Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thuế xuất nhập khẩu và kế toán thuế xuất nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.9 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
----------------------------------

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2021 - 2022
Đề tài bài tập lớn: Anh (chị) hãy trình bày hiểu biết của mình về thuế xuất nhập
khẩu và kế tốn thuế xuất nhập khẩu trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, anh
(chị) hãy liên hệ thực tế về phương pháp kế toán thuế xuất nhập khẩu tại một
doanh nghiệp cụ thể và đưa ra nhận xét.

Họ và tên:
Mã sinh viên:
Lớp:
Tên học phần:
Giảng viên hướng dẫn:

Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ KẾ TOÁN
THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TRONG DOANH NGHIỆP...................................1
1.1. Thuế xuất nhập khẩu....................................................................................1
1.1.1. Khái niệm thuế xuất nhập khẩu.................................................................1
1.1.2. Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.........................................................1
1.1.3. Đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu..........................................................1
1.1.4. Căn cứ và phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu....................................2
1.2. Kế toán thuế xuất nhập khẩu.......................................................................3
1.2.1. Tài khoản sử dụng.....................................................................................3


1.2.2. Chứng từ sử dụng......................................................................................3
1.2.3. Phương pháp kế toán................................................................................4
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TỐN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CƠNG TY
CỔ PHẦN GIÀY DA VÀ MAY MẶC XUẤT KHẨU..........................................7
2.1. Giới thiệu chung về cơng ty..........................................................................7
2.1.1. Lịch sử hình thành....................................................................................7
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh.................................................................8
2.1.3. Chính sách kế tốn chủ yếu.......................................................................8
2.2. Thực trạng kế tốn xuất nhập khẩu tại Cơng ty Cổ phần Giày da và May
mặc Xuất khẩu.....................................................................................................9
2.3. Nhận xét.......................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Từ viết tắt
CTCP
HH

GTGT
NV
NSNN
NK
VN
SP
XNK
XK

Diễn giải
Công ty cổ phần
Hàng hóa
Giá trị gia tăng
Nghiệp vụ
Ngân sách nhà nước
Nhập khẩu
Việt nam
Sản phẩm
Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ KẾ
TOÁN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TRONG DOANH NGHIỆP.
1.1. Thuế xuất nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm thuế xuất nhập khẩu
Thuế xuất khẩu là thuế gián thu đánh vào hàng hóa được phép đưa ra khỏi
lãnh thổ của một nước, hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ nước đó
được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Thuế nhập khấu là thuế gián thu đánh vào hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu

biên giới Việt Nam; hàng hóa được đưa từ khu phi thuế quan vào thị trường trong
nước.
1.1.2. Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.
Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu là tất cả các hàng hóa được xuất khẩu,
nhập khẩu theo quy định hiện hành, bao gồm:
+ Hàng hoá xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam
+ Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế hoặc hàng
hóa được đưa từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
+ Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu.
1.1.3. Đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu.
Đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu là các cá nhân tổ chức có hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế, bao gồm:
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
- Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc
nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao
gồm:
1


+ Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp
thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh
quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
+ Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các
tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
+ Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu,
quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh,

nhập cảnh;
+ Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh
nghiệp;
+ Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy
định của pháp luật.
- Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân
biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường
trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
- Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế,
miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy
định của pháp luật.
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
1.1.4. Căn cứ và phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu.
* Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu: Thuế xuất nhập khẩu được tính căn cứ theo:
- Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải
quan.
- Giá tính thuế theo quy định của luật hải quan.

