Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu xăng dầu hậu covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.77 KB, 66 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ......................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu.........................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................2
4.1. Phương pháp thu nhập số liệu......................................2
4.2. Phương pháp tổng hợp thơng tin...................................3
4.3. Phương pháp phân tích thơng tin..................................3
5. Kết cấu của khóa luận.....................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU XĂNG
DẦU.......................................................................4
1.1. Các lý thuyết chung về xuất khẩu................................4
1.1.1. Khái niệm..................................................................4
1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu............................................4
1.1.3. Phân loại xuất khẩu...................................................5
1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp.................................................5
1.3.1.2. Xuất khẩu gián tiếp.................................................9
1.3.1.3. Mua bán đối lưu....................................................10
1.3.1.4. Tạm nhập tái xuất.................................................12
1.3.1.5. Gia công xuất khẩu...............................................12
1.1.3.6. Xuất nhập khẩu tại chỗ.........................................13
1.1.4. Vai trò của xuất khẩu...............................................13
i


1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu......................14
1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá xuất khẩu...............................22
1.2. Tổng quan về xuất khẩu xăng dầu..............................25
1.2.1. Xăng dầu và các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.......25
1.2.2. Vai trò của xăng dầu trong nền kinh tế và xã hội.....26


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU XĂNG DẦU HẬU
COVID-19 CỦA VIỆT NAM.......................................27
2.1. Tổng quan thị trường xăng dầu Việt Nam...................27
2.1.1. Năng lực sản xuất xăng dầu của Việt Nam:............27
2.1.2. Lợi thế về nguồn lao động:......................................27
2.1.3. Nhu cầu của thị trường:...........................................27
2.1.4. Cơ hội, bối cảnh mới................................................29
2.2. Thực trạng xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam............30
2.2.1. Tổng quan tình hình xuất khẩu xăng dầu của Việt
Nam................................................................................... 30
2.2.2. Xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam sang một số thị
trường chính giai đoạn 2015-2019 (trước Covid-19)...........32
2.3.3. Thực trạng xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam giai
đoạn sau Covid-19.............................................................34
2.3.4. Khả năng cạnh tranh của các loại dầu thô...............38
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu xăng dầu tại Việt
Nam................................................................................ 39
2.3.1. Môi trường vĩ mô......................................................39
2.3.2. Môi trường vi mô......................................................40
ii


2.4. Đánh giá chung..........................................................41
2.4.1. Thành tựu................................................................41
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân.........................................42
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU XĂNG
DẦU CỦA VIỆT NAM HẬU COVID-19.........................44
3.1. Định hướng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam..............44
3.1.1. Xuất khẩu dầu thơ đảm bảo tích lũy vốn cho cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.....................................44

3.1.2. Xuất khẩu xăng dầu hậu Covid-19 cần khai thác tối
ưu nguồn tài nguyên chiến lược quốc gia..........................44
3.1.3. Xuất khẩu xăng dầu cần nâng cao uy tín và vị thế
quốc gia............................................................................. 45
3.1.4. Xuất khẩu xăng dầu phải bảo vệ môi trường và các lợi
ích xã hội........................................................................... 46
3.1.5. Xuất khẩu xăng dầu phải đảm bảo ưu tiên việc thỏa
mãn nhu cầu của nhà máy lọc dầu trong nước..................46
3.2. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu xăng dầu hậu Covid19................................................................................... 47
3.2.1. Phát huy sự tác động tích cực của nhân tố chính trị,
thể chế, pháp luật:............................................................47
3.2.2. Phát huy sự tác động tích cực của nhân tố kinh tế:..48
3.2.3. Phát huy sự tác động tích cực của nhân tố Quốc tế: 49
KẾT LUẬN.............................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................52

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Sản lượng và trị giá xăng dầu xuất khẩu 6
tháng đầu năm 2021.........................................................28
Biểu đồ 2.2: Sản lượng và trị giá xuất khẩu dầu thô và xăng
dầu các loại giai đoạn 2015-2019......................................31
Bảng 2.1: Xuất khẩu xăng dầu năm 2019..........................32
Biểu đồ 2.3: Lượng và trị giá xăng dầu xuất khẩu giai đoạn
2020 và 6 tháng đầu năm 2021.........................................34
Bảng 2.2: Xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam sang 1 số thị
trường chính giai đoạn 2020 và 6 tháng đầu năm 2021. . . .35
Biểu đồ 2.4. Thị trường xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam 36

