Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Chiến lược những thực tại mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.95 KB, 16 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT QUẢN LÝ
Đề bài:
CHIẾN LƯỢC - NHỮNG THỰC TẠI MỚI.

I. Mở đầu
Xây dựng chiến lược trong kinh doanh, sản xuất cũng như trong các lĩnh
vực khác có vai trị rất quan trọng liên quan đến sự thanh công hay thất bại của
một công ty, doanh nghiệp hay một chương trình hành động của quốc gia. Việc
xây dựng chiến lược cần phải dựa trên nhiều yếu tố trong đó những yếu tố về
kinh tế – văn hố- chính trị – xã hội, con người, những vấn đề xã hội mới nảy
sinh… có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, những yếu tố này luôn vận động
biến đổi vì vậy muốn xây dựng được một chiến lước tốt, nhà quản lý phải có
tầm nhìn, nắm được những thực tại mới, dự kiến được sự vận động, biến đổi và
phát triển của các vấn đề xã hội. Bài viết dưới đây “Chiến lược – những thực tại
mới” (chương II) sẽ cung cấp cho chúng ta những cách tiếp cận mới lạ về thực tại xã
hội, cách xử lý các tình huống, các vấn đề mới nảy sinh, cách quản lý đối với các vấn
đề, hiện tượng xã hội mới nhằm duy trì sự ổn định phát triển của xã hội.
II. vài nét về tác giả, xuất xứ bài viết
“Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI” của tác giả Peter
F.Ducker do Vũ Tiến Phúc dịch xuất bản tại Việt Nam năm 2003 có điểm khác
biệt với những cuốn sách khác là ở chỗ: nó khơng bàn đến những vấn đề “nóng
nỏng” của ngày hơm nay như chiến lược cạnh tranh, nghệ thuật lãnh đạo, tính
sáng tạo, làm việc theo nhóm, cơng nghệ hay khơng?... “mà chỉ bàn về những đề
tài “nóng bỏng” của ngày mai - đó là những đề tài thiết yếu, trọng tâm, có tính
chất sống cịn và chắc chắn sẽ là những thách thức chủ yếu của ngày mai.
Những thách thức và những đề tài được bàn luận ở đây đều là những vấn đề
đang gặp phải ở tất cả các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển.


Một điều đáng chú ý là những vấn đề này chỉ được rất ít các tổ chức và các nhà


quản lý quan tâm, nghiên cứu. Do vậy, tìm hiểu những thách thức qua đó chuẩn
bị trước cho bản thân và tổ chức của mình đối phó với những thách thức mới đó
sẽ “là người đi đầu và chi phối ngày mai”.
Cuốn sách không bàn đến các vấn đề kinh tế, chính trị, quân sự mà bán sát
các chủ đề chính là Các vấn đề về quản lý. Các vấn đề mà cuốn sách bàn luận
đến là những thực tiễn mới về xã hội như dân số học, kinh tế. Đó khơng phải là
vấn đề mà chính phủ có thể giải quyết được. Đó là vấn đề có ảnh hưởng sâu sắc
đến chính trị nhưng khơng phải là những vấn đề chính trị. Đó là những đề tài mà
chỉ có khoa học quản lý và cá nhân lao động tri thức, chuyên gia hay nhà quản
lý mới có thể xử lý, giải quyết được. Cuốn sách được kết cấu 6 chương. Mỗi
chương trình bày một đề tài “nóng bỏng” – những thách thức về quản lý.
Chương II: Chiến lược – những thực tại mới là một trong những chương có nội
dung rất quan trọng đề cập những vấn đề nổi cộm của các nước phát triển. Đó là
những thách thức lớn đặt ra cho các nhà quản lý trong thế kỷ XXI. Dưới đây, xin
đi sâu tìm hiểu những nội dung cơ bản của chương này.
III. Nội dung cơ bản của bài viết
Bài viết xuất phát từ giả thuyết “mọi tổ chức đều dựa trên một lý thuyết
kinh doanh nào đó”. Và cho rằng chiến lược sẽ đưa lý thuyết kinh doanh đi vào
hoạt động thực tế. Mục đích của chiến lược là nhằm giúp cho tổ chức đạt được
kết quả mong muốn trong một môi trường hoạt động không dự đốn được. Vì
chiến lược giúp cho tổ chức sẵn sàng nắm bắt đúng thời cơ. Chiến lược cũng là
sự thử nghiện cho lý thuyết kinh doanh. Khi chiến lược thất bại, khơng như
mong muốn thì đó sẽ là dấu hiệu nghiêm trọng đầu tiên cho thấy cần phải xem
xét lại lý thuyết kinh doanh. Do vậy, chiến lược luôn giữ vai trị quan trọng
mang lại sự thành cơng hay thất bại của kinh doanh. Tuy nhiên, phải dựa vào
đâu để xây dựng chiến lược trong thời kỳ mà thế giới đang biến đổi nhanh chóng
và đầy rẫy những bất trắc? Giả định nào làm cơ sở để xây dựng một chiến lược
2



