Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

(Tiểu luận) các đặc trưng cơ bản của nông thôn việt nam trước đây kể từ đổi mới (1986) đến nay, các đặc trưng đó có những biến đổi như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.83 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN : ĐẶC TRƯNG NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Họ và tên : Đàm Như Ngọc
Mã sinh viên : 19032577
Lớp : K64 – Việt Nam học

Hà Nội, 2023


MỤC LỤC
A - Các đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam trước đây. Kể từ Đổi mới

(1986) đến nay, các đặc trưng đó có những biến đổi như thế nào?..........2
I. Tính cộng đồng và tính tự trị – hai đặc trưng cơ bản của nơng thơn Việt

Nam:....................................................................................................2
1. Tính cộng đồng.............................................................................2
2. Tính tự trị chú trọng nhấn mạnh vào SỰ KHÁC BIỆT.....................6
II.

Kể từ Đổi mới (1986) đến nay, các đặc trưng đó có những biến đổi như

thế nào?..............................................................................................8
1. Biến đổi tích cực...........................................................................9
2. Biến đổi tiêu cực..........................................................................13
3.


Tính tự trị của làng xã Đồng bằng sông Hồng thông qua hương ước hiện

nay.................................................................................................16
4. Kết luận...................................................................................... 23
B - Các đặc điểm chính của tín ngưỡng sùng bái con người ở Việt Nam 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


A - Các đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam trước đây. Kể từ
Đổi mới (1986) đến nay, các đặc trưng đó có những biến đổi như thế

nào?
Cuộc sống nơng nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, vì vậy, người nông
dân phải liên kết với nhau, dựa vào nhau mà sống. Cho nên nét đặc trưng
số một của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng: Làng xã Việt Nam được tổ
chức rất chặt chẽ đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau.
I.

Tính cộng đồng và tính tự trị – hai đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt

Nam:
1. Tính cộng đồng
Việc tổ chức nơng thơn đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau tạo
nên tính cộng đồng làng xã. Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên
trong làng lại với nhau, mỗi người đều hưởng tới những người khác – nó là
đặc trưng dương tính, hướng ngoại.
Sản phẩm của tính cộng đồng ấy là một tập thể làng xã mang tính tự trị: làng
nào biết làng ấy, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau và phần nào độc lập với

triều đình phong kiến. Mỗi làng là một “VƯƠNG QUỐC” nhỏ khép kín với luật
pháp riêng (mà các làng gọi là hương ước) và “tiểu triều đình” riêng (trong đó
hội đồng kì mục là cơ quan lập pháp, lí dịch là cơ quan hành pháp; nhiều làng
tôn xưng bốn cụ cao tuổi nhất làng là tứ trụ. Sự biệt lập đó tạo nên truyền thống
phép vua thua lệ làng. Tình trạng này thể hiện quan hệ dân chủ đặc biệt giữa
nhà nước phong kiến với làng xã ở Việt Nam.

Ông Phạm Văn Đồng từng nhận định: “Trong lịch sử lâu đời của dân
tộc, làng vừa có tính đẳng cấp phong kiến (= tơn ti), vừa có tính cộng đồng
(= dân chủ) rất đáng q. Lúc bấy giờ câu nói “Phép vua thua lệ làng” có
cái đạo lí chân chính của nó thể hiện một dạng dân chủ mà phải biết nhìn
với con mắt lịch sử thì mới thấy hết ý nghĩa độc đáo”.

2


Trải qua các triều đại, nhà nước phong kiến luôn tìm cách nắm chặt bộ
máy xã thơn nhưng ln thất bại. Cố gắng lớn nhất là vào đời Trần Thái
Tông (1225-1258), nhà nước cử ra những “xã quan” đại diện cho quyền lợi
của chính quyền trung ương vế nắm cạnh bộ máy làng xã nhưng đến đời
Trần Thuận Tôn (1388-1397) thì phải bãi bỏ. Đời Lê, cố gắng này lại được
lặp lại (Lê Thánh Tông đổi “xã quan” thành “xã trưởng”), nhưng tử thế kỉ
XV trở đi, triều đình lại phải lùi bước xã trường trả về cho dân cử.
Ý

đồ này được lặp lại một lần thứ ba dưới thời Pháp thuộc: Năm 1904 ở Nam Kì

và 1921 ở Bắc Kì, thực dân Pháp ban bố những nghị định nhằm cải tổ lại bộ máy hành
chính cấp xã (gọi là Chính sách Cải lương hương chính). Nhưng, cũng như những lấn
trước, cuộc cái tổ này cũng không tránh khỏi thất bại, cho nên năm 1927 chính quyền

thực dân phải ban bố một nghị định có chiếu cố nhiều hơn đến cơ cấu cố truyền và năm
1941 thì vai trị của dân làng trong việc tổ chức bộ máy hành chính

địa phương lại được nới rộng hơn nữa. Năm 1905, sau 5 năm rưỡi giữ chức
Tồn quyền Đơng Dương, Paul Doumer trong cuốn hồi kí của mình đã rút ra kết
luận: “Theo tơi, duy trì trọn vẹn, thậm chí tăng cường cách tổ chức cũ kĩ mà
chúng ta đã thấy, là một điều tốt. Theo cách tố chức này thì mỗi làng xã sẽ là
một nước cộng hòa nhỏ, đốc lập trong giới hạn những quyền lợi địa phương.
Đó là một tập thế được tổ chức rất chặt chẽ, rất có kỉ luật, và rất có trách nhiệm
đối với chính quyền cấp trên về cá nhân những thành viên của nó”.
Tính cộng đồng và tính tự trị chính là hai đặc trưng bao trùm nhất, quan
trọng nhất của làng xã; chúng tồn tại song song như hai mặt của một vấn đề. 1

1.1. Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình – bến
nước – cây đa.
Làng nào cũng có một CÁI ĐÌNH. Đó là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi
phương diện. Trước hết, nó là một trung tâm hành chính, nơi diễn ra mọi cơng

