Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dấu hiệu viêm họng trong một số bệnh về máu ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.4 KB, 4 trang )

Dấu hiệu viêm họng trong
một số bệnh về máu
Viêm họng trong các bệnh về
máu là một thể viêm họng hiếm
gặp, chỉ chiếm 0,001% số
trường hợp bệnh nhân bị viêm
họng đi khám tại các trung tâm
y tế. Viêm họng là một trong
những triệu chứng của bệnh
bạch cầu cấp (leucemi cấp), mất
bạch cầu hạt, tăng bạch cầu đơn nhân
Bệnh bạch cầu cấp là một loại ung thư máu
trong đó có hiện tượng tăng số lượng bạch cầu
và thay đổi về bản chất của chúng, có nhân quái,
nhân chia. Một trong những biểu hiện sớm của
bệnh là viêm amidan kèm theo viêm miệng và
sưng hạch vùng cổ. Triệu chứng toàn thân hay
gặp là sốt không đều, không điển hình. Toàn
thân suy sụp, người gầy, xanh xao, mệt mỏi.
Lưỡi bệnh nhân khô và nẻ. Ổ răng, miệng, lưỡi,
họng đặc biệt trên bề mặt amidan xuất hiện
Hình
ảnh tổn
thương h
ọng
trong b
ệnh mất
bạch cầu hạt.
những ổ loét to nhỏ không đều, trên bề mặt ổ
loét có bựa trắng do bội nhiễm vi khuẩn, chạm
vào vùng này rất dễ chảy máu. Sàn miệng đôi


khi bị sưng. Hạch cổ hai bên to và đau. Xét
nghiệm máu thấy hồng cầu giảm, bạch cầu tăng
từ 50.000-100.000 (bình thường dưới
10.000/mm³), có nhiều tế bào non trong thành
phần như nguyên tuỷ bào, nguyên bào lympho.
Bệnh mất bạch cầu hạt: Nguyên nhân khởi phát
có thể là do cơ thể nhiễm virut hoặc do nhiễm
một số hóa chất như thuốc sunfamid, muối asen,
pyramidon, thuốc chống dị ứng tổng hợp, tia
Renghen gây nên giảm rất nhiều bạch cầu đa
nhân trung tính trong máu. Bệnh có thể tiềm
tàng trong cơ thể và biểu hiện thành bệnh nhân
một nhiễm khuẩn cơ hội. Niêm mạc họng hơi
đỏ, hai amidan sưng loét và hoại tử. Vết loét
màu nâu, mủn nát, dễ chảy máu khi đụng chạm,
đôi khi có giả mạc che phủ, xung quanh vết loét
niêm mạc nhợt nhạt không có phản ứng chống
viêm của bạch cầu hạt. Vết loét mỗi ngày một
lan rộng và ăn sâu vào tổ chức amidan Bệnh
nhân phàn nàn đau họng, miệng chảy nhiều
nước bọt rất hôi thối khiến mọi người xa lánh.
Bên cạnh đó lợi cũng bị tổn thương chảy máu,
phù nề thanh quản gây khó thở. điều đáng lưu ý
là tổn thương trông có vẻ rất nặng nhưng không
hề có mủ và không sờ thấy hạch trên những
bệnh nhân mắc bệnh này do cơ thể đã mất sức
đề kháng. Tiên lượng bệnh khá nặng. Điều trị
bằng cách truyền máu nhiều lần trong một thời
gian dài. Điều trị kháng sinh liều cao và phối
hợp nhiều loại kháng sinh. Kết hợp với một số

vitamin nhóm A, D, C, canxi, acid folic, một số
yếu tố vi lượng khác. Dùng các dung dịch kháng
sinh, sát khuẩn tại chỗ vùng miệng, các thuốc
kháng virut. Bệnh nhân có thể tử vong do nhiễm
trùng huyết.
Phòng bệnh bằng sinh hoạt điều độ, hợp lý. Sử
dụng thuốc theo đúng chỉ định của thầy thuốc.
Tuyệt đối tránh tự động đi chụp phim khi bị
bệnh.
Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân to: Bệnh do virut
gây ra ở trẻ em lớn, dễ lây nhiễm. Bệnh bắt đầu
giống như những bệnh lý nhiễm khuẩn khác:
mệt mỏi, biếng ăn, sốt sau đó viêm họng và
sưng hạch. Khám họng thấy niêm mạc họng và
amidan đỏ, trên bề mặt có một lớp màng trắng.
Nuốt đôi khi đau nhói lên tai. Đồng thời bệnh
nhân sờ thấy hạch vùng cổ, di động, mềm,
không đau khi ấn ở nhóm cảnh, dưới hàm, hạch
nách, hạch bẹn.
Bạch cầu trong máu tăng vừa khi làm xét
nghiệm máu (12.000-50.000/mm³) trong đó
bạch cầu đơn nhân chiếm 50%. Bệnh có thể tự
khỏi, tuy nhiên thời gian bình phục có thể kéo
dài tới 3 tháng và có thể tái phát. Điều trị bằng
kháng sinh toàn thân kết hợp với các thuốc
kháng virut. Súc họng bằng các dung dịch sát
khuẩn kết hợp với các vitamin nhóm A, D, C

×