Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Biện pháp thi công hệ thống dự ứng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.63 MB, 54 trang )

CƠNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ THIẾT BỊ CƠNG TRÌNH MINH ĐỨC
Tel: 02436574146 – 02436520145
Fax: 02436574147
Hà Nội: Minh Duc Building, 301 Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội
Đà Nẵng: Lô 26-28, B3, Golden Hills, Hòa Hiệp Nam, Q. Liên Chiểu
Tp.HCM: 21 Hồng Diệu, P.12, Q.4, TP.HCM
Web: www.minhduccomec.com.vn / www.vattucauduong.com

DỰ ÁN

KHU ĐƠ THỊ MỚI VĂN KHÊ
:TÒA 104 – CT1
: PHƯỜNG LA KHÊ, QUẬN HÀ ĐƠNG, TP. HÀ NỘI
:

CƠNG TRÌNH
ĐỊA ĐIỂM

TÊN TÀI LIỆU

BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC

SỐ TÀI LIỆU

MDC/TC/DUL/001

Soạn thảo:

Kiểm tra bởi :
[Phòng Quản lý Chất lượng – An tồn]


Ngày :

Ngày :

Kiểm tra bởi :
[Phịng Kỹ thuật – Thi công]

Phê duyệt bởi :
[Ban Giám đốc]

Ngày :

Ngày :

 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức, không được
phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ hình thức nào
khác khi chưa được sự chấp thuận của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức


Phiên bản: 1

MINH DUC COMEC ., JSC
TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001

Ngày:
Trang: 2

Hồ sơ sửa đổi
Phiên

bản

Soạn thảo
Bởi
Ngày

Xem xét/Kiểm tra
Bởi
Ngày

Phê duyệt
Bởi
Ngày

Ngày phát
hành

Tóm tắt thay đổi
Phát hành lần đầu cho thi
công

1

Danh sách phát hành

Bản số

Người nhận

Cơng ty


Chức vụ

Mục đích

[CHT]

Cơng ty cổ phần vật tư thiết
bị cơng trình Minh Đức

Chỉ huy trưởng

Để thực hiện

1

2

3

4

 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức, không
được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức


Phiên bản: 1

MINH DUC COMEC ., JSC

TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001

Ngày:
Trang: 3

PHẦN TRÌNH DUYỆT
ĐẠI DIỆN CÁC BÊN

Ký, Họ và tên, Chức vụ

Ngày

CHỦ ĐẦU TƯ

TƯ VẤN GIÁM SÁT

TỔNG THÀU THI
CÔNG

NHÀ THẦU PHỤ THI
CÔNG

 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần vật tư thiết bị công trình Minh Đức, khơng
được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức

Ghi chú



MINH DUC COMEC ., JSC
TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001

MỤC LỤC

Phiên bản: 1
Ngày:
Trang: 4

Trang

1.

LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................................................6

2.

CÁC LOẠI VẬT TƯ SỬ DỤNG CHO HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC .......................................................6

3.

CÁC LOẠI THIẾT BỊ PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC THI CÔNG DỰ ỨNG LỰC ....................................7

4.

BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN VẬT TƯ...............................................................................................7

5.


SÀN CÔNG TÁC ...................................................................................................................................8

6.

SỰ PHỐI KẾT HỢP GIỮA NHÀ THẦU CHÍNH VÀ CƠNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ THIẾT BỊ CƠNG
TRÌNH MINH ĐỨC TRONG CÔNG TÁC LẮP ĐẶT CÁP DỰ ỨNG LỰC ............................................9

7.

ĐÁNH DẤU SỐ HIỆU, VỊ TRÍ VÀ CAO ĐỘ CÁC ĐƯỜNG CÁP ..........................................................9

8.

LẮP ĐẶT THÂN NEO CỦA ĐẦU NEO CHỦ ĐỘNG LÊN VÁN KHUÔN THÀNH ...............................10

9.

CÁC BIỆN PHÁP CẮT VÀ LUỒN CÁP ...............................................................................................10

10.

CÁC LƯU Ý TRONG KHI CẮT VÀ LUỒN CÁP ..................................................................................11

11.

LẮP ĐẶT ĐƯỜNG CÁP ......................................................................................................................11

12.

LẮP ĐẶT ĐẦU NEO BỊ ĐỘNG ............................................................................................................12


13.

ĐỊNH HÌNH BIÊN DẠNG ĐƯỜNG CÁP .............................................................................................13

14.

CÁC CƠNG VIỆC HỒN THIỆN VÀ KIỂM TRA TRƯỚC KHI ĐỔ BÊ TÔNG ...................................13

15.

CÔNG TÁC ĐỔ BÊ TÔNG VÀ CÁC LƯU Ý .......................................................................................14

16.

THÁO VÁN KHUÔN THÀNH VÀ KHUÔN HỐC ĐẦU NEO ................................................................15

17.

LẮP ĐẶT ĐẦU NEO CHỦ ĐỘNG .......................................................................................................16

18.

CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI KÉO CĂNG VÀ CÁC LƯU Ý ..................................................16

19.

QUY TRÌNH KÉO CĂNG CHO ĐẦU NEO CHỦ ĐỘNG LOẠI DẸT ....................................................17

20.


SAI LỆCH ĐỘ DÃN DÀI VÀ KHOẢNG DUNG SAI CHO PHÉP .........................................................18

21.

CẮT CÁP VÀ BỊT HỐC ĐẦU NEO ......................................................................................................20

22.

CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI BƠM VỮA VÀ CÁC LƯU Ý ...................................................21

23.

HỖN HỢP VỮA ...................................................................................................................................21

24.

CÁC THÍ NGHIỆM VỮA ......................................................................................................................21

25.

QUY TRÌNH TRỘN VÀ BƠM VỮA .....................................................................................................23

26.

CÁC LƯU Ý TRONG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG .........................................................24

27.

QUY TRÌNH XỬ LÝ SỰ CỐ ................................................................................................................26


 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức, khơng
được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức


MINH DUC COMEC ., JSC
TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001

Phiên bản: 1
Ngày:
Trang: 5

PHỤ LỤC A – SƠ ĐỒ TỔ CHỨC .................................................................................................................32
PHỤ LỤC B - THIẾT BỊ PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC THI CÔNG DỰ ỨNG LỰC ......................................33
PHỤ LỤC C - SƠ ĐỒ BỐ TRÍ VÀ PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC GIỮA NHÀ THẦU CHÍNH VÀ MDC ...........34
PHỤ LỤC D - CÁC BIỂU MẪU VĂN BẢN ...................................................................................................34
PHỤ LỤC E - ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA CÁC LOẠI PHỤ GIA DÙNG CHO VỮA BƠM ..........................49
PHỤ LỤC F – BẢN VẼ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CƠNG ĐIỂN HÌNH .....................................................54

 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức, khơng
được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Cơng ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức


MINH DUC COMEC ., JSC
TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001
1.


Phiên bản: 1
Ngày:
Trang: 6

LỜI GIỚI THIỆU
Tài liệu Biện pháp thi công này mô tả các quy trình trong cơng tác thi cơng hệ thống Dự ứng lực của Công
ty Cổ Phần Vật Tư Thiết Bị Cơng Trình Minh Đức (từ đây gọi tắt là MDC), từ khâu chuẩn bị, lắp đặt, đổ bê
tông, kéo căng, đến bơm vữa cho các đường cáp Dự ứng lực trong các kết cấu dầm sàn dự ứng lực.
Loại neo, số sợi cáp trong mỗi đường cáp, cách bố trí và khoảng cách giữa các đường cáp cũng như cao
độ của chúng, lực kéo căng, quy trình kéo căng, … cần tuân thủ theo các chỉ dẫn đưa ra trong bản vẽ thi
công và tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án.

2.