2


- Thuế suất thuế xuất nhập khẩu áp dụng đối với từng mặt hàng theo quy
định biểu thuế suất TT 216/2009/TT – BTC và Quyết định 3291/QĐ-BTC ban hành
ngày 25/12/200.
* Phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu.
Số thuế XNK phải nộp được tính theo cơng thức sau:
Số tiền thuế
Số lượng HH
=

XNK phải nộp
XNK
1.2. Kế tốn thuế xuất nhập khẩu

×

Giá tính thuế

×

Thuế suất
Thuế XNK

1.2.1. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 3333 – thuế xuất nhập khẩu
- Bên Nợ:
+ Số thuế xuất khẩu đã nộp vào NSNN
+ Số thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm.
- Bên Có: Số thuế xuất khẩu phải nộp vào NSNN.
- Tài khoản 3333 - thuế xuất nhập khẩu có số dư bên Có phản ánh số thuế xuất khẩu
cịn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Ngồi ra cịn có một số tài khoản liên quan khác được sử dụng trong kế toán
thuế XNK như TK 152, TK 156, TK 211, TK 632, TK 157, TK 511…
1.2.2. Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn thương mại, hợp đồng nhập khẩu do người bán (nước ngoài) xuất.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa
- Phiếu đóng gói hàng hóa do người bán (nước ngoài) xuất; Vận đơn do bên vận
chuyển tàu biển cấp hoặc do bên vận chuyển máy bay cấp;
- Chứng từ bảo hiểm; Giấy chứng nhận phẩm chất do Vinacontrol cấp…
- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

- Phụ lục tờ khai nhập khẩu hoặc xuất khẩu
- Các thơng báo để nộp thuế, chứng từ nộp thuế
- Hóa đơn mua hàng theo các hợp đồng mua bán hàng hóa

3


- Chứng từ thanh toán quan ngân hàng cho số hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu
1.2.3. Phương pháp kế toán
1.2.3.1. Kế toán thuế nhập khẩu
a. Tại đơn vị nhập khẩu trực tiếp
- NV 1: Khi nhập khẩu vật tư HH dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, HH này
là hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì giá trị vật tư hàng
hóa đó bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán cộng với số thuế nhập
khẩu và chi phí thu mua (nếu có):
+ Ghi nhận nguyên giá hàng NK:
Nợ TK 152, 156, 211…: giá có thuế NK
Có TK 111, 112, 131…
Có TK 3333: thuế XNK
+ Ghi nhận số thuế GTGT hàng NK:
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 33312: thuế GTGT hàng NK
+ Khi nộp thuế vào NSNN:
Nợ TK 3333: Tổng số thuế XNK nộp vào NSNN
Có TK 111, 112, 131…
- NV 2: Khi nhập khẩu vật tư HH dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà hàng
hóa đó không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì
kế tốn phản ánh giá trị hàng NK cộng với thuế GTGT hàng NK.
Nợ TK 152, 156, 211…: giá mua + thuế GTGT
Có TK 111, 112, 131…

Có TK 3333: thuế XNK
Có TK 33312: thuế GTGT hàng NK
+ Khi nộp thuế vào NSNN:
Nợ TK 3333: thuế XNK nộp vào NSNN

4


Nợ TK 33312: thuế GTGT hàng NK
Có TK 111, 112, 131…
- NV 3: Trường hợp đối với hàng tạm nhập tái xuất khơng thuộc quyền sở hữu của
DN thì khi nộp thuế NK, ghi:
Nợ TK 138: phải thu khác
Có TK 3333: thuế XNK nộp vào NSNN
b. Tại đơn vị nhập khẩu ủy thác
- NV 1: Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế NK từ bên nhận ủy thác,
bên giao ủy thác ghi nhận thuế NK phải nộp:
Nợ TK 152, 156, 211…: giá có thuế NK
Có TK 3333: thuế XNK
- NV 2: Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác bàn
giao thì bên giao ủy thác phản ánh nghĩa vụ với NSNN về thuế NK như sau:
Nợ TK 3333: thuế XNK
Có TK 111, 112: Nếu thanh toán ngay cho bên nhận ủy thác
Có TK 3388: Nếu chưa thanh tốn ngay
Có TK 138: Ghi giảm số tiền tạm ứng cho bên nhận ủy thác
1.2.3.1. Kế toán thuế xuất khẩu
a. Tại đơn vị xuất khẩu trực tiếp
- NV 1: Trường hợp tách ngày được thuế XK phải nộp tại thời điểm giao dịch phát
sinh thì kế tốn phản ánh doanh thu khơng bao gồm thuế XK:
Nợ TK 111, 112, 131…Tổng giá thanh tốn