Biểu đồ 2.5: Xuất nhập khẩu dầu thô của Việt Nam...........37
Bảng 2.3: Đặc tính kĩ thuật của các loại dầu thô Việt Nam 39

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3

TỪ NGỮ VIẾT TẮT
CNH - HĐH
TCHQ
TBD

NGUYÊN NGHĨA
Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Tổng cục hải quan
Thái Bình Dương

v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một thực tế rõ ràng là tất cả các ngành trong nền kinh
tế đều chịu ảnh hưởng to lớn của ngành xăng dầu. Khi giá
xăng dầu biến động, chắc chắn giá cả các mặt hàng khác

cũng sẽ biến động theo, từ đó gây tác động đến tính ổn
định của nền kinh tế và đặc biệt là tác động trực tiếp đến
đời sống của người dân.
Xăng dầu cũng là một trong những nguồn năng lượng
chính được Nhà nước cân đối trong chính sách cân bằng
năng lượng và là một trong những mặt hàng quan trọng
được Nhà nước dự trữ Quốc gia. Mặt khác bản thân ngành
dầu khí Việt Nam và việc kinh doanh các sản phẩm xăng
dầu cũng là một trong những ngành kinh tế trọng yếu của
đất nước. Thực tế phát triển thời gian qua đã chứng minh
rằng sự phát triển của ngành này góp phần rất lớn vào tăng
trưởng GDP cũng như vào sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện
đại hố của Việt Nam.
Xăng dầu là một trong những mặt hàng rất nhạy cảm
trước những biến động về chính trị và kinh tế trên thế giới.
Hiện tại do Việt Nam mới có nhà máy lọc dầu số 1 Dung
Quất, sản lượng dưới 6 triệu tấn sản phẩm, cung cấp 30%
lượng tiêu thụ trong nước, nên mọi biến động về giá của thị
trường thế giới đều tác động mạnh đến thị trường trong
nước. Rất khó phân định rạch rịi mức tiêu thụ xăng dầu của
từng ngành, từng khu vực kinh tế cụ thể. Tuy nhiên, xuất
phát điểm và căn cứ chủ yếu để xác định nhu cầu của từng
ngành là cơ cấu GDP và tăng trưởng GDP.
1


Trong bối cảnh giá cả xăng dầu biến động mạnh như
hiện nay, việc bình ổn giá là vấn đề hàng đầu trong chiến
lược ổn định, phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát. Việt
Nam tuy là đất nước có dầu mỏ nhưng lại phải nhập khẩu

gần như 100% các sản phẩm xăng dầu để phục vụ nhu cầu
trong nước. Điều này khiến giá xăng dầu trong nước phụ
thuộc chặt chẽ vào giá xăng dầu thế giới. Bất chấp những
nỗ lực rất lớn của Chính phủ trong việc đổi mới cơ chế điều
hành giá xăng dầu, hạn chế sự phụ thuộc vào giá thế giới
thông qua việc tự sản xuất các sản phẩm lọc hóa dầu, giá
xăng dầu vẫn khơng ngừng biến động mạnh gây khó khăn
cho các doanh nghiệp lẫn người dân. Điều này một lần nữa
đã đặt vấn đề với cơ chế quản lý giá xăng dầu hiện nay. Bài
luận “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu xăng dầu hậu
Covid-19” sẽ đưa ra những nhận định và giải pháp kiến
nghị cho những vấn đề trên.
2. Mục đích và nhiệm vụ
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu về giải pháp thúc đẩy
xuất khẩu xăng dầu hậu Covid-19.
Nhiệm vụ:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu xăng
dầu
Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu xăng dầu của Việt
Nam hậu covid-19
Từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu xăng dầu hậu covid-19.

2


3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về giải pháp thúc đẩy
xăng dầu hậu covid.
Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 2019-2021.

