Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm quy trình hướng dẫn pha chế thuốc trừ sâu thảo mộc địa phương cho học sinh ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật trường cao đẳng sư phạm lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 37 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN
TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM

BẢN MƠ TẢ SÁNG KIẾN
QUY TRÌNH HƢỚNG DẪN PHA CHẾ THUỐC TRỪ SÂU THẢO MỘC
ĐỊA PHƢƠNG CHO HỌC SINH NGÀNH TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ
THỰC VẬT TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM LẠNG SƠN

Lĩnh vực sáng kiến: Hóa học
Tác giả: Vũ Thị Ánh Tuyết
Trình độ chun mơn: ThS. Hóa học
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường CĐSP Lạng Sơn
Điện thoại liên hệ: 0982687368
Địa chỉ thƣ điện tử:

Lạng Sơn, tháng 4 năm 2022


2
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP NGÀNH
Tơi (chúng tơi) ghi tên dưới đây:
Số Họ và tên
TT

1

Ngày


Nơi công tác
(hoặc nơi
tháng
năm sinh thường trú)

Chức
danh

Trình độ
chun
mơn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc
tạo ra sáng kiến
(ghi rõ đối với từng đồng tác
giả, nếu có)

Vũ Thị 02/8/1986 Trường CĐSP
Ánh
Lạng Sơn
Tuyết

Giảng
viên

ThS. Hóa
học

100%


Là tác giả đề nghị xét cơng nhận sáng kiến: Quy trình hướng dẫn pha chế thuốc trừ sâu
thảo mộc địa phương cho học sinh ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Trường Cao đẳng Sư
phạm Lạng Sơn
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học cho học sinh ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): Năm
học 2021-2022.
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
Trong giai đoạn hiện nay để hướng đến một nền nông nghiệp xanh, sạch an tồn và phát
triển bền vững thì một giải pháp đặt ra là sẽ dần thay thế các thuốc Bảo vệ thực vật có nguồn
gốc hóa học bằng các chế phẩm bảo vệ thực vật (BVTV) thảo mộc sinh học có hiệu lực diệt trừ
dịch hại cao, dễ phân hủy, không gây ô nhiễm môi trường và khơng ảnh hưởng đến sức khỏe
con người. Đồng thời góp phần đảm bảo tốt việc thực hiện mục tiêu đào tạo, đặc biệt là giúp
học sinh lĩnh hội những kiến thức cơ bản, có hệ thống và tương đối tồn diện; rèn luyện cho học
sinh những kỹ năng cơ bản như: thực hành, kỹ năng quan sát; vận dụng, khai thác, sử dụng kiến
thức đã học để học sinh tự pha chế thuốc bảo vệ thực vật thảo mộc từ nguồn nguyên liệu sẵn có
ở địa phương và biết cách thử nghiệm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả; phát
huy được năng lực tự học, tự nghiên cứu, khả năng tìm tịi, trải nghiệm sáng tạo của học sinh,
gắn lý thuyết với thực tiễn; là tiền đề để định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Sáng kiến đã
đề xuất quy trình hướng dẫn học sinh cách thức pha chế thuốc trừ sâu từ nguồn gốc thảo mộc
địa phương và cách thức đánh giá tính độc của thuốc; tổ chức cho học sinh thực hành pha chế
và đánh giá tính độc thuốc trừ sâu thảo mộc từ một số nguyên liệu địa phương; xây dựng bộ tiêu
chí đánh giá kết quả hoạt động thực hành và tăng cường tổ chức đánh giá đồng đẳng.
- Khả năng áp dụng:
Sáng kiến được áp dụng vào học kì II năm học 2021-2022 cho học sinh lớp
K2TT&BVTV đã tạo được hứng thú, phát huy tính tích cực học tập và sáng tạo của học sinh.
Đồng học sinh biết cách lựa chọn các loại thảo mộc có tính diệt trừ sâu mang đặc trưng của
Lạng Sơn mà các địa phương khác không có hoặc có rất ít. Những loại cây này ngồi việc
mang lại giá trị phát triển kinh tế cao thì các phụ phẩm của nó cịn chứa các hoạt chất độc có
tác dụng diệt trừ sâu hiệu quả. Ví dụ: Hạt na, tinh dầu hồi, tinh dầu quýt, Ớt, Xuyến chi,….
Bên cạnh đó quy trình pha chế thuốc trừ sâu có thể nhân rộng và áp dụng vào trong

cơng tác diệt trừ sâu hại cây trồng. Bằng cách:
+ Học sinh tiếp tục thực hiện: pha chế và tổ chức thực nghiệm kết hợp với các học phần
Cây lương thực sẽ học sau mơn Hóa BVTV.


3
+ Học sinh tuyên truyền, hướng dẫn người thân, hàng xóm, các hộ gia đình, … pha chế
và sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc tiến tới thay thế dần các thuốc BVTV có nguồn ngốc hóa
học hướng tới một nền nông nghiệp xanh.
+ Giáo viên phổ biến trên các phương tiện về sản phẩm và cách tạo ra sản phẩm thuốc
trừ sâu thảo mộc từ nguồn nguyên liệu đặc trưng của địa phương có hiệu lực cao và thân thiện
với môi trường.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất,
nguyên vật liệu, dụng cụ.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý
kiến của tác giả:
+ Hiệu quả kinh tế
Nâng cao hiệu quả của hoạt động học tập thông qua trải nghiệm thực hành, gắn lý luận
với thực tiễn, rèn kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh. Đồng thời tạo ra các sản phẩm học tập
được triển khai ứng dụng vào thực tiễn, cụ thể:
Học sinh tạo ra các sản phẩm thuốc trừ sâu thảo mộc có tác dụng phịng, diệt trừ sâu ăn lá
hại rau, trong đó sử dụng những nguyên liệu mang tính địa phương và nhiều nguyên liệu thảo
mộc có tiềm năng sản xuất chế phẩm trừ sâu sinh học mới có hiệu lực cao và an tồn mơi sinh.
Q trình thay thế thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa học bằng các chế phẩm trừ sâu thảo
mộc giúp nâng cao sản lượng cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường và không ảnh hưởng
đến sức khỏe con người.
Khi áp dụng việc pha chế và sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc vào diệt trừ sâu bệnh sẽ
tận dụng được nguồn nguyên liệu thảo mộc sẵn có giúp người nơng dân tiết kiệm chi phí rất
lớn so với khi sử dụng các thuốc trừ sâu có nguồn gốc hố học.
+ Hiệu quả xã hội

Thơng qua hoạt động thực hành học sinh sẽ có thêm những kiếm thức mới về cách pha
chế và sử dụng các loại thuốc trừ sâu đảm bảo nguyên tắc “4 đúng”. Học sinh biết vận dụng
kiến thức liên hệ với những loại thảo mộc có những đặc điểm gần giống nhau (cùng loài, chi,
họ) để nghiên cứu và thử nghiệm ra thuốc trừ sâu thảo mộc mới. Ví dụ từ hạtNa nhà có độc
tính diệt trừ sâu, học sinh sẽ nghiên cứu thử nghiệm xem đối hạt Na rừng thì đặc tính diệt trừ
sâu có tốt hơn hay khơng,…
Học sinh rèn được kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, kỹ năng đánh giá sự cân
bằng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp dựa vào sự hiện diện của sâu hại và thiên địch
trên đồng ruộng, đưa ra giải pháp phòng trị sâu hại hợp lý cho hiệu quả cao.
Phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, phát huy tính sáng tạo của học sinh.
Học sinh thêm u thích mơn học và có sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp trong tương lai. Khơi
dậy tính đam mê khởi nghiệp cho học sinh.
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn và Bản mô tả sáng kiến (kèm
theo đơn) là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Lạng Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2022
Người nộp đơn

Vũ Thị Ánh Tuyết


4
MỤC LỤC
Trang
5
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
6
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
7
I - MỞ ĐẦU

7
1. Lí do chọn sáng kiến
8
2. Mục tiêu của sáng kiến
8
3. Phạm vi của sáng kiến
8
II - CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN
8
1. Cơ sở lý luận
8
1.1. Thuốc hóa học bảo vệ thực vật
10
1.2. Thực hành và dạy học thực hành nghề nghiệp
1.2.1. Thực hành
10
1.2.2. Dạy học thực hành nghề
10
1.2.3. Đặc điểm của hoạt động dạy học thực hành trong các trường nghề
10
1.2.4. Quy trình tổ chức dạy học thực hành
12
1.2.5. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học thực hành
14
1.2.6. Điều kiện để tổ chức dạy học thực hành
15
15
2. Cơ sở thực tiễn
15
2.1. Khái quát học phần Hóa bảo vệ thực vật

15
2.2. Thực trạng dạy học thực hành nội dung thuốc trừ dịch hại trong giảng dạy
Hóa bảo vệ thực vật hiện nay ở Trường CĐSP Lạng Sơn
2.2.1. Thực trạng dạy thực hành nội dung Thuốc trừ dịch hại của giáo viên
15
trong giảng dạy Hóa bảo vệ thực vật
2.2.2. Thực trạng học thực hành nội dung Thuốc trừ dịch hại của học sinh
16
trong Hóa bảo vệ thực vật
17
2.3. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thảo mộc ở địa phương hiện nay
18
III - NỘI DUNG SÁNG KIẾN
18
1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến
1.1. Quy trình hướng dẫn học sinh cách thức pha chế và thử nghiệm tính độc
18
thuốc trừ sâu thảo mộc địa phương
1.1.1. Xác định mục đích pha chế thuốc trừ sâu thảo mộc
18
1.1.2. Xác định thành phần của thuốc trừ sâu thảo mộc
19
1.1.3. Lựa chọn các loại thảo mộc địa phương để pha chế thuốc trừ sâu
20
1.1.4. Pha chế thuốc trừ sâu thảo mộc từ nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa
phương
22
1.1.5. Thử nghiệm đánh giá tính độc của thuốc trừ sâu pha chế
23
1.2. Tổ chức thực hành pha chế và đánh giá tính độc thuốc trừ sâu thảo mộc