cho một tổ chức, đặc biệt là cho một doanh nghiệp? Liệu có điều chắc chắn nào
khơng?
Theo tác giả có 5 hiện tượng có thể được coi là chắc chắn. Tuy nhiên,
những hiện tượng này khác với những gì các chiến lược hiện nay xem xét tới.
Trước hết về căn bản đó khơng phải là các hiện tượng kinh tế, mà chủ yếu là các
hiện tượng xã hội và chính trị.
Năm điều chắc chắn đó là:
1. Sự sụt giảm của tỷ lệ sinh sản tại các nước đang phát triển.
2. Sự thay đổi trong phân phối thu nhập ròng.
3. Đánh giá thành tích.
4. Tính cạnh tranh tồn cầu.
5. Khoảng cách ngày càng lớn giữa tồn cầu hố vê kinh tế và sự manh
mún về chính trị.
1. Sự sụt giảm của tỷ lệ sinh sản tại các nước đang phát triển.
Một điều chắc chắn và quan trọng nhất vì chưa có tiền lệ trong lịch sử lồi
người đó là sự sụt giảm của tỷ lệ sinh sản tại các nước phát triển. Tại Tây Âu,
Trung Âu và Nhật Bản, tỷ lệ sinh sản đã giảm xuống dưới mức cần thiết để duy
trì dân số. Tức là dưới mức 2,1 đứa trẻ cho một phụ nữ ở tuổi sinh sản. ở một số
vùng giàu có nhất của nước ý, chẳng hạn Bologna, tỷ lệ sinh sản năm 1999 giảm
xuống còn 0,8, ở Nhật là 1,3. Trong thực tế, Nhật Bản và các nước Nam Âu như
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, miền nam nước Pháp, ý, Hy Lạp đang trượt dài đến
kết cục diệt vong vào cuối thế kỷ XXI. Tới lúc đó, dân số ý từ 60 triệu bây giờ
sẽ giảm xuống còn 20 hoặc 22 triệu người; Nhật Bản từ 125 triệu xuống còn 50
hoặc 55 triệu. Nhưng ngay ở các nước Tây và Bắc Âu tỷ lệ sinh sản cũng đã
giảm xuống còn 1,5 và còn tiếp tục giảm.
Tại Hoa Kỳ cũng vậy, tỷ lệ sinh sản hiện nay là dưới 2 và đang tiếp tục
suy giảm. Sở dĩ, Hoa Kỳ cịn có tỷ lệ cao như vậy là do số lượng lớn người nhập

3



cư vào Hoa Kỳ ở thế hệ thứ nhất vẫn có tỷ lệ sinh sản cao ở nước xuất xứ chẳng
hạn như Mêxicô….
Nhưng điều quan trọng hơn số lượng dân số tuyệt đối là sự phân bố độ
tuổi của dân số. Trong số hơn 20 triệu người ý và năm năm 2080, thí số người
dưới 15 tuổi là rất ít, phần lớn dân số- ít nhất là 1/3 dân số có độ tuổi từ 60 trở
lên. Tại Nhật Bản, sự mất cân đối giữa tỷ lệ người trẻ và người cao tuổi cũng trở
lên trầm trọng. ở Mỹ sự gia tăng dân số trẻ chậm hơn sự gia tăng dân số cao
tuổi. Mặc dù vậy, dự kiến cho tới khoảng năm 2015, thì số người trẻ ở Hoa Kỳ
vẫn cịn tăng về con số tuyệt đối, nhưng rồi chắc chắn sẽ giảm xuống rất nhanh.
Như vậy dẫn đến tình trạng mất cân đối về cơ cấu dân số, người trong độ tuổi
lao động ít gây ra tình trạng thiếu hụt lao động trong xã hội. Sự già hoá của dân
số đang làm cho các nhà kinh tế, các nhà chính trị và công chúng ở tất cả các
nước phát triển bân tâm. Bài toán đặt ra là làm thế nào để ngăn cản được sự
giảm mạnh lực lượng lao động ở độ tuổi truyền thống (dưới 60 hoặc 65 tuổi ở
các nước phát triển)?
Tương tự như vậy, ở các nước thuộc thế giới thứ ba cũng khơng có gì
khác biệt. Sự tăng trưởng của các nước thuộc thế giớ thứ ba cũng đang giảm
mạnh đến nỗi có thể dự đốn gần như chắc chắn rằng, dân số các nước thứ ba có
thể trừ ấn Độ, có thể trở nên cân bằng trước khi đạt tới đỉnh điểm khủng hoảng.
Thực trạng trên kéo theo một số hệ quả sau:
1). Trong vòng 20 đến 30 năm tới đây, dân số học sẽ là vấn đề chính bao
trùm tại tất cả các nước phát triển. Và khơng tránh khỏi là nó sẽ trở thành vấn đề
bất ổn lớn về chính trị. Chưa có nước nào chuẩn bị để đối phó với vấn đề đó cả.
Khơng có nước nào mà ở đó các thành phần hay đảng phái chính trị liên kết với
nhau để đối phó với vấn đề của dân số học. Liệu kéo dài tuổi hưu trí có phải là
giải pháp hữu hiệu? Việc khuyến khích người già hơn 60 tuổi tiếp tục làm việc
bằng cách miễn một phần hay toàn bộ thuế thu nhập cho họ là “tiến bộ” hay
“phản cách mạng”, “tự do” hay “bảo thủ”?.