Có TK 511: Doanh thu
Có TK 3333: thuế XNK
- NV 2: Trường hợp khơng tách được thuế NK ngày thì kế tốn phản ánh doanh thu
xuất khẩu bao gồm cả thuế xuất khẩu:
Nợ TK 111, 112, 131…Tổng giá thanh toán

5


Có TK 511: Doanh thu + thuế XK
+ Khi xác định được số thuế XK phải nộp:
Nợ TK TK 511: Doanh thu
Có TK 3333: Thuế XNK
- NV 3: Khi nộp thuế vào NSNN:
Nợ TK 3333: thuế XNK nộp vào NSNN
Có TK 111,112:
- NV 4: Khi nhà nước hoàn thuế hoặc giảm thuế, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112: số thuế được hồn, được giảm
Có TK 711: Thu nhập khác
b. Tại đơn vị xuất khẩu ủy thác
- NV 1: Khi bán hàng hóa dịch vụ chịu thuế XK, kế tốn phản ánh doanh thu bán
hàng và số thuế XK phải nộp như trường hợp tại đơn vị XK trực tiếp:
Nợ TK 111, 112, 131…Tổng giá thanh tốn
Có TK 511: Doanh thu
Có TK 3333: thuế XNK
- NV 2: Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác thì bên
giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế XK, ghi:
Nợ TK 3333: thuế XNK
Có TK 111, 112: Nếu thanh tốn ngay cho bên nhận ủy thác
Có TK 3388: Nếu chưa thanh tốn ngay

Có TK 138: Ghi giảm số tiền tạm ứng cho bên nhận ủy thác

6


PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN GIÀY DA VÀ MAY MẶC XUẤT KHẨU.
2.1. Giới thiệu chung về cơng ty.
2.1.1. Lịch sử hình thành
- Tên đầy đủ: Công Ty Cổ Phần Giày Da Và May Mặc Xuất Khẩu
(Legamex)
- Tên tiếng Anh: LEATHER FOOTWEAR AND GARMENT MAKING
EXPORTING CORPORATION.
- Mã số thuế: 0300734844
- Địa chỉ: 15 Trường Sơn, Phường 15, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh,
Việt Nam
- Điện thoại: (848) 8653195
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Sản xuất kinh doanh trong nước và xuất
khẩu các mặt hàng giày da, may mặc, dệt nhãn.
- Tổng Giám Đốc: HOÀNG TIẾN ĐẠT
- Vốn điều lệ là 74.000.000.000 VNĐ.
Tiền thân của Cơng ty Legamex là Xí nghiệp Giày da và May mặc Xuất khẩu
trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh được thành lập
ngày 15/08/1986, theo quyết định số 105/QĐ-UB của Ủy Ban Nhân Dân thành phố
Hồ Chí Minh, nhiệm vụ chính là sản xuất và gia công giày da, hàng may mặc xuất
khẩu sang Liên Xô cũ và một số nước khác.
Tháng 08/1988, Xí nghiệp Giày da và May mặc Xuất khẩu Quận 10 được
phép sử dụng tên viết tắt "Legamex" (từ ghép của các kí tự đầu tiên các từ trong
tiếng Anh) để giao dịch với khách hàng nước ngoài.
Tháng 12/1988, do quy mô, cơ sở sản xuất phát triển lớn, Ủy Ban Nhân Dân

thành phố Hồ Chí Minh quyết định đổi tên Xí nghiệp Giày da và May mặc Xuất
khẩu Quận 10 thành Công ty Giày da và May mặc Xuất khẩu (Legamex) với nhiệm