25
từ một số nguyên liệu địa phương
1.3. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động thực hành và tăng
28
cường tổ chức đánh giá đồng đẳng
29
2. Thảo luận, đánh giá kết quả thu đƣợc
29
2.1. Tính mới, tính sáng tạo
30
2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến
32
IV - KẾT LUẬN
33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
34
PHỤ LỤC


5
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Trong giai đoạn hiện nay để hướng đến một nền nơng nghiệp xanh, sạch
an tồn và phát triển bền vững thì một giải pháp đặt ra là sẽ dần thay thế các
thuốc Bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học bằng các chế phẩm bảo vệ thực vật
(BVTV) thảo mộc sinh học có hiệu lực diệt trừ dịch hại cao, dễ phân hủy, không
gây ô nhiễm môi trường và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đồng
thời góp phần đảm bảo tốt việc thực hiện mục tiêu đào tạo, đặc biệt là giúp học
sinh lĩnh hội những kiến thức cơ bản, có hệ thống và tương đối toàn diện; rèn
luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản như: thực hành, kỹ năng quan sát; vận
dụng, khai thác, sử dụng kiến thức đã học để học sinh tự pha chế thuốc bảo vệ

thực vật thảo mộc từ nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương và biết cách thử
nghiệm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả; phát huy được năng
lực tự học, tự nghiên cứu, khả năng tìm tịi, trải nghiệm sáng tạo của học sinh,
gắn lý thuyết với thực tiễn; là tiền đề để định hướng nghề nghiệp trong tương
lai. Sáng kiến đã đề xuất quy trình hướng dẫn học sinh cách thức pha chế thuốc
trừ sâu từ nguồn gốc thảo mộc địa phương và cách thức đánh giá tính độc của
thuốc; tổ chức cho học sinh thực hành pha chế và đánh giá tính độc thuốc trừ sâu
thảo mộc từ một số nguyên liệu địa phương; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết
quả hoạt động thực hành và tăng cường tổ chức đánh giá đồng đẳng; từ các bước
pha chế chung học sinh có thể sáng tạo, nghiên cứu, thử nghiệm ra nhiều loại
chế phẩm BVTV thảo mộc sinh học mới trong tương lai.
Sáng kiến được áp dụng vào học kì II năm học 2021-2022 cho học sinh
lớp K2TT&BVTV (Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) ở Trường CĐSP Lạng Sơn.
Sáng kiến đã đem lại hiệu quả thiết thực như: kích thích hứng thú, phát huy tính
tích cực học tập và sáng tạo của học sinh. Đồng thời giúp học sinh biết cách lựa
chọn các loại thảo mộc có tính diệt trừ sâu mang đặc trưng của Lạng Sơn mà các
địa phương khác khơng có hoặc có rất ít, thực hành tạo ra sản phẩm thuốc trừ
sâu, bên cạnh đó thử nghiệm tính độc của thuốc để sử dụng diệt trừ sâu trong sản
xuất nông nghiệp. Sáng kiến có thể được triển khai nhân rộng đem lại hiệu quả
cao về mặt kinh tế và xã hội.


6
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 1. Một số loại thực vật sử dụng làm chất bám dính trong thuốc trừ
sâu thảo mộc
Bảng 2. Một số loại thảo mộc sử dụng làm thuốc trừ sâu ở Lạng Sơn
Bảng 3. Kết quả hoạt động thực hành pha chế thuốc trừ sâu thảo mộc và
đánh giá tính độc thuốc pha chế (4 nhóm thực hành)

Bảng 4. Kết quả thử nghiệm thuốc trừ sâu từ thảo mộc Tỏi, Gừng, Ớt,
Xuyến chi kết hợp bám dính Nha đam ở các nồng độ khác nhau
Sơ đồ 1. Các bước pha chế thuốc trừ sâu thảo mộc
Sơ đồ 2. Các bước bước tiến hành thí nghiệm xác định tính độc tiếp xúc
của dung dịch pha với nước theo tỷ lệ 1:10 kết hợp với chất bám dính.
Sơ đồ 3. Các bước pha chế thuốc trừ sâu mem rượu thảo mộc

20
21
31
31
22
24
29


7
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn sáng kiến
Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật là loại vật tư
thiết yếu khơng thể thiếu, góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng, hạn chế
sự phát sinh, gây hại của sinh vật dịch hại. Chiếm lĩnh vị trí hàng đầu là các biện
pháp hóa học bảo vệ cây trồng, trong đó có nhóm thuốc BVTV trừ sâu hóa học.
Tuy nhiên, những năm gần đây, việc sử dụng thuốc BVTV trừ sâu hóa học trong
sản xuất có xu hướng gia tăng cả về số lượng lẫn chủng loại, điều này để lại
những hậu quả nghiêm trọng như gây ô nhiễm, phá hủy môi trường; là mối đe
dọa đối với sức khỏe con người. Đồng thời, gia tăng hiện tượng nhờn thuốc,
chống thuốc của sâu hại, tiêu diệt những lồi có ích, gây mất cân bằng sinh thái.
Vấn đề đặt ra là làm sao khắc phục những bất cập trên và vừa đảm bảo
năng suất, chất lượng nông sản. Vì vậy, xu hướng sử dụng thuốc trừ sâu sinh học

để thay thế dần thuốc trừ sâu hóa học đang ngày càng được mở rộng. Lợi ích của
việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học trong các chương trình nơng nghiệp và sức
khỏe cộng đồng là rất lớn, đặc biệt không để lại dư lượng trên các nông sản, vấn đề
gây lo ngại cho người tiêu dùng đặc biệt là đối với các sản phẩm rau quả. Hiệu quả
của thuốc trừ sâu sinh học có thể nhanh và mạnh ngang với thuốc hóa học. Phát
triển thuốc trừ sâu sinh học có hiệu quả, phân hủy sinh học và thân thiện với môi
trường là một hướng đi phù hợp.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, có điều kiện tự nhiên khá thuận
lợi, đất đai tương đối màu mỡ, giàu dinh dưỡng, phù hợp cho sự phát triển một
số sản phẩm nơng sản đặc thù địa phương có giá trị kinh tế cao so với các địa
phương khác như: Na, Hồng, Qt, các loại rau vụ đơng,.... Vì vậy để hướng tới
một nền nông nghiệp sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, rau an tồn thì
việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học được ưu tiên. Trong đó, nhóm thuốc trừ sâu
thảo mộc cần được đưa vào sử dụng hiệu quả và thay thế dần nhóm thuốc
BVTV có nguồn gốc hóa học. Đồng thời, lợi thế của Lạng Sơn là có nguồn thảo
mộc tự nhiên phong phú và đa dạng. Do đó người dân cần phải biết cách khai
thác và tận dụng được nguồn thảo mộc tự nhiên sẵn có của địa phương, tạo ra
các chế phẩm thuốc trừ sâu thân thiện với môi trường; hiệu quả khi phun liều
lượng rất nhỏ; có thể phân hủy một cách tự nhiên và nhanh chóng; tiết kiệm chi
phí; tạo ra sản phẩm sạch, an toàn đối với sức khỏe cộng đồng; thúc đẩy sự phát
triển của nền nơng nghiệp bền vững.
Với vai trị một giáo viên dạy Hóa bảo vệ thực vật, mục tiêu đặt ra trong quá
trình giảng dạy nội dung về thuốc trừ sâu là giúp cho học sinh lĩnh hội được những
kiến thức cơ bản, hệ thống và tương đối toàn diện; rèn luyện những kỹ năng cơ bản
như: thực hành, quan sát; vận dụng kiến thức để tự pha chế thuốc bảo vệ thực vật
thảo mộc từ nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương; biết cách đánh giá tính độc
của thuốc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an tồn, hiệu quả. Bên cạnh đó giúp học
sinh phát huy được năng lực tự học, tự nghiên cứu, khả năng tìm tịi, trải nghiệm
sáng tạo, gắn lý thuyết với thực tiễn; là tiền đề để định hướng nghề nghiệp trong
tương lai; đảm bảo mục tiêu đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra.



