Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 109 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ Hổ CHÍ MINH

LÊ THỊ THN NGỌC

CÃC YẾU TƠ ẢNH HƯỞNG ĐÉN QUYẾT ĐỊNH GỦ1

TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÃ NHÂN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUÃNG NGÃI

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã ngành: 8340101

LUẬN VĂN THẠC sĩ

THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH. NĂM 2023


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Hiền
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại

học Cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 29 tháng 07 năm 2023.

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. - PGS.TS. Phạm Xuân Giang

Chủ tịch Hội đồng


2. - PGS.TS. Hồ Tiến Dũng

Phản biện 1

3. - PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng

Phản biện 2

4. - TS. Nguyễn Ngọc Long

ủy viên

5. - TS. Nguyễn Anh Tuấn

Thư ký

CHỦ TỊCH HỘI ĐÒNG

PGS.TS. Phạm Xuân Giang

TRƯỞNG KHOA

TS. Nguyễn Thanh Long


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP
THẢNH PHĨ HỊ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc *

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC sĩ

Họ tên học viên: Lê Thị Thuần Ngọc

MSHV: 19000135

Ngày, tháng, năm sinh: 07/10/1987

Nơi sinh: Quảng Ngãi

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã chuyên ngành: 8340101

I. TÊN ĐÈ TÀI:
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân trên

địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
NHIỆM VỤ VÃ NỘI DƯNG:

Đe tài xác định và phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định gửi tiền tiết
kiệm của khách hàng cá nhân, qua đó, đề xuất các hàm ý quản trị nhằm gia tăng quyết
định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Quyết định số 1364/QĐ-ĐHCN, ngày
25/10/2021 của Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.


III. NGÀY HỒN THÀNH NHIỆM VỤ: ngày 25/4/2022

IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Ngọc Hiền

Quảng Ngãi, ngày ... tháng ... năm ...

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM Bộ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TS. Nguyễn Ngọc Hiền

TRƯỞNG KHOA


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, trong thời gian qua tôi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của các thầy cơ giáo, các đồng nghiệp và gia đình. Tơi xin được tỏ lịng kính

trọng và biết on sâu sắc đối vói giảng viên hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Ngọc
Hiền đã tận tình giúp đỡ tơi hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm on quý thầy cô sau Đại học và khoa Quản trị kinh doanh trường
Đại Học Cơng nghiệp TP Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong thời

gian tơi học tập tại trường, không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận văn


mà cịn là kiến thức cho công việc hiện tại và sau này.

Đồng thời xin cảm on các anh chị, các bạn và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tơi

trong q trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
Trân trọng!


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC sĩ
Phát triển và cải thiện các sản phẩm dịch vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và
thu hút thị phần huy động là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi, mạng lưới ngân hàng hoạt động rộng khắp, thưong hiệu và chất

lượng, thị phần huy động rất quan trọng đối với ngân hàng và bị chi phối bởi nhiều
yếu tố. Vì vậy, việc nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm

của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” là cần thiết. Mục tiêu của

nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách
hàng cá nhân. Sử dụng phưong pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu khảo sát 250
khách hàng, kết quả nghiên cứu đã xác định có 05 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định

lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Quảng Ngãi, gồm:
Hình thức chiêu thị, Lãi suất, Uy tín khách hàng, Ảnh hưởng người quen và Hình ảnh

nhân viên. Tất cả 05 nhân tố này đều ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn
ngân hàng với mức độ tác động được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là: (1) Hình thức

chiêu thị, (2) Lãi suất, (3) Uy tín khách hàng, (4) Ảnh hưởng người quen và (5) Hình

ảnh nhân viên. Với kết quả thấy được, nghiên cứu đã cung cấp cho các nhà quản lý

ngân hàng tại Quảng Ngãi một nguồn tham khảo có giá trị trong việc nhận diện các
nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá
nhân để từ đó xây dựng các chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing phù hợp
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi lựa chọn gửi tiết kiệm.

