Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài tập tv bai 9 san xuat dau mo va nhien lieu thay the chuyen de hoa 11 cd vt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.61 KB, 6 trang )

BÀI TẬP SẢN XUẤT DẦU MỎ VÀ NHIÊN LIỆU THAY THẾ DẦU MỎ
A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Mức nhận biết
Câu 1: Trong hoạt đông khai thác và thương mại, bên cạnh đơn vị tấn, người ta còn hay dùng đơn vị thùng dầu để
đánh gia lượng dầu thơ, trong đó 1 tấn tương đương 7,33 thùng dầu. Vậy Venezuela có trữ lượng 300 tỉ thùng dầu,
chiếm 18,2% lượng dầu trên thế giới, vậy lượng dầu đó tương đương bao nhiêu tấn?
A. 40,93 tỉ tấn
B. 35,6 tỉ tấn
C. 46,8 tỉ tấn
D. 36,6 tỉ tấn
Câu 2: Mỏ dầu nào với trữ lượng dầu lớn nhất của Việt Nam?
A. Mỏ Bạch Hổ
B. Mỏ Đai Hùng
C. Mỏ sư tử Đen
D. Lan Tây
Câu 3: Lượng tiêu thụ dầu mỏ của Việt Nam trong những năm gần đây theo biểu đồ Hình 9.2. Năm nào tiêu thụ dầu
với lượng nhiều nhất ?

A. 2021
B. 2020
C. 2019
D. 2015
Câu 4: Nguồn nhiên liệu nào sau đây không phải nguồn nhiên liệu hóa thạch?
A. Dầu mỏ
B. Than đá
C. Khí thiên nhiên
D. H2
Câu 5: Thành phần chính của khí thiên nhiên?
A. CH4
B. C2H4
C. CH4, C2H6


C. CH4, C2H4
Mức thông hiểu
Câu 6: Cho các nhận định sau
(1). Dầu mỏ là hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hydrocarbon
(2). Việc khai thác dầu mỏ có thể làm môi trường bị biến đổi tiêu cực
(3). Dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên, đá phiến được xếp vào nhóm các nguồn năng lượng khơng được tái tạo.
(4). Nhiên liệu hyđrogen ít gây ảnh hưởng tới mơi trường hơn so với nhiên liệu hóa thạch
(5) Năng lượng tái tạo dần được thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch.
Hỏi có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
Câu 7: Cho các nguồn năng lượng sau
(1) năng lượng gió
(2) năng lượng mặt trời
(3) năng lượng địa nhiệt
(4) năng lượng thủy triều
(5) năng lượng hạt nhân
(6) năng lượng sóng
Hỏi có bao nhiêu nguồn năng lượng tái tạo?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
Mức vận dụng
Câu 8: Một chiếc xuồng máy dùng động cơ đốt trong sử dụng xăng, trung bình một giờ hoạt động thì động cơ cần
một nhiệt lượng là 9000 kJ. Giả thiết xăng chỉ gồm heptane và octane có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 9, khi được đốt
cháy hoàn toàn 1 mol heptane tỏa ra lượng nhiệt là 3744,4 kJ và 1 mol octane tỏa ra lượng nhiệt là 5928,7 kJ. Nếu



chiếc xuồng đó đã sử dụng hết 5 lít xăng ở trên thì thời gian xuồng hoạt động được là t giờ, biết hiệu suất sử dụng
nhiên liệu của động cơ là 30%, khối lượng riêng của xăng là 0,72 g/ml. Giá trị của t gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,0.
B. 6,5.
C. 7,5.
D. 7,0.
Lời giải: Gọi C7H16 (x mol) và C8H18 (9x mol)
Ta có: m = 100x + 114.94x = 5000.0,72. x = 3,197 mol
Nhiệt lượng tạo công cơ học: (3,197.3744,4 + 3,197.9.5928,7).0,3 = 54770 kJ
Số giờ hoạt động là: 54770/9000 = 6,08h
Câu 9: Xăng sinh học E10 là nhiên liệu hỗn hợp giữa 10% ethanol và 90% octane về khối lượng, cịn có tên là
gasohol. Hiện nay có khoảng 40 nước trên thế giới đang sử dụng nhiên liệu này trong các động cơ đốt trong của xe
hơi và phương tiện giao thông tải trọng nhẹ. Biết rằng nhiệt lượng cháy (nhiệt tỏa ra trong quá trình đốt cháy) của
nhiên liệu đo ở điều kiện tiêu chuẩn (25oC, 100kPa) được đưa trong bảng dưới đây:
Nhiên liệu
Công thức
Trạng thái
Nhiệt lượng cháy (kJ.g-1)
Ethanol
C2H5OH
Lỏng
29,6
Octane
C8H18
Lỏng
47,9
Để sản sinh năng lượng khoảng 2396 MJ thì cần đốt cháy hồn tồn bao nhiêu tấn xăng E10 ở điều kiện tiêu chuẩn?
A. 5.0 × 10–2 tấn.
B. 5.2 × 10–2 tấn.

