Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

tiểu luận môn thương mại điện tử e – marketing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 43 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
 
THUYẾT TRÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Chủ đề: E – MARKETING
Nhóm 4 – Lớp 11DMA1:
Nguyễn Thị Kim Ngân
Hoàng Võ Thái Sơn
Bùi Phương Thảo
Hứa Thùy Thanh Thảo
Nguyễn Thụy Tường Vân
1. TỔNG QUAN VỀ E – MARKETING
1.1 Khái niệm
“Internet Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt
động marketing và trao đổi thông tin” – Asia Digital Marketing Association
“Digital Marketing là việc thực thi các hoạt động quảng bá sản phẩm và dịch vụ
bằng cách sử dụng các kênh phân phối trực tuyến định hướng theo cơ sở dữ liệu nhằm
mục đích tiếp cận khách hàng đúng thời điểm, đúng nhu cầu, đúng đối tượng với mức
chi phí hợp lí” – Jared Reitzin, CEO – mobileStorm Inc
“Digital Marketing là việc quản lí và thực hiện các hoạt động marketing bằng cách
sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử như website, email, iTV, các phương tiện
không dây kết hợp với dữ liệu số về đặc điểm và hành vi của khách hàng.” – Dave
Chaffey, Insights Director at ClickThrough Marketing
“Digital Marketing đề cập đến nhiều lĩnh vực rộng hơn so với marketing truyền
thống, chúng tiếp cận người dùng theo phong cách kĩ thuật số” – Wikipedia.
 Tóm lại E-marketing luôn nhấn mạnh đến 3 yếu tố:
- Tận dụng các phương tiện quảng bá trên internet
- Tiếp cận khách hàng thông qua internet
- Tiếp cận khách hàng theo cách họ muốn
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Sự hình thành và phát triển của E - Marketing gắn liền với sự phát triển của


Internet, đặc biệt là với sự phát triển của các trang truyền thông xã hội và các công cụ
tìm kiếm điện tử.
- Mốc đầu tiên 1993 Lycos.com công bố dịch vụ đặt banner quảng cáo và đã thu được
những đồng tiền đầu tiên từ quảng cáo banner năm 1993. Đây là cột mốc quan trọng
cho sự khởi đầu cho hoạt động quảng cáo trên Internet.
- Giai đoạn 1994 – 1999: các công cụ tìm kiếm được thiết lập và không ngừng được cải
thiện. Một số trang thông tin được thành lập, hỗ trợ người dùng trong việc tìm kiếm
thông tin trên Internet như Yahoo (1994), Google (1998)…
- Giai đoạn 2000 – 2005: Sự bùng nổ của các trang thông tin (Wiki), các trang mạng xã
hội (Wordpress, MySpace, Facebook…) tạo điều kiện để eMarketing có thể phát triển
thông qua các hoạt động chiêu thị, cung cấp thông tin trên Internet.
- Giai đoạn 2005 đến nay: eMarketing được các doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi. Hầu
hết các doanh nghiệp đều có website riêng để đăng tải thông tin cũng như đều có thể
tiếp cận với khách hàng thông qua các trang mạng xã hội. Trong giai đoạn này, các
công cụ tìm kiếm thông tin và mạng xã hội phát triển ngày càng mạnh và trở thành một
công cụ đắc lực cho hoạt động eMarketing của doanh nghiệp.
1.3 Vai trò
Cùng với sự bùng nổ và phát triển của internet thì e- marketing cũng chính là 1
trong các công cụ hữu hiệu để cho các doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp và giới thiệu sản
phẩm của mình đến khách hàng và người tiêu dùng. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn
mà e-marketing vẫn tăng trưởng 50% 1 năm thì đây quả là 1 con số ấn tượng. Theo
thống kê thì khách hàng sử dụng internet ngày càng nhiều. Nhu cầu của khách hàng
thường xuyên thay đổi đòi hỏi chiến lược marketing cũng phải cơ những chuyển biển
dựa trên sở thích, xu hướng của khách hàng
a. Kênh giao dịch
- Tiếp thị trực tuyến có nhiều lợi ích hơn là marketing truyền thống. Có khả năng hiển
thị nhanh chóng và dễ dàng truy cập hơn. Internet đang rất phổ biến vì thế đây cũng là
một lợi thế để tăng lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
- Giao dịch trực tuyến cũng giúp đỡ cho việc cải thiện doanh số và doanh thu của doanh
nghiệp.

