Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

So sánh phương thức cách thức thực hiện và mức độ tự do hóa thương mại hàng hóa của cộng đồng kinh tế asean với tổ chức thương mại thế giới wto 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.77 KB, 10 trang )

Bài tập nhóm tháng 2 – Mơn: ASEAN

MỤC LỤC

MỤC LỤC.....................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................2
NỘI DUNG...................................................................................................2
I.

Khái quát.........................................................................................2
1.

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)..............................................2

2.

Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)...............................3

3.

Tổ chức thương mại thế giới (WTO)...........................................3

II.
So sánh phương thức và mức độ tự do hóa thương mại hàng hóa
của Cộng đồng kinh tế ASEAN với Tổ chức thương mại thế giới WTO.........4
1.
Phương thức tự do hoá thương mại hàng hoá của cộng đồng kinh
tế ASEAN với tổ chức thương mại thế giới WTO về tự do hóa thuế quan. .4
2.
Mức độ tự do hố thương mại hàng hoá của cộng đồng kinh tế
ASEAN với tổ chức thương mại thế giới WTO............................................6


KẾT LUẬN...................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................10

LỜI NĨI ĐẦU
Nhóm QT33D 2-2

1


Bài tập nhóm tháng 2 – Mơn: ASEAN

Nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển, đòi hỏi sự tồn cầu hóa đối với
tất cả các quốc gia. Tự do hóa thương mại hàng hóa dường như là một cái đích
mà rất nhiều tổ chức trên thế giới hướng đến nhằm đem lại lợi ích cho tất cả các
quốc gia thành viên. Tuy cùng một mục đích, cách thức có thể tương đồng như
nội dung và mức độ tự do hóa thương mại của những tổ chức này vẫn có những
nét khác biệt phù hợp với điều kiện của các quốc gia thành viên. Trong đó có thể
kể đến Cộng đồng kinh tế ASEAN và Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Với đề bài: “So sánh phương thức (cách thức thực hiện) và mức độ tự do
hóa thương mại hàng hóa của Cộng đồng kinh tế ASEAN với Tổ chức thương
mại thế giới WTO”, ta cùng tìm hiểu về hình thức tự do hóa thương mại đang
được quan tâm rất nhiều hiện nay.

NỘI DUNG
I. Khái quát
1. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một khối kinh tế khu vực của các
quốc gia thành viên ASEAN (dự định sẽ được thành lập vào năm 2015). Cộng
đòng kinh tế ASEAN là là một trong 3 trụ cột quan trọng của Cộng đồng
ASEAN bên cạnh 2 cộng đồng nữa là Cộng đồng an ninh ASEAN và Cộng

đồng văn hóa xã hội ASEAN.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN là việc thực hiện mục tiêu cuối cùng của hội
nhập kinh tế trong "Tầm nhìn ASEAN 2020”, nhằm hình thành một khu vực
kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong
đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do, và vốn được lưu chuyển
tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lêch kinh tế-xã hội
được giảm bớt vào năm 2020.

Nhóm QT33D 2-2

2


Bài tập nhóm tháng 2 – Mơn: ASEAN

2. Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)
Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) là khu vực thương mại hình
thành giữa các nước ASEAN, mà tại đó các rào cản thương mại bị dỡ bỏ, đồng
thời các hoạt động thuận lợi hóa thương mại được xúc tiến đối với hàng hóa qua
lại giữa các quốc gia thành viên.
Mục tiêu của AFTA:
- Tự do thương mại hàng hóa nội khối bằng cách dỡ bỏ các rào cản
thương mại và tiến hành các hoạt động thuận lợi hóa thương mại.
- Tăng cường liên kết kinh tế giữa các quốc gia thành viên ASEAN, thúc
đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác.
- Tăng cường khả nặng cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư của khối kinh tế
ASEAN.
- Thúc đẩy tiến trình xây dựng thành công AEC.
3. Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization - WTO) ra đời

trên cơ sở kế tục tổ chức tiền thân là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương
mại ( The General Agreement on Tariffs and Trade – GATT). Đây là tổ chức
quốc tế duy nhất đề ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế
giới.
GATT ra đời sau Đại chiến Thế giới lần thứ II trong trào lưu hình thành
hàng loạt cơ chế đa biên nhằm điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế.
GATT đóng vai trị là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thương mại đa
phương trong suốt gần 50 mà điển hình là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát
triển, thường được biết đến như là Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) và
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (Internaltional Monetary Fund- IMF) ngày nay.

Nhóm QT33D 2-2

3


Bài tập nhóm tháng 2 – Mơn: ASEAN

Các ngun tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và
mở rộng. Khơng giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là
một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể.

