Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và phát triển các tour du lịch trên địa bàn tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NANMANEE SIBOUNHEUNG

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TOUR DU
LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo :

Chính quy

Chun ngành:

QLTN&DLST

Khoa:

Quản lý tài ngun

Khóa học :

2019 - 2023

Thái Nguyên, năm 2023


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NANMANEE SIBOUNHEUNG

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TOUR DU
LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo :

Chính quy

Chuyên ngành:

QLTN&DLST

Lớp:

K51 – DLST

Khoa:

Quản lý tài nguyên

Khóa học :

2019 - 2023


Giảng viên hướng dẫn viên: TS. Vũ Thị Kim Hảo

Thái Nguyên, năm 2023


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, cho phép tơi được bày tỏ lịng
biết ơn đến các Thầy/Cô của khoa Quản lý tài nguyên của đại học Thái Nguyên, đã
tận tình truyền đạt những ý kiến q báu cho tơi trong suốt q trình học tập và rèn
luyện tại trường.
Với lịng biết ơn chân thành, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Giảng viên
hướng dẫn TS. Vũ Thị Kim Hảo đã chỉ bảo, hướng dẫn tơi trong suốt q trình tiếp
cận và hồn thành bài khóa luận này này.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, giảng viên và bạn bè đã hết
lịng động viên, khuyến khích tơi trong suốt q trình học tập và tập sự.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành báo cáo một cách hoàn chỉnh nhất
nhưng do thời gian và năng lực cũng như kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên trong
khi thực hiện đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến chân thành từ quý thầy cơ và bạn bè giúp đỡ đề bài khóa luận của
tơi được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2023
Sinh viên

NANMANEE SIBOUNHEUNG


ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập ........................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .....................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................3
2.1.1. Các khác niệm cơ bản .......................................................................................3
2.1.2. Phân loại thị trường du lịch ...............................................................................4
2.1.3. Sản phẩm du lịch và du lịch dịch vụ .................................................................4
2.2. Phát triển tour, tuyến, điểm du lịch ......................................................................5
2.2.1. Tour du lịch .......................................................................................................5
2.2.2. Tuyến du lịch.....................................................................................................5
2.2.3. Điểm đến du lịch ...............................................................................................6
2.3. Quy trình thiết kế một tour du lịch .......................................................................6
2.3.2. Nghiên cứu thị trường cung ..............................................................................7
2.3.3. Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch ....................................7
2.3.4. Xây dựng lịch trình tour ....................................................................................7
2.3.5. Xây dựng giá cho tour du lịch ...........................................................................8
2.3.6. Hoàn chỉnh tour du lịch .....................................................................................8
2.4. Hiện trạng du lịch Việt Nam và tiềm năng du lịch tỉnh Thái Nguyên .................8
2.4.1. Hiện trạng du lịch Việt Nam .............................................................................8

2.4.2. Tiềm năng du lịch tỉnh Thái Nguyên ..............................................................10


iii
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........24
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................24
3.1.2. Phạm vi phạm nghiên cứu ...............................................................................24
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................24
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................24
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp.............................................................24
3.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp ..............................................................24
3.3.3. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu ..............................................................24
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................26
4.1. Khái quát chung về tỉnh Thái Nguyên ...............................................................26
4.1.1. Khái quát chung ..............................................................................................26
4.1.2. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................27
4.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................ 29
4.1.4. Dân cư, dân tộc ............................................................................................... 31
4.1.5. Đánh giá chung ............................................................................................... 33
4.2. Thực trạng phát triển du lịch tại tỉnh Thái Nguyên............................................ 35
4.2.1. Thực trạng phát triển du lịch tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2020 ............. 35
4.2.2. Phương hướng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên từ năm 2023 .................. 39
4.3. Xây dựng tour tuyến du lịch và phát triển tour tuyến du lịch
tại tỉnh Thái Nguyên..................................................................................................40
4.3.1 Lượng khách du lịch tại tỉnh Thái Nguyên ......................................................40
4.3.2. Hệ thống các điểm, tuyến, khu du lịch hiện đang có tại tỉnh Thái Nguyên ............. 42
4.3.3. Thiết kế tour du lịch tỉnh Thái Nguyên ........................................................... 43
4.3.4. Phát triển thực tế tour du lịch tại tỉnh Thái Nguyên ....................................... 58
4.4. Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên trong tương lai .......................... 61

4.4.1. Nghiên cứu thị trường du lịch ......................................................................... 61
4.4.2. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch phát triển du lịch ............................. 61
4.4.3. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch ...................................................................... 62


iv
4.4.4. Giải pháp về sự tham gia của cộng đồng, khai thác sản phẩm du lịch
bản làng văn hoá, lịch sử, du lịch sinh thái ...............................................................62
4.4.5. Ứng dụng khoa học công nghệ trong xúc tiến quảng bá phát triển du lịch ..............62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................64
1. Kết luận .................................................................................................................64
2. Đề nghị ..................................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................66


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Lượng khách du lịch tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 – 2022................ 41


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 4.1: Đối tượng tham gia trả lời phiếu phỏng vấn online ............................. 43
Hình 4.2: Số liệu phỏng vấn số lần đi du lịch và đi du lịch tại tỉnh Thái Nguyên......... 44
Hình 4.3: Trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun ............................................ 45
Hình 4.4: Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên ................ 46
Hình 4.5: Phim trường giáo dục Wonderland ...................................................... 48
Hình 4.6: Hồ Núi Cốc .......................................................................................... 49
Hình 4.7: Trung tâm thương mại du lịch Dũng Tân ............................................ 51

Hình 4.8: Kết quả lựa chọn tour tại tỉnh Thái Nguyên ........................................ 52
Hình 4.9: Hoạt động trải nghiệm tại Làng nhà sàn Thái Hải ............................... 59
Hình 4.10: Chụp hình lưu niệm cho khách tham quan tại Khu trải nghiệm
giáo dục Wonderland ........................................................................................... 60