4


Nhiều điều gây bối rối hơn nữa là khía cạnh chính trị của vấn đề nhập cư.
Sự suy giảm dân số ở các nước phát triển, ở các nước giàu đi đôi với sự tăng
trưởng dân số ở hầu hết các nước láng giềng và các nước nghèo ở các nước thế
giới thứ ba… chưa có vấn đề nào bùng cháy như vấn đề nhập cư quy mô lớn,
đặc biệt từ các nước có nền tơn giáo khác biệt…
2). Do đó, trong vịng 20 hoặc 30 năm tới hầu như khơng một nước phát
triển nào có được sự ổn định chính trị cũng như một chính phủ vững mạnh. Sự
bất ổn định của chính phủ sẽ là điều thơng thường.
3). Hưu trí sẽ có hai ý nghĩa khác. Khung hướng về hưu non sẽ vẫn tiếp
tục. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là người về hưu sẽ chấm dứt việc làm, mà có
nghĩa là chỉ chấm dứt việc làm tồn phần hay cả năm cho cho một tổ chức để
chuyển sang làm việc ngắn hạn, mỗi lần vài tháng. Vì thế, mối quan hệ giữa
người lao động và người sử dụng lao động vốn cứng nhắc, rập khuôn nhất – có
xu hướng ngày càng trở nên đa dạng, linh hoạt, ít nhất là đối với người lao động
lớn tuổi. (lao động lớn tuổi khi về nghỉ có thể chuyển từ lao động chân tay sang
lao động trí óc, tri thức hoặc cả về thể lực lẫn tri thức).
Vì lý do kể trên mà những cải cách lớn về việc làm và tuyển dụng lao
động đang là cần thiết tại Châu Âu và Nhật Bản. Vấn đề là các tổ chức sử dụng
lao động, không chỉ đối với các doanh nghiệp nên bắt tay ngay vào thử nghiệm
mối quan hệ lao động mới với người lớn tuổi và đặc biệt với nguồn lao động tri
thức đã lớn tuổi. Tổ chức nào thành công trước trong việc thu hút và giữ được
các lao động tri thức sau tuổi hưu làm việc cho mình và phát huy được năng suất
lao động của họ thì tổ chức đó sẽ có lợi thế so sánh to lớn.
Trong mọi trường họp, muốn xây dựng được chiến lược, các tổ chức cần
dựa trên giả định là khoảng 20 hoặc 30 năm nữa thì phần lớn cơng việc, kể cả
những công việc quan trọng nhất trong tổ chức sẽ do những người đã qua độ
tuổi truyền thống đảm nhiệm.

4). Hệ quả cuối cùng là tại tất cả các nước phát triển năng suất của tất cả
các công nhân – bất kể lao động toàn thời gian hay bán thời gian – và đặc biệt là
5


lao động tri thức sẽ phải tăng lên rất nhanh chóng. Nếu khơng thì các quốc gia
và mọi tổ chức thuộc quốc gia đó sẽ mất chỗ đứng và trở nên ngày càng nghèo
đi.
Có thể nói, sự sụt giảm của tỷ lệ sinh sản gây ra những hệ quả chính trị và
xã hội to lớn mà hiện nay chúng ta vẫn chưa thể lường hết được. Những điều
chắc chắn là nó sẽ có nhiều hệ quả lớn đến kinh tế và kinh doanh. Vì lẽ đó mọi
chiến lược, tức là sự giao phó các nguồn lực của ngày hơm nay cho sự kỳ vọng
trong tương lai cần phải xuất phát từ yếu tố dân số học mà trước hết là sự sụt
giảm tỷ lệ sinh sản ở các nước đang phát triển. Đây là một hiện tượng đặc sắc
nhất, bất ngờ nhất, và chưa từng có tiền lệ bao giờ.
Tóm lại, sự tụt giảm của tỷ lệ sinh sản tại các nước đang phát triển là một
trong những vấn để có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới
nói chung và sự phát triển, định hướng phát triển của các doanh nghiệp, các
cơng ty nói riêng. Vấn đề mới này không phải là vấn đề kinh tế, chính trị nhưng
nó có ảnh hưởng mạnh đến kinh tế, chính trị, gây ra những hệ quả to lớn đối với
xã hơii (như đã trình bày ở trên). Các nhà quản lý cần phải nắm được thực trạng
này để xây dựng cho cơng ty, tổ chức mình một chiến lược phát triển dài hơi
trước những biến động của thế giới.
2. Sự phân phối thu nhập
Sự thay đổi về cơ cấu chi tiêu trong thu nhập khả dụng (thu nhập thực tế
sau khi trừ thuế - ND) cũng quan trọng không kém so với sự biến động dân số,
nhưng ln thu hút được ít sự chú ý. Sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu cũng kịch
liệt chẳng khác gì sự biến động về dân số học trong những thập niên đầu của thế
kỷ XXI.
Các doanh nghiệp cũng như các ngành công nghiệp đã nhận thức rõ tầm