CÁC LOẠI VẬT TƯ SỬ DỤNG CHO HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
2.1.
Vật tư chính
 Cáp dự ứng lực
 Cáp dự ứng lực loại 7 sợi
 Đường kính danh định
12.7 mm
 Diện tích mặt cắt danh định
99 mm2
 Trọng lượng danh định
0.778 kg/m
 Giới hạn chảy danh định
1670 MPa
 Giới hạn bền danh định
1860 Mpa

 Lực kéo đứt cáp tối thiểu
183.6 kN
 Môđun đàn hồi
~ 195 GPa
 Chất lượng cáp theo tiêu chuẩn
ASTM A416 Grade 270
 Hệ đầu neo chủ động – đầu neo kéo (bao gồm đầu neo, thân neo và nêm)

 Ống gen chứa cáp và ống nối

 Vữa bơm (hỗn hợp của xi măng Pooclăng (PCB40), nước và các loại phụ gia thích hợp)
 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức, không
được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức


MINH DUC COMEC ., JSC
TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001
2.2.

Phiên bản: 1
Ngày:
Trang: 7

Vật tư phụ

 Vật liệu bịt đầu neo bị động (bằng nhựa, xốp, matit, vải ...)
 Van bơm vữa và vịi bơm vữa (bằng nhựa)
 Khn hốc đầu neo (bằng nhựa, xốp, gỗ, thép, …)

 Cốt thép gia cường đầu neo (cung cấp và lắp đặt bởi Nhà thầu chính)
 Con kê đường cáp
 Băng dính, dây thép buộc và các loại vật tư phụ khác
3.

CÁC LOẠI THIẾT BỊ PHỤC VỤ CHO CƠNG TÁC THI CƠNG DỰ ỨNG LỰC
 Kích kéo căng
 Bơm thủy lực và đồng hồ đo áp suất đi kèm
 Kích đánh rối (dùng để chế tạo đầu chết kiểu củ hành) (nếu cần)
 Máy trộn và bơm vữa
 Tang cáp
 Khung cẩu cáp (nếu cần)
 Máy cắt cầm tay, máy khoan, máy cưa sọc, …
 Dụng cụ cầm tay (cờ-lê, mỏ lết, kìm, búa, kìm nước, tuốc-nơ-vit, ...)
(Xin tham khảo Phụ lục B để biết thêm chi tiết)

4.

BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN VẬT TƯ
Bãi chứa vật tư phải được chuẩn bị từ trước, đủ diện tích cho số lượng vật tư sử dụng cho dự án hoặc
nhập về từng đợt theo kế hoạch đã định dựa theo tiến độ thi công. Bãi chứa vật tư phải đủ điều kiện để
bảo quản vật tư, tránh bị hư hại, ngăn ngừa các hành động phá hoại, không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ
vốn là nguyên nhân gây ra biến dạng cho các vật tư làm bằng nhựa, ngăn ngừa độ ẩm giúp phòng chống
khả năng ăn mòn, rỉ sét đối với các vật tư bằng sắt thép.
Tất cả các vật tư phải được đặt trên nền đất cứng, cách mặt đất (có lớp kê, như gỗ), tốt nhất là trên nền
bê tông hoặc rải đá dăm với điều kiện thốt nước tốt, được che phủ, khơng để phơi ra ngoài trời.

Các bộ phận neo (đầu neo, thân neo, nêm, …) phải được bảo quản trong thùng, trong phòng hoặc trong
container, các loại vật tư khác được bảo quản che đậy bằng bạt hoặc mái tôn.


 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức, khơng
được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức


MINH DUC COMEC ., JSC
TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001

Phiên bản: 1
Ngày:
Trang: 8

Vật tư dùng cho công tác bơm vữa như xi măng được tập kết ngay tại các sàn chuẩn bị bơm vữa, có kê
gỗ hoặc mâm ván. Các vật tư khác như Sika Intraplast Z-HV và Sikament NN được bảo quản trong phòng
hoặc trong container.
Các vật tư phải được kiểm tra theo định kỳ, thường là ba tháng một lần, hay bất cứ khi nào khi có yêu
cầu.
Trong trường hợp kéo dài thời gian thi công, vật tư bắt buộc phải lưu kho bãi trong một thời gian dài, các
chất chống ăn mịn thích hợp có thể được sử dụng cho các vật tư bằng sắt thép.
Việc bốc dỡ các vật tư nặng (cáp dự ứng lực, các bộ phận neo, …) cần được thực hiện bằng xe cẩu tự
hành, xe cẩu thùng, xe nâng hoặc cần trục tháp.
Cẩn thận khi vận chuyển vật tư thiết bị để tránh xảy ra hư hỏng về mặt cơ lý.
5.

SÀN CÔNG TÁC
Một hệ thống sàn công tác bao gồm cả lan can chống ngã cao và lưới chống vật rơi đảm bảo an tồn là
cần thiết cho các cơng tác lắp đặt (lắp thân neo, luồn cáp, …), kéo căng và bơm vữa.
Hệ thống sàn cơng tác phải được bố trí quanh khu vực đang thi cơng, tại các vị trí của đầu neo chủ động
(trừ trường hợp đầu neo chủ động được bố trí trên mặt sàn).

Sàn cơng tác phải rộng tối thiểu 1.0-m tính từ mặt đầu neo chủ động và cao độ phù hợp để thuận lợi thao
tác
Sàn công tác có khả năng chịu được tải trọng của người và thiết bị thi công (khoảng 300-kg).

 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức, khơng
được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức


MINH DUC COMEC ., JSC
TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001
6.

Phiên bản: 1
Ngày:
Trang: 9

SỰ PHỐI KẾT HỢP GIỮA NHÀ THẦU CHÍNH VÀ CƠNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ THIẾT BỊ CƠNG
TRÌNH MINH ĐỨC TRONG CƠNG TÁC LẮP ĐẶT CÁP DỰ ỨNG LỰC
(Các cơng việc ký hiệu “bởi NTC” sẽ do Nhà Thầu chính thực hiện hoặc “bởi MDC” sẽ do Công ty Cổ
Phần Vật Tư Thiết Bị Cơng Trình Minh Đức thực hiện)
Sự phối kết hợp chặt chẽ và kịp thời giữa Nhà Thầu chính và nhà thầu phụ thi cơng cáp Dự ứng lực (ở
đây là Công ty Cổ Phần Vật Tư Thiết Bị Cơng Trình Minh Đức) là điều cần thiết do sự phức tạp của công
tác lắp đặt cốt thép và các đường cáp dự ứng lực trên công trường
Theo kinh nghiệm từ các dự án khác, sự phối hợp giữa Nhà Thầu chính và nhà thầu phụ thi cơng cáp Dự
ứng lực nên thực hiện như sau:
 Lắp đặt hệ thống giàn giáo và ván khuôn sàn → “bởi NTC”
 Đánh dấu vị trí các đường cáp và cao độ của chúng trên ván khuôn sàn → “bởi MDC”
 Cơng ty Cổ Phần Vật Tư Thiết Bị Cơng Trình Minh Đức kiến nghị Nhà Thầu chính lắp ván khn thành

trước khi tiến hành lắp đặt cốt thép → “bởi NTC”
 Lắp thân neo lên ván khuôn thành → “bởi MDC”
 Lắp đặt cốt thép lớp dưới → “bởi NTC”
 Bàn giao cho Công ty Cổ Phần Vật Tư Thiết Bị Cơng Trình Minh Đức lắp đặt các đường cáp Dự ứng
lực → “bởi MDC”
 Lắp đặt cốt thép lớp trên → “bởi NTC”
 Hoàn thiện trước khi đổ bê tông → “bởi NTC, MDC”
Việc bàn giao mặt bằng thi cơng có thể được thực hiện theo từng khu vực sàn nhằm đáp ứng kế hoạch
và tiến độ mà Chủ Đầu tư yêu cầu.
(Xin tham khảo Phụ lục C để biết thêm chi tiết)

7.

ĐÁNH DẤU SỐ HIỆU, VỊ TRÍ VÀ CAO ĐỘ CÁC ĐƯỜNG CÁP
Vị trí của các đường cáp, số hiệu và cao độ của chúng phải được xác định và đánh dấu lên ván khuôn
sàn hoặc dầm bằng sơn, bút đánh dấu, …
Thơng thường, vị trí của các đường cáp được xác định từ tim cột hoặc có thể từ một hệ quy chiếu tương
đương.
Cần kiểm tra kỹ việc đánh dấu số hiệu, vị trí của các đường cáp và cao độ của chúng so với bản vẽ thi
công trước khi tiến hành lắp đặt cáp.