C. 7.6 × 10–2 tấn.
D. 8.1 × 10–2 tấn.
Lời giải: Gọi khối lượng xăng E10 cần đốt là a (gam)
mC8H8 = 0,9a gam
mC2H5OH = 0,1a gam
=> 2396.103 = 26,6 * 0,1a + 47,9 * 0,9a => a = 52008 gam  5,2.10-2 tấn
Mức vận dụng cao:
Câu 10 (VDC). Xăng E5 là một loại xăng sinh học, được tạo thành khi trộn 5 thể tích C 2H5OH (D = 0,8 g/ml) với 95
thể tích xăng truyền thống, giúp thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt cũng như giảm thiểu
ô nhiễm mơi trường. Khi đốt cháy hồn tồn 1 lít xăng E5 thì hạn chế được x phần trăm thể tích khí CO 2 thải vào
khơng khí so với đốt cháy hồn tồn 1 lít xăng truyền thống ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Giả sử xăng truyền
thống chỉ chứa hai alkane C8H18 và C9H20 (tỉ lệ mol tương ứng 4 : 3 và D = 0,7 g/ml). Giá trị của a gần nhất với giá
trị nào sau đây?
A. 1,53.
B. 2,51.
C. 1,46.
D. 3,54.
LG:
• Đốt 1 lít E5:
= 1000.5%.0,8/46 = 0,8696 mol
= 4x mol;
= 3x mol
Ta có: 114.4x + 128.3x = 1000.95%.0,7 Þ x = 0,7917
= 0,8696.2 + 8.4x + 9.3x = 48,4495
• Đốt 1 lít xăng truyền thống:
= (8.4x + 9.3x).1000/950 = 49,1687
Þ x = (49,1687 – 48,4495)/49,1687 = 1,46%
B. PHẦN TỰ LUẬN ĐỌC HIỂU, PHÂN TÍCH
NĂNG LƯỢNG THỦY ĐIỆN LÀ GÌ?
Năng lượng thủy điện, cịn được gọi thủy điện hoặc thủy năng, là một dạng năng lượng khai thác sức mạnh của nước

trong chuyển động, chẳng hạn như nước chảy qua thác, để tạo ra điện.
Con người đã sử dụng lực lượng này trong nhiều thiên niên kỷ. Hơn hai nghìn năm trước, người dân ở Hy Lạp đã sử
dụng nước chảy để quay bánh xe của nhà máy xay lúa mì thành bột. Vào đầu thế kỷ 21, thủy điện là dạng năng lượng
tái tạo được sử dụng rộng rãi nhất; vào năm 2019, nó chiếm hơn 18% tổng công suất phát điện của thế giới.
Thủy điện mang lại tiềm năng đáng kể trong việc giảm phát thải carbon, vì lượng phát thải khí nhà kính (GHG) nói
chung là rất thấp, thường dưới 1% lượng phát thải từ các nhà máy điện than. Thủy điện có thể cung cấp cả dịch vụ


quản lý năng lượng và nước, đồng thời cũng giúp hỗ trợ các nguồn năng lượng tái tạo biến đổi khác như gió và mặt
trời, bằng cách cung cấp các dịch vụ lưu trữ và cân bằng tải.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN
Các nhà máy thủy điện biến sự chênh lệch tiềm năng của nước thành điện năng bằng cách chuyển nó giữa hai điểm ở
độ cao khác nhau.
Để làm được điều này, một dòng nước bị ép qua một mạch thủy lực nối hai điểm ở các độ cao khác nhau gọi là mớn
nước, trong đó nước tăng tốc độ khi thế năng được chuyển hóa một phần thành động năng. Tua bin biến động năng
này thành cơ năng, sau đó máy phát điện biến thành điện năng.
Cuối cùng, dòng nước rời tuabin và được xả trở lại sơng, hầu như khơng có tốc độ và với thế năng tương ứng với độ
cao của cửa xả.