- Khi giao dịch được thực hiện trực tuyến cũng ít tốn giấy tờ, đây là một hình thức đơn
giản giảm thiểu chi phí.
- Qua các thông tin khách hàng cung cấp sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý linh hoạt hệ
thống thông tin khách hàng để có những chiến lược chiêu thị phù hợp.
b. Kênh thông tin liên lạc
- E Marketing cho phép trao đổi thông tin giữa người mua và người bán một cách nhanh
chóng và thuận lợi. Đây là một công cụ rất hữu dụng để tương tác, giao tiếp và quản lý
thông tin.
- Bằng cách sử dụng nhiều công cụ nghiên cứu trực tuyến khác nhau, doanh nghiệp có
thể đánh giá nhu cầu và mong muốn của khách hàng để có những phát triển sản phẩm
và marketing phù hợp.
- Tiếp thị trực tuyến cũng cho phép doanh nghiệp dễ dàng xây dựng mối quan hệ với
khách hàng.
c. Kênh phân phối
- E-marketing tạo điều kiện mở rộng cho các kênh phân phối, thuận lợi hơn trong việc
chuyển nhượng, trao đổi các mặt hàng điện tử (ebook, nhạc, phim điện tử…) . Giúp
giảm thiểu chi phí lưu trữ, tồn kho và các khoản không sử dụng khác.
- Làm giảm chi phí cũng như gánh nặng công việc trong chuỗi cung ứng do đa số các
công việc đều được thực hiện trực tuyến.
- E-marketing đóng vai trò là kênh giao dịch và phân phối đối với các công ty hoạt động
trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng điện tử, bán vé trực tuyến, y học từ xa, hàng
hóa điện tử…
1.4 Lợi ích
- Sự sẵn sàng của lượng lớn thông tin.
- Thông điệp được truyền tải dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm
thanh, phim, trò chơi,
- Người tiêu dùng có thể truy cập thông tin sản phẩm và thực hiện giao dịch, mua bán
mọi lúc mọi nơi 24/7/365.
- Doanh nghiệp sử dụng e-makerting có thể tiết kiệm được chi phí bán hàng như chi phí
thuê mặt bằng, giảm số lượng nhân viên bán hàng,…

- Giúp các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường rộng lớn cũng như phát triển ra toàn cầu.
- Tiết kiệm được chi phí.
- Các hoạt động E-marketing khi triển khai có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá.
1.5 Hạn chế
- Về phương diện kỹ thuật: E-marketing đòi hỏi khách hàng phải sử dụng các kỹ thuật
mới và không phải tất cả mọi đối tượng khách hàng có thể sử dụng chúng. Đường
truyền tốc độ chậm cũng là một tác nhân gây khó khăn. Ngoài ra, nếu công ty xây
dựng Website lớn và phức tạp để quảng bá sản phẩm, nhiều khách hàng sẽ gặp khó
khăn khi sử dụng Website cũng như tải thông tin về với đường truyền chậm hay vào
các thiết bị di động.
- Về phương diện bán hàng: khách hàng không thể chạm, nếm, dùng thử hay cảm nhận
sản phẩm trước khi mua trực tuyến, điều này có thể dẫn đến việc không đảm bảo chất
lượng sản phẩm khi đến tay khách hàng.
1.6 Mục tiêu
- Truyền tải thông điệp của doanh nghiệp về bản thân họ, sản phẩm và dịch vu trên mạng
Internet.
- Thực hiện các nghiên cứu về các đặc tính(nhân khẩu học, sở thích và nhu cầu) của
khách hàng hiện tại và tiềm năng.
- Giao dịch sản phẩm, dịch vụ hoặc đặt quảng cáo trên mạng Internet.
2. CÁC HÌNH THỨC E – MARKETING
2.1 Email Marketing
2.1.1 Khái niệm
Email Marketing là một hình thức của Marketing trực tiếp sử dụng email (thư
điện tử) làm phương tiện truyền thông tin tới khách hàng để có thể giới thiệu, quảng bá,
cảm ơn,… với hi vọng họ sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. (Theo
Wikipedia)
2.1.2 Mục tiêu
- Xây dựng mối quan hệ mật thiết với khách hàng hiện tại: cảm ơn, chúc mừng những sự
kiện đặc biệt của khách hàng như: sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới,…
- Giới thiệu sản phẩm mới.