8
Chính từ những lý do này, tơi đã lựa chọn viết sáng kiến:“Quy trình
hướng dẫn pha chế thuốc trừ sâu thảo mộc địa phương cho học sinh ngành Trồng
trọt và Bảo vệ thực vật Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn”.
2. Mục tiêu của sáng kiến
Đề xuất quy trình hướng dẫn học sinh ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
pha chế để tạo ra sản phẩm và biết cách thử nghiệm tính độc của thuốc để sử dụng
thuốc trừ sâu thảo mộc địa phương ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp; thực hiện
nguyên lý “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”, góp phần đáp ứng
chuẩn đầu ra của môn học cũng như nâng cao chất lượng đào tạo ngành Trồng trọt
và Bảo vệ thực vật Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn.
3. Phạm vi của sáng kiến
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình hướng dẫn pha chế thuốc trừ sâu thảo
mộc địa phương.
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học thực hành cho học sinh ngành
Trung cấp Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
- Phạm vi nghiên cứu: Sáng kiến tập trung vào quy trình hướng dẫn học
sinh pha chế thuốc trừ sâu thảo mộc địa phương dùng để phòng và diệt trừ các loại
sâu ăn lá.
- Thời gian: Sáng kiến được áp dụng trong năm học 2021-2022 và các năm
tiếp theo.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Thuốc hóa học bảo vệ thực vật
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Dịch hại trong nông nghiệp: Là những loài sinh vật và vi sinh vật gây
hại cho cây trồng và nông sản, làm thất thu năng suất hoặc làm giảm phẩm chất
nơng sản, thực phẩm. Các lồi dịch hại thường thấy là sâu hại, bệnh cây, cỏ dại,

chuột, nhện đỏ, tuyến trùng,....
- Chất độc: Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng
nhỏ cũng có thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể sinh
vật, phá hủy nghiêm trọng những chức năng của cơ thể, làm cho sinh vật bị
ngộ độc hoặc bị chết. Đây là một khái niệm mang tính qui ước.
Trong thành phần của thuốc Hóa học BVTV gồm hai phần chính: (1) Chất
độc thường chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng là phần quan trọng chủ yếu, đó là hoạt
chất chính kí hiệu là “ai” (active ingredient); (2) Phụ chất (gồm dung môi, chất
độn, chất kết dính, chất thấm ướt và các chất phù trợ khác,...):
Thuốc Hóa học BVTV = ai + Phụ chất
- Độc tính: Là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở
một liều lượng nhất định của chất độc đó.


9
- Liều lượng chất độc: Là lượng chất độc được tính bằng mg hay g để gây
ra một tác động nhất định trên cơ thể sinh vật.
1.1.2. Thuốc trừ sâu thảo mộc
* Thuốc trừ sâu
Thuốc trừ sâu (theo Hiệp hội Quản lý Thuốc trừ sâu Hoa Kỳ - Association
of American Pesticide Control Officials - AAPCO) gồm: các chất hay hỗn hợp
các chất có nguồn gốc hố học (vơ cơ, hữu cơ), thực vật, sinh học (các loài sinh
vật và sản phẩm do chúng sản sinh ra), có tác dụng loại trừ, tiêu diệt, xua đuổi
hay di chuyển bất kỳ loại cơn trùng nào có mặt trong mơi trường, ngăn ngừa tác
hại của côn trùng đến cây trồng, cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con người.
* Thuốc trừ sâu thảo mộc
Thuốc sâu thảo mộc thường là những sản phẩm ngâm ủ các loại thảo mộc
có độc tính đối với cơn trùng, sâu bệnh. Những độc tính này có thể tiêu diệt sâu
bệnh nhưng lại an toàn với con người và có thể hịa tan nhanh chóng mà khơng
gây ảnh hưởng đến môi trường.

* Tác dụng của thuốc trừ sâu thảo mộc
Chế phẩm tạo ra từ thực vật có cơ chế tác động lên côn trùng gây hại bằng
con đường tiếp xúc (qua da), xông hơi (qua đường hô hấp), vị độc (qua miệng),
thấm sâu, nội hấp hay lưu dẫn, ngồi ra cịn gây ngán ăn, xua đuổi, ngăn sự lột
xác của côn trùng cũng như ngăn cản sự đẻ trứng làm giảm khả năng sinh sản
của côn trùng.
Thuốc trừ sâu thảo mộc cũng giống như các loại thuốc trừ sâu hóa học,
tác dụng lớn nhất chính là phịng ngừa và trừ sâu bệnh hại. Thuốc được sử dụng
chủ yếu khi sâu bệnh mới bắt đầu xuất hiện, sâu còn non, sức phá hại chưa lớn.
Các thảo mộc có độc trong thuốc sẽ tiêu diệt sâu bệnh côn trùng trong vòng 2-3
ngày và phòng ngừa chúng tăng sinh trở lại.
So với thuốc hóa học thì thuốc sâu thảo mộc khơng có hại cho con người
và mơi trường xung quanh. Hơn nữa, nơng dân hồn tồn có thể tự làm thuốc trừ
sâu thảo mộc tại nhà, sử dụng các loại thảo mộc quen thuộc xung quanh rất tiện
lợi và tiết kiệm.
* Ưu nhược điểm của thuốc trừ sâu thảo mộc
- Ưu điểm: Các thuốc thảo mộc nói chung ít độc đối với người, động vật
máu nóng và sinh vật có ích. Do thuốc trừ sâu thảo mộc nhanh bị phân huỷ, nên
chúng khơng tích luỹ trong cơ thể sinh vật, trong môi trường và không gây hiện
tượng sâu kháng thuốc. Thuốc thảo mộc rất an toàn đối với thực vật, thậm chí
trong một số trường hợp chúng cịn kích thích cây phát triển.
- Nhược điểm: Việc thu hái và bảo quản khó khăn, giá thành cao, nên
trong một thời gian dài, các thuốc trừ sâu thảo mộc đã bị các thuốc trừ sâu hoá
học lấn át.


10
* Một số hoạt chất thảo mộc được dùng làm thuốc trừ sâu đã được đăng ký,
sử dụng ở Việt Nam: Pyrethrin có trong hoa cây cúc (Chrysanthemum
cinerariaefolium và C. roseum); Azadirachtin một trong 4 chất chính có tác dụng

diệt sâu của dịch chiết hạt và lá cây Neem (Azadirachta indica). Matrine có trong
dịch chiết cây khổ sâm (Croton tonkinensis); Rotenon và các rotenoid là các
alkaloid có trong rễ, thân lá, hạt của một số loài cây thuộc họ cánh bướm
Papilionaceae; đặc biệt có nhiều trong rễ cây thuốc cá (Derris spp.) và cây dây mật
(Derris elliptica). Ngoài các chất phổ biến trên cịn có một số chất khác như:
artemisinin có trong thân lá khơ cây thanh hao hoa vàng (Artemisia annua L.);
cnidiadin; eucalyptol có trong cây bạch đàn (Eucalyptus sp.); Polyphenol có trong
cây bồ kết (Gleditsia australis), cây hy thiêm (Siegesbeckia orientalis), cây đơn
buốt (Bidens pilosa) và cây cúc liêm chỉ dại (Parthenium hystherophorus).
1.2. Thực hành và dạy học thực hành nghề nghiệp
1.2.1. Thực hành
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên đã quan
niệm “thực hành” là “áp dụng lí thuyết vào thực tế”. Từ điển và ngữ Hán Việt
của Nguyễn Lân quan niệm “thực hành” gồm có “thực” và “hành”, trong đó
“thực” có nghĩa là đúng đắn, đầy đủ; “hành” có nghĩa là làm. Vậy, “thực hành”
là “đem ra thực hành một cách thực tế”.
1.2.2. Dạy học thực hành nghề
Dạy học thực hành nghề là quá trình sư phạm giải quyết các nhiệm vụ do
giáo viên và học sinh tổ chức thực hiện một cách khoa học có mục đích nhằm
hình thành những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho người lao động tương lai.
Như vậy, cả người dạy lẫn người học đều tham gia vào quá trình dạy học. Sự chỉ
đạo của giáo viên được thể hiện ở những điểm sau: (1) Xác định mục đích và nội
dung của việc dạy; (2) Xác định nhiệm vụ của việc dạy; (3) Xác định tiến trình
phương pháp và tổ chức dạy; (4) Xác định các phương tiện giảng dạy.
Quá trình dạy thực hành nghề là một hệ thống hoàn chỉnh các yếu tố sau:
mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học,
hình thức tổ chức dạy học, hoạt động dạy học, hoạt động học tập, kết quả dạy học,
môi trường sư phạm và các mối quan hệ (thuận, ngược, liên nhân cách).
1.2.3. Đặc điểm của hoạt động dạy học thực hành trong các trường nghề
* Mục tiêu dạy học thực hành nghề

Việc xác định đúng mục tiêu đào tạo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là
kim chỉ nam chi phối mọi hoạt động có kế hoạch trong nhà trường và có ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo và thực tiễn sử dụng. Để đạt được chất
lượng dạy học thực hành thì người học phải xác định những kiến thức kỹ năng,
kỹ xảo cần lĩnh hội, lựa chọn phương pháp học tập thích hợp cho bản thân.
Người dạy căn cứ vào mục tiêu đào tạo để lựa chọn nội dung dạy học, khối
lượng kiến thức và các kỹ năng chuyên môn-nghiệp vụ cần đào tạo. Người quản
lý để xây dựng nội dung chương trình đào tạo, chỉ đạo phương pháp dạy học.


