Mẫu số 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bảo Thắng, ngày 10 tháng 10 năm
2013
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bảo Thắng.
Họ và tên tác giả: Vương Quốc Mạnh
Ngày, tháng, năm sinh: 08/4/1985.
Chức vụ: Thanh tra viên.
Đơn vị công tác: Thanh tra huyện Bảo Thắng.
Trình độ chun mơn: Đại học chun ngành Quản lý đất đai
Đề nghị công nhận sáng kiến, kinh nghiệm:
“Quy trình đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính”.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
NGƯỜI VIẾT
Vương Quốc Mạnh
1
I. TÊN SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
- “Quy trình đối thoại trong giải quyết khiếu nại hành chính”.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
A. Sự cần thiết xây dựng quy trình tổ chức đối thoại trong giải quyết
khiếu nại hành chính:
- Theo Luật Khiếu nại năm 2011, người khiếu nại có quyền tham gia đối
thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại (Điều 12);
người bị khiếu nại có nghĩa vụ tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại
diện hợp pháp tham gia đối thoại (Điều 13). Việc tổ chức đối thoại được quy
định tại Điều 30 (Tổ chức đối thoại) và Điều 39 (Tổ chức đối thoại lần hai).
Riêng đối với khiếu nại quyết định kỷ luật, Luật Khiếu nại năm 2011 quy định
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, trước khi ra quyết định giải quyết
khiếu nại phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại, có sự tham gia của người
có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại (Điều 53 về Tổ chức đối thoại).
2
- Đối thoại trong giải quyết khiếu nại là một yêu cầu công tác cần thiết,
đối với việc giải quyết khiếu nại lần hai thì tổ chức đối thoại là yêu cầu bắt buộc
phải thực hiện. Tuy nhiên các quy định của Pháp luật về Khiếu nại, các văn bản
hướng dẫn thực hiện Luật Khiếu nại năm 2011 của Chính phủ và Thanh tra
Chính phủ đều chưa có hướng dẫn, chỉ đạo cách thức, thủ tục, trình tự thực hiện
việc đối thoại trong giải quyết khiếu nại.
- Luật Khiếu nại năm 2011 có quy định nhưng khơng hướng dẫn thực hiện
việc đối thoại, do đó trên thực tế nhiều cấp, ngành khi tổ chức thực hiện đối
thoại trong giải quyết khiếu nại có những cách thức khác nhau như về thành
phần đối thoại, trình tự thủ tục đối thoại, phạm vi và nội dung đối thoại, địa
điểm đối thoại... quá trình đó có những lúng túng nhất định và thiếu sự thống
nhất chung.
- Để có căn cứ, cơ sở cho các nghiệp vụ đối thoại đảm bảo được khách
quan, đầy đủ và tính thống nhất thì việc phải có quy trình đối thoại, áp dụng
chung là địi hỏi từ thực tiễn khách quan và yêu cầu cấp thiết trong quá trình giải
quyết khiếu nại.
B. Quy trình tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại:
1. Trách nhiệm, thẩm quyền tổ chức thực hiện đối thoại:
1.1. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đối thoại
+ Trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính lần đầu, người giải
quyết khiếu nại tổ chức, thực hiện đối thoại nếu nội dung, yêu cầu của người
khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại của người giải quyết khiếu nại
cơ sự khác nhau.
+ Trong qua trình giải quyết khiếu nại hành chính lần hai, người giải
quyết khiếu nại phải tổ chức thực hiện đối thoại.
1.2. Thẩm quyền tổ chức thực hiện đối thoại
- Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành
chính bị khiếu nại lần đầu; thủ trưởng cơ quan, tổ chức có cán bộ thuộc quyền
3
quản lý có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại có thẩm
qùn và trách nhiệm chỉ đạo tổ chức, trực tiếp chủ trì thực hiện đối thoại khi có
vụ việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan
tổ chức vì lý do khách quan khơng trực tiếp chủ trì đối thoại được thì giao cho
cấp phó của mình chủ trì đối thoại.
- Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giải quyết khiếu nại lần hai trực tiếp chỉ đạo,
thực hiện đối thoại đối với tưng vụ việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền.