- Đem lại những giá trị cộng thêm cho khách hàng.
- Tăng khả năng nhận diện thương hiệu của khách hàng.
2.1.3 Lợi ích
a. Tiết kiệm thời gian
- Thay vì phải mất quá nhiều thời gian trong việc viết thư thông thường bằng giấy, gửi
thư và bỏ sót khách hàng của mình, nếu có đầy đủ kinh nghiệm và công cụ chuyên
nghiệp thì một thông điệp quảng cáo bằng email có thể được gửi đến hàng trăm nghìn
người trong vòng vài tiếng với độ chính xác cao.
- Email marketing cho kết quả phản hồi rất nhanh. Tăng cơ hội chuyển đổi người nhận
tin thành khách hàng, hoặc những khách hàng hiện tại sẽ trở nên trung thành hơn với
công ty.
b. Sử dụng chi phí hiệu quả:
- Email marketing là hình thức quảng cáo có chi phí thấp nhất trong các hình thức quảng
cáo trực tuyến. Trung bình trên thị trường hiện nay, chi phí cho 1 email dao động từ 80
VNĐ đến 500 VNĐ tùy theo số lượng, số lượng càng nhiều chi phí càng thấp.
- Quảng bá qua email gần như không tốn chi phí xuất bản, bạn chỉ cần thiết kế một nội
dung và có thể gửi tới vô số khách hàng.
- Quảng bá qua email gần như không tốn chi phí chỉnh sửa, cập nhật nội dung. Nếu
quảng cáo qua truyền hình, truyền thanh, bạn sẽ phải ghi hình, ghi âm lại khá tốn kém
khi cần chỉnh sửa, cập nhật nội dung quảng cáo. Nếu quảng cáo qua các loại hình in ấn
(báo chí, catalog,…), bạn cũng tốn chi phí không nhỏ cho thiết kế, ra film, in ấn lại.
c. Nội dung truyền tải đa dạng:
- Email có thể được trình bày dưới dạng bằng chữ, hình ảnh, âm thanh, video, trong nội
dung quảng cáo.
- Nhờ tính năng liên kết nên có thể dẫn dắt khách hàng xem thêm những phần thông tin
mở rộng không giới hạn.
- Hoàn toàn chủ động, dễ dàng chỉnh sửa, cập nhật nội dung email và nhanh chóng gửi
tới khách hàng, đối tác.
d. Theo dõi dữ liệu:
- Có thể sắp xếp và theo dõi tất cả dữ liệu để cải tiến các hoạt động kinh doanh cũng như

hiểu được cách thức hoạt động của chiến dịch email marketing. Ví dụ, bạn có thể biết
được có bao nhiêu người mở email, bao nhiêu người nhấp chuột vào các liên kết trên
email cũng như là số lượng và tỉ lệ chuyển đổi (theo dõi doanh số bán so với số lượng
email đã gửi). Những con số đó là kết quả của chiến dịch email marketing của bạn.
- Có thể theo dõi những khách hàng nào chuyển tiếp email, ngừng nhận tin hoặc đánh
dấu là spam. Từ đó, có thể hiểu hơn về tương tác người nhận đối với email của mình và
có những thay đổi để tránh bị đánh dấu là thư rác. Những dữ liệu này sẽ giúp nhận ra
những nội dung tốt nhất cho người nhận thư.
e. Tự động hóa chiến dịch marketing:
- Email marketing có thể hoạt động một cách tự động. Công ty có thể dễ dàng lập lịch
gửi email theo tháng hoặc tuần một cách hiệu quả.
- Tự động hóa tính năng cực kì hữu dụng, đặc biệt nếu công ty đang chuẩn bị tung ra
một bán hàng theo mùa (ví dụ như Giáng Sinh), quảng cáo hoặc thông báo những sự
kiện đã được lên kế hoạch trong năm. Với email marketing có thể thiết lập các thông
báo bằng email và đặt thời gian gửi chúng trong những thời điểm đặc biệt để giúp
khách hàng biết đến sản phẩm và quyển bá của công ty.
f. Thúc đẩy bán hàng:
- Có thể gửi email đến người nhận tin khi có một chương trình khuyến mãi hoặc giảm
giá. Ví dụ: gửi đến khách hàng những mã giảm giá để họ dùng thử sản phẩm và dịch vụ
của công ty. Thậm chí, có thể gửi cho khách hàng trung thành của mình những món
quà đặc biệt dành riêng cho họ. Bằng nhiều cách, email marketing có thể thúc dẩy
doanh số của công ty một các hiệu quả, và những cách đó có thể đo lường được.
- Không chỉ tăng cường mối quan hệ với khách hàng mà còn giúp tìm những kiếm khách
hàng mới để thúc đẩy bán hàng.
Ví dụ: Một tập đoàn toàn cầu như HP chẳng hạn, làm thế nào để họ chủ động tiếp
cận và chăm sóc được hàng chục nghìn khách hàng của mình trên khắp thế giới?
Bạn mua một chiếc laptop HP Pavillion, bạn đăng ký thông tin email của mình trên
website của HP. Mỗi khi có thông tin liên quan đến chiếc laptop của bạn: có driver
phiên bản mới, phần mềm tiện ích mới, thủ thuật sử dung, chương trình khuyến mãi,…
HP sẽ gửi email thông báo cho bạn. Bạn thích thú với các thông tin đó và trung thành