11
Người sử dụng phân tích đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường để xem có
phù hợp với thực tiễn sử dụng lao động hay không.
* Nội dung dạy học thực hành nghề
Theo tác giả Trần Khánh Đức, nội dung là tập hợp hệ thống các kiến thức
về văn hố-xã hội, khoa học-cơng nghệ, các kỹ năng lao động chung và chuyên
biệt cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực nghề
nghiệp phù hợp với một loại hình lao động nghề nghiệp cụ thể. Trong dạy học
thực hành nội dung của một bài dạy thực hành nghề thường được cấu trúc theo
ba giai đoạn hướng dẫn: (1) Hướng dẫn ban đầu; (2) Hướng dẫn thường xuyên;
(3) Hướng dẫn kết thúc. Và việc hướng dẫn thực hành nghề nghiệp phải thực
hiện theo quy trình hay nói cách khác là tiến hành thực hiện các bước theo một
trình tự mang tính chất bắt buộc.
* Phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học thực hành nghề
- Phương pháp dạy học thực hành nghề: Trong dạy học thực hành, giáo
viên thường sử dụng các nhóm phương pháp sau:
+ Nhóm phương pháp dùng ngơn ngữ, gồm các phương pháp: kể chuyện
kết hợp với miêu tả, giảng giải, đàm thoại, tổ chức các buổi thảo luận và hội
thảo, hướng dẫn viết.
+ Nhóm phương pháp trực quan, gồm các phương pháp: trình bày mẫu, sử

dụng đồ dùng trực quan, tự quan sát, tổ chức đi thăm quan.
+ Nhóm phương pháp thực hành, gồm các phương pháp: hướng dẫn làm
mẫu, làm thí nghiệm, luyện tập. Đây là một trong nhóm phương pháp đóng vai
trị chủ đạo trong dạy học thực hành. Trong đó luyện tập là phương pháp cơ bản
khơng chỉ vì chúng chiếm hầu hết thời gian học tập mà trước hết là vì các
phương pháp khác đều phụ thuộc vào các bài luyện tập.
- Phương tiện dạy học thực hành nghề: Phấn, bảng, máy chiếu, máy tính,
hình ảnh, đĩa video, nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ bảo hộ, dụng cụ thí nghiệm,…
- Hình thức tổ chức dạy học thực hành nghề:
Dạy học thực hành sử dụng chủ yếu là các bài luyện tập hoặc tình huống
được giáo viên xây dựng mô phỏng phù hợp thực tế, được tổ chức hướng dẫn
cho người học thực hiện trên các phương tiện thiết bị kỹ thuật với hình thức từ
dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ việc liên hệ tri thức với thực tế, vận dụng tri thức
theo nội dung một bài hay một chương, mục đích của nó là hình thành cho học
viên một hệ thống kỹ năng, kỹ xảo để đạt được năng suất, chất lượng theo qui
định. Bài luyện tập thực hành là hình thức dạy học cơ bản thực hiện nguyên tắc
lý thuyết gắn với thực hành. Giáo viên cần xây dựng kế hoạch luyện tập chi tiết
giảng giải và làm thị phạm một cách chuẩn xác. Luyện tập là cách thức dạy học
cụ thể, với tư cách là phương pháp, luyện tập được lặp đi lặp lại nhiều lần những
động tác hoặc thao tác nhất định một cách có ý thức, có cải tiến trong những
hồn cảnh khác nhau nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo cần


12
thiết. Dĩ nhiên, luyện tập cần được tiến hành một cách có kế hoạch và đảm bảo
tính hệ thống.
* Kiểm tra-đánh giá kết quả học tập thực hành nghề
Kiểm tra và đánh giá học tập là khâu không thể thiếu trong q trình dạy
học thực hành nghề, trong đó: giáo viên xác định được thành tích và thái độ của
từng học sinh học nghề và của toàn bộ lớp học, qua đó phân tích ngun nhân của

những kết quả thu được từ đó tìm ra biện pháp để cải tiến công tác sư phạm. Học
sinh tự xác định được sự hiểu biết và năng lực của bản thân so với yêu cầu đặt ra
trong chương trình giáo dục. Người quản lý giáo dục phải rút ra được những trọng
tâm của công tác giáo dục ở cơ sở đào tạo, từ đó có những biện pháp trong cơng
tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động đào tạo của trường.
Vì vậy, khi kiểm tra-đánh giá thực hành nghề, giáo viên có thể sử dụng
phương pháp kiểm tra thực hành như: đặt câu hỏi, quan sát, hoặc trình diễn/biểu
diễn/thực hành và các sản phẩm của học sinh. Giáo viên phải sử dụng các phiếu
học tập để đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực của học sinh; sản
phẩm học tập và quá trình tạo ra sản phẩm học tập.
1.2.4. Quy trình tổ chức dạy học thực hành
Phương pháp dạy học thực hành được triển khai theo quy trình. Nhiều tác
giả đã bàn tới quy trình này và có cấu trúc của quy trình với số bước khác nhau:
* Phương pháp dạy thực hành theo 4 bước
Được xây dựng dựa trên quan điểm của thuyết hành vi và được cải tiến
thành 4 bước, có sự trình diễn của giáo viên. Trong đó tuân thủ theo nguyên tắc
giáo viên trình diễn/làm mẫu, học sinh làm theo và sau đó tiến hành luyện tập.
Phương pháp này thường được áp dụng trong dạy thực hành, đặc biệt thích hợp
để giảng dạy các kỹ năng, kỹ xảo cơ bản. Vận dụng 4 bước vào dạy học thực
hành sẽ kích thích hứng thú, óc tò mò khoa học của học sinh. Đồng thời giúp
học sinh nắm vững kiến thức, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp; nâng
cao tay nghề, rèn luyện ý thức tổ chức quản lí, tác phong cơng nghiệp, thói quen
lao động tốt. Hơn nữa, trong q trình giáo viên làm mẫu, học sinh tự quan sát,
tự phân tích, đánh giá và nhờ đó phát triển được năng lực tư duy kỹ thuật.
Dạy học thực hành theo 4 bước được thực hiện như sau:
- Giai đoạn chuẩn bị: Giáo viên lựa chọn đề tài; xác định phương án,
chuẩn bi thiết bi dụng cụ, phân cơng vi trí thực hành; kiểm tra, sắp xếp dụng cụ,
nguyên vật liệu.
- Giai đoạn thực hiện, gồm:
Bước 1: Mở đầu bài dạy. Mục đích chính là khơi dậy động cơ học tập đối

với nội dung học, giúp học sinh hiểu được nhiệm vụ học tập.
Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên là: ổn định lớp, tạo khơng khí học tập; tạo
động cơ học tập; xác định nhiệm vụ của học sinh, các tiêu chuẩn chất lượng (kỹ


13
thuật, thời gian, số lần thực hiện…); Kiểm tra sự chuẩn bi dụng cụ, vật liệu của
học sinh.
Bước 2: Giáo viên thuyết trình và làm mẫu. Mục đích là thuyết trình và
diễn trình để học sinh quan sát và tiếp thu.
Do đó, giảng viên cần chú ý:
+ Phải sắp xếp sao cho tồn lớp có thể quan sát được.
+ Làm mẫu thường tiến hành theo trình tự: (1) Thực hiện theo tốc độ bình
thường; (2) Thực hiện chậm các chi tiết và giải thích cụ thể; (3) Diễn trình theo
tốc độ bình thường.
+ Thực hiện diễn trình với tốc độ vừa phải, tránh cùng lúc diễn trình nhiều
thao tác.
+ Kết hợp giảng giải cùng lúc với biểu diễn.
+ Thỉnh thoảng giáo viên đặt các câu hỏi để thúc đẩy học sinh suy nghĩ,
thu hút sự chú ý của học sinh vào những nội dung trọng tâm.
+ Nhấn mạnh những điểm chính, những điểm khóa của thao tác.
+ Thực hành vài lần và kiểm tra sự tiếp thu của học sinh.
Bước 3: Học sinh làm lại và giải thích. Mục đích là tạo cơ hội cho học
sinh triển khai thực hành ban đầu có sự giúp đỡ, kiểm tra của giáo viên.
Học sinh nêu lại và giải thích được các bước thực hiện; lặp lại các bước
động tác. Giáo viên kiểm tra, điều chỉnh lại các thao tác cho học sinh.
Bước 4: Luyện tập độc lập. Mục đích là tổ chức cho học sinh luyện tập kỹ
năng.
Học sinh tham gia luyện tập còn giáo viên quan sát, kiểm tra, giúp đỡ học
sinh. Sau khi học sinh đã nắm vững về cách thức thực hành, giáo viên có thể tổ

chức cho học sinh thực hành theo nhóm, tổ hay cá nhân. Giáo viên tiếp tục theo dõi
để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn điều chỉnh sửa chữa kịp thời, cũng như giải đáp
những thắc mắc mà học sinh đưa ra trong quá trình thực hành.
- Giai đoạn kết thúc: Khi kết thúc bài thực hành, giáo viên phân tích kết
quả thực hiện so với mục đích yêu cầu; giải đáp các thắc mắc và lưu ý những sai
sót mà học sinh dễ mắc phải; củng cố kiến thức thông qua nội dung thực hành.
Sau đó học sinh hồn trả dụng cụ, làm vệ sinh.
* Phương pháp dạy thực hành theo 3 bước
Phương pháp dạy thực hành theo 3 bước, gồm có 3 giai đoạn: chuẩn bị,
thực hiện và kết thúc. Nội dung của từng bước cũng tương tự như phương pháp
dạy thực hành 4 bước. Tuy nhiên, ở giai đoạn thực hiện của phương pháp dạy
thực hành 3 bước khơng có bước giáo viên làm mẫu. Đồng thời, phương pháp
dạy thực hành 3 bước thích hợp khi dạy thực hành các quy trình. Vì trước khi
học thực hành các quy trình, học sinh đã được học về các kỹ năng cơ bản của


14
quy trình. Cho nên với các bài dạy thực hành quy trình giáo viên khơng cần phải
diễn trình làm mẫu.
* Phương pháp dạy thực hành theo 6 bước
Sau khi học sinh sinh đã hình thành được kỹ năng thực hành nghề qua
q trình học tập, giáo viên có thể sử dụng phương pháp 6 bước để giúp học sinh
tiếp tục hình thành được kỹ xảo, nghề nghiệp dựa trên việc tự lực luyện tập.
Phương pháp 6 bước xây dựng trên cơ sở của lý thuyết hoạt động kết hợp với
chức năng hướng dẫn và thơng tin tài liệu để kích thích học sinh độc lập, hợp tác
giải quyết nhiệm vụ học tập.
Phương pháp này gồm các bước:
Bước 1: Thu thập thông tin. Học sinh độc lập thu nhận thông tin để biết
nội dung của công việc cần làm.
Bước 2: Lập kế hoạch làm việc. Học sinh độc lập hoặc hợp tác theo nhóm

