Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Khbd wrod tv bai 9 san xuat dau mo chuyen de hoa 11 ctst vt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.69 KB, 10 trang )

Trường THPT ………..
Họ và tên giáo viên
Tổ: ……………….
………………
CHUYÊN ĐỀ 3. DẦU MỎ VÀ CHẾ BIẾN DẦU MỎ
BÀI 9 : SẢN XUẤT DẦU MỎ – VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG – NGUỒN NHIÊN LIỆU THAY
THẾ DẦU MỎ ( 3 tiết)
Tuần:
Tiết:
Ngày soạn:
Thời gian thực hiện:
I. MỤC TIÊU
 Về kiến thức
- Trình bày được trữ lượng dầu mỏ, sự tiêu thụ dầu mỏ và sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ
của một số nước/ khu vực trên thế giới.
- Trình bày được lượng dầu mỏ, sự tiêu thụ dầu mỏ và sự phát triển của cơng nghiệp dầu mỏ ở
Việt Nam.
- Trình bày được các nguy cơ (sự cố tràn dầu, các vấn đề về rác dầu) gây ô nhiễm môi trường
trong quá trình khai thác dầu mỏ và các cách xử lý.
- Trình bày được một số nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ (than đá, đá dầu, khí thiên nhiên,
hydrogen).
 Về năng lực
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về bộ mơn hóa học.
- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về đối tượng nghiên cứu của hóa
học; phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học; vai trị của hóa học đối với đời sống, sản xuất,
…; hoạt động nhóm cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của giáo viên, đảm bảo các thành viên trong
nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn
đề trong bài học hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Về phẩm chất
- Chăm chỉ, tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.


- Cẩn thận, trung thực và thực hiện an tồn trong q trình làm thực hành.
- Có niềm say mê hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Các hình ảnh về giàn khoan, nhà máy học dầu Dung Quất, sự cố tràn dầu, xử lý dầu tràn,…
- Phiếu học tập.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi bài, bảng nhóm.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động. 15’
a. Mục tiêu
- Tạo hứng thú và kích thích sự tị mị của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến
thức chủ động, tích cực, hiệu quả.
b. Nội dung:
CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG
Quan sát các hình sau và điền số thứ tự của hình phù hợp vào bảng phía dưới

Hình 1

Hình 2


Hình 3

Hình 5

Hình 7
Hình

Mơ tả

Nhiên liệu xanh lý tưởng
Giàn khoan dầu khí ở mỏ Bạch Hổ
Một góc nhà máy lọc dầu Dung Quất
Toàn cảnh nhà máy lọc dầu Dung Quất
Các nguồn năng lượng tái tạo
Thảm họa sinh thái do sự cố tràn dầu
Xử lý sự cố tràn dầu
Sự cố tràn dầu trên biển
c. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.
TRẢ LỜI CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG
Hình
Mơ tả
7
Nhiên liệu xanh lý tưởng
2
Giàn khoan dầu khí ở mỏ Bạch Hổ
3
Một góc nhà máy lọc dầu Dung Quất
1
Toàn cảnh nhà máy lọc dầu Dung Quất
8
Các nguồn năng lượng tái tạo
5
Thảm họa sinh thái do sự cố tràn dầu

Hình 4

Hình 6

Hình 8



6
Xử lý sự cố tràn dầu
4
Sự cố tràn dầu trên biển
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi trong phiếu -Nhận nhiệm vụ
khởi động.
Thực hiện nhiệm vụ
Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS theo dõi và thảo luận
Yêu cầu đại diện một học sinh báo cáo kết quả
Kết luận và nhận định Một loạt câu hỏi được đặt ra:
Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam phát triển như
thế nào? Hoạt động khai thác dầu mỏ có ảnh hưởng đến mơi
trường như thế nào? Làm thế nào đề kiểm sốt ơ nhiệm môi
trường trong hoạt động khai thác dầu mỏ? Tại sao nói hydrogen là
nhiên liệu xanh lý tưởng của nền kinh tế khơng phát thải CO2 ,cho
phép giữ gìn hành tinh xanh cho loại người?
Chúng ta sẽ cùng giải đáp trong bài học này.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động tìm hiểu trữ lượng dầu mỏ. 30’
a. Mục tiêu
- Trình bày được trữ lượng dầu mỏ của Việt Nam, các nước, khu vực trên thế giới.