với thương hiệu HP hơn.
Đây là email marketing, là phương thức marketing trực tiếp hiệu quả nhất để bạn
chăm sóc một lượng lớn khách hàng.
2.1.4 Hạn chế
Ngày nay, email marketing đang hứng chịu khá nhiều tai tiếng. Bởi vì ưu điểm
vượt trội nên nhiều công ty đã lạm dụng spam người nhận quá mức. Chính điều nay
khiến cho tâm lý người nhận thư nghi ngại và có thể dẫn đến hành động xóa email
Xây dựng
danh sách
email
Thiết kế
email
Gửi và
đánh giá
kết quả
ngay lập tức và tệ hơn là chặn những email từ địa chỉ người gửi đó. Tâm lý này sẽ làm
cho hoạt động email marketing kém hiệu quả.
2.1.5 Hình thức:
- Email marketing cho phép hay được sự cho phép của người nhận (Solicited
Commercial Email), đây là hình thức hiệu quả nhất.
- Email marketing không được sự cho phép của người nhận (Unsolicited Email
Marketing hay Unsolicited Commercial Email - UCE) còn gọi là Spam. Đây là hai hình
thức marketing bằng email đầu tiên xuất hiện trên Internet.
2.1.6 Các bước cơ bản để triển khai email marketing
a. Xây dựng danh sách email
- Cần có danh sách các địa chỉ email, có thể kèm theo thông tin chi tiết về người nhận
như: họ tên, giới tính, công ty, độ tuổi.  Càng có nhiều thông tin kèm theo thì danh
sách địa chỉ càng có giá trị bởi chúng cho phép phân nhóm các khách hàng của mình
(theo độ tuổi, khu vực địa lý, nghề nghiệp,…) và cá nhân hóa nội dung email.
- Bước xây dựng danh sách email đòi hỏi tốn nhiều thời gian và công sức để có đc một

danh sách email tốt (hạn chế email hỏng, thu được tỷ lệ người đọc email cao và đạt
được mục tiêu của chiến dịch).
- Phương pháp xây dựng danh sách email: có 5 phương pháp
• Tạo Form đăng ký nhận tin trên website của công ty\
• Tổng hợp thông tin về khách hàng hiện tại.
• Khuyến mãi bằng hình thức trực tuyến.
• Tổ chức sự kiện trực tuyến.
• Nhà cung cấp Data List.
• Đăng ký trên các trang mạng xã hội.
- Sau khi xây dựng danh sách, tiến hành định dạng dữ liệu và phân nhóm người nhận.
b. Thiết kế email
- Thiết kế mẫu email trên một trình soạn thảo HTML như DreamWeaver, Font Page,…
hoặc các chương trình xử lý hình ảnh như Photoshop hay có thể sử dụng bộ soạn thảo
sẵn có trong các phần mềm email marketing.
- Khi soạn thảo email quan trọng là phải xác định rõ ràng mục tiêu của chiến dịch, phải
hướng người nhận tới một hành động cụ thể: click vào đường link để xem bài viết chi
tiết trên website, click vào một form đăng ký, xem một video clip,…
- Các vấn đề cần lưu ý khi thiết kế email
• Nội dung: phải thu hút, phải phù hợp với những gì người nhận đã đăng
ký, nên cung cấp them các thông tin hữu ích về sản phẩm mà họ đã mua
và phải được cá nhân hóa.
• Thiết kế mẫu: phải ngắn gọn, phù hợp với nhận diện thương hiệu, không
quá rộng, có thể dẫn đến một hành động cụ thể, hạn chế file đính kèm,
kích thước nhỏ.
• Ảnh hay chữ trong email
• TEXT hay HTML
o Phiên bản HTML: cho phép email trình bày dạng đồ họa, có thể
chèn hình ảnh vào email, định dạng màu nền, màu chữ, chèn
đường link,…
o Phiên bản TEXT: chỉ cho phép email gồm toàn các ký tự (giống

