MỞ ĐẦU
Du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn và có tiềm năng phát triển vơ
cùng lớn trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích về
kinh tế mà du lịch đem lại, Đảng và nhà nước đã có những chính sách chỉ đạo, phát
triển du lịch hiện này: “Phát triển du lịch hoàn thiện, đồng bộ theo hướng bền vững
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”.
Để thực hiện tốt những chính sách, đề án mà nhà nước đã đề ra, ủy ban
chính quyền các tỉnh cũng đang nỗ lực bảo tồn, duy trì và phát triển các tài nguyên
tự nhiên tài nguyên nhân văn trong hoạt động du lịch. Và tỉnh ủy, chính quyền địa
phương Ninh Bình cũng vậy.
Với vị vô cùng thuận lợi, là cửa ngõ ra vào của các tỉnh miền Nam và miền
Trung vào khu vực đồng bằng sông Hồng cùng với sự đa dạng và phong phú về tài
nguyên tự nhiên lẫn tài nguyên nhân văn, tỉnh ủy Ninh Bình đã và đang bắt tay vào
hoạt động khai thác du lịch theo chỉ thị của Đảng và nhà nước đã đề ra. Thế nhưng
việc khai thác du lịch tại mảnh đất cố đơ này cịn chưa hợp lí, chưa bền vững và
tồn tại một số nguy cơ suy thối mơi trường, mai một các di tích lịch sử, văn hóa.
Chính vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao, phát
triển du lịch theo hướng bền vững tại tỉnh Ninh Bình”.
Bài tiểu luận sẽ không thể tránh khỏi những sai. Qua những sai sót đó mong
cơ có thể chỉ bảo thêm để em có thể rút ra những kinh nghiệm cũng như kiến thức
quý báu cho bản thân.
Em xin trân thành cảm ơn!
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO, PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH NINH BÌNH
I.
Giới thiệu tổng quan về Ninh Bình
1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành
1.1 Vị trí địa lý
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở phía Nam vùng đồng bằng châu thổ sơng
Hồng và nằm ở vị trí cửa ngõ ra vào ở cực Nam miền Bắc, Việt Nam.
Nằm cách Hà Nội khoảng 93km về phía Nam, Ninh Bình có vĩ độ vào
khoảng 19°50’ đến 20°27’ Bắc và kinh độ 105°32’ đến 106°33’ Đông. Về
tiếp giáp, phía Bắc giáp với Hà Nam, phía Nam giáp với Thanh Hóa, phía
Tây giáp với Hịa Bình, phía Đơng giáp với Nam Định và phía Đơng Nam
giáp với biển Đơng. Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính bao gồm: thành phố
Ninh Bình, thành phố Tam Điệp và các huyện như Yên Mô, Yên Khánh,
Kim Sơn, Gia Viễn, Hoa Lư, Nho Quan.
1.2 Lịch sử hình thành
Ninh Bình có lịch sử vô cùng lâu đời từ thời Hùng Vương khai sơn lập
nước. Khi xưa thời Văn Lang, Ninh Bình xưa cùng với một phần Thanh Hóa
thuộc bộ Quân Ninh, tới cuối thời Hùng Vương thì sáp nhập vào bộ Cửu
Chân. Trong thời kì Bắc thuộc thì Ninh Bình thuộc quận Giao Chỉ. Và trải
qua rất nhiều những biến cố lịch sử và mỗi thơi thì địa giới Ninh Bình lại
được tách ra và phân chia khác nhau. Đến ngày 27/12/1975, Ninh Bình hợp
nhất với các tỉnh là Nam Định và Hà Nam thành 1 tình là Hà Nam Ninh rồi
lại tái lập lại vào ngày 12/8/1991.
2. Điều kiện phát triển du lịch tại tỉnh Ninh Bình
2.1 Tài ngun tự nhiên
Có thể nói, Ninh Bình là một trong những tỉnh ở khu vực phía Bắc
được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những tài nguyên tự nhiên về sông
suối,… vô cùng đa dạng và phong phú
2.1.1 Khí hậu
Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, một năm có bốn
mùa. Trong đóa, mùa hè nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 là tỉnh
duy nhất ở Bắc Bộ mùa mưa kết thúc muộn hơn cả vào tháng 10 (quy chuẩn
tính tháng mùa mưa được tính bằng lượng mưa trung bình của các tháng có
lượng mưa trung bình cao hơn tổng lượng mưa trung bình cả năm chia cho
12); mùa đơng khơ lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; tháng
4, tháng 10 là mùa xuân và mùa thu, tuy khơng rõ rệt như các vùng nằm phía
trên vành đai cận nhiệt đới. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.900
mm; Nhiệt độ trung bình 23,5 °C; Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.700 giờ;
Độ ẩm tương đối trung bình: 80-85%.
2.1.2 Địa hình
Nằm trong vùng tiếp giáp giữa vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng
và dải đá trầm tích ở phía Tây, lại nằm trong vùng trũng tiếp giáp biển Đông
nên địa hình phân chia thành 3 vùng khá rõ rệt: vùng đồi núi, vùng đồng
bằng và vùng ven biển. Tổng diện tích đất tự nhiên rơi vào khoảng 1.390
km2, đất đai tương đối màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, trồng cây công nghiệp, phát triển kinh tế trang trại và
lâm nghiệp.
2.1.3 Hệ thống hang động
Nếu thường nhắc tới hang động người ta sẽ nghĩ tới Quảng Bình
nhưng ở khu vực phía Bắc thì Ninh Bình cũng là một trong những tỉnh có hệ
thống hang động vô cùng phong phú và vẫn giữu được những nét tự nhiên.
