Hóa giải nỗi lo suy thận mạn tính
Đối với người mắc bệnh thận - tiết niệu mạn tính thì nỗi
lo lớn nhất là dẫn đến suy thận mạn tính. Khi đã bị suy
thận, người bệnh không chỉ phải đối mặt với nỗi ám ảnh
mỗi lần lọc máu mà hy vọng cuối cùng là được ghép thận
cũng gặp nhiều khó khăn do kinh tế eo hẹp và khan hiếm
nguồn hiến tặng.
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh thận mạn tính?
Bệnh thận mạn tính liên quan nhiều đến tăng huyết áp,
bệnh lý tim mạch, gút, đái tháo đường và các bệnh nhiễm
khuẩn, nhiễm độc. Theo Hội Thận học Hoa Kỳ, suy thận
mạn tính được xác định khi có sự bất thường về cấu trúc
hoặc chức năng thận trên 3 tháng, cụ thể có protein trong
nước tiểu, tăng creatinin máu, mức lọc cầu thận giảm, mô
học thận thay đổi. Trong cơ thể người, tạng thận có vai trò
quan trọng như điều chỉnh nội môi, bài tiết chất cặn bã
sinh ra trong quá trình chuyển hóa, điều chỉnh kiềm toan
và điều hòa điện giải, tham gia tạo máu, điều hòa chuyển
hóa canxi, điều hòa huyết áp…
Khi thận bị suy, các chức năng hoạt động giảm, dần dần
dẫn đến mất chức năng khiến bệnh nhân tử vong do
nhiễm toan, tăng kali máu, suy tim, phù phổi, tai biến
mạch máu não. Theo thống kê, trên thế giới mỗi năm có
khoảng 12 triệu người tử vong vì biến chứng tim mạch
liên quan đến suy thận mạn tính. Các biện pháp điều trị
suy thận phổ biến và hiệu quả hiện nay đang được thực
hiện là lọc máu chu kỳ và ghép thận. Tuy nhiên đối với
mỗi phương pháp đều vấp phải những khó khăn riêng.
Lọc máu chu kỳ - Nỗi ám ảnh
của người bệnh
Theo Hội Thận học
Thế giới, hiện nay có
trên 500 triệu người
(chiếm 10%) người
trưởng thành trên thế
giới bị bệnh thận mạn
tính ở các mức độ khác
nhau. Trong đó trên
4,5 triệu người được
Hiện nay số bệnh nhân suy thận
mạn tính ở Việt Nam và trên thế
giới ngày càng tăng, do đó số
lượng bệnh nhân suy thận mạn
tính giai đoạn cuối phải được
điều trị lọc máu (chạy thận nhân
tạo) cũng tăng theo. Nhiều trung
tâm thận nhân tạo ra đời cùng
với kỹ thuật lọc máu không
ngừng được hoàn thiện, đã làm
cho chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân suy thận mạn tính
được lọc máu chu kỳ cải thiện
đáng kể. Đại đa số bệnh nhân
phát hiện suy thận mạn tính giai
đoạn cuối phải lọc máu chu kỳ
do tình cờ đi khám và xét
nghiệm máu thấy: u rê máu,
creatinin máu tăng cao, thiếu
máu.
Nhiều bệnh nhân suy sụp về tinh
thần khi được bác sĩ cho biết kết
quả chẩn đoán suy thận độ III – độ IV phải lọc máu (chạy
thận nhân tạo chu kỳ). Có những bệnh nhân quá sợ hãi đã
bỏ về, rồi sau đó bệnh diễn biến nặng mới quay trở lại để
lọc máu nên chức năng thận càng suy giảm. Đa số bệnh
nhân lần đầu tiên lọc máu đều rất lo âu, vì cuộc sống sẽ
điều trị thay thế bằng
lọc máu chu kỳ, lọc
màng bụng liên tục
ngoại trú, ghép thận.
Ước tính con số này sẽ
tăng gấp đôi trong
thập niên tới. Ở Việt
Nam, theo điều tra
năm 1990, tỷ lệ suy
thận mạn dao động
khoảng từ 0,6% đến
0,81% tùy từng vùng.
Nhu cầu ghép thận
khoảng 5,5/100.000
người. Hiện nay có
khoảng hơn 5.500
bệnh nhân được lọc
máu chu kỳ, hơn 1.100
người được lọc màng
bụng liên tục ngoại trú
và hơn 300 người được
ghép thận.
gắn liền với máy thận nhân tạo. Nói đúng hơn, bệnh nhân
suy thận mạn giai đoạn cuối cũng có thể sống kéo dài
trong nhiều năm và hoàn toàn phụ thuộc vào chạy thận
nhân tạo, nhưng bệnh nhân sống trong trạng thái ốm yếu,
bất lực, nỗi bất hạnh luôn ám ảnh họ với hàng loạt bệnh lý
nội khoa khó lường như: suy tim, tai biến mạch máu não,
viêm gan, phù phổi cấp, xuất huyết tiêu hóa…
Thận bình thường (trái)
và suy thận (phải)
Ghép thận - giải pháp tối ưu
Sự thành công của ghép thận đã mở ra viễn cảnh mới cho
bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối; Ghép thận đã trả lại
cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối cuộc sống tốt
đẹp cả về thể lực lẫn trí tuệ, có cuộc sống như người bình
thường, lấy vợ, lấy chồng và sinh con cái. Tuy nhiên, ở
Việt Nam khi số bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn
cuối được ghép thận quá ít vì: người cho thận chủ yếu là
người trong gia đình. Mặc dù Luật hiến tạng đã ra đời,
nhưng người tình nguyện cho tạng từ người mất não, hoặc
tử vong do tai nạn giao thông mới đếm trên đầu ngón tay.
Thiết nghĩ, nếu những người rủi ro chết do tai nạn giao
thông mà hiến thận thì cứu được bao nhiêu người đang
mong được ghép thận. Hy vọng trong tương lai, việc hiến
mô, tạng sẽ đi vào lòng người Việt Nam như đạo Phật đã
dạy “Cứu một người phúc đẳng hà sa”. Khi người mất đi
mà hiến tạng cho người khác thì người thân vẫn thấy và
cảm nhận một phần cơ thể của người mất đang tồn tại
“cuộc sống trở lại sau cái chết”. Để làm được điều đó,
ngoài những nỗ lực lớn lao của các thầy thuốc, giáo sư,
bác sĩ, điều dưỡng sẽ không thể thiếu được những nghĩa
cử cao đẹp và sự thấu hiểu của cộng đồng.
Tóm lại, bệnh thận mạn tính có thể phòng ngừa được
bằng cách điều trị triệt để khi bị viêm cầu thận, sỏi đường
tiết niệu, tránh béo phì, thừa cân; kiểm soát tốt tăng huyết
áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, chế độ ăn ít muối,
không lạm dụng bia rượu, không hút thuốc lá