b. Nội dung
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tư liệu: Trữ lượng dầu mỏ được công bố hiện nay là trữ lượng xác minh, tức là trữ lượng có thể
khai thác được, trữ lượng này chỉ bằng 30 – 35% trữ lượng thật của dầu trong mỏ. Trữ lượng xác
minh có thể giảm theo từng năm do khai thác và có thể tăng khi phát hiện thêm những mỏ dầu mới.
Câu 1. Quan sát hình 9.1, hãy nhận xét và giải thích về sự biến động trữ lượng dầu mỏ của 5 quốc
gia hàng đầu về trữ lượng dầu từ 1980  2017?
Câu 2. Từ bảng 9.1, hãy cho biết trữ lượng dầu mỏ thế giới tập trung nhiều nhất ở vùng nào?
Câu 3. Giải thích tại sao dầu mỏ là nguồn tài nguyên quý giá ?
Câu 4. Dầu mỏ là nguồn tài ngun khơng thể tái tạo. Chúng ta sẽ làm gì nếu một ngày dầu mỏ sẽ
cạn kiệt?
c. Sản phẩm
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1. Từ năm 1980  2017, trữ lượng dầu mỏ của của 5 quốc gia hàng đầu đều tăng là do phát
hiện thêm những mỏ dầu mới.
Câu 2. Trữ lượng dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở các nước vùng Trung Đông.
Tư liệu: Về cơ bản, Trung Đơng có 17 quốc gia bao gồm: Bahrain, Cyprus (Đảo Síp), Ai Cập
(Egypt), Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Lebanon (Li Băng), Oman, Palestine, Qatar, Ả Rập Xê
Út (Saudi Arabia), Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Yemen.
Câu 3. Dầu mỏ là nguồn tài nguyên quý giá là vì dầu mỏ cung cấp:
- Nhiên liệu (xăng, dầu hỏa, dầu diesel) cho các phương tiện giao thông, động cơ phát điện,…
- Nguyên liệu chủ yếu cho ngành hóa dầu, tạo ra dung mơi, mĩ phẩm, phân bón, thuốc trừ sâu,
nhựa dẻo, nhựa đường,…
Như vậy, dầu mỏ có tác động mạnh mẽ đến hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Sự biến động của
giá dầu thường kéo theo sự biến động về giá cả của các mặt hàng tiêu dùng và cả giá dịch vụ ở
nhiều quốc gia.
Câu 4. Chúng ta phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế.
d. Tổ chức thực hiện



HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh hoạt động Nhận nhiệm vụ
nhóm hồn thành nội dung phiếu học tập số 1.
Thực hiện nhiệm vụ
Thảo luận và ghi câu trả lời vào
Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS
phiếu học tập
Báo cáo kết quả và thảo luận
Theo dõi, bổ sung khi cần.
Yêu cầu đại diện một học sinh báo cáo kết quả
Kết luận và nhận định
Nhận xét sản phẩm của nhóm
Nhận xét và chốt kiến thức
khác
I. Trữ lượng dầu mỏ
- Trữ lượng dầu mỏ xác minh là trữ lượng có thể khai thác được. Tây Nam Á là khu vực có trữ
lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là Venezuela.
- Tính đến năm 2020, Việt Nam xếp thứ 25 về trữ lượng dầu mỏ trên thế giới, đứng thứ nhất trong
khu vực Đông Nam Á.
- Dầu mỏ là nguồn tài nguyên quý giá nhưng không tái tạo được.
2.2. Hoạt động tìm hiểu dầu mỏ ở Việt Nam. 20’
a. Mục tiêu
- Trình bày được sự phát triển công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam.
b. Nội dung
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1. Từ công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam, hãy nêu triển vọng của công nghiệp dầu mỏ nước ta?
Câu 2. Trữ lượng dầu mỏ Việt Nam cho thấy dầu mỏ đóng góp cho sự phát triển nền kinh tế
đất nước như thế nào?