Câu 1 (TH): Em hãy nêu những ưu điểm của năng lượng thủy điện ?
Trả lời:
 Nguồn tài nguyên này đến từ nước mưa và tốt hơn hết là nước được sử dụng trong
q trình này có thể được tái sử dụng
 Nhiên liệu khơng bị đốt cháy nên có thể giúp giảm ơ nhiễm mơi trường
 Các cơng trình thủy điện có thời gian sử dụng lâu dài
 Là nguồn năng lượng có tính bền vững khi giúp giảm phát thải khí nhà kính
 Hạn chế được giá thành nhiên liệu cũng như chi phí th nhân cơng
 Tính linh động cao: Nguồn thủy điện có thể đáp ứng nhu cầu thời gian cao điểm bằng cách sử dụng linh
hoạt nước trong các hồ chứa

 Các hồ chứa đặc biệt hữu ích để kiểm sốt dịng chảy của các con sơng để ngăn chặn lũ lụt nguy hiểm
 Chi phí vận hành thấp so với chi phí lắp đặt


Các nhà máy linh hoạt này là nguồn bổ sung và dự phịng cần thiết cho các cơng nghệ phát điện tái tạo
gián đoạn khác như năng lượng mặt trời quang điện và năng lượng gió.
 Với khu vực các nhà máy thủy điện, có rất nhiều cơ hội để phát triển các hoạt động giải trí ngồi trời:
chèo thuyền, câu cá, trượt nước, bơi, câu cá, chèo thuyền, trượt nước,… hay các hoạt động văn hóa và
giáo dục, leo đồi, cắm trại,…
 Là một trong những nguồn năng lượng hiệu quả nhất trên thế giới. Xem xét rằng điện mặt trời chỉ đạt
hiệu suất tối đa 30-36%, điện gió chỉ hiệu quả 25-45% và điện than chỉ đạt hiệu suất 33-40%. Tất cả các
phương pháp này đều nhạt nhòa so với năng lượng thủy điện, có hiệu quả chuyển đổi nước thành điện
lên đến 90%.
Câu 2(TH): Em hãy nêu nhược điểm của năng lượng thủy điện?
Trả lời:
 Chi phí đầu tư cao
 Phụ thuộc thủy văn (lượng mưa)
 Gây ngập lụt đất và môi trường sống của động vật hoang dã, mất hoặc thay đổi môi
trường sống của cá
 Gây ra những quan ngại về độ an toàn của đập thủy điện:
 Người dân sống dọc theo các khu vực trũng thấp thường gặp nguy cơ lũ lụt vì các
khu vực này có thể bị cuốn trơi khi nước được xả hết sức từ đập
 Làm thay đổi chất lượng nước hồ chứa và suối
 Làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên
 Nhấn chìm rừng đầu nguồn
 Làm cạn kiệt dịng chảy, từ đó xảy ra xâm thực, ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất và sinh hoạt do
nước biển dâng cao
 Khiến nhiều bờ sông suy yếu và sụt đáy sơng do ngăn dịng trầm tích chảy xuống hạ lưu
Nhiều hồ chứa chỉ tập trung vào yếu tố sản lượng dẫn đến việc tích trữ nước dùng cho mục đích phát điện do đó gây
ảnh hưởng bất lợi đến việc cung cấp nước cho các mục đích sử dụng khác ở hạ du như: cấp nước sinh hoạt, tưới