 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức, không
được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức


MINH DUC COMEC ., JSC
TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001
8.


Phiên bản: 1
Ngày:
Trang: 10

LẮP ĐẶT THÂN NEO CỦA ĐẦU NEO CHỦ ĐỘNG LÊN VÁN KHUÔN THÀNH
Trong trường hợp đầu neo chủ động được bố trí ở mép sàn hoặc đầu dầm, Cơng ty Cổ Phần Vật Tư
Thiết Bị Cơng Trình Minh Đức kiến nghị Nhà Thầu chính lắp ván khn thành của sàn hoặc của đầu dầm
trước khi tiến hành lắp đặt cáp.
Cố định thân neo và khuôn hốc đầu neo vào ván khn thành bằng bu lơng với độ dài thích hợp.
Đối với hệ thống Dự ứng lực trong sàn (sử dụng loại đầu neo dẹt), khuôn hốc đầu neo thường được làm
bằng nhựa tại những vị trí thơng thường, hoặc làm bằng thép, gỗ, xốp, … tại những vị trí đặc biệt (mép
cong, cạnh vát, lỗ mở trên sàn, sát cột …).
Đục lỗ trên ván khn thành tại vị trí thân neo và khuôn hốc đầu neo, để khi lắp đặt các đường cáp, đoạn
cáp phục vụ cho công tác kéo căng có thể xun qua ván khn thành ra ngồi.

Bề mặt thân neo phải được lắp vng góc trục đường cáp, đảm bảo trong khoảng cách tối thiểu là 1-m
tính từ đi thân neo (nếu khơng có ghi chú khác), tâm của thân neo và tâm ống gen chứa cáp là thẳng
hàng, không được lệch hoặc gấp khúc, tránh làm tăng hệ số ma sát khi kéo căng.
Trong trường hợp đầu neo chủ động được bố trí ở trên sàn hoặc tại vị trí dầm, vách... nơi dày đặc cốt
thép hoặc tại những vị trí mà ván khn thành chỉ có thể lắp đặt sau khi đã lắp cốt thép, thân neo và
khn hốc đầu neo có thể được lắp đặt sau khi đã lắp đặt ống gen chứa cáp và luồn cáp. Khi đó, Nhà
Thầu chính hỗ trợ việc tách cốt thép để có thể lắp được thân neo và khuôn hốc đầu neo.
Tùy vào đặc điểm của từng dự án, tùy vào từng đường cáp mà trình tự lắp đặt thân neo và khuôn hốc
đầu neo - lắp đặt ống gen chứa cáp - cắt và luồn cáp có thể thay đổi một cách linh hoạt cho phù hợp.
Khn hốc đầu neo loại định hình (bằng nhựa, thép) phải được bôi dầu trước khi đổ bê tông để dễ dàng
tháo ra sau này.
Lắp cốt thép gia cường theo như bản vẽ thi cơng phía sau thân neo.
9.


CÁC BIỆN PHÁP CẮT VÀ LUỒN CÁP
Các biện pháp cắt và luồn cáp có thể được áp dụng cho dự án này:
a. Cắt và luồn cáp tại chỗ
 Các ống gen chứa cáp được đặt sẵn tại vị trí lắp đặt trên sàn, nối với nhau bằng ống nối cho đến
khi đạt chiều dài như trong bản vẽ thi công
 Cáp được kéo lên vị trí lắp đặt từ cuộn cáp nguyên, luồn trực tiếp từng sợi vào ống gen chứa cáp,
cắt theo đúng chiều dài thiết kế, sau đó tạo đầu củ hành cho đầu neo bị động bằng kích đánh rối
(đối với những đường cáp có một đầu neo chủ động).
b. Cắt và luồn cáp trước dưới mặt đất (gia công sẵn)

 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức, khơng
được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức


MINH DUC COMEC ., JSC
TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001

Phiên bản: 1
Ngày:
Trang: 11

 Cáp được luồn vào ống chứa cáp đã nối sẵn, cắt theo đúng chiều dài thiết kế, tạo đầu củ hành cho
đầu neo bị động bằng kích đánh rối (đối với những đường cáp có một đầu neo chủ động) dưới mặt
đất, sau đó được cẩu lên sàn bằng khung cẩu cáp hoặc cuộn thành vòng để cẩu lên sàn
10.

CÁC LƯU Ý TRONG KHI CẮT VÀ LUỒN CÁP
 Các ống gen chứa cáp được nối với nhau bằng ống nối cho đến khi đạt chiều dài như trong bản vẽ thi

công. Hai đầu của các ống gen chứa cáp phải được kiểm tra ba-via trước khi nối. Các ống nối này
được làm bằng nhựa hoặc ống mạ kẽm với kích cỡ to hơn, có chiều dài khoảng 150-200mm. Sau khi
kết thúc việc rải cáp, các mối nối này sẽ được quấn kín bằng băng dính để tránh vữa xi măng lọt vào
trong đường cáp trong quá trình đổ bê tông.
 Cáp được cắt theo đúng chiều dài yêu cầu (bao gồm cả chiều dài kéo căng). Không được cắt cáp
bằng ôxy axêtylen hoặc các phương pháp nhiệt tương tự. Nên dùng máy cắt đĩa để cắt cáp.
 Đối với đầu neo bị động, củ hành được chế tạo bằng kích đánh rối ngay sau khi kết thúc việc luồn cáp.
 Đối với hệ thống Dự ứng lực trong sàn (sử dụng loại ống dẹt), tại vị trí đầu neo bị động, vật liệu bịt đầu
neo bị động (bằng chi tiết nhựa đúc sẵn, xốp, matit, vải ...) được sử dụng làm kín ở điểm cuối của ống
gen chứa cáp để ngăn cách ống gen chứa cáp với đoạn cáp trần chôn trong bê tông, tránh vữa xi
măng lọt vào trong đường cáp trong q trình đổ bê tơng.
 Trong trường hợp các đường cáp được gia công sẵn dưới mặt đất trước khi đưa lên sàn (xem mục
9.b), số hiệu đường cáp được đối chiếu với bản vẽ thi công và được đánh dấu lên ống chứa cáp để
thuận tiện cho công tác rải cáp sau này.

 Ghi lại số cuộn cáp và số sợi cáp cho từng đường cáp đã cắt vào “Báo cáo cắt & luồn cáp” (đính kèm
tại phụ lục D).
11.

LẮP ĐẶT ĐƯỜNG CÁP
Như đã nói ở mục 8 về các biện pháp cắt và luồn cáp, các đường cáp có thể được lắp đặt trực tiếp trên
sàn (đối với những đường cáp dài) hoặc được gia công sẵn từ dưới mặt đất rồi đưa lên sàn bằng khung
cẩu cáp hoặc cuộn thành vòng để cẩu.
Phải đảm bảo khối lượng cáp đưa lên sàn trong một lần nâng không vượt quá khả năng chịu tải cho phép
của khung cẩu cáp và sức nâng cho phép tương ứng với tầm với của thiết bị nâng.
Phải đảm bảo rằng các đường cáp được lắp đặt đúng vị trí đã đánh dấu trên ván khuôn sàn.
Tại các điểm giao nhau của các đường cáp, việc kiểm tra vị trí trên/dưới của chúng là rất cần thiết để đảm
bảo cao độ như trong bản vẽ thi công, kỹ sư hiện trường hoặc người phụ trách kỹ thuật của MDC trên
công trường sẽ chuẩn bị sẵn bản vẽ đan cáp.
Sau khi các đường cáp đã được lắp đặt vào đúng vị trí của chúng, luồn đoạn cáp phục vụ cho cơng tác

kéo căng qua thân neo và khuôn hốc đầu neo, xun qua ván khn thành ra ngồi.

