Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

(Tiểu luận) tiểu luận đề tài phân tích quan điểm kinh tế chính trị mác lênin về nguồn gốc và giá trị thặng dưnêu ý nghĩa thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.64 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
Khoa Khoa Học Cơ Bản

TIỂU LUẬN
Đề Tài: Phân tích quan điểm kinh tế chính trị Mác-LêNin về nguồn gốc và giá
trị thặng dư?Nêu ý nghĩa thực tiễn.

Sinh viên thực hiện:
1.Trần Trung Kiên-20010778

6.Vũ Thị Miên-20010912

2. Lưu Thảo Linh-20010533

7.Đặng Ngọc Lâm-20010646

3.Nguyễn Thị Mỹ Lan-20010531

8.Tạ Tú Linh-20010335

4.Nguyễn Ngọc Mai-20010476

9.Hoàng Minh Nam-20010300

5.Trần Thị Thuỳ Linh-20010535

Lớp: Kinh tế chính trị Mác-Lênin 11_1.1(14.FS).4_LT
Năm học: 2021-2022

1



_______MỤC LỤC______________________________________________
PHẦN I. MỞ ĐẦU.............................................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG........................................................................4
1.Định nghĩa về giá trị thặng dư.......................................................4
2.Nguồn gốc giá trị thặng dư............................................................4
2.1.Công thức chung của tư bản........................................................4
2.2. Hàng hóa sức lao động..............................................................5
3. Sự sản xuất giá trị thặng dư dưới chủ nghĩa tư bản........................6
4.Bản chất giá trị thặng dư..............................................................8
5.Tỷ suất và khối lượng của giá trị thặng dư......................................9
6. Ý nghĩa tiễn giá trị thặng dư.......................................................10
PHẦN III.KẾT LUẬN......................................................................13
Tài liệu tham khảo........................................................................... 14

2


PHẦN I. MỞ ĐẦU
Giá trị thặng dư là mục tiêu của các nhà tư bản, là điều kiện tồn tại và
phát triển của tư bản. Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất hàng hóa theo quy
mơ lớn. Đó là sự kết hợp của ba quá trình: sản xuất ra giá trị sử dụng, sản xuất
ra giá trị và sản xuất ra giá trị thặng dư – đây là mục đích tuyệt đối hóa của Tư
bản chủ nghĩa. Chính vì thế, để đạt được mục đích tối đa của mình, họ đã mua
sức lao động của người cơng nhân kết hợp với tư liệu sản xuất để sản xuất ra
sản phẩm và thu về giá trị thặng dư. Bất kỳ một nền sản xuất nào muốn phát
triển được, muốn đáp ứng nhu cầu của con người về điều kiện sống đều phải
tái sản xuất, mở rộng và phải tạo ra được sản phẩm thặng dư. Bởi mức độ giàu
có của xã hội tuỳ thuộc vào khối lượng sản phẩm thặng dư. Xã hội càng phát
triển thì sản phẩm thặng dư càng nhiều. Song trong mọi xã hội, sản phẩm

thặng dư bán trên thị trường đều có giá trị, nhưng chỉ có ở nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa thì giá trị của sản phẩm thặng dư mới là giá trị thặng dư. Từ đó có
thể khẳng định sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ
nghĩa tư bản. Cho nên để nghiên cứu giá trị thặng dư, ta chỉ nghiên cứu nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vậy vấn đề cần đặt ra là giá trị thặng dư là gì?
Nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư? Các ý nghĩa thực tiễn của giá trị
thặng dư? Đây là một vấn đề có tầm quan trọng rất lớn. Việc nghiên cứu nó
phải được xuất phát từ các quan điểm đúng đắn của học thuyết Mác và thực
tiễn. Vì vậy mà nhóm đã chọn đề tài “Phân tích quan điểm kinh tế chính trị
Mác – Lênin về nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư? Nêu ý nghĩa thực
tiễn.”.