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

KDLQG

Khu du lịch quốc gia

QL

Quản lý

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TB

Thông báo


TNXP

Thanh niên xung phong

TN

Thái Nguyên

TP

Thành phố

TU

Tỉnh ủy

UBND

Ủy ban nhân dân

VHTT

Văn hóa thể thao


1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển nhanh và mạnh của ngành công nghiệp không khói trong những
năm vừa qua đã và đang mang lại nguồn thu quan trọng cho các nền kinh tế. Hơn

nữa, với tiềm năng hết sức to lớn của mình, du lịch ngày càng được xem là một
trong những ngành kinh tế lớn của thế giới. Tuy nhiên, cũng như các ngành kinh tế
khác phát triển của ngành du lịch ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn và
đã được đặt trong bối cảnh của sự phát triển hướng tới tính bền vững. Ngồi ý nghĩa
góp phần bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hoá cộng đồng, phát
triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội
việc làm, nâng cao thu nhập cho quốc gia và địa phương, nhất là người dân vùng
sâu vùng xa - nơi có các khu bảo tồn thiên nhiên và các cảnh quan hấp dẫn
Thái Nguyên là mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống cách mạng,
giàu tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Ngày nay, cùng với sự đổi thay của đất nước,
Thái Nguyên cũng đang chuyển mình và phát huy những giá trị tiềm tàng vốn có để
góp phần vào sự phát triển chung ấy. Thái Nguyên là tỉnh miền núi có tiềm năng
trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có kinh tế du lịch với nguồn tài nguyên tự
nhiên và nhân văn đa dạng, phong phú. Nơi đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên, đa
dạng về hệ sinh thái động thực vật, nhiều sông hồ, hang động đẹp với trung tâm du
lịch của tỉnh là thành phố Thái Nguyên và phụ cận là khu du lịch hồ Núi Cốc, chùa
Hang, Đền Đuổm, hang Phượng Hồng - suối Mỏ Gà... Đó là những đặc điểm quan
trọng hấp dẫn du khách trong tương lai, đặc biệt là du khách quốc tế.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển du lịch của cả nước, du lịch tỉnh
Thái Nguyên đã từng bước có những chuyển biến mới, tích cực với nhiều mơ hình
hoạt động phong phú phục vụ khách du lịch nội địa và quốc tế. Với cơ chế chính
sách mở cửa, tỉnh đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu
tư trong và ngoài tỉnh thuộc mọi thành phần kinh tế vào hợp tác khai thác các tiềm
năng du lịch. Kết quả, có nhiều doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả trong lĩnh vực
du lịch, nhiều cơng trình dịch vụ mới được mọc lên, nhiều cơ sở hạ tầng, kỹ thuật
được đầu tư phát triển, một lực lượng lớn lao động được tạo thêm công ăn việc làm.


2
Sự phát triển du lịch đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và

chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, làm thay đổi diện mạo của tỉnh Thái Nguyên trong
thời gian qua.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động du lịch tỉnh Thái
Ngun cịn một số bất cập sau: cơng tác quy hoạch đầu tư, nâng cấp các khu, điểm
du lịch, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch cịn nhiều hạn chế; sản
phẩm du lịch cịn ít, chất lượng chưa cao và chưa thực sự hấp dẫn, thu hút du khách;
tiềm năng và lợi thế du lịch của địa phương chưa được khai thác tốt để góp phần
cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những bất cập này là những thách thức
không nhỏ đối với sự phát triển của du lịch tỉnh Thái Nguyên. Đề tài này được thực
hiện với mục đích “Nghiên cứu hiện trạng và phát triển các tour du lịch trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên” góp một phần nhỏ vào sự phát triển du lịch tỉnh Thái
Nguyên hiện tại và tương lai.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu chung về tỉnh Thái Nguyên;
- Nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
năm 2017 – 2023;
- Phát triển tour du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao tính cạnh tranh trong phát triển du lịch
tại tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Vận dụng và phát huy được kiến thức đã học tập và nghiên cứu
- Nâng cao nhận thức, kĩ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài góp một phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch tỉnh Thái Nguyên.


3


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khác niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm du lịch
Năm 1963, với mục đích quốc tế hố, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch
họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là
tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các
cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên
của họ hay ngoài nước họ với mục đích hồ bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là
nơi làm việc của họ.
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thư
Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt.
Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là một
dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngồi nơi cư trú với mục
đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, cơng trình văn
hố, nghệ thuật, …
Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanh
tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền
thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình u đất nước; đối
với người nước ngồi là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là
lĩnh vực kinh doah mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng
hố và dịch vụ tại chỗ [2].
2.1.1.2. Khái niệm tour du lịch
Theo từ điển Anh – Việt thì Tour có nghĩa là một chuyến đi du lịch khơng có
giới hạn về khoảng cách hay thời gian. Đó có thể là một chuyến đi ngắn hoặc dài
ngày đến một nơi trong thành phố hoặc sang nước ngoài.