II. So sánh phương thức và mức độ tự do hóa thương mại hàng hóa
của Cộng đồng kinh tế ASEAN với Tổ chức thương mại thế giới
WTO
1. Phương thức tự do hoá thương mại hàng hoá của cộng đồng kinh
tế ASEAN với tổ chức thương mại thế giới WTO về tự do hóa thuế
quan
Tự do hố thương mại là việc dỡ bỏ những hàng rào do các nước lập nên
nhằm làm cho luồng hàng hoá di chuyển từ nước này sang nước khác được

thuận lợi hơn trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng. Những hàng rào nói trên có thể là
thuế quan, giấy phép xuất nhập khẩu, quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng
hoá, yêu cầu kiểm dịch, phương pháp đánh thuế, v.v...
Lợi ích lớn nhất của tự do hóa thương mại là thúc đẩy ngày càng nhiều
nước tham gia buôn bán, trao đổi hàng hố, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Với người tiêu dùng, hàng hố lưu thơng dễ dàng hơn đem lại cho họ cơ hội lựa
chọn hàng hoá tốt hơn với giá rẻ hơn (người tiêu dùng ở đây có thể hiểu là cả
những nhà sản xuất nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất ra những hàng hoá
khác).
Đối với Cộng đồng kinh tế ASEAN: Để thực hiện CEPT (ưu đãi thuế quan
có hiệu lực chung), các nước thành viên của ASEAN đã phải phân loại hàng hoá
theo bốn danh mục hàng hoá cắt giảm thuế quan:
- IL: Danh mục cắt giảm thuế quan ngay. Những hàng hóa nào được các
quốc gia đưa vào IL thì phải tiến hành cắt giảm thuế quan ngay.

Nhóm QT33D 2-2

4


Bài tập nhóm tháng 2 – Mơn: ASEAN

- TEL: Danh mục loại trừ tạm thời, gồm các mặt hàng trong thời gian đầu
tạm thời chưa đưa vào danh mục cắt giảm thuế quan, do các nước
ASEAN phải dành thêm thời gian để điểu chỉnh sản xuất trong nước
thích nghi với mơi trường tự do hóa thương mại. TEL bao gồm các hàng
hóa mang tầm quan trọng quốc gia như xi măng, sắt thép, phân bón,
xăng dầu ….
- SL: Danh mục các mặt hàng nhạy cảm cao, gồm các mặt hàng nơng sản
chưa chế biến. Do tính chất nhạy cảm của mặt hàng này đối với các nền

kinh tế thành viên ASEAN (đa số là nông nghiệp) nên thuế quan đối với
các mặt hàng này sẽ bị cắt giảm muộn hơn so với 2 loại danh mục trên.
- GEL: Danh mục loại trừ hồn tồn, gồm các hàng hóa loại trừ khơng bị
căt giảm thuế quan theo CEPT, đó là các hàng hóa nhập khẩu có ảnh
hưởng đến sức khỏe con người, văn hóa, thuần phong mỹ tục…(phân
biệt với hàng hóa bị cấm nhập khẩu)
Cùng với Lộ trình chiến lược thực hiện AEC, Hiệp định thương mại hàng
hóa ASEAN (ATIGA) ra đời đã đưa ra lộ trình cụ thể cho việc tự do hóa thương
mại và có những quy định rõ ràng hơn CEPT. Theo đó, từ 1/1/2010, các nước
ASEAN-6 xóa bỏ thuế suất thuế nhập khẩu của các sản phẩm thuộc danh mục
IL và với ASEAN-4 là 2015. Ngoài ra, theo Điều 20 ATIGA, Thái Lan và các
nước ASEAN 6 sẽ xóa bỏ hồn tồn hạn ngạch thuế quan vào năm 2010, Việt
Nam và các nước CLMV vào năm 2015.
Đối với Tổ chức WTO: Tự do hóa thương mại hàng hóa của WTO thể hiện
ở các điều khoản tối huệ quốc đối với tất cá các nước thành viên trong vấn đề
cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan và năng mức thuế trần.
Xuất phát từ khái niệm, mục đích hướng tới, những biện pháp thực hiện tự
do hóa thương mại hàng hóa mà Cộng đồng kinh tế ASEAN và WTO đưa ra, ta
có thể thấy:

Nhóm QT33D 2-2

5


Bài tập nhóm tháng 2 – Mơn: ASEAN

 Phương thức thực hiện tự do hóa thương mại của 2 Cộng đồng này có sự
tương đồng ở việc thực hiên cắt giảm thuế quan, xóa bỏ hàng rào phi
thuế quan.