c. Sản phẩm
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1. Việt Nam là quốc gia có tài ngun dầu khí và ngành cơng nghiệp dầu khí có nhiều đóng
góp quan trọng đối với kinh tế quốc dân. Dầu khí mang lại trên 20% tổng thu ngân sách, đóng góp
16 - 18% GDP trong các năm qua. Ngành cơng nghiệp dầu khí Việt Nam với đại diện là Tập đồn
dầu khí Việt Nam Petrovietnam (PVN) đã đạt được những bước tiến lớn trong hoạt động thăm dị,
khai thác dầu khí với việc thu hút các nhà thầu dầu khí nước ngồi, đẩy mạnh hoạt động thăm, dị
khai thác dầu khí ở trong nước, đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ trên
thế giới, đồng thời giúp nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lý, điều hành để có
thể tự điều hành các dự án có quy mô lớn, điều kiện địa chất, kỹ thuật phức tạp.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chính thức vận hành thương mại từ tháng 05/2010 đã đánh dấu sự
phát triển đồng bộ và tồn diện của ngành cơng nghiệp dầu khí Việt Nam. Đến nay, ngành dầu khí
Việt Nam đã có đủ các hoạt động trong chuỗi giá trị dầu khí, bao gồm tìm kiếm thăm dị khai thác
dầu khí, cơng nghiệp khí - điện, chế biến dầu khí, dịch vụ kỹ thuật dầu khí.
Với những thành tựu và bước phát triển vượt bậc, ngành công nghiệp dầu mỏ đã trở thành mũi
nhọn của nền kinh tế Việt Nam trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa Việt
Nam trở thành quốc gia có vị trí trong cộng đồng các quốc gia khai thác dầu khí trên thế giới, góp
phần khơng nhỏ trong việc nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế và cũng là yếu tố
quan trọng giữ vững chủ quyền của Việt Nam ở biển Đơng.
Câu 2.
Tập đồn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng
cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; đóng
góp lớn vào nguồn thu ngân sách Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đi đầu trong
mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia có hiệu quả bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và
quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đơng và giữ vai trị quan trọng trong việc thực hiện Chiến
lược biển Việt Nam.
(Trong Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23/7/2015)
Từ năm 2015 đến nay, tổng doanh thu sản xuất kinh doanh tồn PVN đạt khoảng 500 nghìn tỉ
đồng, có thời cao điểm trên 850 nghìn tỉ đồng, nộp ngân sách trung bình hằng năm chiếm khoảng



11 - 13% tổng thu ngân sách, có thời điểm lên đến 22 - 25%. Riêng dầu thơ đóng góp cho ngân
sách Nhà nước từ 5 - 6%, đóng góp GDP khoảng 11%, cao điểm đến 20 - 22% GDP.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Chuyển giao nhiệm vụ học tập (Giao cho HS ở tiết
trước)
Nhận nhiệm vụ
Chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm 1,2: thảo luận và trả lời
câu hỏi số 1 trong phiếu học tập số 2; nhóm 3,4: thảo
luận và trả lời câu hỏi số 2 trong phiếu học tập số 2.
Thực hiện nhiệm vụ
Thảo luận và ghi câu trả lời vào phiếu
Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS
học tập
Báo cáo kết quả và thảo luận
Yêu cầu đại diện 1, 4 (hoặc 2, 4) báo cáo kết quả
Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm
phiếu học tập số 2
Kết luận và nhận định
Nhận xét sản phẩm của nhóm khác
Nhận xét và chốt kiến thức
II. Dầu mỏ ở Việt Nam
Với những thành tựu và bước phát triển vượt bậc, ngành công nghiệp dầu mỏ đã trở thành mũi
nhọn của nền kinh tế Việt Nam trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa Việt
Nam trở thành quốc gia có vị trí trong cộng đồng các quốc gia khai thác dầu khí trên thế giới, góp
phần khơng nhỏ trong việc nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế và cũng là yếu tố
quan trọng giữ vững chủ quyền của Việt Nam ở biển Đơng.
2.3. Hoạt động tìm hiểu về vấn đề về môi trường trong khai thác dầu mỏ. 18’

a. Mục tiêu
Trình bày được sự cố tràn dầu gây ơ nhiễm mơi trường trong q trình khai thác dầu mỏ và các
cách xử lý
b. Nội dung
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Quan sát các hình ảnh và trả lời các câu hỏi sau