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Việt
Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu nhập số liệu
- Thu thập thông tin, dữ liệu cơ bản từ các nghiên cứu chính thống
trước đó về xuất khẩu xăng dầu.
Số liệu thứ cấp được tiến hành thu thập qua các nguồn như: Sách, báo,
các ấn phẩm đã ban hành, các đề tài khoa học đã cơng bố có liên quan của
Việt Nam và các nước trên thế giới.
4.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Thông tin sau khi thu thập được sẽ tiến hành xử lý bằng phần mềm
excel. Các thông tin được phân loại, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và tổng
hợp lại dưới dạng bảng biểu để dễ dàng cho việc phân tích dữ liệu.
4.3. Phương pháp phân tích thơng tin
Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp tóm tắt, trình bày, mơ
tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng
quát đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài, tác giả sử dụng các
bảng biểu và tính tốn số liệu nhằm tóm tắt tổng hợp dữ
liệu. Bao gồm: thu thập dữ liệu, sắp xếp dữ liệu, tóm tắt
tổng hợp dữ liệu, diễn đạt dữ liệu,... với mục đích là mơ tả

3


hiện trạng tình hình xuất khẩ xăng dầu hậu covid-19 tại Việt
Nam.
Phương pháp so sánh
Mục đích của phương pháp so sánh là làm rõ sự khác
biệt hay đặc trưng của đối tượng được nghiên cứu.

- Quan sát tình hình thực tế, cùng với việc nghiên cứu,
trao đổi trực tiếp với người làm công tác quản trị, đưa ra
những nhận xét của bản thân về tình hình hoạt động cũng
như tình hình thúc đẩy xuất khẩu xăng dầu hậu covid-19.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu xăng dầu
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu xăng dầu hậu covid-19
của Việt Nam
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu xăng dầu hậu
covid-19 của Việt Nam

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU XĂNG DẦU
1.1. Các lý thuyết chung về xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm
Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh sinh lợi bằng cách bán sản
phẩm hoặc dịch vụ của mình ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay
dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới (hải quan) của một quốc gia.
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngồi, nó khơng phải là
hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong
lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát
triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống
của nhân dân.
1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu
- Về lưu chuyển hàng hóa trong kinh doanh xuất khẩu:
Lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu được thực hiện theo một
chu kỳ khép kín bao gồm hai giai đoạn, thu mua hàng hóa

trong nước và xuất khẩu hàng hóa
- Về đối tượng của hoạt động xuất khẩu: Học thuyết "Lợi
thế so sánh" của Davit Recardo đã chỉ ra rằng hoạt động
mua bán ngoại thương sẽ có lợi cho tất cả các nước, bởi mỗi
nước đều có lợi thế trong việc sản xuất sản phẩm này
nhưng lại khơng có lợi thế sản xuất sản phẩm khác. Theo
đó, mỗi nước thường xuất khẩu những mặt hàng thuộc thế
mạnh của nền sản xuất trong nước.
-Về thị trường hoạt động kinh doanh xuất khẩu có thị
trường rộng lớn cả trong nước và ngoài nước, chịu sự ảnh
hưởng lớn của sản xuất trong nước và thị trường nước
ngoài. Người mua, người bán thuộc các quốc gia khác nhau,
5


có phong tục tập qn tiêu dùng khác nhau, chính sách
ngoại thương cũng khác nhau. Đồng tiền để thanh toán tiền
hàng xuất: khẩu là ngoại tệ do thỏa thuận của hai bên,
thường là ngoại tệ mạnh như: USD, EURO, JPY, GBP..vì vậy
kết quả hoạt động xuất khẩu cịn bị chi phối bởi sự thay đổi
của tỷ giá ngoại tệ, các cơng cụ tài chính sử dụng để phịng
ngừa rủi ro và phương pháp kế toán ngoại tệ.
Xuất khẩu đề cập đến một sản phẩm hoặc dịch vụ được
sản xuất tại một quốc gia nhưng được bán cho người mua ở
nước ngồi.
Xuất khẩu là một trong những hình thức chuyển giao
kinh tế lâu đời nhất và xảy ra trên quy mô lớn giữa các quốc
gia.
Xuất khẩu có thể tăng doanh thu và lợi nhuận nếu họ
tiếp cận thị trường mới, và thậm chí họ có thể tạo cơ hội để

chiếm thị phần tồn cầu quan trọng.
Các cơng ty xuất khẩu nhiều thường có rủi ro tài chính
cao hơn.
Xuất khẩu là vơ cùng quan trọng đối với các nền kinh tế
hiện đại bởi vì chúng cung cấp cho người dân và các cơng ty
nhiều thị trường hơn cho hàng hóa của họ. Một trong những
chức năng cốt lõi của ngoại giao và chính sách đối ngoại
giữa các chính phủ là thúc đẩy thương mại kinh tế, khuyến
khích xuất khẩu và nhập khẩu vì lợi ích của tất cả các bên
giao dịch.