1

Trần Ngọc Thêm. 1999. Cơ sở văn hóa Việt Nam. Nhà xuất bản giáo dục,tr97

3


việc quan trọng, nơi hội họp, thu sưu thu thuế, nơi giam giữ và xử tội phạm
nhân… Thứ đến, đình là một trung tâm văn hóa, nơi tổ chức các hội hè, ăn
uống (do vậy mà có từ đình đám), nơi hiểu diễn chèo tuồng. Đình cịn là
một trung tâm rề mặt tơn giáo: Thế đất, hướng đình được xem là quyết
định vận mệnh cả làng; đình cũng là nơi thờ thần Thành Hoàng bảo trợ cho

dân làng. Cuối cùng, đình là một trung tâm về mặt tình cảm: Nói đến làng
là nghĩ đến cái đình với tất cả những tình cảm gắn bó thân thương nhất:
Qua đình ngả nón trơng đình, đình bao nhiêu ngói thương minh bấy
nhiêu…
Có người cho rằng đình có nguồn gốc Trung Hoa. Thực ra, nó chỉ là một tên gọi mới,
phổ biến trong người Việt miền xuôi để chỉ một khái niệm cũ, một kiến trúc truyền thống rất
lâu đời mà cho đến tận ngày nay vẫn còn tồn tại vời tên gọi nhà rơng. Nhà rơng và đình chỉ
là những tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm, chúng có cùng chức năng và kiểu kiến
trúc, là hậu thân của những ngôi nhà làng thời Hùng Vương với sàn cao và mái cong hình
thuyền mà ta vẫn thấy khắc trên các trống đồng. Đình làng Đình Bảng (Bắc Nunh) làm vào
thế kỉ XVIII vần theo lối nhà sàn.

Do ảnh hưởng của trung Hoa, đình từ chỗ là nơi tập trung của tất cả mọi nghi dần
dần chỉ còn là chốn lui tới của đàn ơng. Bị đẩy ra khỏi đình, phụ nữ quần tụ lại nơi
BẾN NƯỚC (ở những làng khơng có sơng chảy qua thì có GIẾNG nước) – chỗ hàng
ngày chị em gặp nhau cùng rửa rau, vo gạo, giặt giũ, chuyện trò.
CÂY ĐA cổ thụ mọc um tùm ở đầu làng, gốc cây có miếu thờ lúc nào cũng khói
hương nghi ngút – đó là nơi hội tụ của thánh thần: thần cây da, ma cây gạo, cú cáo
cây đề; Sợ thần sợ cả lây da. Cây đa, gốc cây có qn nước, cịn là nơi nghỉ chân
gặp gỡ chỉ những người đi làm đồng, những khách qua đường… Nhờ khách qua
đường, gốc cây đa trở thành cánh cửa sổ liên thơng làng với thế giới bên ngồi.
Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là LŨY TRE. Rặng tre bao kín quanh làng,
trở thành một thứ thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm: đốt không cháy, trèo khơng
được, đào đường hầm thì vướng rễ khơng qua (chính vì vậy mà tiếng Việt gọi

4


rặng tre là luỹ, thành luỹ). Luỹ tre là một đặc điểm quan trọng làm cho làng xóm
phương Nam khác hẳn ấp lí Trung Hoa có thành qch đắp bằng đất bao bọc. 2

Tính cộng đồng và tính tự trị là hai đặc trưng gốc rễ, chúng là nguồn gốc sản
sinh ra hàng loạt ưu điểm và nhược điểm về tính cách của người Việt Nam:

Chức

TÍNH CỘNG ĐỒNG (+)

TÍNH TỰ TRỊ (-)

Liên kết các thành viên

Xác định sự độc lập của làng

năng
Bản chất Dương tính, hướng ngoại

Âm tính, hướng nội

Biểu

Lũy tre

Sân đình, bến nước, cây đa

tượng
HỆ QUẢ
TỐT

- Tinh thần đồn kết tương
trợ

- Tính tập thể hịa đồng

- Tinh thần tự lập
-

Tính cần cù

-

Nếp sống tự cấp tự túc

- Nếp sống dân chủ bình
đẳng
HẬU

- Sự thủ tiêu vai trị cá nhân

- Ĩc tư hữu, ích kỷ

QUẢ

- Thói dựa dẫm, ỷ lại

- Óc bè phái, địa phương

XẤU

- Thói cào bằng, đố kị

- Ĩc gia trưởng tơn ti


Tính cộng đồng và tự trị của làng xã
1.2. Tính cộng đồng nhấn mạnh vào SỰ ĐỒNG NHẤT.
Do đồng nhất (cùng hội cùng thuyền, cùng cảnh ngộ) cho nên người Viết
Nam ln sẵn sàng đồn kết giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như
anh chị em trong nhà: tay đứt ruột xót, chị ngã em nâng; là lành đùm lá rách… Do
đồng nhất (giống nhau) cho nên người Việt Nam ln có tính tập thể rất cao, hòa
đồng vàocuộc sống chung. Sự đồng nhất (giống nhau) cũng chính là ngọn nguồn của

2

Trần Ngọc Thêm. 1999. Cơ sở văn hóa Việt Nam. Nhà xuất bản giáo dục,tr99

5


nếp sống dân chủ – bình đẳng bộc lộ trong các nguyên tắc tổ chức nông
thôn theo địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp, theo giáp.
Mặt khác, lại cũng chính do đồng nhất mà ở người Việt Nam, ý thức về
con người cá nhân bi thủ tiêu: Người Việt luôn hòa tan vào các mối quan hệ xã
hội (với người này là em, người kia là cháu, với người khác nữa là anh/chị…),
giải quyết xung đột theo lối hòa cả làng. Điều này khác hẳn với truyền thống
phương đây, nó con người được rèn luyện ý thức cá nhân từ nhỏ.
Sự đồng nhất (giống nhau) còn dẫn đến chỗ người Việt Nam hay dựa dâm, ỷ
lại vào tập thể: Nước trơi thì bè trơi, Nước nổi thì thuyền nổ. Tệ hại hơn nữa là tình
trạng Cha chung khơng ai khóc; lắm sãi khơng ai đóng cửa chùa… Cùng với thói dựa
dẫm, ỷ lại là tư tưởng cầu an (an phận thủ thường) và cả nể, làm gì cũng sợ rút dây
động rừng nên có việc gì thường chủ trương đóng cửa bảo nhau…