quan trọng về chỗ đứng của mình trong thị trường. Họ ln ghi chép doanh số
bán hàng của mình và biết rất chính xác nó đang đi lên hay đi xuống. Họ cũng
biết rất rõ số lượng hàng hố bán được có tăng lên hay không. Nhưng không một
6


ai biết được một số liệu thực sự quan trọng đó là phần thu nhập khả dụng mà
khác hàng của họ – dù là các tổ chức, các doanh nghiệp hay các khách hàng cuối
cùng dùng để chi tiêu cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ sản xuất và bán ra. Và
thực tế không một ai biết được phần thu nhập đó tăng lên hay giảm xuống.
Cơ cấu chi tiêu trong thu nhập khả dụng là cơ sở của mọi thông tin kinh
tế. Trước hết, trong số các loại thơng tin bên ngồi mà doanh nghiệp cần đến thì
đây là thơng tin dễ thu thập nhất. Và nó là cơ sở đáng tin cậy để xây dựng chiến
lược. Vì lý do đó, đối với một tổ chức khơng có sự thay đổi nào quan trọng bằng
sự thay đổi về xu hướng của khách hàng. Và điều quan trọng không kém là sự
thay đổi bên trong xu hướng, tức là sự chuyển hướng của khách hàng từ loại sản
phẩn hay dịch vụ nằm trong một chủng loại sản phẩm hay dịch vụ khác nằm
trong chủng loại đó.
Và trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI sẽ xuất hiện cả hai sự thay
đổi, sự thay đổi bên trong xu hướng. Thế nhưng các nhà quản lý lẫn kinh tế
chẳng ai chú ý nhiều đến sự phân bố cơ cấu tiêu dùng của người tiêu dùng cả.
Nói đúng ra hầu như họ chẳng biết gì cả.
Trong thực tế các nhà kinh tế và đa số các nhà quản lý doanh nghiệp đều
cho rằng sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của thế kỷ XX là do sự thúc đẩy của các
lực lượng kinh tế. Điều đó khơng đúng mà ngược lại, nguồn thu nhập khả dụng
dành cho sự thảo mãn các nhu cầu kinh tế tại các nước phát triển đã không
ngừng giảm xuống trong thế kỷ qua.
Bốn lĩnh vực tăng trưởng trong lĩnh vực kinh tế là:
- Chính quyền
- Y tế

- Giáo dục
- Giải trí
Trong đó tăng trưởng khổng lồ của khu vực giải trí bằng cả 3 khu vực đầu
gộp lại về năng suất lao động và doanh thu. Trong 4 khu vực tăng trưởng nhất

7


của thế kỷ XX, thì chính quyền có thể là khu vực có tác động lớn nhất đén sự
phân phối thu nhập khả dụng thơng qua các chính sách của chính phủ.
Ba khu vực cịn lại, y tế, giáo dục và giải trí đều là nguồn tiêu thụ chủ yếu
các sản phẩm và dịch vụ, tức là các hàng hoá vật chất. Nhưng cả ba lĩnh vực này
đều không thoả mãn vật chất, tức là thoả mãn “kinh tế”. Và cả bốn thị trường
nói trên đều khơng thuộc “thị trường tự do”, không hành xử theo quy luật cung
cầu và cũng không nhạy cảm giá cả, không phù hợp với các mơ hình kinh tế hay
hành xử theo các lý thuyết kinh tế. Tuy nhiên, 4 lĩnh vực trên chiếm hơn một
nửa nền kinh tế đã phát triển, ngay cả nước được coi là “tư bản” nhất.
Do đó xu hướng phát triển của 4 khu vực trên là điều đầu tiên phải tính
đến khi xây dựng chiến lược. Điều chắc chắn là cả 4 khu vực này sẽ có sự thay
đổi lớn nao trong những thập niên tới đây.
Vai trò của Chính phủ sẽ ngày càng giảm đi với tư cách truyền thống là
người thu nhập và phân phối lại thu nhập quốc gia.
Ngược lại, khu vực giải trí đã “chín muồi” và có thể sẽ “suy giảm”. Thị
trường giải trí ở Anh, Mỹ phát triển mạnh nhất thế kỷ XX chỉ đứng sau thị
trường vũ khí, đang có các dấu hiệu của sự suy giảm, đó là; sự cạnh tranh ngày
càng tăng để giành giật thời gian nhàn rỗi, tức là giành giật “sức mua” của thị
trường giải trí; sự suy giảm rõ rệt của tỷ suất lợi nhuận; và tính khác biệt thực sự
của các sản phẩm giải trí ngày càng bị thu hẹp.
Hai khu vực cịn lại là y tế và giáo dục sẽ tiếp tục là “khu vực tăng trưởng
cao”, đó là điều chắc chắn xét theo dân số học. Nhưng bên trong hai khu vực

này chắc chắn sẽ có những biến đổi lớn.
Sự phát triển của các khu vực tăng trưởng ở thế kỷ XX nói trên có ý nghĩa
gì đối với chiến lược ở thế kỷ XXI của từng ngành và từng tổ chức của nó như
doanh nghiệp, trường học, bệnh viện và giáo hội? Để trả lời câu hỏi trên cần tìm
hiểu cái gì là nguyên nhân làm cho một ngành trở thành “tăng trưởng”; một
ngành đã “chín muồi” hay một ngành “suy thối”. Ngành tăng trưởng là ngành
trong đó nhu cầu đối với một sản phẩm của nó bất kể là hàng hoá hay dịch vụ sẽ
8