như tin nhắn SMS) không thể định dạng màu nền màu chữ.
• Tương thích với chương trình đọc email: các chương trình đọc email phổ
biến nhất mà người nhận hay sử dụng là: Yahoo, Gmail, Hotmail,
Microsoft Outlook (MS Outlook).
c. Gửi và đánh giá kết quả:
- Có thể sử dụng một trong các phương án sau:
• Sử dụng phần mềm cài trên máy tính.
• Sử dụng phần mềm email marketing trực tuyến.
• Thuê máy chủ (SMTP) để gửi email đi.
• Tự xây dựng hệ thống gửi email cho công ty (gồm cả phần mềm và máy
chủ)
Trong đó, sử dụng dịch vụ của một nhà cung cấp phần mềm email marketing trực
tuyến là phương pháp tối ưu vì: không cần bật máy tính để chờ đợi chỉ cần ra lệnh gửi,
thống kê chính xác, không cần cài đặt, nhiều tính năng marketing chuyên dụng,…
Các nhà cung cấp email marketing được các công ty trên thế giới lựa chọn vì sự
chính xác cũng như mức độ tin cậy cao như:
• Constant Contact
• Emma
• MailChip
• iContact
• Aweber
• Campaigner
• Campaign Monitor

- Xác định thời điểm thích hợp để gửi email:
• Nhóm người nhận là doanh nghiệp, đối tác kinh doanh: thứ Ba đến thứ Năm hàng
tuần, từ 9 giờ 30 sáng đến 3 giờ chiều.
• Nhóm người nhận là người tiêu dùng: thứ Sáu đến Chủ Nhật, từ 17h đến 20h.
- Công cụ đánh giá kết quả: dựa trên các chỉ số: lượng open (số lượng email được mở bởi
một hoặc nhiều lần bởi người nhận), lượng người open (số lượng người mở email và

được tính một lần duy nhất), tỷ lệ click, số lượng email hỏng, thống kê ngừng nhận tin,…
2.1.7 Xu hướng của email marketing ngày nay
a. Video email marketing
• Ngày nay, càng có nhiều doanh nghiệp nhận thấy lợi ích của việc kết hợp video vào thông
điệp email, đó gọi là video email marketing. Theo thống kê của Implix, năm 2010 có tới 81,5%
doanh nghiệp đã thực hiện hoặc đang có kế hoạch triển khai video email marketing
• Lợi ích:
• Tăng tỷ lệ click, tỷ lệ kết quả ( ví dụ như doanh số bán hàng, lượng người đăng kí,
lượng người download,…)
• Tạo sự khác biệt đối với đối thủ cạnh tranh và gây sự chú ý với khách hàng
• Tăng lượng khách hàng trung thành
• Giảm chi phí hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng
• Khó khăn: đối với các doanh nghiệp nhỏ thì năng lực của bột phận IT còn hạn chế nên
việc tạo ra một video email marketing là rất khó thực hiện, còn nếu thuê một công ty truyền
thông thực hiện thì lại gặp phải vấn đề chi phí.
b. Tích hợp với social media
• Ngày nay, để tăng hiệu quả của chiến dịch email marketing, các nhà marketer đã biết sử
dụng một các triệt để mạng xã hội với các biểu tượng chia sẻ.

• Lượng người dùng Email vượt xa lượng người dùng mạng xã hội
• Social media hiện vẫn khó có thể vượt qua được email khi lượng người dùng
email tích cực vượt xa số người dùng trên bất kì mạng xã hội nào. Lấy ví dụ, hiện đang có 3 tỉ
người dùng email. So sánh criminal số đó với của Facebook là 1 tỉ người dùng, Google+ là 500
triệu người dùng, Twitter 200 triệu người dùng và LinkedIn là 200 triệu người dùng.