3


PHẦN II. NỘI DUNG
1.Định nghĩa về giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư là mức độ dơi ra ngồi giá trị sức lao động do công nhân
tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, giá trị thặng dư là nguồn gốc hình thành
lên thu nhập của các nhà tư bản và các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản.
2.Nguồn gốc giá trị thặng dư
2.1.Công thức chung của tư bản
Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là nền kinh tế hàng hóa phát
triển cao, do đó có biểu hiện giống như nền kinh tế hàng hóa thông qua sự vận
động của các yếu tố cơ bản là hàng hóa và tiền, những hoạt động kinh tế cơ
bản là mua và bán, những quan hệ kinh tế cơ bản giữa người mua và người
bán. Tuy nhiên nếu như lưu thơng hàng hóa biểu hiện qua cơng thức H - T H, có mục đích chủ yếu là giá trị sử dụng thì mục đích của lưu thơng tư bản
lại là giá trị biểu hiện thông qua công thức T - H - T, và đặc biệt là giá trị
thặng dư với tư cách là nguồn làm giàu cho chủ tư bản, do đó cơng thức chung
của lưu thông tư bản phải là T - H - T’ trong đó T’ = T + t, C.Mác gọi t là giá

trị thặng dư.
Qua nghiên cứu, Mác đi đến kết luận: “Tư bản không thể xuất hiện từ
lưu thông mà cũng khơng xuất hiện ở ngồi lưu thơng. Nó phải xuất hiện
trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thơng”. Đây chính là mâu
thuẫn chung của cơng thức tư bản.
Để có được giá trị thặng dư mà vẫn tuân thủ các quy luật khách quan của
nền kinh tế hàng hóa, đặc biệt là quy luật giá trị, thì trên thị trường sản xuất
hiện phổ biến một loại hàng hóa có giá trị sử dụng đặc biệt là tạo ra giá trị

4


mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Hàng hóa đó gọi là hàng hóa sức lao
động.
2.2. Hàng hóa sức lao động
“Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất
và tinh thần tồn tại trong một cơ thể trong một con người đang sống và được
người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”.
Sức lao động là yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất trong mọi thời
đại. Để sức lao động trở thành hàng hóa phổ biến theo thực tiễn lịch sử phát
triển kinh tế thế giới cần phải có hai điều kiện cơ bản:
Một là, “người trụ sức lao động ấy có thể bán được nó với tư cách là
hàng hóa, thì người đó phải có khả năng chi phối được sức lao động
ấy, do đó, người ấy phải là kể tự do sở hữu năng lực lao động của
mình, thân thể của mình” đồng thời “người sử giữ sức lao động bao
giờ cũng chỉ bán sức lao động đó trong một thời gian nhất định”.
Hai là, “người chủ sức lao động phải khơng cịn có khả năng bán
những hàng hóa trong đó lao động của anh ta được vật hóa, mà trái
lại, anh ta buộc phải đem bán, với tư cách là hàng hóa, chính ngay
cái sức lao động chỉ tồn tại trong cơ thể sống của anh ta thôi”.

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường hiện đại, sức lao động vẫn là một
trong những hàng hóa phổ biến và quan trọng, tuy nhiên những điều kiện để
sức lao động trở thành hàng hóa có sự thay đổi lớn. Người lao động có thể
đem bán sức lao động khi lao động làm thuê có thể mang lại lợi ích cao hơn.
Hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính cơ bản là giá trị và giá trị sử
dụng. “Giá trị của sức lao động cũng như mọi hàng hóa khác được quyết định
bởi số thời gian lao động cần thiết để sản xuất, và do đó, để sản xuất ra thứ
sản phẩm đặc biệt ấy”. Quá trình đó chỉ có thể thực hiện với một lượng tư liệu
sinh hoạt nhất định, vì vậy “thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra sức lao
5