6


1.1.3. Phân loại xuất khẩu
1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp
Khái niệm: Xuất khẩu trực tiếp là hình thức doanh nghiệp trực tiếp
bán các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngồi khơng thơng qua bất
kì tổ chức trung gian nào. Nghĩa là doanh nghiệp tự mình đảm nhiệm tất cả
phân đoạn thị trường như làm thủ tục, chứng từ xuất khẩu, vận tải cho đến
hoạch định, triển khai kế hoạch marketing bao gồm giá, xúc tiến, phân phối
sản phẩm cho thị trường quốc tế. . .
Trong hình thức xuất khẩu trực tiếp, hai bên mua bán hàng sẽ trực tiếp
ký kết hợp đồng ngoại thương. Hợp đồng ký kết giữa hai bên phải phù hợp
với luật lệ của quốc gia cũng như thơng lệ mua bán quốc tế. Hình thức xuất
khẩu trực tiếp thích hợp đối với gần như mọi loại hình doanh nghiệp, giúp
họ chủ động được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Loại hình
này cũng là sự lựa chọn của các doanh nghiệp đang muốn khẳng định
thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế.
Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu, một trong những phương thức

thức khá phổ biến là thanh tốn qua tín dụng chứng từ L/C. Một số bước
cần thiết như: xin giấy phép xuất khẩu (nếu thuộc diện đó), chuẩn bị hàng
hóa làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, tìm hiểu và mua bảo hiểm (nếu
xuất theo điều kiện CIF, CIP), và cuối cùng là làm thủ tục nhận thanh tốn.
Với xuất khẩu trực tiếp, cơng ty xuất khẩu sẽ xử lý tất
cả các giao tiếp với khách hàng và các cuộc đàm phán với
các doanh nghiệp quốc tế. Điều này bao gồm cả việc tự
chịu trách nhiệm để có được khách hàng mới, thiết lập hợp
đồng, hoạt động tiếp thị, bán hàng, giao dịch với hậu cần và
thanh toán quốc tế. Doanh nghiệp phải kiểm sốt mọi giao
dịch, có nghĩa là bạn có thể đại diện cho thương hiệu của
mình theo cách có ý nghĩa nhất. Khi có đủ các nguồn lực
7


cần thiết, nó có thể hoạt động sinh lợi lợi cho doanh nghiệp
của bạn.
Doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp có nhiều đặc quyền,
nhưng đối với những người bán mới bắt đầu tấn cơng ra thị
trường nước ngồi thì đây khơng phải là một sự lựa chọn
thông minh. Tuy nhiên, trong trường hợp mọi thứ diễn ra
không như kế hoạch và bạn quyết định rút khỏi thị trường
nước ngồi, bạn khơng phải lo lắng về việc tổn thất tài
chính quá nhiều vì xuất khẩu trực tiếp khơng sử dụng hợp
đồng với người trung gian.
Tổ chức xuất khẩu ở trong nước của doanh nghiệp:
Bộ phận xuất khẩu: Bộ phận thực hiện chức năng xuất khẩu trực
thuộc phòng kinh doanh. Trong trường hợp này phịng kinh doanh sẽ gồm
2 bộ phận chính là bộ phận kinh doanh trong nước và bộ phận xuất khẩu.
Cơ cấu tổ chức này chỉ phù hợp với doanh nghiệp mới xuất khẩu, có quy

mơ nhỏ, lượng hàng hóa hy vọng bán ở nước ngoài vừa và nhỏ, triết lí quản
trị khơng hướng tới việc kinh doanh ở hải ngoại; cơng ty khơng thể có được
những nguồn lực bổ sung hoặc nếu có thì lại thiếu những nguồn lực then
chốt chủ yếu. Như vậy mơ hình này chỉ thích hợp với những doanh nghiệp
ở những giai đoạn đầu trong việc phát triển thị trường xuất khẩu trực tiếp.
Phòng xuất khẩu: khi lượng hàng bán ra nước ngoài liên tục tăng thì
việc thành lập một bộ phận chuyên cho hoạt động xuất khẩu là rất cần thiết.
Phòng xuất khẩu riêng biệt này là một tổ chức độc lập, trực tiếp thực hiện
các nghiệp vụ xuất khẩu, từ tìm kiếm thị trường, khách hàng cho đến tổ
chức soạn thảo, chuẩn bị cho giám đốc ký kết hợp đồng xuất khẩu và tổ
chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Như vậy các hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu sẽ được tiến hành trên cơ sở toàn thời gian bởi các nhân
8