• Thay vì giết chết email, amicable media thậm chí còn mở rộng được độ tiếp cận
cho email. Tỉ lệ mở (Click-through rate – CTR) của một email trung bình là 2,4% khi không có
tính năng chia sẻ lên mạng xã hội. Khi thêm vào các biểu tượng amicable vào email, CTR đã
tăng lên 6 mức 6,2%.


• Trong đó, CLT trung bình của email cho thông điệp được chia sẻ lên mạng xã hội xếp
hạng cao nhất thuộc về LinkedIn (7.9%), tiếp đến là Facebook và Twitter (6,2%). Sau đó
là Google+ (5.3%), Pinterest (5%).


• Trong năm 2012, có 29,4% nhà làm email marketing thêm các biểu tượng chia sẻ lên
mạng xã hội vào email, so với 18,3% của năm 2011.


• Ví dụ: Hãng hàng không Vietjet Air có mục đăng ký làm thành viên để nhận email thông
báo khi có khuyến mãi cho khách hàng. Gần đây nhất là chương trình khuyến mãi mua vé máy
bay với giá 3.000 đồng, các khách hàng nhận thông tin qua mail và đã kịp thời mua được những
chiếc vé siêu rẻ. Song song với việc giới thiệu chương trình khuyến mãi, Vietjet Air cũng gửi
những thông báo về các đường bay và các loại hình hoạt động, qua đó cũng là một hình thức
quảng cáo hiệu quả đối với khách hàng.

a. Search Engine Marketing (SEM)
i. Định nghĩa:
- SEM là một trong những hình thức của E- Marketing, được thực hiện thông qua các công cụ tìm
kiếm như Google, Yahoo, Bing…
- Khi mà con người online ngày càng nhiều thì hành vi của người mua hàng cũng thay đổi theo,
họ online nhiều hơn đồng thời với nhu cầu tìm kiếm nhiều hơn Một khảo sát cho thấy rằng, bên
cạnh việc kiểm tra email, hoạt động được thực hiện nhiều nhất khi sử dụng internet chính là tìm
kiếm thông tin, chiếm 92%, một số hoạt động như tìm kiểm địa điểm (82%) và thông tin sản
phẩm (78%). Đó chính là những lý do thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng đến search engine
marketing.
- SEM chính là sự tổng hợp của nhiều phương pháp marketing nhằm mục đích giúp cho website
của bạn đứng ở vị trí như bạn mong muốn trong kết quả tìm kiếm trên internet.
ii. Các thành phần của SEM:
a. Search Engine Optimization (SEO) – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm:

- SEO là từ viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm ). SEO
là tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm hay
còn được coi là Maketing thông qua các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo… Khi
người dùng tìm kiếm với từ khóa liên quan thì website bạn xuất hiện trên các trang kết quả đầu
tiên trên trang công cụ tìm kiếm. Từ đó website của bạn có số lượng người ghé thăm nhiều hơn,
biết bên bạn có sản phẩm gì? Dịch vụ gì? Và một hệ quả tất yếu là doanh thu của bạn sẽ tăng
nhanh chóng.
- Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm là phương pháp bạn làm tăng thứ hạng của mình thông qua cách
bạn xây dựng cấu trúc website, biên tập và đưa nội dung vào trang web, sự chặt chẽ, kết nối với
nhau giữa các trang trong site (links)…
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là quy trình thiết lập và đăng ký những từ khóa chọn lọc vào danh
mục của công cụ tìm kiếm nhằm mục đích đạt thứ hạng càng cao càng tốt trong kết quả tìm
kiếm ngẫu nhiên, không đạt thứ hạng cao kết quả tìm kiếm theo từ khóa, trang web của quý vị
có ít cơ hội gia tăng lượng truy cập của khách hàng mục tiêu.
- Vì sao phải thực hiện SEO:
• Tăng lượng người truy cập vào website
• Tăng sự nhận biết và khuếch trương Thương Hiệu doanh nghiệp.
• Tạo lợi thế cạnh tranh trước đối thủ.
• Tạo sự quan tâm, yêu thích đối với website và chính bản thân doanh nghiệp.
• Và một kết quả đáng quan tâm là quảng bá web giúp tăng lượng khách hàng truy
cập vào website, từ đó giúp doanh nghiệp tăng được doanh số bán hàng.

b. Pay per Click (PPC):
- Trong khi SEO mất ít nhất từ 3 đến 6 tháng để giúp website của bạn hiện lên trong trang nhất kết
quả tìm kiếm thì với Pay Per Click, website của bạn sẽ được xuất hiện ở chính xác vị trí mà bạn
mong muốn.
- Theo hình thức này thì các đơn vị đặt quảng cáo sẽ phải chi trả cho bộ máy tìm kiếm một khoản
phí được qui định trên mỗi cú click vào mẫu quảng cáo. Chính vì vậy, chi phí cho PPC sẽ cao
hơn rất nhiều lần so với SEO, giá của mỗi cú click có thể bị đẩy lên cao khi có sự cạnh tranh
giữa nhiều trang web khác nhau.