Một nhược điểm trầm trọng thứ ba là thói cào bằng, đố kị, khơng muốn

cho ai hơn mình (để cho tất cả đều đồng nhất, giống nhau!): Xấu đều hơn tốt
lõi; Khôn độc không bằng ngốc đàn; Chết một đống cịn hơn sống một người…
Những thói xấu có nguồn gốc từ tính cộng đồng này khiến cho ở Việt Nam,
khái niệm “giá trị” trở nên hết sức tương đối (nó khẳng định đặc điểm tính chủ quan
của lối tư duy nông nghiệp): Cái tốt, nhưng mà tốt riêng rẽ thì trở thành xấu (khơn
độc khơng bằng ngốcđàn); ngược lại, cái xấu, nhưng là xấu tập thể thì trở nên bình
thường: Tt mắt là tại hướng đình, Có làng cùng tt, riêng mình đâu! 3

2. Tính tự trị chú trọng nhấn mạnh vào SỰ KHÁC BIỆT.
Khởi đầu là sự khác biệt của cộng đồng (làng, họ) này so với cộng đồng
(làng, họ) khác. Sự khác biệt – cơ sở của tính tự trị – tạo nên tinh thần tự lập cộng
đồng: mỗi làng, mỗi tập thể phải tự lo liệu lây mơi việc. Vì phải tự lo liệu, nên người
Việt Nam có truyền thống, đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Nó
cũng tạo nên lết sông tự cấp tự túc: mỗi làng tự đáp ứng mọi nhu cầu cho cuộc sống
của

3

Trần Ngọc Thêm. 1999. Cơ sở văn hóa Việt Nam. Nhà xuất bản giáo dục,tr100

6


làng mình; mỗi nhà có vườn rau, chuồng gà, ao cá – tự đảm bảo nhu cầu
về ăn; có bụi tre, rặng xoan, gốc mít – tự đảm bảo nhu cầu về ở.
Mặt khác, cũng chính do nhấn mạnh vào sự khác biệt – cơ sở của tính tự
trị – mà người Việt Nam có thói xấu là óc tư hữu ích kỷ Bè ai người nấy chống;
Ruộng ai người nấy đắp bờ; Ai có thân người nấy lo, ai có bị người nấy giữ,
Thân trâu trâu lo, thân bị bị liệu… Ĩc tư hữu ích kỉ nảy sinh ra từ tính tự trị của
làng xã Việt và đã ln bị chính người Việt phê phán: Của mình thì giữ bo bo.

Của người thì để cho bị nó ăn; Của người bồ tát, lúa mình buộc lạt…

Thói xấu thứ hai có nguồn gốc từ tính tự trị là óc bè phái, địa phương
cục bộ, làng nào biết làng ấy, chỉ lo vun vẹn cho địa phương mình: Trống
làng nào làng nấy đánh, Thánh làng nào làng nấy thờ; Trâu ta ăn cỏ đồng
ta; Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn…
Một biểu hiện thứ ba của tính khác biệt – cơ sở của tính tự trị – là óc gia trưởng

– tơn ti: Tính tôn ti, sản phẩm của nguyên tắc tổ chức nông thơn theo huyết
thống, tự thân nó khơng phải là xấu, nhưng khi nó gắn liền với óc gia trưởng,
tạo nên tâm lí quyền huynh thế phụ, áp đặt ý muốn của mình cho người khác,
tạo nên tư tưởng thứ bậc vơ lí: Sống lâu lên lão làng; Áo mặc khơng qua khỏi
đầu, thì nó trở thành một lực cản đáng sợ cho sự phát triển xã hội, nhất là khi
mà thói gia đình chủ nghĩa vẫn đang là một căn bệnh lan tràn.
Đặc điểm môi trường sống quy định đặc tính tư duy. Cả hai quy định tính cách
của dân tộc. Cuộc sống nông nghiệp lúa nước và lối tư duy biến chứng, như ta đã
biết, dẫn đến sự hình thành nguyên lí âm dương và lối ứng xử nước đơi. Cho nên
tính chất nước đơi chính là một đặc điểm tính cách của dân tộc Việt. Người Việt đồng
thời vừa có tinh thần đồn kết tương trợ lại vừa có óc tư hữu, ích kỉ và thói cào bằng;
vừa có tính tập thể hịa đồng lại vừa có óc bè phái, địa phương; vừa có nếp sống
dân chủ bình đắng lại vừa có óc gia trưởng tơn ti; vừa có tinh thần tự lập lại vừa xem
nhẹ vai trị cá nhân; vừa có tính cần cù và nếp sống tự cấp tự túc lại vừa có thói dựa
dẫm, ỷ lại. Tất cả những cái tết và cái xấu ấy cứ đi thành từng cặp và đều

7


tồn tại ở người Việt Nam; bởi lẽ tất cả đều bắt nguồn từ hai đặc trưng gốc trái ngược
nhau là tính cộng đồng và tính tự trị. Tùy lúc tùy nơi mà mặt tốt hoặc mặt xấu sẽ
được phát huy: Khi đứng trước những khó khăn lớn, những nguy cơ đe doạ sự sống

cịn của cả cộng đồng thì cái nổi lên sẽ là tinh thần đoàn kết và tính tập thể; nhưng
khi nguy cơ ấy qua đi rồi thì thói tư hữu và óc bè phái địa phương có thể lại nổi lên. 4

II.