để tự lập kế hoạch làm việc cho cơng việc của cá nhân hay của nhóm.
Bước 3: Trao đổi chuyên môn với giáo viên. Học sinh trao đổi chuyên
môn với giáo viên về việc xác định con đường hồn thành nhiệm vụ, chuẩn
bi các phương tiện máy móc.
Bước 4: Thực hiện nhiệm vụ. Học sinh tự tổ chức lao động để thực hiện
nhiệm vụ của cá nhân hay của nhóm.
Bước 5: Kiểm tra, đánh giá. Học sinh tự kiểm tra, đánh giá về nhiệm vụ
được hồn thành có đúng như nhiệm vụ đề ra ban đầu.
Bước 6: Tổng kết, rút kinh nghiệm. Học sinh trao đổi chuyên môn để tổng
kết kết quả đạt được, xác định những điểm nào cần phát huy, những điểm nào có
thể cải tiến để làm tốt hơn cho lần sau.
Phương pháp 6 bước đã tạo điều kiện cho học sinh hoạt động độc lập,
thực sự trở thành trung tâm của quá trình dạy học nên có điều kiện phát huy tối
đa tinh thần tự lực, nỗ lực bản thân. Khi sử dụng phương pháp 6 bước, giáo viên
chỉ đóng vai trị người quan sát và tư vấn cho học sinh khi có nhu cầu. Trong
dạy học thực hành, phương pháp 6 bước có thể được áp dụng cho dạy học thực
hành nâng cao, thực tập sản xuất và nếu khéo léo có thể sử dụng hiệu quả trong
dạy học thực hành các quy trình.
1.2.5. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học thực hành
- Ưu điểm: Là phương pháp có hiệu quả để mở rộng sự liên tưởng và phát
triển các kỹ năng; củng cố trí nhớ, tinh lọc và trau chuốt các kỹ năng đã học, tạo
cơ sở cho việc xây dựng kỹ năng nhận thức ở mức độ cao hơn. Đây là phương
pháp dễ thực hiện và được thực hiện trong hầu hết các giờ học của chuyên ngành
kỹ thuật.
- Nhược điểm: Thực hành có xu hướng làm cho học sinh nhàm chán nếu
giáo viên khơng nêu mục đích một cách rõ ràng và khuyến khích sự tham gia của
học sinh; dễ tạo tâm lý phụ thuộc vào mẫu, hạn chế sự sáng tạo. Do bản chất của


15

việc nhắc đi nhắc lại nên học sinh khó có thể đạt được sự lanh lợi và tập trung, dễ
học vẹt, đặc biệt là khi chưa xây dựng được sự hiểu biết ban đầu đầy đủ.
1.2.6. Điều kiện để tổ chức dạy học thực hành
- Trong quá trình tổ chức các bài dạy thực hành, căn cứ vào mục tiêu, nội
dung và tính chất của các bài dạy, giáo viên sẽ lựa chọn, vận dụng phù hợp các
phương pháp tổ chức dạy học đối với một bài thực hành cụ thể nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động của học sinh, nâng cao hiệu quả của bài dạy.
- Xác định rõ mục tiêu học tập, học sinh đạt được gì về kiến thức, kỹ năng,
thái độ, năng lực. Tập trung vào thực hành sản xuất.
- Nội dung thực hành gắn với thực tế sản xuất của gia đình, địa phương có
liên quan đến nội dung bài học.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Khái quát học phần Hóa bảo vệ thực vật
Hóa bảo vệ thực là học phần chuyên môn trong chương trình đào tạo
ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, bậc Trung cấp; là môn học thuộc Khoa học
tự nhiên, mang tính lý thuyết và thực hành thí nghiệm.
Học phần Hóa bảo vệ thực vật bao gồm những kiến thức cơ bản về việc
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như: thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm bệnh, thuốc trừ
cỏ dại trong phòng trừ dịch hại. Sau khi học xong, học sinh có những kiến thức
cơ bản về thuốc BVTV, các loại thuốc BVTV đang sử dụng, hạn chế sử dụng,
cấm sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả; biết cách
phân loại, nhận dạng thuốc BVTV; hiểu biết các phương pháp sử dụng thuốc
BVTV, tính độc của thuốc BVTV, các biện pháp an tồn và sơ cấp cứu ngộ độc
khi sử dụng thuốc BVTV, quản lý của Nhà nước về thuốc BVTV; vận dụng các
các kiến thức về thuốc BVTV để đề xuất biện pháp quản lý dịch hại cây trồng
trong hệ sinh thái nơng nghiệp cụ thể theo hướng thân thiện, an tồn, bền vững
và có hiệu quả kinh tế.
Học phần được bố trí giảng dạy vào năm thứ hai, sau khi học xong các
học phần về Sinh lý thực vật, Côn trùng - Bệnh cây đại cương, Khí tượng nơng
nghiệp. Tổng số: 60 giờ (trong đó Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí

nghiệm, thảo luận, bài tập: 28 giờ; Kiểm tra/thi: 2 giờ). Nội dung học phần gồm
có 4 chương: chương 1. Mở đầu; chương 2. Những hiểu biết chung về thuốc trừ
dịch hại; chương 3. Thuốc trừ dịch hại; chương 4. Các biện pháp đảm bảo an
toàn khi sử dụng thuốc trừ dịch hại.
2.2. Thực trạng dạy học thực hành nội dung thuốc trừ dịch hại trong
giảng dạy Hóa bảo vệ thực vật hiện nay ở Trường CĐSP Lạng Sơn
2.2.1. Thực trạng dạy thực hành nội dung Thuốc trừ dịch hại của giáo
viên trong giảng dạy Hóa bảo vệ thực vật
Đối với ngành kỹ thuật nói chung và các ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực
vật thuộc Khoa Kinh tế - Kỹ thuật của Trường CĐSP Lạng Sơn nói riêng thì vấn


16
đề thực hành là nội dung không thể thiếu và tách rời lý thuyết. Vì lý thuyết là cơ
sở lý luận, là thông tin hướng dẫn thực hiện cách làm, các thao tác cụ thể. Như
vậy, giảng dạy nội dung lý thuyết cung cấp nền tảng để tiến hành thực hành thực
tập. Để nâng cao chất lượng học tập và chất lượng đào tạo nghề đáp ứng chuẩn đầu
ra, xu hướng chung của các cơ sở đào tạo là tinh lược bớt lý thuyết và tập trung vào
thực hành thực tập. Thời lượng thực hành chiếm từ 1/3 đến 1/2 trong chương trình
đào tạo các học phần.
Nội dung “Thuốc trừ dịch hại” chiếm 27/60 tiết của học phần Hóa Bảo vệ
thực vật (trong đó: 12 tiết lý thuyết và 15 tiết thực hành). Trước đây, khi giảng
dạy phần thực hành nội dung này, giáo viên chủ yếu hướng dẫn học sinh về pha
chế hỗn hợp boocđo, một loại thuốc trừ nấm có nguồn gốc hóa học và thực hành
đánh giá hiệu quả của các loại thuốc có sẵn trên thị trường. Vì vậy, học sinh
khơng hứng thú học tập và khó trả lời được câu hỏi: “Học nội dung này để làm
gì?”, “Nội dung này được áp dụng vào thực tiễn như thế nào?”. Để giảm bớt sự
nhàm chán trong học tập, tạo sự gần gũi, dễ hiểu, dễ làm, dễ áp dụng vào thực tiễn
cho học sinh; tận dụng nguồn nguyên liệu thảo mộc phong phú, đa dạng có tác
dụng phòng và diệt trừ sâu ở Lạng Sơn, giáo viên đã đổi mới và lồng ghép nội

dung thực hành pha chế thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ một số loại thảo mộc địa
phương, đồng thời hướng dẫn thực hành đánh giá tính độc của thuốc trừ sâu pha
chế được.
Tuy nhiên, trong quá trình dạy học thực hành, giáo viên vẫn gặp phải một
số khó khăn như: điều kiện cơ sở vật chất, địa điểm thực hành còn thiếu,... ảnh
hưởng đến tiến độ và kết quả thực hành. Việc đánh giá tính độc của thuốc pha
chế được phụ thuộc nhiều yếu tố dẫn đến kết quả vẫn cịn có sự sai lệch, kết quả
thực hiện của học sinh đánh giá chưa cụ thể nên khó đảm bảo tính chính xác.
2.2.2. Thực trạng học thực hành nội dung Thuốc trừ dịch hại của học sinh
trong Hóa bảo vệ thực vật
Nội dung chương 3. Thuốc trừ dịch hại bao gồm các nội dung kiến thức
chuyên ngành về thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm bệnh, thuốc trừ cỏ dại, do đó đây
là nội dung tương đối khó với học sinh, học sinh sẽ rất khó nhớ tên các hoạt chất
chính có trong mỗi loại thuốc, tác dụng và cách sử dụng các loại thuốc đó như
thế nào khi mà trên thị trường có rất nhiều loại thuốc khác nhau. Mặt khác các
em mới tốt nghiệp Trung học sơ sở và mới chuyển cấp lên mơi trường Phổ
thơng trung học do đó các em vẫn quen với phương pháp học tập trên lớp là chủ
yếu. Lứa tuổi của các em vẫn cịn có những sự thay đổi về tâm sinh lý chính và
nhận thức vì vậy khi bước vào mơi trường chun nghiệp các em cảm thấy bỡ
ngỡ, chưa thích ứng kịp thời. Đồng thời kỹ năng tự học, tự nghiên cứu,…của
học sinh còn rất hạn chế. Học sinh mới chỉ chú trọng tích lũy kiến thức để bảo
đảo cho việc thi cử và điểm số, chưa đặt mục tiêu là chú trọng rèn kỹ năng nghề
nghiệp cũng như là kỹ năng mềm cho bản thân. Những hạn chế này đã ảnh
hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của học sinh.
Tuy nhiên điểm thuận lợi để giáo viên có thể đưa nội dung thực hành pha
chế thuốc trừ sâu từ một số loại thảo mộc và đánh giá hiệu lực của thuốc trừ sâu