- Người làm quảng cáo thông qua hình thức PPC cần phải biết cách tối ưu hóa mẫu quảng cáo để
người đọc click vào nó. Một trong những chiến thuật thường thấy chính là giật tittle thật hay,
kích thích sự tò mò của người xem.
- Đây là một dạng quảng cáo dễ tham gia, phù hợp cho mọi loại site dù mới hay đã được xây
dựng lâu năm. Tuy nhiên thu nhập của người làm PPC hoàn toàn phụ thuộc vào số lược click
vào mẫu quảng cáo chứ không chỉ là số lượt hiển thị của mẫu quảng cáo trên website hay blog.
Chính vì vậy cần phải có phương pháp tối ưu hóa nội dung một cách hợp lý.

• Ví dụ: Một trong những công cụ tìm kiếm hiệu quả nhất trên Internet chính là Google.
Khi bạn search từ khoá “vé may bay giá rẻ” trên Google, bạn sẽ thấy kết quả được hiện
ở 3 khu vực khác nhau. Khu vực khoanh màu đỏ, tức là khu vực ở trên cùng và khu vực ở
bên phải trang kết quả tìm kiếm chính là khu vực danh sách kết quả quảng cáo, tức là
những website sử dụng PPC (avia.com, elines.com ), công ty đã trả tiền để được hiển
thị ở những vị trí cạnh tranh trên trang tìm kiếm và Google sẽ tính phí dựa trên mỗi cú
click chuột vào đường link từ trang tìm kiếm đến các website đó. Khu vực khoanh vùng
màu xanh chính là khu vực danh sách kết quả tự nhiên, tức là dành cho các website sử
dụng SEO, trang nào có chiến lược SEO tốt sẽ xuất hiện ở trên, đến những trang có
chiến lược SEO kém hiệu quả hơn.



• Tuy PPC giúp cho website hiện lên đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm nhưng khách
hàng vẫn thường lựa chọn click vào những trang trong danh sách kết tự nhiên hơn là
những trang trong danh sách kết quả quảng cáo. Bởi vì khách hàng dễ dàng nhận ra đâu
là quảng cáo. Họ tiếp xúc với quảng cáo quá nhiều trong một ngày, trên báo chí, tivi,
radio khiến họ ngán ngẩm khi lại tiếp tục gặp quảng cáo trên Google, điều này sẽ làm
giảm sức hút với họ.


c. Pay per inclusion (PPI):

- Đây là một hình thức nhằm giúp cho website, đặc biệt là những website mới xây dựng và mới
đưa vào hoạt động, dễ dàng có thể được các công cụ tìm kiếm tìm kiếm và ghi nhận sự tồn tại
của website trong cơ sở dữ liệu.
- Chỉ cần trả một mức phí (tuỳ thuộc vào từng bộ máy tìm kiếm, mức phí có thể khác nhau)
nhưng mục đích chính của nó là duy trì sự có mặt của website của bạn trong hệ cơ sở dữ liệu của
họ. Vì khi có một yêu cầu tìm kiếm được thực hiện, máy tìm kiếm sẽ tìm các website có nội
dung phù hợp trong bản thân cơ sở dữ liệu mà nó có rồi sau đó mới sử dụng đến các danh mục
website mở khác. Vì thế cho nên nếu website của bạn phù hợp với từ khoá được sử dụng để tìm
kiếm thì site của bạn sẽ có cơ hội được đưa lên những vị trí mà có khi chính bạn cũng không thể
ngờ tới.