Sự cố tràn dầu trên biển

Đất bị ô nhiễm sau sự cố tràn dầu

Ảnh hưởng của sự cố tràn dầu đến môi trường biển
Câu 1. Sự cố tràn dầu xảy ra do nguyên nhân nào? Em hãy nêu tác hại của sự cố tràn dầu đối với


sinh vật, môi trường và hoạt động kinh tế - xã hội
Câu 2. Vì sao sự cố tràn dầu trên biển thường gây thiệt hại nhiều hơn so với trên đất liền?
c. Sản phẩm
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1. Sự cố tràn dầu thường xảy ra trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dị, khai thác, vận
chuyển, chế biến, phân phối và tàng trữ dầu khí và các sản phẩm của chúng. Ví dụ, các hiện tượng
rị rỉ, phụt dầu, vỡ đường ống, vỡ bể chứa, tai nạn đâm và gây thủng tàu, đắm tàu, sự cố tại các
giàn khoan dầu khí, nhà máy lọc hố dầu, …
Tác hại:
 Dầu tràn ra ngồi mơi trường nước sẽ phân tán vào trong nước theo cả chiều rộng lẫn chiều
sâu, làm các loài sinh vật bị chết, ảnh hưởng nghiêm trọng lên hệ sinh thái,...
 Dầu tràn gây tác động xấu và lâu dài đến hoạt động kinh tế - xã hội tại nơi xảy ra sự cố tràn
dầu với lượng lớn chi phí cho việc dọn dẹp hậu quả.
Câu 2. Sự cố tràn dầu trên biển thường gây thiệt hại nhiều hơn so với trên đất liền là vì:
 Dầu mỏ nổi trên bề mặt nước làm biển bị che phủ, làm giảm sự trao đổi oxygen giữa khơng

khí và nước. Ngồi ra các chất độc có trong dầu làm biến đổi, phá hủy cấu trúc tế bào sinh
vật.
 Khi có sự cố tràn dầu trên biển, dầu lan rất nhanh trên mặt nước, rồi phân tán vào nước,
đồng thời bề mặt nước bị ô nhiễm lan rộng rất nhanh nên việc kiểm sốt sự cố tràn dầu rất
khó khăn, địi hỏi nhiều cơng sức và những phương pháp, trang thiết bị đặc biệt.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoặc cặp đơi, hồn Nhận nhiệm vụ
thành phiếu học tập số 3.
Thực hiện nhiệm vụ
Thảo luận và ghi câu trả lời vào phiếu
Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS
học tập.
Báo cáo kết quả và thảo luận
Gọi HS báo cáo kết quả phiếu học tập số 3
Báo cáo sản phẩm
Kết luận và nhận định
Nhận xét sản phẩm của nhóm khác
Nhận xét và chốt kiến thức
III. Vấn đề môi trường trong khai thác dầu mỏ
1. Sự cố về tràn dầu
Sự cố tràn dầu thường xảy ra trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế
biến, phân phối và tàng trữ dầu khí và các sản phẩm của chúng.
2. Các tác động của sự cố tràn dầu
Tràn dầu gây nên những tác động tiêu cực tới môi trường, ảnh hưởng xấu đến sinh thái và gây thiệt
hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến khai thác và sử dụng tài
nguyên thủy sản, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống cũng như sức khỏe của người dân.
3. Các phương pháp xử lý dầu tràn
- Phương pháp vật lý (cơ học): Sử dụng phao ngăn dầu, sử dụng skimmer (hút dầu), sử dụng nước

nóng và rửa cao áp.
- Phương pháp sinh học: Sử dụng nấm, vi sinh vật thúc đẩy quá trình phân hủy các hydrocarbon
dầu mỏ.
- Phương pháp hóa học: Sử dụng các chất phân tán, sử dụng phương pháp đốt, dùng tác nhân tạo
gel, sử dụng chất liệu hấp thụ,…
2.4. Hoạt động tìm hiểu về các vấn đề rác dầu trong khai thác dầu mỏ. 7’
a. Mục tiêu
Trình bày được các vấn đề về rác dầu gây ô nhiễm mơi trường trong q trình khai thác dầu mỏ và
các cách xử lý
b. Nội dung
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4