Tại đây có những hang động karst đặc sắc như: Tam Cốc – Bích Động,
Động Địch Lộng, Động Thiên Tơn,…
2.1.4 Tài ngun rừng
Những đặc điểm về địa hình, khí hậu đã tạo điều kiện cho Ninh Bình
có diện tích rừng lớn nhất so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng: 27.101ha.
Diện tích rừng tự nhiên là 23.526ha, tập trung chủ yếu ở Nho Quan. Trong
đó, rừng Cúc Phương thuộc loại rừng nhiệt đới điển hình, có nhiều loại
động, thực vật quý hiếm như: kiêng, lát hoa, chò chỉ, báo gấm, báo lửa, gấu
ngựa, sóc bụng đỏ, voọc mơng trắng,... Diện tích rừng trồng đạt 3.575ha, tập
trung ở huyện Nho Quan, Hoa Lư, Kim Sơn, thị xã Tam Điệp, với cây trồng
chủ yếu là thông nhựa, keo, bạch đàn, cây ngập mặn,...
2.1.5 Tài ngun biển
Ninh Bình có chiều dài bờ biển xấp xỉ 18km, với hàng ngàn ha bãi
bồi, hàng chục ngàn ha lãnh hải. Cửa Đáy là cửa lớn nhất, có độ sâu tương
đối, đảm bảo tàu thuyền lớn, trọng tải hàng ngàn tấn ra vào thuận tiện.
Vùng biển Ninh Bình có tiềm năng ni trồng, khai thác, đánh bắt
nguồn lợi hải sản với sản lượng từ 2.000 - 2.500 tấn/năm.
2.1.6 Tài ngun khống sản
Đá vơi là nguồn tài ngun khống sản lớn nhất của Ninh Bình.
Những dãy núi trải dài từ Hồ Bình, theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, qua
Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, thị xã Tam Điệp, Yên Mô tới tận biển Đông,
dài hơn 40km, diện tích trên 1.200ha, là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất
xi măng và vật liệu xây dựng.
Bên cạnh đó, Ninh Bình cịn có nguồn nước khống thiên nhiên với
trữ lượng lớn, chất lượng tốt, tập trung chủ yếu ở Cúc Phương (Nho Quan)
và Kênh Gà (Gia Viễn) có thể khai thác phục vụ sinh hoạt, chế phẩm nước
giải khát, chữa bệnh, phục vụ khách du lịch.
2.1.7 Hệ thống sơng ngịi, thủy văn
Hệ thống sơng ngịi ở Ninh Bình bao gồm hệ thống sơng Đáy, sơng
Hồng Long, sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng, sông Vân Sàng, với
tổng chiều dài 496km, phân bố rộng khắp trong tồn tỉnh. Mật độ sơng suối
bình qn 0,5km/km2, các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam để đổ ra biển Đông.
Chế độ thuỷ triều ven biển Ninh Bình là chế độ nhật triều, ngồi ra
cịn có trường hợp bán nhật triều và triều tạp. Thời gian triều lên trong
khoảng 8 giờ, triều xuống 16 giờ. Khi triều cường thì thời gian lên xuống ±
1 giờ. Nhìn chung, thuỷ triều Ninh Bình tương đối yếu, biên độ thuỷ triều
trung bình trong ngày khoảng 150-180cm, lớn nhất là 270cm, nhỏ nhất 25cm.
2.2 Tài nguyên nhân văn
Ninh Bình là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử với những cơng
trình kiến trúc mái đình, những lễ hội truyền thống, những làng nghề mang
đậm dấu ấn dân tộc,…. Và có thể nói tính cách của người dân Ninh Bình là
sự kết hợp hài hòa giữa các tỉnh thành lân cận. Đó là nét thanh tao của người
Hà Nội, nét hào sảng của người Hà Nam và sự hiếu học của người Nam
Định.
2.2.1 Các di tích, lịch sử
Ninh Bình được biết đến là kinh đô của triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê
và khởi đầu của nhà Lý, chính vì vậy nơi đây vẫn cịn lưu giữ một số những
di tích lịch sử của từng thời kì. Và theo thống kê, tại Ninh Bình có khoảng
1.821 di tích lịch sử, 298 di tích cấp tỉnh, 81 di tích cấp quốc gia (trong đó
có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt). Một số di tích lịch sử văn hóa quan trọng
như: Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ Vua Lê Đại Hành, đền Thái Vi,
đền Đức Thánh Nguyễn,…
2.2.2 Lễ hội
Vùng đất Ninh Bình được du khách thập phương biết đến nhờ cảnh
sắc thiên nhiên tuyệt đẹp và khơng gian văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Những lễ hội Ninh Bình được hình thành từ hàng trăm năm đã tạo nên vẻ
đẹp riêng cho vùng đất cố đơ. Hiện nay trên tồn địa bàn của tỉnh có đến 74
lễ hội, trong số đó có nhiều lễ hội không chỉ thu hút sự tham gia của người
dân bản địa mà còn hấp dẫn với khách du lịch trong nước và quốc tế. Các lễ
hội tại đây thường mang thiing điệp giáo dục con người về truyền thống
uống nước nhớ nguồn như: lễ hội Trường Yên, lễ hội đền La, lễ hội chùa
Địch Lộng,…
2.2.3 Ẩm thực
Ninh Bình khơng chỉ có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, di sản văn hóa
phong phú cùng sự thân thiện, mến khách của người dân mà còn gây ấn
tượng với nhiều du khách bởi những trải nghiệm thú vị từ ẩm thực địa
phương. Tại mảnh đất cố đơ này có những món ăn độc đáo, hấp dẫn như:
thịt dê, cơm cháy, gỏi cá nhệch, ốc núi, nem chua Yên Mặc, rượu Kim Sơn,
…
2.2.4 Làng nghề truyền thống
Hiện nay theo thống kê, tại Ninh Bình có 76 làng nghề truyền thống
trong đó có 48 làng nghề xuất hiện cách đây trên 50 năm đủ tiêu chuẩn là
làng nghề truyền thống như: làng gốm cổ Bồ Bát, làng thêu ren Văn Lâm,
làng đá mỹ nghệ Ninh Vân,…
2.2.5 Kiến trúc
Với bề dày lịch sử văn hóa lâu đời nên Ninh Bình có những nét kiến trúc
vơ cùng độc đáo, tiêu biểu cho từng thời kì. Rõ nét và độc đáo nhất tại mảnh
đất cố đô này phải kể đến kiến trúc văn hóa như đền vua Đinh Tiên Hoàng,
đền vua Lê Đại Hành, nhà thờ Phát Diệm, chùa Bái Đính, đền Thánh
Nguyễn,…
2.2.6 Nghệ thuật dân gian truyền thống
Ninh bình là một tỉnh năm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ nên nơi đây
cũng có nhiều loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống như hát xẩm ,hát
chầu văn, đặc biệt nơi đây được coi là cái nôi của nghệ thuật hát chèo.