4

Ngồi ra, trong tiếng Anh thì từ Tour cũng có khá nhiều nghĩa khác nhau như
cuộc đi kiểm tra hay một cuộc đi biểu diễn, tham quan hoặc cũng có thể hiểu là một
chuyến đi ngoại giao…
Tour du lịch: Là tập hợp các dịch vụ cung cấp trên chương trình du lịch,
nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu ăn, ở, lưu trú, đi lại, tham quan, giải trí của khách
du lịch từ lúc đón khách cho tới lúc kết thúc hành trình, nói cách khác. Nói đến đi
du lịch, là nghĩ đến một điểm đến thú vị, dịch vụ phù hợp, sự hiếu khách, chi phí
phù hợp.
2.1.1.3. Khái niệm thị trường du lịch
Thị trường du lịch có thể được hiểu và quan niệm như sau:
Thị trường du lịch bao gồm những khách du lịch tiềm năng hay triển vọng có
nhu cầu đi du lịch và sẵn sàng có khả năng tham gia vào quá trình mua sản phẩm du
lịch nhằm thỏa mãn cho nhu cầu hay sở thích đó.
Thị trường du lịch bao gồm: thị trường khách quốc tế và thị trường khách
trong nước. Thị trường khách quốc tế gồm những cư dân của các nước trên thế giới
và kiều bào sống ở nước ngồi, có khả năng, nhu cầu sẵn sàng đi du lịch. Thị trường
khách du lịch trong nước bao gồm tất cả các cư dân sống trong nước và người nước
ngồi sống tại Việt Nam, có khả năng, nhu cầu và sẵn sàng đi du lịch
2.1.2. Phân loại thị trường du lịch
Có 2 loại thị trường du lịch:
Thị trường khách lưu trú: Là những người khách chỉ sử dụng dịch vụ ở khách sạn.
Thị trường khách lữ hành: Là những du khách mua tour trọn gói, sử dụng ít
nhất từ 2 dịch vụ trở lên thường bao gồm ở khách sạn, ăn uống, phương tiện vận
chuyển, sử dụng hướng dẫn viên... Thị trường khách lữ hành cũng có thể được chia
thành: thị trường khách lữ hành trong nước; thị trường khách lữ hành ngoài nước.
Thực tế sự phân tách rạch ròi giữa hai dạng khách đã nêu là khá mơ hồ vì
hầu hết du khách đều sử dụng 3 loại dịch vụ (ăn, ở, đi lại). Tuy nhiên, đối với hãng
lữ hành, thị trường đối tượng của họ là những du khách mua tour trọn gói, tức ít
nhất mua của hãng từ 2 dịch vụ trở lên.
2.1.3. Sản phẩm du lịch và du lịch dịch vụ



5
Sản phẩm du lịch: là một tổng thể bao gồm các thành phần khơng đồng nhất
hữu hình và vơ hình, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất
kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch.
Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc món hàng
khơng cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu khơng khí tại nơi nghỉ mát.
Dịch vụ du lịch: Là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những
tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó
để đáp ứng nhu cầu khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du lịch.
2.2 Phát triển tour, tuyến, điểm du lịch
2.2.1 Tour du lịch
Tour theo nghĩa từ tiếng Anh là một chuyến đi du lịch khơng có giới hạn về
khoảng cách hay thời gian. Đó có thể là một chuyến đi ngắn hoặc dài ngày đến một
nơi trong thành phố hoặc sang nước ngoài. Tour gắn với các dịch vụ cung cấp trên
chương trình du lịch, nhằm đảm bảo đáp ứng như: ăn, ở, lưu trú, đi lại tham
quan giải trí của khách du lịch từ lúc đón khách đến lúc đưa khách về nơi khách
du lịch mong muốn sau chương trình du lịch của mình.
Có thể hiểu đơn giản, khách du lịch chính là những tập hợp dịch vụ mà nhà
công ty lữ hành cung cấp cho khách du lịch, đó có thể bao gồm về khách sạn, nhà
hàng, phương tiện di chuyển, các địa điểm tham quan, giải trí từ lúc đón khách cho
tới khi kết thúc hành trình.
2.2.2 Tuyến du lịch
Các điểm du lịch, các khu du lịch được nối với nhau tạo thành tuyến du lịch.
Trong từng trường hợp cụ thể, tuyến du lịch là tuyến nội tỉnh (trong lãnh thổ của
một tỉnh, một thành phố); tuyến nội vùng ( trong phạm vi lãnh thổ của một vùng du
lịch); tuyến liên vùng ( giữa các vùng du lịch); hoặc tuyến lien quốc gia ( giữa các
quốc gia và vùng lãnh thổ). Nếu dựa vào loại hình phương tiện vận chuyển, chúng
ta có thể phân chia ra tuyến du lịch đường bộ, đường hàng không, đường thủy...

Theo luật du lịch thì “ tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm
du lịch, các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ,
đường sắt, đường thủy, đường hàng không”. Các tuyến du lịch được xem là những


6
sản phẩm du lịch đặc biệt, việc xác định các tuyến du lịch phải dựa vào một số tiêu
chuẩn nhất định để đảm bảo được tính hấp dẫn cao cảu sản phẩm du lịch này.
Để xác định cần cắn cứ vào một số tiêu chí chính sau đây: Định hướng tổ
chức khơng gian du lịch chính của tồn lãnh thổ. Tài nguyên du lịch và sự hấp dẫn
của cảnh quan trên toàn tuyến và các điểm dừng tham quan du lịch. Các khu, điểm
nghỉ ngơi, giải trí với khả năng thu hút khách. Các điều kiện về cơ sở hả tầng, đặc
biệt là hệ giao thông và các cửa khẩu quốc tế, về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Sự
phân bố và xu hướng của các luồng khách du lịch. Sự trong sạch của môi trường tự
nhiên và văn hóa xã hội. Các điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Như cầu
giao lưu và hội nhập khu vực và quốc tế.
2.2.3 Điểm đến du lịch
Các nước phát triển du lịch đều mong muốn thu hút nhiều khách đến tham
quan và du lịch. Vì thế ngoài việc tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch với
mục tiêu xây dựng hình ảnh của đất nước như một điểm đến du lịch độc đáo và hấp
dẫn, người ta còn tham gia vào các hội chợ du lịch quốc tế nổi tiếng thế giới và khu
vực để quảng cáo và xúc tiến điểm đến. Trong những hội chợ này, ngồi việc xây
dựng hình ảnh cho đất nước cịn có các địa phương, các khu du lịch tổ chức loại
hình du lịch khác nhau nhằm ký kết hợp đồng với các hãng lữ hành thu hút và đưa
khách tới. Điểm mà khách đi đến du lịch được gọi là điểm đến du lịch.
2.3. Quy trình thiết kế một tour du lịch
2.3.1. Nghiên cứu thị trường khách du lịch
Đây là bước tiên quyết để thiết kế một tour du lịch. Đơn vị kinh doanh lữ
hành cần nghiên cứu thị trường khách du lịch để xác định được:
- Động cơ, mục đích chuyến du lịch: theo các mùa, các thời điểm khác nhau

khách hàng sẽ có động cơ, mục đích du lịch khác nhau
- Khả năng thanh toán: tùy thuộc khả năng thanh toán của khách hàng để thiết
kế tour sao cho phù hợp.
- Thời gian nhàn rỗi: khách hàng chỉ nhàn rỗi vào thời gian nhất định thì nên
đưa ra một vài ý tưởng để khách hàng lựa chọn.
- Thói quen tiêu dùng, thị hiếu, yêu cầu về chất lượng.


