.
Bên cạnh những chum đá người ta đào thấy những vật quý khác được chôn theo
người chết ngọc trai nhiều màu, đồ đạc bằng đồng thau có chạm trổ, vịng sắt ... Những
hiện vật tìm thấy xung quanh các khu vực đá cịn có khu vực bằng đá mài đồ gốm, ngọc,
những công cụ bằng đồng thau, công cụ bằng sắt. Từ đó có thể nói thêm một phần nào
đó về một quá trình lịch sử xa xa. Qua lao động sáng tạo, đấu tranh với thiên nhiên, với
cuộc sống, họ không ngừng phát triển và xây dựng lên những di tích lịch sử văn hố q
giá. Nhiều nơi khắp đất nước đã để lại cho thời con cháu những sản phẩm vơ giá có sức
hút đối với khách du lịch như:

Thành phố Luồng pha bang là di sản văn hoá thế giới. Luồng pha bang là nơi được chọn làm Thủ đô ngay từ khi Vương quốc Lào triệu voi được thống nhất vì ở đây được sự ưu đãi của thiên nhiên hơn nữa Luồng pha bang lại có một vị trí thuận lợi cho
việc điều hành đất nước. ở đây đã từng trải qua bao thế hệ vua chúa và đã để lại cho
chúng ta những di tích lịch sử văn hố như: Những phố cổ, chùa chiền, những truyền
thống văn minh, lịch sử cả các bộ tộc Lào. Hiện nay, Luồng pha bang được mệnh danh
là di sản văn hố của nhân loại.
Cịn tháp Luồng Viêng Chăn, Vạt phuc Chămpasắc và cánh đồng Chum "Xiêng
Khoảng" nhà nước Lào đã xếp loại vào di sản văn hoá cấp quốc gia và tháp
Xikhôttabong (Khăm Muộn), Tháp Ing Hằng (Savănnakhệt). ở Thủ đơ Viêng Chăn, cịn

17


có nhiều chùa xếp loại di tích lịch sử cao như: Vătxixakệt, Hỏ Phạ Kẹo, chùa Xỉ Nương,
Cộng Tương đại thắng ... Đây là những nơi tham quan nghiên cứu và cũng là nơi để các
nhà khoa học đến nghiên cứu thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Ngồi ra cịn
có các khu di tích lich sử từ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Các di tích
lịch sử (chùa chiền) nói trên đã được các nhà chuyên gia đánh giá rất cao.
Campuchia với lịch sử hơn 2000 năm văn hiến và một nền văn minh lúa nước rực
rỡ của nhân loại. Cùng với lịch sử đấu tranh và giữ nước, tạo nên những cơng trình văn
hố kiến trúc, những đền chùa, những di tích lịch sử, nghệ thuật, những thuần phong mỹ
tục, phong tục quán, nhiều thể loại văn hố nghệ thuật dân gian, tơn giáo, nghề thủ công
đặc sắc, phong phú đa dạng.
Các di sản lịch sử là tài nguyên quan trọng hàng đầu của du lịch Campuchia.
Hiện nay ở Campuchia có 60 khu văn hố lịch sử cùng với 1.080 các đền tháp, 16 khu
lịch sử, 41 khu nhân tạo và các ngôi chùa là 3.810 được nhà nước cơng nhận là di tích
lịch sử. Ngồi ra cịn có chàu bạc nằm trong cung điện của nhà vua. Đồng thời cịn có
rất nhiều các di tích lịch sử phân bố ở khắp 24 tỉnh và thành phố trong cả nước.
Khu liên hợp Angkor, là linh hồn của người Khmer, là biểu tượng về nghệ thuật
và nền văn minh của Campuchia được xây dựng từ giữa thế kỷ 7 đến giữa thế kỷ 13 bởi