Kinh đơ Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập
là bà Phạm Thị Trân một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh vào thế kỷ
10, sau phát triển rộng ra đồng bằng Bắc Bộ. Địa bàn phố biến từ Nghệ Tĩnh trở ra. Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ
thế kỷ 10. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của
chèo dựa trên các trị nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn.
3. Các sản phẩm du lịch tại tỉnh Ninh Bình
Khơng chỉ được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan tự nhiên mà Ninh Bình
cịn được biết đến là vùng đất giàu truyền thống văn hóa với những di tích
lịch sử, lễ hội, làng nghề truyền thống,…Và dựa trên những tài nguyên đa
dạng, phong phú đó, Ninh Bình đã xây dựng và phát triển một số những loại
hình, sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách tới mảnh đất cố đô này. Theo
thống kê, phân loại thì sản phẩm du lịch của Ninh Bình tập trung vào hai
loại hình chính đó là du lịch sinh thái và văn hóa, trong đó có du lịch tham
quan, khám phá hang động; du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần; du lịch kết
hợp hội nghị hội thảo; du lịch tâm linh, tham quan di tích lịch sử văn hóa,
làng nghề, lễ hội; du lịch cộng đồng.
Thứ nhất, đổi với nhóm sản phẩm tham quan danh lam thắng cảnh bao
gồm: cảnh quan quần thể danh thắng Tràng An, cảnh quan Tam Cốc – Bích
Động, cố đơ Hoa Lư, cảnh quan Vân Long – Địch Lộng, Kênh Gà – Vân
Trình – Động Hoa Lư,…
Thứ hai, đối với nhóm sản phẩm du lịch văn hóa bao gồm: các di tích lịch
sử văn hóa cố đơ Hoa Lư, di tích lịch sử văn hóa Tam Cốc – Bích Động,
chùa Bái Đính, nhà thờ Đá,…
Thứ ba, nhóm sản phẩm du lịch sinh thái bao gồm: du lịch sinh thái
Tràng An, du lịch sinh thái vườn quốc gia Cúc Phương, du lịch sinh thái khu
bảo tồn ngập nước Vân Long.
Thứ tư, nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí vào những
ngày cuối tuần ở các vùng cảnh quan: du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Vân
Long, du lịch nghỉ dưỡng hồ Cúc Phương, Đồng Chương, n Thắng.
Bên cạnh đó tỉnh ủy Ninh Bình cũng tạo ra những sản phẩm du lịch mới
để thu hút du khách. Điển hình như vào 5/2022 thì tỉnh ủy Ninh Bình đã tổ
chức chương trình Famtrip để giới thiệu sản phẩm du lịch mới là sản phẩm
cánh đồng lúa Tam Cốc trên dịng sơng Ngơ Đồng – một trong 5 cánh đồng
lúa đẹp nhất Việt Nam và tuyến du lịch vùng lõi Di sản Tràng An (tuyến du
lịch ngồi thuyền kết hợp leo núi và thưởng thức ẩm thực độc đáo tại vùng
đất cố đô Hoa Lư). Hay vào cuối năm 2022 đầu năm 2023, tại Ninh Bình đã
tổ chức một sản phẩm du lịch mới vào những ngày đầu năm đó chính là chợ
Tỉnh. Theo chị Đỗ Qun, Trưởng Ban Tổ chức mơ hình "Chợ tỉnh", đơn vị
tổ chức phiên chợ đầu tiên tại Phố cổ Hoa Lư với tên gọi "Chợ tỉnh - chợ
xưa nếp cũ" mong muốn tạo ra một sân chơi để những cơ sở sản xuất, doanh
nghiệp nhỏ và siêu nhỏ giới thiệu trực tiếp sản phẩm đến khách hàng. Ban
Tổ chức lựa chọn nơi tổ chức là các điểm du lịch tại địa phương và ngoài
tỉnh để giới thiệu, quảng bá sản phẩm rộng rãi. Bên cạnh đó, đề cao tinh thần
"xanh - sạch - đẹp", khuyến khích người mua hàng và các gian hàng hạn chế
sử dụng túi ni-lông, xả rác ra môi trường. Tại đây, nhiều cơ sở, doanh
nghiệp tham gia giới thiệu các sản phẩm như: nấm đông trùng hạ thảo, các
sản phẩm cói Kim Sơn, các đặc sản của Ninh Bình (như cơm cháy, bánh
đúc...). Ngồi những sản phẩm độc đáo của Ninh Bình thì chợ tỉnh cịn
khơng giới hạn quảng bá sản phẩm của các địa phương lân cận như Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,…
II.
