Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Đường lối và chính sách đối ngoại việt nam trong đại hội đảng lần thứ XI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.58 KB, 25 trang )


\


I.

Bối cảnh quốc tế, khu vực
a. Bối cảnh quốc tế
Từ đầu thế kỷ XXI cho đến năm 2010, hịa bình, hợp tác và phát triển
hiện đang là xu thế lớn và ngày càng đóng vai trị chủ đạo trong quan hệ
quốc tế. Tiến trình tồn cầu hóa từ góc độ kinh tế đã bắt đầu mở rộng sang
các lĩnh vực khác. Quan hệ Nga - NATO đang phát ra những tín hiệu tích
cực chưa từng có, đặc biệt là, lần đầu tiên trong lịch sử, hai bên đã đồng ý
cùng nhau hợp tác về vấn đề hệ thống tên lửa phòng thủ.
Sau một thời gian dài chuyển tiếp, trật tự thế giới mới bắt đầu được định
hình. Từ trật tự “nhất siêu đa cường” dần chuyển sang “đa cực”. Lúc này,
Siêu cường Mỹ “gặp khó”, kinh tế Liên minh châu Âu (EU) rơi vào tình
trạng trì trệ, cộng với các nền kinh tế mới nổi bước lên vũ đài chính trị quốc
tế, làm thay đổi một bước quan trọng về trật tự cấu trúc quyền lực trên thế
giới. Đặc biệt, sự thất bại của Mỹ tại chiến trường Afganishtan đã khiến Mỹ
thiệt hại khơng vật chất mà cịn khiến cho uy tín của Mỹ trên trường quốc tế
bị suy giảm.
Tuy chủ đạo quan hệ quốc tế là hịa bình và hợp tác, việc sử dụng vũ lực
và gây sức ép bằng các lệnh trừng phạt của các nước lớn khi quan hệ quốc
tế với các nước nhỏ có chiều hướng tăng lên. Xu hướng tăng cường, hiện
đại hóa quốc phịng, cạnh tranh về các vấn đề vũ khí chiến lược và vũ trụ


vẫn âm ỉ. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương bắt đầu có vai trị và ảnh
hưởng nhất định trong quan hệ quốc tế.
Trạng thái “vừa đấu tranh, vừa hợp tác” là dần nhen nhóm, đặc biệt là


các nước vừa và nhỏ khi ngoại giao với các nước lớn mà chủ yếu xoay
quanh Mỹ, Nhật, Nga. Nhiều thể chế đa phương, cơ chế hợp tác và đối
thoại giữa các nước trong khu vực đã và sẽ tiếp tục hình thành để điều tiết
các mối quan hệ quốc tế đan xen phức tạp.
Các vấn đề như chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, khủng bố, tranh
chấp lãnh thổ diễn biến phức tạp. Tiến trình hịa bình Trung Đơng khó có
dấu hiệu vãn hồi, thậm chí cịn tiềm ẩn một số nguy cơ khơn lường. Với vai
trị “bảo trợ”, Mỹ khơng những khơng thể vãn hồi được hịa bình Trung
Đơng, mà còn là tác nhân khiến cho khu vực vốn bất ổn này có thể cịn bất
ổn hơn, thậm chí dẫn đến nguy cơ khơn lường.
Bên cạnh đó, vấn đề thiên tai gây ra những rúng động lớn đối với tình
hình quốc tế. Các trận động đất, lũ lụt, hạn hán, sóng thần và núi lửa phun
trào cũng góp phần làm cho quan hệ quốc tế thay đổi tích cực. Vấn đề biến
đổi khí hậu và mơi trường cũng được quan tâm nhiều hơn và được đẩy
mạnh trên các diễn đàn quốc tế.
b. Bối cảnh khu vực