 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức, khơng
được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức


MINH DUC COMEC ., JSC
TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001

Phiên bản: 1
Ngày:
Trang: 12

Tại đầu neo chủ động, tùy vào cấu tạo của thân neo mà ống gen chứa cáp được kết nối với thân neo
bằng cách cắm trực tiếp vào thân neo hoặc thông qua một ống nối nhựa hoặc ống gen mạ kẽm với kích
cỡ to hơn, được buộc chặt bằng dây thép buộc và quấn kín bằng băng dính.

12.

LẮP ĐẶT ĐẦU NEO BỊ ĐỘNG
Sau khi đã lắp đặt cáp vào vị trí và luồn đoạn cáp kéo căng qua thân neo và khn hốc đầu neo ra ngồi,
định hình đầu neo bị động theo hình dáng và kích thước như trong bản vẽ thi công.

Phải đảm bảo đầu neo bị động đã được đặt đúng vị trí và chiều dài đoạn cáp kéo căng ở phía đầu neo
chủ động là đủ yêu cầu đối với loại kích kéo căng sẽ sử dụng.
Phải đảm bảo củ hành của đầu neo bị động được kéo vào trong khu vực dầm, cột hoặc vách (nếu có)
như trong bản vẽ thi cơng.
Phải đảm bảo kích thước củ hành của đầu neo bị động đạt yêu cầu.

Phải đảm bảo chiều dài đoạn cáp trần chôn trong bê tông cũng như khoảng cách giữa các củ hành của
đầu neo bị động như quy định trong bản vẽ thi công.
Phải đảm bảo điểm cuối của ống gen chứa cáp được làm kín (bằng chi tiết nhựa đúc sẵn, xốp, matit, vải
...) để tránh vữa xi măng lọt vào trong đường cáp trong q trình đổ bê tơng.
Lắp cốt thép gia cường theo như bản vẽ thi công cho đầu neo bị động → “bởi NTC”
 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức, không
được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức


MINH DUC COMEC ., JSC
TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001
13.

Phiên bản: 1
Ngày:
Trang: 13

ĐỊNH HÌNH BIÊN DẠNG ĐƯỜNG CÁP
Đối với các đường cáp trong dầm, các con kê đường cáp chế tạo từ thép gân đường kính 10-14mm,
được buộc chặt bằng dây thép buộc vào thép đai của dầm với khoảng cách từ 750-mm đến 1000-mm hay
như quy định trong bản vẽ thi công.
Đối với các đường cáp trong sàn, các con kê đường cáp chế tạo từ thép trịn trơn có đường kính khoảng
4-6mm, được đặt trên ván khn sàn với khoảng cách từ 750-mm đến 1000-mm hay như quy định trong
bản vẽ thi công, cột chặt vào cốt thép bằng dây thép buộc hoặc bắn ghim xuống ván khuôn sàn. Chân
con kê phải được sơn bằng sơn chống gỉ.

Ống chứa cáp được buộc vào con kê một cách chắc chắn, đảm bảo khơng bị xê dịch trong q trình đổ
bê tơng, nhưng cũng khơng q chặt để khỏi làm móp ống.

Độ lệch hướng của đường cáp (dung sai lắp đặt ống gen chứa cáp) không vượt quá ±5mm theo phương
đứng và ±20mm theo phương ngang.
Nhà Thầu chính phải đảm bảo rằng các công việc cắt, uốn và lắp đặt cốt thép được tiến hành chính xác
trong khoảng sai số cho phép, đặc biệt tại những điểm cao nhất và thấp nhất. Việc lắp đặt cốt thép sai có
thể dẫn tới độ lệch hướng quá mức cho phép của các đường cáp dự ứng lực
14.

CÁC CƠNG VIỆC HỒN THIỆN VÀ KIỂM TRA TRƯỚC KHI ĐỔ BÊ TÔNG
Lắp các van bơm vữa trung gian dọc theo đường cáp, tại các điểm cao nhất, với khoảng cách tối đa 30m, cột chặt vào ống gen chứa cáp bằng dây thép buộc và quấn kín bằng băng dính (chú ý đục lỗ trên ống
gen chứa cáp tại vị trí van bơm vữa).
Khơng nên lắp van bơm vữa tại các điểm thấp nhất, vì khi kéo căng, bó cáp có xu hướng bị đẩy lên tại
các điểm này, ép sát vào ống gen chứa cáp gây tắc lỗ van bơm.
Không nên lắp van bơm vữa tại các vị trí trong cột hoặc trong vách để tránh tình trạng hư hại khi tháo lắp
ván khn cột hoặc vách.
Lắp các vòi bơm vữa cho các van bơm vữa và tại các vị trí bơm vữa của đầu neo chủ động và đầu neo bị
động. Vòi bơm vữa phải đủ dài (khoảng 40-50cm tính từ mặt bê tơng) để đảm bảo bơm vữa và khóa vịi
sau này.
Sau khi lắp, các vịi bơm vữa nên được đóng lại để tránh nước, bụi bẩn hoặc vữa xi măng lọt vào trong
ống gen chứa cáp khi đang tiến hành các công việc khác. Vòi bơm vữa chỉ nên được mở ra khi bắt đầu
bơm vữa. Cách đóng vịi bơm vữa đơn giản là quấn kín bằng băng dính hoặc bẻ gập và cột lại bằng dây
thép buộc.
Làm kín các khe hở giữa ván khuôn thành và khuôn hốc đầu neo, giữa khuôn hốc đầu neo và thân neo
để tránh vữa xi măng lọt vào ống gen chứa cáp trong quá trình đổ bê tông.
Cột chặt mối nối giữa thân neo và ống nối bằng dây thép buộc và quấn kín bằng băng dính.

 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần vật tư thiết bị công trình Minh Đức, khơng
được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức



MINH DUC COMEC ., JSC
TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001

Phiên bản: 1
Ngày:
Trang: 14

Quấn kín các mối nối giữa ống gen chứa cáp và ống nối bằng băng dính để tránh vữa xi măng lọt vào ống
gen chứa cáp trong quá trình đổ bê tơng.

Bọc kín đoạn cáp phục vụ cho cơng tác kéo căng bằng ni-lông hoặc một đoạn ống gen chứa cáp để tránh
rỉ sét, bụi bẩn hay vữa xi măng bám vào trong q trình đổ bê tơng.
Kiểm tra lại sự thẳng hàng của các đường cáp bằng cách căng dây chỉnh thẳng.
Kiểm tra lại độ chắc chắn của các con kê đường cáp, đảm bảo không bị xê dịch trong q trình đổ bê
tơng.
Kiểm tra lại tồn bộ các công việc đã thực hiện, sửa chữa các điểm khiếm khuyết (nếu có) bằng dây thép
buộc và băng dính và ghi vào “Báo cáo lắp đặt cáp và kiểm tra trước khi đổ bê tơng” (đính kèm tại phụ lục
D).

Tất cả những sự thay đổi, sai khác của công tác thi công lắp đặt các đường cáp dự ứng lực so với bản vẽ
thiết kế thi công đã được phê duyệt đều phải được ghi lại trong biên bản xử lý hiện trường và/hoặc biên
bản nghiệm thu, phải được các bên có liên quan (Nhà Thầu chính / Tư vấn Giám sát / Chủ Đầu tư) phê
duyệt mới được phép đổ bê tơng.
15.

CƠNG TÁC ĐỔ BÊ TƠNG VÀ CÁC LƯU Ý
Nhà Thầu chính cần quan tâm lưu ý đến các đường cáp dự ứng lực trong quá trình đổ bê tông. Vấn đề
này rất quan trọng, giúp ngăn ngừa những sự cố có thể xảy ra trước hoặc trong giai đoạn kéo căng, gây
mất an toàn và ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ của cơng trình.