+ Trưởng Đoàn xác minh, tổ trưởng tổ xác minh có trách nhiệm và thẩm
qùn thơng báo nội dung dự thảo báo cáo kết quả xác minh của đoàn xác minh, tổ
xác minh và hướng giải quyết cho người khiếu nại, người bị khiếu nại biết nhằm để
họ chủ động nghiên cứu, tìm hiểu, chuẩn bị cho việc đối thoại có kết quả.
2. Chuẩn bị đối thoại:
2.1. Bố trí nơi đối thoại:
+ Việc thực hiện đối thoại phải được tổ chức tại trụ sở làm việc của cơ
quan chủ trì đối thoại. Đối với các các phịng ban chun mơn và các xã thị trấn
thì thực hiện tại phịng tiếp công dân địa điểm tổ chức đối thoại phải đảm bảo
hình thức trang trọng, nghiêm túc, có đủ điều kiện cơ sở, vật chất, kỹ thuật phục
vụ cho việc đối thoại.
+ Vào ngày tổ chức đối thoại tại địa điểm thực hiện đối thoại cần treo tít
chữ “Đối thoại giải quyết khiếu nại”. Người chủ trì, cán bộ tham gia của cơ
quan chủ trì phải đeo thẻ, biển hiệu cơng chức. Vị trí chỗ ngồi của các thành
phần tham dự đối thoại phải đặt biểu hiệu chức danh, thành phần.
* Một số lưu ý về việc bố trí đối thoại và thời điểm tổ chức đối thoại:
- Xác định thời điểm để tổ chức cuộc đối thoại: Mục đích nhằm xem xét
thái độ đồng tình hay phản đối của đối tượng với chủ trương, đường lối giải
quyết vụ việc khiếu nại hành chính cùng một số nội dung của các quyết đinh
hành chính; hành vi hành chính, qua đó để xử lý thơng tin từ hai phía, đồng thời
4
có cơ sở để giải thích, thuyết phục để tạo ra sự đồng thuận, tháo gỡ những
vướng mắc trước khi ký quyết định giải quyết chính thức.
- Xác định địa điểm tổ chức đối thoại: Việc tổ chức đối thoại nên tổ chức
ở phòng họp hoặc phòng làm việc của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn
hoặc trụ sở UBND nơi người khiếu nại cư trú. Chọn địa điểm này dễ tạo khơng
khí thân mât, cởi mở, gần gũi, hạn chế những thành phần không được mời trong
những vụ việc khiếu nại đông người.
2.2. Mời đối thoại, thành phần đối thoại:
+ Mời đối thoại: Chậm nhất trước 3 ngày tổ chức đối thoại, người chủ trì,
cơ quan chủ trì đối thoại phải ký phát hành giấy mời đối thoại gửi cho người
khiếu nại, người bị khiếu nại, người có liên quan đến tham gia đối thoại.
- Giấy mời đối thoại phải có các nội dung rõ ràng về thời gian, địa điểm,
thành phần nội dung đối thoại; các yêu cầu về hồ sơ, tài liệu (nếu có) yêu cầu về
giấy tờ thùy thân thủ tục ủy quyền.
+ Thành phần đối thoại: Người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với
người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của
người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành
công khai, dân chủ;
* Một số lưu ý về thành phần tham gia đối thoại:
Khoản 1 Điều 53 Luật khiếu nại năm 2011 quy định: ”Thành phần tham
gia đối thoại bao gồm người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại chủ trì, người
khiếu nại, người có trách nhiệm xác minh, những người khác có liên quan”.
Việc tổ chức đối thoại chung hay riêng với các thành phần trên do người giải
quyết khiếu nại cân nhắc xem xét tùy từng vụ việc, song cần lưu ý đối với các
vụ việc phức tạp hoặc khiếu nại đơng người, kéo dài :
+ Về phía cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính: Người chủ trì đối
thoại phải là thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính,
khơng nên ủy qùn cho cấp xã, cán bộ tham mưu.