Khu vực châu Á – Thái Bình Dương trỗi dậy mạnh mẽ trong thế kỷ
XXI. Trong "Chiến lược quốc gia cho thế kỷ XXI", Mỹ xác định khu vực
châu Á - Thái Bình Dương là một địa bàn quan trọng đối với an ninh quốc
gia của nước Mỹ. Sức mạnh chính trị và tốc độ phát triển kinh tế của khu
vực này tăng lên nhanh chóng so với các khu vực khác trên thế giới. Sự trỗi
dậy của Trung Quốc một mặt đã đem đến cơ hội để kinh tế các nước xung
quanh phát triển, mặt khác lại làm cho họ cảm thấy e ngại và lo lắng trước
sự cạnh tranh gay gắt thậm chí là sự lấn át trên nhiều phương diện. Các
quốc gia sở hữu hạt nhân ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương khơng
ngừng tăng lên, sự theo đuổi của các tổ chức phi chính phủ đối với vũ khí
hủy diệt hàng loạt và việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của
Mỹ ở khu vực này, đều có khả năng dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang ở khu

vực châu Á - Thái Bình Dương thêm gay gắt. Đặc biệt, những vụ tranh
chấp về biển, đảo giữa khu vực Đông Á và Đông Nam Á tiềm ẩn nguy cơ
căng thẳng trong mối quan hệ đa phương và song phương. Vấn đề bán đảo
Triều Tiên cũng khiến cho tình hình đáng báo động và leo thang đến nỗi
các nước luôn đặt quân đội ở khu vực đó và gần như sẵn sàng cho một cuộc
chiến tranh.
Mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN đã có những bước tiến mới.
Vào năm 2010, Việt Nam chính thức tiếp quản vai trị Chủ tịch Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á. Điều này chứng tỏ thế và lực của nước ta trên


trường quốc tế. Việt Nam tích cực làm tham vấn, chủ động trước trước các
vấn đề chung của khu vực. Nhiều sáng kiến của Việt Nam đã được thực
hiện thành cơng. Có thể thấy Việt Nam được đánh giá cao với vai trò dẫn
dắt và sự năng động trong vai trò Chủ tịch của ASEAN. Tuy vẫn tồn đọng
các vấn đề trong quan hệ nội bộ nhưng các nước Đông Nam Á nhìn chung
có sự linh hoạt trong quan hệ quốc tế. Cũng như khu vực này trở thành địa
bàn chiến lược của Mỹ và Trung Quốc khi những căng thẳng của hai nước
này dần leo thang.
II.

Tình hình Việt Nam
Việt Nam sau khi thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
(2001-2010) đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng. Nước ta đã
thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội X đã đề ra. Tuy nhiên, bên
cạnh các thành tựu đạt được, nước ta cũng còn nhiều hạn chế cần khắc
phục. Đầu tiên, nền kinh tế nước ta vẫn chưa bền vững mặc dù kinh tế tăng
trưởng khá nhanh và cơ cấu chuyển dịch kinh tế theo hướng tích cực. Thể
chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là
những điểm yếu cần thiết cản trở sự phát triển. Quốc phòng, an ninh vẫn

còn nhiều hạn chế. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền pháp quyền xã hội
chủ nghĩa vẫn chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế và quản lý đất nước.
Công tác xây dựng Đảng vẫn cịn chậm và chưa hồn thiện, cần được khắc
phục để tốt hơn.


Trước khi diễn ra đại hội XI, các thông tin đại chúng và nhân dân cả
nước đều rất quan tâm đến sự kiện Đại hội này. Một phần, đây là Đại hội
đưa ra Cương lĩnh mới để phát triển đất nước trong thời đại mới bổ sung
cho Cương lĩnh của Đại hội VII (tổ chức năm 1991). Một lý do khác đó là,
Đại hội lần này sẽ đưa những cán bộ có tư tưởng đổi mới vào ban lãnh đạo
và danh sách các vị trí tối cao trong chính quyền nhà nước vẫn chưa được
ngã ngũ.
III.

Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại đặt ra
1. Mục tiêu đối ngoại
Đảng và nhà nước ta đã đề ra mục tiêu của đối ngoại trong văn kiện:
“vì lợi ích quốc gia, dân tộc” 1 và “vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa
giàu mạnh”. Hai mục tiêu này thống nhất với nhau. Việc bảo đảm lợi ích
quốc gia dân tộc là tiêu chí cơ bản để xây dựng nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam giàu mạnh. Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa VI đã
khẳng định “Lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và
giữ vững hịa bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế” 2. Nghị
quyết Trung ương 8, khóa IX nhấn mạnh “bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc”
là một trong những mục tiêu then chốt của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc3.

1


Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, NXB CTQG – 2011, trang 236
Nguyễn Cơ Thạch, “Những chuyển biến trên thế giới và tư duy mới của chúng ta”, Tạp chí Quan hệ Quốc tế, số
tháng 1-1990.
3
Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX do Ban Tư tưởng – Văn
hóa Trung ương phát hành, NXB CTQG - 2003
2


2. Nhiệm vụ đối ngoại
Về nhiệm vụ đối ngoại, văn kiện Đại hội XI nêu rõ: “Nhiệm vụ của
công tác đối ngoại là giữ vững mơi trường hịa bình, thuận lợi cho đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần
tích cực vào cuộc đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội trên thế giới”. Điểm mới trong phần đối ngoại của văn kiện Đại hội
XI là xác định khía cạnh an ninh khi nêu rõ nhiệm vụ “bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”. Độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là cơ sở tồn tại của một quốc gia. Bảo vệ
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ luôn luôn là một trong
những nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia. Việc nêu rõ điều này trong nhiệm
vụ đối ngoại là đáp ứng những phát triển mới của tình hình, đồng thời
khẳng định vai trị của đối ngoại trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
IV.

Nội dung của đường lối, chính sách đối ngoại
Để thực hiện thành công mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, Báo cáo Chính trị Đại
hội XI có một định hướng cụ thể: “Thúc đẩy giải quyết các vấn đề tồn tại về
biên giới, lãnh thổ, ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan trên

cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của
khu vực; làm tốt công tác biên giới, xây dựng đường biên giới hịa bình, hữu
nghị, hợp tác và cùng phát triển”. Đây cũng là một phát triển mới trong đường


lối đối ngoại của Đảng. Lần đầu tiên Văn kiện Đại hội Đảng có một định
hướng riêng về giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới, lãnh thổ và xây dựng,
phát triển tuyến biên giới với các nước láng giềng. Trong định hướng này, Văn
kiện của Đảng cũng chỉ rõ, cơ sở để giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới,
lãnh thổ phải có cả “nguyên tắc ứng xử ở khu vực”. Hiện nay, ở Đông Nam Á
nói riêng, châu Á-Thái Bình Dương nói chung, có nhiều nguyên tắc ứng xử của
khu vực. Một trong những điển hình của các nguyên tắc này là Tuyên bố về
cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà ASEAN đã ký với Trung
Quốc năm 2002.
Về các nguyên tắc phải tuân thủ khi tiến hành các hoạt động đối ngoại, trên
cơ sở khẳng định lại các nguyên tắc của đường lối, chính sách đối ngoại thời
kỳ Đổi mới, Đại hội XI nêu: “Bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự
chủ, vì hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”, “tôn trọng các nguyên tắc cơ
bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc”. Bên cạnh những
nguyên tắc nhất quán này, văn kiện Đại hội XI, phần định hướng giải quyết các
vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, ranh giới trên biển và thềm lục địa với
các nước liên quan, nêu thêm nguyên tắc giải quyết các vấn đề tồn tại trên cơ
sở các “nguyên tắc ứng xử của khu vực”.
Thứ tư, về phương châm, các văn kiện của Đại hội khẳng định: Thực hiện
nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển;
đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là
bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.