17
pha chế được vào giảng dạy là do đa phần học sinh là người dân tộc, các em

sống hịa mình với thiên nhiên cỏ cây và hoa lá, chính vì vậy học sinh có khả
năng nhận biết một số lồi thảo mộc có tính trừ sâu trong thiên nhiên. Mặt khác
thao tác các bước thực hành đơn giản, dễ làm, học sinh có thể làm một cách
thành thạo và đưa sản phẩm áp dụng vào trong sản suất nông nghiệp diệt trừ các
loại sâu ăn lá hại rau ngay trong chính vườn nhà mình, sau đó nhân rộng.
2.3. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thảo mộc ở địa phương
hiện nay
Từ xa xưa, nông dân ở nhiều nước trên thế giới đã biết sử dụng một số loài
cây độc để trừ một số loại côn trùng gây hại trên cây trồng và gia súc bằng cách
dùng nước chiết phun lên cây hay để tắm cho gia súc. Trên thế giới có khoảng
2.000 lồi cây có chất độc, trong đó có 10 - 12 lồi cây được dùng phổ biến. Ở Việt
Nam, đã phát hiện khoảng 335 loài cây độc, gần 40 lồi cây độc có khả năng trừ
sâu (trong đó có 10 lồi có khả năng diệt sâu tốt) (Nguyễn Duy Trang, 1998). Tận
dụng nguồn nguyên liệu sẵn có này có thể tạo ra nhiều sản phẩm thuốc BVTV trừ
sâu thảo mộc có giá trị sử dụng cao. Đây là lợi thế quan trọng giúp phát triển các
thuốc BVTV sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững.
Những hợp chất trừ sâu thảo mộc thông dụng như rotenone, rotenoid,
artemisinin, azadirachtin, cnidiadin, matrine và pyrethrin là những loại alkaloid,
ester và glucoside có trong một số bộ phận của một số loài thực vật. Hàm lượng
chất độc phụ thuộc vào loài cây, bộ phận cây, điều kiện sống và thời gian thu hái
chúng. Nói chung, các chất này rất dễ bị phân huỷ dưới tác động của oxy hoá,
ánh sáng (đặc biệt các tia cực tím), ẩm độ, nhiệt độ và pH mơi trường, nên
chúng ít gây độc cho môi trường. Điều kiện thu hái, bảo quản và kỹ thuật chế
biến ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên, do việc thu hái
bảo quản khó khăn, giá thành cao, nên trong một thời gian dài, các thuốc trừ sâu
thảo mộc đã bị các thuốc trừ sâu hoá học lấn át.
Ngày nay, với yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao, cộng
với kỹ thuật gia công được phát triển, nên một số thuốc trừ sâu thảo mộc được
dùng trở lại. Nhiều thuốc thảo mộc thế hệ mới, có phổ tác động rất rộng đã được
sử dụng góp phần bảo vệ mơi trường. Nhiều chất mới được phát hiện dùng làm

thuốc trừ sâu như tinh dầu chàm, tinh dầu bạch đàn, tinh dầu tỏi.
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, với thảm thực vật phong phú và đa dạng về
thành phần loài. Theo số liệu điều tra, đánh giá đa dạng sinh học hệ sinh thái
rừng trên núi đá vôi tháng 10/2008, tại Khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên đã xác
định được 776 loài thuộc 532 chi và 161 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có
mạch. Năm 2019, tác giả Phùng Văn Phê nghiên cứu hệ thực vật ở khu rừng tự
nhiên Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã chỉ ra rằng hệ thực vật của khu vực Mẫu Sơn
là khá đa dạng, với 655 loài thuộc 406 chi và 148 họ của 5 ngành thực vật bậc
cao có mạch, trong đó nhiều lồi thảo mộc có tính độc cao, chứa các hoạt tính có
tác dụng trừ sâu bệnh mạnh điển hình là các loài: Dây mật (Derris elliptica),
Thàn mát (Millettia ichthyochtona), Xoan ta (Melia azedarach)....[6]. Đây chính
là nguồn nguyên liệu thảo mộc sẵn có để sản xuất thuốc trừ sâu.


18
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn với quy mơ diện tích trồng rau nói
riêng đã lên đến gần 4000 ha, tuy nhiên đa phần bà con nông dân vẫn có thói
quen sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học để diệt trừ sâu bệnh dịch hại là
chủ yếu do tính hiệu quả nhanh của các loại thuốc này, trong khi nhiều loại
thuốc bảo vệ thực vật sinh học hoặc nguồn gốc sinh học an tồn mơi trường
nhưng lại ít được lựa chọn sử dụng. Một mặt do nhiều nông dân chưa biết tận
dụng và sử dụng nguồn thảo mộc sẵn có để pha chế thuốc trừ sâu, mặt khác do
người dân chưa biết cách lựa chọn, phân loại và sử dụng phù hợp thuốc trừ sâu
thảo mộc cho đối tượng dịch hại nào để đạt hiệu quả phịng trừ cao nhất. Chính
vì vậy, nội dung hướng dẫn học sinh pha chế thuốc trừ sâu từ những loại thảo
mộc có sẵn ở địa phương giúp các em có thêm kiến thức, tận dụng được nguồn
nguyên liệu sẵn có, đồng thời tuyên truyền hướng dẫn bà con pha chế, sử dụng
các loại thuốc trừ sâu thảo mộc thay thế cho các loại thuốc hóa học để hướng tới
một nền nơng nghiệp xanh, sạch và an tồn.
III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến
Thơng thường dạy học thực hành nói chung và dạy học thực hành nghề
nói riêng, giáo viên thực hiện 02 nhiệm vụ chính:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nội dung cách thức thực hành một
nhiệm vụ học tập cụ thể. Mục tiêu giúp học sinh lĩnh hội được nội dung kiến
thức lý thuyết chung về cách thức thực hiện.
- Hướng dẫn học sinh thực hành thực hiện nhiệm vụ học tập qua những tình
huống cụ thể. Mục tiêu là hình thành kỹ năng nghề nghiệp thơng qua thực tiễn.
Vì vậy, sáng kiến đưa ra 03 nội dung như sau:
1.1. Quy trình hướng dẫn học sinh cách thức pha chế và thử nghiệm tính độc
thuốc trừ sâu thảo mộc địa phương
Thông qua 02 tiết lý thuyết/10 tiết của toàn bộ nội dung học tập (02 tiết lý
thuyết, 04 tiết thực hành trên lớp và 04 tiết giao nhiệm vụ học sinh thực hành tại
nhà), giáo viên đã tổ chức giảng dạy lý thuyết bằng cách sử dụng phương pháp
thuyết trình nêu vấn đề (giảng giải), chia nhóm, quan sát và trình bày trực quan
để giúp học sinh biết cách thức pha chế thuốc trừ sâu thảo mộc và cách thức thử
nghiệm đánh giá tính độc của thuốc pha chế với các nội dung sau:
1.1.1. Xác định mục đích pha chế thuốc trừ sâu thảo mộc
Tất cả các loại cây trồng trong quá trình sinh trưởng và phát triển sẽ chịu
sự tấn công của một số loại dịch hại. Dựa vào đặc tính sinh sống và đặc tính tấn
cơng sẽ chia ra các loại dịch hại sau:
- Vi khuẩn gây hại: thông thường sẽ tấn công vào rễ cây, vào các vết
thương ở trên thân cây, tấn công vào hoa, vào quả.
- Nấm hại: kết thành quần thể, tấn công vào các vùng ẩm trên cây trồng.
- Sâu: sâu ăn lá (ấu trùng, sâu non); sâu đục thân; sâu đục quả.
- Bọ chích hút: tấn cơng vào quả, vào thân cây, vào lá cây,…


19
Mục đích pha chế thuốc trừ sâu thảo mộc là diệt trừ sâu, bảo vệ nông sản,

can thiệp cân bằng sinh thái vườn: Diệt trừ loại sâu nào (sâu ăn lá, sâu đục thân,
sâu đục quả); áp dụng bảo vệ trên những loại cây trồng nào: các loại rau, cây ăn
quả, cây lấy củ,….; sử dụng những loại thảo mộc địa phương nào để đạt được tính
phịng trừ và diệt trừ sâu với tác động phổ rộng: tiêu diệt được tất cả các loại sâu
trên các loại cây trồng, hoặc chỉ tiêu diệt chọn lọc một loại sâu nào đó trên một
hoặc một số loại cây trồng nhất định; sử dụng dung mơi ngâm chiết như thế nào
để có thể tăng tính khuếch tán chất độc của các loại thảo mộc, đảm bảo chi phí,
giá thành thấp mà vẫn đạt hiệu quả tối ưu khi phòng trừ và tiêu diệt sâu.
1.1.2. Xác định thành phần của thuốc trừ sâu thảo mộc
Thành phần của thuốc trừ sâu thảo mộc cũng giống thành phần của các
loại thuốc BVTV nói chung gồm hai thành phần chính: Hoạt chất chính (ai)-chất
độc có tác dụng xua đổi, diệt trừ các loại sâu. Đối với mỗi loại thảo mộc khác
nhau thì khả năng diệt trừ sâu phụ thuộc vào thành phần hoạt chất chính; thành
phần thứ hai là phụ chất trong đó đối với thuốc thảo mộc tự pha chế quan trọng
là chất bám dính, dung mơi ngâm chiết,….
Chất bám dính tác dụng đầu tiên chính là bảo vệ lá cây, thứ hai nhờ có
chất bám dính sẽ tăng hiệu lực của thuốc trừ sâu, các chất độc trong thuốc sẽ
được bám giữ lâu hơn trên bề mặt lá.
Chất độc đối với sâu là chất khi xâm nhập vào cơ thể sâu ở một mức độ
nào đó sẽ làm cho sâu bị ngộ độc hoặc chết, có thể là: các chất cay nóng, các
chất đắng,… làm cho sâu bị bỏng, chán ăn,… có tác dụng xua đổi sâu.
Dung mơi dùng để ngâm ủ, chiết hoạt tính độc của các loại thảo mộc, một
trong những dung môi sử dụng để ngâm ủ rẻ tiền nhất chính là nước.
Sự kết hợp các thành phần có thể là: chất bám dính + chất cay nóng +
nước; chất bám dính + chất đắng + nước; chất bám dính + chất cay nóng + chất
đắng + nước,… Sự kết hợp này sẽ tạo nên những thuốc trừ sâu thảo mộc đơn
giản nhất có tác dụng phịng, xua đổi và diệt một số loại sâu, đồng thời có thể áp
dụng, sử dụng rộng rãi.
Tuy nhiên, để tăng tính khuếch tán của các hoạt chất độc, cay nóng, chất
đắng,… tăng khả năng phịng trừ, xua đổi sâu và có thể tiêu diệt nhiều loại sâu

thì chúng ta cần bổ sung thêm các thành phần khác nữa như: vi sinh có lợi, men
rượu, nấm kí sinh (nấm trăng, nấm xanh, đơng trùng hạ thảo….).
Việc bổ sung thêm thành phần men rượu sẽ tăng hiệu quả diệt trừ sâu lên
rất nhiều lần: men rượu có trách nhiệm phân giải các hoạt chất, chất cay,
đắng,… khuếch tán đều trong dung dịch. Nếu ta thêm càng nhiều men rượu càng
tốt khi đó sẽ tạo ra khí độc methanol, hơi rượu xâm nhập vào đường hô hấp, qua
da của sâu làm cho sâu chết vì say, chết vì ngạt,…Nhưng việc thêm nhiều men
rượu sẽ rất tốn kém chính vì vậy chúng ta sẽ nhân men rượu.
Sự kết hợp của các thành phần: Hoạt chất chính - chất độc có trong một số
loại thảo mộc địa phương + Chất bám dính + Men rượu + Ngâm ủ lên men với


20
lượng nước phù hợp sẽ tạo nên một loại thuốc trừ sâu có tác dụng tiêu diệt sâu
hiệu quả.
Nếu kết hợp thêm thành phần: vi sinh có lợi, nấm kí sinh thì hiệu quả diệt
sâu sẽ tăng lên rất nhiều lần.
1.1.3. Lựa chọn các loại thảo mộc địa phương để pha chế thuốc trừ sâu
* Để lựa chọn các loại thảo mộc của địa phương, giáo viên giới thiệu cho
học sinh các tiêu chí để chọn lựa, phân loại như sau:
- Dựa vào mục đích và thành phần thuốc trừ sâu cần pha chế để tiến hành
lựa chọn loại thảo mộc phù hợp, sẵn có, rẻ tiền tại địa phương.
- Lựa chọn thảo mộc dùng làm chất bám dính: tạo dung dịch nhớt khi
ngâm trong nước.
- Lựa chọn thảo mộc có khả năng phịng trừ và diệt sâu:
Loại thảo mộc có khả năng phịng và diệt trừ sâu trong thực tế có rất
nhiều loại. Có nhiều loại mọc hoang dại và phát triển rất nhiều ở địa phương
hoặc do người nông dân trồng và phát triển. Một cách đơn giản để dễ dàng nhận
biết các loại thảo mộc có độc tố dựa vào những đặc điểm sau:
+ Căn cứ vào mùi: có mùi khó ngửi (như: nồng, cay, hắc).

+ Căn cứ vào nhựa, dịch của cây: nếu nhựa hoặc dịch tiết ra từ cây mà vơ
tình tiếp xúc với da gây ra đỏ, mẩn, rát, dị ứng, ngứa hoặc nóng.
+ Quan sát các loài động vật xung quanh cây: cây sinh trưởng và phát triển
khỏe mạnh, không mắc sâu bệnh hại và ít có những loại cơn trùng xung quanh.
* Tổ chức cho các nhóm học sinh kể tên các loại thảo mộc ở địa phương,
phân loại theo các tiêu chí đã nêu.
* Học sinh trình bày các kết quả thảo luận và đánh giá kết quả thảo luận.
* Giáo viên chốt lại một số loại thảo mộc địa phương được lựa chọn để
pha chế thuốc trừ sâu.
Loại thảo mộc được lựa chọn làm chất bám dính có thể lựa chọn một trong
số các loại sau: Mùng tơi, rau đay, nha đam, thân cây vừng, quả bồ hòn, ….
Bảng 1. Một số loại thực vật sử dụng làm chất bám dính
trong thuốc trừ sâu thảo mộc
STT

Tên cây

1

Hình ảnh

Bộ phận sử dụng

Ghi chú

Mùng tơi

Thân, lá

Trồng


2

Rau đay

Thân, lá

Trồng

3

Nha đam



Trồng


21
4

Cây vừng

Thân

Trồng

5

Bồ hịn


Quả

Mọc hoang hoặc trồng. Có
nhiều ở các tỉnh thành phía Bắc
như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, ..

Theo tác giả Nguyễn Duy Trang thì số lồi cây độc có triển vọng trừ sâu
đã phát hiện ở Việt Nam là tương đối nhiều (68,9%), trong đó đa số có tác dụng
trừ sâu tơ và một số sâu hại khác. Số lồi cây độc có tác động phụ (gây ngán,
xua đuổi) chiếm 82,7% chứng tỏ những tác động phụ này là bản chất của các
loài cây độc, trong khai thác sử dụng cần chú ý thế mạnh này. Đặc biệt có một
số lồi ở cả hai dạng tác động đều tốt như: Hạt củ đậu, xoan ta, cây cứt lợn, củ
nghệ vàng, hạt na v.v..[10]. Đây đều là các loại cây thảo mộc mọc hoang và
trồng rất nhiều ở Lạng Sơn.
Bảng 2. Một số loại thảo mộc sử dụng làm thuốc trừ sâu ở Lạng Sơn
TT

Tên cây

1

Hình ảnh

Bộ phận
sử dụng

Hoạt chất chính


Phân bổ

Cây na

Hạt

Anonaine
(alkaloit)

Tập trung Chi Lăng, Đồng
Mỏ

2

Cây quýt

Vỏ (tinh
dầu)

Limonene

Bắc Sơn, Tràng Định

3

Cây hồi

Quả (tinh
dầu)


Limonene

Văn Quan, Bình Gia, Văn
Lãng

4

Cây củ đậu

Hạt

Rotenone

Lộc Bình

5

Cây Xuyến
Chi

Hoa, lá,
thân

6

Thanh Hao
hoa vàng

Thân, lá


Artemisinin

7

Xoan ta

Lá, quả

Tetranortriterpen

Mọc hoặc trồng nhiều ở
miền núi như Lạng Sơn,
Sơn La, Lai Châu, Hà
Giang, Quảng Ninh,…

8

Cây mật
gấu

Lá, thân

Polyphenol

Các tỉnh vùng núi phía bắc
như Cao Bằng, Lạng Sơn,
Sơn La, Mộc Châu,…

Polyphenol
Mọc hoang dại

(Stearin, Alcaloid,
Glycosid)
Mọc hoang dại


22
9

Ớt

Quả

capsaixin

Lộc Bình, Chi Lăng, Đồng
Mỏ

10

Thuốc lá

Lá, thân

Nicotin

Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi
Lăng, Văn Quan và Bình
Gia

11


Bồ kết

Quả

Polyphenol
(saponin)

12

Cây Sở



saponin

13

Cây dây
mật

Lá, thân

Rotenon và các
rotenoid

Mọc hoang

14


Cây thàn
mát

Lá, hạt

Rotenon và các
rotenoid

Có nhiều trên các vùng đá
vơi vùng Tây Bắc, Hồ
Bình, Lạng Sơn,…













Mọc hoang dại

Cao Lộc, Bắc Sơn, Văn
Lãng, Văn Quan...

1.1.4. Pha chế thuốc trừ sâu thảo mộc từ nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa

phương
* Giáo viên hướng dẫn học sinh quy trình pha chế thuốc trừ sâu thảo mộc
với các công việc cụ thể như sau:
- Chuẩn bị
+ Nguyên liệu, gồm: Chất bám dính; thảo mộc chứa chất độc, chất cay
nóng, chất đắng; dung mơi: nước hoặc rượu.
+ Dụng cụ:
Bình chứa hoặc thùng chứa bằng nhựa hoặc thủy tinh để ngâm ủ/lên men
rượu (tùy khối lượng ngâm ủ nhiều hay ít để lựa chọn dụng cụ chứa phù hợp).
Dụng cụ để sơ chế, thái nhỏ, nghiền nhỏ xay nhuyễn các loại thảo mộc:
dao, thớt, máy xay,…
- Pha chế thuốc trừ sâu thảo mộc: giáo viên đưa ra quy trình pha chế tiến
hành theo 07 bước [2]:
1. Nguyên liệu

2. Băm/nghiền
nhỏ/say nhuyễn

3. Ngâm với
dung môi
(nước/rượu)

4. Lọc

7. Thuốc đem phun

6. Hịa với
chất bám dính

5. Thêm

nước

Sơ đồ 1. Các bước pha chế thuốc trừ sâu thảo mộc


23
Bƣớc 1: Chuẩn bị nguyên liệu.
Bƣớc 2: Sơ chế, xay nhỏ, nguyên liệu cho vào thùng chứa.
Bƣớc 3: Ngâm ủ với dung môi (nước hoặc rượu) bằng cách cho dung môi
vừa đủ vào thùng chứa để ngâm (thông thường tỉ lệ nguyên liệu:dung môi là
1:1). Thời gian ngâm tùy thuộc vào loại nguyên liệu, dung môi.
Bƣớc 4: Lọc thu dung dịch ngâm ủ (thuốc trừ sâu với nồng độ đậm đặc).
Bƣớc 5: Pha lỗng với nước để trung hịa (tùy loại thuốc và loại lá rau mà
tỉ lệ pha loãng sẽ khác nhau).
Bƣớc 6: Hịa với chất bám dính. Chất bám dính sẽ ngâm riêng, khi nào sử
dụng thuốc trừ sâu mới ngâm ủ chất bám dính để trộn cùng hỗn hợp. Vì nếu
ngâm ủ chất bám dính lâu sẽ làm giảm tính bám dính.
Bƣớc 7: Thu được thuốc trừ sâu với nồng độ thích hợp đem phun
* Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình pha chế và nêu một số lưu
ý trong quá trình chuẩn bị và pha chế, cụ thể:
- Chọn bộ phận cây không nhiễm bệnh. Khi lưu trữ các bộ phận cây để sử
dụng sau này phải đảm bảo đã được phơi khô và lưu trữ trong thùng thoáng mát,
cách xa ánh sáng mặt trời trực tiếp và độ ẩm, không bị nhiễm nấm mốc trước khi
đem ra sử dụng.
- Sử dụng đồ dùng cho việc nghiền giã và chiết xuất: Không sử dụng để
chuẩn bị, chế biến thức ăn, đựng đồ uống và nấu ăn hay thùng chứa nước. Vệ
sinh làm sạch tất cả các đồ dùng sau mỗi lần sử dụng.
- Không để tay, bộ phận cơ thể, mắt tiếp xúc trực tiếp với các chiết xuất
dầu thơ trong q trình chuẩn bị và phun xịt. Đặt các chất chiết xuất thảo mộc xa
khỏi tầm trẻ em, vật nuôi trong nhà khi ngâm ủ.

- Pha chế theo đúng liều lượng khuyến cáo, đúng cho loại sâu bệnh, mầm
bệnh và đúng thời điểm.
- Dùng đồ bảo hộ và rửa tay sau khi xử lý các chiết xuất thảo mộc.
1.1.5. Thử nghiệm đánh giá tính độc của thuốc trừ sâu pha chế
Đối với mỗi loại thuốc trừ sâu khi pha chế ra trước khi sử dụng cần thử
nghiệm tính hiệu quả phịng và diệt trừ sâu, lựa chọn được cơng thức, nồng độ
phịng và diệt trừ sâu tối ưu nhất.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh thử nghiệm đánh giá tính độc của
thuốc trong phịng thí nghiệm, cụ thể như sau:
- Để có kết quả chính xác, đáng tin cậy, các thí nghiệm về thuốc được
tiến hành dựa trên những nguyên tắc sau:
+ Đối tượng dùng để thử thuốc: Các cá thể sâu đem thử nghiệm thuốc
phải tương đối đồng đều về kích thước, tuổi, thời gian sinh trưởng.


24
+ Dụng cụ thí nghiệm: Phải đảm bảo độ chích xác, các dụng cụ phun thuốc
phải có khả năng trải một lượng thuốc đã định đều khắp trên bề mặt vật phun.
+ Điều kiện môi trường phải đồng nhất và ổn định trong suốt q trình thí
nghiệm.
+ Bố trí thí nghiệm: Đối chứng để so sánh kết quả với các nghiệm thức
dùng thuốc. Các nghiệm thức phải thực hiện ít nhất 3 lần lặp lại (thường từ 3-5
lần lặp lại). Quan sát và mô tả thêm triệu chứng ngộ độc của sâu.
- Pha loãng thuốc ở các nồng độ khác nhau để lựa chọn nồng độ độc thích
hợp và tiết kiệm, hiệu quả nhất.
- Phương pháp xác định tính độc của thuốc:
+ Xác định tính độc vị độc
Khoanh lá tẩm thuốc: dùng những lá cây sâu thường ăn còn tươi đem cắt
thành từng khoanh nhỏ đường kính 2 cm. Phun thuốc lên các khoanh lá. Cho
vào các đĩa một số lượng nhất định sâu và khoanh lá đã tẩm thuốc, mỗi đĩa

thường chứa khoảng 25 con sâu và vài chục khoanh lá, sắp xếp theo từng
nghiệm thức riêng biệt. Đưa tất cả các đĩa trên vào phịng có nhiệt độ, ẩm độ ổn
định. Quan sát số sâu sống, chết, lượng lá bị sâu ăn sau một thời gian nhất định.
+ Xác định tính độc tiếp xúc của thuốc
Để xác định tính độc tiếp xúc của thuốc trừ sâu có thể dùng các tiến hành
như sau: Phun trực tiếp lên mình sâu; nhúng sâu vào dung dịch thuốc; cho sâu
tiếp xúc với thuốc trên giấy lọc, nhỏ thuốc lên cơ thể sâu.

Sơ đồ 2. Các bước bước tiến hành thí nghiệm xác định tính độc tiếp xúc của
dung dịch pha với nước theo tỷ lệ 1:10 kết hợp với chất bám dính
Để đánh giá tính độc của thuốc ở các tỉ lệ nồng độ khác nhau ta cũng bố
trí thí nghiệm tương tự.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh thử nghiệm đánh giá tính độc của thuốc
trên đồng ruộng, cụ thể:
- Trước khi lập thí nghiệm, cần có những hiểu biết chính xác về:
+ Lồi sâu thử nghiệm (đặc điểm sinh học, gây hại, tác hại,...).
+ Ảnh hưởng các yếu tố môi trường


25
- Các yếu tố nền phải đồng nhất (địa hình, kỹ thuật canh tác, phân bón,
nước, gió, mật độ dịch hại,...).
- Kích thước lơ thí nghiệm: đủ lớn, có chừa những hàng cây bảo vệ xung
quanh (cách ly) để tránh sự lây lan của sâu hại và tránh tình trạng thuốc của lô
này lạc sang lô kia.
- Cách dùng thuốc: kỹ thuật dùng thuốc phải đúng; thời điểm dùng thuốc
phải hợp lý; phun thuốc đều khắp bề mặt cây trồng.
- Tổ chức so sánh, đối chứng giữa các lô
1.2. Tổ chức thực hành pha chế và đánh giá tính độc thuốc trừ sâu thảo mộc
từ một số nguyên liệu địa phương

Từ quy trình hướng dẫn cách thức pha chế và thử nghiệm tính độc thuốc
trừ sâu thảo mộc địa phương đã được đưa ra ở trên, vận dụng quy trình dạy học
thực hành theo 4 bước, giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành thực hành pha
chế thuốc trừ sâu thảo mộc địa phương để học sinh xác định mục tiêu, thành
phần, lựa chọn nguyên liệu pha chế, thành thạo các bước pha chế và đồng thời
đánh giá tính độc thuốc trừ sâu pha chế được.
1.2.1. Đặc điểm bài học
Bài học được đưa bổ sung nội dung vào Chương 3. Thuốc trừ dịch hại
- Nội dung thực hành: pha chế, đánh giá hiệu lực thuốc trừ sâu thảo mộc
địa phương (04 tiết thực hành trên lớp, 04 tiết giao nhiệm vụ thực hành tại nhà).
- Mục tiêu bài học:
+ Về kiến thức: xác định các loại sâu bệnh dich hại cây trồng; biết cách
lựa chọn thảo mộc để pha chế thuốc trừ sâu; biết cách đánh giá tính độc của
thuốc pha chế. Nhắc lại được trình tự thao tác và tiêu chuẩn định lượng từng
thao tác pha chế và đánh giá hiệu lực thuốc. Biết cách tính tốn liều lượng pha
chế và sử dụng để đạt hiệu quả diệt trừ sâu cao nhất.
+ Về kỹ năng: thực hành đúng, tuần tự quy trình các bước trong việc pha
chế và đánh giá tính độc của thuốc. Cân đong, đo đếm đúng quy định các
nguyên liệu theo đúng tỉ lệ và ngâm ủ đảm bảo thời gian quy định; pha chế đúng
tỉ lệ nồng độ sử dụng.
+ Về thái độ: học tập nghiêm túc, ghi chép đầy đủ, giữ gìn trật tự. Chăm
chú quan sát và lĩnh hội đầy đủ các thao tác hướng dẫn của giáo viên. Thực hành
đầy đủ các thao tác pha chế và đánh giá tính độc thuốc, thảo luận làm sáng tỏ
các thao tác thực hành.
1.2.2. ịch bản hoạt động
* Giai đoạn chuẩn bị:
- Phương án thực hành: chia lớp thành những nhóm nhỏ từ 5 - 6 học sinh.
Mỗi học sinh phải có vở thực hành và kết quả thực hành phải được tường trình
đầy đủ cụ thể trong vở thực hành.
- Chuẩn bị thiết bị dụng cụ, phân cơng vi trí thực hành, kiểm tra, sắp xếp

dụng cụ, nguyên vật liệu:


×