viên am hiểu đến việc xuất khẩu. Phòng xuất nhập khẩu này được cơ cấu tổ
chức trên cơ sở chức năng, khu vực địa lí, sản phẩm, khách hàng.
Cơng ty con (công ty chi nhánh xuất khẩu): Khi qui mô xuất khẩu
lớn sẽ xuất hiện các công ty con đảm nhiệm việc xuất khẩu trực thuộc công
ty mẹ thường là các tổng cơng ty). Các cơng ty con có quyền tự chủ nhất
định theo phân cấp của công ty mẹ. Cách tổ chức này tạo điều kiện cho các
công ty con chủ động tìm kiếm khách hàng, thị trường và thực hiện các đơn
đặt hàng nước ngoài, tách kinh doanh xuất khẩu với kinh doanh trong nước
nên có thể đánh giá hiệu quả của kinh doanh xuất khẩu trong tổng thể hoạt
động kinh doanh của công ty
Kênh phân phối ở nước ngoài:
Chi nhánh bán hàng ở nước ngoài: Một nhà sản xuất có bộ phận xuất
khẩu, nhưng muốn đạt được khả năng kiểm sốt chặt chẽ thị trường nước
ngồi cụ thể của mình thì cơng ty có thể tạo lập một chi nhánh bán hàng
nước ngoài. Trong trường hợp này, chi nhánh có điều kiện tiếp cận trực

tiếp với thị trường nước ngồi, nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của khách
hàng, tình hình thị tường và có điều kiện phục vụ tốt khách hàng nước
ngồi. Thường là có sẵn các nhà kho và các phương tiện kho bãi, như vậy
chi nhánh này tự nó có thể duy trì hàng hóa tồn kho, những phụ tùng thay
thế, cung ứng bảo trì, nghiệp vụ. Một chi nhánh nước ngồi có thể được
phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như dùng để trưng bày một phần
hoặc tất cả các mặt hàng tức được dùng làm công cụ Marketing và chiêu thị
bán hàng; hoặc được sử dụng như một dịch vụ trung tâm.
Kho bán hàng nước ngoài: Một kho hàng nên được thiết lập khi nó
cần thiết và có lợi cho nhà sản xuất để duy trì lượng hàng hóa tồn kho ở
những thị trường nước ngoài. Những phương tiện này là một phần của chi
nhánh bán hàng. Nếu liên kết được như vậy, người mua có được thuận lợi
hơn và một cơng cụ tiếp thị mạnh và đầy tiềm năng được tạo ra trong đó
9


một khối lượng kinh doanh lớn hơn có thể phát sinh ra hơn là khơng có kho
bãi. Cách tốt nhất là các kho bãi này nên được đặt trong một cảng tự do, dễ
dàng cho một nhà sản xuất phục vụ nhiều thị trường bởi vì khơng áp dụng
thủ tục hải quan thông thường và các luật lệ quốc gia nơi mà khu vực tự do
được đặt.
Công ty con xuất khẩu: Các Tổng cơng ty hình thành cơng ty con
xuất khẩu ở những thị trường có tiềm năng xuất khẩu. So với chi nhánh,
cơng ty con có quyền tự chủ cao hơn trong việc ký kết và thực hiện hợp
đồng bán hàng. Tất cả những đơn hàng nước ngoài được thơng qua. kênh
cơng ty con và sau đó cơng ty con bán cho những người sản xuất nước
ngoài với giá sỉ hay giá lẻ thông thường, công ty con ở nước ngồi mua
những sản phẩm được bán từ cơng ty mẹ theo giá chuyển giao. Những lý
do để chọn một quốc gia đặc biệt làm cơ sở cho công ty con xuất phát từ
hai nguồn chính: thuế và những nguyên tắc kinh doanh như sự liên kết tốt

với ngân hàng, tình trạng chính trị ổn định, những vấn đề khác như sự dễ
dàng và đơn giản của việc thành lập công ty, những giới hạn liên quan đến
quyền sở hữu và hoạt động kinh doanh, sự có sẵn đầy đủ những nhân viên
địa phương và nhân viên văn phịng.
Đại lí bán hàng ở nước ngồi: là đại diện cơng ty ở thị trường nước
ngoài, bán hàng theo qui định của doanh nghiệp trong nước và được hưởng
hoa hồng.
Nhà phân phối ở nước ngồi: là một thương bn và do đó cũng
chính là khách hàng của nhà xuất khẩu, vì vậy nhà phân phối có quyền đối
với hàng hóa của nhà xuất khẩu, và thu nhập của nhà phân phối là phần
chênh lệch về giá. Khi nhà xuất khẩu chọn được nhà phân phối thì các bên
kí hợp đồng. Vì vậy, đối với những nhà xuất khẩu mới bước vào thị trường
thì việc xuất khẩu cho các đại lý hay nhà phân phối độc quyền ở nước