7
2.3.2. Nghiên cứu thị trường cung
Mỗi loại dịch vụ sẽ có nhiều nhà cung cấp khác nhau, tiêu chuẩn của chất
lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ cũng khác nhau. Vì vậy, cơng ty du lịch cần
tìm hiểu kỹ khả năng đáp ứng của mỗi nhà cung cấp về: điểm du lịch, dịch vụ vận
chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm giải trí. Từ đó, đưa ra
lựa chọn đơn vị nào phù hợp với chương trình du lịch của cơng ty.
2.3.3. Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch
Mục đích, ý tưởng tour: dựa trên nghiên cứu động cơ, mục đích du lịch của
du khách để xây dựng tour.
Nếu là tour du lịch kết hợp team building thì cơng ty du lịch cần đưa vào
chương trình từ lịch trình đến trị chơi hướng đến sự đồn kết, gắn bó mọi người
trong đồn với nhau; nếu là tour kết hợp cơng tác thì lịch trình sẽ nhẹ nhàng để
khách hàng có thời gian tập chung cho mục đích cơng tác là chính,…
Hiện nay, tour được các cơng ty du lịch xây dựng đều tương tự nhau, thậm
chí sao chép lại của nhau nên trước khi vào bước xây dựng lịch trình tour cần xem
xét, đánh giá tour cạnh tranh của đối thủ (xem xét họ có gì, chưa có gì). Sau đó đưa
ra phương án thiết kế tour có sự mới mẻ, hấp dẫn, mang tính đặc trưng mà chỉ cơng
ty du lịch của mình có.
2.3.4. Xây dựng lịch trình tour
Sắp xếp thứ tự các địa điểm du lịch: các điểm du lịch chính được sắp xếp
theo thời gian từ ngày khởi hành đến khi kết thúc tour sao cho hợp lý, nên đi điểm

nào trước, điểm nào sau để vừa tiện di chuyển vừa gây sức hút với khách hàng.
Lựa chọn chuỗi cung ứng phù hợp đáp ứng được tiêu chuẩn dịch vụ:
- Dịch vụ vận chuyển: an toàn, tin cậy với chất lượng các phương tiện được
bảo đảm kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên.
- Dịch vụ lưu trú: khách sạn, resort, homestay,… có phịng nghỉ sạch sẽ, đầy
đủ trang thiết bị, chất lượng dịch vụ và phục vụ tốt.
- Dịch vụ ăn uống: có sức chứa đủ cho đoàn khách, đáp ứng vệ sinh an toàn
thực phẩm, thực đơn hấp dẫn, có những món ăn đặc trưng vùng miền.


8
- Chi tiết hóa chương trình du lịch: sau khi lên khung thời gian theo các ngày; có
địa điểm du lịch chính; liên kết với các đơn vị cung cấp dịch vụ gần điểm du lịch sẽ bổ
sung một vài điểm đến phụ hấp dẫn; chi tiết thời gian du lịch, ăn uống hơn.
2.3.5. Xây dựng giá cho tour du lịch
Xây dựng giá cho tour du lịch yêu cầu phải tính giá thành và giá bán, việc
tính giá này là căn cứ rất quan trọng để xác định chính xác lợi nhuận mà doanh
nghiệp du lịch đạt được.
Giá thành: là những chi phí trực tiếp mà cơng ty du lịch phải trả để tiến hành
thực hiện tour theo chương trình cụ thể (nếu tính cho cả đồn khách du lịch thì gọi
là tổng chi phí của chương trình để thực hiện chuyến đi).
Giá bán: được cấu thành bởi các yếu tố thành phần như: giá thành, chi phí
khác, chi phí bán hàng, lợi nhuận và thuế giá trị gia tăng,…
2.3.6. Hoàn chỉnh tour du lịch
Đây là bước cuối cùng trong chương trình du lịch. Ở bước này, cần chú ý
sốt lại sự hợp lý của lịch trình tour bên trên, đồng thời thêm các điều khoản, quy
định, lưu ý,… của tùy đơn vị kinh doanh lữ hành.
Cấu trúc của một chương trình du lịch thường bao gồm:
- Tên chương trình – Hành trình – Thời gian
- Nội dung

- Lịch trình từng ngày
- Ảnh các điểm đến tiêu biểu theo ngày
- Phần báo giá, giá bao gồm, không bao gồm, giá đối với trẻ em,…
- Các lưu ý và thông tin liên hệ (trụ sở chính, chi nhánh của cơng ty, người
liên hệ trong trường hợp khẩn cấp) [16].
2.4. Hiện trạng du lịch Việt Nam và tiềm năng du lịch tỉnh Thái Nguyên
2.4.1. Hiện trạng du lịch Việt Nam
Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển du lịch vì nó được ưu đãi với vị
trí thuận lợi về địa lý, khí hậu và điều kiện tự nhiên, bao gồm cả một đường bờ
biển dài hơn 3.000 km dọc theo nước với rừng cây xanh và cảnh quan hùng
vĩ. Việt Nam tự hào có hơn 125 bãi biển và nằm trong danh sách 12 quốc gia hàng