 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức, không
được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức


MINH DUC COMEC ., JSC
TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001

Phiên bản: 1
Ngày:
Trang: 15

Một số những lưu ý trong quá trình đổ bê tông:
 Trước khi đổ bê tông, người giám sát phải nắm rõ sơ đồ bố trí các đường cáp dự ứng lực và khuyến
cáo những người trực tiếp đổ bê tơng biết những vị trí bố trí cốt thép và đường cáp dự ứng lực giao
nhau dày đặc.
 Trong khi đổ bê tơng, sử dụng những tấm ván thích hợp gác qua các đường cáp dự ứng lực, để tránh
tải trọng thi công tác động trực tiếp gây hư hại cho ống gen chứa cáp. Tải trọng thi công điển hình là
các thiết bị thi cơng (đầm, bơm, động cơ điện, …), dụng cụ cầm tay, người lao động, …
 Không đứng hoặc đi lại trên các đường cáp dự ứng lực.
 Không đổ bê tông trực tiếp lên các đường cáp dự ứng lực.
 Đổ và đầm bê tông cẩn thận để tránh làm hư hại cho ống gen chứa cáp.
 Chú ý đầm bê tông thật kỹ xung quanh các vị trí đầu neo chủ động và đầu neo bị động để ngăn ngừa
tình trạng rỗ bê tơng. Tuy nhiên, không thọc đầm trực tiếp lên đầu neo chủ động và đầu neo bị động.
 Đường kính đầm phải phù hợp, đặc biệt tại các vị trí cốt thép và đường cáp dự ứng lực giao nhau dày
đặc, đảm bảo bê tông được đầm chặt, không bị rỗ.
 Khơng thọc / rút đầm mạnh và đột ngột, đó có thể là nguyên nhân khiến cho đầm nảy lên khỏi cốt thép,
va móp hoặc làm thủng ống gen chứa cáp. Nguyên tắc thọc / rút đầm là nhẹ nhàng và từ từ.

 Không nên thọc đầm vào những vị trí nếu chưa chắc chắn là có đường cáp dự ứng lực tại đó hay
khơng.
16.

THÁO VÁN KHN THÀNH VÀ KHN HỐC ĐẦU NEO
MDC kiến nghị Nhà Thầu chính tháo ván khn thành trong vịng 24-giờ kể từ khi kết thúc công tác đổ bê
tông.
Khuôn hốc đầu neo được tháo ra ngay sau đó và tái sử dụng cho những lần đổ kế tiếp.

 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức, khơng
được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức


MINH DUC COMEC ., JSC
TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001
17.

Phiên bản: 1
Ngày:
Trang: 16

LẮP ĐẶT ĐẦU NEO CHỦ ĐỘNG

Việc lắp đặt đầu neo chủ động chỉ nên được thực hiện ngay trước khi tiến hành công tác kéo căng.
Gỡ bỏ ni-lông hoặc đoạn ống gen chứa cáp bọc đoạn cáp phục vụ cho công tác kéo căng.
Kiểm tra và làm sạch bề mặt thân neo, tẩy bỏ vữa xi măng dính bám trong q trình đổ bê tơng.
Kiểm tra và làm sạch các sợi cáp bằng bàn chải sắt nếu cần.
Sắp xếp các sợi cáp theo trình tự thích hợp cho việc lắp đặt đầu neo chủ động. Không nhất thiết phải cắt

cáp theo đúng chiều dài, nhưng phải đảm bảo rằng chiều dài cáp là đủ cho công tác kéo căng.
Luồn đầu neo chủ động qua các sợi cáp và trượt đến sát mặt thân neo. Đối với đầu neo dẹt, công việc
này được thực hiện bằng tay.
Lắp nêm vào các lỗ trên đầu neo và đóng chặt bằng dụng cụ chuyên dụng.
Kiểm tra lại mọi chi tiết lần cuối để sẵn sàng cho cơng tác kéo căng.
18.

CƠNG VIỆC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI KÉO CĂNG VÀ CÁC LƯU Ý
Kiểm tra hệ thống sàn cơng tác tại các vị trí kéo căng để đảm bảo chắc chắn điều kiện làm việc an toàn
cho người lao động.
Kiểm tra thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận hiệu chuẩn kích kéo căng và đồng hồ áp suất.
Kích và đồng hồ phải được hiệu chuẩn định kỳ như quy định trong tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án.
Kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng làm việc của bơm thủy lực, kích kéo căng và đồng hồ áp suất, nguồn điện,
tuy ô thủy lực, đầu nối, … để đảm bảo khả năng hoạt động tốt của toàn bộ hệ thống.
Cơng tác kéo căng chỉ có thể được thực hiện khi bê tông đã đạt đến cường độ quy định trong bản vẽ thi
công và Công ty Cổ Phần Vật Tư Thiết Bị Cơng Trình Minh Đức nhận được lệnh kéo căng bằng văn bản
từ phía Nhà Thầu chính / Tư vấn Giám sát / Chủ Đầu tư.
Phải tuân thủ nghiêm ngặt lực kéo căng và quy trình kéo căng quy định trong bản vẽ thi công và tiêu
chuẩn kỹ thuật của dự án.

 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức, khơng
được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Công ty cổ phần vật tư thiết bị công trình Minh Đức


MINH DUC COMEC ., JSC
TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001
19.


Phiên bản: 1
Ngày:
Trang: 17

QUY TRÌNH KÉO CĂNG CHO ĐẦU NEO CHỦ ĐỘNG LOẠI DẸT
Công tác kéo căng được thực hiện lần lượt cho từng sợi cáp trong một đường cáp bằng kích kéo căng
loại một sợi.
Công tác kéo căng được thực hiện theo 1 trong 2 cách: Quá trình căng kéo được bắt đầu, thực hiện một
lần từ 0 đến giá trị cuối cùng (thiết kế), Hoặc quá trình được chia thành hai bước: bước kéo khử chùng và
bước kéo căng đủ lực thiết kế.
a. Bước kéo khử chùng (nếu có)
Tấm chặn nêm được luồn qua sợi cáp và trượt sát đến mặt đầu neo chủ động. Chắc chắn rằng mặt
lõm của tấm chặn nêm quay theo đúng chiều hướng về phía đầu neo.
Kích kéo căng sau đó được luồn qua sợi cáp và trượt sát đến tấm chặn nêm. Thông thường, việc lắp
đặt kích được thực hiện bằng tay.
Vận hành bơm thủy lực, tăng áp suất chậm từ giá trị không đến 20% giá trị lực kéo thiết kế cuối cùng.
Theo dõi nêm ở đầu neo chủ động phía đối diện (nếu là đường cáp có hai đầu neo chủ động).
Giảm áp suất về giá trị khơng, hồi kích.
Một lưu ý quan trọng là bước kéo khử chùng chỉ được áp dụng cho những đường cáp có một đầu neo
chủ động và đầu neo thứ nhất của những đường cáp có hai đầu neo chủ động. Có nghĩa là đầu neo
thứ hai của những đường cáp có hai đầu neo chủ động sẽ bỏ qua bước kéo khử chùng mà kéo căng
đủ lực thiết kế luôn. Lý do là khi đầu neo thứ nhất đã được kéo căng đủ lực thiết kế thì lực căng trong
các sợi cáp ở phía đầu neo thứ hai chắc chắn đã vượt quá 20% giá trị lực kéo thiết kế cuối cùng.
b. Bước kéo căng đủ lực thiết kế
Sử dụng sơn và dưỡng để đánh dấu điểm mốc ban đầu trên các sợi cáp, phục vụ cho việc đo đạc độ
dãn dài sau khi kéo căng.
Cũng có thể sử dụng bút xóa để đánh dấu điểm mốc ngay tại vị trí nêm của đầu neo chủ động.
Tấm chặn nêm được luồn qua sợi cáp và trượt sát đến mặt đầu neo chủ động. Chắc chắn rằng mặt
lõm của tấm chặn nêm quay theo đúng chiều hướng về phía đầu neo.