Kể từ Đổi mới (1986) đến nay, các đặc trưng đó có những biến đổi như

thế nào?
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng xã Việt Nam vẫn tồn tại một cách
bền vững. Cho dù các vương triều phía Bắc muốn đồng hóa, cho dù các thế lực của
tư bản phương Tây muốn chinh phục bằng bạo lực, thì làng xã Việt Nam vẫn tồn tại.
Từ những điều kiện cơ sở hình thành và chức năng của nó, làng xã Việt Nam đã thể
hiện sức sống mãnh liệt. Làn xã Việt Nam từ xưa đến nay là di sản lịch sửđể lại cho
đất nước. Đây là di sản của một xã hội với những cư dâ nông nghiệp (họ cải tạo tự
nhiên bằng thủ cơng thơ sơ và gọi đó là những người tiểu nông), với một nền kinh tế
tiểu nông sản xuất nhỏ, manh mún, lạc hậu và chậm phát triển. Làng xã ra đời trong
văn minh nông nghiệp, lấy đất đai làm cơ sở chính của kinh tế. Đời sống văn hóa ở
làng xã xoay quanh các lễhội nông nghiệp. Làng xã Việt Nam có văn hóa riêng. Làng
là đơn vị hành chính của nhà nước qn chủ, có nghĩa vụ với nhà nước. Cư dân các
làng nối đời là thần dân của hồng đế. Làng có ruộng đất riêng, đất đó chia cho dân
đinh của làng mà nhà nước không can thiệp. Đó chính là tính tự trị của làng. Mặt
khác, những người dân sống trong làng có tư tưởng coi trọng ruộng đất, coi trọng
nông nghiệp, coi thường thương nghiệp. Do đó, làng có tình trạng “trọng nơng ức
thương”, cơ lập với thế giới bên ngoài. Tư tưởng kinh tế của người tiểu nông không
phù hợp với điều kiện mới hiện nay là kinh tế thị trọng đạo đức suông, lý luận sng,
chịu nghèo khổ chứ khơng chịu tìm cách vươn ra để thốt khỏi cảnh nghèo khổ của
mình. Bên cạnh đó, những người nơng dân vẫn đề cao tư tưởng tằn tiện, tích lũy của
cải để làm giàu. Ở người nơng dân ln có suy nghĩ “tích cốc

4


Trần Ngọc Thêm. 1999. Cơ sở văn hóa Việt Nam. Nhà xuất bản giáo dục,tr102

8


phịng cơ, tích y phịng hàn”. Vì thế, trong điều kiện đất nước phát triển theo kinh tế
thị trường như hiện nay, thì người nơng dân phải tự thay đổi cho phù hợp. Lịch sử để
lại di sản của một cộng đồng nhà nước - dân tộc mà truyền thống giữ làng để giữ
nước. Q trình đó đã diễn ra hàng nghìn năm. Nhà nước Việt Nam trong lịch sử
được hình thành trong cơng việc trị thủy, đắp đê làm nơng nghiệp. Từ cơng cuộc
chống ngoại xâm, người Việt có truyền thống cố kết, đã sản sinh ra những con người
có nét văn hóa riêng. Họ có thể sẵn sàng tin theo những tư tưởng mới của thời đại
để phát triển, họ có thể thay đổi lịch sử làng xã để phát triển đất nước.
Làng xã là đơn vị kinh tế, chính trị của đất nước. Cư dân làng xã là những
người nông dân gắn liền với kinh tế tiểu nơng, có tư tưởng tiểu nơng, có bản sắc
riêng. Trong các làng xã, người ta thờ ông bà tổ tiên, thờ Phật, thờ thần linh. Điều đó
thể hiện tính chất đa nguyên về văn hóa. Người Việt tin rằng con người sống trong
hai thế giới, thế giới trần gian và thế giới cõi âm. Họ tin rằng có sự quả báo. Do quan
niệm có hai thế giới, nên trong văn hóa của người Việt Nam có việc “kêu rí” (lên
đồng). Họ cho rằng cõi âm - dương có sự liên thông với nhau.

Cùng với Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản, Việt Nam là một trong bốn
quốc gia Nho giáo điển hình. Điểm nổi bật trong văn hóa làng là ở chỗ, Nho
giáo đã ảnh hưởng sâu rộng, hòa nhập với đời sống của làng trong việc xây
dựng gia đình. Nho giáo có tác dụng củng cố quan hệ họ hàng thân tộc, củng
cố quan hệ làng xóm láng giềng; làm nên sự đoàn kết, tạo nên sức mạnh. Tập
quán sản xuất nơng nghiệp theo hình thức tiểu nơng được cổ vũ bởi tư tưởng
Nho giáo. Tư tưởng “dĩ nông vi bản” (lấy nông làm gốc) đã giúp cho làng xã Việt
bình ổn hàng nghìn năm. Song, đây lại chính là lực cản sự phát triển. Khi con

người ngại thay đổi, người ta sẽ khó chống đỡ được những đối thủ bên ngồi

1.

Biến đổi tích cực
1.1. Biến đổi chính trị - quản lý: Sự trở lại của tự quản cấp thơn và vai trị
của hương ước

9


Nhìn lại những thay đổi trong hệ thống chính trị ở cấp cơ sở (làng xã) trong
giai đoạn đổi mới so với giai đoạn hợp tác hóa nơng nghiệp trước đổi mới thì có hai
đặc điểm quan trọng. Thứ nhất, trong giai đoạn đổi mới vai trị của cấp thơn và
trưởng thôn đã được khẳng định trở lại. Thay đổi quan trọng thứ hai trong đời sống
chính trị, quản lý ở nông thôn trong giai đoạn đổi mới là sự trở lại của hương ước.
Trong giai đoạn đổi mới, từ năm 1990 đến 1993, hương ước (mới) được các
làng xây dựng một cách tự phát. Trong giai đoạn này, chưa có văn bản chính thức
nào của Nhà nước thừa nhận vai trị của hương ước cũng như khuyến khích việc
phát triển hương ước. Từ năm 1993, hương ước được điều chỉnh bởi các quy định
chính thức của Nhà nước. Văn bản quan trọng đầu tiên khẳng định vai trò của hương
ước là Nghị quyết số 05 - NQ/HNTW của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá VII về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, ngày
10 tháng 6 năm 1993. Nghị quyết này chỉ chỉ rõ “Khuyến khích xây dựng và thực hiện
các hương ước, các quy chế về nếp sống văn minh ở các thôn, xã”. Sau văn bản
này, nhiều văn bản khác của Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định, cụ thể hóa vai
trị của hương ước (mới) trong đời sống cộng đồng làng xã. Trên thực tế, tại các làng
xã, hương ước mới đã được xây dựng và vận hành trong cuộc sống. Hương ước
điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội từ sản xuất nông nghiệp,
bảo vệ môi trường, đảm bảo trị an, đến đời sống văn hóa tín ngưỡng ở làng xã. Dưới

một góc nhìn nhất định, sự trở lại của hương ước là một biến đổi quan trọng của đời
sống chính trị làng xã trong q trình đổi mới.