d. Social Media Optimization (SMO):
- Là một cách tối ưu hoá website bằng cách liên kết và kết nối với những website cộng đồng,
trang mạng xã hội (Facebook, Twitter, Google +, ) nhằm chia sẻ những ý kiến, những suy nghĩ
hay kinh nghiệm thực tế về một vấn đề…
- Phương pháp SMO thường sử dụng là dùng đến RSS feeds (RSS Feeds - Really Simple
Syndication : Dịch vụ cung cấp tin tức đơn giản - Là một công nghệ internet giúp người đọc có
thể đọc được những tin tức mới nhất từ một hoặc nhiều website khác nhau mà không cần trực
tiếp vào website đó. Thứ họ cần là chương trình đọc tin RSS).
- Ngoài ra, nó còn có thể có liên kết với một số công cụ khác như: Youtube để chia sẻ video, hay
Flickr chia sẻ ảnh, album…để tạo ra tính hấp dẫn thu hút người đọc thường xuyên truy cập đến
địa chỉ và coi đó là địa chỉ quen thuộc.
- Như vậy, tối ưu hóa mạng xã hội là một công việc quan trọng. Một website được tích hợp các
công cụ SMO sẽ dễ dàng chiếm được các vị trí quan trọng trong cộng đồng mạng.



• Ví dụ: Nếu các bạn để ý, bạn sẽ bắt gặp logo của một số trang mạng xã hội trên trang
chủ của một số trang web. Như ở trang The D Photo, các bạn sẽ thấy trên góc phải có logo
của facebook, twitter, RSS , đó chính là những đường dẫn đến fanpage, account của

website trên mạng xã hội. Việc liên kết với những trang mạng xã hội sẽ giúp cho người xem
dễ dàng theo dõi và chia sẻ những thông tin mới nhất được đăng tải trên website này.


• Đằng sau mỗi bài viết sẽ có những đường link giúp bạn chia sẻ một cách nhanh chóng
lên tài khoản của các trang mạng xã hội của bạn. Khi bạn share một bài viết như vậy sẽ giúp
websie thu hút nhiều người vào tham quan hơn.

e. VSM (Video Searching Marketing):
• Đây là hình thức quảng cáo thông qua video clips ngắn được đưa lên website được tối ưu
để có thể tìm kiếm được. Hiện nay, Youtube đang là một trong những người đứng đầu về dịch vụ
này.
• Ví Dụ: Khi bạn gõ vào thanh tìm kiếm của Google từ khóa “introducing Iphone 5S” để
tìm kiếm những bài giới thiệu về sản phẩm công nghệ mới này, trên trang kết quả tìm kiếm sẽ
xuất hiện một số video của các kênh khác nhau trên Youtube. Đây là hình thức các doanh
nghiệp đăng tải các video quảng cáo sản phẩm trên Youtube để thu hút nhiều người tiêu dùng
hơn, từ đó sẽ tìm đến website của bản thân doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp được
nhiều người biết đến hơn và đồng thời giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh.

iii. Google Analytics:
• Google Analytic là một
công cụ phân tích website của
Google, cung cấp tính năng phân
tích kỹ thuật số mạnh mẽ, giúp
người dùng quản lý website của
mình. Đây được xem là một công
cụ hiệu quả cho những webmaster
và nhất là với những người làm
SEM khi muốn thống kê những
website của mình.



2.2 Viral Marketing
2.2.1 Định nghĩa:
- Nó được định nghĩa dựa trên nguyên tắc lan truyền thông tin, cũng tương tự như cách thức virus
lan truyền từ người này sang người khác với tốc độ cấp số nhân.
- Viral Marketing mô tả chiến thuật khuyến khích một cá nhân nào đó lan truyền một nội dung
tiếp thị, quảng cáo đến những người khác, tạo ra một tiềm năng phát triển theo hàm mũ sự lan
truyền và ảnh hưởng của một thông điệp như những con vi rút. Nói cách khác, Viral Marketing
đồng nghĩa với “Words of mouth Marketing – Marketing truyền miệng”
2.2.2 Phương thức thực hiện Viral Marketing:
- Viral Marketing được thực hiện dưới dạng một hình ảnh, video, bài hát, thông điệp, cuộc thi…
được đăng tải trên các trang mạng xã hội, những trang cá nhân… có nội dung ý nghĩa, gây tò mò
hoặc hài hước, tạo hứng thú cho người xem. Thành công của chiến dịch Viral marketing chính là
làm lan truyền nhanh chóng thông điệp, càng nhiều người biết đến, chia sẻ nó một cách tự nhiên,
thu hút những bình luận trái chiều, khen chê khác nhau, miễn là thông tin lan tỏa càng nhanh
càng tốt. Khi đó mức độ nhận biết về thương hiệu sẽ càng tăng nhanh.
- Các hình thức của Viral Marketing:

×