tăng hơn thu nhập quốc dân hoặc dân số. Ngành mà trong đó nhu cầu đối với sản
phẩm hoặc dịch vụ của nó tăng cùng nhịp độ thu nhập quốc dân hoặc dân số là
ngành đã “chín muồi”. Và ngành trong đó nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ
của nó tăng chậm hơn thu nhập quốc dân hoặc dân số là ngành “suy thoái”, cho
dù doanh số bán ra về số tuyệt đối vấn tiếp tục tăng lên.
Trong thực tế các ngành đã chín muồi và suy thối có thể đảo ngược trở
lại trở thành tăng trưởng.
Bài viết cũng đề cập đến các ngành tăng trưởng hiện nay được xác định
như sau:
Ngành tăng trưởng nhanh nhất và phát đạt nhất trên thế giới vào 30 năm
cuối thế kỷ XX không phải là ngành công nghệ thông tin. Mà dịch vụ tài chính,
nhưng là loại dịch vụ tài chính mà chưa hề có ở thời kỳ trước, đó là các loại dịch
vụ bán lẻ các sản phẩm tài chính cung cấp thu nhập hưu trí cho bộ phận dân số
giàu có và lớn tuổi ở các nước phát triển. Những vấn đề về dân số như đã nêu ở
trên là nền tảng cho các dịch vụ tài chính mới này. Tại các nước phát triển, tầng
lớp trung lưu khá giả mới xuất hiện khi họ đạt đến 45 hoặc 50 tuổi họ nhận thấy
rằng chế độ hưu trí hiện có chắc chắn là khơng đủ sống khi họ bước vào tuổi già.
Do vậy, những người này từ lúc 45 hoặc 50 tuổi đã bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu
tư để bảo đảm sự an tồn về tài chính cho họ 30 năm sau đó.
Xu hướng hiện nay, “dịch vụ tài chính bán lẻ” vẫn tiếp tục tăng trưởng và

các nhà đầu tư mới vẫn tiếp tục bất chấp cuộc khủng hoảng. Nó sẽ tiếp tục phát
triển ít ra là cho đến khi các xã hội phát triển điều chỉnh được hệ thống hưu trí
của mình thích nghi với hệ thống dân số học như đã nêu ở phần đầu bài viết.
Một bài học khác là: Trong chúng ta ai cũng biết đến “tin học” và có thể
gọi cho chính xác là “ự tiếp cận so với thế giới” đã trở thành một ngành tăng
trưởng chủ yếu, đang phát triển với tốc độ tăng hơn nhiều so với tốc độ tăng
trưởng thu nhập quốc dân hoặc dân số tại các nước đang phát triển và thậm chí
tại các nước chưa phát triển thuộc thế giới thứ ba. Tất cả chúng ta thường nghe
“điện tử” hay “máy vi tính” khi nghe nói đến tin học. Nhưng số lượng sách được
9


in ấn xuất bản và bán ra tại tất cả các nước phát triển trong vòng 30 đến 40 năm
qua tăng chẳng khác gì số lượng bán ra của các sản phẩm điện tử. Các công ty
sách hàng đầu thế giới có thể khơng phát triển nhanh như một số công ty điện tử
hàng đầu như Intel và Microsoft ở Mỹ hay SAP tại Đức, nhưng lại nhanh hơn
ngành công nghệ điện tử – thơng tin tính chung lại và có thể có lãi nhiều hơn.
Mặc dù Mỹ là thị trường sách in phát triển nhanh nhất và lớn nhất thế giới
nhưng khơng một nhà xuất bản Mỹ nào nhìn ra điều này. Do đó mà nhiều nhà
xuất bản Mỹ hiện nay do người nước ngoài sở hữu.
Như vậy, xét về khía cạnh quản lý, các ngành dù thuộc lĩnh vực kinh
doanh hay không kinh doanh, cần phải được quản lý khác nhau tuỳ theo đó là
ngành tăng trưởng, đã chín muồi hay suy thối.
Các tổ chức kinh doanh lẫn phi kinh doanh sẽ phải học cách xây dựng
chiến lược cho mình dựa trên sự hiểu biết cũng như sự thích ứng với xu hướng
phân bố thu nhập khả dụng và quan trọng hơn hết, với bất kỳ sự thay đổi nào
trong phân bổ này. Họ cần thơng tin có tính định lượng lẫn phân tích định tính.