động sẽ quy thành thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra những tư liệu
sinh hoạt ấy, hay nói một cách khác giá trị của sức lao động là giá trị của
những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của con người có sức
lao động ấy”. Giá trị hàng hóa sức lao động khơng những bao gồm giá trị của
những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động ở mức giản đơn,
mà còn bao gồm những giá trị những tư liệu sinh hoạt cho những người thay
thế và chi phí đào tạo, đồng thời chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố tinh thần
và lịch sử.
Giá trị sử dụng của sức lao động mà người chủ tiền nhận được khi trao
đổi, chỉ thể hiện ra trong quá trình sử dụng thực sự, tức là trong quá trình tiêu
dùng sức lao động. Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, “quá trình
tiêu dùng sức lao động đồng thời cũng là q trình sản xuất ra hàng hóa và giá
trị thặng dư”.

3. Sự sản xuất giá trị thặng dư dưới chủ nghĩa tư bản
Sản xuất giá trị thặng dư trước hết là sản xuất hàng hóa, là q trình kết
hợp sức lao động với tư liệu sản xuất để tạo ra một giá trị sử dụng với quy
cách, phẩm chất nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, đó là

q trình kết hợp giữa lao động với tư liệu sản xuất mà nhà tư bản đã mua
được, nên có những đặc điểm khác biệt so với sản xuất hàng hóa giản đơn:
cơng nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản và sản phẩm làm ra
thuộc sở hữu của nhà tư bản. Đồng thời đó là q trình sản xuất giá trị và giá
trị thặng dư dựa trên cơ sở của quy luật giá trị.
Ví dụ dệt tơ thành lụa
Q trình sản xuất tư bản chủ nghĩa trong sự thống nhất của nó như là
quá trình lao động và quá trình tăng thêm giá trị qua ví dụ về sản xuất lụa.

6


Giả định sản xuất 10kg lụa cần 10 kg tơ và giá 10kg tơ là 10 USD. Để
biến số tơ đó thành sợi, một cơng nhân phải lao động trong 6 giờ và hao mịn
máy móc là 2 USD; giá trị sức lao động trong một ngày cùa người công nhân
là 3 USD; trong một giờ lao động người công nhân đã tạo một giá trị là 0.5
USD; cuối cùng, ta giả định rằng trong quá trình sản xuất sợi đã hao phí
theo thời gian lao động xã hội cần thiết.
Với giả định như vậy, nếu như quá trình lao động kéo dài đến cái điểm
mà ở đó bù đắp được giá trị sức lao động (6 giờ), tức là bằng thời gian lao
động cần thiết thì chưa có sản xuất giá trị thặng dư, do đó tiền chưa biến
thành tư bản.
Trong thực tế q trình lao động khơng dừng lại ở điểm đó. Giá trị sức lao
động mà nhà tư bản phải trả khi mua và giá trị mà sức lao động có thể tạo ra cho
nhà tư bản là hai đại lượng khác nhau mà nhà tư bản đã tính đến điều đó trước
khi mua sức lao động. Nhà tư bản đã trả tiền mua sức lao động trong ngày. Vậy
việc sử dụng sức lao động trong ngày đó thuộc về nhà tư bản.

Chẳng hạn, nhà tư bản bắt công nhân lao động trong 1 giờ 1 ngày thì:
Chi phí sản xuất

-

Tiền mua tơ là 20 USD

Giá trị của sản phẩm mới
(20kg lụa)
- Giá trị của tơ được chuyển vào lụa
là 20 USD

-

Hao mịn máy móc là 4 USD

- Giá tị của máy móc được chuyển vào
sợi là 20 USD

-

Tiền mua sức lao động trong một

ngày là 3 USD
Tổng: 27 USD

7

- Giá trị do lao đọng của công nhân
tạo ra 12h lao lao động là 6
USD Tổng: 30 USD



Ta thấy rằng, tồn bộ chi phí của nhà tư bản để mua tư liệu sản xuất và
sức lao động là 27 USD. Trong 12h lao động, công nhân tạo ra một sản
phẩm mới (20kg lụa) có giá trị bằng 3 USD, lớn hơn giá trị ứng trước là 3
USD. Vậy 27 USD ứng trước thành 30 USD, đã đêm lại một giá trị thặng dư
là 3 USD. Do đó tiền biến thành tư bản. Phần giá trị mới dôi ra so với giá trị
sức lao động gọi là giá trị thặng dư.

4.Bản chất giá trị thặng dư
Để nghiên cứu yếu tố cốt lõi để tạo nên giá trị thặng dư trong quá trình
sản xuất của nhà tư bản thì C.Mác đã chia tư bản thành hai bộ phận tư bản bất
biến và tư bản khả biến. Như vậy ta muốn cho tư bản khả biến hoạt động thì
phải có một tư bản bất biến đã được ứng trước với tỷ lệ tương đương. Giá trị
của một hàng hóa của một hàng hóa bằng giá trị tư bản bất biến mà nó chứa
đựng cộng giá trị của tư bản khả biến:
Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản
xuất mà giá giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, từ là giá
trị khơng biến đổi về lượng trong q trình sản xuất, ký hiệu là c.
Tư bản khả biến là bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thức giá trị
sức lao động trong quá trình sản xuất đã tăng thêm về lượng, kí hiệu
là v.
Qua sự phân chia tư bản khả biến và tư bản bất biến, ta thấy được bản
chất bóc lột của tư bản chủ nghĩa, chỉ có lao động của cơng nhân làm th mới
tạo ra giá trị thặng dư của nhà tư bản. Tư bản đã bóc lột một phần giá trị mới
do cơng nhân tạo ra. Như vậy giá trị mà tư bản bỏ ra một giá trị c + v nhưng
mà giá trị mà tư bản thu vào là c + v + m và phần m là phần dôi ra mà tư bản
bóc lột.

8



Mục đích của nhà tư bản trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa
không những chỉ dừng lại ở mức có giá trị thặng dư, mà quan trọng là phải thu
được nhiều giá trị thặng dư, do đó cần có thước đo để đo lường giá trị thặng
dư về lượng. C.Mác đã sử dụng tỷ suất và đối khối lượng giá trị thặng dư để
đo lường giá trị thặng dư.
5.Tỷ suất và khối lượng của giá trị thặng dư
Sau khi vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, C.Mác nghiên cứu
trình độ và quy mơ của sự bóc lột, tức là nghiên cứu tỷ suất và khối lượng giá
trị thặng dư.
a)

Tỷ suất giá trị thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư
và tư bản khả biến tương ứng để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.
Nếu ký hiệu m' là tỷ suất giá trị thặng dư, thì m’ được xác định bằng
cơng thức:
m' = (m/v)*100%
Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trong tổng số giá trị mới do sức lao động
tạo ra, thì cơng nhân được hưởng bao nhiêu, nhà tư bản chiếm đoạt bao nhiêu.
Tỷ suất giá trị thặng dư còn chỉ rõ trong một ngày lao động, phần thời gian lao
động thặng dư mà người công nhân làm cho nhà tư bản chiếm bao nhiêu phần
trăm so với thời gian lao động tất yếu làm cho mình. Do đó, có thể biểu thị tỷ
suất giá trị thặng dư theo một cơng thức khác:
m’=
Tỷ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với
cơng nhân làm th, nó chưa nói rõ quy mơ bóc lột. Để phản ánh quy mơ bóc
lột, C.Mác sử dụng phạm trù khối lượng giá trị thặng dư.
Ví dụ :1 người lao động làm việc 1 ngày là 8h và 4h là thời gian lao động tất
yếu thì:
9



m’ = 4/4 x 100% = 100% => Tỷ suất thặng dư là 100%
b)

Khối lượng giá trị thặng dư
Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng
tư bản khả biến đã được sử dụng.
Nếu ký hiệu M là khối lượng giá trị thặng dư thì M được xác định bằng
cơng thức:
M= m.V hay M=
Trong đó:

-

v: tư bản khả biến đại biểu cho giá trị 1 sức lao động

-

V: Tổng tư bản khả biến đại biểu cho giá trị của tổng số sức lao động.

Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư càng tăng, vì trình
độ bóc lột sức lao động càng tăng.
Ví dụ về khối lượng giá trị thặng dư: Một doanh nghiệp thuê 100 công nhân
lương là 200 đô/tháng, tỷ suất khối lượng thặng dư là 150%.
m’ = m/v x 100% = 150/100%/200 = 300$
=> Khối lượng giá trị thặng dư cả năm của doanh nghiệp đó

M = m’ x V = 300 x 100 x 12 = 360.000$
6. Ý nghĩa tiễn giá trị thặng dư

Học thuyết về giá trị thặng dư của Các Mác được ra đời trên cơ sở từ
việc nghiên cứu, tìm hiểu rõ các phương thức sản xuất của chủ nghĩa tư bản.
Với việc ra đời học thuyết này đã vạch trần, làm rõ thực chất sự bóc lột tư bản
chủ nghĩa, là cội nguồn của việc đối lập kinh tế giữa giai cấp tư sản và giai
cấp vô sản, cơ sở vũ trang của giai cấp vô sản và lý luận cách mạng sắc bén
trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, ý nghĩa thực tiễn mà
học thuyết giá trị thặng dư này đem lại không chỉ dừng ở đó. Học thuyết này
10


cịn có ý nghĩa thực tiễn vơ cùng quan trọng trong hiện nay và đặc biệt đối với
quan điểm đổi mới về chủ nghĩa xã hội và cụ thể trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Việc vận dụng các nội dung của học
thuyết giá trị thặng dư là một yêu cầu cần thiết và quan trọng nhằm đảm bảo
tính phù hợp và khoa học, đồng thời phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Có thể thấy rõ trên học thuyết và thực tế thì giá trị thặng dư là nguồn cấu
thành động lực để tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhất là đối với nền sản
xuất xã hội. Tuy nhiên, vấn đề được quan tâm là giá trị thặng được sản xuất ra
này nhằm phục vụ cho ai, cho nhân dân hay xã hội…? Vấn đề này thuộc về
ngay từ góc độ nhận thức, do đó, cần quán triệt và làm rõ một số nội dung
chính sau:
Thứ nhất, để có thể tạo ra được giá trị thặng dư thì người cơng nhân,
người lao động phải đạt được một năng suất lao động nhất định phù hợp
với một độ.
Thứ hai, phải tập trung nhấn mạnh, coi trọng việc tăng năng suất lao
động và trước hết là ở những ngành sản xuất tư liệu sản xuất và những
ngành thuộc sản xuất tư liệu sinh hoạt dài ngày lao động nhất định và
cường độ lao động nhất định.
Thứ ba, cần nhận thức rõ ràng và đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của
nhân tố vật chất và nhân tố con người trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra

giá trị thặng dư.
Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị dơi ra ngồi giá trị sức lao động do
nhân công tạo ra và thuộc quyền sở hữu của người chủ vốn. Giá trị thặng dư là
nguồn thu nhập cơ bản của các nhà tư bản, là cơ sở của toàn bộ các quan hệ tư
bản chủ nghĩa. Vì vậy cho nên giá trị thặng dư là mục đích quyết định của sản
xuất tư bản chủ nghĩa.

11


Lợi nhuận tư bản chủ nghĩa là kết quả của tổng tư bản đưa vào sản xuất.
Do đó, lợi nhuận sẽ:
Xóa nhịa sự khác biệt giữa giá trị tư bản bất biến dùng trong sản xuất (c)
và giá trị tư bản khả biến (v)
Che giấu nguồn gốc tạo ra giá trị thặng
dư Che giấu quan hệ tư bản chủ nghĩa
Nếu chỉ xét thuần túy, đơn giản trong lĩnh vực kinh tế thì bất kỳ mỗi cá
nhân hay tổ chức nào mà có chi, đầu tư tiền vào trong q trình sản xuất –
kinh doanh thì cho dù là gián tiếp hay trực tiếp như là gửi ngân hàng hay đầu
tư thơng qua đầu tư chứng khốn thì đồng tiền lúc này sẽ trở thành công cụ,
phương tiện để sinh lời, lợi nhuận.
Mỗi cá nhân dù bất bất cứ ai đều có thể dễ dàng trở thành một nhà đầu
tư, nhà tư bản nếu có kiến thức, biết cách sử dụng hợp lý, linh hoạt nguồn vốn
đang có của mình trong đầu tư kinh doanh. Đồng tiền nếu chỉ tích lũy thuần
túy, để khơng thì nó chỉ được coi đồng tiền chết, khơng những khơng mang lại
lợi ích cho cá nhân đang sở hữu đó mà cịn khơng đem lại những lợi ích mới
cho những người khác, đặc biệt là những người cần vốn để mở rộng đầu tư,
sản xuất.
Trong bất kì xã hội nào và ở bất cứ thời điểm nào thì việc tăng giá trị
thặng dư ln là điều mong muốn và con người ln cố gắng tìm cách tăng

giá trị thặng dư. Cùng với sự phát triển của cơng nghệ máy móc hiện nay, khi
các nhà tư bản áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến hay sử dụng, vận
dụng linh hoạt được các nguồn tri – kiến thức, trí tuệ của con người để áp
dụng vào trong các giai đoạn, quá trình sản xuất kinh doanh nhằm góp phần
làm giá trị thặng dư tăng lên tối đa, mà không cần phải kéo dài thêm cường độ
lao động và thời gian lao động gây ảnh hưởng đến sức khỏe những người lao
động.

12


PHẦN III.KẾT LUẬN
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là sản xất giá trị sử
dung, mà là sản xuất ra giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị
thặng dư bằng bất kì thủ đoạn nào là mục đích, động cơ thúc đẩy sự hoạt động
của mỗi nhà tư bản, cũng như toàn bộ xã hội tư sản. Sản xuất ra giá trị thặng
dư là động lực bận động của phương thức sản cuất tư bản chủ nghĩa C.Mác
viết: “Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm giàu, là nhân giá trị lên,
làm tặng giá trị, do đó bảo tồn giá trị trước kia và tạo ra giá trị thặng dư”. Lý
luận giá trị thặng dư của C.Mác có một ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển
kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam. Học thuyết giá trị thặng dư
của C.Mác ra đời trên cơ sở nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Phát hiện giá trị thặng dư làm nổ ra cuộc cách mạng thực sự trong toàn
bộ khoa học kinh tế, vũ trang cho giai cấp vơ sản thứ vũ khí sắc bén trong
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.

13


Tài liệu tham khảo

[1]

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn giảng viên lý luận chính trị

(8/2019), Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dành cho bậc đại học – khơng chun lý
luận chính trị)
[2]

khotrithucso.com K. T. T. S.-. (khơng ngày-a). Triết mác Lí luận giá trị

thặng dư của C Mác và ý nghĩa lí luận ý nghĩa thực tiễn của học thuyết giá trị thặng
dư đối với nước ta. Truy vấn 8 Tháng Mười 2021, từ
[3]

khotrithucso.com K. T. T. S.-. (không ngày-b). Tỷ suất giá trị thặng dư ý

nghĩa



luận



thực

tiễn.

Truy


vấn

8

Tháng

Mười

2021,

từ


[4]

Giá trị thặng dư là gì? Ví dụ giá trị thặng dư. (2020, Tháng Mười-Một 24).

Luật Hoàng Phi. />[5]

Mối Quan Hệ Giữa Lợi Nhuận Và Giá Trị Thặng Dư? | Vatgia Hỏi &

Đáp. (không ngày). Vatgia.Com. Truy vấn 8 Tháng Mười 2021, từ
/>
14


15




×