Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bồi dường HSG sinh 10 mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.46 KB, 8 trang )

Phan Thanh Ngọc - Trường THPT Đặng Thúc Hứa

CHƯƠNG 2. CẤU TRÚC TẾ BÀONG 2. CẤU TRÚC TẾ BÀOU TRÚC TẾ BÀO BÀO
Bài 8. TẾ BÀO BÀO NHÂN SƠNG 2. CẤU TRÚC TẾ BÀO
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN SƠ

- Kích thước nhỏ (1-5 μ m)  tỉ lệ S/V lớn 
trao đổi chất nhanh  chuyển hóa vật chất và
năng lượng nhanh  sinh trưởng và sinh sản
nhanh  thích nghi tốt  phân bố rộng.
- Đặc điểm cấu tạo:
+ Khơng có bào quan có màng bao bọc.
+ Khơng có hệ thống nội màng.
+ Chưa có nhân hồn chỉnh (chưa có màng nhân).
- Đại diện: vi khuẩn, vi khuẩn cổ.

Hình 1. Cấu tạo điển hình của vi khuẩn

II. CẤU TẠO TẾ BÀO NHÂN SƠ
Thành phần chính
Màng sinh chất
Tế bào chất

Vùng nhân
Thành phần phụ
Lông, roi
Vỏ nhầy
Plasmid

Thành tế bào


Đặc điểm
- Gồm “lớp kép phospholipid + protein”.
- Chủ yếu là bào tương.
- Chứa nhiều ribosome 70S, không
màng.
- DNA xoắn kép, dạng vịng.
- Khơng có màng bao bọc.
Đặc điểm
- Lơng (nhung mao), roi (tiên mao)
- Chủ yếu lipopolysaccharide.
- Phân tử DNA dạng vòng, nhỏ.
- Làm bằng peptidoglycan.
- Phân loại vi khuẩn:
+ Gram dương (Gr+): bắt màu tím.
+ Gram âm (Gr-): bắt màu đỏ.

Chức năng
- Kiểm soát sự trao đổi chất của tế bào
- Nơi diễn ra các phản ứng sinh hóa.
- Nơi tổng hợp protein (có ribosome).
- Mang thơng tin di truyền, điều khiển
mọi hoạt động sống của tế bào.
Chức năng
- Giúp vi khuẩn bám và di chuyển.
- Giúp vi khuẩn ít bị bạch cầu tiêu diệt.
- Chứa gene kháng kháng sinh.
- Quy định hình dạng, bảo vệ tế bào.
- Chống lại sức trương nước.
- Vi khuẩn Gr- khó bị kháng sinh
penicilin tiêu diệt hơn.


Hình 2. Cấu tạo vi khuẩn Gr- và Gr+

Hình 3. Cấu trúc màng tế bào

BÀI TẬP VẬN DỤNG
Phần I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1. Tế bào nhân sơ có kích thước khoảng
A. 1 - 5 mm
B. 3 - 5 µm
C. 1 - 5 µm
Câu 2. Những sinh vật nào sau đây là sinh vật nhân sơ ?
Vi khuẩn
Vi khuẩn cổ
Động vật, động vật nguyên sinh
Tảo, thực vật
Câu 3. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ là
Kích thước nhỏ (1 - 5 µm)

D. 3 - 5 cm
Virus
Nấm

Page 1


Phan Thanh Ngọc - Trường THPT Đặng Thúc Hứa

Tỉ lệ diện tích bề mặt/thể tích cơ thể (S/V) lớn.
Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản nhanh

Khơng có bào quan có màng bao bao bọc.
Khơng có bào quan
Chưa có nhân hồn chỉnh (chưa có màng nhân)
Câu 4. Các thành phần chính cấu tạo nên tế bào nhân sơ là
A. thành tế bào, nhân, tế bào chất, vỏ nhầy.
B. màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân.
C. Màng tế bào, vùng nhân, vỏ nhầy, tế bào chất.
D. Thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân.
Câu 5. Các thành phần phụ có thể có hoặc khơng của tế bào nhân sơ là
A. thành tế bào, nhân, tế bào chất.
B. màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân.
C. vỏ nhầy, plasmid, lông, roi.
D. Thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân.
Câu 6. Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo chủ yếu từ
A. cellulose.
B. chitin.
C. peptidoglycan.
D. carbohydrate.
Câu 7. Người ta dựa vào cấu trúc nào để chia vi khuẩn thành hai loại Gr + và Gr- ?
A. Màng tế bào.
B. Tế bào chất.
C. Vùng nhân.
D. Thành tế bào.
+
Câu 8. Khi nhuộm bằng thuốc nhuộm Gram, vi khuẩn Gr có màu
A. đỏ.
B. Xanh tím.
C. Xanh lục.
D. vàng.
Câu 9. Khi nhuộm bằng thuốc nhuộm Gram, vi khuẩn Gr- có màu