5
+ Về phía người khiếu nại: Nên phân loại, nhóm riêng những người có
yêu cầu khiếu nại giống nhau hoặc mời đại diện người khiếu nại.
+ Việc mời các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan tuyên truyền...: Nên
mời các tổ chức mà người khiếu nại có tham gia sinh hoạt như: MTTQ, Cựu
Chiến binh, nông dân, đại diện HĐND cùng cấp...
2.3. Hồ sơ tài liệu chuẩn bị đối thoại:
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xác minh vụ việc khiếu nại được đưa ra đối thoại
cho người chủ trì đối thoại.
- Các văn bản Luật, các văn bản Quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ
đạo, điều hành của người có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền có nội dung
điều chỉnh, liên quan được áp dụng trong quá trình xem xét xác minh để giải
quyết vụ việc khiếu nại.
* Một số lưu ý trong việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ cho buổi
đối thoại:
Hồ sơ, tài liệu phục vụ cho buổi đối thoại: Do cán bộ đã được giao thụ lý
vụ việc chuẩn bị. Người chủ trì buổi đối thoại cần phải nghe cán bộ được giao thụ
lý vụ việc báo cáo trước về kết quả xác minh, đề xuất giải quyết vụ việc khiếu nại
hành chính. Qua đó người chủ trì phải nắm bắt được tồn bộ nội dung vụ việc, có
được những đánh giá, nhận xét về việc thu thập chứng cứ tài liệu để làm rõ vụ
việc. Bởi vì:
Việc giải quyết của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền chủ yếu dựa
trên hồ sơ tài liệu, giấy tờ báo cáo do những cán bộ công chức cấp dưới lập. Do
quá lệ thuộc vào những báo cáo đó mà thiếu đi sự điều tra xác minh nên người
lãnh đạo, người có thẩm quyền giải quyết thường thiếu thông tin, không nắm
chắc được sự việc và nguyện vọng của người dân dẫn đến việc giải quyết khiếu
kiện chưa đến nơi đến chốn, hình thức, hời hợt. Trong thực tế có khơng ít buổi
làm việc tiếp dân của các cấp lãnh đạo chính qùn đó cho thấy rất rõ tình trạng
thiếu thơng tin, khơng nắm được tình hình, sự việc đến mức chính những người
lãnh đạo đó phải bức xúc, phản ứng gay gắt với các cán bộ dưới quyền của mình
6
ngay tại buổi tiếp dân. Chỉ khi vụ việc được điều tra xác minh đầy đủ, đến nơi
đến chốn thiếu bước gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại mới đạt được kết quả
mong muốn.
Ngồi ra người chủ trì đối thoại cần phải yêu cầu cán bộ thụ lý báo cáo về
những thông tin về nhân thân của người khiếu nại như: tuổi, trình độ văn hố, nghề
nghiệp, sở trường, lý do công dân không chấp nhận việc giải quyết lần đầu...
Đối với cán bộ được giao thụ lý vụ việc: Cần xây dựng đề cương đối
thoại, cụ thể: Căn cứ biên bản đối thoại lần đầu hoặc kết quả làm việc với người
khiếu nại để chuẩn bị trước các tình huống để giải đáp những chất vấn do người
khiếu nại đưa ra. Đồng thời cần sắp xếp lại hồ sơ và lưu ý những tài liệu như:
+ Biên bản làm việc với người khiếu nại, các biên bản này phải chốt được
nội dung khiếu nại, các yêu cầu giải quyết, chứng cứ của người khiếu nại; biên
bản phải có chữ ký xác nhận vào biên bản của người khiếu nại.
+ Biên bản làm việc với người bị khiếu nại và các bên liên quan, các
chứng cứ liên quan đến nội dung Báo cáo kết quả xem xét xác minh.
3. Thực hiện đối thoại:
3.1. Trước khi tiến hành đối thoại, người chủ trì đối thoại kiểm tra xác
định thành phần tham gia đối thoại; yêu cầu các thành phần tham gia đưa ra giấy
mời đối thoại, giấy tờ tùy thân, giấy tờ thủ tục ủy quyền để xác định tư cách
tham giai đối thoại. Trường hợp không đúng thành phần mời đối thoại người chủ
trì từ chối những người khơng đúng thành phần tham gia vào việc đối thoại.