9
đầu cho những vịnh đẹp nhất trên thế giới. Việt Nam có hơn 3.000 cảnh quan và di
tích lịch sử được liệt kê là di sản quốc gia. Tám di sản thiên nhiên và văn hóa
của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thế giới là khu vực miền
Trung của Hoàng thành Thăng Long, Vịnh Hạ Long, Tràng An, Thành của triều đại
nhà Hồ, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Huế Đài tưởng niệm phức tạp, phố cổ
Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn.
Tính đến năm 2014, UNESCO đã cơng nhận 9 di sản văn hóa phi vật thể của
Việt Nam mà là khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Nha nhac-Việt Nhã
nhạc (triều Nguyễn), nghệ thuật của Don Ca Tai Tu Âm nhạc và Song ở phía
Nam Việt Nam, quan họ Bắc Ninh dân ca, ca trù Ca hát, Xoan Ca hát, Nghệ Tĩnh
Vi Đầm dân ca, tơn thờ các vua Hùng, Lễ hội Gióng ở Phù Đổng và Đền Sóc. Việt
Nam có 8 dự trữ sinh quyển thế giới trong đó bao gồm Cần Giờ Rừng ngập mặn
(Thành phố Hồ Chí Minh), đảo Cát Bà (Hải Phòng), Red River Delta, biển và bờ
biển Kiên Giang, Cù Lao Chàm-Hội An, Mũi Cà Mau, Tây Nghệ An và Đồng Nai.
Là đất nước sở hữu Đồng Văn Kras tồn cầu Cơng viên địa chất ở tỉnh Hà Giang đã
được UNESCO cơng nhận. Việt Nam cũng có 4 UNESCO cơng nhận di sản tài liệu

đó là mộc bản triều Nguyễn, 82 Đá bia ghi của những người đoạt giải tiến sĩ ở Văn
Miếu-Quốc Tử Giám, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và Imperial Records của triều
Nguyễn.
Văn hóa và Ẩm thực chính là hai trong các tiềm năng du lịch cần được gìn
giữ và phát triển. Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều
có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lối sống riêng khác nhau tạo thành nét cuốn
hút riêng. Không chỉ vậy, Việt Nam cịn có di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng: Nhã
nhạc cung đình Huế, khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, ca trù, quan họ,
hát xoan, hội Gióng, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (10/03 Âm lịch)… để thu
hút khách du lịch.
Chính nhờ sự đa dạng trong văn hóa dân tộc nên ẩm thực ở nước ta cũng
phong phú chẳng kém. Việt Nam đã vinh dự lọt vào Top 15 quốc gia có nền ẩm
thực đường phố hấp dẫn nhất thế giới. Một số món ăn Việt được bạn bè quốc tế yêu
thích như: Phở, bánh mì, bún bị Huế... [13].


10
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục du lịch Việt Nam ngày..., trong năm
2019 trong bối cảnh lịch sử thế giới tăng trưởng chậm lại, du lịch Việt Nam đã vượt
qua nhiều khó khăn, đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế, hồn thiện chỉ tiêu Chính
phủ giao; khách du lịch nội địa và tổng thu từ khách du lịch tăng trưởng tích cực.
Trong năm 2019, Việt Nam đón lượng khách quốc tế đạt kỷ lục 18 triệu lượt, tăng 16,2%
so với năm 2018. Trong đó, khách quốc tế dến với 10 thị trường hàng đầu đạt 15,2 triệu
lượt chiếm 84,3% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019. Khách nội địa đạt
85 triệu lượt tăng 6,3% so với năm 2018. Cùng với sự đi lên của kinh tế trong nước,
người dân ngày càng có cơ hội và nhu cầu đi du lịch nhiều hơn [3].
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 lan rộng, tác động mạnh mẽ trên toàn cầu đang
đặt ra rất nhiều thách thức lớn đối với ngành du lịch thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng. Từ cuối tháng 3 năm 2020, các hoạt động đi lại, du lịch trên toàn cầu bị
ngưng trệ, lệnh cấm xuất cảnh, nhập cảnh, phong tỏa, hạn chế đi lại, tụ tập đông

người, hủy bỏ các hoạt động lễ hội, vui chơi, giải trí, đóng của các khu du lịch...
được áp dụng phổ biến trên Thế giới. Chính phủ Việt Nam đã quyết định tạm ngừng
nhập cảnh đối với tất cả người ngước ngoài vào Việt Nam từ ngày 22/03/2020; hạn
chế tối đa các chuyến bay vận chuyển khách nước ngồi vào Việt Nam. Các hãng
hàng khơng tạm dừng khai thác tất cả các đường bay quốc tế. Đồng thời, trong cùng
thời điểm đó, khí hậu, thời tiết có những diễn biến khó lường. Việt Nam là một trong
số các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khi hậu (bão lũ, ngập úng, nước
biển dâng,...) có nguy cơ gây thiệt hại đến cơ sở hạ tầng du lịch, tài ngun du lịch, các
cơng trình du lịch. Tình trạng hạn, mặn khốc liệt đang uy hiếp khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long, làm khô cạn kênh rạch và đồng ruộng gây thiệt hại nặng nề cho ngành
nông nghiệp và nông dân, gây ảnh hưởng lớn với ngành du lịch.
2.4.2. Tiềm năng du lịch tỉnh Thái Nguyên
2.4.2.1. Tiềm năng tự nhiên
a. Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc
Hồ Núi Cốc được đánh giá là điểm du lịch có tầm cỡ quốc gia thuộc tiểu
vùng miền núi Đơng Bắc, loại hình du lịch sinh thái với các sản phẩm du lịch đặc
trưng: du lịch nghỉ dưỡng, giải trí; du lịch nghiên cứu sinh thái rừng, hồ; du lịch thể