Phân tích SWOT trong phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Ninh
Bình
Điểm mạnh (S)
Điểm yếu (W)
- Tài nguyên du lịch đa dạng và phong - Việc đô thị hóa gây nguy cơ ơ
phú (tài ngun tự nhiên và nhân văn)
nhiễm mơi trường, phá hủy các tài
- Có những chính sách bảo vệ mơi ngun du lịch
trường, hệ sinh thái
- Độ ngũ lao động thiếu trình độ
- Cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển
chuyên môn và phần lớn chưa qua
- Đơ thị hóa ở Ninh Bình ngày càng đào tạo
đồng bộ
- Cịn mang tính mùa vụ, sản phẩm
du lịch đơn điệu
- Hạn chế trong việc quản lí các
Cơ hội (O)
điểm du lịch
Thách thức (T)
- Xu hướng du lịch mới của con người
- Đối thủ cạnh tranh
- Quần thể danh thắng Tràng An được - Biến đổi khí hậu và thiên tai
UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa
thiên nhiên thế giới
- Ninh Bình có 2 món ăn và 2 đặc sản
được chọn top 100 món ăn đặc sản và
yop 10 đặc sản quà tặng nổi bật ở Việt
Nam
1.
Điểm mạnh (S)
Thứ nhất là tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú (tài nguyên tự
nhiên và tài nguyên nhân văn), khơng chỉ được tạo hóa ưu ái, ban tặng nhiều
cảnh quan thiên nhiên phong phú, độc đáo và hấp dẫn như: danh thắng
Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương, khu Bảo tồn
thiên nhiên đất ngập nước Vân Long… Ninh Bình cịn có nhiều di tích lịch
sử - văn hóa đặc biệt quan trọng, đánh dấu những sự kiện lịch sử trọng đại
của dân tộc Việt Nam như: khu di tích, lịch sử văn hóa Cố đơ Hoa Lư, dấu
ấn của Hành cung Vũ Lâm, đền Thái Vi, chùa Bái Đính,… cùng nhiều di sản
văn hóa phi vật thể đặc sắc với các lễ hội dân gian, nghề thủ công và nghệ
thuật truyền thống độc đáo, ẩm thực phong phú,… Với nguồn tài nguyên du
lịch đặc sắc, phong phú và đa dạng, trong thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã
từng bước đầu tư khai thác và hình thành các sản phẩm du lịch có lợi thế,
bao gồm: du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh; du lịch tham quan thắng cảnh
thiên nhiên; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, ngành Du lịch đã
phối kết hợp với các địa phương, doanh nghiệp tích cực, chủ động đổi mới,
nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch: du lịch
MICE, du lịch thể thao, du lịch cộng đồng, nông thôn (gắn với nông nghiệp
công nghệ cao), du lịch biển, du lịch du thuyền trên sông, du lịch vui chơi
giải trí.
Thứ hai, tỉnh ủy Ninh Bình đã có những chính sách để bảo vệ mơi
trường sinh thái. Với mục tiêu bảo tồn, gìn giữ cảnh quan, mơ trường sinh
thái, tỉnh ủy Ninh Bình đã xây dựng chính chiến lược quy hoạch, bảo tồn và
phát triển những khu, điểm du lịch theo định hướng xây dựng phát triển tới
năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2040. Ngồi ra, tỉnh ủy còn đẩy mạnh hoạt
động giáo dục về các hệ sinh thái và môi trường sống, hướng dẫn cách thức
để người làm du lịch và khách du lịch tiến hành hoạt động du lịch đúng cách
với thái độ trân trọng, bảo vệ thiên nhiên là mục tiêu đang được thực hiện tại
Ninh Bình.
Thứ ba là cơ sở hạ tầng du lịch phát triển. Công tác quản lý Nhà nước
về du lịch từng bước được kiện tồn và hoạt động hiệu quả; cơng tác quản
lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể
danh thắng Tràng An. Cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ du lịch được quan tâm
đầu tư nâng cấp, xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho khách đến tham quan
du lịch. Cụ thể, giai đoạn 2010-2020, nhiều dự án, cơng trình về du lịch với
số vốn hàng ngàn tỷ đồng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước,
tiêu biểu như: dự án xây dựng hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An; dự án
tu bổ tơn tạo di tích lịch sử văn hóa cố đơ Hoa Lư; dự án xây dựng quảng
trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế tại TP.Ninh Bình; dự án nạo vét,
xây kè bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê; dự án nâng cấp tuyến đê hữu
Hồng Long và đê sơng Đáy kết hợp giao thơng đoạn đường từ Cúc Phương
- Chùa Bái Đính đi Kim Sơn phục vụ du lịch;… Cùng với đó, tỉnh đã
khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tư, đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách vào
lĩnh vực dịch vụ du lịch, với số vốn hàng chục ngàn tỷ đồng; trong đó có
nhiều điểm du lịch, khách sạn cao cấp được đầu tư hoàn thiện, đúng tiến độ
và đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch có hiệu quả, tiêu biểu như: Khu
nghỉ dưỡng Emeralda, khách sạn Hoàng Sơn - Peace, khách sạn Legend; các
cơ sở vui chơi giải trí, mua sắm như: sân golf Hoàng Gia, sân golf Tràng An,
siêu thị Big C, phố đi bộ trung tâm,…
Thứ tư là Ninh Bình ngày càng đơ thị hóa. Việc đơ thị hóa nâng cấp
cơ sở hạ tầng là cơ hội rất lớn cho việc phát triển du lịch tại Ninh Bình.
