Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tiểu luận môn báo mạng điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 10 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: LÝ THUYẾT VÀ KỸ NĂNG BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ


Phần 1. Tác phẩm báo mạng điện tử

Tranh thêu tay Quất Động – nét tinh hoa độc đáo từ cổ truyền
đến hiện đại
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội, làng Quất Động (xã Quất Động, huyện
Thường Tín, Hà Nội) phơ bày một nét n bình nhẹ nhàng với những cửa hiệu đề
biển tranh thêu tay truyền thống. Đây chính là nơi nguồn cội của nghề thêu tranh tại
Việt Nam.

Một miền ký ức và nét tinh hoa ông cha để lại
Nhắc đến nghề thêu tranh truyền thống, tuyệt không thể không nhắc đến
làng thêu Quất Động – nơi được xem là cái nôi của nghề thêu tranh Việt Nam.
Từ xưa, những vùng đồng bằng chiêm chũng vốn mang những vẻ thanh bình,
tĩnh lặng. Hình ảnh những chiếc kim và sợi chỉ đã gắn liền với cuộc sống của
người dân Việt Nam, vậy nên không mấy ngạc nhiên khi những vật dụng đó
lại tạo nên được những tác phẩm vừa gần gũi nhưng cũng đẹp đẽ. Nghề thêu
tranh có ở rất nhiều nơi, những muốn đạt đến độ tinh xảo và thẩm mỹ cao thì
rất khó có thể tìm được nơi nào vượt qua làng Quất Động. Những hoa văn và
hình họa được các nghệ nhân thêu trên tranh gắn liền với cuộc sống thường
nhật như: Hoa sen, ao làng, cảnh sinh hoạt và con người...

Những hình ảnh về cuộc sống làng quê Việt Nam luôn được ưu tiên khắc họa trên những
tấm tranh

1



Cái nơi của nghề thêu tranh truyền thống chính là làng Quất Động, nơi đây
đã chứng kiến sự ra đời và phát triển của nghề thêu. Tình yêu với nghề thêu
tranh nơi đây vô cùng lớn khi mỗi hộ gia đình đều có sẵn ít nhất một bộ
khung để căng vải. Hiện làng Quất Động trở thành một trong những làng nghề
truyền thống nổi tiếng và là nơi duy nhất có miếu thờ ơng tổ nghề thêu. Nghề
thêu tranh có từ xa xưa, trải qua nhiều quá trình thay đổi đã dần mai một
nhưng vẫn giữ được nét đặc sắc và sức lôi cuốn riêng. Từ những nguyên vật
liệu gần gũi như vải, lụa, kim, chỉ, khung gỗ, những người nghệ nhân đã sử
dụng đôi bàn tay khéo léo để tạo nên một bức tranh thêu hoàn chỉnh. Tranh
thêu tay không chỉ là một nghề đem lại kinh tế mà cịn là một loại hình nghệ
thuật thể hiện được vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam.

Những bức tranh thêu ln thể hiện nét tinh hoa văn hóa người Việt

Để hồn thiện một bức tranh thêu, đòi hỏi nghệ nhân phải có vốn hiểu
biết về nghề cùng đơi bàn tay khéo léo và tư duy về mỹ thuật. Muốn đạt được
độ chính xác và có sự liên kết giữa các chi tiết, người ta dùng bản vẽ in trên
giấy than, sau đó lăn qua giấy mực để thực hiện những đường thêu lên trên
đó.
Tuy vẫn sử dụng những loại chỉ bình thường nhưng bằng việc kết hợp tài tình
giữa các màu mà bức tranh trở nên sống động hơn. Theo nghệ nhân Nguyễn
2


Thị Lan Anh cho biết: truyền thống thêu tranh tại làng đến nay vẫn được gìn
giữ bằng cách truyền đời con cháu trong gia đình và mở các lớp học, xưởng
dạy thêu cho cơng nhân. Qúa trình thêu tranh khơng địi hỏi người nghệ nhân
phải thêu theo trình tự mà hoàn toàn phụ thuộc vào tư duy mỹ học của mỗi
người. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trong nghề, nghệ nhân Vân Anh cho
rằng nghề thêu tranh thiên về hướng nghệ thuật là chính. Chỉ cần có đơi bàn

tay khéo léo, kỹ thuật thêu tay tốt, có óc sáng tạo và niềm đam mê, việc sáng
tạo một tác phẩm tranh thêu nghệ thuật khơng hề khó khăn.