7


vụ chính là sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuộc ngành dệt – da – may, phục vụ
xuất khẩu và thị trường trong nước.
Ngày 30 tháng 12 năm 2005, Công ty Giày da và May mặc Xuất khẩu
(Legamex) được chuyển đổi thành CTCP có tên gọi là CTCP Giày da và May mặc
Xuất khẩu (Legamex) theo Quyết định số 6663/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm
2005 của Uỷ Ban Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh, cơng ty hoạt động theo Giấy Chứng
nhận Đăng ký Doanh nghiệp SỐ 0300734844 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ
Chí Minh cấp lần đầu vào ngày 25 tháng 08 năm 2006 và các Giấy phép thay đổi
sau đó với lần thay đổi gần đây nhất là vào ngày 02 tháng 02 năm 2021.
Ngày 09 tháng 12 năm 2019, Cơng ty chính thức được cấp phép đăng ký
giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo Quyết định số
825 ngày 09 tháng 12 năm 2019 của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Sau gần 35
năm hoạt động và phát triển, là một trong những thương hiệu may mặc lớn ở Việt
Nam và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngồi.
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh chính
của Cơng ty là:
+ May trang phục xuất, nhập khẩu.
+ Sản xuất sản phẩm từ da lông thú
+ Công nghiệp dệt thêu đan;
+ Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
+ Dịch vụ cho thuê mặt bằng, dịch vụ cho thuê văn phòng
+ Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí.
2.1.3. Chính sách kế toán chủ yếu.

- Chế độ kế toán áp dụng: Hiện tại công ty đang áp dụng Chế độ kế tốn
doanh nghiệp Việt Nam được ban hành theo thơng tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22
tháng 12 năm 2014 do Bộ Tài Chính ban hành và các văn bản hướng dẫn bổ sung
hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam.

8


- Hình thức sổ kế tốn áp dụng: cơng ty áp dụng hình thức kế tốn nhật kí
chung.
- Kỳ kế tốn năm của cơng ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày
31 tháng 12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt nam đồng.
- Cơng ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, các loại thuế cịn lại
tính theo quy định hiện hành.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Khấu hao tài sản cố định được tính
theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính của tài.
- Giá hàng xuất kho và hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân
gia quyền.
- Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
2.2. Thực trạng kế tốn xuất nhập khẩu tại Cơng ty Cổ phần Giày da và May
mặc Xuất khẩu.
Trong tháng 11 năm 2021, CTCP Giày da và May mặc Xuất khẩu đã phát
sinh một số nghiệp vụ kinh tế liên quan đến việc xuất, nhập khẩu hàng hóa và việc
nộp thuế xuất nhập khẩu vào ngân sách nhà nước như sau: (đơn vị: đồng)
Biết rằng công ty áp dụng mức thuế GTGT 10% đối với tất cả hàng hóa.
- NV 1: Nhập khẩu 5.000m vải thô để dùng trong hoạt động sản xuất. Theo hợp
đồng giá FOB là 8 USD/m, phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế là 2 USD/m. Tỷ giá
tính thuế là 22.000 đ/USD. Biết thuế suất NK của vải thô là 15%. Hàng đã nhập kho
đủ.

+ Chứng từ sử dụng ở NV 1 bao gồm có hợp đồng thương mại, vận đơn,
chứng từ bảo hiểm, tòa khai hải quan và phiếc nhập kho.
+ Xác định số thuế NK phải nộp:
Số thuế NK phải nộp = SL HH × Giá tính thuế NK × thuế suất thuế NK
= 5.000 × (8 + 2) × 22.000 x 15%
= 165.000.000 đồng
9