Trong 5 năm trở lại đây, hệ thống nhà nghỉ khách sạn, dịch vụ ăn uống, hàng
lưu niệm, chở đò, cung ứng thực phẩm, nhanh chóng mọc lên với ngày càng
nhiều khách sạn “ hàng sao” với hàng trăm nghìn giường, bước đầu đáp ứng
được nhu cầu nghỉ của du khách. Số du khách đến Ninh Bình khơng ngừng
tăng nhanh. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kinh doanh du lịch
được tỉnh Ninh Bình khuyến khích với chính sách ưu đãi. Tỉnh hiện có năm
dự án đầu tư du lịch bằng nguồn vốn ngân sách với tổng số vốn gần ba nghìn
tỷ đồng. Đó là các cơng trình đã bước đầu hồn thiện để đưa vào khai thác
sử dụng có hiệu quả như dự án: xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái
Tràng An, khu du lịch sinh thái Vân Long, khu du Tam Cốc- Bích Động, cơ
sở hạ tầng chùa Bái Đính và khu đền thờ Vua Đinh - Vua Lê. Cơ sở hạ tầng
du lịch được cải thiện giúp cho việc thu hút đầu tư trong nước và quốc tế đến
Ninh Bình đầu tư lĩnh vực du lịch. Nếu năm 2000 tỉnh chỉ có 25 cơ sở kinh
doanh lưu trú du lịch với 240 phòng ngủ thì đến nay Ninh Bình có khoảng
268 cơ sở lưu trú du lịch với 3. 941 phòng ngủ. “Một số dự án của các tổ
chức, cá nhân đầu tư phát triển kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh có 47 dự
án, với tổng số vốn là 9267,714 tỷ đồng”. Trưởng phịng nghiệp vụ du lịch
(Sở Văn hố Thể thao và Du lịch Ninh Bình), Hồng Thanh Phong cho biết.
Tiêu biểu là dự án khu sân golf 54 lỗ hồ Yên Thắng, dự án khu du lịch sinh
thái Vân Long, khu khách sạn trung tâm thành phố Ninh Bình. Hệ thống
đường sá được đầu tư xây dựng: có nhiều tuyến cao tốc giữa các tỉnh giúp
rút ngắn thời gian di chuyển của du khách như cao tốc Ninh Bình – Nam
Định – Thái Bình – Hải Phịng. Đặc biệt, Ninh BÌnh cịn kết hợp với một số
địa phương lân cận xây dựng con đường di sản kéo dài khoảng hơn 60km từ
Quần thể danh thắng Tràng An – Ninh Bình – khu bảo tồn ngập nước Vân
Long – khu du lịch quốc gia Tam Chúc – chùa Hương,… giúp du khách có
thể thuận tiện cho việc tham quan, tìm hiểu cũng như hành hương.
2.
Điểm yếu (W)
Thứ nhất là việc đơ thị hóa gây nguy cơ ơ nhiễm mơi trường, phá hủy
các tài ngun tại Ninh Bình. Việc đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa ko chỉ là cơ
hội rất lớn cho Ninh Bình phát triển về du lịch mà nó cịn tạo ra thách thức
khơng hề nhỏ. Việc nâng cấp cơ sở hạn tầng một cách bừa bãi khiến cho
Ninh Bình đang dần đánh mất đi chính mình, đánh mất đi những cảnh quan
thiên nhiên. Việc đầu tư xây dựng những khu du lịch sinh thái cũng những
resort, khu vui chơi giải trí, khu cơng nghiệp dẫn đến tình trạng xẻ đồi phá
núi tràn làn gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường sinh thái – chúng ta
có thể thấy rõ khi đi qua các huyện Kim Sơn hay Yên Khanh. Thực tế xảy ra
tại Quần thể danh thắng Tràng An năm 2018 là một ví dụ. Với sự việc xây
dựng cơng trình trái phép trên núi Cái Hạ, trong vùng lõi của di sản, công ty
cổ phần du lịch Tràng An đã buộc phải tháo dỡ tồn bộ cơng trình xâm
phạm, trả lại ngun trạng cảnh quan, môi trường của Di sản khu vực núi
Cái Hạ. Cuối năm 2019, sự việc công ty cổ phần Dịch vụ thương mại và du
lịch Doanh Sinh xây dựng một số cơng trình ngồi giấy phép tới hơn 1.800
m2, xâm hại vùng lõi di sản Tràng An (tại khu vực Thung Nham, xã Ninh
Hải, huyện Hoa Lư) cũng khiến các cơ quan chức năng khá vất vả để giải
quyết.
Thứ hai là đội ngũ lao động cịn thiếu trình độ chuyên môn và phần
lớn chưa qua đào tạo. Hiện nay đội ngũ nhân lực hoạt động trong lĩnh vực
du lịch của tỉnh Ninh Bình vẫn chưa đáp ứng nhu cầu về chun mơn. Số lao
động hoạt qua đào tạo cịn khá hạn chế, lao động hoạt động trực tiếp trong
các cơ sở du lịch chỉ chiếm 11,9%. Số lao động bán chuyên nghiệp chiếm
88,1%. Tình trạng người dân làm du lịch chưa qua lớp đào tạo hay chỉ dẫn
nào diễn ra một cách tràn lan.