A. nâu.
B. đỏ.
C. xanh.
D. vàng.
Câu 10. Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là
Qui định hình dạng tế bào.
Chống lại lại sức trương nước.
Bảo vệ tế bào.
Lưu trữ thông tin di truyền.
Tổng hợp protein.
Câu 11. Việc phân chia vi khuẩn thành hai loại Gram âm và Gram dương có ý nghĩa
A. để phân loại màu sắc vi khuẩn khi nhuộm bằng thuốc nhuộm Gram
B. phân loại vi khuẩn gây bệnh để có phương án sử dụng kháng sinh hợp lí.
C. phân loại khả năng sinh sản, sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn
D. phân loại khả năng thích nghi với mơi trường sống của vi khuẩn
Câu 12. Về mặt cấu tạo, vi khuẩn Gr- khó tiêu diệt bằng kháng sinh hơn vi khuẩn Gr+ vì có chứa
A. lớp màng ngồi có chứa kháng ngun có bản chất lipopolysaccharide.
B. lớp màng ngồi có chứa kháng ngun có bản chất lipoprotein.
C. lớp màng ngồi có chứa kháng nguyên và lớp peptidoglycan dày hơn.
D. lớp màng ngoài có chứa kháng nguyên và lớp peptidoglycan mỏng hơn.
Câu 13. Màng tế bào (màng sinh chất) của vi khuẩn được cấu tạo từ
A. Lớp kép phospholipid + protein.
B. Lớp kép carbohydrate + protein.
C. Lớp kép cellulose + protein.
D. Lớp kép peptidoglycan + protein.
Câu 14. Màng tế bào của vi khuẩn có chức năng
Kiểm sốt q trình trao đổi chất có chọn lọc của tế bào.
Thực hiện một số quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng.
Mang thơng tin di truyền quy định đặc điểm tế bào.
Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào (đối với vi khuẩn không có thành tế bào)

Câu 15. Thuốc kháng sinh penicilin ức chế sự phân chia tế bào vi khuẩn bằng cách
A. Cắt đứt liên kết peptide giữa các amino acid của thành tế bào.
B. Cắt đứt liên kết glycosidic giữa các amino acid của thành tế bào.
C. Cắt đứt liên kết ester giữa các phân tử phospholipid của màng tế bào.
D. Cắt đứt liên kết hydrogen giữa các nucleotide của DNA vùng nhân.
Câu 16. Nơi diễn ra các phản ứng hoá sinh của tế bào là
A. Tế bào chất.
B. Nhân.
C. Thành tế bào.
D. Màng tế bào.
Page 2


Phan Thanh Ngọc - Trường THPT Đặng Thúc Hứa

Câu 17. Trong tế bào chất của tế bào nhân sơ có thể có chứa
Ribosome
Nước
Hạt và thể vùi
Plasmid
Chất hữu cơ và chất vô cơ
Ti thể và lục lạp
Câu 18. Bào quan duy nhất của tế bào nhân sơ là
A. Ribosome 80S
B. Ribosome 70S
C. Plasmid.
D. Nhân
Câu 19. Ribosome là bào quan có bao nhiêu lớp màng bao bọc?
A. màng đơn
B. màng kép