10


ngồi thì thích hợp. Nhưng nhà xuất khẩu muốn đạt được lợi nhuận cao
hơn thì phải thành lập một chi nhánh bản hoặc một công ty con.
1.3.1.2. Xuất khẩu gián tiếp
Khái niệm: Xuất khẩu gián tiếp là việc bán hàng khơng địi hỏi có
sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước ngoài và người sản xuất trong
nước. Để bán được sản phẩm ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào
các tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp như các đại lý xuất
khẩu, hoặc các công ty thương mại quốc tế, hoặc bán hàng cho các chỉ
nhánh của các tổ chức nước ngoài đặt ở trong nước.
Để thực hiện hình thức này, doanh nghiệp nhận ủy thác cần ký kết
hợp đồng xuất khẩu ủy thác với đơn vị trong nước. Bên nhận ủy thác sẽ ký
kết hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán đối với đơn vị nước ngoài
và cuối cùng là nhận phí ủy thác xuất khẩu từ chủ hàng đã ủy thác xuất

khẩu.
Các hình thức xuất khẩu gián tiếp:
Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thơng qua các
hình thức sau:
+ Cơng ty quản trị xuất khẩu (Export Management Company): là công
ty thực hiện việc quản trị xuất khẩu cho các công ty khác. Các nhà sản xuất
xuất khẩu nhỏ thường thiếu kinh nghiệm bán hàng ra nước ngồi hoặc
khơng đủ khả năng về vốn để tổ chức các đơn vị xuất khẩu riêng,' do đó họ
thường thơng qua các EMC để xuất khẩu sản phẩm. .
+ Khách hàng nước ngồi: là hình thức xuất khẩu thơng qua các nhân
viên của cơng ty nhập khẩu nước ngồi. . .

11


+ Nhà ủy thác xuất khẩu: thường là những đại diện cho những người
mua nước ngoài cư trú trên nước của nhà xuất khẩu. Nhà ủy thác xuất khẩu
hành động vì lợi ích của người mua vì người mua trả tiền ủy thác.
+ Môi giới xuất khẩu: Thực hiện chức năng liên kết giữa nhà xuất
khẩu và nhà nhập khẩu. Được nhà xuất khẩu ủy nhiệm và trả hoa hồng cho
hoạt động của họ.
+ Hãng bn xuất khẩu: Thường đóng tại các nước xuất khẩu và mua
hàng của người chế biến hoặc nhà sản xuất, sau đó họ tiếp tục thực hiện các
nghiệp vụ để xuất khẩu và chịu mọi rủi ro liên quan đến xuất khẩu.
1.3.1.3. Mua bán đối lưu
Khái niệm: Trong mua bán đối lưu thì người mua đồng
thời là người bán và ngược lại, với lượng hàng xuất và nhập
khẩu có giá trị tương đương. Hình thức này còn gọi là xuất
nhập khẩu liên kết, hay hàng đổi hàng.
Trong mua bán đối lưu, hàng hóa được trao đổi với nhau

nên các bên tham gia chú trọng đến yêu cầu cân bằng. Yêu
cầu về cân đối giữa nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên, cân
bằng về giá cr và điều kiện giao dịch. Bản thân hai thuộc
tính của hàng hóa là giá trị và giá trị sử dụng đều được so
sánh cân bằng. Do đó, đặc tính cân bằng của buôn bán đối
lưu là:
- Cân bằng về mặt hàng
- Cân bằng về giá cả
- Cân bằng về tổng giá trị hàng giao cho nhau
- Cân bằng về điều kiện giao hàng