 Khác nhau ở chỗ, tiến trình thực hiện cắt giảm thuế quan, phá bỏ hàng
rào phi thuế quan đối với các quốc gia thành viên của Tổ chức WTO là
như nhau, khơng có sự phân biệt (điều khoản tối huệ quốc), trong khi đó
giữa các quốc gia thành viên của ASEAN có sự khác nhau giữa ASEAN
6 và ASEAN 4. Sở dĩ có sự phân biệt này là do các quốc gia thuộc
ASEAN 6 có nền kinh tế phát triển và ổn định hơn so với các quốc gia
thuộc ASEAN 4 nên những hoạt động cắt giảm thuế quan hay xóa bỏ
hàng rào phi thuế quan có thể được thực hiện một cách nhanh chóng
hơn, khơng cần thiết phải chờ đợi các quốc gia thuộc ASEAN 4, điều
này thúc đẩy việc tự do hóa thương mại sẽ nhanh chóng hơn.
2. Mức độ tự do hoá thương mại hàng hoá của cộng đồng kinh tế
ASEAN với tổ chức thương mại thế giới WTO
a. Tự do hóa thuế quan
Tự do hóa thuế quan trong ASEAN
Mục tiêu cuối cùng của AFTA là giảm thuế quan xuống 0-5%, theo từng
thời điểm đối với các nước cũ và các nước mới, nhưng thời hạn tối đa là trong
vòng 10 năm. Các nước ASEAN-6 đã gần như hồn thành AFTA. 99,6% dịng
sản phẩm trong Danh mục IL của ASEAN-6 có mức thuế 0 – 5%. ASEAN-6
cũng đã hoàn tất việc chuyển các sản phẩm thuộc danh mục SEL sang danh mục
IL và chỉ còn 247 dòng thuế tương đương với 0,5% tổng số dịng sản phẩm được
bn bán trong ASEAN nằm ngồi chương trình CEPT. Mức thuế quan CEPT
bình quân của ASEAN-6 đã giảm từ 12,76% năm 1993 xuống còn 2,39% năm
2003. Brunay, Malaixia và Singapore đã xóa bỏ hồn tồn thuế quan với 60% số
dịng sản phẩm trong danh mục IL; Indonexia và Thái Lan hoàn tất mục tiêu này
trong năm 2004; Philippin là nước gặp nhiều khó khăn nhất trong vấn đề này
Nhóm QT33D 2-2

6



Bài tập nhóm tháng 2 – Mơn: ASEAN

song cũng đã cam kết thực hiện sớm. Trong khi đó, các nước ASEAN-4 đã có
72,22% tổng số dịng thuế trong Danh mục IL. 60,64% tổng số dịng sản phẩm
mà ASEAN-4 bn bán trong khu vực đã có mức thuế CEPT 0-5%. Mức thuế
CEPT bình quân của ASEAN-4 là 6,22%. Xu hướng này cho thấy các nước
ASEAN sẽ khơng gặp nhiều khó khăn trong việc cắt giảm thuế quan đối với
hàng hóa để hướng tới hoàn thành Khu vực mậu dịch tự do AFTA.
Các nước có quyền được quyết định mức cắt giảm nhưng tối thiểu mỗi
năm 5 %, khơng được duy trì cùng thuế suất trong 3 năm liền, trong trường hợp
thuế MFN thay đổi tại một thời điểm nào đó nếu cao hơn thuế suất CEPT tại
thời điểm đó thì khơng được nâng thuế CEPT bằng mức thuế MFN đó; trường
hợp thuế MFN thấp hơn thuế CEPT thì việc áp dụng phải tự động theo thuế suất
MFN đó và phải điều chỉnh lịch trình. Khơng được nâng mức thuế CEPT của
năm sau lên cao hơn năm trước. Cùng với Lộ trình chiến lược thực hiện AEC,
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) ra đời đưa ra vấn đề thuế
nhập khẩu của các sản phẩm nông sản chưa chế biến thuộc danh mục SEL được
giảm xuống 0-5% vào năm 2010 và 0% vào năm 2015. Các sản phẩm thuộc
danh mục HSEL sẽ có mức thuế trần xác định theo lịch trình cụ thể.
Tự do hóa thuế quan trong WTO
Đối với WTO, thuế quan phải được áp dụng trên nguyên tắc Tối huệ
quốc (MFN) cho tất cả các thành viên WTO : Một, về giảm thuế quan: Đối với
hầu hết các mặt hàng công nghiệp nhập khẩu các nước phát triển cam kết tiến
hành cắt giảm thuế quan hàng công nghiệp cắt giảm thuế quan từ 6,3% xuống
cịn trung bình là 3,8% trong vịng 5 năm tính từ ngày 1/1/1995. Giá trị hàng hoá
nhập khẩu vào các nước này được miễn thuế hoàn toàn lên tới 44% (từ 20%). Số
lượng các sản phẩm phải chịu thuế suất hải quan cao giảm xuống, số dòng thuế
nhập khẩu từ tất cả các nước phải chịu tất cả thuế suất trên 15% giảm từ 7%
xuống còn 5% (riêng đối với các nước đang phát triển thì mức giảm này từ 9%
xuống cịn 5%). Số lượng các dịng thuế được ràng buộc cũng tăng nhanh. Các