tiêu, giao thông, thuỷ sản,…Việc xây dựng các con đập quy mơ lớn có thể góp phần gây ra thiệt hại địa chất
nghiêm trọng.
Câu 3 (VDC): Em hãy nêu vai trị của thủy điện đối với mơi trường và xã hội?
1. Tác động về môi trường
Các nhà máy thủy điện khơng thải các khí độc hại,(chủ yếu từ các hồ trữ),khơng thải ra các khí ơ nhiễm bắt nguồn
từ việc đốt nhiên liệu như ở các nhà máy nhiệt điện, các chất khí độc hại khác như SO 2, NO2 mà chỉ thải ra một
lượng rất nhỏ các khí CO2 và metan
Tuy nhiên, thủy điện đem đến một số tác động tiêu cực khác cho môi trường như:
 Các con đập cần có hồ chứa. Trên thực tế, chúng biến đổi hệ sinh thái sông thành hệ sinh thái hồ, đồng
thời ăn mòn những vùng đất rộng lớn. Hơn nữa, chúng ngăn chặn sự di cư của cá, chẳng hạn như cá hồi ở
Tây Bắc Thái Bình Dương. Chúng cũng ngăn cản sự di chuyển xuống dòng của phù sa, vốn thường
giàu chất dinh dưỡng.
 Việc xây dựng và vận hành các cơ sở như vậy có thể có tác động nghiêm trọng đến các hệ sinh thái
biển và ven biển, nghề cá, và những thứ tương tự. Chúng có thể làm xáo trộn phù sa dưới đáy đại
dương, gây ra những hậu quả khôn lường. Hơn nữa, họ có thể chuyển đổi các khu vực tự nhiên đẹp đẽ
thành lỗ chân lông.
 Một nhược điểm tiềm ẩn khác đối với các đập thủy điện – hoặc bất kỳ dự án năng lượng nước nào – liên
quan đến quyền sở hữu. Các con sông thường chảy qua nhiều quốc gia. Điều này sẽ cung cấp cho một
quốc gia thượng nguồn động cơ để chặn dịng chảy của con sơng, từ chối nguồn nước và sức mạnh cho
các quốc gia thượng nguồn. Kết quả có thể là xung đột khu vực nghiêm trọng.



2. Tác động về xã hội
 Nảy sinh những vấn đề vấn đề di dời dân cư trong vùng xây dựng bể chứa cũng như chuyển hóa đất sử
dụng trong khu vực khai triển thủy điện.
 Yêu cầu việc tái định cư cho người dân sống trong khu vực quy hoạch hồ nước: đây không đơn giản là
vấn đề tài chính mà cịn liên quan đến các vấn đề như các địa điểm gắn liền với các tín ngưỡng, truyền
thống tơn giáo, di tích lịch sử,…
Câu 4 (VD): Em hãy cho biết tình hình khai thác thủy điện tại Việt Nam hiện nay?

Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về thủy điện: Đất nước ta có nguồn tài nguyên thủy năng tương đối lớn do
điều kiện địa hình và khí hậu Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều. Sở hữu 2860 sơng
ngịi lớn nhở trên khắp lãnh thổ với hai hệ thống sông lớn nhất là sông Cửu Long ở Nam Bộ và sông Hồng ở Bắc
Bộ. Nguồn thế năng to lớn do chênh lệch địa hình dài từ Bắc vào Nam với bờ biển hơn 3400 km cùng với sự thay
đổi cao độ từ hơn 3100m cho đến độ cao mặt biển.
Theo nghiên cứu đánh giá, Việt Nam có thể khai thác được nguồn công suất thủy điện vào khoảng 25.000 – 26.000
MW, tương ứng với khoảng 90 -100 tỷ kWh điện năng. Trên thực tế, tiềm năng về công suất thủy điện có thể khai
thác cịn nhiều hơn với ước tính từ 30.000 MW đến 38.000 MW.
Đến năm 2018, đã có tổng số 80 dự án thủy điện lớn và thủy điện vừa vận hành với tổng công suất lắp máy là 15.999
MW.
Có thể thấy rằng, năng lượng thủy điện đã, đang và sẽ là một nguồn năng lượng tái tạo phát triển nhanh, tác động
mạnh đến môi trường, kinh tế, xã hội.

C. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1(NB): Em hãy nêu hậu quả của việc ô nhiễm môi trường biển do sự cố tràn dầu?
LG: Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái. Đặc biệt là hệ sinh
thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hơ. Ơ nhiễm dầu làm giảm khả năng sức
chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khơi phục của các hệ sinh thái. Hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng
dầu làm giảm khả năng trao đổi ơxy giữa khơng khí và nước, làm giảm oxy trong nước, làm cán cân điều hòa oxy
trong hệ sinh thái bị đảo lộn.
Ngoài ra, dầu tràn chứa độc tố làm tổn thương hệ sinh thái, có thể gây suy vong hệ sinh thái. Bởi dầu chứa nhiều
thành phần khác nhau, làm biến đổi, phá hủy cấu trúc tế bào sinh vật, có khi gây chết cả quần thể. Dầu thấm vào cát,
bùn ở ven biển có thể ảnh hưởng trong một thời gian rất dài. Đã có nhiều trường hợp các loài sinh vật chết hàng loạt
do tác động của sự cố tràn dầu.