các vua Khmẻr có quyền lực. Khu liên hợp Angkor bao gồm hơn một trăm khu đền lớn
phân bố trên diện tích 400 km2, Angkor nổi tiếng là những đền cổ rộng nhất và Angkor
Wat là một trong 7 kỳ quan câ thế giới. Trong đó nổi tiếng nhất là các đền Angkor
WAt, Angkor Thom, Baphuan, Takeo,Thommanon và Chau Say Tevoda…
Đền Wat Pnom là biểu tượng cho thủ đô PhnomPenh, đã được bà Penh (người
phụ nữ đầu tiên đến khai phá thành phố này) xây dựng vào năm 1434. Ngôi đền nay vẫn
là cơng trình cao nhất ở thủ đơ Phompenh bởi nhọn đồi nhân tạo và là trung tâm của
nhiều hoạt động vui chơi giải trí.
Nghệ thuật kiến trúc cổ: kiến trúc cổ phù hợp với phong cảnh, văn hoá và tín
ngưỡng của người xưa. Một nền kiến trúc có giá trị và được bố cục theo thuật phong
thuỷ của triết học phương Đông. Nhiều kiến trúc tôn giáo mà điển hình là các cơng trình
bằng đá mà nghệ thuật “Khmer” đã khai thác tất sự giàu có và tính độc đáo của nó.
Nghệ thuật đương đại, từ các di sản quá khứ và sự khéo léo của các nghệ nhân đã
chuyển dịch nhiều kỹ thuật cổ truyền thành kỹ thuật đương thời: nghệ nhân sơn mài,
tranh ảnh, đồ cổ và các đồ vật khác như tranh lụa, tranh khảm ngọc trai. Đặc biệt là nghề
trạm trổ đá và tạc tượng. Nghề thủ công cũng được thể hiện trong các lĩnh vực khác
nhau như: hàng đan, đồ gốm, thêu, dệt tơ lụa, hình in theo bản khắc được lấy từ truyền
thống và văn hố làng nghề.
Việt Nam, Lào, Campuchia đều có nền văn minh lúa nước lâu đời, phong phú đa
dạng, có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng được nhân dân trên thế giới biêt đến, chính vì vậy
ngành du lịch của các nước Đơng Dương có thể phát triển ngành du lịch văn hố. Nhưng
nước ta lại có nhiều di sản thiên nhiên thế giới hơn, nó lại nằm dọc theo chiều dài của
đất nước, nền kinh tế nước ta lại phát triển hơn, Việt Nam lại là điểm đến an toàn,
người dân Việt Nam hiếu khách, đã tạo điều kiện cho chúng ta thu hút khách quốc tế
đến tìm hiểu nghiên cứu. Mặt khác các điểm di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc của Việt
Nam tập trung hơn ở các điểm quần cư, các thành phố lớn, do vậy rất dễ dàng tiếp cận.
2.1.2.2. Các lễ hội.