Nhóm QT33D 2-2

7


Bài tập nhóm tháng 2 – Mơn: ASEAN

nước phát triển cam kết ràng buộc 99% dòng thuế của họ (từ mức 77%), các
nước đang phát triển ràng buộc 73% (từ 21%), các nền kinh tế chuyển đổi 98%
từ 73%).
Hai là mức thuế trần: Các nước phát triển đã gia tăng số lượng hàng hoá
nhập khẩu phải chịu thuế trần từ 78% lên đến 99% các loại mặt hàng. Các nước
đang phát triển là: từ 21% lên đến 73%. Mức tăng của các nước có nền kinh tế
chuyển đổi (các nước từ bỏ kinh tế kế hoạch hoá) từ 73% lên 98%.
Như vậy, mức độ tư do hoá thuế quan của ASEAN cao hơn so với mức độ
tự do hoá của WTO tức là hướng tới giảm thuế quan xuống 0%, xóa bỏ hồn
tồn hạn ngạch thuế quan (theo ATIGA) đối với tất cả các quốc gia thành viên,
nhưng lại quy định thời gian cắt giảm thuế quan của các nước phát triển sẽ ngắn
hơn thời gian của các nước kém phát triển. Còn WTO đơn giản là những barem
về thuế quan. Chúng chính là cam kết khơng tăng thuế vượt quá một mức đã
được xác định, được gọi là mức trần, thường là mức thuế đang được áp dụng
trên thực tế. Có nhiều mức thuế trần khác nhau. Đa số các nước đang phát triển
có mức thuế trần cao hơn một chút so với các mức thuế đang áp dụng khi tham
gia tổ chức WTO.
b. Xóa bỏ hàng rào phi thuế quan
Cả Cộng đồng kinh tế ASEAN và WTO đều chủ trương hướng tới việc xóa
bỏ các biện pháp phi thuế quan cản trở tự do hóa thương mại, và đều có cơ chế
rà sốt. Theo Hiệp định GATT, việc xóa bỏ hạn chế về số lượng được quy định
tại Điều XI – “triệt tiêu chung hạn chế định lượng”, Điều XII – “hạn chế để bảo

vệ cán cân thanh toán”. Tuy nhiên, so với WTO, bên cạnh việc quy định về xóa
bỏ hạn chế về số lượng, và xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan khác, ASEAN đã
đưa ra được lộ trình cụ thể để xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan. Theo đó, trừ
những trường hợp ngoại lệ chung (được quy định tại Điều 8, 9, 10 ATIGA) hoặc
các biện pháp khác được Hội đồng AFTA chấp thuận, các biện pháp phi thuế
quan của mỗi quốc gia thành viên sẽ được xóa bỏ theo 3 giai đoạn, cụ thể:
Nhóm QT33D 2-2

8


Bài tập nhóm tháng 2 – Mơn: ASEAN

- Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan phải xóa bỏ theo 3
giai đoạn bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2008, 2009 và 2010.
- Philippines phải loại bỏ theo 3 giai đoạn bắt đầu từ 1/1/2010, 2011 và
2012.
- Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam phải xóa bỏ trong 3 giai đoạn
vào ngày 1/1/2013, 2014 và 2015 với linh hoạt tới năm 2018.
Có thể thấy rằng, cùng với các biện pháp nhằm xóa bỏ các hàng rào thuế
quan và phi thuế quan, ASEAN với Hiệp định ATIGA đã có nhiều quy định
nhằm tạo thuận lợi cho tự do hóa thương mại hàng hóa như quy định về quy tắc
xuất xứ liên kết trong lĩnh vực hải quan; cơ chế hải quan một cửa; áp dụng các
tiêu chuẩn và hàng rào kỹ thuật với thương mại… Đây là những quy định cụ thể,
là bước tiến quan trọng thể hiện mức độ tự do hóa sâu rộng của ASEAN so với
các quy định của WTO chủ yếu với mục đích tạo tiền đề cho các các quốc gia
thành viên đàm phán thỏa thuận.

KẾT LUẬN
Tìm hiểu về phương thức và mức độ tự do hóa thương mại hàng hóa của

Cộng đồng kinh tế ASEAN với Tổ chức thương mại thế giới WTO, chúng ta có
thể tích lũy thêm được nhiều kiến thức về vấn đề tự do thương mại hàng hóa,
đặc biệt là tự do thương mại hàng hóa của Cộng đồng kinh tế ASEAN – Nơi mà
Việt Nam chúng ta là một nước thành viên, ngồi ra có thể thấy được mức độ tự
do thương mại hàng hóa ở các tổ chức là khơng giống nhau.

Nhóm QT33D 2-2

9


Bài tập nhóm tháng 2 – Mơn: ASEAN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nhóm QT33D 2-2

10



×