Từ khóa: Tiền gửi tiết kiệm, Khách hàng cá nhân, Quảng Ngãi.

11


ABSTRACT
Developing and improving products and services in order to enhance competitiveness

and attract deposit market share is the top concern of banks. In Quang Ngai province,
a wide network of banks, brand and quality, and market share of deposits are very

important to the bank and are influenced by many factors. Therefore, the study
"Factors affecting the decision to save savings of individual customers in Quang Ngai
province". The objective of the study is to determine the factors affecting the decision

of individual customers to save savings. Using the quantitative research method with
survey data of 250 customers, the research results have determined that there are 05

factors affecting the decision to choose a bank to deposit savings of individual

customers in Quang Ngai, including: Form of promotion, Interest rate, Reputation of
customers, Influence of acquaintances and Image of employees. All these five factors


have a positive influence on the decision to choose a bank with the level of impact
arranged in descending order as follows: (1) Form of promotion, (2) Interest rate, (3)

Reputation of customers, (4) Influence of acquaintances and (5) Image of employees.
With the obtained results, the study provided bank managers in Quang Ngai with a
valuable reference in identifying the factors affecting the behavior of individual

customers in choosing savings banks to develop appropriate business and marketing
strategies to meet the needs of customers when choosing savings.

Keywords: Saving deposit, Individual customer, Quang Ngai.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu

trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.

Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm
on và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên

Lê Thị Thuần Ngọc

IV



MỤC LỤC

MỤC LỤC...................................................................................................................... V

DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... xii
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI..............................................1

1.1 Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát..........................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................ 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài..................................................................... 3

1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu........................................................................ 3
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
1.5 Ý nghĩa của của đề tài........................................................................................... 4

1.6 Kết cấu của đề tài................................................................................................... 4


TÓM TẮT CHƯƠNG 1........................................................................................... 6
CHƯƠNG 2

Cơ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN cứu....... 7

2.1 Khái qt về ngân hàng thương mại.................................................................... 7

2.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại........................................................... 7
2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại......................................................... 8
2.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại............................................................... 9

2.1.4 Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại.................................... 11

2.2 Tiền gửi tiết kiệm.................................................................................................14
2.2.1 Khái niệm...................................................................................................... 14

V


2.2.2 Phân loại tiền gửi tiết kiệm......................................................................... 15

2.3 Huy động tiền gửi tiết kiệm............................................................................... 17

2.3.1 Khái niệm huy động vốn.............................................................................. 17
2.3.2 Vai trò của vốn tiền gửi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng... 17

2.4 Hành vi người tiêu dùng...................................................................................... 19
2.4.1 Khái niệm...................................................................................................... 19
2.4.2 Lý thuyết và mơ hình hành vi người tiêu dùng.........................................20


Lý thuyết hành vi hợp lý........................................................................................20
Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB).................................................................. 20
2.4.2 .2 Mơ hình hành vi người tiêu dùng........................................................... 21
2.5 Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm tại ngân
hàng thưong mại........................................................................................................... 24

2.6 Các nghiên cứu trước đây................................................................................... 26
2.6.1 Các nghiên cứu trong nước........................................................................ 26
2.6.2 Các nghiên cứu nước ngồi........................................................................27

2.7 Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu..................................................................... 28
2.7.1 Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................. 28
2.7.2 Mơ hình nghiên cứu....................................................................................30

TĨM TẮT CHƯƠNG 2........................................................................................31
CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu............................... 32

3.1 Phưong pháp nghiên cứu..................................................................................... 32
3.1.1 Cách thức nghiên cứu................................................................................... 32

3.1.2 Tiến trình nghiên cứu................................................................................... 33
3.1.3 Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi........................................................... 33
3.2 Phưong pháp thu thập dữ liệu............................................................................ 37
3.2.1 Cách thức tiến hành...................................................................................... 37

3.2.2 Đối tượng được điều tra khảo sát, kích thước mẫu................................. 38
3.2.3 Phát phiếu điều tra khảo sát....................................................................... 38