+ Định khoản số thuế NK phải nộp:
Nợ TK 152: 165.000.000
Có TK 3333: 165.000.000

- NV 2: Trực tiếp xuất khẩu 10.000 SP áo phông theo điều kiện giá CIF là 5
USD/SP, phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế là 5.000 đ/SP. Tỷ giá tính thuế là
21.500 đ/USD. Thuế xuất khẩu sản phẩm áo phông là 2%.
+ Chứng từ sử dụng ở NV 2 bao gồm có phiếu xuất kho, hợp đồng thương
mại, vận đơn, chứng từ bảo hiểm và tòa khai hải quan.
+ Xác định số thuế XK phải nộp:
Số thuế XK phải nộp = SL HH × Giá tính thuế XK × thuế suất thuế XK
= 10.000 × (5 × 21.500 – 5.000) × 2%
= 1.025.000.000 x 2% = 20.500.000 đồng
+ Định khoản số thuế XK phải nộp:
Nợ TK 131: 20.500.000
Có TK 3333: 20.500.000
- NV 3. Nhập khẩu một thiết bị may kiểu mới, trị giá lô hàng theo điều kiện CIF
quy ra tiền VN là 300.000.000 đồng. Biết thuế suất thuế NK của thiết bị may là
10%.
+ Chứng từ sử dụng ở NV 3 bao gồm có hợp đồng thương mại và tòa khai
hải quan.

+ Xác định số thuế NK phải nộp:
Số thuế NK phải nộp = Giá tính thuế NK × thuế suất thuế NK
Số thuế NK phải nộp = 300.000.000 x 10% = 3.000.000 đồng
+ Định khoản số thuế NK phải nộp:
Nợ TK 211: 3.000.000
Có TK 3333: 3.000.000

10


- NV 4. Công ty xuất khẩu một lô hàng gồm 1.000 bộ quần áo, giá bán theo kiện
FOB quy ra tiền VN là 300.000 đồng/ bộ quần áo, thuế suất thuế XK là 2%. Khách
hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản cho công ty.
+ Chứng từ sử dụng ở NV 4 bao gồm có phiếu xuất kho, hợp đồng thương
mại, tịa khai hải quan và giấy báo Có của ngân hàng.
+ Xác định số thuế XK phải nộp:
Số thuế XK phải nộp = SL HH × Giá tính thuế XK × thuế suất thuế XK
= 1.000 × 300.000 x 2% = 6.000.000 đồng
+ Định khoản số thuế XK phải nộp:
Nợ TK 112: 6.000.000
Có TK 3333: 6.000.000
- NV 5. Xuất khẩu 10.000 áo phơng có đơn giá xuất kho là 150.000 đồng/ SP. Tổng
giá bán theo hợp đồng thương mại là 120.000 USD. Thuế suất thuế XK là 5%. Giá
tính thuế của hàng xuất khẩu là giá trên hợp đồng. Tỷ giá giao dịch là 22.500 đồng/
USD.
+ Chứng từ sử dụng ở NV 5 bao gồm có phiếu xuất kho, hợp đồng thương
mại và tòa khai hải quan.
+ Xác định số thuế XK phải nộp:
Số thuế XK phải nộp = Giá tính thuế XK × thuế suất thuế XK.
Giá tính thuế XK = 120.000 × 22.500 = 2.700.000.000 đồng

Số thuế XK phải nộp = 2.700.000.000 x 5% = 135.000.000 đồng
+ Định khoản số thuế XK phải nộp:
Nợ TK 112: 135.000.000
Có TK 3333: 135.000.000
- NV 6: Công ty nhập khẩu một lô vật liệu với giá mua là 470.000.000 đồng, lô vật
liệu đã về nhập kho đủ, thuế nhập khẩu là 2%, thuế GTGT là 10%.
+ Chứng từ sử dụng ở NV 6 bao gồm có hợp đồng thương mại, tịa khai hải
quan và phiếc nhập kho.
11


+ Xác định số thuế NK phải nộp:
Số thuế NK phải nộp = 470.000.000 x 2% = 9.400.000 đồng
+ Định khoản số thuế NK phải nộp:
Nợ TK 152: 9.400.000
Có TK 3333: 9.400.000
- NV 7: Công ty xuất khẩu một số sản phẩm trị giá vốn là 300.000.000 đồng, giá
bán 430.000.000 đồng, thuế suất thuế XK là 2%, đã thu tiền đủ qua ngân hàng.
+ Chứng từ sử dụng ở NV 5 bao gồm có phiếu xuất kho, hợp đồng thương
mại, tịa khai hải quan và giấy báo Có của ngân hàng.
+ Xác định số thuế XK phải nộp:
Số thuế XK phải nộp = Giá tính thuế XK × thuế suất thuế XK
= 430.000.000 x 2% = 8.600.000 đồng
+ Định khoản số thuế XK phải nộp:
Nợ TK 112: 8.600.000
Có TK 3333: 8.600.000
- NV 8: Nhập khẩu một lơ hàng có trị giá nhập khẩu 20.000 USD. Thuế suất thuế
nhập khẩu là 15%, cơng ty đã thanh tốn cho người bán qua ngân hàng. Tỷ giá
ngoại tệ lúc phát sinh nghiệp vụ là 21.500 đồng/USD.
+ Chứng từ sử dụng ở NV 6 bao gồm có hợp đồng thương mại, tịa khai hải