Điểm mới trong phương châm đối ngoại của Đại hội XI là “hội nhập quốc tế”

và “thành viên có trách nhiệm”.
Về hội nhập quốc tế, Đại hội XI chuyển từ chủ trương “chủ động và tích
cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh
vực khác” được thông qua tại Đại hội X thành “chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế”. Với chủ trương này, hội nhập quốc tế khơng cịn bó hẹp trong lĩnh
vực kinh tế mà mở rộng ra tất cả các lĩnh vực khác, kể cả chính trị, quốc
phịng, an ninh và văn hóa-xã hội...
Hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực mang đến cho chúng ta nhiều cơ
hội, nhất là khả năng tranh thủ hiệu quả hơn các nguồn lực bên ngoài. Cùng
với hội nhập kinh tế, hội nhập trong các lĩnh vực khác sẽ tạo cơ hội lớn hơn
trong tiếp cận tới tri thức tiên tiến của nhân loại, gia tăng mức độ đan xen lợi
ích, từng bước làm cho đất nước trở thành bộ phận hữu cơ của khu vực và thế
giới, chiếm vị trí ngày càng cao trong nền kinh tế, chính trị và văn hóa tồn
cầu. Hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực cũng tạo cho chúng ta khả năng tận
dụng được sự tác động qua lại, bổ sung lẫn nhau giữa hội nhập trong từng lĩnh
vực. Tuy nhiên, từ hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng hợp tác trong các lĩnh
vực khác chuyển sang hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực đặt ra cho
chúng ta một số thách thức mới. Những bất ổn không chỉ về kinh tế mà cả về
an ninh, chính trị, xã hội từ bên ngồi sẽ nhanh chóng tác động tới nước ta; các
loại tội phạm xuyên biên giới và các thách thức an ninh phi truyền thống khác
có thể phương hại đến an ninh quốc gia, từ an ninh kinh tế đến an ninh chính


trị - xã hội. Phạm vi và tốc độ lây lan của các cú sốc từ bên ngoài cũng gia
tăng. Đồng thời, yêu cầu bổ sung và hoàn thiện thể chế; cải cách và hiện đại
hóa nền hành chính quốc gia, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực
chất lượng cao v.v.. sẽ ngày càng lớn. Theo đó, để giảm thiểu các tác động tiêu
cực và khai thác tối đa các cơ hội từ hội nhập quốc tế, nội hàm và lộ trình của
hội nhập trong các lĩnh vực chính trị, quốc phịng, an ninh và văn hóa-xã hội
cần phải được xác định phù hợp với thế, lực của đất nước và bối cảnh tình hình

đất nước sao cho hội nhập quốc tế phục vụ hiệu quả nhất mục tiêu phát triển,
bảo vệ Tổ quốc XHCN và vị thế quốc gia.
Từ “muốn là bạn” (Đại hội VII, VIII), “sẵn sàng là bạn” (Đại hội IX), “là
bạn và đối tác tin cậy” (Đại hội X), Đại hội XI bổ sung thêm “thành viên có
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. Nội hàm này thể hiện bước trưởng
thành của ngoại giao Việt Nam với sự tham gia ngày càng tích cực, chủ động,
có trách nhiệm của nước ta tại các cơ chế/tổ chức/diễn đàn khu vực, đa phương
và toàn cầu (ngoại giao đa phương), góp phần củng cố, nâng cao vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế, bổ sung, hỗ trợ hiệu quả cho ngoại giao song
phương. Nội hàm mới này là một trong những cơ sở để xác định một trong
những ưu tiên đối ngoại trong thời gian tới là “xây dựng Cộng đồng ASEAN
vững mạnh”. Tuy vậy, trách nhiệm bao gồm những gì và thực hiện trách nhiệm
như thế nào ln ln cần được tính tốn kỹ trên cơ sở lợi ích quốc gia dân tộc,
năng lực thực hiện của ta trong từng vấn đề, từng giai đoạn. Trách nhiệm cần
được xác định theo các cấp độ: trách nhiệm đối với dân tộc của mình; trách