1.2. Biến đổi văn hố – tín ngưỡng: Phục hưng lễ hội cộng đồng ở làng và
gia tăng lễ nghi trong các sự kiện của chu trình đời người

Bước vào giai đoạn Đổi mới, hai điểm đáng chú ý trong đời sống văn
hóa - tín ngưỡng làng xã là sự phục hồi trở lại sinh hoạt văn hóa, tín
ngưỡng liên quan đến đình, đền, chùa ở các làng xã và việc tăng cường
các lễ nghi liên quan đến thờ cúng tổ tiên, tang ma và cưới xin.

10


Liên quan đến chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa trong giai đoạn
Đổi mới như là một cơ sở quan trọng của những thay đổi trong đời sống văn
hóa – tín ngưỡng ở các làng xã, chúng ta cần nhắc lại Nghị quyết Hội nghị lần
thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết này đã
khẳng định việc “hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn
hoá truyền thống”. Dưới một góc nhìn nhất định, có thể nói rằng việc phục
hưng, phát triển trở lại của nhiều lễ hội cộng đồng ở các làng xã góp phẩn lưu
giữ và phát huy nhiều giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam.

Như vậy, với tiến trình đổi mới đất nước hơn 30 năm vừa qua, trên bình
diện văn hóa tín ngưỡng ở các làng xã, hai hiện tượng xã hội đáng lưu ý là
sự phục hưng lễ hội cộng đồng và gia tăng lễ nghi liên quan đến các sự
kiện của chu trình đời người như việc cưới, việc tang. Hai hiện tượng này
không chỉ phản ánh những biến đổi của đời sống văn hóa – tín ngưỡng ở
các làng xã mà còn cho thấy sự phát triển kinh tế lẫn những thay đổi về

chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ Đổi mới.
1.3. Biến đổi kinh tế: Từ kinh tế hợp tác xã đến kinh tế hộ gia đình và
sự hội nhập làng xã trên phương diện kinh tế
Về thay đổi chính sách trong nơng nghiệp tạo nên sự chuyển đổi từ kinh tế hợp
tác xã sang kinh tế hộ gia đình, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã
ra Chỉ thị của Ban Bí thư số 100-CT/TW, ngày 13 tháng 1 năm 1981, cải tiến cơng
tác khốn, mở rộng “khốn sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong
hợp tác xã nơng nghiệp. Chỉ thị này là sự cụ thể hóa chủ trương Hội nghị lần thứ
chín của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 12 năm 1980) về “mở rộng việc
thực hiện và hồn thiện các hình thức khốn sản phẩm trong nông nghiệp”. Đây là
cơ chế: “Đội sản xuất khốn sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động (gọi tắt
là khốn sản phẩm) là một hình thức quản lý sản xuất và trả cơng lao động có gắn
trách nhiệm và quyền lợi của người lao động đối với sản phẩm cuối cùng một cách

trực tiếp”. Tuy vậy, thực chất của cơ chế khoán này vẫn dựa trên sở hữu
tập thể về 11


tư liệu sản xuất và quản lý, chỉ đạo sản xuất theo nguyên tắc: “Hợp tác xã nông
nghiệp phải quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất, trước hết
là ruộng đất, sức kéo, phân bón, các cơng cụ và các cơ sở vật chất – kỹ thuật
của tập thể” và “Hợp tác xã phải tổ chức tốt việc quản lý và điều hành lao
động”.
Một bước tiến quan trọng khác của việc chuyển từ kiểu sản xuất hợp tác xã
sang kiểu sản xuất dựa trên đơn vị sản xuất hộ gia đình là “Nghị quyết của Bộ Chính
trị, số 10 ngày 5 tháng 4 năm 1988, về Đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp”.
Nghị quyết này xác định rõ việc “tiếp tục hoàn thiện cơ chế khốn sản phẩm cuối
cùng đến nhóm hộ và hộ xã viên đến người lao động và tổ, đội sản xuất… Trong
ngành trồng trọt, phải điều chỉnh diện tích giao khốn, khắc phục tình trạng phân chia
ruộng đất manh mún hiện nay, bảo đảm cho người nhận khoán canh tác trên diện

tích có quy mơ thích hợp và ổn định trong khoảng 15 năm” .

Nhìn lại diễn tiến q trình xác lập vai trị tự chủ của hộ gia đình trong sản
xuất nơng nghiệp chúng ta thấy q trình này đi từ cơ chế giao khốn cho các
hộ nơng dân đến hình thức các hộ gia đình được tự chủ trong sản xuất nông
nghiệp trên những phần ruộng đất đã được giao ổn định, lâu dài. Tính đến cuối
năm 1999, cả nước đã cơ bản hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nơng nghiệp theo nghị định 64/CP của Chính phủ, đã
có 10.417.437 hộ nông dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với
diện tích là 5.852.750 ha chiếm 88,55% về số hộ và 81,79% về diện tích đất
nơng nghiệp được giao. Hộ nông dân đã trở thành những đơn vị quản lý và sử
dụng phần lớn đất đai nông nghiệp 5. Như vậy, kinh tế của hộ gia đình đã được
khơi phục sau những thay đổi về mặt chính sách kể từ năm 1981.

Trên thực tế, việc phát triển kinh tế hộ gia đình đã tạo ra những thay đổi
trên nhiều phương diện khác nhau của làng xã.
1.4. Biến đổi từ khơng gian đến biến -văn hố – xã hội

5

TRương Thị Tiến. 2002. Q trình xác lập vai trị tự chủ của kinh tế hộ nông.

12


Trên thực tế, q trình xây dựng nơng thơn mới đã được triển khai sâu rộng ở
các vùng nông thôn của cả nước. Việc triển khai chương trình này làm thay đổi làng
xã trên nhiều phương diện. Trước hết là biến đổi không gian làng xã. Biến đổi không
gian làng xã diễn ra dưới tác động của việc hiện thực hóa tiêu chí liên quan đến quy
hoạch, bao gồm quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu, quy hoạch phát triển hạ

tầng kinh tế-xã hộimôi trường, quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh
trang các khu dân cư hiện có; và việc hiện thực hóa các tiêu chí thuộc nhóm tiêu chí
hạ tầng kinh tế xã hội, bao gồm các tiêu chí về giao thơng, thủy lợi, cơ sở vật chất
văn hóa (nhà văn hóa), chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư trong Bộ tiêu chí
quốc gia về nơng thơn mới. Nhằm đạt được những tiêu chí trên, nhiều làng xã đã có
những diện mạo mới về không gian. Những biến đổi của khơng gian làng dưới tác
động của chính sách xây dựng nông thôn mới mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra bao
gồm: làng bị/được đơ thị hóa do đất đai được sử dụng cho mục đích sản xuất cơng
nghiệp và nhà cửa được xây cất, sửa sang theo nhu cầu của các hộ gia đình. Thêm
nữa, các cơng trình cơng cộng của các xã được xây mới làm cho nhiều nơi các
không gian công cộng của làng trước đây không hẳn là trung tâm của xã ngày nay.