3.3 Phưong pháp phân tích dữ liệu.......................................................................... 38

3.3.1 Mơ tả thống kê.............................................................................................. 38

VI


3.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo............................................................ 38
3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá....................................................................... 39

3.3.4 Phân tích hồi quy tương quan................................................................... 40
3.3.5 Kiểm định tính phù hợp của mơ hình......................................................... 41
TĨM TẮT CHƯƠNG 3.........................................................................................42
CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CÚƯ VÀ THẢO LUẬN................. 43

4.1 Mô tả mẫu khảo sát.............................................................................................. 43

4.1.1 về yếu tố Sử dụng dịch vụ.......................................................................... 43
4.1.2 về yếu tố Hình thức gửi tiết kiệm.............................................................. 44
4.1.3 về yếu tố Thời gian gửi tiết kiệm.............................................................. 44
4.1.4 về yếu tố Độ tuổi của khách hàng gửi tiền............................................... 45

4.1.5 về yếu tố Trình độ học vấn......................................................................... 45
4.1.6 về Thu nhập.................................................................................................. 46

4.1.7 về yếu tố Nghề nghiệp................................................................................ 47
4.2 Kiểm định thang đo..............................................................................................47


4.2.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha..................... 47
4.2.2 Kết quả phân tích Cronbach’s alpha.......................................................... 48

4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA....................................................................... 49

4.3.1 Thang đo các thành phần ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm...... 49
4.3.2 Phân tích EFA cho thang đo Quyết định gửi tiết kiệm.......................... 52
4.4 Phân tích hồi quy tuyến tính................................................................................ 54

4.4.1 Phân tích tương quan.................................................................................... 55
4.4.2 Phân tích hồi quy...........................................................................................56
4.4.3 Kiểm định giả thuyết.................................................................................... 58
4.4.4 Kiểm định phân tích phương sai ANOVA................................................. 59

TÓM TẮT CHƯƠNG 4......................................................................................... 64
CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ..........................65

5.1 Kết luận................................................................................................................. 65

5.2 Hàm ý quản trị...................................................................................................... 67
5.2.1 Yeu tố Hình thức chiêu thị.......................................................................... 67

vii


5.2.2 Lãi suất...........................................................................................................68
5.2.3 Uy tín thương hiệu....................................................................................... 68


5.2.4 Ảnh hưởng của người quen......................................................................... 69
5.2.5 Hình ảnh nhân viên...................................................................................... 69

5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo................................ 69

TÓM TẮT CHƯƠNG 5......................................................................................... 71

KẾT LUẬN.............................................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 73

PHỤ LỤC 01............................................................................................................78
PHỤ LỤC 02............................................................................................................ 83

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN................................................... 94

viii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Động cơ (ý định) của người tiêu dùng.......................................................... 21
Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu được đề xuất................................................................. 30
Hình 3.1 Tiến trình nghiên cứu....................................................................................... 33

IX


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Thang đo dự kiến các yếu tố cá nhân............................................................ 34
Bảng 3.2 Thang đo yếu tố Quyết định gửi tiết kiệm.................................................... 34
Bảng 3.3 Thang đo yếu tố thành phần của Chất lượng dịch vụ.................................. 35

Bảng 4.1 Thống kê theo Sử dụng dịch vụ..................................................................... 43
Bảng 4.2 Thống kê theo Hình thức gửi tiết kiệm..........................................................44
Bảng 4.3 Thống kê theo Thời gian gửi tiết kiệm..........................................................44
Bảng 4.4 Thống kê theo Độ tuổi.....................................................................................45
Bảng 4.5 Thống kê theo Trình độ học vấn.................................................................... 46
Bảng 4.6 Thống kê theo Thu nhập................................................................................. 46
Bảng 4.7 Thống kê theo Nghề nghiệp............................................................................ 47
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định độ tin cậy các thang đo................................................... 48
Bảng 4.9 Kiểm định KMO and Bartlett's Test.............................................................. 50
Bảng 4.10 Giá trị Eigenvalue và hệ số phương sai trích.............................................. 50
Bảng 4.11 Kết quả phân tích EFA các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết
kiệm....................................................................................................................................51