Người chủ trì đối thoại quyết định tiến hành đối thoại hoặc không đối
thoại khi thành phần tham gia đối thoại không đúng, khơng đủ quyết định của
người chủ trì phải được ghi thành biên bản nêu rõ lý do.
3.2. Người chủ trì đối thoại thơng báo lý do, giới thiệu thành phần, nêu rõ
chương trình, quy chế đối thoại, xác định phạm vi, nội dung, yêu cầu của buổi
đối thoại.
7
- Trưởng đoàn xác minh, Tổ trưởng tổ xác minh chịu trách nhiệm thông
qua kết quả xác minh và đề xuất giải quyết vụ khiếu nại của Đoàn xác minh, tổ
xác minh.
3.3. Người khiếu nại có quyền phát biểu đưa ra ý kiến của mình, trình ra
các hồ sơ, tài liệu, chứng cứ chứng minh cho nội dung khiếu nại và yêu cầu
được giải quyết của mình. Nội dùng trình bày cần ngắn gọn, rõ ràng và có căn
cứ pháp lý kèm theo.
- Người chủ trì có qùn gợi ý trình bày đồng thời có qùn nhắc nhở khi
người trình bày nêu vấn đề lan man, có thái độ, hành vi không phù hợp, vi phạm
quy định.
3.4. Người bị khiếu nại có trách nhiệm giải trình các nội dung bị khiếu nại
và các nội dung khác có liên quan theo yêu cầu và sự điều hành của người chủ
trì đối thoại. Việc giải trình phải được trình bày rõ ràng, ngắn gọn, có căn cứ
pháp lý.
- Người bị khiếu nại được quyền đề nghị về kết quả xác minh và bảo lưu
ý kiến của mình.
3.5. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản ghi rõ ý kiến của những
người tham gia đối thoại, ý kiến kết luận của người chủ trì đối thoại. Biên bản
phải được thơng qua cơng khai toàn văn tại buổi đối thoại.
- Trường hợp người tham gia đối thoại không ký biên bản đối thoại thì
người chủ trì u cầu người khơng ký biên bản nêu rõ lý do không ký, lý do của
người không ký biên bản được ghi vào phấn cuối của biên bản đối thoại.
- Nếu một trong các bên không ký biên bản, những thành phần khác tham
gia đối thoại vẫn ký, thì biên bản đối thoại có giá trị làm cơ sở cho việc giải
quyết khiếu nại.
3.6. Kết thúc đối thoại
- Người chủ trì kết luận việc đối thoại, kết luận được ghỉ rõ vào biên bản
đối thoại.
8
- Người chủ trì chỉ đạo thu hồ sơ tài liệu chứng cứ bổ sung, văn bản giải
trình (nếu có) của các bên tham gia đối thoại cung cấp. Thu lại tài liệu, văn bản
đã phát cho những người tham gia đối thoại (nếu có).
* Một số kinh nghiệm được rút trong buổi tổ chức đối thoại giải quyết
khiếu nại hành chính ra là:
- Phải tạo bầu khơng khí thoải mái, cởi mở: Việc bố trí nơi đối thoại tại
địa điểm thuận tiện, bảo đảm đủ các điều kiện vật chất cần thiết để đối tượng
trình bày, tranh luận. Người có trách nhiệm đối thoại phải ăn mặc lịch sự, tác
phong, lời nói, thái độ phải bình tĩnh; tạo khơng khí thoải mái, đồng thuận
trong buổi đối thoại.
- Dành phần trình bày trước cho đối tượng: Người có trách nhiệm phải
đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, những người có liên quan. Nên
yêu cầu người khiếu nại trình bày trước về nội dung khiếu nại, yêu cầu giải
quyết và các chứng cứ liên quan, sau đó yêu cầu người bị khiếu nại, những
người có liên quan trình bày; trường hợp người khiếu nại và người bị khiếu nại
trình bày chưa rõ thì yêu cầu cán bộ trực tiếp thụ ĺý vụ việc trình bày. Từ những
trình bày đó, người chủ trì thấy được những mâu thuẫn giữa họ mà có những
phân tích tìm ra đúng bản chất vụ việc.
