Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Khbd wrod tv bai 3 phan bon huu co chuyen de hóa 11 cd vt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.89 KB, 17 trang )

Ngày soạn:
Tuần:
Thời gian thực hiện:.......tiết (Tiết ...... ...... )
BÀI 3: PHÂN BÓN HỮU CƠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học, HS có thể:
- Phân loại được phân bón hữu cơ: phân hữu cơ truyền thống: phân chuồng, phân xanh, phân
rác; phân hữu cơ sinh học; phân hữu cơ khoáng.
- Nêu được thành phần, ưu nhược điểm của một số loại phân bón hữu cơ.
- Trình bày được vai trị của phân bón hữu cơ, cách sử dụng và quy trình sản xuất một số loại
phân bón hữu cơ.
- Trình bày được cách bảo quản một số loại phân bón hữu cơ thông dụng.
- Nêu được tác động của việc sử dụng phân bón đến mơi trường.
- Biết được phân bón hữu cơ đóng vai trị quan trọng trong việc sản xuất lương thực hữu cơ và
thực phẩm hữu cơ; chúng thay thế hồn tồn phân bón vơ cơ trong q trình canh tác.
2. Năng lực
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá
và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.
- Năng lực giao tiếp: tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện
nhiệm vụ các hoạt động cặp đơi, nhóm; có thái độ tơn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực
trong giao tiếp.
- Năng lực hợp tác: học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân,
đề xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hồn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: lập kế hoạch tạo ra một loại phân rác từ rác thải
của gia đình và thực hiện có hiệu quả.
b) Năng lực hóa học:
- Năng lực nhận thức hóa học: hiểu được qua trình ủ phân chuồng có sinh ra CO2 và NH4+;
các chất này sẽ phản ứng với nước để tạo ra đạm ammonium carbonate.
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: để tăng hiệu quả và chất lượng


phân bón truyền thống, người nơng dân ủ các nguyên liệu với một số vi sinh vật có ích.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: giải thích được phân bón hữu cơ hay phân
bón vơ cơ dễ gây ơ nhiễm khơng khí hơn và loại phân nào có tác dụng cải tạo đất tốt hơn.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ mơn Hóa học.
- Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ.
- Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập.
- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể.
- Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên (GV):


 Bài soạn điện tử: phần thi lật tranh (mảnh ghép)
 Bài tập luyện tập
2. Đối với học sinh (HS): Vở ghi, sgk, sổ làm việc nhóm
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Huy động kiến thức đã học của HS, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
b) Nội dung:
- Trị chơi “Mảnh ghép”
Câu 1. Cây trồng cần những nguyên tố vi lượng cơ bản nào để sinh trưởng và phát triển?
Câu 2. Thành phần của tro bếp chứa hợp chất nào có tác dụng như một loại phân bón:
Câu 3. Hoạt động nào sau đây gây ô nhiễm môi trường?
A. Trồng cây xanh.
B. Thu gom rác thải.
C. Đốt rơm rạ sau mỗi mùa vụ.
D. Phân loại rác thải.
Câu 4. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng:
A. %N

B. %P2O5
C. %K2O
D. %P
Câu 5: Vào thời kì cây sinh trưởng và phát triển thân, lá… cần cung cấp nguyên tố dinh dưỡng
nào?
Câu 6: Em hãy giải thích vì sao sau cơn mưa giông, cây cối sẽ tươi tốt, phát triển hơn?
c) Sản phẩm: HS dựa vào gợi ý nhớ lại kiến thức đã học, đưa ra đáp án cho câu hỏi của bản
thân.
Câu 1. Cây trồng cần những nguyên tố vi lượng cơ bản nào để sinh trưởng và phát triển?
Câu trả lời: N, P, K, các nguyên tố vi lượng như: S, Mg, Ca, Mn...
Câu 2. Thành phần của tro bếp chứa hợp chất nào có tác dụng như một loại phân bón:
Câu trả lời: K2CO3.
Câu 3. Hoạt động nào sau đây gây ô nhiễm môi trường?
A. Trồng cây xanh.
B. Thu gom rác thải.
C. Đốt rơm rạ sau mỗi mùa vụ.
D. Phân loại rác thải.
Câu 4. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng:
A. %N
B. %P2O5
C. %K2O
D. %P
Câu 5. Cây cần cung cấp các nguyên tố N, P, K
Câu 6. Sau cơn mưa sẽ sản sinh lượng nhỏ acit HNO3 khi xuống đất sẽ kết hợp với các khoáng
chất tạo muối nitrate là dạng phân đạm nên cây cối tươi tốt hơn
Bức tranh chủ đề : PHÂN BÓN HỮU CƠ