Thứ hai là biến đổi làng xã trên các phương diện văn hóa – xã hội – mơi
trường trong q trình xây dựng nông thôn mới. Những biến đổi này bắt nguồn
từ quá trình các địa phương thực hiện tiêu chí liên quan đến giáo dục, y tế, văn
hóa, mơi trường trong Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới

2.

Biến đổi tiêu cực
2.1. Sự biến tướng tiêu cực của hương ước làng xã
Làng xã Việt Nam có một lịch sử rất lâu dài. Mơ hình làng xã đã được duy trì hiệu
quả qua hàng nghìn năm, chống đỡ được nhiều thử thách khắc nghiệt của thiên tại.
Trong mơ hình làng xã, người nông dân Việt rất hiểu thiên nhiên và biết tận dụng
thiên nhiên, hịa đồng với thiên nhiên; thậm chí, rất sợ thiên nhiên, không dám “coi
trời bằng vung”. Khi làng xã phát triển lên, họ hình thành các quy ước (hay hương
ước) để bảo vệ cộng đồng. Các hương ước quy định rất rạch ròi về các mặt đời sống

trong làng. Hệ thống các quy định của hương ước giúp làng xã vận hành
ổn định. 13



Các quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của mọi thành viên trong cộng đồng
được quy định rất rõ ràng. Điều đó giúp cho bộ máy hành chính quản lý
làng xã rất gọn nhẹ, nhưng hiệu quả. Mỗi con người dù đi đâu, khi về đến
làng thì đều phải theo lệ làng. Thực tế, hương ước là công cụ quản lý mềm
rất hiệu quả. Người dân làng quan niệm rằng, thà thiếu thuế vua hơn thua
tục dân, “phép vua thua lệ làng”, “gông làng vừa mang vừa hát”.
Hương ước vốn là do người dân tự thảo luận, đề ra và cùng với chính quyền
thơng qua để thực hành. Hương ước là quy định tự nguyện của người dân, không
phải do ai áp đặt. Nhưng ở nhiều nơi hiện nay, hương ước được hình thành chủ yếu
theo phương thức từ trên “áp đặt” xuống. Ở nhiều địa phương, hương ước các làng
đa phần đều na ná như nhau, chỉ thay tên làng. Trong khi trước đây, hương ước các
làng đều có nét riêng. Vũ Duy Mền cho rằng: “Tơi đã từng đọc một số hương ước
chữ Hán Nơm, thì thấy chủ yếu là thường dân tham gia vào chuyện xây dựng nội
dung, vì đó là những quy định liên quan trực tiếp đến họ. Họ có thể rất ít học, nhiều
người không biết chữ nên không biết ký mà điểm chỉ vào hương ước, nhưng đa số là
thường dân, có những hương ước đến 80-90% người tham gia điểm chỉ. Nhưng họ
là người thi hành. Cách thức xây dựng hương ước theo kiểu từ trên xuống hiện nay
đang làm cho hương ước mất đi giá trị, vì những quy định đó khơng gắn liền với
quyền lợi và nhận thức trực tiếp của người dân. Thành thử, một công cụ mềm để
quản lý làng xã rất hiệu quả đã bị xem nhẹ, bỏ qua”.

2.2. Cường hào làng xã
Nông dân Việt Nam trải qua bao đời gắn bó với làng, với đất, sống nhờ
vào ruộng đất; vì thế, họ thể hiện tình u làng, u q hương. Tuy nhiên,
người tiểu nơng có tâm lý của người sản xuất nhỏ, khơng thích người khác
giống mình; có tâm lý bè phái. Lợi dụng tâm lý đó, nhiều người trong bộ máy
nhà nước tạo bè cánh để chi phối cơ quan. Về mặt kinh tế cũng như những mặt
khác, ai kém hơn họ thì bị họ khinh thường, nạt nộ, ghét bỏ, ai bằng họ thì bị họ

kèn cựa. Vì thế, ý niệm bình đẳng giữa người với người khó hình thành một
cách thực sự. Mà khơng có bình đẳng thì khơng có dân chủ được.

14


Người tiểu nơng có tâm lý thích cào bằng, ghen ghét, khơng thích người khác
hơn mình. Họ cho rằng “dại bầy hơn khơn lỏi”, “khơn độc khơng bằng dại đồn”. Do
vậy, họ không phát huy được sáng kiến. Người tiểu nơng cũng có tâm lý đám đơng,
tâm lý a dua. Người có tâm lý đó thì thụ động, khơng cần phân biệt phải trái. Như
vậy, tâm lý của người tiểu nơng rất phức tạp, trong đó có tâm lý tích cực và tâm lý
tiêu cực. Tâm lý tiêu cực hạn chế những mặt tốt của họ, là chỗ dựa cho thế lực
cường hào ở làng xã và bị tầng lớp cường hào ở làng xã lợi dụng.
Cường hào làng xã là những người có chức sắc trong làng và áp bức nông
dân. Từ thế kỷ XVII trở đi, khi chế độ quân chủ khủng hoảng, dân phiêu tán nhiều
nơi, làng xã tiêu điều, đói khổ vì chiến tranh, vì mất mùa đói kém, thì tầng lớp cường
hào càng có điều kiện thao túng, lộng hành. Cường hào sinh ra do nguyên nhân
khách quan. Nguyên nhân đó là ở chỗ, làng xã Việt Nam bị bao bọc xung quanh bởi
lũy tre làng; kinh tế của làng xã là kinh tế tiểu nơng khép kín; người dân trong làng xã
thiếu thơng tin, thiếu hiểu biết, gần như tách hẳn với thế giới bên ngồi; trong làng
tồn tại các dịng họ, đẳng cấp; người đứng đầu dòng họ, kẻ mạnh thường lấn át, chi
phối, thao túng, lộng hành trước kẻ yếu. Dần dần, cường hào trở thành một tệ nạn
trong làng xã. Khi mà người nơng dân sợ đụng chạm thì cường hào có thể bẻ ngược
những chính sách của nhà nước theo hướng có lợi cho mình; người dân trong làng
xã mất dần tính chất dân chủ.
Tình trạng kéo bè, kéo cánh trong làng tạo điều kiện cho kẻ mạnh lũng đoạn
dân làng. Bộ máy cai trị ở thơn q được hình thành trên cơ sở hiệp thương, thỏa
thuận giữa các phe cánh trong làng, chủ yếu xung quanh các dòng họ. Tính chất
huyết tộc dịng họ làm cho việc điều hành của người cầm quyền khó khăn. Chủ
trương chính sách của nhà nước lẽ ra cần được người dân bàn bạc, nhưng thực tế

người dân hầu như khơng có quyền bàn bạc. Người dân khơng có dân chủ vì mọi
việc do cường hào quyết định. Từ đây ta có thể thấy rằng lực lượng cản trở dân chủ


nông thôn cả xưa và nay là cường hào làng xã. Trước kia có cường hào, nay cũng

15


có cường hào, đó là cường hào mới. Muốn dân chủ hóa nơng thơn thì phải
xóa bỏ tệ nạn cường hào.6
3.

Tính tự trị của làng xã Đồng bằng sơng Hồng thông qua hương ước

hiện nay.
Trong suốt chiều dài lịch sử xã hội phong kiến, Hương ước ln giữ vị trí quan
trọng trong việc ổn định cuộc sống của dân làng, bên cạnh đó, Hương ước cịn là
cơng cụ đắc lực để Nhà nước điều chỉnh và quản lý làng xã. Tuy nhiên, Thực dân
dân Pháp khi đặt ách đô hộ vào Việt Nam đã lợi dụng bộ máy và cơ chế hoạt động
sẵn có của làng xã để cai trị nhân dân ta. Cuộc “Cải lương hương chính” đã được
thực hiện trong những năm đầu thế kỷ XX với mục tiêu củng cố bộ máy chính quyền
thực dân phong kiến ở nông thôn Việt Nam. Nhà nước thực dân phong kiến đã trực
tiếp quản lý Hương ước của các làng xã bằng cách soạn thảo “Hương ước mẫu”,
buộc các làng lấy đó làm căn cứ để soạn thảo hương ước cho từng làng. Hương
ước cải lương đã được tổ chức soạn thảo và thực hiện ở hầu hết các làng xã (nhất
là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ) với mục đích dùng Hương ước để nắm và quản lý làng
xã theo định hướng có lợi cho chính quyền thực dân (nhưng nhiều bản Hương ước
thời kỳ này cũng có những yếu tố tích cực).
Chính vì vậy, sau khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước Việt Nam

khơng chủ trương xây dựng Hương ước ở nông thôn. Thời gian này, người ta quan
niệm rằng, Hương ước là biểu hiện tập trung của những tư tưởng cổ hủ, lối sống lạc
hậu, khơng có cơ sở để tồn tại trong mơi trường xã hội mới. Trong Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI (1986) đã khởi xướng đường lối đổi mới, đem lại nhiều chuyển biến
quan trọng trong xã hội đặc biệt là những thay đổi trong làng xã. Làng (thôn, ấp,
bản)... dần trở lại vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Chính sách đổi mới
đã đem lại hiệu quả thiết thực không chỉ trong kinh tế mà cả trong đời sống văn

6

2020. Thách thức đố với sự phát triển của làng xã Việt Nam hiện nay. 2 2. />
16


hoá của nhân dân. Nhiều phong tục tập quán tốt đẹp như lễ hội, diễn
xướng dân gian truyền thống được phục hồi.
Đến nay, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp – nơng thơn,
và q trình đơ thị hóa đã làm thay đổi diện mạo làng xã Việt Nam nói chung và
làng xã đồng bằng sơng Hồng nói riêng. Cảnh quan truyền thống với biểu
tượng “cây đa, bến nước, sân đình” đang dần bị thu hẹp thậm chí là biến mất.
Diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp, kết cấu kinh tế đa dạng hơn, chế độ phân
chia ruộng đất khơng cịn vì vậy trong các bản Hương ước mới hiện nay hầu
như không đề cập nhiều đến vấn đề kinh tế. Mà chủ yếu đề cập đến các vấn đề
về tơn giáo, tín ngưỡng; nếp sơng văn hóa; đạo lý gia đình – xã hội; trật tự trị
an. Những biến đổi đó của Hương ước cũng biểu hiện sự biến đổi của tính tự trị
làng xã ở khu vực đồng bằng sông Hồng hiện nay.

3.1. Thực trạng biến đổi tính tự trị của làng xã đồng bằng sông
Hồng thông qua Hương ước.
3.1.1. Sự biến đổi trong quy định về lễ nghi tơn giáo, tín ngưỡng

Để phù hợp với thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại háo ngày nay, các quy định về lễ
hôi trong Hương ước cũng có sự biến đổi. Trong xã hội cổ truyền, lễ hội được tổ
chức bởi phe giáp ở làng xã với sự phân cơng mang tính cộng đồng, việc tổ chức lễ
hội sẽ luân phiên từ giáp này tới giáp khác trong mỗi năm hoặc kỳ lễ hội. Ngày nay,
việc tổ chức lễ hội đã có nhiều sự thay đổi, có thể do chính quyền trực tiếp tổ chức,
huy động cộng đồng tham gia hoặc cộng đồng trực tiếp tổ chức dưới sự hướng dẫn,
chỉ đạo của chính quyền địa phương. Lễ hội trước đây được tổ chức trong không
gian làng xã nhưng khơng gian này hiện nay có nhiều thay đổi, biến dạng. Nhiều
cơng trình di tích đình, đền, miếu... nay đã khơng cịn hoặc đã được sử dụng vào
mục đích khác nên nhiều lễ hội đã khơng thể khơi phục được các trò diễn, cuộc rước
như xưa. Việc tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống của làng xưa kia thường không
bị chi phối nhiều bởi lượng khách thập phương, mà chủ yếu là “người của làng
mình”, các làng đều tổ chức lễ hội lớn để thể hiện sự uy nghiêm của làng mình. Ngày