12


Trong những tình huống kinh doanh cụ thể có thể có
các trao đổi mang tính cân bằng nhưng có nhiều tình huống
kinh doanh sẽ đạt tính cân bằng tương đối trên phạm vi
tổng thể. Xét về bản chất, mua bán đối lưu có thể chia ra
các hình thức sau:
- Hàng đổi Hàng (Barter): là hình thức trong đó các bên
cùng trao đổi trực tiếp hàng hóa, dịch vụ này lấy hàng hóa,
dịch vụ khác.
- Mua đối lưu (Counter purchase): là việc một cơng ty
giao hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng ở một nước khác
cam kết sẽ nhận một số lượng hàng hóa xác định trong
tương lai từ khách hàng ở nước đó.
- Mua bồi hồn (Off-set): là hình thức trong đó một cơng
ty xuất khẩu cam kết sẽ mua lại nhiều loại hàng hóa của
nhiều khách hàng nhằm bồi hồn giá trị tương đương với
khoản hàng hóa đã giao.

- Chuyển nợ (Switch trading): là hình thức trong đó công
ty xuất khẩu chuyển trách nhiệm cam kết đặt hàng từ phía
khách hàng nước ngồi của cơng ty cho một cơng khác.
- Mua lại (Buy-back): là hình thức mua bán đối lưu trong
đó cơng ty xuất khẩu bán một dây chuyền hay thiết bị máy
móc cho khách hàng ở thị trường nước ngoài và nhận lại các
sản phẩm được sản xuất ra từ dây chuyền hay thiết bị máy
móc đó.
- Mua bán bù trừ (Compensation)
- Mua bán thanh tốn hình thành (Clearing)

13


1.3.1.4. Tạm nhập tái xuất
Khái niệm: Là hình thức hàng hóa trong nước được tạm
xuất ra nước ngồi và sau một thời gian nhất định lại được
nhập về (tạm xuất tái nhập).
Là hình thức doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nhưng
không để tiêu thụ tại thị trường trong nước mà là để xuất
sang một nước khác nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Hàng hóa được tạm nhập, tái xuất khơng được gia cơng,
chế biến tại nơi tạm nhập, tái xuất.
Hàng hóa thường là những mặt hàng có cung cầu lớn và
biến động thường xuyên
Các hàng hóa tạm nhập tái xuất thuộc danh mục hàng
hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, cấm xuất khẩu,
tạm ngừng xuất khẩu, thực phẩm đông lạnh, hàng có thuế
tiêu thụ đặc biệt khơng được phép chuyển loại hình từ kinh
doanh tạm nhập, tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội

địa.
Thời gian hàng hóa tạm nhập, tái xuất được lưu tại Việt
Nam không được quá 60 ngày, kể từ ngày hồn thành thủ
tục tạm nhập.
Hàng hóa tạm nhập, tái xuất chịu sự giám sát của Hải
quan từ khi nhập khẩu cho tới khi xuất khẩu ra khỏi Việt
Nam.
1.3.1.5. Gia công xuất khẩu
Gia công xuất khẩu là hình thức mà cơng ty trong nước
nhận tư liệu sản xuất (chủ yếu là máy móc, nguyên vật liệu)
14


từ cơng ty nước ngồi về để sản xuất hàng hóa dựa trên
yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng hóa làm ra sẽ được xuất
khẩu ra nước ngoài theo chỉ định của cơng ty đặt hàng.
Hình thức gia cơng xuất khẩu này đang ngày càng phát
triển mạnh mẽ, được các quốc gia có nguồn lao động dồi
dào giá rẻ như Việt Nam áp dụng. Điều này không những
tạo điều kiện tiếp cận cơng nghệ mới mà cịn mang lại việc
làm cho người lao động. Việt Nam cũng là một trong số
những nước gia công hàng xuất khẩu với nhiều mặt hàng đa
dạng như dệt may, da giầy, điện tử…
1.1.3.6. Xuất nhập khẩu tại chỗ
Xuất khẩu tại chỗ là giao hàng tại chỗ, tức là hàng được
giao trên lãnh thổ Việt Nam mà khơng cần xuất ra nước
ngồi. Có thể hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là hàng hoá
sau khi được sản xuất thì được giao cho một doanh nghiệp
khác tại Việt Nam theo yêu cầu của thương nhân nước
ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm cả các doanh

nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi.
Hình thức xuất khẩu tại chỗ này đang dần phổ biến đối
các chủ doanh nghiệp, tuy nhiên không phải ai cũng rõ
những điểm cộng của hình thức xuất khẩu mới này mang
lại:
+ Thứ nhất là tiết kiệm khá nhiều chi phí cho doanh
nghiệp.

15



×