d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV giao nhiệm vụ

GV phổ biến luật chơi :
Có 4 mảnh ghép trả lời được câu hỏi sẽ mở được bức tranh chủ đề. Trả lời được câu hỏi
hs sẽ được 10 điểm, trả lời được bức tranh chủ đề được 10 điểm.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ
HS tích cực trả lời câu hỏi.
Bước 3. HS báo cáo kết quả
Bước 4. GV nhận xét, đánh giá.
Giáo viên tổng hợp điểm của các nhóm rồi chuyển sang hoạt động hình thành kiến thức
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vai trị của phân bón hữu cơ
a) Mục tiêu: HS biết vai trị của phân bón hữu cơ
b) Nội dung: HS đọc SGK, làm việc cá nhân, làm việc nhóm cặp đơi.
c) Sản phẩm: Vai trị của phân bón hữu cơ là cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng như N, K,
Mg, Fe,... cho đất và cây trồng, đồng thời cung cấp mùn góp phần cải tạo đất.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc SGK trả lời câu hỏi:
1. Phân bón hữu cơ có vai trị gì?
2. Để kích thích sự phát triển rễ của hạt mầm, nên ưu tiên dùng phân bón vơ cơ hay
phân bón hữu cơ? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK và thảo luận nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả
GV yêu cầu HS đại diện HS từng nhóm trình bày.
GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.


- Phân bón hữu cơ có vai trị cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng như N, K, Mg, Fe,...

cho đất và cây trồng, đồng thời cung cấp mùn góp phần cải tạo đất.
- Để kích thích sự phát triển rễ của hạt mầm, nên ưu tiên dùng phân bón vơ cơ vì chúng
mang lại hiệu quả cao, cây nhanh chóng ra dễ. Trong khi đó phân hữu cơ chỉ được cây hấp thụ
khi chúng đã khống hóa, q trình này diễn ra từ từ nên phân hữu cơ cung cấp chất dinh
dưỡng chậm hơn với phân vô cơ.
Hoạt động 2: Phân loại một số phân bón hữu cơ
a) Mục tiêu: HS phân loại được phân bón hữu cơ và khái niệm từng loại.
b) Nội dung: HS đọc SGK, làm việc cá nhân, làm việc nhóm
c) Sản phẩm: Phân bón hữu cơ phổ biến gồm phân bón hữu cơ truyền thống, phân bón hữu cơ
sinh học, phân bón hữu cơ khống.
- Phân bón hữu cơ truyền thống là sản phẩm của q trình xử lí chất thải động vật, tản
dư thực vật, rác thải hữu cơ với quy trình thủ cơng tại hộ gia đình, trang trại. Sản phẩm này
gồm phân chuồng, phân xanh, phân rác.
- Phân bón hữu cơ sinh học và phân bón hữu cơ khống là sản phẩm của quá trình xử li
chất thải động vật, thực vật, rác thai hữu cơ với quy mô lớn tại nhà máy theo các quy trình hiện
đại với sự kết hợp giữa sinh học, hoá học.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc SGK trả lời câu hỏi:
1. Phân bón hữu cơ phổ biến gồm những loại nào?
2. Nêu khái niệm của mỗi loại phân đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK; HS lắng nghe GV trình bày.
Bước 3: Báo cáo kết quả
GV u cầu HS đại diện HS từng nhóm trình bày.
GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 3: Thành phần, quy trình sản xuất và cách sử dụng một số loại phân bón hữu


a) Mục tiêu: HS nêu được thành phần, quy trình sản xuất và cách sử dụng một số loại phân
hữu cơ .
b) Nội dung: Hoàn thành phiếu học tập và trả lời các câu hỏi trong tuyến phụ.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP 1
Phân chuồng
Phân xanh
Phân rác
Nguồn gốc
Thành phần dinh dưỡng
Quy trình sản xuất
Cách sử dụng