Kích kéo căng sau đó được luồn qua sợi cáp và trượt sát đến tấm chặn nêm. Thơng thường, việc lắp
đặt kích được thực hiện bằng tay.
Vận hành bơm thủy lực, tăng áp suất từ từ, một lần từ giá trị không đến 100% giá trị lực kéo thiết kế
cuối cùng.
Giảm áp suất về giá trị không, hồi kích.
Rút kích kéo căng và tấm chặn nêm ra và chuyển sang sợi cáp khác.
Lặp lại các thao tác như trên cho các sợi cáp khác của đường cáp đó.
Sử dụng sơn và dưỡng để đánh dấu điểm mốc mới trên các sợi cáp đã kéo căng.
Đo khoảng cách từ điểm mốc ban đầu đến điểm mốc mới, sau khi kích kéo căng đã được rút ra hồn
tồn (gọi là ∆Ldo).
 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức, khơng
được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức


MINH DUC COMEC ., JSC
TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001

Phiên bản: 1
Ngày:
Trang: 18

c. Thứ tự kéo căng các sợi cáp
Thứ tự kéo căng của các sợi cáp trong một đường cáp như sau (thứ tự này có thể thay đổi đối với các
đường cáp có biên dạng đặc biệt):
Đường cáp 5 sợi:

3 – 1 (5) – 5 (1) – 2 (4) – 4 (2)


Đường cáp 4 sợi:

2 (3) – 3 (2) – 1 (4) – 4 (1)

Đường cáp 3 sợi

3 – 2 (4) – 4 (2)

Ghi lại giá trị đo được ∆Ldo vào “Báo cáo kéo căng hiện trường cho cáp đơn sợi”, tính tốn kết quả kéo
căng bằng “Tính tốn kết quả kéo căng cho cáp đơn sợi” (đính kèm tại phụ lục D) và đệ trình cho Nhà
Thầu chính / Tư vấn Giám sát / Chủ Đầu tư duyệt.
20.

SAI LỆCH ĐỘ DÃN DÀI VÀ KHOẢNG DUNG SAI CHO PHÉP
a. Độ dãn dài lý thuyết
Độ dãn dài lý thuyết ∆Llt được tính bằng cách nhập các dữ liệu cơ sở vào chương trình tính tốn.
Chương trình sẽ tự động cho ra kết quả cuối cùng.
Độ dãn dài lý thuyết được tính toán và đưa ra bởi đơn vị Tư vấn Thiết kế, hoặc có thể được tính tốn
và đệ trình bởi nhà thầu phụ thi công cáp dự ứng lực nhưng phải được đơn vị Tư vấn Thiết kế hoặc
đơn vị Tư vấn Giám sát kiểm tra và chấp thuận trước khi tiến hành công tác kéo căng.
b. Dữ liệu cơ sở để tính tốn sự mất lực do ma sát và độ dãn dài lý thuyết
 Hệ số ma sát µ
 Hệ số chệch hướng k
 Độ tụt nêm (giá trị lý thuyết)
 Mất lực tại đầu neo chủ động (giá trị lý thuyết)
 Biên dạng đường cáp (tọa độ các điểm cao nhất, thấp nhất và các điểm uốn)
 Chiều dài đường cáp để tính tốn độ giãn dài
 Chiều dài đoạn cáp trần chôn trong bê tông của đầu neo bị động để tính tốn độ giãn dài

 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Cơng ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức, không

được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức


MINH DUC COMEC ., JSC
TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001

Phiên bản: 1
Ngày:
Trang: 19

 Đặc tính cơ lý của cáp dự ứng lực (diện tích mặt cắt, mơ-đun đàn hồi, giá trị lý thuyết)
c. Ảnh hưởng của chiều dài neo chết đến độ dãn dài
Một lưu ý quan trọng đối với những đường cáp có một đầu neo bị động là chiều dài của đoạn cáp trần
chơn trong bê tơng tính cả củ hành. Hầu hết những chương trình tính tốn hiện nay đều xét đến chiều
dài tổng thể của đường cáp bất kể là đường cáp đó có một đầu neo chủ động hay hai đầu neo chủ
động. Tuy nhiên, với những đường cáp có một đầu neo bị động, chiều dài đoạn cáp trần chơn trong bê
tơng tính cả củ hành không bị dãn dài khi kéo căng. Theo kết quả nghiên cứu, chỉ có 1/3 chiều dài
đoạn neo bị động chịu ảnh hưởng trong q trình kéo căng. Do đó, chiều dài thực tế của đường cáp
phải giảm đi 2/3 chiều dài đoạn cáp trần chơn trong bê tơng tính cả củ hành. Độ dãn dài lý thuyết cho
các đường cáp có một đầu neo bị động ∆Llt’ được tính lại như sau:

Llt '  Llt 

L

2
Lnc
3

L

trong đó:
L:

chiều dài tổng thể đường cáp

Lnc : chiều dài đoạn neo bị động
d. Độ dãn dài điều chỉnh
Độ dãn dài điều chỉnh ∆Ldc được tính dựa trên độ dãn dài lý thuyết ∆Llt có xét đến đặc tính cơ lý thực
tế của cáp dự ứng lực (diện tích mặt cắt ngang, mơ-đun đàn hồi) theo công thức:
∆Ldc = ∆Llt x (Alt x Elt) / (Adc x Edc)
trong đó:
Alt : diện tích mặt cắt ngang lý thuyết
Elt : mô-đun đàn hồi lý thuyết
Adc : diện tích mặt cắt ngang thực tế
Edc : mơ-đun đàn hồi thực tế
(Các giá trị diện tích mặt cắt ngang và mô-đun đàn hồi thực tế nên được lấy từ chứng chỉ thí nghiệm
cáp của nhà sản xuất tương ứng với cuộn cáp đã sử dụng)
e. Độ dãn dài thực tế của những đường cáp có một đầu neo chủ động
Độ dãn dài thực tế của mỗi sợi cáp ∆Ltt của những đường cáp có một đầu neo chủ động sau khi kéo
căng được tính như sau:
∆Ltt1 = ∆Ldo1 (nếu quá trình căng kéo thực hiện 1 lần) hoặc
∆Ltt1 = ∆Ldo1x (100 / 80) (nếu q trình căng kéo có bước khử chùng)
trong đó:
∆Ldo : giá trị đo được từ điểm mốc ban đầu đến điểm mốc mới (xem mục 19).
Đối với các đường cáp được kéo căng bằng kích kéo căng loại một sợi, độ dãn dài thực tế của cả
đường cáp ∆Ltt là giá trị trung bình độ dãn dài thực tế của tất cả các sợi cáp trong đường cáp đó.
f. Độ dãn dài thực tế của những đường cáp có hai đầu neo chủ động
Độ dãn dài thực tế của mỗi sợi cáp ở đầu neo chủ động thứ nhất của những đường cáp có hai đầu

neo chủ động ∆Ltt1 sau khi kéo căng được tính như độ dãn dài thực tế của những đường cáp có một
đầu neo chủ động (xem mục 20.e), nghĩa là:
∆Ltt1 = ∆Ldo1 (nếu quá trình căng kéo thực hiện 1 lần) hoặc
∆Ltt1 = ∆Ldo1x (100 / 80) (nếu quá trình căng kéo có bước khử chùng)
 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức, khơng
được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức


MINH DUC COMEC ., JSC
TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001

Phiên bản: 1
Ngày:
Trang: 20

trong đó:
∆Ldo1 : giá trị đo được từ điểm mốc ban đầu đến điểm mốc mới tại đầu neo thứ nhất.
Độ dãn dài thực tế của mỗi sợi cáp ở đầu neo chủ động thứ hai của những đường cáp có hai đầu neo
chủ động ∆Ltt2 sau khi kéo căng chính là giá trị đo được từ điểm mốc ban đầu đến điểm mốc mới
(xem mục 19), nghĩa là:
∆Ltt2 = ∆Ldo2
trong đó:
∆Ldo2 : giá trị đo được từ điểm mốc ban đầu đến điểm mốc mới tại đầu neo thứ hai.
Độ dãn dài thực tế của mỗi sợi cáp ∆Ltt của những đường cáp có hai đầu neo chủ động sau khi kéo
căng được tính như sau:
∆Ltt = ∆Ltt1 + ∆Ltt2
Đối với các đường cáp được kéo căng bằng kích kéo căng loại một sợi, độ dãn dài thực tế của cả
đường cáp ∆Ltt là giá trị trung bình độ dãn dài thực tế của tất cả các sợi cáp trong đường cáp đó.

g. Sai lệch độ dãn dài
Sai lệch độ dãn dài được tính như sau:
% sai lệch =

(Ltt  Ldc )
100%
Ldc

h. Khoảng dung sai cho phép
Đối với các đường cáp có chiều dài lớn hơn 15m, độ dãn dài giới hạn ± 10% trên mỗi sợi cáp nhưng
không quá ± 7% trên độ dãn dài trung bình của các sợi cáp trong một bó cáp.
Đối với đường cáp có chiều dài ≤ 15m, độ dãn dài giới hạn ± 15% trên mỗi sợi cáp nhưng không quá ±
10 % trên độ giãn dài trung bình của các sợi cáp trong một bó cáp.
Những đường cáp có độ dãn dài nhỏ hơn, nằm ngoài khoảng dung sai cho phép, có thể phải được
kéo bù nếu có sự chấp thuận của Nhà Thầu chính / Tư vấn Giám sát / Chủ Đầu tư.
21.