nhiệm đối với khu vực của mình; trách nhiệm đối với những vấn đề chung của
nhân loại.
Về định hướng đối ngoại, bên cạnh định hướng bao trùm là nâng cao hiệu
quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều
sâu, Đại hội XI nêu định hướng về: Giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới
lãnh thổ; ưu tiên đối tác và định hướng quan hệ ASEAN; đối ngoại Đảng;
ngoại giao nhân dân; định hướng tổ chức thực hiện. Về đối ngoại quốc phòng,
an ninh, Đại hội chỉ rõ: “Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc
phòng, an ninh”, “Tham gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh, song phương
và đa phương vì lợi ích quốc gia và trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật
pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc”. Với định hướng này, đối ngoại
quốc phòng, an ninh sẽ tiếp tục phát triển và có vai trị ngày càng quan trọng
trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa,

phù hợp với bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế
giới. Trong thời gian qua, đối ngoại quốc phịng, an ninh đã được triển khai
tích cực, chủ động, có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả với ngoại giao chính trị,
kinh tế và văn hóa. Chúng ta đã chủ động thúc đẩy và mở rộng quan hệ quốc
phòng, an ninh với các nước ASEAN, tổ chức thành cơng các Hội nghị Bộ
trưởng Quốc phịng ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các
nước ASEAN Cộng (ADMM+), Hội nghị Những người đứng đầu Cơ quan An
ninh các nước ASEAN (MACOSA)... Hợp tác an ninh, quốc phòng giữa nước
ta với các nước trong và ngồi khu vực khơng ngừng được mở rộng và từng


bước đi vào chiều sâu cả về nội dung và hình thức, thể hiện chính sách quốc
phịng độc lập, tự chủ trong quan hệ với các nước ở khu vực và thế giới.
Về định hướng tham gia trong ASEAN, Đại hội XI chỉ rõ: “Chủ động, tích
cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững
mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vai trị quan trọng trong
các khn khổ hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Định hướng này
là bước phát triển cao hơn từ định hướng: “Thúc đẩy quan hệ hợp tác tồn diện
và có hiệu quả với các nước ASEAN, các nước châu Á-Thái Bình Dương”
được thơng qua tại Đại hội X. Bước phát triển này thể hiện Đảng ta khẳng định
rõ Việt Nam là một thành viên trong ASEAN, Việt Nam tham gia các hoạt
động trong ASEAN với tư cách là một thành viên có trách nhiệm; chỉ rõ mục
tiêu của các hoạt động của Việt Nam trong ASEAN là xây dựng thành công
Cộng đồng ASEAN; xác định đặc tính của Cộng đồng ASEAN mà Việt Nam
phấn đấu cùng các nước xây dựng là một cộng đồng vững mạnh, có quan hệ
chặt chẽ với các đối tác bên ngồi và có vai trị ngày càng quan trọng trong các
cơ chế hợp tác ở khu vực; đồng thời khẳng định, phương châm tham gia hợp
tác ASEAN là chủ động, tích cực và có trách nhiệm. Với định hướng này, việc
tham gia trong ASEAN trở thành một trong những trọng tâm trong chính sách
đối ngoại của Việt Nam, ngang với “quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống

với các nước láng giềng chung biên giới”.
V.