11
thao leo núi, thể thao mặt nước; du lịch văn hoá - lịch sử. Hồ thuộc xã Tân Thái,
huyện Đại Từ, cách trung tâm TP.Thái Nguyên 15 km về hướng Tây Nam. Hồ Núi
Cốc là một hồ nhân tạo, chắn ngang dịng sơng Cơng, nằm trên cao lưng chừng núi,
có diện tích mặt hồ rộng 25km2, trên lịng hồ có 89 hịn đảo, có đảo là rừng xanh, có
đảo là nơi cư trú của những đàn cị, có đảo là q hương của lồi dê và có đảo là nơi
dựng đền thờ bà chúa Thượng Ngàn... Hồ Núi Cốc là một danh lam thắng cảnh đẹp,
đến với khu du lịch Hồ Núi Cốc du khách sẽ cảm thấy sự thoải mái và hài lòng với
nhiều hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, có 6 điểm tham quan chính là: sân khấu
nhạc nước, huyền thoại cung, động Thế giới cổ tích, động Ba cây thơng, cơng viên
cá sấu, cơng viên nước. Hệ thống khách sạn, nhà hàng với nhiều loại hình dịch vụ

phong phú, đa dạng. Từ nhiều năm nay, hồ Núi Cốc đã trở thành địa chỉ tham quan
hấp dẫn du khách trong nước và ngoài nước.
b. Du lịch làng chè Tân Cương
Làng chè Tân Cương nằm cạnh khu du lịch Hồ Núi Cốc nổi tiếng của tỉnh,
thuộc xã Tân Cương (TP.Thái Nguyên), cách trung tâm TP.Thái Nguyên chừng 10
km theo tỉnh lộ Đán - Núi Cốc. Đất nước ta có nhiều vùng chè ngon, nhưng xưa nay
chè Tân Cương - Thái Nguyên là ngon hơn cả, nổi tiếng hơn cả. Các hộ dân trong
xã chủ yếu tập trung chun canh cây chè, tồn xã có 1200 hộ trồng chè với diện
tích trên 400 ha, sản lượng chè của xã mỗi năm trên 1000 tấn búp khô. Chè Tân
Cương có hương thơm tự nhiên, đậm đà bởi vị ngọt chát mà chỉ có

đất trời Tân

Cương mới tạo nên được. Chưa rõ chính xác từ khi nào cây chè xuất hiện ở Thái
Nguyên nhưng theo người dân vùng chè Tân Cương kể lại thì nghề chè đã tồn tại
trong đời sống của cha ông họ từ hàng trăm năm về trước. Từ đầu thế kỷ XX, đã
thấy ở Thái Nguyên, Hà Thành và nhiều tỉnh thành trong cả nước những sản phẩm
mang hiệu chè Tân Cương - Chè Thái với hương cốm thơm, vị ngọt thanh tao, đã
trở thành món quà thơm thảo tình bạn bè khi gặp gỡ nhau.
c. Hang Phượng Hồng - suối Mỏ Gà
Di tích thuộc xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, nằm sát trục quốc lộ 1B (Thái
Nguyên - Lạng Sơn), cách thành phố Thái Nguyên 42 km về phía Đơng Bắc. Đây là
một quần thể thắng cảnh đẹp của tỉnh Thái Nguyên bởi phong cảnh thiên nhiên


12
hùng vĩ, hang động đẹp, nhiều dáng vẻ kỳ thú, có suối nước, thác nước trong xanh,
khí hậu ơn hồ mát mẻ. Hang Phượng Hoàng nằm trên đỉnh núi, cửa hang có độ cao
khoảng 100m từ chân núi leo lên miệng hang qua nhiều vách đá tai mèo, hang ăn
sâu xuống lịng núi, trong hang có dịng suối mát, nhiều nhũ đá đẹp. Dưới chân núi

là suối Mỏ Gà, nước ngầm từ trong lịng núi chảy ra quanh năm. Phía trước cửa
hang có

thác nước nhỏ được tạo nên bởi nhiều mơ đá, bậc đá. Hang Phượng

Hồng - suối Mỏ Gà là một điểm du lịch xanh, leo núi, thám hiểm du lịch sinh
thái lý tưởng cho du khách. Năm 1994, thắng cảnh đã được Nhà nước xếp hạng
di tích thắng cảnh cấp Quốc gia.
d. Thác Khuôn Tát
Thác Khuôn Tát thuộc xóm Tỉn Keo, xã Phú Đình. Từ trên đỉnh Đèo De cao
vút, có thể nhìn dịng thác bảy tầng thiên tạo, như một bậc thang nhà sàn, nước
trong vắt đổ ào ào quanh năm. Thác có độ cao trên 20m, tầng dưới cùng đẹp nhất,
cao khoảng 12m, rộng 15m, các tầng còn lại cao chênh lệch nhau trên dưới 2 đến
3m và chiều rộng thu nhỏ dần lên đỉnh thác. Chân thác Khuôn Tát nước dội xuống
thành bồn tắm thiên tạo, chỗ nước sâu nhất chừng 2-3m, nông dần ra phía ngồi tạo
thành con suối róc rách trải dài qua khe đá, bờ cây thống đãng. Suối Khn Tát
chảy ngồi thác độ 100m là bãi cát, sỏi nhỏ và đá tự nhiên nằm giữa dịng chảy với
các hình thù như: hình cá voi, hình con rùa, con trâu đầm. Hai bên suối là bãi cỏ
bằng phẳng xanh tươi, rất thuận lợi cho việc cắm trại, dựng lều lán nghỉ ngơi, vui
chơi cho các đồn khách du lịch đơng người. Thắng cảnh Thác Khuôn Tát, một bức
tranh thiên nhiên sơn thuỷ, hữu tình khơng chỉ của tỉnh Thái Ngun mà cịn nổi
tiếng khắp vùng Việt Bắc đã được xếp hạng danh thắng cấp quốc gia năm 2002.
e. Động Linh Sơn (hang Dơi)
Động Linh Sơn thuộc xóm Núi Hột, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, cách
trung tâm thành phố Thái Nguyên 6 km về phía Đơng Bắc và cách thị trấn chùa
Hang 3 km về phía Đơng Nam. Động là một trong những thắng cảnh đẹp của Thái
Nguyên, được Bộ Văn hoá Thơng tin xếp hạng di tích thắng cảnh-lịch sử. Lịng
hang rộng có thể chứa được cả ngàn người, khí hậu mát mẻ, thiên nhiên trong lành.
Ngày 25/10/1995, nhân đân địa phương đã phát hiện ra tấm bia đá có diện tích