3. Xác định hiệu năng
Phần này tập trung vào bàn luận vấn đề quản lý doanh nghiệp mà thực

chất của nó là vấn đề quản lý doanh nghiệp bằng mục đích phục vụ lợi ích của
ai. Nó giải thích sự biến đổi lớn lao dấn đến “lợi ích của cổ đơng” chiến ưu thế.
Cuộc tranh luận nổi lên ở nhiều nước phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay chưa
một nước nào trên thế giới mà ở đó xác lập lý luận cho rằng việc quản lý doanh
nghiệp,đặc biệt là doanh nghiệp lớn phải nhằm mục đích phục vụ hồn tồn
hoặc chí ít phục vụ cho lợi ích của các cổ đơng. ở Mỹ, từ những năm cuối 1920,
đã hình thành lý luận tuy mơ hồ, cho rằng việc quản lý doanh nghiệp phải nhằm
mục đích cân bằng các lợi ích của khách hàng, của người làm th, của cổ
đơng… nghĩa là nó khơng chỉ phục vụ cho riêng ai. ở Anh cũng vậy. Còn tại
10


một số nước Nhật Bản, Đức và một số nước Bắc Âu thì việc quản lý các doanh
nghiệp lớn đã và đang được coi là nhằm mục đích trước hết để tạo ra và duy trì
sự hài hồ trong xã hội, có nghĩa là thực tế nó phải được quản lý để phục vụ lợi
ích của người lao động chân tay.
Những quan điểm này nay đã lỗi thời. Ngay cả quan điểm lý luận đang
hình thành ở Mỹ cho rằng việc quản lý doanh nghiệp phải nhằm mục đích phục
vụ hồn tồn lợi ích ngắn hạn của cổ đơng cũng khơng đứng vững, nó chắc chắn
sẽ phải được xem xét lại.
Sự an toàn kinh tế trong tương lai đối với số người ngày càng nhiều - tức
là những người kỳ vọng sống đến già ngày càng phụ thuộc vào sự đầu tư kinh tế
của chính họ, tức là phụ thuộc vào thu nhập có được với tư cách là chủ sở hữu.
Do đó hiệu năng của doanh nghiệp trong việc phục vụ tốt nhất lợi ích của cổ
đơng sẽ vẫn là điều được nhấn mạnh. Tuy vậy, những lợi ích trước mắt, bất kể là
dưới dạng lợi tức hay giá cổ phiếu không phải là điều họ cần nhất. Điều họ cần
nhất là lợi ích kinh tế trong tương lai 20 hoặc 30 năm về sau. Nhưng đồng thời,
các doanh nghiệp ngày càng phải thoả mãn lợi ích của người lao động tri thức
hoặc ít ra cũng phải nâng cao lợi ích đủ để thu hút và giữ họ làm việc và phát
huy được năng suất lao động. Do vậy, vai trò của người làm thuê là lao động

chân tay mà theo các công ty Đức và Nhật truyền thống coi là mục đích hoạt
động của cơng ty sẽ ngày càng kém quan trọng, cũng như vai trò của “sự hài hoà
xã hội” vốn được coi là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp nhất là các doanh
nghiệp lớn.
Cuộc tranh luận hiện nay về quản lý doanh nghiệp chỉ là cuộc đụng độ
đầu tiên. Chúng ta còn phải học cách xác định mới về “hiệu năng hoạt động” của
một doanh nghiệp là gì, đặc biệt là với doanh nghiệp lớn do công chúng làm chủ
sở hữu. Chúng ta phải học cách biết cân bằng giữa các lợi ích ngắn hạn – mà
ngày nay người ta nhấn mạnh bằng thuật ngữ “giá trị cổ đơng” với lợi ích lâu dài
là sự phồn vinh và sự sống còn của doanh nghiệp. Trước những biến đổi của
kinh tế xã hội, cần phải xác định khái niệm mới về hiệu năng nghĩa là gì đối với
11


một doanh nghiệp. Chúng ta sẽ còn phải đưa ra các thước đo mới và…v.v…
Nhưng đồng thời việc xác định hiệu năng phải căn cứ vào các tiêu chuẩn phi tài
chính để có ý nghĩa đối với lao động tri thức và làm cho họ có sự gắn bó với
cơng ty. Và đó chính là một khoản lợi phi tài chính, nhưng rất có “giá trị”.
Bởi vậy, tất cả các tổ chức phải xác định rõ ý nghĩa của khái niệm hiệu
năng. Điều từng được coi là quá rõ ràng và đơn giản này nay không phải như
vậy nữa. Và việc xây dựng chiến lược sẽ ngày càng cần phải dựa vào định nghĩa
mới về hiệu năng.
4. Tính cạnh tranh toàn cầu
Trong phần này tác giả khẳng định: mọi tổ chức cần phải lấy tính cạnh
tranh tồn cầu làm một mục tiêu chiến lược của mình. Khơng một tổ chức nào,
dù là doanh nghiệp, trường học hay bệnh viện có thể tồn tại, chưa nói đến thành
cơng, nếu khơng đạt được các tiêu chuẩn cạnh tranh do những người dẫn đầu
trong lĩnh vực đó đặt ra, bất cứ là ở đâu.
Một hệ quả của nó là: ngày nay khơng thể lấy lao động rẻ làm cơ sở để
phát triển một doanh nghiệp hay nền kinh tế của một nước nữa rồi. Một doanh