Quá trình triển khai


Phương châm triển khai ưu tiên của Đảng là triển khai đồng bộ và toàn
diện. Đại hội XI sẽ tạo ra nhận thức và đồng thuận lớn hơn trong nội bộ Đảng
và nhân dân về tính chất mới của sự nghiệp đối ngoại cũng như nêu rõ hơn yêu
cầu tham gia tích cực và chủ động hơn của mọi lực lượng trong hoạt động đối
ngoại, đồng thời đưa tới những bước tiến mạnh hơn theo hướng thống nhất chỉ
đạo hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành và địa phương.
Vào tháng 10/2011, Việt Nam đã nhận lời mời của thủ tướng Nhật Bản
Shizo Abe. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân đã thăm
chính thức Nhật Bản và tham dự Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 23 tại
Tokyo, Nhật Bản từ ngày 4-8/6. Trong chuyến đi thăm lần này, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Noda đã ký "Tuyên bố chung triển
khai hành động trong khuôn khổ Đối tác chiến lược vì hịa bình và phồn vinh ở
châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản". Đặc biệt, Nhật Bản cam kết tiếp tục hỗ
trợ ODA xây dựng các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng cho Việt Nam. Bên cạnh
đó, Nhật Bản cũng hợp tác và hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính với mong muốn
tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thương mại giữa hai nước vào năm 2020. Hai
bên khẳng định vai trò thiết yếu của Hiệp định Đối tác Kinh tế giữa nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) và Hiệp định Tự do hóa,
Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Nhật Bản nhằm củng cố quan hệ kinh tế giữa hai nước và nhận thấy
tầm quan trọng của việc thực hiện hiệu quả các hiệp định này. Chính phủ Nhật
Bản tuyên bố rằng sẽ không áp dụng đoạn 255 của Báo cáo của Ban Công tác



về việc gia nhập WTO của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có thể
thấy, sự tiến triển trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam đã mang đến
cho nước ta nhiều cơ hội mới trong tương lai.
Năm 2012, số lượng đoàn lãnh đạo cấp cao nước ta đi thăm các nước, đặc
biệt là lãnh đạo cấp cao của các nước vào thăm Việt Nam tăng mạnh với 31
đoàn, gấp 4-5 lần so với các năm. Việt Nam đã tiếp tục đưa quan hệ với các
nước, nhất là các đối tác ưu tiên, quan trọng, bạn bè truyền thống đi vào chiều
sâu, ổn định, thực chất. Các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ
ngoại giao (9/1962 - 9/2012), 35 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác
(7/1977 - 7/2012) với CHDCND Lào, và 45 năm quan hệ ngoại giao với
Vương quốc Campuchia (6/1967 – 6/2012) được tổ chức trọng thể, sôi nổi, góp
phần đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với hai nước láng giềng trở nên ngày
càng hiệu quả.
Năm 2012 cũng đánh dấu sự nghiệp ngoại giao rực rỡ của Việt Nam khi ta
và Nga từ “Đối tác chiến lược”4 nâng cấp thành “Đối tác chiến lược toàn diện”.
Việt Nam tiếp tục quản lý một cách hiệu quả đường biên giới trên bộ với
Trung Quốc; thúc đẩy công tác tăng dày, tôn tạo cột mốc biên giới với Lào và
phân giới cắm mốc với Campuchia, tạo ra đường biên giới hịa bình, ổn định.
Tình hình biển Đơng trong năm 2012 diễn biến phức tạp. Nhưng đáng chú
ý, trong năm 2012, ASEAN và Trung Quốc đã xây dựng được Tuyên bố chung
4

Năm 2001 diễn ra chuyến thăm chính thức Hà Nội của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. Cả hai đã ký
Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược, nghị định thư liên chính phủ về việc rà soát cơ sở điều ước-pháp lý
và hiệu lực các hiệp ước và hiệp định song phương, và các văn kiện ngành khác.


kỷ niệm 10 năm Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và
ASEAN đã ra được tun bố 6 điểm về vấn đề Biển Đơng. Đó là những cơ sở
pháp lý để đóng góp vào việc duy trì mơi trường hịa bình, ổn định ở Biển