Nội dung

Ủ nóng

Ủ nguội

Thời gian thực hiện
Chất lượng sản phẩm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK; HS lắng nghe GV trình bày.
Bước 3: Báo cáo kết quả
GV yêu cầu HS đại diện HS từng nhóm trình bày.
GV u cầu HS khác nhận xét về câu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.
Phân chuồng
Phân xanh
Nguồn gốc
Phân chuồng thu được Các loại cây phân xanh:
từ quá trình ủ chất thải bèo, keo và đặc biệt là
động vật (lợn, trâu, các cây họ Đậu (lạc,
bò,...).
muống, điên điển (điền
thanh),...
Thành
phần N, P, S, K, Ca và Mg.
dinh dưỡng

Phân rác
Rơm, rạ, thân và lá
cây hoặc các loại rác
(đã loại bỏ các tạp
chất không phải là
hợp chất hữu cơ hoặc
chất không hoai mục).

N, P và K với hàm N, K và P nhưng có
lượng cao hơn.
hàm lượng thấp hơn
nhiều so với phân
chuồng.
Cây phân xanh thường Các nguyên liệu này
được cắt ra, phần thân được trộn với phân

và cành cây được dùng chuồng đã hoại mục,
để phủ cho gốc cây nước tiểu của gia súc,
trồng hoặc bề mặt đất vôi, tro bếp.... để thúc
trồng, phần lá được vùi đẩy sự khoảng hoá
trực tiếp trong đất trống. trong quá trình ủ.

Quy trình sản Phải ủ chất thải cho đến
xuất
khi hoai mục để diễn ra
các q trình khống
hố. Việc ủ nhằm đẩy
nhanh q trình khoang
hố nhờ hoạt động của
vi sinh vật có trong chất
thai động vật.
Cách sử dụng
Chủ yếu được dùng để Chỉ dùng để bón lót.
bón lót.
Nếu sử dụng để bón thúc
thì phân chuồng phải
được ủ đến hoai mục.

Rải đều phân rác trên
đất rồi tiến hành cày,
xới để vui vào đất,
bón lót cho cây.


Trả lời câu Luyện tập 1: PTHH:
2NH4+ + CO2 + H2O → (NH4)2CO3 + H2.

Trả lời câu Luyện tập 2:
PTHH: (NH4)2CO3 → 2NH3 + CO2.
Câu hỏi 2: Với quá trình sản xuất phân
chuồng:
b) Nguy cơ còn mầm bệnh trong phân
(bào tử nấm bệnh, vi sinh vật, trứng giun
sán, nhộng kén côn trùng), ảnh hưởng
đến sức khỏe người sử dụng phân bón và
người tiêu dùng sản phẩm từ cây trồng.
Phân chuồng được ủ từ chất thải động
vật có mùi khó chịu, nguy cơ gây ơ
nhiễm mơi trường.
Nội dung

Ủ nóng

Ủ nguội

Thời gian thực hiện

Nhanh, 1 tháng là có thể sử dụng.

Chậm, kéo dài 5 - 6 tháng

Chất lượng sản phẩm

Hàm lượng đạm thấp hơn

Hàm lượng đạm cao hơn


Đáp án C.
Túi nylon, xương
chất khó phân hủy
thụ được.

động vật là những
và cây khơng thể hấp

Hoạt động 4: Thành phần, quy trình sản xuất và cách sử dụng một số loại phân bón hữu
cơ – Phân hữu cơ sinh học – Phân hữu cơ khoáng.
a) Mục tiêu: HS nêu được thành phần, ưu nhược điểm, quy trình sản xuất và cách sử dụng
phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ khống.
b) Nội dung: Hồn thành phiếu học tập và trả lời các câu hỏi trong tuyến phụ.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP 2
Phân hữu cơ sinh học
Phân hữu cơ khoáng


Thành phần
Quy trình sản xuất
Cách sử dụng

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK; HS lắng nghe GV trình bày.
Bước 3: Báo cáo kết quả
GV yêu cầu HS đại diện HS từng nhóm trình bày.