- Kiềm chế bản thân, chịu khó lắng nghe: Trước buổi cơng khai đối thoại,
các bên thường có những nhận thức khác nhau về vụ, việc và cách thức giải
quyết vụ việc khiếu nại. Họ thường có thái độ nóng nảy, tức giận. Người có
trách nhiệm đối thoại khơng nên đối đầu trực tiếp mà phải biết kiềm chế, thái độ
chăm chú lắng nghe để làm dịu sự ác cảm. Khi cảm xúc đó lắng dần, phân tích
cho họ biết điều hơn lẽ thiệt.
- Chỉ ra thực chất của vấn đề: Việc đối thoại để hiểu rõ thông tin của các
bên nên khi đối thoại phải đưa ra thông tin chính xác, bác bỏ những thơng tin
thất thiệt. Do đó, người có trách nhiệm đối thoại phải chỉ rõ thực chất của vấn đề
để đối tượng có nhận thức đúng.
9
- So sánh lợi ích: Trong hoạt động giải quyết khiếu nại, mỗi bên có những
nhu cầu, lợi ích và động cơ khác nhau, có khi đối kháng, bài trừ nhau. Mỗi
người có một tâm lý chung là rất muốn biết những gì liên qua đến lợi ích của
bản thân. Nên trong đối thoại phải luôn hướng đến việc xem xét để thống nhất
lợi ích của các bên, đưa ra sự so sánh lợi ích trong việc giải quyết vụ việc khiếu
nại hành chính để các bên tự giác điều chỉnh lợi ích của cá nhân cho thống nhất
với lợi ích chung.
- Q trình đối thoại có sự tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng, đó
là quá trình tác động tâm lý biến chuyển, tương hỗ, tương đồng. Do đó phải tạo
được mối quan hệ tình cảm đồng cảm giữa người có trách nhiệm và đối tượng
trong quá trình đối thoại.
- Khi sử dụng phương pháp tâm lý trong đối thoại, người có trách nhiệm
đối thoại cần chú ý:
+ Phải có sự chuẩn bị cho buổi đối thoại cơng khai như xác định mục
đích, nội dung thơng tin cần thông báo; xác định thái độ, hành vi của mình và dự
đốn về thái độ, hành vi của đối tượng. Nhờ có chuẩn bị mà người có trách
nhiệm đối thoại mới chủ động và tìm ra cách xử sự phù hợp đối với những tình
huống bất ngờ có thể xảy ra trong giao tiếp.
+ Nội dung cần đối thoại dựa trên cơ sở những tài liệu, diễn biến trước đó
và theo diễn biến của buổi đối thoại.
+ Đối thoại phải đưa ra những thơng tin chính xác, cần thiết, ngơn ngữ
phù hợp với trình độ nhận thức của đối tượng.
+ Khối lượng thông tin truyền đạt cần phải vừa đủ, nếu quá nhiều trong
thời gian quá nhanh dễ làm mất khả năng tiếp nhận thông tin của đối tượng.
+ Phải tính đến đặc điểm, khí chất, tâm lý của đối tượng.
+ Người có trách nhiệm phải có thái độ khách quan, tác phong, trang phục
nghiêm chỉnh, nói năng mạch lạc, rõ ràng, đúng pháp luật.
- Đối với những trường hợp phải tổ chức đối thoại với những vụ việc
khiếu nại bức xúc, đông người, gay gắt: Điểm nổi bật của các vụ khiếu tố đơng
người là nó thường xuất phát từ những bức xúc về quyền lợi, thường đụng chạm
10
đến số đông quần chúng nhân dân nên thường rất nhạy cảm, dễ bị kích động,
bùng nổ và lan rộng. Vì vậy lời lẽ của người có trách nhiệm đối thoại phải có
sức thuyết phục, phải biết khai thác những mặt tốt của người khiếu nại. phương
pháp, cách thức giải quyết phải biết thận trọng, tế nhị, mềm dẻo, nên đối thoại
để làm rõ từng vấn đề từ đơn giản đến phức tạp. Phân từng nhóm đối tượng để
có đối sách phù hợp, bước đầu phải làm dịu tình hình căng thẳng bằng cách tạo
sự ân cần, chu đáo, lịch sự, tơn trọng người đối thoại, lắng nghe họ trình bày, ghi
chép đầy đủ. Chính điều đó đã tạo ra khơng khí dân chủ, làm cho buổi tiếp xúc
với dân đỡ căng thẳng, hạn chế được những bất bình, phẫn nộ, gay gắt của dân.