Rác thải dầu là gì? Tại sao phải xử lý rác thải dầu?
c. Sản phẩm
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Trong quá trình khai thác dầu mỏ một số loại rác dầu phát sinh từ các hoạt động khoan tìm kiếm,
thăm dị và khai thác dầu khí như mùn khoan, dung dịch khoan thải,…; từ các kho cảng xăng dầu,
hoạt động súc rửa tàu dầu, hoạt động chế biến dầu,…
Phải xử lí những rác dầu, nếu khơng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất q trình, chất lượng sản phẩm,
mơi trường,...
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
trong phiếu học tập số 4
Nhận nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ
Thảo luận và ghi câu trả lời vào phiếu

Theo dõi và hỗ trợ cho HS
học tập
Báo cáo kết quả và thảo luận
Báo cáo sản phẩm thảo luận
Yêu cầu đại diện HS báo cáo kết quả phiếu học tập số 4
Kết luận và nhận định
Nhận xét sản phẩm của bạn.
Nhận xét và chốt kiến thức
IV. Các vấn đề rác dầu trong khai thác dầu mỏ
Rác dầu từ hoạt động tìm kiếm, thăm dị, khai thác dầu khí; từ hoạt động chế biến dầu và các hoạt
động khác cần được thu gom và xử lý đúng quy định, tránh gây ô nhiễm môi trường.
2.5. Hoạt động tìm hiểu về một số nhiên liệu thay thế dầu mỏ. 30’
a. Mục tiêu
Trình bày được một số nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ (than đá, đá dầu, khí thiên nhiên,
hydrogen).
b. Nội dung
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Câu 1. Vì sao phải tìm các nguồn năng lượng mới thay thế dầu mỏ, hoặc phải tiết kiệm dầu mỏ
trong lĩnh vực năng lượng?
Câu 2. Dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên, đá phiến đều thuộc loại nhiên liệu hóa thạch và chúng
xếp vào nhóm “các nguồn năng lượng khơng được tái tạo”. Giải thích vì sao chúng thuộc nhóm
này và kể tên một số nguồn năng lượng tái tạo được mà em biết?
c. Sản phẩm
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Câu 1. Vì dầu mỏ khơng phải nguồn nhiên liệu vô tận, không đáp ứng hết được mọi nhu cầu sử
dụng của con người. Dầu mỏ đang ngày càng cạn kiệt và việc sử dụng dầu mỏ cũng gây ảnh hưởng
tiêu cực dến môi trường - gây ô nhiễm mơi trường. Vì vậy phải tìm các nguồn năng lượng mới thay
thế dầu mỏ, hoặc phải tiết kiệm dầu mỏ trong lĩnh vực năng lượng
Câu 2. Dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên, đá phiến đều thuộc loại nhiên liệu hố thạch, đây là
những ngun liệu hữu hạn và khơng thể tái tạo, Trái Đất mất hàng triệu năm để tạo ra chúng và

lượng tiêu thụ đang diễn ra nhanh hơn tốc độ được tạo thành.
Một số nguồn năng lượng tái tạo được:
 Năng lượng mặt trời.
 Năng lượng gió.
 Thủy điện.
 Năng lượng địa nhiệt.
 Năng lượng sinh học.
 Năng lượng chất thải rắn.
 Năng lượng thủy triều.
 Nhiên liệu đốt hydrogen và pin nhiên liệu hydro.


d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS hoạt động cặp đơi hồn thành phiếu học
tập số 5.
Nhận nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ
Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT
Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS
Báo cáo kết quả và thảo luận
Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT số 5
Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm
Kết luận và nhận định
Nhận xét sản phẩm của nhóm khác
Nhận xét và chốt kiến thức
V. Một số nhiên liệu thay thế dầu mỏ
Các nguồn nhiêu liệu thay thế dầu mỏ: than đá, đá dầu, khí thiên nhiên, hydrogen; trong đó,