Đơng và đặc biệt là giải quyết vấn đề Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Bên cạnh đó, ngoại giao văn hóa Việt Nam cũng gặt hái một số thành cơng
nhất định: UNESCO cơng nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Hát xoan
(Phú Thọ) là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và mộc bản kinh
Phật chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu thế giới.
Năm 2013, Việt Nam đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn
diện với năm nước trong Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Việc này tạo ra
quan hệ chính trị được nâng lên mức bình thường, về an ninh quốc phòng, kinh
tế thương mại, đầu tư. Cũng như nước ta đã nâng cấp mối quan hệ ngoại giao
Việt Nam – Singapore thành Đối tác chiến lược. Việt Nam cũng đã thiết lập
quan hệ ngoại giao với 184/193 nước vào năm 2013.
Năm 2013 cũng chứng kiến những hoạt động sôi động của ngoại giao đa
phương trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
dự Hội nghị cấp cao APEC 21 và Hội nghị cấp cao Ðối tác xuyên Thái Bình
Dương tại Bali (6 - 8-10-2013); Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự và
có bài phát biểu quan trọng tại Ðối thoại Shangri-La tại Singapore (5-2013),
Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới Ðơng Á tại Myanmar (6-2013), Khóa 68
Ðại hội đồng Liên hợp quốc (9-2013), Hội nghị Cấp cao ASEAN 23, Hội nghị


cấp cao Ðông Á (9 - 10-10-2013) và Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản tại
Tokyo.
Năm 2014, là một năm nhiều thành tựu ngoại giao của Việt Nam. Việc
nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hịa bình và phồn vinh ở
châu Á” nhân chuyến thăm Nhật Bản cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang (3/2014) đã tạo cơ hội cho việc tăng cường quan hệ hơn nữa giữa
Việt Nam – Nhật. Nhờ đó, ODA hỗ trợ tại Việt Nam vẫn ổn định.
Trong bối cảnh năm 2014 tình hình thế giới và khu vực diễn biến rất phức
tạp, vấn đề biển Đơng có lúc rất căng thẳng, ngoại giao đã tham mưu cho Lãnh
đạo Đảng và Nhà nước, kiên trì giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp

hịa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, xử lý thỏa đáng các vấn đề phức tạp nảy
sinh, góp phần tạo sự đồng thuận trong nước, tranh thủ sự ủng hộ của cộng
đồng quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ủng hộ lập trường
chính nghĩa của Việt Nam, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ, các lợi ích an ninh và phát triển của đất nước.
Từ các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Nga, các nước
ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cho đến các bạn bè, đối tác ở châu Mỹ
latinh như Cuba; đồng thời chúng ta cũng đón 21 Nguyên thủ, Người đứng
đầu Chính phủ, Quốc hội, Nghị viện của rất nhiều nước bạn bè, đối tác đến
thăm Việt Nam. Việt Nam cũng tích cực tham gia, đề xuất các sáng kiến, các ý
tưởng thúc đẩy hợp tác ứng phó và các thách thức toàn cầu tại các diễn đàn


quan trọng APEC, ASEM, LHQ, Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân, Hội
nghị Cấp cao Pháp ngữ.
Việc hoàn tất đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam – Hàn
Quốc (10/12/2014) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh hải
quan Nga - Blarus - Kazakhstan(15/12/2014) tạo cơ hội lớn cho hàng hóa Việt
Nam thâm nhập thị trường Hàn Quốc, Nga rộng lớn và các thị trường tiềm
năng Belarus và Kazakhstan. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy các cam kết trong các
FTA thế hệ mới về dịch vụ, đầu tư, mơi trường…góp phần tăng cường thu hút
đầu tư, chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam với các đối tác đồng thời mở ra
cơ hội để Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và cung ứng khu vực, đa
dạng hóa nguồn cung nguyên phụ liệu.
Công tác thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hóa đã góp phần chuyển tải
thơng điệp, hình ảnh của Việt Nam tới công chúng quốc tế, nâng cao vị thế,
phát huy "sức mạnh mềm" của đất nước, thắt chặt hơn nữa quan hệ của ta với
các đối tác và tăng cường sự hiểu biết của thế giới về Việt Nam. Trong năm
2014, ngoại giao văn hóa đã giành được nhiều thành quả đáng phấn khởi.
Chúng ta đã vận động thành công UNESCO công nhận thêm 03 di sản của Việt