GV u cầu HS khác nhận xét về câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.
Phân hữu cơ sinh học
Phân hữu cơ khống
Có chất hữu cơ với một hoặc nhiều
chất sinh học có ích cho cây trồng
Thành phần (humic acid, fulvic acid, các amino Nguyên liệu hữu cơ tự nhiên.
acid, các vitamin hoặc các chất sinh
học khác).
Ủ nguyên liệu nhằm thúc đẩy q Ủ ngun liệu hữu cơ tự nhiên rồi
trình khống hoá, đồng thời tạo ra các phối trộn với chất vơ cơ chứa ít nhất
Quy trình
chất sinh học nhờ các vi sinh vật tự một nguyên tố dinh dưỡng đa lượng,
sản xuất
nhiên. Quá trình ủ thưởng được tiến phù hợp với mục đích sử dụng.
hành từ 40 ngày đến 50 ngày.
Cách sử
Bón lót và bón thúc bằng cách vùi vào Bón lót và bón thúc bằng cách vùi vào
dụng
đất.
đất.
Trả lời câu hỏi 4:
Quá trình sản xuất phân hữu cơ sinh học có tạo thành khí ammonia và methane.
Q trình chuyển hóa kỵ khí chất thải rắn hữu cơ có thể được mơ tả bằng phương trình sau:
CaHbOcNdSe + (4a-b-2c+3d2e) H2O → 1/8 (4a+b-2c-3d-2e) CH4 + 1/8 (4a-b+2c+3d-2e) CO2 +
dNH3 + eH2S
Q trình chuyển hóa hiếu khí chất thải rắn hữu cơ có thể được mơ tả bằng phương trình sau:
COHNS + O2 + VSV hiếu khí → CO2 + NH3 + sản phẩm khác + năng lượng.
Hoạt động 5: Ưu điểm và nhược điểm của phân bón hữu cơ.

a) Mục tiêu: HS nêu được ưu điểm và nhược điểm của từng loại phân bón hữu cơ
b) Nội dung: Hồn thành phiếu học tập và trả lời các câu hỏi trong tuyến phụ.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, vận dụng các kiến thức của thực tế, của các mơn học liên
quan để hồn thành phiếu học tập:


PHIẾU HỌC TẬP 3
Câu 1: Hoàn thành nội dung trong bảng sau:
Phân
Ưu điểm
Nhược điểm
Phân chuồng
Phân xanh
Phân rác
Phân hữu cơ
sinh học
Phân hữu cơ
khống
Câu 2: Hãy cho biết phân bón hữu cơ nào:
a, cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng đa lượng nhiều hơn
b, cung cấp cho đất nhiều mùn hơn
c, có nguy cơ ơ nhiễm mơi trường cao hơn
Câu 3: Tìm hiểu và đề xuất danh sách phân bón vơ cơ và phân bón hữu cơ cung cấp cho các
giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Giải thích vì sao em chọn phân bón đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK; HS lắng nghe GV trình bày.
Bước 3: Báo cáo kết quả

GV yêu cầu HS đại diện HS từng nhóm trình bày.
GV u cầu HS khác nhận xét về câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.
Câu 1:


Câu 2:
a) Phân hữu cơ khoáng cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng đa lượng nhiều hơn.
b) Phân chuồng cung cấp cho đất nhiều mùn hơn.
c) Phân xanh/ phân rác có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường cao.
Câu 3:
Giai đoạn thứ nhất: Bón lót cho lúa
Bón lót cho lúa bằng phân chuồng trong quá trình làm đất và phân lân, phân đạm, kali bón
trước khi cày bừa lần cuối để cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, giúp đất tơi xốp.
Giai đoạn thứ hai: Bón thúc giúp cây lúa đẻ nhánh
Sử dụng phân đạm để bón thúc giai đoạn đẻ nhánh giúp lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung và cũng
để giảm lượng phân lót, tránh mất đạm.
(Trong trường hợp trồng lúa ở đất phèn và đất chua thì nên chọn phân bón cho cây lúa là phân
lân nhằm giúp hạn phèn và độc tố trong đất cũng như cung cấp đủ dưỡng lân cho cây lúa)
Giai đoạn thứ ba: Bón thúc địng
Bón phân thúc địng với phân đạm và phân kali nhằm giúp cho bông lúa to hơn, hạt chắc,
nhiều tinh bột hơn để năng suất cao hơn.
Giai đoạn thứ tư: Bón ni hạt
Phun phân bón lá (NPK) từ 1 đến 2 lần giúp tăng số hạt chắc.