Thứ ba là các sản phẩm du lịch cịn bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ,
sản phẩm du lịch còn khá đơn điệu chủ yếu giải quyết về khâu nhìn như du
lịch tham quan khơng thu hút đc du khách. Và việc ảnh hưởng của màu vụ
du lịch vô cùng rõ nét do chịu ảnh hưởng sâu sắc của đặc điểm khí hậu cũng
như là yếu tố xã hội như mùa lễ hội, mùa nghỉ hè của học sinh, sinh viên,
mùa du lịch của khách quốc tế đặc biệt là các nước Châu Âu, Châu Mỹ,
Châu Đại Dương. Theo thống kê vào mùa cao điểm du khách đến NInh Bình
chiếm 67% tổng lượng khách trong năm thì trong mùa thấp điểm chỉ tiêu
này chỉ đạt 30 – 45%.
Thứ tư là hạn chế trong quản lí các điểm du lịch. Việc quản lí các
điểm du lịch cịn gặp nhiều bất cập và chưa có chặt chẽ khiến cho nhiều địa
điểm bị ô nhiễm một cách nặng nề do khách du lịch xả rác bừa bãi như cuối
năm 2019 khu quần thể danh thắng Tràng An tràn ngập trong rác thải nhựa
từ các chai nước, bao bì nilon. Nhiều điểm du lịch tại Ninh Bình đnag bị tình
trạng bê tong hóa như hạng mục cơng trình khu du lịch quốc gia Tam Cốc –
Bích Động.
3.
Cơ hội (O)
Thứ nhất là xu hướng du lịch mới của con người. Trong khuôn khổ
Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam-VITM Hà Nội 2022, diễn đàn Du lịch
quốc gia "Phục hồi du lịch Việt Nam - Định hướng mới, hành động mới"
được tổ chức vào ngày 1/4/2022. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt
Nam Nguyễn Trùng Khánh đã phân tích về một số xu hướng du lịch trên thế
giới qua đó Việt Nam có thêm thơng tin để định hướng và xây dựng những
sản phẩm mới phù hợp với xu hướng và thị trường du lịch. Về sản phẩm du
lịch, ông Nguyễn Trùng Khánh cho biết, trong 2 năm tới từ năm 2022 có xu
hướng tăng lên về nhu cầu sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch xanh, du
lịch sinh thái, nhu cầu về du lịch chữa bệnh, du lịch chăm sóc sức khỏe. Về
hành vi tiêu dùng của khách du lịch, theo ông Nguyễn Trùng Khánh, xu
hướng lựa chọn các điểm đến du lịch an toàn, du lịch xanh, du lịch sinh thái
và các điểm nghỉ dưỡng cách biệt tăng lên sau đại dịch. Xu hướng đi du lịch
đến các điểm đến gần, đi theo nhóm nhỏ hoặc nhóm gia đình tiếp tục là lựa
chọn của nhiều khách du lịch. Và Ninh Bình là một trong những địa phương
được thiên nhiên ưu đãi những cảnh quan thiên nhiên vơ cùng phong phú đa
dạng thích hợp phát triển các loại hình du lịch xanh, sinh thái, nghỉ dưỡng.
Và hiện nay tỉnh cũng đầu tư phát triển các loại hình du lịch sinh thái như
khu du lịch sinh thái Tràng An, Thung Nham,… Đây là cơ hội rất lớn để
Ninh Bình có thể thu hút khách du lịch đến tham quan.
Thứ hai là, Quần thể du lịch Tràng An được UNESCO công nhận là
di sản thiên nhiên thế giới (di sản hỗn hợp ở Việt nam). Việc được tổ chức
quốc tế thế giới UNESCO công nhận và vinh danh sẽ giúp thu hút nhiều bạn
bè trong và ngoài nước đến đây tham quan.
Thứ ba là Ninh Bình có 2 món ăn và đặc sản được chọn top 100 món
ăn đặc sản (gỏi cá nhệch) và top 10 đặc sản quà tặng nổi bật ở Việt Nam
(rượu Kim Sơn). Việc có hai món ăn đặc sản được xếp hạng sẽ giúp nhiều du
khách trong và ngoài nước biết đến và muốn đến để thưởng thực thử dù chỉ
là một lần, từ đó sẽ kích thích lượng du khách đến với Ninh Bình.
4.
Thách thức
Thứ nhất là về đối thủ cạnh tranh. Mặc dù có lợi thế về tài nguyên
thiên nhiên trong việc phát triển du lịch nhưng bên cạnh đó trong q trình
phát triển của mình Ninh Bình cũng phải cạnh tranh gay gắt với một số tỉnh
lân cận như Hà Nội, Vĩnh Phúc. Phú Thọ và tỉnh thành mới nổi nữa là Hà
Nam.
Thứ hai là về biến đổi khí hậu và thiên tai. Tại khu vực miền Bắc nói
chung và Ninh Bình nói riêng một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu , đông. Đối
với mùa Đông tại miền bắc có lại chia làm 2 đợt nhỏ là đợt lạnh khô (tháng
10 -12) và lạnh ẩm (tháng 12 – tháng 1 năm sau). Đối với thời tiết vào mùa
Đông rất lá lạnh kèm theo hanh khô nên khiến cho những ao hồ, sông, suối
cạn nước và quần thể danh thắng Tràng An cũng vậy. Chính vì vậy không
thể nào khai thác được hoạt động chèo thuyền trở khách ngắm cảnh tại
Tràng An được. Và việc biến đổi khí hậu, thời tiết mưa nắng thất thường
khắc nghiệt cũng gây nguy cơ làm đổ sụp hay xuống cấp những khu di tích
lịch sử như cố đơ Hoa Lư, đền thờ vua Đinh, vua Lê,…
III.