C. không có màng bao bọc
D. nhiều lớp màng bao bọc.
Câu 20. Ribosome có chức năng
A. bảo vệ cho tế bào
B. tổng hợp năng lượng ATP
C. tham gia vào quá trình phân bào
D. tổng hợp protein
Câu 21. Trong tế bào chất của vi khuẩn, có một số phân tử qui định tính kháng thuốc gọi là
A. Plasmid
B. Ribosome.
C. Hạt dự trữ.
D. Thể vùi.
Câu 22. Plasmid có bản chất là phân tử?
A. RNA vòng nhỏ.
B. Protein.
C. DNA vòng nhỏ.
D. Vitamin.
Câu 23. Trong tế bào chất của vi khuẩn, có một số phân tử có chức năng dự trữ các chất là
A. Plasmid
B. Ribosome.
C. Hạt và thể vùi.
D. DNA
Câu 24. Plasmid không phải là vật chất di truyền tối cần thiết đối với tế bào nhân sơ vì
A. số lượng nucleotit rất ít.
B. nó có dạng kép vịng.
C. chiếm tỷ lệ rất ít.
D. thiếu nó tế bào vẫn phát triển bình thường.
Câu 25. Plasmid có bản chất là một phân tử
A. tRAN dạng vịng nhỏ.
B. rRNA dạng vòng nhỏ.

C. DNA dạng vòng nhỏ.
D. mRNA dạng vòng nhỏ.
Câu 26. Vùng nhân của tế bào nhân sơ có đặc điểm
Mang thơng tin di truyền qui định các đặc điểm của tế bào.
Có lớp màng đơn bao bọc.
Không được bao bọc bởi màng nhân.
Gồm một phân tử DNA xoắn kép, dạng vòng liên kết với protein.
Khu trú ở màng tế bào.
Câu 27. Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ, vì nguyên nhân nào sau đây?
A. Tế bào vi khuẩn xuất hiện rất sớm.
B. Tế bào vi khuẩn có cấu trúc đơn bào.
C. Tế bào vi khuẩn có cấu tạo rất đơn giản.
D. Tế bào vi khuẩn chưa có màng nhân.
Câu 28. Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ ?
A. Giúp tế bào trao đổi chất với mơi trường một cách nhanh chóng.
B. Giúp vi khuẩn chui vào tế bào chủ dễ dàng hơn.
C. Giúp di chuyển nhanh hơn và dễ dàng kiếm ăn trong môi trường kí sinh.
D. Giúp vi khuẩn bám dễ dàng vào tế bào chủ.
Câu 29. Hãy nối chức năng của các thành phần phụ ở tế bào nhân sơ sau cho phù hợp?
Thành phần
1. Vỏ nhầy
2. Lông (nhung mao)
3. Roi (tiên mao)

Chức năng
a. Giúp tế bào vi khuẩn di chuyển.
b. Giúp vi khuẩn bám vào bề mặt tế bào khác.
c. Bảo vệ tế bào, giúp vi khuẩn ít bị bạch cầu tiêu diệt.
d. Cấu tạo từ protein.
e. Cấu tạo chủ yếu từ polysaccharide.


Câu 30. Biết rằng S là diện tích bề mặt, V là thể tích tế bào. Vi khuẩn có kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn.
Điều này giúp cho vi khuẩn
A. dễ dàng biến đổi trước môi trường sống.
Page 3


Phan Thanh Ngọc - Trường THPT Đặng Thúc Hứa

B. dễ dàng tránh được kẻ thù, hóa chất độc.
C. dễ dàng trao đổi chất với môi trường.
D. dễ dàng gây bệnh cho các loài vật chủ.
Câu 31. Đối với mỗi loại bệnh do vi khuẩn gây ra, bác sĩ thường sử
dụng các loại thuốc kháng sinh khác nhau do thuốc kháng sinh?
A. Diệt khuẩn khơng có tính chọn lọc.
B. Diệt khuẩn có tính chọn lọc.
C. Giảm sức căng bề mặt.
D. Oxygen hóa các thành phần tế bào.
Câu 32. Tiến hành thí nghiệm, loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho
các tế bào trần này vào trong dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ các chất tan có trong tế bào thì
tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu. Thí nghiệm này chứng minh thành tế bào vi khuẩn có chức năng
A. quy định hình dạng tế bào.
B. có chức năng bảo vệ tế bào.
C. khơng có chức năng gì.
D. thực hiện trao đổi chất.
Câu 33. Đem loại bỏ thành tế bào của các loài vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào trần
này vào dung dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan có trong tế bào thì các tế bào trần
này sẽ có hình gì?
A. hình bầu dục.
B. hình cầu.