13
1,2m x0,8 m trên vách đá trước cửa hang, bia có ghi sự ban chiếu của Ỷ Lan
Linh Nhân Hồng Thái Hậu, cho lập đình chùa danh lam thắng cảnh sau khi
quân ta đánh thắng giặc Tống xâm lược. Do bia khơng được rõ nên chỉ ước
định bia có niên đại vào khoảng cuối đời nhà Lê (năm Ất mùi).
f. Khu di tích khảo cổ học Thần Sa
Theo quốc lộ 1B, di tích khảo cổ thuộc xã Thần Sa, huyện Võ Nhai cách
TP.Thái Nguyên 40 km về phía Bắc. Nơi đây, những di chỉ khảo cổ đồ đá về
con người sống cách chúng ta chừng 2-3 vạn năm được phát hiện ở hang
Phiềng Tung (hang Miệng Hổ), Ngườm thuộc vùng Thần Sa, chứng minh tại
đây đã tồn tại một nền văn hoá cổ gọi là văn hoá Thần Sa. Đây là nền văn hoá
cổ nhất được biết đến cho tới nay ở Việt Nam và cả vùng lục địa Đông Nam Á.
Thần Sa là nơi con người nguyên thuỷ đã sống liên tục trong thời gian dài vài
chục nghìn năm, từ thời đồ đá cũ đến hậu kỳ đá mơí; là nơi phát hiện các khảo
cổ quan trọng, góp phần chứng minh sự xuất hiện và phát triển liên tục của con
người thuộc các nền văn hoá khảo cổ trên đất nước Việt nam. Di tích khảo cổ
học Thần Sa đã được Nhà nước xếp hạng bảo tồn Quốc gia.
2.4.2.2. Tiềm năng nhân văn
a. Các di tích văn hóa
1. Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam
Bảo tàng tọa lạc giữa trung tâm TP.Thái Nguyên, trên một vùng đất rộng
2800 m2. Tại đây, vào thời Pháp thuộc từng là khn viên của tịa sứ, tịa phó
sứ tỉnh Thái Ngun, phía sau là một khn viên rộng nhiều cây cối cổ thụ, tạo
phong cảnh râm mát. Bảo tàng là một cơng trình kiến trúc lớn được trang trí
bởi nhiều đường nét hoa văn dân gian dân tộc Việt Nam. Có thể nói, đây là một
cơng trình kiến trúc đẹp nhất và là niềm tự hào của mỗi người dân Thái
Nguyên, với hơn 3.000m2 sử dụng cho trưng bày, kho bảo quản và các hoạt
động khác. Bảo tàng được xây dựng thành 5 khối kiến trúc là 5 phòng trưng
bày lớn: phịng Việt - Mường, phịng Tày - Thái, phịng Mơng - Dao và nhóm

Nam Á khác, phịng Mơm - Khơ Me, phòng Hán - Hoa. Trước đây, bảo tàng
chuyên giới thiệu về lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc Việt


14
Bắc. Ngày nay, bảo tàng lưu giữ và trưng bày hơn 10.000 hiện vật, tài liệu di
sản văn hoá của 54 dân tộc Việt Nam. Hiện nay, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc
Việt Nam đã thu hút nhiều khách du lịch trong và ngồi nước đến thăm quan và
tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
2. Đền thờ Đội Cấn
Đền thờ Đội Cấn nằm trên đồi lịch sử cách mạng Đội Cấn tại trung tâm
thành phố Thái Nguyên, thuộc phố Phủ Liễn, phường Hoàng Văn Thụ, thành
phố Thái Nguyên. Đội Cấn tên thật là Trịnh Văn Đạt (1881-1918). Ông sinh tại
Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Yên. Tại đây vào đêm 30 rạng sáng ngày 31/8/1917,
Trịnh Văn Cấn đã cùng Lương Ngọc Quyến lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái
Nguyên. Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử cận đại Việt Nam một cuộc khởi
nghĩa chống thực dân Pháp đã chiếm được tỉnh lỵ, không những làm vang dội
cả nước Việt Nam, mà còn làm rung động nước Pháp và ảnh hưởng tới các sứ
thuộc địa của Pháp. Khởi nghĩa Thái Nguyên cùng tên tuổi Đội Cấn, Lương
Ngọc Quyến đã thực sự là những nét vàng ghi trong trang sử hào hùng của đất
Thái Nguyên, của lịch sử dân tộc, nhân dân Thái Nguyên đã dựng ngôi đền thờ
để tưởng nhớ về người anh hùng dân tộc Đội Cấn, một di tích lịch sử cấp quốc
gia đã được Nhà nước xếp hạng bảo tồn.
3. Đài tưởng niêm liệt sỹ thành phố Thái Nguyên
Đài tưởng niệm ghi danh, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tỉnh Thái
Nguyên được xây dựng trên một quả đồi ngay trung tâm TP.Thái Nguyên, gần
đường trịn và Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đây là một cơng trình
kiến trúc hiện đại, trang nghiêm đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn du
khách ngay từ khi đặt chân đến Thái Nguyên.
4. Chùa Phủ Liễn