quan, phiếc nhập kho và giấy báo Nợ của ngân hàng.
+ Xác định số thuế NK phải nộp:
Số thuế NK phải nộp = Giá tính thuế NK × thuế suất thuế NK
Giá tính thuế = 20.000 × 21.500 = 430.000.000 đồng
Số thuế NK phải nộp = 430.000.000 x 15% = 64.500.000 đồng
+ Định khoản số thuế NK phải nộp:
Nợ TK 156: 64.500.000
Có TK 3333: 64.500.000

12


- NV 9: Kế công ty tiến hành nộp thuế xuất nhập khẩu phát sinh trong kì vào NSNN
bằng chuyển khoản. Biết rằng TK 3333 khơng có số dư đầu kì.
+ Chứng từ sử dụng ở NV 9 là tờ khai thuế xuất nhập khẩu và giấy báo Nợ
của ngân hàng.
+ Số thuế XNK phải nộp vào NSNN
= 165.000.000 + 20.500.000 + 3.000.000 + 6.000.000 + 135.000.000+
9.400.000 + 8.600.000 + 64.500.000
= 412.000.000 đồng.
+ Định khoản nghiệp vụ nộp thuế vào NSNN:
Nợ TK 3333: 412.000.000
Có TK 112: 412.000.000
- NV 10. Cơng ty được nhà nước hoàn lại 5% trên tổng số thuế XNK đã nộp bằng
chuyển khoản.
+ Chứng từ sử dụng ở NV 10 bao gồm thơng báo hồn thuế của nhà nước và
giấy báo Có của ngân hàng.
+ Xác định số thuế được hoàn
Số thuế XNK được hoàn = 412.000.000 * 5% = 20.600.000
+ Định khoản số thuế được hoàn:

Nợ TK 112: 20.600.000
Có TK 711: 20.600.000
2.3. Nhận xét
Cơng tác kế toán thuế xuất nhập khẩu của CTCP Giày da và May mặc Xuất
khẩu đã được thực hiện đúng theo cơ sở lý luận và luật kế toán thuế xuất nhập đã
ban hành.
Kế tốn của cơng ty thực hiện tốt các nghiệp vụ kế toán liên quan đến thuế
xuất nhập khẩu, các chứng từ công ty sử dụng đúng với quy định hiện hành, đều
phù hợp với yêu cầu kinh tế và pháp lý của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phù hợp với
thông lệ quốc tế đối với các chứng từ giao dịch nước ngoài.
13


Các nghiệp vụ kinh tế đều được phản ánh trên các chứng từ, là cơ sở cho
việc kiểm tra, đối chiếu các số liệu kế tốn thực tế, đó cũng là căn cứ cho nhà quản
lý có thơng tin chính xác và đầy đủ. Kế toán tiền hành hạch toán thuế xuất nhập
khẩu ngày khi tiến hành nhập để đảm bảo các nghiệp vụ kinh tế được phản ánh đầy
đủ, chính xác và kịp thời thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Thuế và kế toán thuế (2021), Trường Đại học Tài Nguyên và Môi
trường Hà Nội.
2. Công ty cổ phần Giày da và May mặc Xuất khẩu (2021), Báo cáo tài chính quý 3
năm 2021.
3. Công ty cổ phần Giày da và May mặc Xuất khẩu,
/>4. Luật thuế XNK, số 107/2016/QH13 ngày 01/09/2016.
5. Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016.


15



×