C. hình chữ nhật.
D. hình vng.
Câu 34. Những đặc điểm nào sau đây có ở tất cả các loại vi khuẩn?
1. Kích thước nhỏ bé.
2. Sống ký sinh và gây bệnh.
3. Cơ thể chỉ có 1 tế bào.
4. Có nhân hồn chỉnh.
5. Sinh sản rất nhanh.
A. 1, 2, 3.
B. 2, 3, 5.
C. 1, 3, 5.
D. 2, 4, 5.
Câu 35. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về cấu tạo tế bào vi khuẩn?
(1) Mọi vi khuẩn đều có 3 thành phần chính là màng ngoài, tế bào chất và vùng nhân
(2) Vi khuẩn Gram âm khi nhuộm Gram có màu đỏ
(3) Tế bào vi khuẩn chỉ có 1 loại bào quan là ribosome
(4) Vật chất di truyền của vi khuẩn là phân tử DNA xoắn kép, dạng vòng, trần
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 36. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về tế bào nhân sơ?
(1) Có tỉ lệ S/V nhỏ nên q trình trao đổi chất với mơi trường diễn ra nhanh chóng
(2) Bên trong màng sinh chất là thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan
(3) Ribosome là bào quan duy nhất ở tế bào vi khuẩn
(4) Vật chất di truyền của tế bào nhân sơ là phân tử DNA mạch kép, dạng vòng
(5) Sinh vật nhân sơ gồm vi khuẩn, vi khuẩn cổ.
A. 3
B. 2
C. 1

D. 4
Câu 37. Khi nói về tế bào nhân sơ, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Tế bào nhân sơ chưa có nhân hồn chỉnh và đã xuất hiện 1 số bào quan có màng bao bọc.
II. Vùng nhân của tế bào nhân sơ chỉ chứa 1 phân tử DNA dạng vịng duy nhất.
III. Tỉ lệ diện tích S/V càng lớn, quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường càng chậm.
IV. Thiếu plasmid, tế bào nhân sơ vẫn có thể sinh trưởng bình thường.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 38. Dựa vào cấu trúc của thành tế bào, người ta tiến hành nhuộm Gram để phân biệt vi khuẩn Gram
âm và Gram dương và kết quả sau các bước nhuộm, vi khuẩn Gram dương bắt màu tím, vi khuẩn Gram âm
bắt màu hồng. Quan sát hình sau:
Page 4


Phan Thanh Ngọc - Trường THPT Đặng Thúc Hứa

Dựa vào các thơng tin và hình ảnh trên, có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định sau
I. Thành của vi khuẩn Gram dương có lớp peptidoglycan dày, thành của vi khuẩn Gram âm bao gồm lớp
màng ngoài và lớp peptidoglycan mỏng.
II. Nếu sử dụng thuốc kháng sinh có tác động phân hủy thành peptidoglycan của vi khuẩn thì thuốc sẽ có
tác động lên vi khuẩn Gram âm hiệu quả hơn tác động lên Gram dương.
III. Dựa vào tính kháng nguyên trên bề mặt tế bào thì vi khuẩn Gram dương có thành dày giúp bảo vệ tốt
hơn nên bệnh do chúng gây nên sẽ nguy hiểm hơn vi khuẩn Gram âm.
IV. Việc nhuộm Gram phân biệt vi khuẩn Gram dương và Gram âm để giúp cho việc sử dụng thuốc kháng
sinh đặc hiệu trong điều trị bệnh.
A. 1
B. 2
C. 3

D. 4
Câu 39. *Một bệnh nhân bị mắc bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân
này cần phải sử dụng các loại kháng sinh khác nhau. Cho biết thuốc kháng sinh C có tác động ức chế lên
ribosome của vi khuẩn gây bệnh và hiệu quả của kháng sinh được mô tả trong bảng sau. Có bao nhiêu nhận
định sau đây đúng?
Kháng sinh
Hiệu quả

A
0%

B
65,1%

C
32,6%

B+C
93,7%

I. Khả năng bệnh nhân bị mắc bệnh truyền nhiễm trên nhiễm ít nhất 2 loại vi khuẩn gây bệnh.
II. Thuốc kháng sinh C cho hiệu quả tương đối thấp do ribosome của vi khuẩn được thành tế bào và
màng sinh chất của vi khuẩn bảo vệ nên thuốc khó tác động ức chế.
III. Thuốc kháng sinh B có thể là thuốc ức chế tổng hợp thành peptidoglycan của vi khuẩn và có hiệu quả
cao khi tiêu diệt một số vi khuẩn Gram dương.
IV. Việc phối hợp kháng sinh B và C cho hiệu quả cao nhất vì mỗi loại kháng sinh có tác động đặc hiệu đối
với các lồi vi khuẩn khác nhau.
A. 1
B. 2
C. 3

D. 4

Phần II. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1. Tại sao các tế bào bình thường khơng sinh trưởng vượt q kích thước nhất định?
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
Bài 2. Chú thích các thành phần cấu tạo của một loại vi khuẩn có vỏ nhầy sau đây.