Nam là châu bản triều Nguyễn, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh và quần thể danh
thắng Tràng An. Thêm vào đso, việc tổ chức các chương trình “Ngày Việt
Nam ở nước ngoài” như “Ngày Việt Nam tại Hà Lan năm 2014”, “Năm Việt
Nam tại Pháp 2014”, chuỗi các hoạt động văn hóa tại Italia, Bỉ, Nhật Bản,
“Những ngày Việt Nam tại Qatar và UAE 2014”, nhiều hoạt động kinh tế -


văn hóa thiết thực và đặc sắc đã góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác
nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước, quảng bá hình ảnh đất nước, con người
Việt Nam, thu hút đầu tư, du lịch.
Năm 2015 là một năm đặc biệt khi Việt Nam có quan hệ ngoại giao với hơn
185 nước và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước chủ chốt trên thế
giới. ngoại giao Đảng đã ghi dấu ấn bằng các chuyến thăm chính thức của
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến các quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc và
Nhật Bản… Bên cạnh các chuyến thăm của Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà
nước và Chính phủ Việt Nam tới các nước đối tác chiến lược, các nước láng
giềng và các nước bạn bè truyền thống, Việt Nam cũng đón tiếp lãnh đạo của
nhiều nước lớn như Tổng Bí thư - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ
tướng Nga Medvedev, Thủ tướng Anh David Cameron. 20 năm sau ngày Việt
Nam gia nhập ASEAN, Việt Nam cùng 9 nước thành viên khác của ASEAN đã
ký văn kiện lịch sử Tuyên bố hình thành Cộng đồng ASEAN 2015 từ ngày
31/12/2015. Cũng trên bình diện đa phương, lần đầu tiên, Việt Nam tổ chức
thành công Hội đồng liên Nghị viện thế giới - IPU 132, Tổ chức hợp tác nghị
viện toàn cầu lớn nhất. Năm 2015, Việt Nam tiếp tục cử sĩ quan tham gia Lực
lượng gìn giữ hịa bình LHQ, coi đây là một nhiệm vụ ngoại giao và chính trị
quan trọng, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam - là thành viên
tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP - bao gồm 12 nước thành
viên, tạo ra một thị trường tự do rộng lớn chiếm 3/4 thương mại toàn cầu. Hiệp



định Thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu, cam kết sẽ xóa
bỏ hơn 99% dịng thuế đối với tất cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam và EU. Với 15 Hiệp định thương mại tự do đã ký kết hoặc đã kết thúc
đàm phán, trong đó có 2 Hiệp định quan trọng là TPP và FTA với Liên minh
châu Âu, Việt Nam đã chủ động tham gia sân chơi bình đẳng nhưng cũng đầy
thách thức với các khu vực thị trường rộng lớn trên thế giới.
Trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
đón Bằng cơng nhận Di sản thiên nhiên thế giới lần 2; trò chơi kéo co của Việt
Nam, Hàn Quốc, Campuchia và Philippines được vinh danh là di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại. Với số phiếu ủng hộ cao nhất từ trước đến
nay, Việt Nam lần thứ tư trúng cử vào Hội đồng Chấp hành UNESCO, nhiệm
kỳ 2015-2019. Hàng loạt các Tuần văn hóa Việt Nam ở Nga, ở Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Hàn Quốc... và nhiều sự kiện văn hóa - du lịch quốc tế đã được tổ chức
thành công tại Việt Nam.
VI.

Đánh giá kết quả
Dự thảo Văn kiện đánh giá: "Nhìn tổng qt, tồn Đảng, tồn dân, toàn quân ta
đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành quả quan trọng". Đánh giá như vậy là
phù hợp, đúng mức, phản ánh được cả những nỗ lực, cố gắng của chúng ta
trong bối cảnh khó khăn, phức tạp của tình hình thế giới và trong nước, cũng
như cả những yếu kém, khuyết điểm cần được khắc phục.
Những thành quả quan trọng được thể hiện trên các mặt sau đây:
- Lạm phát được kiểm sốt, kinh tế vĩ mơ dần ổn định.



×