-

GV bổ sung nội dung kiến thức trong phần “Em có biết”: Hiện nay, để tăng hiệu quả và

chất lượng phân bón truyền thống, người nơng dân ủ các ngun liệu với một ssos vi
sinh vật có ích. Chúng được cung cấp bởi các nhà sản xuất
Hoạt động 6: Bảo quản phân bón hữu cơ
a) Mục tiêu: HS biết cách bảo quản phân bón hữu cơ
b) Nội dung: HS đọc SGK, làm việc cá nhân, làm việc nhóm cặp đơi trả lời câu hỏi: Em hãy
nêu cách bảo quản phân bón hữu cơ?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc SGK trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cách bảo quản phân bón hữu cơ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK; HS trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả
GV yêu cầu HS đại diện HS từng nhóm trình bày.
GV u cầu HS khác nhận xét về câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, kết luận và chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới.
- Khơng lưu trữ phân bón hữu cơ gần nơi sinh sống của người và động vật để tránh mùi
và tránh lây lan các mầm bệnh từ các vi sinh vật có hại trong phân bón.
- Khơng để lẫn phân bón hữu cơ với phân bón vô cơ nhằm đảm bảo điều kiện sống của vi
sinh vật có ích.
- Lưu trữ phân bón phù hợp với thời gian sống của các vi sinh vật có ích trong phân bón.
Hoạt động 7: Tác động của phân bón đến môi trường
a) Mục tiêu: HS biết được các tác động của phân bón đến mơi trường
b) Nội dung: HS đọc SGK, làm việc cá nhân, làm việc nhóm cặp đôi trả lời các câu hỏi trong
phiếu học tập số 4 sau:
Phiếu học tập số 4
Câu 1: Em hãy nêu tác động của phân bón đến mơi trường?
Câu 2: Phân bón hữu cơ hay phân bón vơ cơ dễ gây ô nhiễm không khí hơn? Giải thích?
Câu 3: Mầm cỏ dại trong phân chuồng có tác hại gì đối với cây trồng? Để hạn chế mầm cỏ dại

thì phân chuồng nên được ủ nguội hay ủ nóng?
Câu 4: Hãy nêu cách sử dụng phân bón hợp lý, hiệu quả giúp tăng năng suất cây trồng, giảm
thiểu tác động đến sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc SGK trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cách bảo quản phân bón hữu cơ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK; HS trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả
-GV u cầu HS đại diện HS từng nhóm trình bày.
-GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định


Câu 1: Tác động của phân bón đến mơi trường:
- Q trình khống hố của phân bón hữu cơ sẽ phát thải khí methane, carbon dioxide,
hydrogen sulfide, ammonia có mùi khó chịu, gây ơ nhiễm mơi trường và ngộ độc cây
trồng
- Trong thành phần phân bón hữu cơ như phân chuồng, phân rác có thể cịn chứa một số
VSV có khả năng gây bệnh cho con người, cây trồng và sản phẩm của cây trồng.
- Mầm cỏ dại trong phân chuồng, phân xanh sẽ cạnh tranh sự phát triển của cây trồng.
- Các VSV phân huỷ chất hữu cơ trong phân chuồng, các VSV có ích trong phân bón hữu
cơ sinh học cũng có thể cạnh tranh để sử dụng nguồn dinh dưỡng trong đất, làm cho đất
trở nên nghèo dinh dưỡng.
- Việc sử dụng phân bón hữu cơ dư thừa gây nên hiện tượng phú dưỡng.
- Việc đốt rơm, rạ tận thu tro làm phân bón gây ơ nhiễm khói, bụi cho khơng khí, tiêu diệt
các VSV có lợi trong đất.
Câu 2: Phân bón hữu cơ dễ gây ơ nhiễm khơng khí hơn do có mùi khó chịu (như phân chuồng,
phân xanh, phân rác …). Vì q trình khống hố của phân bón hữu cơ sẽ phát thải khí