Page 5


Phan Thanh Ngọc - Trường THPT Đặng Thúc Hứa

Bài 3. Vì sao gọi là tế bào nhân sơ?
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
Bài 4. Tại sao tế bào chất là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động trao đổi chất của tế bào?
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
Bài 5. Con người đã “lợi dụng” khả năng chuyển hoá vật chất và sinh sản nhanh chóng của vi khuẩn để ứng
dụng vào cuộc sống như thế nào?
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
Bài 6. Một bạn học sinh nói rằng: "Một tế bào A có đường kính 2  m sẽ có khả năng trao đổi chất chậm

hơn so với một tế bào B có đường kính 25  m vì tế bào càng lớn có tốc độ chuyển hoá trong tế bào càng

nhanh". Điều mà bạn học sinh đã nói là đúng hay sai? Hãy chứng minh cho ý kiến của em.
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................

Page 6


HƯỚNG DẪN GIẢI
(PHẦN TỰ LUẬN)

Bài 1. Tế bào bình thường khơng sinh trưởng vượt q kích thước nhất định vì:
- Khi kích thước tế bào càng lớn thì tỉ lệ S/V càng giảm làm cho tốc độ trao đổi chất với môi trường giảm,
sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi khác trong tế bào mất nhiều thời gian hơn.
- Đồng thời, đáp ứng của tế bào với các tín hiệu từ bên ngồi cũng sẽ chậm hơn vì tế bào thu nhận và
đáp ứng lại các tín hiệu từ môi trường chủ yếu dựa trên con đường truyền tin hóa học.
Bài 2. HS tự chú thích.
Bài 3. Vật chất di truyền chỉ là một phân tử DNA dạng vịng, khơng có màng bao bọc.
Bài 4. Tế bào chất chứa ribosome là bào quan tổng hợp protein , đại phân tử thực hiện hầu hết chức năng
của tế bào.
Bài 5. Do có kích thước nhỏ bé và cấu tạo cơ thể đơn giản nên các loài vi khuẩn nói riêng và vi sinh vật nói
chung có tốc độ sinh sản rất nhanh. Lợi dụng đặc tính này, các nhà khoa học đã chuyển gen quy định các
prôtêin của tế bào nhân thực (điển hình là tế bào động vật có vú) vào tế bào vi khuẩn để “cỗ máy sinh học”
này tổng hợp ra với số lượng lớn và trong thời gian tương đối ngắn
Bài 6. Để xác định tế bào nào có tốc độ trao đổi chất nhanh hơn, cần phải xác định tỉ lệ S/V của mỗi tế bào.
Ta có: Tế bào A có S/V = 1,5; tế bào B có S/V = 0,12
 Tế bào A dù có đường kính nhỏ hơn nhưng có tỉ lệ S/V lớn hơn 12,5 lần so với tế bào B. Do đó, tốc độ
trao đổi chất của tế bào A sẽ nhanh hơn so với tế bào B. Như vậy, lời bạn học sinh đó nói là sai.

Page 7



TÀI LIỆU THAM KHẢOU THAM KHẢOO
1. Tống Xuân Tám (2022). Sinh học 10, NXB giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
2. Tống Xuân Tám (2022). Chuyên đề học tập Sinh học 10, NXB giáo dục Việt nam, Hà Nội.
3. Tống Xuân Tám (2022). Bài tập Sinh học 10, NXB giáo dục Việt nam, Hà Nội.
4. Phạm Văn Lập (2021). Sinh học 10, NXB giáo dục Việt nam, Hà Nội.
5. Phạm Văn Lập (2021). Chuyên đề học tập Sinh học 10, NXB giáo dục Việt nam, Hà Nội.
6. Mai Sỹ Tuấn, Đinh Quang Báo (2021). Sinh học 10, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
7. Mai Sỹ Tuấn, Đinh Quang Báo (2021). Chuyên đề học tập Sinh học 10, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
8. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập (2013). Sinh học 10, NXB giáo dục Việt nam, Hà Nội.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×