Mỗi một người nghệ nhân muốn hoàn thành một bức tranh thêu cơ bản
phải mất khoảng 2 năm để học nghề và rèn giũa đơi tay, nếu muốn thực hiện
những bức tranh có độ tinh sảo và tỉ mỉ hơn thì người nghệ nhân phải có năng
khiếu và sự cần mẫn. Hiện nay, một số nghệ nhân đã phát triển quy mô nghề
thêu thành các xưởng lớn để thu hút nhân công vừa học vừa làm. Thơng
thường, việc định hình đường nét sơ bộ sẽ do chủ xưởng hoặc nghệ nhân có
tay nghề và kinh nghiệm lâu năm thực hiện, sau đó giao lại cho các công nhân
thực hiện thêu tay. Đối với những tác phẩm nghệ thuật yêu cầu sự tinh tế, sắc
nét và độc đáo thường sẽ do chính người nghệ nhân tay nghề cao thực hiện.
3


Công việc thêu tay các sản phẩm tranh đồi hỏi sự tập trung cao độ và sự tỉ mỉ của những
nghười nghệ nhân

Để bức tranh có họa tiết sống động, đòi hỏi người nghệ nhân phải xử lý và lựa chọn màu
sắc sợi chỉ thật tinh tế

Chất lượng của bức tranh phụ thuộc vào chất liệu và tay nghề của người
thêu rất lớn, một bức tranh có thể hồn thành trong thời gian ngắn những
muốn bức tranh tinh tế và trau truốt thì cần phải thêu tỉ mẩn trong thời gian
dài.
Sự kết hợp mới lạ của những họa tiết thêu trên các sản phẩm mới

4



Hiện nay, một số xưởng thêu truyền thống tại làng Quất Động đã mở
rộng quy mô và ứng dụng công nghệ thêu vào những sản phẩm khác nhau.
Chúng ta không chỉ nhìn thấy họa tiết thêu trên những bức tranh treo tường
mà còn thấy ở những vật dụng khác: gối ôm, chăn đệm, trang phục biểu
diễn... đặc biệt là áo dài. Xưởng thêu của nghệ nhân Vân Anh đã phát triển
nghề thêu với việc nhận những đơn hàng của các thương hiệu áo dài, thực
hiện thêu nhưng họa tiết nghệ thuật lên đó.

Những họa tiết và nghệ thuật thêu được ứng dụng trên nhiều loại trang phục, đặc biệt là
áo dài

Việc ứng dụng những họa tiết thêu tay trên các loại quần áo đã xuất hiện
ở nhiều nơi, tuy nhiên người ta vẫn ưu tiên tìm đến các nghệ nhân làng Quất

5


Động giao cho họ thêu những đường nét lên trang phục. Các nghệ nhân với sự
tỉ mẩn, nhiệt huyết và sự khéo léo luôn tạo ra những sản phẩm tranh thêu
hoàn hảo nhất, bởi vậy họ dễ dàng nhận được sự tin tưởng từ nhiều khách
hàng. Hiện nay, với việc ứng dụng những họa tiết thêu vào những sản phẩm
khác nhau, người ta thường sử dụng những chiếc máy khâu vừa tạo ra sự
đồng đều, vừa hoàn thành sản phẩm trong thời gian ngắn.

Họa tiết thêu được thể hiện trên những chiếc váy dạ hội

Song song với việc sử dụng những cơng nghệ trong q trình thêu họa
tiết, người nghệ nhân vẫn cần điểm suyết lại những sản phẩm bằng tay một
lần cuối để đảm bảo độ tinh tế và sắc nét cho từng sản phẩm. Việc thực hiện
thao tác thêu bằng tay tuy tốn nhiều thời gian hơn nhưng lại đem đến cho sản

phẩm sự trau truốt tinh tế mà công nghệ không thể can thiệp.
Đối với những bức tranh nghệ thuật, tuyệt đối các nghệ nhân sẽ thêu
bằng tay để đảm bảo độ tỉ mỉ, mượt mà và đặc biệt là đem đến cái “hồn” cho
sản phẩm. Để bức tranh thêu trở nên đẹp mắt và sống động, một số nghệ nhân

6


sử dụng thêm các chất liệu khác điểm suyết như ngọc trai, hạt cườm, kim
tuyến và hạt kim sa. Tuy nhiên theo quan điểm của những nghệ nhân có tuổi
thọ tay nghề cao, yếu tố quan trọng nhất để khiến cho bức tranh thêu trở nên
có giá trị chính là sự khéo léo tạo nên những họa tiết mang tính nghệ thuật, nó
thể hiện cái tâm và tầm của người sáng tạo. Tin rằng với tình yêu nghề và sự
tâm huyết với truyền thống của quên hương, các nghệ nhân sẽ gìn giữ và ngày
càng phát triển loại hình nghệ thuật đặc sắc này tiến xa hơn nữa.
I.