CẮT CÁP VÀ BỊT HỐC ĐẦU NEO
Sau khi kết quả kéo căng được chấp thuận và được Nhà Thầu chính / Tư vấn Giám sát / Chủ Đầu tư cho
phép cắt cáp, các đoạn cáp phục vụ cho cơng tác kéo căng thừa ra ngồi đầu neo được cắt đi, chỉ để lại
khoảng hai lần đường kính cáp hoặc 20-mm, lấy giá trị nào lớn hơn.
Đối với đầu neo chủ động loại dẹt (sử dụng cho hệ thống Dự ứng lực trong sàn), khuôn hốc đầu neo
được bịt bằng bê tông hoặc vữa xi măng cát theo tỉ lệ 1:1 sau khi đã cắt cáp.

 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức, khơng
được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức


MINH DUC COMEC ., JSC

TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001
22.

Phiên bản: 1
Ngày:
Trang: 21

CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI BƠM VỮA VÀ CÁC LƯU Ý
Kinh nghiệm với hệ thống Dự ứng lực có bơm vữa đã chứng minh được vữa xi măng là một lớp bảo vệ
rất tốt cho cáp dự ứng lực. Chất lượng của công tác bơm vữa là điều rất quan trọng đối với độ bền của
các đường cáp dự ứng lực trong bất cứ lĩnh vực áp dụng nào (hệ cáp trong, hệ cáp ngoài, hệ cáp sàn,
neo đất, …).
Công tác bơm vữa được thực hiện càng sớm càng tốt sau khi kéo căng. Quy định về thời gian tối đa từ
lúc lắp đặt cáp đến lúc bơm vữa thường được nêu rõ trong tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án. Trong trường
hợp khơng có quy định gì, Cơng ty Cổ Phần Vật Tư Thiết Bị Cơng Trình Minh Đức kiến nghị tiến hành
bơm vữa càng sớm càng tốt ngay sau khi kết thúc công tác kéo căng và kết quả kéo căng được chấp
thuận bởi các bên có liên quan.
Xi măng và phụ gia phải được chuẩn bị sẵn sàng với khối lượng đầy đủ cho một ca làm việc, được kê và
che đậy để tránh không bị ẩm (do nước bắn ra từ máy trộn, mưa hắt, nước từ các sàn trên rỏ xuống,
nước đọng trên mặt sàn, …)
Nguồn nước phải đảm bảo, nếu cần thiết phải bố trí bể chứa nước.
Kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng làm việc của máy trộn/bơm vữa, đồng hồ áp suất, nguồn điện, ống, đầu nối,
… để đảm bảo khả năng hoạt động tốt của toàn bộ hệ thống.
Một ngày trước khi bơm vữa, các đường cáp phải được thử bằng khí nén để kiểm tra xem có chỗ nào bị
tắc và đẩy nước ra ngồi. Khí thốt ra phải được kiểm tra tại tất cả các vịi bơm vữa.
Cơng ty Cổ Phần Vật Tư Thiết Bị Cơng Trình Minh Đức kiến nghị không bơm nước vào các đường cáp
trừ trường hợp bất khả kháng do việc khó làm sạch hết nước trong ống gen chứa cáp, dẫn tới ảnh hưởng
không tốt đến chất lượng vữa bơm.


23.

HỖN HỢP VỮA
Hỗn hợp vữa bao gồm:
 Xi măng PCB-40 (đóng bao 50-kg)
 Nước sạch

:

hàm lượng 32 - 36 lít / 100-kg xi măng

 Phụ gia Sika Intraplast Z-HV

:

liều lượng 0.4 - 1.0 kg / 100-kg xi măng

 Phụ gia Sikament NN

:

liều lượng 0.6 - 2.0 lít / 100-kg xi măng

Khi bắt đầu một dự án, cần trộn thử nghiệm vữa và làm các thí nghiệm để xác định cấp phối phù hợp
nhất.
Yêu cầu kỹ thuật của hỗn hợp vữa:
 Độ chảy

:


12 - 25 giây

 Độ rỉ nước

:

tối đa 2% sau 3-giờ nước được hấp thu hoàn toàn sau 24-giờ

 Cường độ nén mẫu

:

tối thiểu 30-MPa sau 28-ngày (mẫu lập phương)

 Thời gian trộn

:

tối thiểu 4-phút

(Hoặc theo tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án)
Cấp phối tham khảo:
 Xi măng PCB-40 (đóng bao 50-kg)

24.

 Nước sạch

:


hàm lượng 34 lít / 100-kg xi măng

 Phụ gia Sika Intraplast Z-HV

:

liều lượng 0.6 kg / 100-kg xi măng

 Phụ gia Sikament NN

:

liều lượng 1.0 - 1.2 lít / 100-kg xi măng (gia giảm tùy độ chảy)

CÁC THÍ NGHIỆM VỮA
a. Độ rỉ nước

 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức, khơng
được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức


MINH DUC COMEC ., JSC
TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001

Phiên bản: 1
Ngày:
Trang: 22


Thí nghiệm này được thực hiện để đo lường tính hiệu quả của các chất phụ gia. Kiểm tra độ rỉ nước
bằng các ống trong suốt (bằng thủy tinh hoặc nhựa) có đường kính 60-80 mm. Ống phải được dựng
thẳng đứng. Đổ vữa vào ống và đánh dấu chiều cao mức vữa ban đầu h 0. Giá trị này được ghi lại, sau
đó bịt kín miệng ống. Sau 3-giờ và 24-giờ, đo và ghi lại chiều cao mức nước rỉ hw.
Độ rỉ nước được tính như sau:
% độ rỉ nước =

hw
 100%
h0

Độ rỉ nước không được vượt quá 2% sau 3-giờ, và nước phải được hấp thụ hết sau 24-giờ. Nếu
không đạt được các yêu cầu trên, thay đổi cấp phối vữa và làm lại thí nghiệm.
Thí nghiệm này chỉ cần thực hiện lần đầu cho sự phê chuẩn của thiết kế cấp phối vữa.
b. Độ thay đổi thể tích
Thí nghiệm này được thực hiện song song với thí nghiệm xác định độ rỉ nước, trên cùng một mẫu thí
nghiệm. Đo và ghi lại chiều cao mức vữa sau 24-giờ hg.
Độ thay đổi thể tích được tính như sau:
% độ thay đổi thể tích =

hg  h0
h0

100%

Độ thay đổi thể tích khơng được nhỏ hơn -1% và khơng được vượt quá +5%.
Thí nghiệm này chỉ cần thực hiện lần đầu cho sự phê chuẩn của thiết kế cấp phối vữa.
c. Độ chảy

Kiểm tra độ chảy của vữa bằng phễu hình côn. Thời gian chảy được đo bằng đồng hồ bấm giây và

được tính cho đến khi vữa ngưng chảy. Việc đo đạc được thực hiện tại chỗ, ngay khi trộn vữa xong.
Thời gian chảy của vữa phải trong khoảng từ 12 đến 25 giây. Nếu sớm hơn 12-giây thì tăng thời gian
trộn, nếu lâu hơn 25-giây, mẻ vữa đó phải bị loại bỏ.
Thí nghiệm này được tiến hành cho mỗi mẻ trộn.
d. Cường độ chịu nén
Cường độ chịu nén của vữa được xác định với mẫu có kích thước
160x40x40 mm hoặc 70x70x70 mm hoặc như quy định trong tiêu chuẩn
kỹ thuật của dự án. Mỗi ca làm việc 8-giờ lấy 6-viên. Sau khi đúc mẫu,
khn đúc được đậy kín bằng tấm thủy tinh hoặc tấm thép dày khoảng 1cm. Sau 18 đến 24 giờ, tháo mẫu ra khỏi khuôn và bảo quản mẫu trong
môi trường ẩm hoặc ngâm trong nước. Mỗi lần thí nghiệm cường độ chịu
nén được thực hiện cho 3-mẫu. Cường độ chịu nén của mẫu vữa sau

 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Cơng ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức, không
được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức


MINH DUC COMEC ., JSC
TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001

Phiên bản: 1
Ngày:
Trang: 23

28-ngày phải đạt tối thiểu 30-MPa.
Thí nghiệm này phải được thực hiện cho tất cả các ca bơm vữa.
25.