Các giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Ninh Bình
1. Đánh giá chung về phát triển du lịch theo hướng bền vững tại
Ninh Bình
Ninh Bình – mảnh đất giàu tài nguyên du lịch cả về tự nhiên và nhân văn.
Và hiện nay mảnh đất cố đô này cũng được coi là một trong những địa
phương đang hoạt động du lịch một cách sôi nổi tại khu vực đồng bằng sơng
Hồng nói riêng và cả nước nói chung. Mặc dù tỉnh ủy Ninh Bình đã có
những giải pháp để phát triển du lịch theo hướng bền vững xong du lịch tại
tỉnh nhà vẫn tồn tại những mặt ưu điểm và nhược điểm sau.
1.1 Ưu điểm
Thứ nhất về mơi trường sinh thái, tỉnh Ninh Bình đã ban hành quy chế
quản lý, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, những tài nguyên tự
nhiên như: giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh
thắng Tràng An. Trên nguyên tắc: “phát huy giá trị di sản phải kết hợp với
bảo vệ tài nguyên môi trường cảnh quan. Quy định rõ về chất thải, nước
thải, kiểm soát xử lý và các hành vi bị nghiêm cấm...”. Công tác quản lý tài
nguyên và môi trường du lịch được thực hiện ở các khu, điểm du lịch. Ban
Quản lý các điểm du lịch tiến hành kiểm tra giám sát các hoạt động liên
quan bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ rừng đặc dụng; ngăn chặn việc săn,
bắt các loài chim, động vật hoang dã…Đồng thời tỉnh nhà cũng đã ban hành
những quy định cũng như tích cực tuyên truyền đến người dân và du khách
về ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.
Thứ hai về kinh tế, tỉnh đã tham mưu cho các cơ quan trung ương cũng
như trực tiếp ban hành nhiều văn bản về phát triển du lịch, trong đó nhấn
mạnh đến bảo vệ tài nguyên môi trường. Một số những chủ trương, quan
điểm, phương hướng tiêu biểu trong quy hoạch phát triển du lịch gắn với
bảo vệ môi trường là: “Phát triển du lịch Ninh Bình cần quan tâm đến lợi ích
của cộng đồng dân cư; đảm bảo cho cộng đồng được tham gia và hưởng lợi
từ hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch, từ đó nâng cao trách nhiệm của cộng
đồng trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch”.
Thứ ba về xã hội, Ninh Bình đã và đang đầu tư hồn thiện cơ sở hạ tầng,
nâng cấp các điểm du lịch như: đường giao thông, xây dựng nhà vệ sinh
công cộng, tạo cảnh quan... An ninh trật tự được đảm bảo; ban quản lý các
điểm du lịch được sự hỗ trợ của cơ quan chức năng trong việc chỉ đạo và
duy trì an ninh; hiện tượng bán hàng rong, trộm cắp, ăn xin, môi giới…được
hạn chế tối đa.
1.2 Nhược điểm
Bên cạnh về ưu điểm thì du lịch Ninh Bình vẫn cịn tồn tại một số những
nhược điểm chính vì vậy vẫn chưa thể nào được coi là du lịch bền vững.
Thứ nhất về sinh thái tự nhiên, mặc dù nhà nước, các cơ quan đã có
những chính sách, quy định về việc bảo vệ mơi trường, cảnh quan tự nhiên
tại Ninh Bình tuy nhiên hoạt động này vẫn chưa được chú trọng và sát sao,
chính vì vậy nên mơi trường sinh thái tại Ninh Bình vẫn đang bị đe dọa và
có nguy cơ ơ nhiễm môi trường. Hiện nay tại khu vực huyện Kim Sơn, Yên
Mô và một số huyện quan lân cận đang nổi lên hoạt động khai thác núi đá
vôi làm xi măng và khai thác khoáng sản như: quặng, sắt,… Việc khai thác
lộ thiên như vậy than, quặng, phi quặng và vật liệu xây dựng như tiến hành
xây dựng mỏ, tổ chức khai trường khai thác, tiến hành đổ thải... đã phá vỡ
cân bằng điều kiện sinh thái và điều kiện địa chất đã có hàng triệu năm, gây
ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi trường làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức
khỏe của người lao động và cộng đồng dân cư vùng lân cận. Ngoài ra, tại
các điểm du lịch, di tích lịch sử, do chưa kiểm sốt được lượng khách đến
nên tình trạng xả rác bừa bãi tại các khu, điểm du lịch còn diễn ra tràn làn
đặc biệt là khu quần thể danh thắng Tràng An và chùa Bái Đính đang có
nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.
Thứ hai là về kinh tế, hiện nay người dân địa phương tại Ninh Bình vẫn
chưa được chung tay hay trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch mà chủ
yếu tồn là hình thức tự phát và chưa qua đào tạo. Và do nhu cầu sử dụng
một diện tích lớn đất đai của các dự án quy hoạch du lịch nên đã làm giảm
diện tích canh tách, đất rừng, làm ảnh hường không nhỏ đến cơng ăn việc
làm của người dân. Ngồi ra các sản phẩm du lịch tại Ninh Bình hiện nay
cịn mang tính mùa vụ, các sản phẩm du lịch thì đơn điệu chồng chéo nhau
và chưa thực sự thu hút du khách chính vì vậy đã tạo ra giới hạn lao động
theo mùa vụ và lao động trực tiếp hay gián tiếp trong nhành du lịch khơng
có cơ hội để phát triển. Nhìn chung du lịch vẫn chưa thể thúc đẩy kinh tế địa
phương và tạo cơ hội việc làm cho người dân.