methane, carbon dioxide, hydrogen sulfide, ammonia … gây ô nhiễm môi trường.
Câu 3:
-Mầm cỏ dại trong phân chuồng sẽ cạnh tranh sự phát triển cây trồng để sử dụng nguồn dinh
dưỡng, diện tích đất.
-Để hạn chế mầm cỏ dại thì phân chuồng nên được ủ nóng, khi ủ nóng, nhiệt độ bên trong
đống phân có thể đạt đến 60oC, làm tiêu diệt mầm hạt cỏ dại.
Câu 4: Cách sử dụng phân bón hợp lý, hiệu quả giúp tăng năng suất cây trồng, giảm thiểu tác
động đến sức khoẻ con người, bảo vệ mơi trường: Đó là Bón phân hợp lý là thực hiện 5 đúng
và bón cân đối: bón đúng loại phân, bón đúng lúc, đúng thời tiết và mùa vụ, bón đúng
cách, bón phân cân đối.
1. Đúng loại phân
- Cây cần phân gì bón đúng loại phân đó. Phân có nhiều loại, mỗi loại có những tác dụng
riêng. Bón khơng đúng loại phân không những phân không phát huy được hiệu quả, mà cịn có
thể rây ga những hậu quả xấu.
- Bón đúng loại phân khơng những phải tính cho nhu cầu của cây mà cịn phải tính đến đặc
điểm và tính chất của đất. Đất chua khơng bón các loại phân có tính axit. Ngược lại, trên đất
kiềm khơng nên bón các loại phân có tính kiềm.
2. Bón đúng lúc
- Nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng của cây thay đổi tùy theo các giai đoạn sinh trưởng và
phát triển. Có nhiều giai đoạn sinh trưởng cây cần đạm hơn kali, có nhiều giai đoạn cây cần
kali hơn đạm. Bón đúng lúc cây cần phân mới phát huy được tác dụng.
- Cây trồng cũng như các loại sinh vật khác, có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng thường
xun, suốt đời. Vì vậy, để cho cây có thể sử dụng tốt các loại phân bón, tốt nhất là chia ra bón
nhiều lần và bón vào lúc cây hoạt động mạnh. Bón tập trung vào một lúc với nồng độ và liều
lượng phân bón q cao, cây khơng thể sử dụng hết được, lượng phân bị hao hụt nhiều mà
phân cịn có thể gây ra nhiều tác động xấu đối với cây.
3. Đúng thời tiết, mùa vụ


- Thời tiết có ảnh hưởng đến chiều hướng tác động và hiệu quả của phân bón. Mưa làm rửa trơi

phân bón gây lãng phí lớn. Nắng gắt cùng với tác động của các hạt phân bón có thể gây cháy
lá, hỏng hoa, quả.
- Trong điều kiện khí hậu, thời tiết và sản xuất của nước ta đối với các loại cây ngắn ngày, mỗi
năm có 3-4 vụ, thậm chí 8-9 vụ sản xuất. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng ở
từng vụ có khác nhau, cho nên nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng cũng như phản ứng
đối với tác động của từng yếu tố dinh dưỡng cũng khác nhau.
- Lựa chọn đúng loại phân, dạng phân và thời vụ bón hợp lý có thể nâng cao hiệu suất sử dụng
phân bón. Việc sử dụng các loại phân phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết của mùa vụ được
trình bày ở phần II của sách này.
4. Bón đúng cách
- Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hịa vào
nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước...
+ Có nhiều dạng bón phân: rắc bột, vo viên đút vào gốc, pha thành dung dịch để tưới.
+ Có nhiều thời kỳ bón phân: bón lót, bón thúc đẻ nhánh, thúc ra hoa, thúc kết quả, thúc mẩy
hạt...
- Lựa chọn đúng cách bón thích hợp cho loại cây trồng, cho vụ sản xuất, cho loại đất... có thể
làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón lên gấp nhiều lần.
- Cách bón thích hợp vừa đảm bảo tăng năng suất và cây trồng, tăng hiệu quả phân bón, vừa
phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng cơ sở sản xuất phù hợp với từng trình độ của người nơng
dân.
5. Bón phân cân đối
- Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất định với những tỷ lệ
nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, cây sinh trưởng và phát triển kém,
ngay cả những khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức thừa thãi.
- Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà cịn có ảnh hưởng qua lại
trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau.
- Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối các yếu tố dinh
dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón được sử dụng. Tỷ lệ cân
đối giữa các nguyên tố dinh dượng cũng khác nhau ở các loại đất khác nhau.
- Điều cần lưu ý là khơng được bón phân một chiều, chỉ sử dụng một loại phân mà không chú

ý đến việc sử dụng các loại phân bón khác.
- Bón phân khơng cân đối khơng những không phát huy được tác dụng tốt của các loại phân,
gây lãng phí mà cịn có thể gây ra những tác dụng không tốt đối với năng suất cây trồng và đối
với mơi trường.
Bón phân cân đối có các tác dụng tốt là:
- Ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của đất. Bảo vệ đất chống rửa trơi, xói mịn.
- Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả của phân bón và của các biện pháp kỹ thuật
canh tác khác.
- Tăng phẩm chất nông sản.
- Bảo vệ nguồn nước, hạn chế khí thải độc hại gây ơ nhiễm mơi trường.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:
- Ơn lại toàn bộ kiến thức đã học.


- Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống.
b) Nội dung:
Ơn tập lại kiến thức đã học thơng trị chơi “Ai nhanh hơn”, trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm
trong phiếu học tập
Tài liệu được chia sẻ bởi Website VnTeach.Com

Phiếu học tập
Câu 1: Nhóm phân nào sau đây thuộc nhóm phân hữu cơ?
A. Đạm, kali, vôi
B. Phân xanh, phân chuồng, phân rác
C. Phân xanh, phân kali
D. Phân chuồng, kali
Câu 2: Chọn câu đúng nhất về phân loại phân bón:
A. Phân bón gồm 3 loại là: Phân xanh, đạm, vi lượng
B. Phân bón gồm 3 loại: Đạm, lân, kali

C. Phân bón gồm 3 loại: Phân chuồng, phân hóa học, phân xanh
D. Phân bón gồm 3 loại: Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh
Câu 3: Loại phân bón nào sau đây khơng phải là phân bón hữu cơ?
A. Than bùn
B. Than đá
C. Phân chuồng
D. Phân xanh
Câu 4: Phân hữu cơ có đặc điểm:
A. Khó hồ tan, tỉ lệ chất dinh dưỡng cao
B. Dễ hồ tan, có nhiều chất dinh dưỡng
C. Khó hồ tan, có chứa nhiều chất dinh dưỡng
D. Dễ hoà tan, tỉ lệ dinh dưỡng thấp
Câu 5: Phân hữu cơ trước khi sử phải ủ cho hoai mục nhằm:
A. Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải và tiêu diệt mầm bệnh
B. Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải
C. Tiêu diệt mầm bệnh
D. Cây hấp thụ được
Câu 6: Loại phân nào dùng để bón lót là chính:
A. Đạm
B. Phân chuồng
C. Phân NPK
D. Kali
Câu 7: Phân có tác dụng cải tạo đất là:
A. Phân hoá học
B. Phân hữu cơ, phân vi sinh
C. Phân vi sinh
D. Phân lân
c) Sản phẩm
Đáp án các câu hỏi trong phiếu học tập



Câu 1: Nhóm phân nào sau đây thuộc nhóm phân hữu cơ?
A. Đạm, kali, vôi
B. Phân xanh, phân chuồng, phân rác
C. Phân xanh, phân kali
D. Phân chuồng, kali
Câu 2: Chọn câu đúng nhất về phân loại phân bón:
A. Phân bón gồm 3 loại là: Phân xanh, đạm, vi lượng
B. Phân bón gồm 3 loại: Đạm, lân, kali
C. Phân bón gồm 3 loại: Phân chuồng, phân hóa học, phân xanh
D. Phân bón gồm 3 loại: Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh
Câu 3: Loại phân bón nào sau đây khơng phải là phân bón hữu cơ?
A. Than bùn
B. Than đá
C. Phân chuồng
D. Phân xanh
Câu 4: Phân hữu cơ có đặc điểm:
A. Khó hồ tan, tỉ lệ chất dinh dưỡng cao
B. Dễ hồ tan, có nhiều chất dinh dưỡng
C. Khó hồ tan, có chứa nhiều chất dinh dưỡng
D. Dễ hồ tan, tỉ lệ dinh dưỡng thấp
Câu 5: Phân hữu cơ trước khi sử phải ủ cho hoai mục nhằm:
A. Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải và tiêu diệt mầm bệnh
B. Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải
C. Tiêu diệt mầm bệnh
D. Cây hấp thụ được
Câu 6: Loại phân nào dùng để bón lót là chính:
A. Đạm
B. Phân chuồng
C. Phân NPK

D. Kali
Câu 7: Phân có tác dụng cải tạo đất là:
A. Phân hoá học
B. Phân hữu cơ, phân vi sinh
C. Phân vi sinh
D. Phân lân
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
- GV chia lớp làm 4 nhóm.
- GV ổn định vị trí của các nhóm. Sau đó tổ
chức cho HS tham gia trò chơi “Ai nhanh
hơn”.
- GV phổ biến luật chơi cho các nhóm.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu

Hoạt động của HS
- HS tiến hành chia nhóm theo yêu
cầu của GV.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS tích cực tham gia trò chơi.


- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích ứng dụng thực tiễn.
b. Nội dung
- Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở và thảo luận nhóm đơi để tìm hiểu các vấn
đề thực tế :
a, Vì sao việc đốt rơm, rạ trên cánh đồng sẽ gây ô nhiễm mơi trường, gây thối hố
đất?
b, Nên sử dụng rơm, rạ như thế nào để có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho người

nông dân?
c. Sản phẩm
a, Việc đốt rơm, rạ trên cánh đồng sẽ gây ô nhiễm môi trường, gây thối hố đất vì:
- Khi đốt rơm rạ sẽ sinh ra khí CO, CO2, NO2, SO2, H2O, và hàng trăm hợp chất
khác có hại cho sức khỏe con người... Hơn nữa, khói rơm rạ thường có tính cay, làm
chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, làm người ta ho, hắt hơi, lợm giọng,
buồn nơn, thở khị khè, hoặc có cảm giác ngạt thở… Khi đốt ở ngồi trời cịn gây
khói mù và ảnh hưởng đến tầm nhìn, đặc biệt trên các đoạn đường giao thơng, gây
ảnh hưởng không nhỏ đến lưới điện.
- Trường hợp đốt rơm rạ ngay trên cánh đồng thành tro còn làm cho chất hữu cơ
trong rơm rạ do nhiệt độ cao đều biến thành các chất vô cơ, làm cho đất ruộng bị
chai cứng, mất đi chất dinh dưỡng thành phần còn sót lại trong tro chỉ là phốt pho,
kali, canxi và silic...khơng giúp ích mấy cho cây trồng.
b, Sử dụng rơm, rạ để có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho người nơng dân:
- Làm phân bón hữu cơ

Cứ 1 hecta lúa sẽ cho khoảng 10 tấn rơm rạ, nếu đem đốt sẽ làm lãng phí nguồn chất
hữu cơ làm phân bón tuy nhiên nếu bạn khơng đốt mà đem xử lý bằng chế phẩm sinh
học sẽ thu được khoảng 400kg phân hữu cơ.
- Sử dụng để tạo độ phì nhiêu cho đất
Ở một số nơi còn sử dụng máy gặt đập liên hợp, qua đó rơm rạ sẽ được máy cắt nhỏ
và rải trộn ngay trên ruộng đồng, sau một thời gian ngắn sẽ mục nát trở thành nguồn
phân hữu cơ.
- Tận dụng làm vật liệu vận chuyển
Sử dụng để lót dưới những món đồ dễ vỡ hoặc lót trong các thùng hoa quả khi vận
chuyển đi xa.


- Trồng nấm rơm


Rơm dùng để trồng nấm, theo một số nghiên cứu mới đây cứ 1 tấn rơm rạ đem đi
trồng nấm sẽ thu được 780 kg nấm rơm tươi.
- Làm thức ăn cho gia súc

Rơm là thức ăn u thích của gia súc như trâu, bị,... rơm có thể để được lâu mà
không bị hỏng. Chỉ cần phơi khơ rồi chất thành đóng lớn cho gia súc ăn từ từ.
d. Tổ chức hoạt động học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi và đặt - HS thảo luận và trả lời câu hỏi
các vấn đề thực tiễn trong câu hỏi
- HS trình bày đáp án và lắng
- GV mời một số HS trả lời, các HS khác nhận nghe chỉnh sửa.
xét.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV chốt đáp án.
D. GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
a. Mục tiêu
- Nhận xét kết quả học tập và nhắc nhở HS khắc phục.
- Hướng dẫn tự rèn luyện và tìm tài liệu liên quan đến nội dung của bài học.
b. Nội dung
Lập kế hoạch tạo ra một loại phân rác từ rác thải của gia đình em. Giải thích vai
trị của mỗi bước trong kế hoạch đó?
c. Tổ chức hoạt động học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV nhận xét tiết học và giao BTVN

- HS lắng nghe và thực hiện



nhiệm vụ về nhà.

Tài liệu được chia sẻ bởi Website VnTeach.Com

Một sản phẩm của cộng đồng facebook Thư Viện VnTeach.Com
/> />


×