18



Lễ hội truyền thống là tài nguyên có giá trị phục vụ du lịch rất lớn. Lễ hội là một
hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc.
Đối với Việt Nam mỗi vùng có những lễ hội riêng của mình. Các lễ hội ở Việt
Nam tập trung vào hai mùa mà công việc đồng áng rảnh nhất: mùa xuân và mùa thu;
vào những dịp này, lễ hội diễn ra liên tiếp, hết vùng này đến vùng khác, có nơi với mật
độ rất cao. Chẳng thế mà vùng Kinh Bắc có câu: “ Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội
Dâu, mồng chín đâu đâu nhớ về hội Gióng”
Phần hội có phần lễ và phần hội.
Phần lễ mang ý nghĩa tạ ơn và cầu xin. Tạ ơn các thánh thần đã phù hộ trong năm
qua và cầu xin các vị tiếp tục giúp đỡ trong năm tới. Căn cứ vào mục đích này và dựa
vào cấu trúc của hệ thống văn hố, có thể phân biệt ba loại lễ hội: lễ hội liên quan đến
cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, lễ hội liên quan đến cuộc sống
trong mối quan hệ với môi trường xã hội, và lễ hội liên quan đến đời sống cộng đống.
Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên là các
lễ hội nghề nghiệp, trong đó quan trọng nhất là các lễ hội nơng nghiệp. Có những lễ hội
với mục đích cầu mưa, chống hạn: Hội chùa Dâu ( Thuận Thành, Hà Bắc) mở cửa vào
ngày 8- 4; hội Tứ Pháp chùa Thứa ( Thuận Thành, Hà Bắc) cũng mở cửa vào ngày 8- 4;
hội Tứ Pháp Yên Mỹ và Tứ Pháp Văn Lâm ( Mỹ Văn, Hưng Yên) đều mở cửa vào ngày
17-1; hội Tam Tổng ( Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) chỉ mở cửa khi trời làm đại hạn. Có những
lễ hội nhắc nhở vai trị của phân bón ( Nhất nước, nhì phân): Hội Cổ Nhuế (Từ Liêm,
Hà Nội) và hội Vũ Bi (Mỹ Lộc, Nam Định) đều thờ thần gắp phân mở vào những ngày
đầu xuân. thuộc loại lễ hội nông nghiệp, người Ba- na (Tây Nguyên) có lễ hội đâm trâu
để tạ ơn trời ban cho mùa màng và sức khỏe tổ chức vào đầu xn, hội cốm (Sa Mơk)
đón mùa lúa chín, tổ chức vào khoảng tháng 10; người Tày, Nùng, Thái (Tây Bắc) có
hội xuống đồng (lồng- tồng) mở vào mùa xuân; người Khơ- mú (Sơn La) có hội cơm
mới (Kin Khẩu Mới).
Ngồi nghề nơng là chính, cịn có những lễ hội của các nghề đúc đồng, nghề dệt,
nghề rèn và nhất là các lễ hội liên quan đến cuộc sống vùng sơng nước (hội đua thuyền
ở Đồng Hới- Quảng Bình; hội đua ghe Ngo ở Sóc Trăng- Hậu Giang; tục đua thuyền

trong hội chùa Keo ở Vũ Thư- Thái Bình.
Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ môi trường xã hội là những lễ
hội kỹ niệm các anh hùng dân tộc dựng nước và giữ nước: Hội Đền Hùng (xã Hy
Cương, Phong Châu, Phú Thọ) giỗ Tổ Hùng (Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ
mùng 10 tháng 3 thì về), hội Gióng (Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức vào ngày 9- 4
(Ai ơi mồng chín tháng tư, Khơng đi hội Gióng cũng hư mất đời); hội đền An Dương
Vương (Cổ Loa, Hà Nội) tổ chức vào ngày 6 tháng giêng; hội Hai Bà Trưng (làng Đồng
Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mở ngày 15 tháng giêng kỷ niệm ngày Hai Bà tuẫn
tiết; hội đền kiếp bạc (Chí Linh, Hải Dương) mở vào ngày 20- 8 kỷ niệm ngày mất của
Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn; hội Tây Sơn (Tây Sơn, Bình Định) kỷ niệm Quang
Trung Nguyễn Huệ và hội Đông Đa kỷ niệm chiến thắng Đống Đa năm 1789 của Quang
Trung mở vào ngày 5 tháng giêng.
Lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng là các lễ hội tôn giáo và văn hố. Lễ hội
tơn giáo gồm các lễ hội Phật giáo như lễ hội chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Tây) mở vào
mùa xuân; hội chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Tây) mở vào ngày 7- 3; các lễ hội tín

19


ngưỡng dân gian: như hội đền Và (Bất Bạt, Hà Tây) mở vào ngày 15 tháng giêng thờ
thần Tản Viên; hội đền Bắc Lệ (Hữu Lũng, Lạng Sơn) mở vào đầu tháng giêng thờ Mẫu
Thượng Ngàn; hội Chử Đồng Tử (xã Tự Nhiên, Thường Tín, Hà Tây) mở vào trung
tuần tháng 2 kỷ niệm nơi Tiên Dung lần đầu gặp Chử Đồng Tử; hội làng Đa Hồ (xã
Bình Minh, Châu Giang, Hưng Yên) mở vào cuối tháng giêng kỷ niệm nơi Chử Đồng
Tử -Tiên Dung sinh sống; hội đền Hoá Dạ Trạch (xã Dạ Trạch, Châu Giang, Hưng Yên)
mở cửa vào giữa tháng 2 kỷ niệm nơi Chử Đồng Tử -Tiên Dung bay về trời; hội Phủ
Giầy (Vân Cát, Vụ Bản, Nam Định) mở vào thượng tuần tháng 3 và hội đền Sịng (Bỉm
Sơn, Thanh Hố) thờ Liễu Hạnh.
Phần hội gồm các trị chơi giải trí hết sức phong phú. Xét về nguồn gốc, phần lớn
các trò chơi này đều xuất phát từ những ước vọng thiêng liêng của con người nông