Chùa Phủ liễn là điểm du lịch văn hoá tâm linh của nhân dân các địa
phương lân cận, với diện tích 3500m2, nằm trên một địa thế đẹp, cao ráo, xung
quanh là cánh đồng và hồ nước nhỏ. Chùa được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 và
được trùng tu nhiều lần. Chùa mang lối kiến trúc cổ, có Tam Bảo, Điện Mẫu,
Nhà Tổ, Tháp Cổ và phía trước có bức tượng Quan Âm rất linh thiêng. Hàng


15
tháng vào ngày rằm và mồng một các phật tử về đây tu học. Lễ hội chùa được
tổ chức hàng năm từ mùng 10 - 15 tháng Giêng, mọi người đến đây để cầu
phúc, cầu tài, sau phần lễ có các trò chơi dân gian như kéo co, chọi gà, cờ
tướng...
5. Đền Đuổm
Di tích nằm ngay chân núi Đuổm, thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lương,
nằm cạnh quốc lộ 3, cách thành phố Thái Nguyên 23 km về phía Tây Bắc. Đền
được xây dựng từ thời nhà Lý để thờ phò mã Dương Tự Minh, mẫu hậu và hai
người vợ của ơng là Diên Bình cơng chúa và Thiều Dung cơng chúa (có tư liệu
ghi đền xây dựng năm 1180). Dương Tự Minh là người Tày, ông sinh ở vùng
Quán Triều, phủ Phú Lương. Ơng là một người có tài, có đức và có trí thơng
minh nên đã được triều đình nhà Lý trọng dụng trở thành thủ lĩnh phủ Phú
Lương. Ơng có cơng lớn trong việc đánh giặc Tống sang xâm chiếm phía Bắc.
Năm 1127, vua Lý Nhân Tơng đã gả Cơng chúa Diên Bình cho ơng và đến năm
1144 đời vua Lý Anh Tông ông lại được triều đình gả cho Cơng chúa Thiều
Dung và được phong là Phò mã Lang. Đền Đuổm được xây dựng trên một vùng
có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Hàng năm nhân dân địa phương tổ chức lễ
hội Đền Đuổm vào ngày 6 tháng Giêng. Có thể nói, đền Đuổm vừa là di tích
lịch sử vừa là thắng cảnh đẹp của tỉnh Thái Nguyên thu hút nhiều khách thập
phương đến tham quan, dự hội.
6. Chùa Hang
Chùa Hang thuộc thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm

TP.Thái Nguyên 2km về phía Tây Bắc, qua cầu Gia Bảy, theo hướng quốc lộ 1
(Thái Nguyên-Lạng Sơn). Chùa Hang nằm trong hệ thống núi đá vơi tự nhiên
có phong cảnh thiên nhiên đẹp, có động ăn sâu vào trong lịng núi. Nơi đây có
tấm bia đá khắc chữ Hán - Nôm và gọi hang là "Tiên nữ Động", bia có niên
hiệu Hồng Đức Đinh Tỵ năm thứ 27 (1487) thế kỷ XV, tấm bia này là hiện vật
lịch sử ghi dấu một thời vua sáng tôi hiền.


16
b. Các lễ hội
1. Từ mùng 5 đến mùng 10 tháng Giêng
- Lễ hội đền Đuổm (xã Động Đạt, huyện Phú lương): Lễ hội được tổ chức
nhằm tưởng niệm, tôn vinh danh nhân lịch sử Dương Tự Minh thủ lĩnh phủ Phú
Lương, người có cơng xây dựng vùng đất Phú Lương phồn thịnh, chống giặc
Tống giữ yên vùng đất phía Bắc Đại việt ở thế kỷ XII. Lễ hội có rước kiệu, tế
thần, hát chầu văn, ném còn, chọi gà, hát ví, hát lượn...Hội xuân đền Đuổm là
hội lớn nhất tỉnh Thái Nguyên kéo dài từ 5,6,7,8 tháng giêng thu hút hàng triệu
người đi hội.
- Lễ hội đền Giá (xã Đơng Cao, huyện phổ n): Lễ hội tưởng niệm
Thánh Gióng và Mạnh Điện quốc vương, có cơng đánh đuổi giặc Ân thời vua
Hùng thứ 6. Lễ hội dâng hương, rước các "dò" bằng tre tươi tượng trưng cho
roi sắt của Thánh Gióng, chọi gà, cờ tướng, đấu võ, đấu vật, kéo co, hát đu, hát
trống quân...
- Lễ hội Lồng Tồng (huyện Định Hóa): Lồng Tồng là một lễ hội truyền
thống đặc trưng của đồng bào Tày, được tổ chức trong các bản làng để cầu
cúng thần nông-vị thần cai quản ruộng đồng, vườn tược, gia súc, làng bản, xin
thần cho cây cối xanh tươi, mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi, mọi người no
ấm, bản làng yên lành. Theo nghĩa tiếng dân tộc Tày, lễ hội Lồng Tồng có nghĩa là lễ
hội "xuống đồng". Lễ hội diễn ra trên những thửa ruộng, cánh đồng, bãi rộng, có các
trị chơi cổ truyền dân gian như: tung còn, đánh Yến, bịt mắt bắt Dê, hát giao duyên,

thi sản vật địa phương…
2. Từ ngày 12 đến ngày 15 tháng Giêng
- Hội đình Phương Độ (xã Xn Phương, huyện Phú Bình): Hội có rước
kiệu thành hồng Dương Tự minh, diễn trị, tế Thánh mừng dân, cầu phúc, cầu
tài, lễ vật: bánh dầy, hoa quả tươi, có các trị chơi: đánh cờ, đấu vật, chọi gà...
- Hội Hích (xã Hịa Bình, huyện Đồng Hỷ): Lễ hội diễn ra hàng năm vào
ngày15 tháng Giêng. Trong lễ hội có dâng hương tưởng niệm đức Thánh Trần,
lễ mẫu Liễu Hạnh, mẫu Tứ Phủ, có các trị chơi dân gian như: ném còn, đấu
cờ, hát lượn, hát then của các dân tộc Tày, Nùng.


×