Thứ ba về xã hội, mặc dù đẫ được chính quyền đầu tư thế những việc đầu
tư vẫn còn chưa tới khiến cho một số những cơ sở hạ tầng vẫn chưa được
đầu tư tu bổ lại. Nạn ăn xin, chèo kéo khách hàng vẫn diễn ra tràn lan gây
mất mỹ quan tại điểm đến.
Tóm lại, qua bảng phân tích SWOT cũng như đánh giá chung về ưu
nhược điểm trong phát triển du lịch tại tỉnh Ninh Bình, thì bên cạnh những
ưu điểm cũng như điểm mạnh của Ninh Bình thì cịn tồn tại rất nhiều những
nhược điểm, điểm yếu tại đây. Qua đây ta có thể thấy được dường như du
lịch tại Ninh Bình hiện nay đang ngày một phát triển nhưng chưa bền vững
và có nguy cơ ơ nhiễm mơi trường, xuống cấp các khu, các cơng trình di tích
lịch sử. Và nếu khơng có chính chính sách để khơi phục thì dự báo khoảng
10 năm nữa thơi tài nguyên du lịch tại đây sẽ bị phá hủy.
2. Quan điểm và phương hướng phát triển du lịch bền vững tại Ninh
Bình
Về quan điểm phát triển du lịch bền vững tại Ninh Bình. Thứ nhất, phát
triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và người dân. Thứ hai,
xây dựng, phát triển du lịch theo hướng bền vững vừa phát triển vừa bảo vệ.
Thứ ba, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Về phương hướng, huy động nguồn lực, tập trung khai thác hợp lý tài
nguyên tư nhiên, đưa du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của tỉnh.
3. Đề xuất giải pháp
3.1 Hồn chỉnh cơng tác quy hoạch, đồng thời tổ chức, quản lý và thực
hiện quy hoạch
Đối với công tác quy hoạch các địa điểm du lịch, cần phải có chính sách
quy hoạch một cách đồng bộ, hợp lí các tài nguyên du lịch, phân chia hợp lí
theo từng khu như phát triển du lịch nghỉ dưỡng riêng, du lịch khám phá
hang động riêng,… Hoàn thiện, quy hoạch các khu du lịch lớn của tỉnh như
Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, Vân Long, Kênh Gà – Vân Trình, Hồ
Đơng Chương, Cố đơ Hoa Lư, Thung Nắng, Hang Bụt. Ngồi ra cần phải
đầu tư, quy hoạch vùng núi đá vôi phục vụ du lịch, ngăn chặn việc khai thác
một cách quá mức các vùng núi đá vôi vào hoạt động kinh tế, quy hoạch hệ
thống làng nghề thủ công trong việc phục vụ hoạt động tham quam, tìm
hiểu, trải nghiệm của du khách, quy hoạch các vùng chuyên chế biến rau an
toàn, hoa quả và thực phẩm sạch để phục vụ nguồn thực phẩm sạch cho du
lịch cũng như phục vụ cho loại hình du lịch cộng đồng.
Đối với công tác tổ chức, quản lý và thực hiện quy hoạch, cần nâng cao
vai trò hoạt động của Ban chỉ đạo về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình; thành
lập hiệp hội du lịch hoặc các hội truyền nghề du lịch như hiệp hội các cơ sở
lưu trú, hiệp hội làng nghề truyền thống,…Ngoài ra cần làm tốt công tác đào
tạo, thu hút những nguồn nhân lực trẻ có trình độ chun mơn phục vụ vào
hoạt động du lịch tại Ninh Bình.
3.2 Quan tâm đến cơ chế chính sách, khun khích đầu tư vào du lịch
Cần có chính sách phù hợp để khai thác hiệu quả thị trường khách ở các
đô thị, khu công nghiệp tập trung nơi dân cư có thu nhập cao và có thời gian
rảnh rỗi nhiều hơn như khuyễn mãi, tặng voucher, xậy dựng thêm nhiều sản
phẩm du lịch mới nhằm thu hút du khách,… Đối với thị trường nước ngoài
cần cải tiến, giảm bớt các thủ tục xuất nhập cảnh, thủ tục hải quan đối với thị
trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước trong
khối ASEAN. Ngoài ra để thu hút các nhà đầu tư cần đơn bgianr hóa các thủ
tục hành chính, có chính sách đảm bảo an toàn cho các nguồn vốn đầu tư, ưu
tiên giảm một phần thuế,…
3.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá du lịch
Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, tỉnh ủy Ninh Bình
cần thiết lập trung tâm hướng dẫn, cung cấp thông tin cho khách du lịch ở
mối giao thông quan trọng, thị trường trọng điểm. Cần phối hợp với các
kệnh thông tin đại chúng để quảng bá hình ảnh Ninh Bình đến bạn bè trong
và ngồi nước: Internet, facebook, instagram, tiktok, truyền hình, kể cả các
kện truyền hình quốc tế,…Thực hiện các chương trình thơng tin tuyên
truyền, công bố các sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội lớn của tỉnh trên phạm
vi tồn quốc. Ngồi ra có thể tổ chức các buổi famtrip để quảng bá rộng rãi
hình ảnh về Ninh Bình.
3.4 Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch