Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Câu hỏi tham khảo chủ nghĩa xã hội khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.54 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN HỌC:
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

HỌ VÀ TÊN: LÊ KIM MINH THƯ
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ THÙY DUYÊN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2022
NỘI DUNG THỰC HIỆN

1


CÂU HỎI:
1. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, giai cấp
công nhân có sứ mệnh lịch sử gì? Chứng minh sứ mệnh lịch sử ấy bằng các
hoạt động cụ thể trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hố, giáo dục.
2. Chọn 1 trong 2 vấn đề sau để chứng minh tính tất yếu phải có thời kỳ q
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
a. Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
b. Sự đan xen giữa các yếu tố văn hoá mới với các giá trị văn hoá truyền
thống của dân tộc (Hội nhập văn hố thế giới nhưng giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hoá dân tộc).
3. Việt Nam đã và đang làm gì để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân
tộc?
4. Lựa chọn và phân tích một tơn giáo ở Việt Nam để chứng minh tại sao các
tôn giáo vẫn tồn tại ở Việt Nam trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội?


BÀI LÀM:
1. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, giai cấp
cơng nhân có sứ mệnh lịch sử gì? Chứng minh sứ mệnh lịch sử ấy bằng
các hoạt động cụ thể trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo
dục.
Từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nước ta
xác định nhu cầu đi lên chủ nghĩa xã hội. Do khoảng thời gian chưa thống nhất đất
nước, miền Bắc đã diễn ra thời kỳ quá độ trước tiên. Thời kỳ này bắt đầu từ năm
1954 – ngay sau khi miền Bắc được giải phóng. Đến năm 1975, đất nước đã được

2


độc lập và thống nhất. Từ đó, cả nước cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội và được
chỉ huy dưới những chủ trương của Đảng ta.
Tuy nhiên, sau những biến động thế giới phức tạp, đặc biệt là sự sụp đổ của
Liên Xô và và Đông Âu cuối thế kỷ XX, các nhà lý luận tư sản đã tuyên bố rằng đó
là sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội và học thuyết Marx – Lenin lỗi thời, thế giới
không cần sứ mệnh của giai cấp công nhân nữa. Nhưng sự thật thì chủ nghĩa xã hội
khoa học ln tồn tại, cải tiến và đổi mới để khẳng định rằng sứ mệnh của giai cấp
cơng nhân vẫn cịn đó.
 Trong lĩnh vực kinh tế
Việc loại bỏ tính tư hữu hóa các tài nguyên và tư liệu sản xuất
và xây dựng chế độ công hữu tư liệu sản xuất đã giúp cho đất nước
nâng cao năng suất lao động. Từ đó, từng bước thỏa mãn nhu cầu phát
triển của nhân dân, của đất nước. Đặc biệt, trong nền kinh tế tri thức
và công nghiệp 4.0, dù đã được tự động hóa rất nhiều, thì giai cấp
cơng nhân vẫn là bộ phận sản xuất ra của cải vật chất chủ yếu cho xã
hội. Các sự thay đổi này với khao khát “làm theo năng lực hưởng theo
nhu cầu” – nó là một trong những sứ mệnh của giai cấp công nhân

trong lĩnh vực này.
 Trong lĩnh vực chính trị
Những ngày đầu, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo các
giai cấp khác đập tan chính quyền tư sản. Hiện nay, giai cấp công
nhân cùng với các giai cấp khác xây dựng chính quyền nhà nước vơ
sản (nền chun chính vơ sản). Cũng như, Đảng Cộng sản là đảng
cầm quyền đã Đổi mới đất nước thành cơng, từng bước cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước một cách nhanh chóng và bền vững.
 Trong lĩnh vực văn hóa

3


Về góc độ văn hóa, giai cấp cơng nhân là lực lượng xác lập các
hệ giá trị mới như công bằng, dân chủ, bình đẳng, tự do… Đây là các
giá trị thay thế cho hệ giá trị tư sản, phong kiến cũ. Đồng thời, Đảng
và Nhà nước đấu tranh Ví dụ, trước đây, cùng ở gần vị trí trung tâm,
các khu cơng nghiệp thường hắt hiu bóng dáng của các sân chơi, bãi
tập thể thao và bãi thiết chế văn hóa cũng như những khu nhà trọ ọp
ẹp, lụp xụp, trong khi đó, khu đơ thị và các nơi ở của các đại gia thì
thường được xây dựng nhiều sân golf và các khu vực xa hoa phục vụ
nhu cầu vui chơi, thư giãn. Tuy điều này là một so sánh khập khiễng,
nhưng đó cũng là một trong những khó khăn trong quá trình phát triển
đất nước và hiện thực hóa chỉ số hạnh phúc con người. Vì vậy để có
thể thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”, Đảng ta vẫn đang nỗ lực bảo đảm chỉ số hạnh phúc (đời sống
tinh thần) cho cơng nhân lao động và tồn thể nhân dân.
 Trong lĩnh vực giáo dục
Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, giáo dục đóng vai trị quan.
Nó là nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển của quốc gia. Chính vì thế,

sứ mệnh của giai cấp cơng nhân trong sự nghiệp giáo dục sẽ cần định
hướng cho học sinh những yêu cầu thực tiễn cho đất nước và thế giới
đối với người lao động. Điều này sẽ giúp nâng cao trình độ, kiến thức
chun mơn và kỹ năng tay nghề. Đồng thời giáo dục kỹ năng mềm
để người học có thể vận dụng thực tiễn công việc ở tương lai. Cùng
với các giá trị khoa học và tư tưởng của Marx – Lenin, giúp học sinh
sinh thích nghi nhanh với hồn cảnh, vượt qua khó khăn thử thách để
thực hiện tốt vai trị, sứ mệnh của mình.

4


2. Chọn 1 trong 2 vấn đề sau để chứng minh tính tất yếu phải có thời kỳ
q độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
a. Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
b. Sự đan xen giữa các yếu tố văn hoá mới với các giá trị văn hoá truyền
thống của dân tộc (Hội nhập văn hố thế giới nhưng giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hố dân tộc).
Vì vừa thốt khỏi chiến tranh với những hậu quả nặng nề, nước ta học
theo mơ hình nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa. Điều này nghĩa là nền
kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ đạo, nhà nước tiến hành xóa bỏ kinh tế
tư nhân cá thể và sở hữu tư nhân khỏi xã hội. Việc này khiến cho kinh tế
Việt Nam bị trì trệ, lâm vào khủng hoảng với nhiều tiêu cực. Việc này kéo
theo các lĩnh vực khác như văn hóa – xã hội – giáo dục – y tế cũng bị trì trệ
và cần sự cải tiến trước khi đi vào “vết xe đổ” giống như sự sụp đổ của các
nước xã hội chủ nghĩa đi trước.
Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là sự đột phá
đầy sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Khi nhận ra những bất cập của cơ chế kinh tế hiện hành, Nhà nước

Việt Nam cũng bắt đầu có một số thay đổi trong chính sách quản lý kinh tế.
Hội nghị Trung ương 6 khóa IV đã ra nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 20
tháng 9 năm 1979 với tinh thần chính là:
- Cho phép kết hợp kế hoạch hóa với cơ chế thị trường
- Sử dụng lại kinh tế tư nhân bao gồm cả tư bản tư nhân dưới sự
quản lý của Nhà nước
- Sửa lại giá lương thực và giá các nông sản khác theo hướng dựa
trên thỏa thuận.
- Cho phép địa phương tiến hành xuất nhập khẩu
5


Sau khi kinh nghiệm khốn của Đồn Xá được thí điểm ở tồn huyện
Đồ Sơn và Hải Phịng đem lại kết quả tích cực, Hội nghị Trung ương 9 khóa
IV (tháng 12/1980) đã quyết định mở rộng việc thực hiện và hồn thiện
khốn sản phẩm trong nơng nghiệp. Chỉ thị này cho phép áp dụng chế độ
khốn trong tồn bộ nền nơng nghiệp cả nước. Chế độ khốn này thường
được gọi tắt là Khốn 100.
Hội nghị Trung ương 6 khóa IV, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết
định số 25-CP ngày 21 tháng 1 năm 1981 về Một số chủ trương và biện pháp
nhằm tiếp tục phát huy quyền chủ động sản xuất, kinh doanh và quyền tự
chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh. Quyết định này cho phép áp
dụng chế độ 3 kế hoạch.
Từ năm 1981, kinh tế Việt Nam khởi sắc. Sản lượng lương thực tăng
mạnh, giá trị sản lượng công nghiệp tăng khá, thâm hụt thương mại giảm
đáng kể.
Với công cuộc đổi mới từ năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những
bước phát triển mạnh mẽ. Nếu như trước đổi mới GDP tăng chưa đầy 4% thì
sau đổi mới, có những năm GDP tăng đến 8-9%. Trung bình từ 1986 đến
nay, GDP tăng trưởng liên tục, bình quân ở mức 6,6% năm…

Việt Nam còn là một trong những nước thu hút nhiều vốn FDI, đẩy
mạnh xuất khẩu trên tất cả các lĩnh vực, tạo công ăn việc làm.
Điều này cho thấy việc từ bỏ "kìm hãm các lực lượng sản xuất" tạo ra
bước chuyển mình đó có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ấn
tượng 30 năm qua.
3. Việt Nam đã và đang làm gì để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân
tộc?

6


Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước
và giữ nước, các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam có truyền thống đồn kết, gắn
bó xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm. Theo các nhà dân tộc học, Việt
Nam có 54 tộc người sinh sống. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, với sự ra
đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, tất cả dân tộc người Việt Nam dù ít hay đơng người, đều tự do và bình đẳng,
cùng phấn đấu vươn lên, chung sức, đồng lòng xây dựng đất nước.
Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách để thực hiện quyền bình đẳng dân tộc.
 Về kinh tế
Thông thường các dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi, vùng
biên giới nơi mà giao thơng khó khăn, thường xảy ra thiên tai và khó
có khả năng tiếp cận với các vùng trung tâm. Vì vậy tỷ lệ các vùng hộ
nghèo, cận nghèo cao. Nhà nước thường xuyên có các chính sách gián
tiếp hoặc trực tiếp nhằm quan tâm và ưu tiên các địa bàn này. Một
minh họa cho vấn đề này là “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững” đề ra vào năm 2012 – 2018, Nhà nước đã bố trí
khoảng 630.764 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ đa lĩnh vực, trong đó,
vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã chiếm khoảng 80% tổng chi cho
việc giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo và và cận nghèo của các hộ đồng bào

dân tộc thiểu số giảm nhanh (trung bình khoảng 3,5% mỗi năm) và hộ
nghèo ở huyện giữ vững mức giảm trên 5% mỗi năm qua các giai
đoạn.
Thêm vào đó, chính phủ cịn tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu
số sản xuất và nâng cao thu nhập bằng các chương trình hỗ trợ sản
xuất , các khóa tập huấn kỹ thuật, đặc biệt là các dự án hỗ trợ vay vốn
tín dụng với lãi suất thấp.

7


Tuy nhiên công tác giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số vẫn cịn
nhiều bất cập. Ví dụ như kết quả của tỷ lệ giảm nghèo tuy khả quan
nhưng tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo vẫn còn cao. Hoặc, điều
kiện tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường, việc làm giữa các
vùng, các nhóm dân cư vẫn chưa được thu hẹp, đặc biệt vùng Trung
du và miền núi Bắc Bộ và vùng Tây Nguyên. Việc này khiến cho
chênh lệch giàu nghèo ở ngày càng tăng. Thực tế, các cấp địa phương
gặp nhiều khó khăn trong triển khai chính sách và bố trí nguồn lực
phù hợp. Đồng thời, hoạt động giám sát và đánh giá vẫn còn lỏng lẻo
và chưa thống nhất.
 Về chính trị
Vào thời kỳ 1930 – 1945, trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
I1: “Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận cho các Đảng Cộng sản thừa
nhận cho các dân tộc được quyền tự do hoàn toàn. Đảng chống chế độ
thuộc địa, chống hết các hình thức trực tiếp đem dân tộc này vào đàn
áp bóc lột dân tộc khác”. Trong hội nghị này, Đảng ta cũng đã khẳng
định: “Sự liên hợp huynh đệ phải lấy nguyên tắc chân thật, tự do và
bình đẳng cách mạng mà làm căn bản”.2
Vào thời kỳ 1945 – 1954, tại Đại hội lần thứ II (2/1945) Đảng

ta đã khẳng định: Các dân tộc sống trên đất Việt Nam đều được bình
đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, phải đoàn kết giúp đỡ nhau để kháng
chiến và kiến quốc, kiên quyết chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, đánh
đổ âm mưu gây thù hằn, chia rẽ dân tộc của đế quốc và lũ Việt gian.
Đồng thời, cải thiện đời sống cho các dân tộc thiểu số, giúp đỡ họ tiến
bộ về mọi mặt, đảm bảo để họ tham gia chính quyền và dùng tiếng mẹ
Đảng Cộng sản Việt Nam. (1999). Nghị quyết về công tác trong các dân tộc thiểu số, Văn kiện Đảng toàn tập, 5,
69–75
1,2

2

8


đẻ trong giáo dục ở các địa phương thiểu số. Đồng thời trong khoảng
thời gian này Ban chấp hành Trung ương Đảng đưa ra nghị quyết về
“Chính sách dân tộc thiểu số của Đảng”
Thời kỳ năm 1955 – 1975, chính sách dân tộc ở hai miền có sự
thay đổi do hồn cảnh. Lúc này, cơng tác dân tộc ở miền Bắc gắn liền
với cải cách dân chủ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong khi đó,
miền Nam tiến hành đoàn kết sức người sức của cùng nhau dánh
thắng kẻ thù xâm lược và thống nhất đất nước.
Thời kỳ 1976 đến nay, Đảng ln lấy sự bình đẳng dân tộc làm
kim chỉ nam cho mọi hành động, tạo những điều kiện cần thiết để xóa
bỏ tận gốc sự chênh lệch về trình độ, kinh tế và văn hóa giữa dân tộc
ít người và dân tộc đơng người, đưa miền núi tiến kịp miền xi, vùng
cao tiến kịp đồng bằng.
Bình đẳng trong chính trị ở thời bình cịn thể hiện qua việc
Đảng và Nhà nước ln chào đón những người thuộc dân tộc thiểu số

đóng góp và điều hành bộ máy nhà nước. Điều này được quy định tại
Điều 4 Thông tư liên tịch 02/2014/TTLT-BNV-UBDT 3. Đó là: ở địa
phương các vùng dân tộc thiểu số bắt buộc phải có cán bộ, công nhân
viên chức lãnh đạo, quản lý là người dân tộc thiểu số; và đảm bảo hợp
lý tỷ lệ người dân tộc thiểu số làm việc tại các cơ quan ở trung ương.
 Về văn hóa
Hiến pháp Việt Nam công nhận quyền của người dân tộc thiểu
số trong “sử dụng ngơn ngữ và chữ viết riêng, giữ gìn bản sắc dân tộc
và nuôi dưỡng các phong tục, truyền thống và văn hóa tốt đẹp” 4. Mỗi
3

Thuvienphapluat.vn. (n.d.). Thơng TƯ Liên tịch 02/2014/TTLT-BNV-UBDT Hướng dẫn Chính Sách Cán BỘ 05/2011/
NĐ-CP công Tác Dân Tộc. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Retrieved August 8, 2022, from />4
Điều 5, chương 1. Hiến pháp năm 2013

9


người có “quyền tự chọn dân tộc, sử dụng tiếng mẹ đẻ và chọn ngôn
ngữ để giao tiếp”5. Điều này cho thấy nhà nước Việt Nam tự do trong
lựa chọn ngơn ngữ và chữ viết, cũng như khuyến khích sự đa dạng
văn hóa trong một nước Việt Nam thống nhất.
Để phát triển hiệu quả các nhân tố quan trọng như kinh tế, đời
sống tinh thần của nhân dân cũng cần được nâng cao. Đối với các dân
tộc thiểu số, ngoài bảo vệ chữ viết và tiếng mẹ đẻ của mình, họ cũng
đang được chính phủ giúp đỡ bảo vệ trang phục và phong tục tập quán
truyền thống mang màu sắc dân tộc. Đề án “Bảo tồn, phát huy trang
phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay”6 đã và đang được hưởng ứng khá tốt từ các đồng bào dân tộc
thiểu số. đề án này cũng góp phần rất lớn khơi gợi sự quan tâm và góp

sức của tồn thể xã hội đối với Cơng tác dân tộc, và giúp các dân tộc
có ý thức giữ gìn, phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp và tự hào
về bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Bảo tồn trang phục truyền thống phải đi đơi với nghề dệt truyền
thống. Bởi vì nghề dệt thổ cẩm khơng cịn thì trang phục truyền thống
cũng khó mà giữ được. Và để có thể hịa nhập tốt hơn, các nhà tạo
mẫu cũng quan tâm đến việc kết hợp giữa các họa tiết, chi tiết độc đáo
của thổ cẩm với những trang phục hiện đại mặc hàng ngày. Hoặc có
nhiều cặp đôi đã chọn lễ phục đồ cưới thổ cẩm của dân tộc mình trong
ngày trọng đại của đời mình. Qua các hoạt động tưởng chừng như nhỏ
nhặt này cũng đã giúp dân tộc bản địa cảm nhận được giá trị của trang
phục mình, đồng thời đem đến sự phổ biến và tính ứng dụng cao.
 Về giáo dục
5
6

Điều 42, chương 2. Hiến pháp năm 2013
Theo Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL

10


Nhà nước Việt Nam đã và đang có nhiều chính sách quan tâm
đến giáo dục cho các dân tộc ít người thơng qua nhiều chính sách hỗ
trợ. Đầu tiên là chính sách hỗ trợ điểm cộng trong kỳ thi trung học
phổ thơng quốc gia. Theo thơng tư 08/2022/TT-BGDĐT7 các thí sinh
là dân tộc thiểu số ở khu vực 1 được cộng 2 điểm và ở ngồi khu vực
1 thì được cộng 1 điểm. Tiếp theo là chế độ cử tuyển theo Nghị định
số 41/2020/NĐ-CP8. Chế độ cử tuyển này đã phần giúp đỡ các bạn
học sinh dân tộc thiểu số đặc biệt là các bạn có hồn cảnh khó khăn.

Ngồi ra, cịn có các chính sách về học bổng 9, hỗ trợ các học sinh có
hồn cảnh khó khăn10, các chính sách miễn giảm học phí 11. Thơng qua
những nỗ lực và sự ưu tiên của nhà nước nhằm đảm bảo sự công bằng
trong giáo dục đối với trẻ em dân tộc thiểu số có hồn cảnh khó khăn
và thiếu điều kiện để học tập.
Từ những nỗ lực đã kể trên, chúng ta đã đạt được nhiều thành
tựu: 100% các xã đặc biệt khó khăn có trường học, nhà mẫu giáo và
các lớp bán trú dân nuôi. Các bản xa trung tâm đều có lớp căn bản, trẻ
em trong độ tuổi đến trường đạt 90% - 95%. Đến năm 2008 – 2009,
đã có khoảng 285 trường phổ thơng dân tộc nội trú trên địa bàn 49
tỉnh thu hút 84.000 học sinh theo học. Tất cả các tỉnh vùng dân tộc và
7

Thuvienphapluat.vn. (n.d.). Thông TƯ 08/2022/TT-BGDĐT Quy Chế Tuyển Sinh đại học Ngành Giáo Dục mầm non.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Retrieved August 9, 2022, from
/>8
Thuvienphapluat.vn. (n.d.). Nghị định 141/2020/NĐ-CP chế độ cử Tuyển đối với học sinh Dân Tộc Thiểu SỐ. THƯ
VIỆN PHÁP LUẬT. Retrieved August 9, 2022, from
/>9
học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trường dự bị đại học được hưởng học bổng bằng 80% mức lương tối
thiểu chung/học sinh/tháng và được hưởng 12 tháng/năm
10
Trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi đi học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc các xã biên giới, núi cao, hải đảo và các xã
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ 10% mức lương cơ sở/trẻ/tháng (một năm học 9 tháng)
để duy trì bữa ăn trưa tại trường
11
Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, Nghị định số 145/2018/NĐ-CP, Nghị định số 86/2015/NĐ-CP