nghiệp dù dân công giá rẻ đến đâu – trừ doanh nghiệp rất nhỏ và thuần tuý ở địa
phương chẳng hạn một hiệu ăn cũng khó có thể tồn tại, chưa nói đến phát đạt
nếu lực lượng lao động của doanh nghiệp đó khơng nhanh chóng đạt được mức
năng suất lao động của các doanh nghiệp đang dẫn đầu trong lĩnh vực đó dù ở
bất cứ đâu trên thế giới. Vì trong hầu hết các ngành cơng nghiệp sản xuất tại các
nước phát triển thì chi phí lao động chân tay nhanh chóng trở thành yếu tố ngày
càng nhỏ hơn, tức chỉ chiếm vào khoảng 1 phần 8 tổng chi phí sản xuất hoặc
thấp hơn. Năng suất lao động thấp đúng là mối đe doạ cho sự tồn tại của doanh
nghiệp. Nhưng chi phí lao động thấp lại khơng cịn đủ lợi thế bù đắp cho chi phí
năng suất lao động thấp.
Điều này có nghĩa là mơ hình phát triển kinh tế của thế kỷ XX (đã được
áp dụng ở Nhật sau năm 1955 áp dụng thành công ở Hà Quốc và Thái Lan) đến
12


nay sẽ không hiệu nghiệm nữa. Hiện nay, các nước đang phát triển sẽ phải lấy
công nghệ tiên tiến hoặc năng suất lao động nganh với mức dẫn đầu thế giới
trong từng ngành làm cơ sở cho sự phát triển của mình, nếu khơng phải tự họ là
những nhà sản xuất dẫn đầu thế giới về năng suất. Điều đó đúng cho mọi lĩnh
vực khác như: thiết kế, tiếp thị, tài chính, cải tiến, nghĩa là cho mọi lĩnh vực của
quản lý. Bất cứ tổ chức nào mà hiệu năng của nó thấp hơn chuẩn mực cao nhất
của thế giới thì dù chi phí thấp đến đâu và mức trợ cấp của chính phủ cao đến
đâu thì cuối cùng cũng sẽ bị đình trệ. Và sự “bảo hộ” khơng cịn bảo hộ được
nữa, mặc dù các hàng rào thuế quan có cao đến mấy và hạn ngạch nhập khẩu
thấp đến đâu chăng nữa.
Vì vậy, việc xây dựng chiến lược cần phải chấp nhận nền tảng mới: đó là:
mọi tổ chức, khơng riêng gì doanh nghiệp, cần phải đối chiếu mình với chuẩn
mực do những người dẫn đầu của từng lĩnh vực đặt ra, dù ở bất kỳ đâu trên thế
giới.
Tóm lại: Trong phần này, tác giả đã đưa ra những vấn đề mới về tính

cạnh tranh tồn cầu, theo đó tính cạnh tranh khơng phải dựa trên giá cơng lao
động thấp, sự bảo hộ của chính phủ về thuế quan… mà là sự so sánh với chuẩn
mực do những người dẫn đầu của từng lĩnh vực đặt ra, dù ở bất cứ đâu trên thế
giới. Và tác giả chỉ ra sự sai lầm của một số nước để duy trì, tăng cường sự cạnh
tranh của các doanh nghiệp. Theo tác giả cần có sự thay đổi trong việc xây dựng
chiến lược cạnh tranh trên những nền tảng mới.

5. Khoảng cách ngày càng lớn giữa thực tại kinh tế và thực tại chính trị
Khoảng cách ngày càng lớn giữa thực tại kinh tế và thực tại chính trị là
nền tảng cuối cùng để xây dựng chiến lược trong thời kỳ mà sự thay đổi cơ cấu
và sự bất chắc đang diễn ra trên khắp thế giới.

13


Trong mục này, tác giả tập trung vào việc phân tích sự mở rộng tạo ra
khoảng cách ngày càng lớn của thực tại chính trị so với thực tại kinh tế trên
phạm vi thế giới.
Trước hết, theo tác giả, kinh tê thế giới đang tồn cầu hố. Trong khi các
biên giới quốc gia là những hàng rào cản và trung tâm chi phí . Các tổ chức kinh
doanh, các tổ chức thuộc lĩnh vực hoạt động khác, khơng cịn có thể giới hạn
phạm vi hoạt động trong phạm vi nền kinh tế hay biên giới quốc gia của một
nước, mà phải xác định phạm vi hoạt động trên toàn thế giới đối với lĩnh vực
công nghiệp hay dịch vụ của mình.
Nhưng đồng thời, các biên giới chính trị sẽ cịn tồn tại lâu dài. Thật khó
tin rằng các tổ chức liên kết kinh tế khu vực mới được thành lập như Cộng đồng
kinh tế Châu Âu, Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ, Cộng đồng kinh tế Nam
Mỹ… đang xúc tiến thành lập sẽ thục sự làm yếu đi các biên giới chính trị, chưa
nói là có thể thay thế được nó. Người ta từng nói đến “sự cáo chung của chủ
quyền quốc gia” từ trước năm 1918. Nhưng thực tế chẳng có cái gì ra đời để