hydrogen là nguồn năng lượng vô tận và thân thiện với môi trường.
3. Hoạt động: Luyện tập. 10’
a. Mục tiêu
- Tái hiện và vận dụng những kiến thức đã học trong bài để giải bài tập.
b. Nội dung
PHIẾU HỌC TẬP 6
Câu 1. Vì sao dầu mỏ được xem là nguồn nhiên liệu quan trọng của thế giới hiện nay? Tìm dẫn
chứng để chứng minh ngành cơng nghiệp dầu mỏ đã đóng góp phần quan trọng vào việc phát triển
kinh tế của Việt Nam trong những năm qua.
Câu 2. Hydrogen có thể sử dụng như là một loại nhiên liệu. Giải thích vì sao nhiên liệu hydrogen ít
gây ảnh hưởng tới mơi trường hơn so với nhiên liệu hóa thạch. Vì sao hiện nay nhiên liệu hydrogen
chưa được sử dụng phổ biến?
c. Sản phẩm
Câu 1. Dầu mỏ là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia. Cùng với việc cung cấp
nhiên liệu (xăng, dầu diesel, dầu hoả) cho các phương tiện giao thông, các động cơ phát điện,...,
dầu mỏ cũng là nguyên liệu chủ yếu của ngành hoá dầu, tạo ra dung mơi, phân bón, thuốc trừ sâu,
nhựa dẻo, nhựa đường,...
Dẫn chứng để chứng minh ngành cơng nghiệp dầu mỏ đã góp phần quan trọng vào việc phát triển
kinh tế của Việt Nam trong những năm qua:
 Kể từ khi được đưa vào khai thác vào năm 1986 tại mỏ Bạch Hổ, dầu thơ đã có đóng góp
quan trọng vào nền kinh tế của Việt Nam. Trong giai đoạn 2009 – 2013, bình qn nguồn
thu từ dầu thơ đóng góp khoảng 13,6% tổng thu ngân sách hằng năm.
 Nguồn thu từ dầu thơ đạt 98,1 nghìn tỉ đồng, chiếm 12,1% tổng ngân sách Nhà nước năm
2014 và đạt 62,4 nghìn tỉ đồng (do ảnh hưởng của việc giảm mạnh giá dầu), chiếm 7,1%
tổng ngân sách năm 2015.
Câu 2. Hydrogen có trong thành phần của nước, khi hydrogen cháy trong khơng khí tạo nhiệt độ
rất cao, cháy trong oxygen nhiệt độ có thể lên tới 3000 oC và sản phẩm cháy duy nhất là nước, thân
thiện với môi trường.
Hiện nay nhiên liệu hydrogen chưa được sử dụng phổ biến vì trong điều kiện bình thường, H2 là
nguồn năng lượng thứ cấp, nghĩa là nó khơng có sẵn để khai thác trực tiếp mà phải được tạo ra từ

một nguồn sơ cấp ban đầu là nước hoặc các hợp chất hydrocarbon khác (sản xuất từ methane, than,
điện phân nước, ...). Ngoài ra, các phương tiện máy móc hiện nay được sản xuất với cơng nghệ sử
dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu diesel,…).
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH


Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi câu hỏi
trong phiếu học tập số 6.
Thực hiện nhiệm vụ
Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS
Báo cáo kết quả
Yêu cầu HS báo cáo kết quả
Kết luận và nhận định
Nhận xét và chốt kiến thức

Nhận nhiệm vụ
HS trả lời câu hỏi.
Theo dõi
Nhận xét câu trả lời của các bạn

4. Hoạt động. Vận dụng. 5’
a. Mục tiêu
Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn có liên quan đến
bài học.
b. Nội dung
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 10
Câu 1. Quan sát các Hình 9.6, Hình 9.7 và Hình 9.8, hãy cho biết cách xử lí sự cố tràn dầu nào
hiện nay được các nước sử dụng hiệu quả.


c. Sản phẩm: Bài trình bày của HS được ghi vào vở.
d. Tổ chức thực hiện
- GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. HS nộp bài làm
vào buổi học tiếp theo.
- GV chấm bài, nhận xét và có thể cho điểm.
Gợi ý
Cách xử lí sự cố tràn dầu nào hiện nay được các nước sử dụng hiệu quả là: Sử dụng phương pháp
vật lí (Dùng phao giữ dầu nổi trên mặt nước, dùng máy hút dầu, sử dụng Skimmer (hút dầu), dùng
nước nóng và rửa cao áp).

Tài liệu được chia sẻ bởi Website VnTeach.Com



Một sản phẩm của cộng đồng facebook Thư Viện VnTeach.Com
/> />


×