Bảng 4.12 KMO and Bartlett’s Test cho thang đo Quyết định gửi tiết kiệm của
khách hàng......................................................................................................................... 53

Bảng 4.13 Kết quả EFA yếu tố Quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng................ 53
Bảng 4.14 Kết quả EFA yếu tố Quyết đinh gửi tiết kiệm của khách hàng................ 54
Bảng 4.15 Kết quả phân tích tương quan giữa các biến.............................................. 55
Bảng 4.16 Hệ số R2 điều chỉnh....................................................................................... 57
Bảng 4.17 Kiểm định sự phù hợp của mơ hình............................................................. 57
Bảng 4.18 Các hệ số hồi quy chuẩn hóa........................................................................ 58
Bảng 4.19 Bảng tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu.................................................. 59
Bảng 4.20 Két quả kiểm định ANOVA quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng và
sử dụng dịch vụ................................................................................................................. 59

X


Bảng 4.21 Kết quả kiểm định ANOVA quyết định gửi tiết kiệm với hình thức gửi

tiết kiệm.............................................................................................................................. 60

Bảng 4.22 Két quả kiểm định ANOVA quyết địnhgửi tiết kiệm với thời gian...... 61
Bảng 4.23 Kết quả kiểm định ANOVA quyết địnhgửi tiết kiệm với độ tuổi.......... 61
Bảng 4.24 Kết quả kiểm định ANOVA quyết địnhgửi tiết kiệm với trình độ......... 62

XI


DANH MỤC Từ VIẾT TẮT
ĐCTC

:

Định chế tài chính

GTCG

:

Giấy tờ có giá

HĐVTG

:

Huy động vốn tiền gửi

HTKHHĐ


:

Hoàn thành kế hoạch huy động

NĐ-CP

:

Nghị định Chính phủ

NHNN

:

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

:

Ngân hàng Thương mại

NHTW

:

Ngân hàng Trung ương

TCKT


:

Tổ chức kinh tế

TCTD

:

Tổ chức tín dụng

TGCKH

:

Tiền gửi có kỳ hạn

TGTK

:

Tiền gửi tiết kiệm

TGTT

:

Tiền gửi thanh toán

TMCP


:

Thương mại cổ phần

TT

:

Thông tư

xu


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Lý do chọn đề tài
Một trong các hoạt động thực hiện kinh doanh của ngân hàng đó là huy động vốn.

Vốn ngân hàng là co sở ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán và khả năng cạnh
tranh của ngân hàng. Gần đây, nền kinh tế thế giói có nhiều biến động xấu ảnh hưởng

đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của hệ thống ngân hàng thương mại. Lãi suất huy
động sụt giảm, đây là trở ngại không tạo sự hấp dẫn cho người gửi tiền, kênh huy
động vốn qua tiền gửi tiết kiệm khơng cịn hấp dẫn. Điều này cho thấy việc huy động

vốn qua kênh tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng ngày càng khó khăn. Bên cạnh đó, sự

ra đời các quy định của Nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ rất chặt chẽ. Việc

tìm ra các giải pháp để gia tăng lượng vốn huy động là rất cần thiết đối với các NHTM.

Chính vì thế, các NHTM ln tìm cách thức thu hút tiền gửi ổn định với chi phí thấp
từ nhiều nguồn huy động. Trong số các nguồn vốn huy động, tiền gửi tiết kiệm của
khách hàng cá nhân được xem là ổn định nhất và chi phí hợp lý hơn.

Tại Quảng Ngãi, hệ thống ngân hàng phát triển cùng với mạng lưới rộng khắp và các
tổ chức tài chính ngày càng gia tăng, dẫn đến việc cạnh tranh trên thị trường này rất
gay gắt nhất là đối với hoạt động huy động tiền gửi. Trên thị trường hiện nay có rất
nhiều kênh đầu tư khác nhau với mức sinh lợi và rủi ro khác nhau, tuy nhiên vẫn có
rất nhiều người chọn hình thức tiền gửi tiết kiệm. Với mạng lưới trên 40 tố chức tín

dụng và trên 150 phòng giao dịch đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện

đang cạnh tranh gay gắt lẫn nhau. Nhìn chung, tình hình lãi suất huy động tại các
ngân hàng hiện nay đang khá cạnh tranh, vấn đề này đang gây khó khăn trong việc

giữ chân khách hàng cũ và phát triển thêm khách hàng ở các ngân hàng.
Vì vậy, để cạnh tranh thành cơng, việc thấu hiểu nhu cầu và hành vi lựa chọn ngân

hàng của khách hàng gửi tiết kiệm, đặc biệt là khách hàng cá nhân là địi hỏi tiên
quyết và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ban lãnh đạo của mỗi ngân hàng. Do

đó, việc nghiên cứu “Các yếu to ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách
1


hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ
góp phần cung cấp luận cứ cho các nhà quản lý ngân hàng ở Quảng Ngãi đưa ra các


giải pháp quản trị phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tong quát
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng

cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
1.2.2 Mục tiêu cụ the
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá

nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của
khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Đề xuất những hàm ý quản trị để gia tăng các yếu tố tích cực nhằm nâng cao hoạt
động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đoi tượng nghiên cứu
Đe tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng
cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Đối tượng khảo sát là khách hàng cá nhân đã và đang có các giao dịch gửi tiết kiệm

tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

về nội dung: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá
nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.


về không gian: Tại 10 ngân hàng thương mại ở Quảng Ngãi, cụ thể Ngân hàng TMCP

Ngoại thương, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triến, ngân hàng Nông nghiệp và
2


Phát triển nông thôn, ngân hàng Công thương, ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng
TMCP Sài Gịn Thương Tín, ngân hàng TMCP Đông Á, ngân hàng TMCP Việt Á,

Ngân hàng TMCP Quốc tế và ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
về thời gian: Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2019-2021.

Thời gian khảo sát: Thời gian thực hiện từ tháng 5/2022 đến tháng 7/2022.
1.4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

1.4.1 Phương pháp thu thập so liệu
ỉ. 4.1. ỉ số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của các NHTM trên địa bàn Quảng
Ngãi, giai đoạn 2019-2021. Ngồi ra, tác giả cịn thu thập số liệu từ các nguồn khác

(tạp chí thời báo ngân hàng, Internet...).

1.4.1.2 Số liệu sơ cấp

Tác giả sử dụng phương pháp điều tra khảo sát các đối tượng liên quan là khách hàng
giao dịch gửi tiền tiết kiệm tại các NHTM trên địa bàn Quảng Ngãi thông qua bảng

câu hỏi khảo sát.
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu


Đe tài được sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với Bảng câu hỏi khảo sát

xây dựng theo thang đo Likert 5 cấp độ. Các phương pháp phân tích được áp dụng
đối với dữ liệu sơ cấp thu thập được bao gồm kiểm định sự phù hợp của thang đo.

Cuối cùng là tiến hành kiểm định, đánh giá sự phù hợp của nhân tố trong mơ hình
bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định đánh giá sự phù hợp của mơ hình

nghiên cứu đề xuất bằng phân phân tích hồi quy tuyến tính bội.
Theo nghiên cứu của Bollen (1989) cho rằng, kích thước mẫu là 05 quan sát trên một

biến thì số lượng mẫu được lựa chon nghiên cứu sẽ có tính đại diện. Trong nghiên
cứu này, mơ hình đề xuất bao gồm 01 biến phụ thuộc và 05 biến độc lập. Vì vậy, số
lượng khảo sát trong nghiên cứu tối thiểu cần thiết phải đạt gấp 5 lần tương ứng với

3


125 quan sát. Phương pháp phi xác xuất, thuận tiện được chọn làm phương pháp chọn

mẫu khảo sát. Thời gian khảo sát là 2 tháng với cỡ mẫu đầy đủ dữ liệu phân tích là
260 khách hàng cá nhân.
1.5 Ý nghĩa của của đề tài

về ý nghĩa khoa học: Đe tài góp phần hồn thiện lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng

lên quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại các NHTM trên địa bàn
Quảng Ngãi, đặc biệt là việc kiểm chứng mơ hình đề xuất gồm biến phụ thuộc là

quyết định gửi tiền tiết kiệm và 05 biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng để làm cơ sở

phát triển các nghiên cứu chuyên sâu về sau.

về ý nghĩa thực tiễn: Kết quả khảo sát quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng

cá nhân tại các NHTM trên địa bàn Quảng Ngãi, kết quả nghiên cứu cung cấp thông

tin các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng và mức độ ảnh

hưởng của các yếu tố đến quyết định gửi tiết kiệm. Từ đó, giúp ngân hàng và các nhà
quản lý ngân hàng có các quyết định kinh doanh phù hợp hơn.
1.6 Kết cấu của đề tài
Nghiên cứu của luận văn được chia làm 5 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Giới thiệu, cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi, phương

pháp và ý nghĩa của nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu, trình bày các khái niệm ngân hàng
thương mại, tiền gửi tiết kiệm, các nghiên cứu trước đây. Từ đó đưa ra mơ hình nghiên
cứu phù hợp.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ

liệu, triển khai thực hiện khảo sát, thiết kế nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu, thống kê mô tả mẫu và các biến nghiên cứu, kiểm

định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ so Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố

4



khám phá EFA, phân tích tương quan và kiểm định giả thuyết thơng qua phân tích
hồi quy và cuối cùng là thảo luận kết quả.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị, tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu, đưa
ra hàm ý quản trị, nêu những đóng góp, các mặt hạn chế, các đề xuất các yếu tố ảnh

hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân và hướng nghiên cứu
tiếp theo.

5


TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương này giới thiệu đề tài nghiên cứu, tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu; mục

tiêu nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu; phạm vi nghiên
cứu, ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài nghiên cứu.

6


CHƯƠNG 2

Cơ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN cứu

2.1 Khái quát về ngân hàng thương mại

2.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại
NHTM là một định chế tài chính trung gian, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị
trường. Ở Pháp, quy định về ngân hàng cho rằng, NHTM là những doanh nghiệp mà


ở đó chuyên cho việc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng như chiết khấu, tín dụng. Ở
Mỹ: NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính
và hoạt động trong ngành cơng nghiệp dịch vụ tài chính. Tại Việt Nam, theo khoản
2, điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 quy định:

“Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt
động Ngân hàng và các hoạt động khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu
lợi nhuận”. Trong đó, ngân hàng được định nghĩa là loại hình TCTD có thể được thực

hiện tất cả các hoạt động ngân hàng. Hoạt động ngân hàng được xác định là việc kinh
doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau: (1) nhận tiền gửi;

(2) cấp tín dụng; (3) cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Nguyễn Văn Ngọc
(2006) cho rằng, theo nghĩa rộng, NHTM được hiểu là các định chế tài chính được

phép nhận tiền gửi và thực hiện cho vay bằng nhiều phương thức và điều kiện khác
nhau. Theo nghĩa hẹp, khái niệm NHTM dùng để mô tả các ngân hàng được thể hiện

các nghiệp vụ như nhận tiền gửi, séc, tiền gửi tiết kiệm cầm cố, cho vay, chiết khấu,
thấu chi,....
Từ các lập luận trên, NHTM trong đề tài được hiểu là định chế tài chính trung gian
với đặc trưng là cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính như nhận tiền gửi khách hàng,

cho vay, và cung cấp các dịch vụ thanh tốn. Bên cạnh đó, NHTM cịn cung cấp các
dịch vụ khác như bao thanh tốn, chiết khẩu, thấu chi, bảo lãnh,.... nhằm tạo ra sự
thỏa mãn cao nhất nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.

7



2.1.2 Chức nâng của ngân hàng thương mạì

Theo nghiên cứu của Trầm Thị Xuân Hương và Hoàng Thị Minh Ngọc (2013),

NHTM có 3 chức năng: chức năng thủ quỹ, trung gian thanh tốn và trung gian tín
dụng.
Chức năng thủ quỹ: Nghĩa làNHTM sẽ giữ tiền, bảo quản tiền, thực hiện các yêu cầu

rút tiền hay chi tiêu tiền của khách hàng. Chức năng này của ngân hàng có tác dụng

giúp cho các khách hàng gởi tiền không những đảm bảo an tồn cho đồng vốn của

mình mà cịn tác dụng sinh lợi cho đồng vốn tạm thời thừa, từ đó nâng cao hiệu quả

của việc sử dụng vốn. Đối với ngân hàng, thực hiện chức năng thủ quỹ là cơ sở để
ngân hàng thực hiện chức năng thanh toán, đồng thời tạo nguồn vốn để ngân hàng
thực hiện chức năng tín dụng. Đối với nền kinh tế, thơng qua chức năng thủ quỹ của

các NHTM, từ đó tập trung nguồn vốn tạm thời thừa trong nền kinh tế để phục vụ
phát triển kinh tế.

Chức năng trung gian thanh toán: Chức năng này có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh
tế vì đã tạo điều kiện thuận lợi giúp khách hàng thanh tốn nhanh chóng, hiệu quả và
an tồn. Từ đó đẩy nhanh q trình lưu thơng hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chức năng trung gian thanh toán là tiền đề và cơ sở để các NHTM tạo ra tiền ghi sổ,
vừa tiết kiệm tiền mặt trong lưu thơng dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thơng tiền tệ, vừa
tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch vụ ngân hàng phát triển.

Chức năng trung gian tín dụng: Ngân hàng huy động và tập trung các nguồn vốn tiền

tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó

để cho vay đáp ứng các nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các chủ thể

khác trong nền kinh tế. Chức năng trung gian tín dụng có ý nghĩa rất lớn đối với nền
kinh tế, giúp điều hòa vốn tiền tệ từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu làm

giảm tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Đối với NHTM sẽ là cơ hội cho sự tồn
tại và phát triển của ngân hàng, tạo ra được nguồn vốn kinh doanh và gia tăng được
lợi nhuận ngân hàng.

8


2.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại

Theo nghiên cứu của Trầm Thị Xuân Hương và Hoàng Thị Minh Ngọc (2013),

NHTM có các vai trị sau:
Thứ nhất, NHTM là nơi cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, là cầu nối giữa tiết kiệm

và đầu tư. Là một trung gian tín dụng, NHTM đã tích tụ và tập trung được một khối
lượng lớn tiền tạm thời nhàn rỗi thông qua nghiệp vụ huy động vốn và thực hiện các

dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Từ nguồn tiền đó, tiến hành cấp phát tín dụng cho

các thành phần kinh tế, những tổ chức và cá nhân cần vốn, để phục vụ cho nhu cầu
chi tiêu của họ. Tức là, ngân hàng đóng vai trị là người mơi giới giữa một bên là

những người có tiền nhàn rỗi có thể cho vay và một bên là những người cần vay vốn.


Thực hiện chức năng này tức là ngân hàng đã trở thành người khơi thơng và kích hoạt

các nguồn vốn, làm cho nguồn tiền tệ luôn hoạt động và sinh lãi. Những hoạt động
đó của NHTM đã thực sự tác động điều hoà cung cầu tiền tệ, biến những đồng tiền

nhàn rỗi thành những đồng tiền hoạt động có ích, tập trung vốn vào việc tài trợ cho

các ngành kinh tế khác phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động và bằng
những khoản tín dụng nhỏ thích hợp giúp người lao động có thêm điều kiện ổn định
và cải thiện đời sống.
Thứ hai, ngân hàng giúp cho các nhà kinh doanh trong việc nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn. Ngân hàng tài trợ vốn cho các doanh nghiệp trên cơ sở phải tuân thủ các

điều kiện do ngân hàng đặt ra. Trong đó, các khoản tín dụng mà doanh nghiệp nhận

được đều phải trả lãi và gốc theo thỏa thuận. Vì vậy, để đảm bảo an tồn tài sản cho
ngân hàng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp thì trước khi cho vay,
ngân hàng cần phải thẩm định phương án sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, thẩm
định tính khả thi của dự án, thẩm định các yếu tố liên quan đến doanh nghiệp (uy tín,

trình độ nhân viên, tài sản đảm bảo...) một cách chính xác, rõ ràng, chi tiết, qua đó

cán bộ tín dụng giúp doanh nghiệp xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu
quả. Sau khi cho doanh nghiệp vay vốn, ngân hàng vẫn tiếp tục tiến hành giám sát

quá trình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp và thơng qua hoạt động thanh tốn hộ
thì ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn về vốn và sử dụng vốn.
9



Thứ ba, ngân hàng khuyến khích tiết kiệm bằng cách nhận tiền gửi nhàn rỗi từ dân
cư. Hoạt động này đều được trả lãi từ ngân hàng. Người gửi tiền có thể thực hiện theo

bất kỳ hình thức và phương thức gửi tiền nào. Khi cần có thể rút tiền bất cứ lúc nào
và được hưởng lãi. Thơng qua chính sách lãi suất, ngân hàng khuyến khích khách

hàng thực hiện tiết kiệm tiêu dùng ở hiện tại để tăng nhu cầu tiêu dùng tương lai.
Thứ bốn, thông qua hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng có thể điều tiết sự dịch
chuyển của vốn đầu tư dẫn đến bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận, góp phần chuyển

dịch cơ cấu kinh té và phát triển vùng. Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng thực

hiện hoạt động tài trợ vốn cho tất cả các tổ chức và cá nhân trong xã hội dưới nhiều
hình thức khác nhau. Với hệ thống các ngân hàng thương mại đều có mặt ở hầu hết

các địa bàn trong phạm vi cả nước. Ngân hàng sẽ cho vay đối với bất kỳ cá nhân hay
doanh nghệp nào có nhu cầu về vốn mà đáp ứng đầy đủ các điều kiện khi yêu cầu thì
sẽ thực hiện cho vay. Ngồi ra, khi có sự ưu tiên của nhà nước về việc phát triển
ngành nghề hoặc vùng kinh tế nào đó, thì nhà nước đưa ra các chính sách riêng cho

từng vùng, thơng qua đó, các NHTM sẽ thực hiện cung ứng vốn cho những vùng mà
nhà nước đã chỉ định để phát triển kinh tế. Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày

càng được mở rộng và phát triển, điều này dẫn đến việc chu chuyển vốn được thực

hiện một cách dễ dàng. Đồng thời, với sự tác động của ngân hàng, vốn được dịch
chuyển từ vùng thừa vốn sang vùng thiếu vốn đảm bảo cho sự phát triển đồng đều
giữa các ngành, xoá dần sự khác biệt, thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định.


Thứ năm, hoạt động của ngân hàng góp phần chống lạm phát. Với đặc điểm của

NHTM là một tổ chức trung gian tài chính với các hoạt động chủ yếu là huy dộng
vốn, cho vay và thực hiện chức năng trung gian thanh tốn. Lượng tiền trong lưu
thơng được ngân hàng kiểm sốt. Thơng qua các khoản mục của NHTM, ngân hàng

trung ương sẽ xác định được lượng tiền mặt đang lưu thơng trong nền kinh tế, từ đó
để có các biện pháp kiểm sốt nhằm đề phịng và hạn chế những ảnh hưởng xấu có
thể xảy ra. Trường hợp nếu xảy ra lạm phát thì bằng các nghiệp vụ của mình, ngân

hàng trung ương sẽ tiến hành điều chỉnh tăng lãi suất chiết khấu hoặc tái chiết khấu,

10


×