11



miền núi đều có trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, trường
dạy nghề và đào tạo nghiệp vụ trong các lĩnh vực nơng nghiệp, quản
lý kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế,...
 Về y tế
Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm đảm bảo quyền chăm
sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộ thiểu số. Một trong những số đó,
nổi bật nhất đó là bảo hiểm y tế. Theo quyết định 861/QĐ-TTg của
Thủ tướng nhân dân vùng đặc biệt khó khăn (vùng III) sẽ được cấp
miễn phí bảo hiểm y tế. Việc này đã giúp rất nhiều hoàn cảnh gia đình
người dân tộc thiểu số khơng gục ngã trước những căn bệnh hiểm
nghèo phải tốn rất nhiều viện phí. Vào một số dịp đặc biệt, các bệnh
viện còn tổ chức phát thuốc miễn phí cho các đồng bào dân tộc thiểu
số. Bên cạnh đó, mạng lưới y tế phát triển, hệ thống bệnh viện tỉnh,
huyện và trạm y tế xã được quan tâm đầu tư, có 99,39% số xã có trạm
y tế, 77,8% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Nhờ vậy, đồng bào dân
tộc thiểu số được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, các dịch
bệnh ở vùng dân tộc và miền núi như sốt rét, bướu cổ cơ bản được
khống chế; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm đáng kể.
Thêm vào đó, chính phủ Việt Nam cũng hỗ trợ việc bảo tồn,
khai thác, sử dụng những bài thuốc dân gian và phương pháp khám
chữa bệnh cổ truyền của dân tộc thiểu số đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cơng nhận.
Bên cạnh việc đảm bảo quyền bình đẳng dân tộc, Việt Nam còn là nước tiêu
biểu lên án chống phân biệt chủng tộc hay phân biệt đối xử dưới mọi hình thức.
Việt Nam đã có nhiều biện pháp để từng bước giải quyết vấn đề này:
- Nhà nước thường xuyên tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Marx – Lenin và
tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đại đồn kết dân tộc, chính sách dân tộc,
12



cũng như không ngừng nâng cao đạo đức và lên án chủ nghĩa cá nhân cực
đoan và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa đồng bào và cán bộ dân tộc đa số với
đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở chính
trị và đào tạo các cán bộ dân tộc, kết hợp hài hòa sự phát triển từng dân tộc
và sự phát triển chung của quốc gia dân tộc, nhanh chóng thu hẹp khoảng
cách chênh lệch về các mặt giữa các dân tộc, giữ vững an ninh, quốc phòng
ở vùng dân tộc.
Bên cạnh việc chống phân biệt chủng tộc, Việt Nam còn là nước đấu tranh
chống chủ nghĩa bá quyền. Có thể thấy Việt Nam là một mục tiêu cũng như là một
nạn nhân của chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc. Để chống lại chủ nghĩa bá quyền,
Việt Nam ta đã đưa ra nhiều giải pháp và chính sách từ mềm mỏng đến cứng rắn.
Đầu tiên, Việt Nam nổi tiếng với đường lối “ngoại giao cây tre” để tránh sự xung
đột hay đối đầu gay gắt giữa Việt Nam với các cường quốc cũng như giữa các
nước lớn với nhau. Tuy nhiên, “phản đối ngoại giao” cũng được sử dụng trong
nhiều trường hợp. Chẳng hạn, Việt Nam luôn phản đối mạnh mẽ và liên tục với bất
kỳ hành động nào của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa. Cùng lúc đó, Việt Nam
cũng tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để Trung Quốc cân nhắc hơn trong
quan hệ với Việt Nam, bởi vì “trỗi dậy hịa bình” là hình ảnh mà Trung Quốc đang
xây dựng trên trường quốc tế. Rõ ràng, bất cứ nước nào khi có một vị thế nhất định
trên trường quốc tế khi tham gia quan hệ quốc tế đều có xu hướng tham vọng như
vậy. Vì vậy, để tránh bị nuốt chửng giữa những khát vọng trở thành bá quyền của
các nước lớn, Việt Nam cũng nỗ lực nâng cao vị thế của bản thân trên trường quốc
tế, đặc biệt là ở lĩnh vực kinh tế. Việt Nam cũng đang có nhiều hành động khác
nhau để tránh bị các nước lớn bành trướng.
13



4. Lựa chọn và phân tích một tơn giáo ở Việt Nam để chứng minh tại sao
các tôn giáo vẫn tồn tại ở Việt Nam trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội?
Như chúng ta đã biết, nước ta nằm ở ngã ba Đông Nam châu Á, là nơi giao
nhau giữa các luồng tư tưởng, văn hóa khác nhau, có địa hình phong phú đa dạng,
lại ở vùng nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên vừa ưu đãi vừa đe dọa cộng đồng người
sống ở đây. Do đó, người dân thường nãy sinh tâm lý sợ hãi, nhờ cậy vào lực
lượng tự nhiên. Cũng như, lịch sử Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm , những
người có cơng lớn trong việc cứu nước giúp dân thường được cả cộng đồng tôn
sùng và đời đời thờ phụng. Trong tâm thức của người Việt Nam luôn chứa đựng
đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”. Điều này thể hiện rất rõ trong đời sống, sinh hoạt
tín ngưỡng tơn giáo của người dân.
Việt Nam cơng nhận “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo
hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.” 12 và
“nhà nước tơn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo” 13. Nho giáo từ
Trung Quốc đã có tác động, có ảnh hưởng đến cấu trúc chính trị xã hội của lịch sử
và thực hành tôn giáo dân gian ở Việt Nam. Phần lớn người dân Việt Nam không
theo tôn giáo – nghĩa là họ không công khai hoặc kiên định thực hiện niềm tin vào
một vị thần duy nhất hoặc có quyền lực cao hơn. Tuy nhiên người Việt có ý thức
tơn trọng và tơn kính mạnh mẽ đối với tổ tiên và tinh thần, vì gần một nửa dân số
có liên quan đến tơn giáo dân gian Việt Nam. Tơn giáo và tín ngưỡng đóng vai trị
thỏa mãn tinh thần nhân dân, là bước đệm tiềm ẩn cho các lợi ích về phát triển kinh
tế - xã hội, việc thừa nhận, khuyến khích và phát huy những nét đẹp trong tín
ngưỡng và tơn giáo đóng vai trị quan trọng công cuộc xây xã hội mới. Đạo Phật là

12,13

Điều 24, chương II

13


14


minh chứng rõ ràng cho sự tồn tại các tôn giáo Việt Nam trong tiến trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội.
 Về đạo Phật
Đạo Phật hay còn gọi là Phật giáo Việt Nam được bản địa hóa
khi du nhập vào Việt Nam. Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất
Đạt Đa (Shidartha). Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử
vẫn nhận ra sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên Thái
tử đã quyết tâm xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của đau khổ
và phương pháp diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.
Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện.
Đạo Phật không công nhận một đấng tối cao mà con người phải tuân
theo luật Nhân – Quả, làm việc thiện. Đạo Phật cũng khơng có thái độ
phân biệt đẳng cấp. Cũng như, quan điểm “Tứ chúng đồng tư” cho
thấy nếu bất cứ ai có quyết tâm tu đạo và hướng thiện sẽ đạt được
thành tựu như Đức Phật.
Đặc biệt, trong quá trình du nhập vào hơn 100 quốc gia trên thế
giới, đạo Phật không đi liền với chiến tranh hay xảy ra các cuộc thánh
chiến.
 Ảnh hưởng của Phật giáo và tiến trình quá độ lên xã hội chủ
nghĩa của Việt Nam
Phật giáo vẫn tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
vì nó mang tính lịch sử lâu đời. Có thể nói, Phật giáo đã và đang ảnh
hưởng sâu rộng đến nhiều mặt trong đời sống người Việt Nam.
Về tương tưởng, đạo lý “Duyên Khởi”, “Tứ Diệu Đế” và “Bát
Chánh Đạo” đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt Nam. Ta có thể vơ
tình bắt gặp những ảnh hưởng này trong đời sống hàng ngày. Chẳng

hạn, Luật Nhân đã được in đậm trong văn chương bình dân, văn học
15


chữ Hán, chữ Nôm từ xưa đến nay. Từ những câu nói đơn giản như
“Ác giả ác báo” hoặc “chạy trời không khỏi nắng”. Hay mọi người cố
gắng sống thiện để cải thiện định nghiệp – nghĩa là họ không dựa dẫm
vào thế lực siêu nhiên quá nhiều mà cố gắng hồn thiện bản thân. Mặt
khác, Phật giáo cũng đóng góp sức ảnh hưởng của mình trong quan
niệm hiếu hạnh của người Việt. Đạo Phật thường có nhiều các lời
khuyên răn về nhớ ơn và báo ơn cha mẹ. Ngày lễ Vu Lan ra đời theo
sự tích Đại Đức Mục Kiền Liên (một trong hai đại đệ tử của Phật
Thích Ca) với lịng đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi ngạ quỷ. Ngày
trước, đó là ngày lễ của Phật giáo nhưng giờ đây đã trở thành ngày lễ
lớn của người dân Việt Nam.
Về phong tục tập quán truyền thống, có nhiều lễ nghi, tập tục,
thói quen của người Việt liên quan đến Phật giáo. Đầu tiên, hầu hết
người Việt Nam đều chịu ảnh hưởng nếp sống văn hóa ăn chay, thờ
Phật, phóng sanh và bố thí. Phật giáo cũng ảnh hưởng tập tục cúng
rằm, cúng mùng một và lễ chùa. Ngoài ra, Phật giáo cũng ảnh hưởng
đến sinh hoạt các nghi thức ma chay, cưới hỏi.
Những điều trên đã nêu trên cũng đều hướng đến mục tiêu chung của
chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là hướng đến con người. Khơng chỉ Phật
giáo mà các tơn giáo khác cũng đóng góp vào q trình này.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Btgcp. (2014, August 10). Đôi nét về đạo phật và giáo hội Phật Giáo việt nam giới thiệu các TỔ Chức Tôn Giáo đã được công nhận: Ban Tơn Giáo Chính Phủ.

BTGCP. Retrieved August 8, 2022, from
/>Doi_net_ve_dao_Phat_va_Giao_hoi_Phat_giao_Viet_Nam-postZrm0Gxqx.html
Chính Sách Của đảng và Nhà Nước về lĩnh vực văn hóa đối với Các Dân Tộc
Người thiểu SỐ. smot. (2021, April 19). Retrieved August 8, 2022, from
/>Chính sách và Quyền Của Người Dân tộc thiểu số và Người Bản địa. Open
Development Vietnam. (2020, June 16). Retrieved August 8, 2022, from
/>Cận, M. (2022, January 21). Khái quát Các Thành Tựu đổi Mới TỪ 1986 đến Nay
Của Việt Nam. Tip.edu.vn. Retrieved August 8, 2022, from />LuatVietnam. (2022, March 31). Quyết định 90/qđ-TTG 2022 Chương Trình Mục
Tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. LuatVietnam. Retrieved August 8, 2022, from
/>Ly, D. (2021, April 19). Việt Nam nỗ lực thực Hiện Công ước quốc tế "Chống
Phân Biệt Chủng Tộc". Báo Dân tộc và Phát triển. Retrieved August 8, 2022, from
/>Nỗ Lực giảm Nghèo Bền vững Vùng Dân Tộc thiểu SỐ. .
(n.d.). Retrieved August 8, 2022, from />17


%C3%A1c%20ch%C3%ADnh%20s%C3%A1ch%20h%E1%BB%97%20tr
%E1%BB%A3%20%C4%91%E1%BA%B7c,v%C3%A0o%20nh%C3%A0%20n
%C6%B0%E1%BB%9Bc%20trong%20qu%C3%A1%20tr%C3%ACnh%20th
%E1%BB%B1c%20hi%E1%BB%87n.
Person, & Nguyễn Chí Chung - Phịng Giáo dục huyện Sơng Mã, S. L. (2019,
May 1). Chính Sách hỗ trợ đồng Bào Dân Tộc thiểu SỐ phát triển Kinh TẾ ở Tỉnh
Sơn
La.
TapChiTaiChinh.
Retrieved
August
8,
2022,
from
/>SỨ Mệnh Lịch SỬ Của Giai Cấp Công Nhân Trong Thời KỲ công nghiệp 4.0.

(n.d.). Retrieved August 8, 2022, from />SỨ Mệnh Lịch SỬ Của Giai Cấp Công Nhân. LyTuong.net. (2022, April 18).
Retrieved August 8, 2022, from
/>#2_giai_cap_cong_nhan_va_viec_thuc_hien_su_menh_lich_su_cua_giai_cap_con
g_nhan_hien_nay
ThuTTXVN, H. (2022, August 6). Bảo đảm Quyền Lợi Chăm Sóc Sức Khỏe Bảo
Hiểm y tế Cho đồng Bào Dân Tộc thiểu SỐ. Báo tin tức. Retrieved August 8,
2022, from />Trang, H. (2020, July 28). Hồng Trang. Tạp chí Quản lý nhà nước. Retrieved
August 8, 2022, from />Tìm Hiểu VỀ quá trình du NHẬP và Phát Triển đạo Phật Ở Việt Nam. (n.d.).
Retrieved August 8, 2022, from />
18


VietNamNet News. (n.d.). Khơng cịn chỗ Cho Chủ Nghĩa BÁ Quyền.
VietNamNet News. Retrieved August 8, 2022, from />Việt Nam  có thể làm gì để chống lại sự bành trướng của trung
quốc trên biển đông? Blog VietWriter. (2022, June 4). Retrieved August 8, 2022,
from />
19



×