Phần 2: Báo cáo thu hoạch cuối môn học
1. Những kiến thức đã học được sau môn học
Sau khi học xong môn lý thuyết và kỹ năng báo mạng điện tử, bản
thân tôi đã thu lại được rất nhiều kiến thức cần thiết cho quá trình
làm báo.
- Đầu tiên, được làm quen với mơ hình trang web của một trang
tin điện tử. Trong q trình thực hành đã có cơ hội thực hiện
thao tác trên hệ thống để hiểu rõ hơn về quy trình chỉnh sửa,
biên tập và sắp xếp một tác phẩm báo chí trước khi đăng tải.
Được tạo điều kiền tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của hệ
thống CMS trên một trang tin.
- Thứ hai, được cung cấp những hiểu biết cơ bản về cơ cấu tổ
chức và hoạt động của một tịa soạn báo. Việc tìm hiểu về cách

thức hoạt động, cơ cấu tổ chức giúp tôi hiểu sâu và tiếp cận sâu
hơn với nghệ nghiệp của mình sau này. Chúng tơi có cơ hội
được đi thực tế tại tịa soạn báo tự chọn để tìm hiểu và tiếp xúc
với các phóng viên, biên tập viên làm việc tại tịa soạn đó.
- Thứ ba, mơn học kết hợp lý thuyết và thực hành linh hoạt tạo cơ
hội cho bản thân tơi được thực hiện nhiều tác phẩm báo chí.
Những bài tập được đưa ra là viết tin, bài, phóng sự giúp tôi
được rèn luyện năng lực của bản thân. Trong quá trình làm
7


những bài tập thực hành, tơi có cơ hội tìm ra những thiếu sót,
những điểm yếu để kịp thời khắc phục. Ngồi ra, trong những
tiết học tơi được tạo điều kiện để được biên tập, chỉnh sửa các
tác phẩm chứa lỗi. Việc được làm các bài tập liên quan đến hoạt
động biên tập giúp tôi rút ra kinh nghiệm được cho bản thân, rèn
luyện khả năng tổ chức nội dung và bố cục tác phẩm. Đồng thời
rèn luyện khả năng tư duy nhạy bén trong việc phát hiện ra lỗi
câu từ trong tác phẩm.
- Cần có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ, cầu tiến và không ngừng
học hỏi. Song song với việc học trên lớp là việc đẩy mạnh chăm
chỉ đọc báo, cập nhật tin tức để rút kinh nghiệm.
2. Những thuận lợi khi học môn học và trong quá trình thực hiện tác
phẩm
- Trong quá trình học lý thuyết và kỹ năng báo mạng điện tử, do
tính chất của môn học là kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nên
tơi có cơ hội học những kiến thức sát với thực tế nhất. Việc kết
hợp lý thuyết và thực hành kèm theo những lần đi tìm hiểu thực
tế giúp tơi có cơ hội vừa học được trên lớp, vừa tự tìm hiểu, vừa
học tập từ các bạn, vừa học từ các anh chị phóng viên.

- Do đã có kinh nghiệm được thực hành biên tập chỉnh sửa lại các
tác phẩm khác nên có thể phát hiện nhanh chóng những lỗi trong
bài mình để sửa chữa một cách linh hoạt.
- Khi xác định đề tài cần phải làm, bản thân đã có hiểu biết nên dễ
dàng chủ động chuẩn bị cả về tinh thần và các tài liệu, thiết bị
bổ trợ liên quan cho q trình làm đề tài đó.
- Biết cách tư duy trong việc lựa chọn đề tài, chủ động trong việc
tìm hiểu những vấn đề liên quan đến đề tài đó. Trong q trình
tác nghiệp cần chủ động xử lý các tình huống bất ngờ, chủ động
trong việc xử lý các thơng tin đã có (lưu vào file riêng, chuản bị
8


máy ảnh, máy ghi âm, sổ, bút, chuẩn bị các thiết bị dụng cụ đi
kèm...)
- Có được những kỹ năng về giao tiếp để tự tin khai thác thông tin
từ nhân vật
3. Những khó khăn trong q trình đi thực hiện sản phẩm
- Bản thân chưa có sự đột phát trong việc khai thác những đề tài
mới, chưa có cơ hội thực hiện những đề tài về mảng điều tra.
- Khi lựa chọn những đề tài mới lạ, độ hiểu biết của bản thân về
đề tài vẫn còn thấp nên phải bỏ nhiều thời gian để tìm hiểu các
thơng tin liên quan đến đề tài đó.
- Khi đi thực hiện sản phẩm về tranh thêu của làng Quất Động
gặp bất lợi trong quá trình gặp gỡ nhân vật. Do chưa có sự liên
hệ trước khi đến nên gặp khó khăn trong việc tìm địa chỉ cụ thể,
sau khi tìm được địa chỉ thì nhân vật đã đi vắng nên quá trình
tác nghiệp bị gián đoạn.
- Các thiết bị tác nghiệp của bản thân còn thiếu nhiều, bối cảnh
của những xưởng thêu rất ngổn ngang, nhiều dụng cụ, có hộ chỉ

có quy mơ gia đình nên bị hạn chế về khơng gian tác nghiệp.
Bài tiểu luận kết môn Lý thuyết và kỹ năng báo mạng điện tử đến đây
xin được phép kết thúc, xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên Trương Thị Hồi
Trâm đã hỗ trợ giảng dạy để tơi có thêm kiến thức về bộ mơn.
Xin trân thành cảm ơn!

9



×