QUY TRÌNH TRỘN VÀ BƠM VỮA

a. Quy trình trộn vữa
Đong một lượng nước vào máy trộn vữa theo lượng đã định sẵn và khởi động máy.
Cho phụ gia Sikament NN theo lượng đã định sẵn.
Đổ xi măng từng bao một vào máy trộn vữa theo lượng đã định sẵn và trộn trong khoảng 2-phút.
Cho phụ gia Sika Intraplast Z-HV theo lượng đã định sẵn, trộn tiếp khoảng 2-phút nữa cho tới khi hỗn
hợp vữa đồng đều.

Thực hiện các thí nghiệm vữa như yêu cầu trong mục 25.
Ngay sau khi các thí nghiệm kiểm tra chất lượng cần thiết được thực hiện, có thể tiến hành cơng tác
bơm vữa.
b. Quy trình bơm vữa
Mở hết các vòi bơm vữa.
Vữa được bơm từ một đầu của đường cáp.
 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức, khơng
được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức


MINH DUC COMEC ., JSC
TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001

Phiên bản: 1
Ngày:
Trang: 24

Kiểm tra chất lượng vữa chảy ra tại các vòi bơm vữa, cho đến khi khơng cịn bọt khí và độ đồng đều
của vữa chảy ra giống như hỗn hợp vữa trong máy trộn thì đóng vịi (lần lượt từ vòi gần nhất đến vòi
xa nhất so với điểm bơm).


Nếu áp suất bơm vữa vượt quá 10-bar (có thể xảy ra đối với những đường cáp dài), đầu bơm phải
được chuyển tới vòi bơm vữa xa nhất đã bơm đầy và cơng tác bơm vữa sẽ tiếp tục từ đó.
Sau khi vữa chảy ra ở đầu kia của đường cáp, nghĩa là toàn bộ đường cáp đã được bơm đầy, các vịi
bơm vữa đã được đóng lại, tăng áp suất lên khoảng 1-2 bar so với áp suất bơm bình thường. Khóa
đầu bơm và duy trì áp suất này trong vịng 1 phút. Sau đó đóng vịi bơm vữa cuối cùng.
Chuyển đầu bơm sang đường cáp kế tiếp.
Quá trình bơm vữa cho mỗi đường cáp nên được thực hiện một cách liên tục. Nếu bị ngưng giữa
chừng hơn 30-phút, đường cáp cần phải thổi sạch vữa bằng nước và khí nén trước khi bắt đầu bơm
lại từ đầu.
Ghi lại quá trình trộn và bơm vữa vào “Báo cáo bơm vữa” (đính kèm tại phụ lục D).
Một ngày sau khi bơm vữa, các vịi bơm vữa có thể được cắt bỏ đến sát mặt bê tông.

26.

CÁC LƯU Ý TRONG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG
a. Tổng quát


Tuyệt đối tuân thủ các nội quy, quy định, hướng dẫn, … về an tồn và chất lượng trên cơng
trường.



Ln sử dụng đồ bảo hộ cá nhân cơ bản (quần áo bảo hộ lao động, mũ bảo hộ, giày bảo hộ) trong
khi làm việc.

 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Cơng ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức, không
được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức



MINH DUC COMEC ., JSC
TÀI LIỆU: BIỆN PHÁP THI CÔNG HỆ THỐNG DỰ ỨNG LỰC
SỐ: MDC/TC/DUL – 001

Phiên bản: 1
Ngày:
Trang: 25



Phải sử dụng đồ bảo hộ cá nhân khác và các thiết bị an tồn thích hợp cho từng cơng việc cụ thể.



Báo cáo tất cả các vấn đề gây mất an tồn và những vị trí làm việc khơng an toàn cho nhân viên
an toàn, người giám sát, người quản lý dự án và các bên có liên quan khác ngay lập tức.



Báo cáo tất cả các sự cố / tai nạn lao động (nếu xảy ra) cho nhân viên an toàn, người giám sát,
người quản lý dự án và các bên có liên quan khác ngay lập tức.



Khơng đứng, đi lại hay chất tải nặng lên các đường cáp và ống gen chứa cáp. Điều này có thể gây
bẹp, gãy hoặc thủng ống gen chứa cáp.




Không hàn vào các bộ phận của các đường cáp dự ứng lực (đầu neo, thân neo, nêm, ống gen
chứa cáp, …).



Tuyệt đối không hàn vào cáp dự ứng lực. Cáp dự ứng lực khơng có tính hàn và rất dễ đứt
khi kéo căng khi đã bị hàn, ngay cả khi chỉ dính xỉ (vảy) hàn.

b. Gia cơng cáp


Cần thiết phải có một bãi gia công riêng cho cáp dự ứng lực và phải có biển cảnh báo hạn chế
người đi lại trong khu vực này vì thao tác với các cuộn cáp dự ứng lực đơi khi rất nguy hiểm.



Phải đeo kính bảo vệ mắt khi cắt cáp bằng máy cắt đĩa.



Phải đi găng tay bảo hộ khi gia công cáp.

c. Lắp đặt cáp


Tất cả các thiết bị, dụng cụ nâng (khung cẩu cáp, thùng cẩu vật tư khác, …) phải được kiểm tra,
kiểm định theo thời hạn quy định bởi người hoặc đơn vị có thẩm quyền.




Khơng đứng, đi lại hoặc làm việc dưới vật nâng.



Vật nâng phải được treo, móc tại những điểm đã thiết kế sẵn để đảm bảo tính cân bằng.



Phải đi găng tay khi bốc, dỡ và lắp đặt cáp.



Phải đeo kính bảo vệ mắt khi sử dụng máy cắt đĩa.



Phải đeo dây an toàn khi làm việc tại những vị trí gần mép sàn hoặc trên cao.

d. Đổ bê tông


Xem mục 15 để biết thêm chi tiết.

e. Kéo căng


Hạn chế người đi lại trong khu vực kéo căng và các vị trí gần đầu neo chủ động, đầu neo bị động
của đường cáp đang kéo căng.




Tuyệt đối cấm người đi lại ngay phía sau hoặc phía trên đầu neo chủ động, đầu neo bị động
của đường cáp đang kéo căng.



Phải có biển cảnh báo tại các vị trí nói trên khi đang kéo căng.



Kiểm tra độ chắc chắn và an tồn của sàn cơng tác dành cho kéo căng.



Phải có tấm chặn (bằng gỗ, tơn, thép, …) phía đằng sau đầu neo chủ động của đường cáp đang
kéo căng.



Tuyệt đối khơng đứng đằng sau kích trong khi đang kéo căng.



Phải đeo kính bảo vệ mắt khi sử dụng máy cắt đĩa.



Phải đeo dây an toàn khi làm việc tại những vị trí gần mép sàn hoặc trên cao.

f. Bơm vữa



Hạn chế người đi lại trong khu vực bơm vữa, phải có biển cảnh báo.



Phải sử dụng găng tay cao su, kính bảo vệ mắt, khẩu trang trong khi bơm vữa.

 Bản quyền: Tài liệu này thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức, khơng
được phép sao chép, tái bản hoặc chuyển giao một phần hay toàn bộ cho bên thứ ba hoặc sử dụng dưới bất cứ
hình thức nào khác khi chưa được sự chấp thuận của Cơng ty cổ phần vật tư thiết bị cơng trình Minh Đức


×