Trước khi kết thúc đối thoại, người chủ trì cuộc đối thoại nêu biện pháp giải
quyết vụ việc và yêu cầu người khiếu nại nêu ý kiến. Trường hợp chưa thống
nhất về biện pháp giải quyết thì chỉ nên ghi nhận lại để xem xét sau, không nên
kết luận ngay về hướng giải quyết.
- Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến
của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký của người tham gia;
trường hợp người tham gia đối thoại khơng ký xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên
bản này được lưu vào hồ sơ giải quyết khiếu nại theo đúng quy định. Kết quả đối
thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
4. Quy định một số trường hợp cụ thể khi tổ chức đối thoại:
- Đối với những vụ việc khiếu nại đồng người có cùng nội dung tất cả
những người ký tên trong đơn khiếu nại đều được mời tham gia đối thoại nhưng
phải cử từ 1 đến 3 người đại diện cho mình để phát biểu ý kiến. Việc cử đại diện
được ghi vào biên bản đối thoại.
Người chủ trì đối thoại có qùn từ chối ý kiến của những người không
phải là người được cử làm đại diện.
- Người chủ trì đối thoại có qùn từ chối đối thoại với những người sử
dụng rượu bia hoặc các chất kích thích khác; những người khơng đủ năng lực
hành vi; những người gây mất trật tự không chấp hành quy định và sự điều hành
củ người chủ trì.
11
- Tại nơi tổ chức đối thoại nghiêm cấm những người tham gia đối thoại
mang vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc hại, đồ vật phương tiện có tính chất
gây nguy hại khác vào nơi đối thoại.
III. TÍNH MỚI CỦA SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
Đây là sáng kiến hoàn toàn mới, lần đầu được nghiên cứu xây dựng và đề
nghị áp dụng thực hiện trên địa bàn huyện Bảo Thắng và trực tiếp áp dụng trong
việc giải quyết khiếu nại của cơ quan Thanh tra huyện. Việc áp dụng quy trình
đối thoại trong giải quyết khiếu nại nhằm mục đích:
- Giúp các bên có liên quan trong q trình giải quyết khiếu nại hành
chính hiểu được quyền, nghĩa vụ của mình và hiểu được các vấn đề khác có liên
quan đến nội dung khiếu nại.
- Đảm bảo tính khả thi và hiệu lực thi hành của các quyết định giải quyết
khiếu nại hành chính.
IV. TÍNH HỮU ÍCH CỦA SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
- Sáng kiến này sẽ đem lại tính thống nhất trong tổ chức thực hiện đối thoại
cho dù việc đối thoại đó được tổ chức ở Trụ sở tiếp cơng dân của UBND huyện,
các phịng ban chun mơn hay các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bảo Thắng.
- Sáng kiến xây dựng quy trình đối thoại sẽ giúp cho các phịng ban chun
mơn hay các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bảo Thắng không bị lúng túng, thiếu
sót trong q trình tham mưu tổ chức và trực tiếp thực hiện nghiệp vụ đối thoại
khi áp dụng quy trình này.
V. KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN VÀ NHÂN RỘNG:
- Do tính phù hợp, tính cần thiết của quy trình đối thoại nên sáng kiến này
sẽ được các phòng ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện
Bảo Thắng áp dụng vào thực tế công tác giải quyết khiếu nại cũng như giải
quyết các đơn thư kiến nghị, phản ánh của công dân.
12
PHẦN CHẤM SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM
1. Thành viên hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 1:
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
2. Thành viên hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 2:
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
3. Thành viên hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 3:
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
13
14