thay thế cho chính phủ và chủ quyền quốc gia trong quan hệ chính trị. Ngược
lại, từ năm 1914 đến nay xu hướng là ngày càng chia nhỏ các quốc gia. Những
khu vực biên giới chính trị nhỏ bé lại có sưc sống kinh tế mạnh mẽ bởi vì đồng
tiền và thống tin đã trở thành “xuyên quốc gia” . Kể từ năm 1950 đến nay các
quốc gia mini lần lượt ra đời, mỗi quốc gia đều có chính phủ riêng, qn đội
riêng, cơ quan ngoại giao riêng, có chế độ tài chính và thuế riêng… cho đến nay
vẫn khơng có dấu hiệu của bất cứ một thể chế toàn cầu nào ngay cả trong phạm
trù kinh tế, chẳng hạn một ngân hàng trung ương tồn cầu kiểm sốt tồn bộ sự
ln chuyển bất cẩn của đồng tiền trên thế giới, chưa nói đến một định chế tồn
cầu kiểm sốt thuế khố và chính sách tiền tệ trên tồn thế giới.
Ngay cả trong các tổ chức kinh tế xuyên quốc gia, thì chính trị quốc gia
vẫn ln đóng vai trị phủ quyết các quyết định hợp lý về kinh tế.
Tác giả chỉ ra ba phạm trù chồng chéo lẫn nhau, trước hết là một phần
kinh tế toàn cầu thực sự của tiền tệ và thông tin. Tiếp đến là các nền kinh tế khu
14


vực trong đó hàng hố, giao lưu tự do và hàng rào ngăn cản sự chuyển động của
các dịch vụ và con người đang được cắt giảm, mặc dù không thể bị loại và cuối
cùng đó là các thực thể quốc gia và địa phương vừa có tính chính trị, vừa có tính
kinh tế, nhưng trên hết là chính trị. Cả ba phạm trù này đang phát triển rất nhanh
chóng. Đối với các doanh nghiệp và trường đại học thì khơng có sự lựa chọn.
Các tổ chức này buộc phải sống và hoạt động trên tất cả các phạm trù và đồng
thời với nhau. Thực tiễn này chính là nền tảng làm cơ sở để xây dựng chiến
lược. Nhưng một nhà quản lý ở đâu có thể biết được thực tiễn này thực sự có ý
nghĩa. Họ vẫn cịn đang mị mẫm.
“Của rẻ là của ơi” đó là lời răn có từ lâu đời. Quy tắc số một đối với một
doanh nghiệp trong việc xử lý sự khác biệt giữa thực tại kinh tế và thực tại chính
trị là khơng nên làm điều gì trái với thực tại kinh tế.
Qua các ví dụ thực tế, tác giả đã đi đến một số kết luận:

Việc xây dựng chiến lược phải dựa trên giả định rằng các hệ thống tiền tệ
sẽ tiếp tục biến động và mất ổn định. Một hệ quả rút ra là các nhà quản lý phải
học được điều mà cho đến nay ít ai làm được là: quản lý được tình trạng ngoại
hối của mình.
Các thực tại đã nêu ra trong phần này chưa giúp cho các tổ chức biết họ
cần phải làm gì, càng chưa nói đến làm cách nào. Chúng mới nêu ra các câu hỏi
mà nhiệm vụ của chiến lược là phải có câu trả lời cho từng tổ chức cụ thể. Có
những câu hỏi mà cho đến nay ít khi được xem xét đến trong chiến lược. Nhưng
nếu tổ chức nào không bắt đầu xem xét những thực tại mới này thì khơng thể có
được chiến lược đúng và cũng khơng thể sẵn sàng đối phó được những thách
thức chắc chắn xuất hiện trong vài năm sắp tới, nếu không phải là trong vài thập
kỷ tới. Nếu các doanh nghiệp không vượt qua được các thách thức này thì khơng
thể nào thành cơng được. Chưa nói tới có thể hưng thịnh trong thời kỳ đầy rãy
những biến động, sự thay đổi cơ cấu và những biến đổi về kinh tế, xã hội, chính
trị, cơng nghệ.

15


IV. Kết luận
Bài viết đã đề cập đến những vấn đề hiện đang “nóng” của xã hội hiện đại
theo hướng tiếp cận rất mới mẽ về quản lý, những thực tại mới này cần cho việc
xây dựng các chiến lược phát triển cho các doanh nghiệp, các công ty, các tập
đồn. Những vấn đề “Nóng” được trình bày ngắn gọn, xúc tính có những lập
luận sắc xảo, có những ví dụ thực tiễn để minh chứng thuyết phục người đọc.
Bài viết của tác giả đã giúp cho người đọc hình dung được những vấn đề lớn
đang xảy ra trong xã hội hiện đại và xu hướng phát triển của chúng. Từ đó
hướng người đọc, các nhà quản lý cách thức quản lý, điều phối các vấn đề mới
đó bằng việc xây dựng các chiến lược phát triển nhằm đi trước, đón đầu, chuẩn
bị trước để đối phó với những biến đổi mạnh mẽ của xã hội. Có thể nói, đây là

một bài viết có chất lượng, rất hữu ích khơng chỉ cho các nhà quản lý mà cho cả
các nhà hoạch định chính sách, các nhà chính trị, các nhà kinh doanh… tham
khảo, vận dụng trong quá trình chèo lái “con thuyền xã hội”.*

16



×