Điều đáng báo động nữa là dầu lan trên biển và dạt vào bờ trong thời gian dài không được thu gom sẽ làm suy giảm
lượng cá thể sinh vật, gây thiệt hại cho ngành khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản. Dầu gây ô nhiễm môi trường
nước làm cá chết hàng loạt do thiếu ơxy hịa tan. Dầu bám vào đất, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó
chịu đẫn đến doanh thu của ngành du lịch cũng bị thiệt hại nặng nề. Nạn tràn dầu còn làm ảnh hưởng đến hoạt động

của các cảng cá, cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển. Do dầu trơi nổi làm hỏng máy móc, thiết bị khai thác tài
nguyên và vận chuyển đường thủy.
Qua khảo sát tại cảng cá Lạch Bạng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, nơi thường xuyên là chỗ neo đậu của hàng
nghìn tàu cá từ nhiều vùng, miền khác nhau. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở đây do cặn dầu của những con
tàu “vô tư” xả ra đen đặc một vùng rộng lớn.
Nếu như 10 năm về trước vùng cửa biển này là nơi có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất phong phú, thì bây giờ hầu như
tồn bộ diện tích rừng ngập mặn do bị nhiễm dầu đang chết dần chết mòn, dẫn đến động, thực vật nước lợ hầu như
tuyệt chủng. Nơi đây cũng liên tục xảy ra sự cố ô nhiễm dầu làm hàng trăm ha nuôi trồng thủy sản bị mất trắng, nên
nhiều hộ buộc phải bỏ nghề.
Do đó, sự cố mơi trường tràn dầu có thể xem là một trong những dạng sự cố gây ra tổn thất kinh tế lớn nhất, trong
các loại sự cố môi trường do con người gây ra. Hiện việc xác định vị trí dầu tràn và khắc phục sự cố này ở Việt Nam
còn nhiều hạn chế, cả về cơ sở pháp luật và các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dụng để khắc phục ô
nhiễm tràn dầu.
Câu 2 (NB): Có thể sử dụng giải pháp nào để hạn chế sự lan ra xung quanh của dầu khi xảy ra sự cố tràn dầu
trên mặt biển?
Kiểm sốt sự cố tràn dầu rất khó, để hạn chế sự lan ra xung quanh của dầu khi xảy ra sự cố tràn dầu trên biển, có thể
sử dụng một số phương pháp sau:
- Sử dụng phao quây thấm dầu để ngăn dầu trên mặt nước: Dầu trên mặt nước được thu gom bằng cách khu trú
dầu lại trong một giới hạn nhất định bằng hàng rào nổi trên mặt nước. Việc ngăn, quây dầu tràn thường sử dụng phao
ngăn chuyên dụng, sau đó nhanh chóng thu gom bằng mọi cách (bơm, hút, vớt thủ công, ...).
- Đốt dầu tại chỗ: Việc đốt cháy phải được thực hiện nhanh chóng trước khi sự cố tràn dầu có thể lan đến một khu
vực rộng lớn hơn. Nhưng nhược điểm của việc đốt cháy tại chỗ là khí thải được giải phóng có chứa các chất độc hại
có thể gây ra thiệt hại cho khơng khí đại dương ngồi các sinh vật biển.
- Sử dụng các chất phân tán dầu: Sự khuấy động tự nhiên của nước gây ra sự phân tán dầu. Nhưng quá trình tự
nhiên này mất rất nhiều thời gian để dầu có thể được loại bỏ hồn tồn khỏi bề mặt. Vì vậy để làm tăng nhanh quá
trình phân tán của dầu, các chất phân tán dầu được nghiên cứu ra.
- Sử dụng lao động thủ công: Người dân ở các khu vực ven biển và bãi biển có thể giúp đẩy nhanh hoạt động dọn
sạch dầu tràn. Bằng cách sử dụng các công cụ đơn giản như cuốc và xẻng, xơ dừa, vải loại bỏ và cô lập khu vực bị
ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu. Nhưng nhược điểm của phương pháp này là không triệt để hết vết dầu tràn và chỉ xử lý
được trong khu vực phạm vi nhỏ.




×