nghiệp: xuất phát từ ước vọng cầu mưa là các trị chơi tạo ra tiếng nổ mơ phỏng tiếng
sấm vào các hội mùa xuân để nhắc trời làm mưa như thi đốt pháo, ném pháo, đánh pháo
đất… Xuất phát từ ước vọng cầu cạn là các trò chơi thi thả diều vào các hội mùa hè
mong gió lên, nắng lên để nước lụt mau xuống ruộng. Xuất phát từ ước vọng phồn thực
là các trò chơi cướp cầu thả lỗ, đánh đáo, ném còn, nhún đu, bắt chạch trong chum-xuất
phát từ ước vọng luyện rèn sự nhanh nhẹn, tháo vát, khéo léo là các trò thi thổi cơm, vừa
gánh vừa thổi cơm, vừa giữ trẻ vừa thổi cơm, vừa bơi thuyền vừa thổi cơm; thi luộc gà,
thi dọn cỗ, thi bắt lợn, thi bắt vịt, thi dệt vải, thi leo cầu ùm, thi bịt mắt bắt dê, đua cà
kheo. Xuất phát từ ước vọng luyện rèn sức khoẻ và khả năng chiến đấu là các trò đấu
vật, kéo co, chọi gà, chọi trâu, chọi cá, chọi rế.

Hội làng của người Việt ở đồng bằng sông Hồng là loại lễ hội truyền thống
rất tiêu biểu cho xã hội nông thôn Việt Nam.
Các lễ hội tại Lào cũng diễn ra quanh năm, nhưng Lào khơng có nhiều lễ hội, các
hoạt động lễ hội lớn tại Lào thường trùng dịp với nước Campuchia, có nhiều lễ hội
mang ý nghĩa giống với Campuchia.
Campuchia có 20 dân tộc anh em nên các lễ hội và lễ nghi phong phú và đa dạng
mang nhiều nét đặc thù khác nhau. Tuy rằng một số phong tục tập quán và lễ hội đã mất
đi và có nhiều thay đổi nhưng hiện nay nhiều lễ hội, phong tục tập quán vẫn còn tồn tại.
Lễ hội lớn nhất là lễ Bonn Chaul Chnam (lễ hội mừng mùa thu hoạch thành
công) được tổ chức vào 13-15 thàng 4 dương lịch. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm, mọi
người gặp nhau và té nước vào nhau nhằm tin tưởng vào một mùa vụ mới bội thu, theo
đạo Phật cùng tổ chức với Lào, Thái Lan, Mianma.
Lễ hội cầy ruộng tổ chức vào ngày 6 tháng 5, người ta thường lấy con bò làm
biểu tượng cho một vụ mới của những người trồng lúa. Tổ chức tại hoàng cung thể hiện
sự quan tâm của vua đối với thần dân và mùa màng.
Lễ hội Bon Dak Ben và Pchoum Ben được tổ chức vào ngày 11 đến 13 tháng 10
nhằm tưởng nhớ đến người đã khuất. Mọi người đến chùa cúng tế đồng thời tạ ơn các
nhà sư. Các nhà sư nghỉ 15 ngày không đi khất thực mà người dân đem thức ăn đến cho
các nhà sư.

Lễ Bonn Kathen thường tổ chức vào thàng 10 suốt 29 ngày liền. Đây là lễ hội của
Phật giáo lớn nhất trong năm. Mọi người tổ chức thành một đám rước đến chùa mà các
nhà sư đang chờ đợi thay đổi trang phục màu vàng.

20



×