17


nay khách thập phương đi lễ hội tăng cao, thậm chí, trong nhiều trường hợp,
các cộng đồng địa phương tổ chức lễ hội truyền thống chủ yếu phục vụ khách
thập phương chứ không hướng đến cộng đồng cư dân địa phương như trước.
Điều này cho thấy rằng tính tự trị của làng xã có sự biến đổi để phù hợp với thời
kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay. Lễ hội tổ chức không chỉ trong
khuôn khổ mỗi làng như trước đây, họ đã cởi mở hơn Nhiều địa phương, kinh
doanh các dịch vụ trong lễ hội đã mang lại một nguồn thu tương đối lớn, giải
quyết công ăn việc làm cho một số người dân.
Ông bà, cha mẹ đều ln giáo dục ý thức bảo vệ đền, đình, miếu, chùa; nhắc
nhở con cháu phải tơn kính thần thánh, cả khi đi qua đình chùa, đền miếu. Người
xưa ln quan niệm, khơng chỉ đình, chùa, đền, miếu mà cả những di vật trong đó
đều là của thánh thần, có tính thiêng, nếu làm hư hỏng, mất mát, làm hủy hoại hoặc
lấy trộm thì khơng chỉ “phải tội” với thần linh mà còn bị thần linh trừng phạt bằng cách

gây ốm đau, bệnh tật hoặc làm ăn sa sút, gây bất hồ trong gia đình... Chính vì thế,
xưa kia, dân làng, từ già đến trẻ đều có ý thức bảo vệ đình chùa, đền miếu, làm cho
các di tích này ln mang tính thiêng liêng, huyền bí, khơng ai dám xâm phạm.

Trong các bản Hương ước, quy ước đều có những quy định về bảo vệ
các di sản văn hóa của làng, đặc biệt là các di sản văn hóa vật thể như: đình,
chùa, miếu và nghi thức tế, lễ trong lễ hội, lễ cúng của làng. Làng xã đề ra các
quy định trong hương ước, nhằm ngăn ngừa và xử phạt (mức phạt thường
nặng hơn so với các vi phạm bình thường) đối với các hành vi xâm phạm di tích
như: chặt cây cối, làm mất vệ sinh, gây mất trật tự trong khu vực, lấy trộm cổ
vật trong di tích... Các di vật q được giữ gìn rất bí mật và cẩn thận, chẳng
hạn, sắc phong chỉ có thủ từ và một số kỳ mục, chức dịch biết nơi cất giữ.
Ngày nay, các bản Quy ước xây dựng thơn, làng văn văn hóa khơng có nhiều
quy định trong việc gìn giữ, bảo tồn các di tích như các bản Hương ước trước đây,
nhưng việc bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích ln được cộng đồng và người
dân quan tâm, gìn giữ và phát triển trở thành những di sản văn hóa của mỗi làng.

Gắn liền với việc bảo vệ cơ sở vật chất, không gian di tích, các bản hương
ước cịn 18


chú trọng đến bảo vệ các nghi thức tế, lễ thể hiện lịng thành kính của nhân
dân, cộng đồng với với những người có cơng với làng, với nước. Hàng
năm làng tổ chức lễ xuân tế (xuân kỳ), thu tế (thu báo) và kỷ niệm các ngày
lễ lớn của đất nước... phù hợp với phong tục, tập quán, phản ánh đúng tâm
tư nguyện vọng, tình cảm, tâm linh, tâm thực của quần chúng, phải giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc và truyền thống tốt đẹp của quê hương
3.1.2. Sự biến đổi trong quy định về nếp sống văn hóa



nơng thơn có rất nhiều hình thức sinh hoạt văn hố cộng đồng. Những ngày

giỗ tết, hội đình, hội đền, hội chùa…là những hình thức sinh hoạt văn hố mang đậm
dấu ấn gia đình và dịng họ. Đây là cơ hội để bà con họ hàng đi lại thăm nom, giao lưu
và tiếp xúc, nhưng những hình thức sinh hoạt văn hố mang tính cộng đồng và dịng họ
nhiều nhất phải kể đến việc giỗ tổ, lễ cưới và lễ tang. Qua những hình thức sinh hoạt
văn hố chung này, sức cố kết xã hội được tái xác định, những rạn nứt, đố kị, có khi cả
những hận thù diễn ra trong cuộc sống hàng ngày lắng dịu một phần,

đôi khi được xoá bỏ. Đây là sự thể hiện các giá trị xã hội cộng đồng và tái
xác định những giá trị đã gắn bó các nhóm lại với nhau.
Giỗ tổ là việc tế lễ vị thuỷ tổ- người được coi là đầu tiên sáng lập ra dòng họ,
diễn ra vào dịp kỉ niệm hàng năm ngày mất. Nhiều dòng họ ở làng quê vùng đồng
bằng Bắc Bộ có nhà thờ họ, các dịng họ qun góp xây dựng từ đường trở nên phổ
biến. Ngày giỗ họ, cả dòng tộc quây quần thực hiện các nghi lễ thờ cúng, bày tỏ lòng
biết ơn tổ tiên. Gần đây, việc quy tập và xây cất nghĩa trang dòng họ cũng khá phổ
biến. Tục thờ cúng tổ tiên đã góp phần tích cực củng cố mối quan hệ dòng họ. Tục
thờ cúng cùng với những quy định về gia lễ, gia huấn và những quy định về ứng xử
khiến cho dịng họ góp phần không nhỏ điều chỉnh hành vi của con người, tạo ra một
kiểu quản lý xã hội. Gia đình và dịng họ, trên một mặt nào đó góp phần giữ gìn an
tồn và ổn định xã hội. Trước đây, thơng thường các dịng họ có ruộng hương hoả.
Mọi chi phí cho việc giỗ tổ lấy từ đó ra. Cịn ngày nay, ruộng hương hoả khơng cịn,
việc tế tự tổ tiên được tiến hành trên cơ sở đóng góp thường kỳ của các thành viên.

19



×